Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chương II HOẠT ĐỘNG xây DỰNG và ỨNG DỤNG KHOA học CÔNG NGHỆ TRONG XDGT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.7 KB, 11 trang )

TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Chương II

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC - CÔNG
NGHỆ TRONG XDGT

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
2.1.1. Vai trò của xây dựng cơ bản và thực chất của hoạt động xây dựng

Xây dựng cơ bản (XDCB) là một ngành lớn của nền kinh tế nếu xem
xét trên phương diện lao động và tạo ra sản phẩm của ngành này cho xã
hội.
XDCB tạo ra các yếu tố vật chất cho nền kinh tế bằng cách tiến hành các
hoạt động xây dựng (khảo sát, thiết kế, xây - lắp…). Kết quả cuối cùng của
các hoạt động trên là hình thành ra các công trình.
Thực chất hoạt động xây dựng là quá trình vật chất hóa vốn đầu tư
thành các công trình cụ thể.
Nền kinh tế được hợp thành bởi nhiều ngành kinh tế: sản xuất (Nông
nghiệp, Công nghiệp...), dịch vụ (Vận tải, Viễn thông…)…
Mỗi ngành kinh tế đều có những yêu cầu khác nhau về hệ thống cơ sở
vật chất.
Ngành XDCB là ngành đã tạo ra các tiền đề vật chất cần thiết để các
ngành kinh tế khác có thể tiến hành sản xuất ra các sản phẩm và cung ứng
các dịch vụ cần thiết cho xã hội.
2.1.2. Xây dựng chuyên ngành



TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Mỗi ngành kinh tế có những yêu cầu khác nhau về hệ thống cơ sở vật
chất, do đó có những đặc điểm riêng về xây dựng. Vì vậy, quá trình phát
triển của nền kinh tế đòi hỏi công tác XDCB chuyên ngành phải không
ngừng phát triển và phải luôn được hoàn thiện. Chỉ như vậy mới có thể đáp
ứng được yêu cầu, đòi hỏi của tiến bộ kỹ thuật đối với từng ngành kinh tế.
XDCB bao gồm các lĩnh vực xây dựng chuyên ngành như: Xây dựng giao
thông, xây dựng dân dụng, xây dựng thủy lợi, xây dựng công nghiệp...
Trong mỗi chuyên ngành xây dựng đều bao gồm nhiều bộ phận hợp
thành. Đó là các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ
thuật chuyên ngành; các chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư; các tổ chức tư
vấn thiết kế, giám sát; các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế trực tiếp xây - lắp tạo ra các công trình và cung cấp các dịch vụ đầu tư xây dựng.
Các bộ phận này có quy mô, trình độ khác nhau, thuộc cả trung ương, địa
phương và có quan hệ chặt chẽ với nhau về công nghệ, sử dụng các yếu tố
đầu vào và sản phẩm đầu ra để tạo ra công trình.
2.1.3. Các loại hình doanh nghiệp xây dựng trong thị trường xây dựng

Tham gia các hoạt động xây dựng (lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công
xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và
các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình) có nhiều loại
hình doanh nghiệp thuộc các chủ sở hữu khác nhau.

Theo Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì doanh
nghiệp là gọi cách chung cho các loại công ty sau đây:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh


TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

- Doanh nghiệp tư nhân (công ty tư nhân).
Bốn loại công ty này có quy mô, trình độ khác nhau đang hoạt động
bình đẳng trong thị trường xây dựng.
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA SẢN PHẨM VÀ SẢN XUẤT XÂY
DỰNG
2.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng

Sản phẩm xây dựng là các công trình xây dựng đã hoàn chỉnh có các
đặc điểm sau:
- Tính đơn chiếc: Công trình chỉ được tạo ra khi có đơn đặt hàng trước
của chủ đầu tư; chi phí cho sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quy mô
công trình mà còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ở nơi xây dựng công
trình. Khác hẳn với các ngành khác, đó là ngành xây dựng không thể tiến
hành sản xuất sản phẩm (công trình) hàng loạt. Ngay cả trong trường hợp
mức độ công nghiệp hóa xây dựng và sử dụng thiết kế định hình rộng rãi
thì ảnh hưởng của tính đơn chiếc vẫn rất lớn.

- Sản phẩm sử dụng tại nơi nó được sản xuất ra, vốn đầu tư lớn, thời
gian thi công và khai thác sử dụng dài.
Đặc điểm này đòi hỏi phải có được sự chuẩn bị kỹ ở giai đoạn trước
sản xuất (khảo sát, thiết kế), quản lý chặt chẽ các hoạt động trong giai đoạn
sản xuất (thi công xây lắp) để đảm bảo chất lượng công trình và tiết kiệm
vốn đầu tư; đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình khai thác sử dụng.
- Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại nơi xây dựng.
Đặc điểm này có ảnh hưởng đến chi phí xây dựng do giá cả sử dụng các
nguồn lực để xây dựng công trình mỗi nơi có khác nhau; ảnh hưởng đến
yêu cầu thẩm mỹ của công trình do yêu cầu sử dụng, phong tục tập quán
của cộng đồng nơi xây dựng công trình cũng rất khác nhau.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất xây dựng


TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

- Sản xuất lưu động:
Đặc điểm này dễ phát sinh tăng chi phí do phải di chuyển lực lượng thi
công và xây dựng công trình tạm; gây khó khăn cho ổn định và cải thiện
đời sống của người lao động.
Doanh nghiệp cần có phương án tổ chức thi công hợp lý, khai thác tận
dụng tối đa các nguồn lực tại chỗ để giảm chi phí vận chuyển.
- Thời gian xây dựng dài, dễ gây ứ đọng và căng thẳng vốn:
Thời gian xây dựng kéo dài, vốn dễ bị khê đọng làm cho vốn đầu tư cho
dự án biến động; đặc biệt khi giá cả thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cả nhà đầu tư
và nhà thầu. Vì vậy cần xác định tiến độ thi công và khối lượng dở dang hợp

lý, tránh bị ứ đọng vốn; cần thi công tập trung dứt điểm để nhanh chóng tạo ra
hàng hóa cho nền kinh tế.
- Kỹ thuật thi công phức tạp, đầu tư công nghệ cần vốn lớn:
Hoạt động XDCB có khối lượng lớn, chịu tác động trực tiếp của các
điều kiện môi trường thiên nhiên và phải cạnh tranh gay gắt trong điều kiện
hội nhập đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đầu tư đổi mới công nghệ. Đầu tư
cho công nghệ cần vốn lớn, doanh nghiệp cần có quyết định đúng đắn về
đầu tư công nghệ và có kế hoạch khai thác, sử dụng có hiệu quả chúng để
thu hồi vốn.
2.2.3. Đặc điểm của thiết kế xây dựng

Xây dựng được bắt đầu từ hoạt động khảo sát thiết kế. Đó là công việc
chuẩn bị thực hiện đầu tư thuộc giai đoạn thực hiện đầu tư và còn gọi là
giai đoạn trước sản xuất.
Thiết kế là giai đoạn sản xuất ra sản phẩm đặc biệt, hình thành ra các hồ
sơ bản vẽ và không được phép có “thứ phẩm”. Là sản phẩm đặc biệt bởi vì:
tuổi thọ, độ bền và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công trình được xác
định ngay từ các hồ sơ bản vẽ.


TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Trong giai đoạn này, chất lượng của sản phẩm phụ thuộc nhiều ở trình
độ, tay nghề của cán bộ thiết kế, ở việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và
chất lượng của hoạt động khảo sát.
Muốn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất xây dựng phải nhờ có

hoạt động thiết kế. Lao động thiết kế là lao động có tính sáng tạo, có ảnh
hưởng lớn đến quá trình xây dựng và tiết kiệm vốn đầu tư.
Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư XDCT - hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng đã quy định rõ
các bước thiết kế, hồ sơ thiết kế và thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng
công trình.
Khi thiết kế xây dựng công trình phải tuân theo các nguyên tắc:
- Có nhiều phương án.
- Tính đến khả năng nâng cấp, mở rộng công trình sau này.
- Sử dụng tối đa các thiết kế mẫu để giảm chi phí.
- Thiết kế phải đồng bộ.
- Áp dụng các tiêu chuẩn, định mức tiến bộ và có cơ sở
khoa học.
2.3. TIẾN BỘ KHOA HỌC - KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG
2.3.1. Một số vấn đề chung về tiến bộ khoa học - kỹ thuật
xây dựng

Tiến bộ khoa học - kỹ thuật xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp đến phát
triển của ngành XDCB. Nó tác động đến việc hoàn thiện tư liệu lao động
(máy móc, trang thiết bị); ứng dụng vào sản xuất các đối tượng lao động
mới một cách hiệu quả (nguyên liệu, vật liệu cấu kiện) và hoàn thiện
phương pháp tác động lên đối tượng lao động (áp dụng công nghệ tiến bộ,
tổ chức sản xuất tiên tiến).


TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG


Ba hướng trên của tiến bộ khoa học - kỹ thuật có mối liên hệ phụ thuộc
lẫn nhau và ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất xây dựng. Nói
cách khác, tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng là việc hoàn thiện sản xuất vật
chất (xây dựng công trình) dựa trên cơ sở sử dụng các tư liệu sản xuất mới,
công nghệ mới, tổ chức và quản lý sản xuất tiên tiến.
Mục tiêu cuối cùng của ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong
xây dựng là nhằm xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ nhanh
và hạ giá thành. Trong các yếu tố của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thi công
có vai trò quyết định.
Mỗi công nghệ mới được sử dụng, cũng đồng thời đòi hỏi các yếu tố
khác phải có sự thay đổi để thích ứng với yêu cầu của công nghệ như: cung
ứng các đầu vào, tổ chức quản lý, điều hành phải được hoàn thiện…
2.3.2. Khái niệm khoa học và công nghệ

2.3.2.1. Khái niệm khoa học
Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy về những
quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Chức năng
của khoa học là khám phá bản chất các hiện tượng của thế giới khách quan,
giải thích nguồn gốc phát sinh, phát hiện ra các quy luật vận động và phát
triển của các hiện tượng đó.
Các hoạt động khoa học bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học
(nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, triển khai và nghiên cứu dự báo) và hoạt
động dịch vụ khoa học (truyền bá tri thức khoa học thông qua: sách báo, ấn
phẩm, thông tin, phim ảnh).
2.3.2.2. Khái niệm công nghệ
Theo từ điển Thuật ngữ khoa học - kỹ thuật của Liên Xô trước đây thì
công nghệ là tập hợp các quy trình, quy tắc, kỹ năng được áp dụng khi sản
xuất một loại hình sản phẩm nào đó trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào.
Thành phần quan trọng nhất của công nghệ là quy trình công nghệ, đó là

trình tự các thao tác công nghệ nhằm tạo ra một đối tượng nhất định mà


TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

mỗi tác động lại dựa vào các quá trình tự nhiên nào đó và hoạt động của
con người.
Theo Trung tâm chuyển giao công nghệ khu vực châu Á - Thái Bình
Dương thì công nghệ là tập hợp các công cụ, phương tiện dùng để biến đổi
các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực sản xuất trung gian thành hàng hóa tiêu
dùng hoặc thành nguồn lực trung gian khác.
Như vậy, công nghệ là tập hợp những kiến thức, kỹ năng, công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành những sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ theo một mục đích nhất định.
Thành phần của công nghệ, bao gồm:
- Trang thiết bị công nghệ (phần cứng): bao gồm máy móc, dụng cụ,
mặt bằng, nhà xưởng giúp tăng năng lực cơ bắp và trí tuệ con người. Đây là
xương sống, là phần cốt lõi của công nghệ.
- Con người: bao gồm đội ngũ nhân lực để vận hành, sử dụng và quản
lý các trang thiết bị đó.
- Thông tin công nghệ: bao gồm các tư liệu, dữ liệu, thuyết minh mô tả
sáng chế, tài liệu chỉ dẫn và các bí quyết công nghệ. Cần lưu ý, bí quyết
công nghệ không thể công khai hóa khi chưa có yếu tố thương mại và
chuyển giao. Điều đó gắn liền với Luật Sở hữu công nghiệp, Luật Bản
quyền và Luật Sở hữu trí tuệ.
- Quản lý và tổ chức: bao gồm các chính sách, thể chế, tổ chức quản lý

công nghệ và công tác kiểm tra.
2.3.2.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ là hai nội dung khác nhau, nhưng có quan hệ
gắn bó chặt chẽ với nhau: khoa học hôm nay có thể là công nghệ ngày mai,
còn công nghệ hôm nay có tác động trở lại để khoa học hiểu được bản chất
đích thực của nó.


TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Tri thức khoa học thì dễ dàng truyền bá, giao lưu, còn công nghệ là
“mặt hàng” đi liền với bản quyền và giá cả. Nó như là “hàng hóa” có giá
trị, có thể mua bán, chuyển giao.
2.3.3. Vai trò của công nghệ đối với xây dựng

Xây dựng là một hệ thống động, thường xuyên tiếp nhận những tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất. Để cạnh tranh tồn tại, phát triển
trong điều kiện nền kinh tế mở, vấn đề tìm kiếm, lựa chọn và tiếp nhận
công nghệ mới là vô cùng quan trọng.
Khoa học và công nghệ là một trong những động lực chủ yếu để phát
triển xây dựng. Vai trò của khoa học công nghệ đối với xây dựng được thể
hiện ở trên tất cả các khâu: khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, sản xuất chế
tạo vật liệu và cấu kiện.
2.3.3.1. Trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế
Đối với công tác khảo sát: nhờ sử dụng các công nghệ mới, chất lượng
điều tra, khảo sát được đảm bảo; thu thập số liệu trong công tác đo đường

được nhanh chóng, chính xác và tự động xử lý.
Đối với công tác thiết kế: sử dụng các thành tựu mới của công nghệ
thông tin đã giúp tự động hóa trong tính toán và thiết kế công trình; lựa
chọn các phương án thiết kế được nhanh chóng; giải quyết kịp thời các vấn
đề nảy sinh và giúp cho người thiết kế thực hiện tốt quyền giám sát tác giả.
2.3.3.2. Trong lĩnh vực thi công xây lắp
Ứng dụng các công nghệ mới vào thi công đã cải thiện được các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật trong xây dựng công trình: rút ngắn được tiến độ thi công,
giảm được khối lượng xây lắp, tiết kiệm được vốn đầu tư, cải tiến được
chất lượng công trình, tăng tính thẩm mỹ nhờ kiến trúc đẹp và tạo cơ sở để
đảm bảo an toàn lao động cho người công nhân.
Công nghệ mới tạo điều kiện cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
động trên công trường và có thêm cơ hội để doanh nghiệp xây lắp cạnh
tranh thắng thầu.


TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

2.3.3.3. Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng
Khoa học công nghệ đã giúp ngành sản xuất VLXD có bước phát triển
mới: tạo ra được vật liệu mới làm cho chủng loại vật liệu thêm phong phú,
chất lượng được cải tiến ngày càng đáp ứng được đòi hỏi của ngành. Công
nghệ mới đã cải tiến được kỹ thuật chế tạo các đầu vào cho sản xuất xây
dựng.
Các vật liệu mới có tính năng vượt trội đã làm tăng tuổi thọ kết cấu và
tạo cho công trình có hình dáng kiến trúc đẹp hơn.

2.3.3.4. Trong lĩnh vực tổ chức quản lý xây dựng
Công nghệ thông tin đã giúp cho công tác thiết lập giá dự toán xây dựng
được nhanh chóng, chính xác; tạo điều kiện cho nhà thầu kiểm tra được
khối lượng, thực hiện sử dụng chi phí và tiến độ xây dựng công trình.
Ngoài ra, các công nghệ mới về quan trắc, kiểm định, đánh giá năng lực
chịu tải của công trình đã làm thay đổi công tác kiểm soát năng lực của kết
cấu công trình từ kiểm tra định kỳ sang kiểm soát thường xuyên, nhằm phát
hiện kịp thời các sự cố xảy ra.
2.3.4.
xây dựng

Phương

hướng

tiến

bộ

khoa

học

-

kỹ

thuật

trong


Phương hướng chung của tiến bộ kỹ thuật trong ngành xây dựng là
công nghiệp hóa xây dựng, đó là: cơ giới hóa thi công các quá trình xây
lắp; công xưởng hóa sản xuất chế tạo vật liệu cấu kiện và các bán thành
phẩm; định hình và thống nhất hóa các giải pháp xây dựng.
Công nghiệp hóa xây dựng là quá trình đưa các hoạt động xây lắp đến
gần quá trình sản xuất công nghiệp; tức là xây dựng chủ yếu được tiến hành
bằng các dây chuyền cơ giới, giảm đến mức tối đa việc sử dụng lao động
thủ công.
Hiệu quả của công nghiệp hóa xây dựng là tiết kiệm được lao động
sống, lao động vật hóa, giảm được ảnh hưởng của thiên nhiên và cải thiện
được điều kiện làm việc cho người lao động.


TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Để đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa xây dựng, cần giải quyết đồng bộ
một loạt vấn đề có liên quan đến xây dựng. Đó là định hình hóa thiết kế,
thống nhất và tiêu chuẩn hóa các giải pháp xây dựng; công xưởng hóa sản
xuất, chế tạo các vật liệu cấu kiện, bán thành phẩm và các đầu vào khác cho
xây dựng; cơ giới hóa thi công các quá trình xây lắp và vận chuyển cho xây
dựng; chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất; ứng dụng các phương pháp
tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến; hoàn thiện tổ chức sản xuất và nâng
cao trình độ tay nghề, kỹ năng quản lý cho người lao động và cán bộ quản
lý.
Tùy theo mức độ công xưởng hóa chế tạo và thi công tại chỗ mà có các

hình thức công nghiệp hóa: hở, kín và hỗn hợp.
Công nghiệp hóa hở là hình thức đúc, xây tại chỗ, chủ yếu là thi công
các khối lượng bê tông toàn khối và xây tại chỗ.
Công nghiệp hóa xây dựng kiểu kín là hình thức mà phần lớn các cấu
kiện xây dựng được chế tạo sẵn trong nhà máy hoặc ở trong các công
xưởng, còn ngoài hiện trường chỉ tiến hành lắp ghép. Mỗi hình thức có
những ưu nhược điểm khác nhau.
CNHXD hở có ưu điểm giảm được vốn đầu tư để xây dựng các công
xưởng, chất lượng công trình bê tông toàn khối tốt hơn là bê tông lắp ghép
do có số mối nối ít hơn.
Nhược điểm của hình thức này là chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết,
thời gian thi công kéo dài, sử dụng nhiều lao động và máy móc; dễ lãng phí
nguyên vật liệu nếu tổ chức quản lý không chặt chẽ.
Công nghiệp hóa xây dựng kiểu kín có ưu điểm: Thi công nhanh, hạn
chế được tác động thời tiết, tiết kiệm được chi phí và tăng năng suất lao
động. Nhược điểm của hình thức này phải đầu tư lớn cho các cơ sở chế tạo
và phương tiện vận chuyển cấu kiện.
CNHXD kiểu hỗn hợp là thi công công trình tiến hành ngoài hiện
trường theo kiểu CNHXD hở và có sử dụng các cấu kiện lắp ghép nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng công trình.


TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

PHẦN THỨ I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

CNHXD kiểu hỗn hợp hiện nay đang được sử dụng phổ biến vì nó kết
hợp được các ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm của các hình

thức CNHXD trên.



×