Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN CÔNG HUYNH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NÔNG NGHIỆP HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN CÔNG HUYNH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NÔNG NGHIỆP HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Võ Thanh Sơn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp quan tâm, giúp
đỡ của gia đình, bạn bè, ngƣời thân và sự chỉ dạy tận tình của các giảng viên, chuyên gia.
Tôi xin trân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông


thôn huyện Hƣng Nguyên; Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Hƣng Nguyên; UBND xã
Hƣng Yên Nam, UBND xã Hƣng Tân và UBDN xã Hƣng Lợi; bà con nông dân các xã Hƣng
Yên Nam, Hƣng Tân và Hƣng Lợi đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp thông tin và số
liệu phục vụ trong nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo, các cán bộ quản lý thuộc Khoa
Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều cũng nhƣ sự tận tình giúp đỡ cho tôi trong
quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Thanh Sơn, ngƣời đã nhiệt tình
hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các học viên trong lớp Biến đổi khí hậu K1, bạn bè những ngƣời ít
nhiều đã giúp đỡ động viên tôi thực hiện đề tài này.
Hà Nội, tháng 3 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Công Huynh

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liêu, thông tin đăng tải trên các ấn phẩm, tạp
chí và các trang web đều đƣợc trích dẫn, các số liệu sử dụng đều là các số liệu điều tra chính
thống.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày….tháng 3 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Công Huynh

ii



MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….

1

2. Tính cấp thiết để lựa chọn đề tài……………….………………..................

1

3. Mục tiêu đề tài……….……………………………………………………...

2

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu.................................................................

2

5. Một số dự kiến đóng góp của đề tài……………………………………….

2

6. Kết cấu của luận văn......................................................................................

2

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................


4

1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu……………………………......................

3

1.1.1. Một số khái niệm về biến đổi khí hậu…………………………………

3

1.1.2. Nguyên nhân của BĐKH……………………….……………………….

4

1.1.3. Một số biểu hiện chính của BĐKH…………………………………….

5

1.1.4. Khái quát về BĐKH ở Việt Nam………………………………...............

5

1.1.5. Chính sách ứng phó với BĐKH ở Việt Nam……………………………

7

1.2. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp……………...………………………

8


1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây lúa…………………..………………….

11

1.2.2. Một số yếu tố khí hậu ngoại cảnh tác động đến cây lúa…….................

12

1.2.3. Đặc điểm thực vật học cây lạc………………………………..…………

13

1.2.4. Một số yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến cây lạc……………………………

15

1.3. Một số nghiên cứu về đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất nông
nghiệp………………………………………………………………………

17

CHƢƠNGII: ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU........................................................................
19
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu…………………………………..............
19
2.1.1. Vị trí địa lý – Địa hình...............................................................................

19


2.1.2. Điều kiện khí hậu……………………………………………...................

20

2.1.3. Đặc điểm thuỷ văn……………………………………………………….

22

2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất ……………………………………....................

25

2.1.5. Tình hình Kinh tế - Xã hội……………………………….……...............

26

2.1.6. Đặc điểm các thành phần kinh tế nông nghiệp………………………...

28

2.1.7. Xếp hạng nguồn thu nhập từ trồng cây có hạt tại địa phương...............

30

2.1.8. Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra………………………...............

31

2.2. Phạm vi nghiên cứu.……………………………………………………...


33

2.3. Cách tiếp cập và Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................

36

iii


2.3.1. Cách tiếp cận ....................................……………………….……............

36

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................

36

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................

41

3.1. Biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan tại huyện Hƣng
41
Nguyên..........................................................................................................

3.1.1. Tổng quan về xu thế biến đổi khí hậu ở Nghệ An trong những năm
qua……………………………………………………………………….. 41
3.1.2. Một biểu hiện của khí hậu tại huyện Hưng Nguyên…...……………… 45
3.2. Một số hiện tƣợng thời tiết cực đoan tới sản xuất nông nghiệp tại địa
54

phƣơng……………………………………………………………………
3.2.1. Đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản xuất
54
lúa…………………………………………………...…………………...
3.2.2. Đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản xuất
61
lạc……………………………………………….……..............................
3.3. Năng lực ứng phó với BĐKH ở địa phƣơng………………….………….

67

3.3.1. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phương…………......

67

3.3.2. Công tác ứng phó với thiên tai tại các hộ nông dân.................................

71

3.4. Kết quả chính và thảo luận……………………………………………...

73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……...…………………………………..………...

74

Tài liệu tham khảo……………………………………………………..………….

76


Phụ lục……………………………………………………………….....................

81

iv


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Viết tắt
BĐKH
FAO
FRL
IDRC
IFAD
KKL

KTTV
NN&PTNT
SXNN
TN&MT
UBND
UNDP
WB

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Biến đổi khí hậu
Tổ chức Nông lƣơng Thế giới của Liên Hợp Quốc
Front lạnh
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế Canada
Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế
Không khí lạnh
Khí tƣợng thủy văn
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sản xuất nông nghiệp
Tài nguyên và Môi trƣờng
Ủy ban hân dân
Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Ngân hàng Thế giới

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Nhiệt độ cây lúa phát triển………………………………...........................................


13

Bảng 1.2: Yếu tố khí hậu đối với từng chu kỳ sinh trƣởng của cây lạc...................................

17

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm ở huyện Hƣng Nguyên.....................................

20

Bảng 2.2: Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm...........................................................................

21

Bảng 2.3: Độ ẩm trung bình tháng...............................................................................................

21

Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hƣng Nguyên năm 2009................................................

26

Bảng 2.5: Giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế nông nghiệp............................................

28

Bảng 2.6: Giá trị sản xuất của các loại cây trồng hàng năm....................................................

29


Bảng 2.7: Giá trị sản xuất hàng năm của các loại cây có hạt...........................................................

30

Bảng 2.8: Xếp hạng thu nhập đối với loại cây có hạt ở huyện Hƣng
Nguyên…………………………………………………………………………………………….

30

Bảng 2.9: Thông tin chung về chủ hộ năm 2013………………………………………………….

31

Bảng 2.10: Xếp hạng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp…………………………………………

32

Bảng 2.11: Thành phần lãnh đạo địa phƣơng đƣợc mời tham gia phỏng
vấn………………………………………………………………………………………………..

38

Bảng 3.1: Tổng lƣợng mƣa qua từng thập kỷ ở Nghệ An ……………….......................................

41

Bảng 3.2: Số ngày có lƣợng mƣa lớn và lƣợng mƣa ngày lớn nhất tại trạm Khí tƣợng Vinh giảm
qua các thập kỷ…………………………………………………………………..........................


42

Bảng 3.3: Nhiệt độ không khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An …………………………..

43

Bảng 3.4: Số đợt rét đậm, rét hại ở Nghệ An……………………………........................................

44

Bảng 3.5: Số đợt nắng nóng xẩy ra ở Nghệ An trong những năm gần đây……………………….

45

Bảng 3.6: Số cơn bão ảnh hƣởng trực tiếp từ 1980-2010…………………………………………

45

Bảng 3.7: Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra tại huyện Hƣng
Nguyên…………………………………………………………………………………………..

48

Bảng 3.8: Xếp hạng những hiên tƣợng thời tiết cực đoan tại huyện Hƣng
Nguyên…………………………………………………………………………………………….

49

Bảng 3.9: Đánh giá mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa ở
huyện Hƣng Nguyên…………………………………………………………………………….


vi

55


Bảng 3.10: Mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan lên lịch mùa vụ sản xuất lúa
tại huyện Hƣng Nguyên......................................

60

Bảng 3.11: Đánh giá mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến sản xuất lạc ở
huyện Hƣng Nguyên……………………………

62

Bảng 3.12: Mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan lên lịch mùa vụ sản xuất lạc
tại huyện Hƣng Nguyên.......................................

67

Bảng 3.13: Nguồn cung cấp thông tin về thiên tai cho các chủ hộ……….

71

Bảng 3.14: Nguyên nhân gây ra thiên tai ngày càng nhiều………………

71

Bảng 3.15: Giải pháp ứng phó thiên tai trong sản xuất nông nghiệp……..


72

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1.1: Sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp…….................................

10

Hình 1.2. Các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa…………………….......................................

12

Hình 1.3: Nhu cầu nƣớc cho các giai đoạn phát triển của cây lúa……………………………

14

Hình 2.1: Hệ thống kênh chính dẫn nƣớc tƣới…………………………….............................

23

Hình 2.2: Hiện trạng thiếu nƣớc tƣới đối với diện tích lúa và lạc màu của huyện Hƣng
Nguyên…………………………………………………………………………………………

24


Hình 2.3: Hiện trạng ngập lụt đối với diện tích lúa của huyện Hƣng
Nguyên…………………………………………………………………….............................

25

Hình 2.4: Tỷ lệ các ngành kinh tế nông nghiệp………………………………………………

28

Hình 2.5: Tỷ lệ giá trị sản xuất của các loại cây trồng hàng năm………………………………

29

Hình 2.6: Vị trí không gian các xã nghiên cứu……………………………………………….

33

Hình 3.1: Biến trình tổng chuẩn sai lƣợng mƣa 6 tháng tại trạm Vinh……………………..

42

Hình 3.2: Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 6 tháng trong 48 năm tại trạm khí tƣợng
Vinh…………………………………………………………………………………………..

43

Hình 3.3: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1977 –
2007…………………………………………………………………………………………….

46


Hình 3.4: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 1 giai đoạn 1977 –
2007………………...…………………………………………………………………………..

46

Hình 3.5: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 6 giai đoạn 1977 –
2007……………………………………………………………………..……………………

47

Hình 3.6: Xu thế biến đổi tổng lƣợng mƣa năm giai đoạn 1977 – 2007............................

48

Hình 3.7: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện các đợt rét đậm giai đoạn 20002013…………………….……………………………………………..

51

Hình 3.8: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện các đợt rét hại giai đoạn 20002013…………………….……………………………………………………………………..

51

Hình 3.9: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện tổng các đợt rét đậm và rét hại giai đoạn
2000-2013…………………………………………………………………………………….

52

Hình 3.10: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện tổng các đợt rét đậm và rét hại giai đoạn
2000-2013…………………………………………………………………………………….


52

Hình 3.11: Xu thế diện tích lúa Hè thu bị ngập lụt ở huyện Hƣng
Nguyên………………………………………………………………………………………….

57

Hình 3.12: Xu thế nhiệt độ trung bình tháng 4…..…………………………………………..

64

viii


Hình 3.13: Xu thế lƣợng mƣa tháng 4…………………………………………………………

64

Hình 3.14: Xu thế sản lƣợng lạc trong từ năm 2000 – 2013 tại huyện Hƣng
Nguyên…………….............................................................................................................

65

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết để lựa chọn đề tài
Biến đổi khí hậu đang là một hiểm họa nghiêm trọng đối với toàn thể nhân

loại, nhất là những ngƣời nghèo. BĐKH tác động tới môi trƣờng toàn cầu nhƣng
rõ rệt nhất là tới đời sống dân cƣ, hủy hoại sản xuất nông nghiệp và làm suy
thoái đa dạng sinh học và tài nguyên nƣớc.
Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều ảnh hƣởng nặng nề do con ngƣời gây
ra, bao gồm các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán, bão, lũ lụt. Nếu nƣớc
biển dâng lên cao khoảng 1m thì sẽ có khoảng 10% dân số chịu tác động trực
tiếp và có thể mất khoảng 10% GDP. Nếu không ứng phó kịp thời thì Việt Nam
mất đi ít nhất 12% diện tích đất; 45% diện tích đất canh tác nông nghiệp tại
đồng bằng Sông cửu long sẽ bị chìm trong nƣớc biển và nhiễm mặn. [36].
Trong những năm gần đây các biểu hiện dị thƣờng về thời tiết xuất hiện với
tần suất cao đối với khu vực Bắc Trung Bộ nhƣ: Đợt không khí lạnh gây rét
đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong vụ Đông xuân năm 2008; Hạn hán gay gắt
trong vụ Hè thu 2010 diễn ra trên diện rộng, kéo dài hơn 70 ngày; Rét đậm, rét
hại kéo dài 34 ngày vụ Đông xuân 2011; vụ Đông xuân 2012 có đến 26 đợt gió
mùa, 7 đợt rét đậm, rét hại kéo dài 36 ngày; Vụ Đông xuân 2013, cả vụ ấm,
nhiệt độ bình quân các tháng cao hơn trung bình nhiều năm 3,5 – 3,8oC [47].
Ở huyện Hƣng Nguyên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất lúa và hoa
màu, vụ Hè thu năm 2010 hạn hán gây ra khó khăn xuống giống vào đầu vụ, gặp
lũ lụt vào thời điểm thu hoạch; vụ Đông xuân 2011 rét đậm, rét hại kéo dài; vụ
Hè thu 2011, mƣa lớn làm ngập lúa vào giai đoạn trổ đến phơi mao; vụ Hè thu
2012 đặc biệt là diện tích lúa của một số xã vùng giữa và các xã vùng ngoài,
gieo cấy muộn bị thiệt hại lớn. Hạn hán và nắng nóng gây ra chết và giảm năng
suất lạc trên diện tích lớn vào các năm 2005, 2008, 2010, 2012 [30].
Đến nay, việc nghiên cứu liên quan đến BĐKH ở Việt Nam chủ yếu ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long [1, 8, 19, 25, 35, 39, 40, 42, 43], tuy nhiên hiện nay
cũng nhiều nghiên cứu ở miền Trung đặc biệt là các nghiên cứu về nông nghiệp

1



nông thôn, sinh kế của ngƣời dân có liên quan đến BĐKH nhƣ [4, 10, 11, 16,
20, 21, 26, 34, 38,]. Tại địa bàn nghiên cứu chƣa có một nghiên cứu nào liên
quan đến BĐKH hậu liên quan đến Nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân.
Xuất phát từ thực trạng này, tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của
Biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định đặc điểm xu hƣớng thay đổi thời tiết cực đoan thông qua nhiệt độ và
lƣợng mƣa trong 31 năm (1977 – 2007) tại địa bàn nghiên cứu,
- Đề xuất thời điểm xuống giống đối với sản xuất lúa và lạc nhằm giảm thiểu
thiệt hại do các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gây ra ở huyện Hƣng Nguyên;
- Đề xuất giải pháp ứng phó với thời tiết cực đoan đối với sản xuất lúa và lạc
nhằm giúp Chính quyền địa phƣơng có phƣơng án chỉ đạo sản xuất nông
nghiệp.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu trong đề tài này: Nông nghiệp huyện Hƣng
Nguyên thông qua trồng trọt trên địa bàn. Biểu hiện của biến đổi khí hậu thông
qua 2 yếu tố khí tƣợng là nhiệt độ và lƣợng mƣa.
b) Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: địa bàn toàn huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi về thời gian:
+ Giai đoạn từ năm 1977 – 2007: chuổi số liệu nhiệt độ và lƣợng mƣa
+ Giai đoạn từ năm 2000 – 2013: chuỗi số liệu về sản lƣợng và diện tích
đất canh tác.

4.

Một số dự kiến đóng góp của đề tài
Có nhìn nhận về đánh giá tác động và khả năng thích ứng với Biến đổi khí


hậu đến các hoạt động sản xuất lúa và lạc tại địa phƣơng qua đó giúp cho Chính
quyền địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời nông dân xây dựng kế hoạch, biện pháp thích
ứng với BĐKH, giảm thiểu thiệt hại tối đa trong quá trình xản xuất.
5.

Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2


Chƣơng 2: Địa bàn nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu và phƣơng pháp
nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu

3


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.4.1. Một số khái niệm về biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển,
băng quyển, sinh quyển, bề mặt đất hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo” [2].
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm và một địa điểm nhất
định đƣợc xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió,
mƣa, mây…[2].
Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, đƣợc đặc trƣng bởi các giá trị trung
bình thống kê và các cực trị đo đƣợc hoặc qua trắc đƣợc của các yếu tố hoặc

hiện tƣợng thời tiết trong một khoảng thời gian đủ dài thƣờng là hàng chục năm
[15].
Tính dễ bị tổn thƣơng dƣới tác động của BĐKH là mức độ của một hệ
thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thƣơng do BĐKH hoặc không có
khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH [5].
Ứng phó với BĐKH là những hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và
giảm nhẹ với BĐKH [5].
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời
đối với hoàn cảnh hoặc là môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng
bị tổn thƣơng do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tang và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại [5].
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát
thải khí nhà kính [5].
1.4.2. Nguyên nhân của BĐKH
Biến đổi khí hậu liên quan đến hiện tƣợng trái đất ấm lên. Có hai quan
điểm về sự ấm lên của trái đất là các quá trình tự nhiên và dƣới sự tác động của
con ngƣời. Hiện nay, các nhà khoa học đã có sự nhất trí cao cho rằng trong
4


những thập niên gần đây những hoạt động với mục đích phát triển kinh tế - xã
hội ngày càng cao trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông, sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt. Những lĩnh vực này đã tiêu tốn nguồn năng lƣợng khổng lồ
và gia tăng phát thải khí nhà kính (CO2e) vào bầu khí quyển, gây ra biến đổi hệ
thống khí hậu và ảnh hƣởng tới môi trƣờng toàn cầu (Al Gore, 2006) [36].
Tóm lại, nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia
tăng các hoạt động phát thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức tài
nguyên thiên nhiên đó là các bể hấp thụ khí nhà kính tạo sinh khối nhƣ rừng,
các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
1.4.3. Một số biểu hiện chính của BĐKH

Có nhiều yếu tố để nhận định biểu hiện BĐKH. Tuy nhiên, theo khí tƣợng
thủy văn thì BĐKH đƣợc biểu hiện gồm các yếu tố sau [23]:
- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thƣờng của thời tiết và khí hậu tăng
lên,
- Lƣợng mƣa thay đổi;
- Mực nƣớc biển tăng lên do sự tan băng ở 2 đầu cực trái đất, ở các đỉnh núi và
sông băng;
- Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất, độ bất thƣờng và có thể
cả cƣờng độ tăng lên.
1.4.4. Khái quát về BĐKH ở Việt Nam
a. Biểu hiện của BĐKH
Theo số liệu quan trắc, một số nghiên cứu cho rằng biến đổi của các yếu
khí hậu ở Việt Nam có một số nét chính nhƣ sau:
Nhiệt độ đã liên tục tăng lên. Trong quãng thời gian 1900 – 2000, mỗi thập
kỷ nhiệt độ trung bình năm lại tăng lên 0,1oC. Mùa hè đang trở nên nóng hơn so
với nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,1-0,3oC mỗi thập kỷ (UNDP, 2007). Nhiệt
độ trung bình sẽ tăng nhanh hơn ở niềm Bắc so với niềm Nam; mùa đông thì
nhiệt độ trung bình sẽ tăng nhanh hơn và tăng nhiều hơn sơ mùa hè (MONRE,
2009). Số liệu trên cho thấy xu hƣớng ấm nóng lên của Việt Nam. Trong vòng
70 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,5 oC [3, 44];
5


Lượng mưa trung bình năm trong mùa mƣa đã tăng lên, và sẽ tiếp tục tăng,
trong khi lƣợng mƣa mùa khô đƣợc dự đoán là sẽ xuống. Những thay đổi về
lƣợng mƣa là rất phức tạp có đặc thù theo mùa và theo khu vực, xu thế biến đổi
của lƣợng mƣa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ
rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai
đoạn giảm xuống [5];
Số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập

kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 1516 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trƣờng hợp có số đợt
không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp dị thƣờng (0-1 đợt)
cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997,
11/1997) [2, 44];
Hình thái bão: đang thay đổi và bão với cƣờng độ lớn đang xuất hiện nhiều
ở Việt Nam. Số lƣợng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đã tăng lên trong
khoảng những năm 1950 và những năm 1980 song lại giảm đáng kể trong
những năm thập niên 90 của thế kỷ trƣớc. Tháng có nhiều bão nhất đã chuyển
dịch từ tháng 8 vào những năm 1950 đến tháng 11 vào những năm 1990. Đƣờng
đi của bão đã dịch dần xuống phía nam và rất nhiều cơn bão có đƣờng đi bất
thƣờng [3, 44];
Mực nước biển: số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt
Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển trung bình ở Việt Nam hiện
nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 – 2008). Trong khoảng 50 năm qua,
mực nƣớc biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm [2, 5].
b. Tác động của BĐKH đến vùng khí hậu Bắc trung bộ
Nhiệt độ tăng nhiều nhất cả nƣớc, lƣợng mƣa tăng, XTNĐ hoạt động trên
Biển Đông và cả XTNĐ đổ bộ hoặc ảnh hƣởng nhiều hơn về tần số, mạnh hơn
về cƣờng độ.
Tần số FRL ngày càng ít đi, mùa FRL trở nên ngắn. Gió tây khô nóng
(Lào) ngày càng khốc liệt hơn, bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, kết hợp
với mùa bão thất thƣờng hơn và FRL gián đoạn nhiều hơn tạo nên một mùa hè
6


khắc nghiệt [24];
Nhiệt độ trung bình tăng lên 0,5oC vào năm 2020; 1,5oC vào năm 2050 và
2,8oC vào năm 2100 phù hợp với mức gia tăng hoạt động gió tây khô nóng và
thời gian gián đọa FRL trong mùa hè. Đến cuối thế kỷ 21 mùa lạnh (nhiệt độ
trung bình nhỏ hơn 20oC) không còn tồn tại ít nhất từ Nam Nghệ An trở vào

nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 44-45oC [24];
Lƣợng mƣa mùa thu (IX-XI) tăng lên 1,7% vào năm 2020; 4,5% vào năm
2050 và 8,5% vào năm 2100 và lƣợng mƣa mùa xuân giảm đi 1,9% vào năm
2020; 5,2% vào năm 2050 và 9,9% vào năm 2100 [24].
1.4.5. Chính sách ứng phó với BĐKH ở Việt Nam
Khi vấn đề BĐKH thu hút đƣợc sự quan tâm của các nƣớc ngày càng lớn
trên trƣờng quốc tế, những tác động tiềm tàng, bất lợi đến phát triển. Nhận thức
đƣợc điều đó, Việt Nam đã tham gia cùng cộng đồng quốc tế nhằm thực hiện
Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thƣ
Kyoto. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách quốc gia đã lồng ghép
BĐKH vào quản lý môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học và các chính sách liên
quan khác nhƣ chính sách giảm nghèo hay vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Mặc dù số lƣợng về các chính sách và chƣơng trình có liên quan đến
BĐKH ở nƣớc ta là khá nhiều song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Hệ thống văn
bản pháp quy hiện nay về ứng phó với BĐKH còn chƣa đồng bộ để thực hiện
các chƣơng trình. Bên cạnh đó còn thiếu cơ chế phối hợp, điều phối cụ thể, rõ
ràng giữa các Bộ, ngành và các địa phƣơng, cũng nhƣ cơ chế hợp tác giữa các
thành phần, tổ chức trong xã hội để thực thi đầy đủ các chƣơng trình ứng phó
với BĐKH.
- Báo cáo ban đầu của Quốc gia cho UNFCCC năm 2003;
- Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với BĐKH ban hành năm 2008;
- Kế hoạch thực hiện chiến lƣợc Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
đến năm 2020 ban hành năm 2009;
- Kế hoạch Hành động về Giảm thiểu và Ứng phó với BĐKH của ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2009;
7


- Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng đến năm 2010, năm 2003;
- Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững năm 2004;

- Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005;
- Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo năm 2002;
- Chƣơng trình Quốc gia về chống sa mạc hóa giai đoạn 2006 – 2010 và hƣớng
tới năm 2020, năm 2006;
- Chƣơng trình nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý thiên tai, các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan dựa vào cộng đồng năm 2009;
- Luật Phòng chống thiên tai năm 2013.
1.5. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao
gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nông nghiệp
và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống ngƣời dân còn phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. SXNN hiện nay vẫn chủ yếu dựa
trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chƣa cao. Đây là một
thách thức lớn dƣới tác động của BĐKH [12].
SXNN của Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi
thời tiết thay đổi sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới SXNN, nhất là trồng trọt, làm giảm
năng suất. Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, có vị
trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó sản xuất
lúa giữ vị trí then chốt.
Việt Nam với 2 vựa lúa lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long. Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đƣợc biết đến là nƣớc đứng
thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.

8



Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng [46]:
- Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia
đình của mỗi ngƣời nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
sinh nhai.
- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc chuyên môn
hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy
móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông
nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử
dụng hóa chất diệt sâu bọ, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên
cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng
vào mục đích thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra thị trƣờng hoặc xuất khẩu.
Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm
mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm
đƣợc chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi…
Quy định SXNN ở cấp xã theo nghĩa rộng bao gồm các tiểu ngành: nông
nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp (theo Bộ
NN&PTNT).
Bên cạnh đó Nông nghiệp còn đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng
trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa
rộng nó bao gồm cả ngành lâm nghiệp và thủy sản [28].
BĐKH sẽ có tác động tiêu cực nhiều mặt đến môi trƣờng sống của con
ngƣời và sinh vật. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài
thủy lợi, thủy sản thì trồng trọt đƣợc nhận định là ngành chịu ảnh hƣởng nặng
nề nhất [33].
- Diện tích gieo trồng bị thu hẹp, đất đồng bằng bị nhiễm mặn;
- BĐKH gây đảo lộn cơ cấu cây trồng;
- Nhu cầu nƣớc tăng cao dẫn đến thiếu hụt nƣớc cho cây trồng;

- Thời tiết thay đổi thất thƣờng dẫn đến hạn hán và làm tăng nguy cơ xuất hiện
9


các loài dịch bệnh;
- Mùa mƣa và lƣợng mƣa thay đổi dẫn nguy cơ ngập lụt làm giảm năng suất và
mất trắng đối với cây trồng;
BĐKH

Khí hậu nông nghiệp
Kỹ thuật nông nghiệp

Năng suất tiềm năng
Sản lƣợng thực thu
Kinh tế nông nghiệp

Hình 1.1: Sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp
(Nguồn: TSKH. Trương Quang Học, năm 2009)
Vai trò của ngành trồng trọt và chăn nuôi không những chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu nông nghiệp mà còn có vai trò đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc
gia.
Sau 28 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc làm và thu nhập cho trƣớc
hết là khoảng 70% dân cƣ, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần
phát triển kinh tế đất nƣớc và ổn định chính trị - xã hội. Ngành Nông nghiệp
cũng đạt đƣợc nhiều kết quả khích lệ trên các mặt trận sản xuất, phát triển hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông
thôn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tần suất xuất hiện ngày càng nhiều
các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gây ra bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng tăng tạo

nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất thấp, điển hình nhƣ đồng bằng sông Cửu
Long, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng làm thiệt hại đến mùa
màng; hạn hán thƣờng xảy ra vào mùa khô, nắng nóng, lƣợng bốc hơi lớn hơn
lƣợng mƣa nhiều lần đã làm cây trồng khô héo nhanh chóng, có thể dẫn tới làm
chết cây trồng hàng loạt. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong mùa khô,
10


độ ẩm của đất ở các vùng không có cây che phủ chỉ bằng 1/3 so với độ ẩm của
đất ở những nơi có rừng che phủ, nhiệt độ trên bề mặt đất có thể tăng cao tới 50
- 60oC vào buổi trƣa hè. Chỉ tính riêng đợt rét kéo dài 33 ngày đầu năm 2008,
theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có 34.000
ha lúa đã cấy và gieo sạ bị chết [53]. Năm 2010 khô hạn xảy ra nghiêm trọng tại
các tỉnh ở miền núi phía Bắc và các tỉnh bắc Trung bộ ví dụ nhƣ Sơn La là tỉnh
có diện tích ngô lớn nhất, năng suất giảm đến 40%, vụ Hè thu ở các tỉnh bắc
Trung bộ lẽ ra phải cấy trong tháng 6 nhƣng hết tháng 7 vẫn chƣa thể cấy vì
đồng khô hạn, ngay ở các hồ chứa cũng không có nƣớc. Năm 2013, nóng hạn
xảy ra rất nghiêm trọng ở duyên hải nam trung bộ và Tây Nguyên với16 nghìn
héc ta lúa hè thu phải gieo cấy. Trƣớc đây rét chỉ ảnh hƣởng đến các tỉnh Đồng
bằng Sông Hồng và các tỉnh miền núi phía bắc ví dụ năm 2008, 2010 đợt rét làm
hằng nghìn héc ta của Bình Định, Phú Yên cũng bị ảnh hƣởng bị lép vì khi trổ
gặp điều kiện nhiệt độ thấp; Diễn biến mƣa trái mùa, mƣa đá, lốc xoáy bất
thƣờng. Mức độ nhiễm mặn trên 4%o đã lấn sâu vào 30-40 km tại một số nơi ở
đồng bằng sông Cửu Long và cả đồng bằng sông Hồng [52].
1.5.1. Đặc điểm thực vật học của cây lúa
Năng suất lúa cao là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố từ việc chọn giống
tốt, kỹ thuật canh tác hợp lý, phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đến việc bố trí thời
vụ thích hợp để lúa làm đòng, trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và ngậm sữa đƣợc
đầy đủ và thuận lợi [14].
Nhìn chung cây lúa có 03 giai đoạn sinh trƣởng sau:

- Giai đoạn tăng trưởng (Dinh dưỡng): Giai đoạn tăng trƣởng bắt đầu từ khi
hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng. Giai đoạn này, cây phát
triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi mới (nở bụi).
- Giai đoạn sinh sản (Sinh dục): Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa
đòng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn này kéo dài khoảng 27†35 ngày, trung
bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thƣờng không khác nhau
nhiều.
11


- Giai đoạn chín: Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai
đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt
đới. Giai đoạn nầy cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
+ Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa)
+ Thời kỳ chín sáp
+ Thời kỳ chín vàng
+ Thời kỳ chín hoàn toàn

Hình 1.2. Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
1.5.2. Một số yếu tố khí hậu ngoại cảnh tác động đến cây lúa
Theo Giáo trình cây lúa của Nguyễn Ngọc Đệ các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ
nhiệt độ, ánh sáng, lƣợng mƣa… lên quá trình sinh trƣởng của cây lúa thì [9]:
Nhiệt độ: có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trƣởng của cây lúa nhanh
hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-30oC), nhiệt độ càng tăng cây
lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40oC hoặc dƣới 17oC, cây lúa tăng
trƣởng chậm lại. Dƣới 13oC cây lúa ngừng sinh trƣởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây
lúa sẽ chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng đƣợc và nhiệt độ tối
hảo thay đổi tùy theo giống lúa, giai đọan sinh trƣởng, thời gian bị ảnh hƣởng là
tình trạng sinh lý của cây lúa.


12


Bảng 1.1. Nhiệt độ cây lúa phát triển
Giai đoạn sinh trƣởng

Tối thấp

Nẩy mầm

Nhiệt độ (oC)
Tối cao

Tối hảo

10

45

20 ÷ 35

12 ÷ 13

45

25 ÷ 30

16

35


25 ÷ 28

Vƣơn lá

7 ÷ 12

45

31

Nở bụi (đẻ nhánh)

9 ÷ 16

33

25 ÷ 31

15

-

-

15 ÷ 20

38

-


22

35

30 ÷ 33

12 ÷ 18

30

20 ÷ 25

Hình thành cây mạ
Ra rễ

Tƣợng khối sơ khởi
Phát triển đòng
Thụ phấn
Chín

Ánh sáng: ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng, phát triển và phát dục của cây
lúa. Trong điều kiện bình thƣờng, lƣợng bức xạ trung bình từ 250-300
cal/cm2/ngày thì cây lúa sinh trƣởng tốt và trong phạm vi nầy thì lƣợng bức xạ
càng cao thì quá trình quang hợp xảy ra càng mạnh.
Giai đoạn lúa non: Nếu thiếu ánh sáng cây lúa sẽ ốm yếu, màu lá từ xanh
nhạt chuyển sang vàng, lúa không nở bụi đƣợc.
Thời kỳ phân hóa đòng: Nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn, ít hạt và
hạt nhỏ, hạt thoái hóa nhiều, dễ bị sâu bệnh phá hại.
Thời kỳ lúa trổ: thiếu ánh sáng sự thụ phấn, thụ tinh bị trở ngại làm tăng số

hạt lép, giảm số hạt chắc và hạt phát triển không đầy đủ (hạt lửng), đồng thời cây
có khuynh hƣớng vƣơn lóng dễ đổ ngã.
Giai đoạn lúa chín: Nếu ruộng lúa khô nƣớc, nhiệt độ không khí cao, ánh
sáng mạnh thì lúa chín nhanh và tập trung hơn; ngƣợc lại thời gian chín sẽ kéo
dài.
Nƣớc tƣới: Nếu không cung cấp nƣớc đầy đủ cho giai đoạn tăng trƣởng số
lƣợng chồi và chiều cao cây có thể bị giảm. Nếu có tƣới lại cây lúa có thể phục
hồi nhƣng năng suất có khả năng giảm. Trong giai đoạn phát dục của cây lúa
13


(làm đòng – trổ bông), nếu hạn hán kéo dài, năng suất lúa sẽ giảm rõ rệt. Trong
canh tác lúa có hai thời kỳ quan trọng nhất đó là thời kỳ tƣới ải (chuẩn bị làm
đất) và thời kỳ tƣới dƣỡng.

Hình 1.3: Nhu cầu nước cho các giai đoạn phát triển của cây lúa
Trong điều khí hậu cận nhiệt đới ở Bắc trung bộ nên lúa chỉ trồng đƣợc vào
hai vụ chính trong năm (vụ Đông xuân và vụ Hè thu). Mỗi vụ phải đối mặt với
những loại hình thời tiết khác nhau, vụ Đông xuân đối mặt với rét đậm rét hại
còn vụ Hè thu phải đối mặt với hạn hán và lũ lụt. Chính vì lý do đó lịch mùa vụ
có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất lúa.
Đối với vụ Hè thu ở khu vực Bắc trung bộ phải đối mặt với hạn hán vào đầu
vụ và lũ lụt vào cuối vụ. Vì vậy nƣớc tƣới là yếu tố nhạy cảm nhất đối với canh
tác lúa ở địa phƣơng.
1.5.3. Đặc điểm thực vật học cây lạc
Cây lạc hay còn gọi đậu phộng thích ứng với khí hậu bán khô hạn hoặc bán
ẩm ƣớt, với lƣợng mƣa khoảng 500-1.200mm/năm. Cây đậu phộng ƣa đất nhẹ,
tơi xốp, từ cát pha thịt đến thịt pha cát. Giới hạn pH thích hợp là 5,5-6,5 [5, 9,
12, 17].
Hình thái cấu tạo rễ: Rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu

sinh trƣởng. Quan sát trong vụ xuân ở nƣớc ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn
sâu 5cm. Sau gieo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển. Khi
lạc đƣợc 5 lá bộ rễ lạc đã tƣơng đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15-20cm, hệ rễ

14


×