Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động kinh tế vùng ven biển tỉnh nghệ an; đề xuất giải pháp ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.5 KB, 9 trang )

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến
một số hoạt động kinh tế vùng ven biển tỉnh
Nghệ An; Đề xuất giải pháp ứng phó

Trần Thị Hạnh Trang

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Thắng
Năm bảo vệ: 2011


Abstract: Tổng quan về biến đổi khí hậu. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An. Khảo sát hiện trạng dân cư
và lao động vùng ven biển Nghệ An. Trình bày đối tượng, nội dung, phương pháp
nghiên cứu. Đưa ra một số kết quả nghiên cứu: Đặc điểm và xu thế biến đổi của khí
hậu tỉnh Nghệ An; Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động kinh
tế vùng ven biển tỉnh Nghệ An; Đề xuất một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu dải ven biển tỉnh Nghệ An

Keywords: Khoa học môi trường; Biến đổi khí hậu; Vùng ven biển; Nghệ An


Content
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đề cập đến đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một địa phương cụ thể
(tỉnh Nghệ An), đối tượng bị tác động cụ thể và đề xuất giải pháp ứng phó. Nghệ An là một
trong những tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là một trong số những địa phương
"nhạy cảm" nhất với Biến đổi khí hậu của Việt Nam. Nghệ An cũng là nơi chịu ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất và mức độ khốc liệt ngày
càng cao như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, úng hạn và xâm nhập mặn. Đặc biệt,


vùng cát ven biển là nơi dễ bị tổn thương bởi các tác động của biến đổi khí hậu như nước
biển dâng, nhiệt độ tăng, cường độ các loại thiên tai ngày càng mạnh hơn. Việc cung cấp
thêm thông tin nhằm hoạch định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương,
giúp tìm ra những biện pháp ứng phó phù hợp là rất cần thiết. Do đó, chúng tôi đã chọn đề
tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động kinh tế vùng ven biển
tỉnh Nghệ An; Đề xuất giải pháp ứng phó”. Đây là nghiên cứu có ý nghĩa, mang tính thiết
thực đối với các nhà quản lý tại địa phương. Nghiên cứu tại Nghệ An cũng là những đề xuất
ban đầu làm tiền đề để ứng dụng nghiên cứu cho các địa phương khác trong cả nước.
II. MỤC TIÊU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động kinh tế xã hội ven biển
tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
2/ Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này tập hợp các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia về tác động của
biến đổi khí hậu lên đối tượng đang xem xét. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia
được tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia.
- Phương pháp đánh giá tác động dự kiến
Do các điều kiện khí hậu được trình bày trong các kịch bản cũng như các điều kiện tự
nhiên (khí hậu, thủy văn ) phát sinh từ các yếu tố kịch bản đều là điều kiện tương lai nên
đánh giá về các hoạt động kinh tế xã hội đều tác động tiềm tàng hay tác động dự kiến.
- Phương pháp nghiên cứu sử dụng các trường hợp tương tự
Phương pháp này sử dụng số liệu và dữ liệu của các trường hợp tương tự ở những
khu vực khác nhau để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên đối tượng đang xem xét.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả có tham khảo và sử dụng một số dữ liệu trong các
nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến một số tỉnh miền trung khác như Huế, Quảng
Bình, Quảng Trị tại các báo cáo và tham luận hội thảo các năm.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng của một số lĩnh vực kinh tế
Dải ven biển là nơi sinh sống của rất nhiều người dân nông thôn nghèo, phụ nữ, trẻ

em và người già đặc biệt dễ bị tổn thương trước ngập lụt và hạn hán. Biến đổi khí hậu theo
chiều hướng tăng dần lại là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng này ngày càng trở nên
khắc nghiệt.
Trên thực tế, biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động nhất định trên địa bàn
tỉnh Nghệ An, đặc biệt là đối với vùng ven biển - nơi nhạy cảm nhất với những thay đổi của
các yếu tố bất thường của thời tiết. Do ảnh hưởng của BĐKH, các tai biến thiên nhiên sẽ xảy
ra thường xuyên và với cường độ lớn hơn:
Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu hướng tăng chậm, tuy nhiên sẽ xảy ra nhiều
đợt nắng nóng và rét đậm hơn.
Tại Việt Nam, lượng mưa trên toàn lãnh thổ sẽ tăng từ 5-10% trong những thập kỷ
tiếp theo. Những dị thường dẫn đến lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn sẽ tăng nhiều
hơn.
Ảnh hưởng của bão lớn hơn. Mùa bão có thể đến sớm và kết thúc muộn hơn. Cường
độ bão mạnh hơn thể hiện qua tốc độ gió và lượng mưa.
Dòng chảy lũ có xu hướng tăng do cường độ mưa tăng.
Mực nước biển sẽ dâng cao từ 50-100 cm vào năm 2100 so với hiện nay.
Tăng mức độ ngập úng và lũ.
Thúc đẩy nhanh hơn quá trình xói lở bờ biển.
Nước biển lấn sâu vào vùng nước ngọt dưới đất.
Nước thủy triều xâm lấn sâu hơn vào vùng cửa sông và hệ thống sông.
Theo nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến các
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh,
giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội Việt Nam” do Viện Khoa
học khí tượng thủy văn và Môi trường thực hiện, trên cơ sở xây dựng các kịch bản biến đổi
khí hậu quốc gia, căn cứ vào mức độ của xu thế biến đổi (dự kiến) của các yếu tố khí hậu
(nhiệt độ, lượng mưa, chế độ dòng chảy, diện tích ngập lụt ), các nhà khoa học đã xây dựng
bộ chỉ số tổn thương, sử dụng cho việc đánh giá mức độ tổn thương đối với các lĩnh vực
kinh tế xã hội và các khu vực. Theo đó, có thể đưa ra một số kết luận có liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Mức độ tổn thương của khu vực Trung Bộ:

Các khu vực Trung Bộ có mức độ tổn thương không đồng đều về nhiệt độ (rất cao ở
Bắc Trung Bộ nhưng khá thấp ở Nam Trung Bộ), về lượng mưa (rất cao ở Bắc Trung Bộ và
khá thấp ở Nam Trung Bộ), về dòng chảy mùa cạn (tăng lên ở Bắc Trung Bộ nhưng giảm đi
ở Nam Trung Bộ) và tương đối đồng đều về diện tích ngập, không nghiêm trọng như hai
đồng bằng lớn nhưng vẫn rất đáng kể.
- Mức độ tổn thương của một số lĩnh vực kinh tế:
+ Các sự kiện do BĐKH đều tác động tiêu cực lên các lĩnh vực thuộc nhóm
nông-lâm-ngư nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
+ Hầu hết các sự kiện chủ yếu của BĐKH đều có tác động tiêu cực lên hoạt động của
nhóm công nghiệp-năng lượng-giao thông vận tải.
+ Các sự kiện do BĐKH đều có nhiều tác động tiêu cực lên một số hoạt động nhất
định trong các lĩnh vực thuộc nhóm y tế-du lịch.
Như vậy, đối với các hoạt động kinh tế thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm
nghiệp tại tỉnh Nghệ An thì BĐKH đều có những tác động tiêu cực nhất định. Bên cạnh đó,
ở một số khía cạnh, ta cũng có thể xem xét đến khả năng tồn tại các tác động tích cực của
BĐKH đến một trong những hoạt động phát triển kinh tế tại địa phương.
2. Đánh giá tác động của BĐKH đến một số hoạt động ven biển Nghệ An
2.1. Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp vùng ven biển
*/ Tác động hiện tại của BĐKH đến nông nghiệp
Tình trạng mặn hóa nước phục vụ nông nghiệp tại các khu vực ven biển: Năm 2005,
tại cống Bra Nghi Quang, mức độ nhiễm mặn đo được ở trên mặt nước là 8‰ và ở dưới đáy
của cống là 30‰; trong khi tiêu chuẩn cho phép để tháo lấy nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp thì độ nhiễm mặn của cống phải dưới 1‰.
BĐKH gây khó khăn cho công tác thủy lợi: Hệ thống thủy lợi tại nhiều nơi bị tê liệt
do hồ đập cạn nước. Đến ngày 30/6/2009 có 316 hồ trong tổng số 650 hồ ở mức nước chết,
số còn lại chỉ đạt 15- 20% dung tích thiết kế.
Hơn 250 công trình thủy lợi cùng gần 1.500 công trình giao thông tại Nghệ An cũng
bị đổ trôi trong khoảng thời gian 1971-2010
BĐKH gây biến đổi về tần số, cường độ, dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi:
bệnh trên lúa lan nhanh và xuất hiện bệnh lạ.

*/ Cảnh báo tác động của BĐKH đến nông nghiệp
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp: Đất nông nghiệp bị tổn
thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của BĐKH như hạn hán, sụt lở, hoang mạc
hóa; mất đất nông nghiệp do nước biển dâng và do di dân.
BĐKH gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi, tăng nguồn chi phí tưới tiêu: Hạn
hán dẫn đến thiếu nước tưới tiêu; nhu cầu sử dụng nước tăng cao vượt quá khả năng cung
ứng nước; khả năng tiêu thoát nước giảm uy hiếp hệ thống đê bao bảo vệ; Thiên tai làm gia
tăng trượt lở đất và xói mòn làm tăng lắng đọng lòng hồ dẫn tới giảm diện tích các hồ chứa
BĐKH làm thay đổi năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi: Theo nghiên cứu
của các nhà khoa học cho thấy, nhiệt độ tăng thêm làm giảm năng suất cây trồng: năng suất
lúa sẽ giảm 10% nếu nhiệt độ tăng thêm 1
o
C; năng suất cây ngô sẽ giảm từ 5-20% nếu nhiệt
độ tăng 1
o
C và tới 60% nếu nhiệt độ tăng thêm 4
o
C; Năng suất và sản lượng cây trồng và
vật nuôi có thể bị giảm do biên độ giao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh
khác tăng lên.
3.3. Tác động của BĐKH đến hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
*/ Tác động hiện tại của BĐKH đến thủy sản
Do ảnh hưởng của bão, lũ nên các cửa biển không ổn định làm ảnh hưởng đến môi
trường của vùng đầm phá dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học.
Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán, trữ lượng các loài hải sản kinh tế
bị giảm sút.
Lũ lụt tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồng thủy sản làm vỡ bờ đê, đập.
mùa mưa lũ năm 2011, ngành nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An đã bị thiệt hại trên 43 tỷ
đồng. Mưa lớn gây lũ trên thượng nguồn làm trôi 11 chiếc lồng bè nuôi cá, làm ngập trôi cá,
tôm nuôi trên 1.800 ha ao đầm và 300 ha ruộng.

*/ Cảnh báo tác động của BĐKH đến thủy sản
BĐKH ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh trên biển: Hàm lượng ô xy trong nước
giảm nhanh, làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy sản; Các điều kiện thủy lý và thủy hóa có
thể thay đổi; Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp; Nguy cơ làm mất các hệ sinh thái nhạy cảm
với nhiệt độ
BĐKH tác động đến môi trường thủy sản nuôi trồng: Nhiệt độ nước biển tăng gây
bất lợi về nơi cư trú của một số thủy sản; Cường độ mưa lớn, nồng độ muối giảm đi 10-20%
trong một thời gian dài (có thể từ vài ngày đến vài tuần) làm cho sinh vật hệ sinh thái nước
lợ và ven bờ chết hàng loạt; Năng suất suy giảm do dịch bệnh tăng ; Ao hồ cạn kiệt trước
thời kỳ thu hoạch, sản lượng nuôi trồng giảm đi rõ rệt
BĐKH tác động đến kinh tế thủy sản: Khoảng 2/3 các loài cá được con người đánh
bắt và dùng làm thực phẩm phụ thuộc vào các hệ sinh thái ven bờ. Các đầm phá nuôi trồng
thủy sản sẽ bị ngập, lũ lụt tăng lên cũng đe dọa nhiều hơn
Suy giảm sản lượng và chất lượng thủy sản biển cũng như thủy sản nước
ngọt
Chi phí tu sửa, bảo dưỡng, xây dựng mới bến bãi, cảng cá, ngư cụ, tàu thuyền đều gia
tăng đáng kể
3.4. Tác động của BĐKH đến du lịch ven biển Nghệ An
*/ Tác động hiện tại của BĐKH đến du lịch
Nhiều bệnh nặng, dịch bệnh (cúm, SARS, tiêu chảy ) xuất hiện khi nắng nóng và
nhiệt độ môi trường nóng lên bất thường, làm giảm lượng khách du lịch
Nhiều hoạt động lữ hành bị ảnh hưởng, đình trệ thậm chí hủy do điều kiện thời tiết
xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét
Trong số 45 xã ven biển có 19 xã bị xói lở, tổng chiều dài các đoạn xói lở là 19.290
m. Bờ biển bị xói lở dẫn đến tình trạng hàng loạt các bãi cát ven biển bị phá hủy, nhiều cảnh
quan du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng
*/ Cảnh báo tác động của BĐKH đến du lịch
 Với du lịch sinh thái
Tác động tích cực:
BĐKH khiến cho mùa hè nắng nóng hơn và kéo dài hơn làm gia tăng nhu cầu du lịch

và mùa du lịch kéo dài hơn.
Tác động tiêu cực:
Các tour du lịch có thể gặp nhiều trở ngại do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thất
thường, giao thông, liên lạc bị đứt quãng
Nguồn nước suy giảm gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt, làm giảm
lượng khách du lịch
Chi phí cho các tour du lịch sinh thái cao hơn (chi phí để ứng phó với các biến đổi bất
thường của thời tiết)
Tăng chi phí cho công tác bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái
 Với du lịch biển:
- Tác động tích cực tới du lịch biển:
Gia tăng nhu cầu và thời gian trong năm để du lịch biển.
Nhiều vùng biển tăng thêm mỹ quan và sức hấp dẫn nhờ không gian biển mênh mông
và thoáng đãng hơn.
- Tác động tiêu cực tới du lịch biển
Thu hẹp không gian du lịch.
Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển và một số công trình trên các
bãi biển.
Nhiều tuyến du lịch có thể gặp nhiều rủi ro hơn.
Gia tăng cả bức xạ tử ngoại lẫn bức xạ nhìn thấy, ảnh hưởng đến sức khỏe khách du
lịch.
Biến đổi khí hậu cũng tác động trực tiếp đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du
lịch nhất là hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí.
Ngưng trệ giao thông liên lạc, làm giảm lượng khách du lịch.
Làm gián đoạn hoặc mất đi một số hoạt động kinh doanh du lịch.
Trong dài hạn, du lịch ven biển sẽ phải đối mặt với những thách thức do bão và nước
biển dâng cao gây ra xói mòn bờ biển và phá vỡ các rạn san hô do nước biển ấm lên.

3.3. Đề xuất một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu dải ven biển tỉnh Nghệ An
Xây dựng nông nghiệp phục hồi khí hậu

Đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản thích nghi với khí hậu
Hỗ trợ chung để xây dựng các sinh kế thích nghi với khí hậu
Các biện pháp phục hồi đối với các sinh kế dựa vào nguồn lực
Các chiến lược thích ứng ngắn, trung và dài hạn cho các dân di cư tạm thời
Cải thiện, lưu giữ và quản lý nguồn nước
Lồng ghép trong kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp
Lập kế hoạch và quản lý các ứng phó với nước biển dâng
Cải tiến quá trình tái định cư cho những hộ gia đình và cộng đồng bị tổn thương
Hạn chế quá trình xâm nhập mặn diện tích đất ven biển
IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xem xét tới xu thế diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình của tháng 1, tháng 7 và cả
năm giai đoạn 1958-2008 tại Nghệ An cho thấy: xu thế của cả 3 trị số này đều tăng trong 50
năm qua. Ngược lại, lượng mưa mùa mưa, mùa khô cũng như lượng mưa trung bình năm lại
có xu thế giảm theo thời gian trong 50 năm qua.
Biểu hiện của BĐKH thông qua các hiện tượng bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo
mưa lũ có mức độ ảnh hưởng tương đối lớn, không chỉ đối với ngành nuôi trồng thủy sản,
nông nghiệp mà còn tất cả mọi hoạt động khác tại vùng ven biển Nghệ An. Vì vậy việc dự
báo sớm sự hình thành và phát triển của hiện tượng thay đổi khí hậu bất thường này là yếu tố
quyết định cho việc phòng chống, giảm thiểu thiệt hại khi thiên tai, lụt bão xảy ra.
Đối với tỉnh Nghệ An, BĐKH đang có những tác động tiêu cực tới các hoạt động
nông nghiệp, thủy sản và du lịch vùng ven biển trong những năm qua. Thiệt hại đối với các
ngành này là tương đối lớn và rõ ràng. Ngành du lịch Nghệ An cũng là một trong những
ngành chịu tác động không nhỏ của các hiện tượng thời tiết bất thường và những ảnh hưởng
của nước biển dâng.
2. Kiến nghị
Nghệ An cần phát triển kinh tế xã hội theo hướng xây dựng một nền kinh tế xanh,
đồng thời, cần quyết tâm thực hiện các mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn lợi
từ biển và đảo, tăng cường gắn kết bảo tồn biển đảo với phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản theo hướng thích nghi với biến đổi khí hậu

nhằm tối đa hóa năng suất và sản lượng thu hoạch trong điều kiện BĐKH như hiện nay với
mục tiêu tận dụng tối đa những gì mà khí hậu đem lại và hạn chế đến mức tối thiểu những
tác động tiêu cực của nó. Trong sản xuất nông nghiệp, cần tận dụng mọi nguồn nước hiện có
trên các hồ đập, kênh mương để chống hạn. Nạo vét kênh tưới, kênh dẫn từ lòng hồ đến cống
để bơm nước. Điều hành phân phối nước hợp lí và tổ chức bơm luân phiên để điều phối hợp
lý nguồn nước phục vụ sản xuất mùa khô cũng như mùa mưa.
Cần trang bị những nhận thức nhất định về tác động hiện hữu cũng như tiềm tàng của
BĐKH đối với từng lĩnh vực quản lý của mình tới các ngành, các cấp tại địa phương. Đồng
thời, cũng có những kế hoạch hành động cụ thể và thực hiện triển khai nhằm ứng phó với
biến đổi khí hậu và phòng chống tác hại của thiên tai, bão lụt, giảm thiểu thiệt hại do chúng
gây nên.
Cần tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài nước (hợp tác quốc tế) để tạo nhân lực
phục vụ cho công tác ứng phó với BĐKH.
Tại những địa phương như Nghệ An, đặc biệt là đối với dân cư vùng ven biển, cần
sớm làm tốt công tác tuyên truyền, truyền thông về những tác hại do BĐKH và mực nước
biển dâng gây ra, nhằm làm cho mọi giai tầng trong xã hội đều nâng cao nhận thức về thảm
họa của BÐKH toàn cầu dựa trên cơ sở cộng đồng, vì công việc chỉ thành công khi được đa
số nhân dân thực hiện một cách tự giác, có hiểu biết và có trách nhiệm với thế giới và chính
môi trường mà mình đang sống.

References
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Tác động của biến đổi khí hậu đến
nông nghiệp, nông thôn và định hướng hành động của ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển
chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền trung Việt Nam,
MONRE-UNDP.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
6. Trần Thanh Lâm (6/2009) “Tác động của Biến đổi khí hậu đến kinh tế: Dự báo và
giải pháp”, Tạp chí cộng sản (6),tr48.
7. Đinh Vũ Thanh, Nguyễn Thế Quảng (6/2007), “Biến đổi khí hậu toàn cầu và vấn đề
đặt ra cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Nông nghiệp và phát triển
nông thôn (16), tr3-tr7.
8. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Đức Ngữ, Trần Thục (8/2008), Biến đổi khí hậu ở Việt
Nam và giải pháp ứng phó, tr8.
9. Võ Chí Tiến, Roger Few, Lê Thị Hoa Sen, Hoàng Mạnh Quân và Lê Đình Phùng
(4/2011), “Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại vùng cát ven
biển tỉnh Quảng Trị”, Hội thảo biến đổi khí hậu: Tác động, thích ứng và Chính sách
trong nông nghiệp, tr14.
10. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
biển, ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
11. Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường (2009), Biến đổi khí hậu ở
Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, thông tin.
12. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010), Tài liệu hướng dẫn Đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, Nhà xuất bản
tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam.
13. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (6/2010), Sổ tay biến đổi khí hậu.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

14. IPCC (2007), Climate Change 2007: Synthesis Report – Summary for
Policymakers, assessment of Working Groups I, II and III to the Third assessment
Report of the IPCC, Cambridge University Press.
15. Peter Chaudhry and Greet Ruysschaert, 2007, “Climate change & human
development in Vietnam: a case study”, tr11.

16. Thuc T., Thang N. V. and Cuong H. D., 2010, On the Development of Climate
Change Scenarios for Vietnam, ProCeedings, the Fifth APHW Conference on
Hydrological Regimes and Water Resources Management in the Context of Climate
Change, Hanoi.
17. WMO&UNEP, Climate Change 1995. Impact, Adaptations and mitigation of
Climate Change: Scientific – Technical Analyses. Working Group II –Cambrige
University Press USA, 1995.
TÀI LIỆU TRÊN CÁC TRANG WEB

18. />Gi%C3%BAp-n%C3%B4ng-d%C3%A2n-%C4%91%C6%B0a-th%C3%AAm-
nhi%E1%BB%81u-gi%E1%BB%91ng-s%E1%BA%AFn-m%E1%BB%9Bi-
v%C3%A0o-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-
19.
20.
21.
22. />hoa-va-bien-doi-khi-hau-13425/
23. />mnh%E1%BA%ADpm%E1%BA%B7n%C4%91ed%E1%BB%8Dang%C3%A0nhn
%C3%B4ngnghi%E1%BB%87pNgh%E1%BB%87An.aspx
24.
25.
26. />ck_8%2C000_years


×