Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện cát hải, TP hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
------------------

HOÀNG THỊ NGỌC HÀ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ
THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN CÁT HẢI, TP. HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
------------------

HOÀNG THỊ NGỌC HÀ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ THÍCH ỨNG
TẠI HUYỆN CÁT HẢI, TP. HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Trƣơng Quang Học


HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của tác giả, trong đó có một số hoạt động đƣợc
thực hiện trong các dự án do chính tác giả chủ trì (hợp đồng với tổ chức Tầm nhìn thế giới
tại Việt Nam và Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng - MCD); các số
liệu là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chƣa đƣợc công bố; các kết
quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng đƣợc công bố.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015
Tác giả

Hoàng Thị Ngọc Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn khoa học,
Thầy giáo - GS.TSKH. Trƣơng Quang Học là ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý, giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy đã không chỉ cho kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà còn truyền tâm huyết và thúc đẩy nhiệt huyết phấn đấu cho
ngƣời trẻ tuổi trên con đƣờng làm nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy - cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học – Đại học
quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hƣớng dẫn tôi hoàn
thành chƣơng trình học tập và thực hiện luận văn. Các thầy cô đã luôn động viên và có
những chia sẻ ý tƣởng, góp ý cho luận văn của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cán bộ dự án HRCD –

tổ chức Tầm nhìn thế giới ở Việt Nam và dự án PRC 46 của Trung tâm Bảo tồn sinh vật
biển và Phát triển cộng đồng (MCD). Xin chân thành cảm ơn các cán bộ Phòng Nông
nghiệp và UBND huyện Cát Hải (Tp. Hải Phòng) đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu
liên quan. Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện, đặc
biệt là sự hỗ trợ của nhóm Nghiên cứu – Triển khai liên ngành ECODE của Khoa Sau Đại
học – ĐHQG Hà Nội. Xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ của UBQG Việt Nam – Chƣơng
trình Con ngƣời và Sinh quyển (MAB Việt Nam) – nơi tôi đang công tác đã hỗ trợ về tài
liệu và tạo thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các
đồng nghiệp và đối tác – những ngƣời đã cung cấp thông tin và góp ý, giúp tôi hoàn thiện
luận văn này.
Và sau hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới gia đình, những
ngƣời luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015

Tác giả

Hoàng Thị Ngọc Hà

ii


Mục lục
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
1.


Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2

3.

Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................................ 2

4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 3

5.

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 3

6.

Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................................. 4

7.

Cấu trúc của luận văn ............................................................................................................. 4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................... 5
1.1

Cơ sở lý luận ....................................................................................................................... 5


1.1.1

Một số khái niệm .......................................................................................................... 5

1.1.2

Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 9

1.1.3

Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu và triển khai (R&D) về BĐKH ........ 10

1.1.4

Ứng phó với BĐKH theo tiếp cận dựa trên hệ sinh thái ............................................ 12

1.2

Tổng quan tài liệu .............................................................................................................. 13

1.2.1

Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................................ 13

1.2.2

Nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................................. 18

1.2.3


Nghiên cứu tại Hải Phòng và huyện Cát Hải ............................................................ 22

1.2.4 Việc ứng dụng cách tiếp cận hệ thống và liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái và thích
ứng dựa vào cộng đồng trong các nghiên cứu về BĐKH và sinh kế ....................................... 24
CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
SỐ LIỆU .......................................................................................................................................... 25
2.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 25

2.2.

Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 25

2.2.1.

Cách tiếp cận ............................................................................................................. 25

2.2.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 28

2.3.

Số liệu................................................................................................................................ 33

iii



CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN
HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI ĐẢO CÁT HẢI VÀ GIẢI PHÁP SINH KẾ THÍCH ỨNG ĐƢỢC ĐỀ
XUẤT .............................................................................................................................................. 34
3.1

Những đặc trƣng về hệ sinh thái – xã hội của huyện Cát Hải ........................................... 34

3.1.1

Đặc trưng về hệ sinh thái tự nhiên............................................................................. 36

3.1.2

Đặc trưng kinh tế-xã hội ............................................................................................ 42

3.1.3 Định hướng và Quy hoạch phát triển KT-XH của huyện Cát Hải giai đoạn đến 2015
– 2020 44
3.2

Diễn biến của các yếu tố thời tiết, khí hậu của huyện Cát Hải ......................................... 46

3.2.1

Trong quá khứ và hiện tại .......................................................................................... 46

3.2.2

Trong tương lai (Kịch bản BĐKH và NBD của Tp. Hải Phòng) ............................... 49

3.3


Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH đến khu vực huyện Cát Hải ......................... 52

3.3.1

Đặc điểm chung về các mẫu điều tra thu thập thông tin ........................................... 52

3.3.2

Đánh giá chung về tác động của BĐKH đến đảo Cát Hải ........................................ 54

3.3.3

Tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái tự nhiên ................................................... 55

3.3.4

Tác động của BĐKH đến hệ xã hội - cộng đồng dân cư ........................................... 57

3.3.5

Tác động của BĐKH nhìn từ góc độ giới .................................................................. 60

3.3.6

Tác động tiềm tàng của BĐKH đối với khu vực nghiên cứu ..................................... 60

3.4 Khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái – xã hội xã Hoàng Châu, Văn Phong và thị
trấn Cát Hải .................................................................................................................................. 64
3.5


Thực trạng phát triển sinh kế của xã Hoàng Châu, Văn Phong và thị trấn Cát Hải .......... 71

3.6 Tác động từ sự thay đổi quy hoạch sử dụng đất trong Quy hoạch mới về phát triển KTXH đảo Cát Hải ............................................................................................................................ 80
3.7

Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng BĐKH cho 3 xã, thị trấn ......................... 83

3.7.1

Cơ sở, nguyên tắc đề xuất .......................................................................................... 83

3.7.2

Đề xuất cụ thể các giải pháp sinh kế thích ứng BĐKH ............................................. 83

3.7.3

Các yêu cầu cần đảm bảo khi áp dụng mô hình/ giải pháp sinh kế thích ứng .......... 86

Thảo luận ..................................................................................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 88
Kết luận ........................................................................................................................................ 88
Khuyến nghị ................................................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 91
PHỤ LỤC......................................................................................................................................... 98
Phụ lục 1: Các công cụ đã sử dụng để thu thập thông tin và đánh giá ................................... 98
Phụ lục 2: Ví dụ về một trong ba mẫu phiếu điều tra sử dụng trong đánh giá tác động BĐKH
và thực trạng sinh kế hộ trên đảo Cát Hải ................................................................................ 99
Phụ lục 3: Một số hình ảnh hoạt động ................................................................................... 105

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BĐKH
BREES
Bộ NN &
PTNT
CBA
CCA
CCWG

Tiếng Anh

Conference of the Parties

ĐDSH

Bio-diversity
Department for International
Development
Biosphere Reserve

DTSQ

Biến đổi khí hậu

Cimate change

Biosphere Reserves for
Environmental and Economic
Security
Ministry of Agriculture and
Rural Development (MARD)
Community Based Approach/
Adaptation
Climate change Adaptation
Climate change Working
Group

COP

DFID

Tiếng Việt

Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế
và môi trƣờng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tiếp cận dựa vào cộng đồng
Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
Thích ứng biến đổi khí hậu
Nhóm làm việc về biến đổi khí hậu
Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc về Biến
đổi khí hậu
Đa dạng sinh học
Cơ quan phát triển quốc tế Vƣơng quốc
Anh
Dự trữ sinh quyển


EbA

Ecosystem-based
Adaptation

Thích ứng dựa vào hệ sinh thái

HVCA

Hazard – Vulnerability –
Capacity Assessment

Đánh giá hiểm họa, tính dễ bị tổn thƣơng
và năng lực ứng phó

Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn
và Môi trƣờng

IMHEN
IPCC
IUCN

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí
hậu

Intergovernmental Panel on
Climate Change
International Union for
Conservation of Nature


Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KHKT
KNK

Khoa học kỹ thuật
Green house Gas

Khí nhà kính

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KTTS

Fishing

Khai thác thủy sản

MAB

Vietnam Man and Biosphere
Centre for Marinelife
Conservation and Community
Development
Ministry of Natural Resources

MAB Vietnam


MCD
MONRE

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát
triển cộng đồng
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
v


and Environment

NBD

Center for Marinelife
Conservation and Community
Development
Non-Government
Organnization
Sea Level Rise

NTTS

Aquaculture

PRA

Participatory Rural Appraisal

RRTT


Disaster risk

MCD
NGO

Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát
triển cộng đồng
Tổ chức phi chính phủ
Nƣớc biển dâng
Nuôi trồng thủy sản
Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự
tham gia
Rủi ro thiên tai

PCLB

Phòng chống lụt bão

WB

Strength – Weekness –
Opportunity – Threats
United Nations Development
Programme
United Nations Environment
Programme
United Nations Educational,
Scientific and Cultural
Oganization

United Nations Framework
Convention on Climate
Change
World Commision on
Environment and
Development
World Meteorological
Organization
World Bank

WW

World Vision

SWOT
UNDP
UNEP
UNESCO

UNFCCC

WCED
WMO

Điểm mạnh – Yếu – Cơ hội – Thách thức
Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc
Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên Hợp Quốc
Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về

Biến đổi khí hậu
Ủy ban thế giới về Môi trƣờng và Phát
triển
Tổ chức Khí tƣợng Thế giới
Ngân hàng Thế giới
Tổ chức Tầm nhìn thế giới

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Ma trận 5*5 ………………………………………………………....

33

Bảng 3.1. Diện tích sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản các xã, thị trấn trên
đảo Cát Hải ………………………………………………………

40

Bảng 3.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so
với thời kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải
trung bình (B2) ……………………………………………

49

Bảng 3.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so
với thời kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải
thấp (B1)……………………………………………………..


50

Bảng 3.4. Các nguồn thu nhập chính của cá nhân và nhóm hộ điều tra…...

53

Bảng 3.5. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao A2……………

61

Bảng 3.6. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình B2…….

62

Bảng 3.7. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp B1……………

62

Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá chung của người dân 3 xã, thị trấn thông qua
thảo luận bằng công cụ ma trận 5*5….……….……….……….

69

Bảng 3.9. Đánh giá tình hình sinh kế tại TT Cát Hải, xã Hoàng Châu và Văn
Phong……………………………………………………………….

73

Bảng 3.10. Xếp loại mức độ ưu tiên can thiệp, hỗ trợ cho các sinh kế trên địa
bàn 3 xã, thị trấn……….………….……….……….……….……


76

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ……………………………………...

10

Hình 1.2. Sơ đồ tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu – triển khai đánh giá tác
động BĐKH và đề xuất các giải pháp ứng phó thông qua sinh kế……...

12

Hình 1.3. Nhiệt độ trung bình bề mặt của đất và đại dương toàn cầu giai đoạn từ 1850
đến 2012 (a) và Thay đổi mực nước biển trung bình toàn cầu giai đoạn 1901
– 2012 (b) …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…………….....

14

Hình 2.1. Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái-nhân văn
(A) và Khung các vấn đề của BĐKH (B) ………………………………….

26

Hình 2.2. Khung sinh kế bền vững DFID. …………………………..…..…..……………

28


Hình 2.3. Công cụ Lịch mùa vụ để đánh giá tác động của thiên tai, thời tiết đến sinh kế
31
của cộng đồng …………………………………………………………….
Hình 3.1. Các hoạt động nghiên cứu của luận văn trong quy trình đánh giá tác động
BĐKH và phát triển sinh kế thích ứng cho huyện Cát Hải…………….

34

Hình 3.2. Bản đồ hành chính Tp. Hải Phòng …………………………………………….

35

Hình 3.3. Bản đồ huyện Cát Hải …………………………………………………………...

36

Hình 3.4. Bản đồ khu vực nghiên cứu trên đảo Cát Hải……..…..…..…..…..…………

37

Hình 3.5. Đặc trưng nhiệt độ khu vực Hải Phòng…..…..…..…..…..…..…..…………..

38

Hình 3.6. Diện tích nuôi thủy sản năm 2013 của 3 xã, thị trấn ………………….........

40

Hình 3.7. Ruộng muối ở xã Văn Phong – đảo Cát Bà …………………………….........


41

Hình 3.8. Cơ cấu kinh tế các xã năm 2013………………………………………………..

43

Hình 3.9. Xu thế biến đổi của nhiệt độ qua các năm tại trạm Phù Liễn…..…..………

47

Hình 3.10. Mực nước biển dâng tại trạm Hòn Dáu – Đồ Sơn – Hải Phòng…………

47

Hình 3.11. Xu thế biến đổi của lượng mưa mùa khô tại trạm Phù Liễn (a) và Xu thế
biến đổi của lượng mưa mùa mưa tại trạm Phù Liễn (b) …..…..……...........

48

Hình 3.12 a,b. Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa hè và mùa đông vào giai đoạn 2050
so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung
bình (B2)……………………………………………………………………..

51

Hình. 3.13. Sơ đồ các tác động của biến đổi khí hậu đến đảo Cát Hải…..…..…….....

54


Hình. 3.14. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực Hải Phòng ứng với mực NBD 1m.…..…...

63

Hình 3.15. Chuỗi nguyên nhân – hậu quả của tác động BĐKH lên sinh kế khu vực
đồng bằng ven biển…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…………………..

72

Hình 3.16. Sơ đồ đánh giá tác động của BĐKH và Quy hoạch mới về phát triển KTXH đến sinh kế của người đảo Cát Hải…..…..…..…..…..…..…..…….....

82

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dải ven biển (DVB) Việt Nam chạy dài suốt 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam với hơn
3.260 km bờ biển, có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về nhiều mặt: phát triển kinh tế, xã
hội, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo an ninh quốc phòng. DVB vừa là vùng có nhiều tiềm
năng phát triển, nhƣng cũng là vùng có nhiều biến động, thách thức và chịu những tác động
mạnh nhất của tự nhiên và họat động của con ngƣời.
Theo dự đoán, DVB cũng là nơi chịu nhiều tác động nặng nề nhất của Biến đổi khí hậu
(BĐKH) mà trực tiếp là mực nƣớc dâng, thiên tai, lũ lụt, hứng chịu những hậu quả về môi
trƣờng của biển đổ vào và các lƣu vực sông đổ ra… Theo tính toán, nếu mực nƣớc biển
dâng thêm 1m thì Việt Nam sẽ đối mặt với mức thiệt hại lên tới 17 tỉ USD/năm (10% GDP)
1/5 dân số mất nhà cửa; 12,3% diện tích đất trồng trọt biến mất; 40.000km2 diện tích đồng
bằng (39% ĐBSCL và 10% ĐBSH), 17km2 bờ biển ở khu vực các tỉnh lƣu vực sông Cửu
Long sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ không thể dự đoán (World Bank, 2007).

Hải Phòng – thành phố biển thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một
trong các tỉnh thành đƣợc đánh giá là đang và sẽ chịu nhiều tác động mạnh mẽ của BĐKH,
dấu hiệu nổi bật nhất là nhiệt độ tăng, nƣớc biển dâng và gia tăng thiên tai cực đoan [6, 52,
59]. Khu vực điển hình ở Hải Phòng đang phải đối mặt trực tiếp với những hiểm họa đó là
huyện đảo Cát Hải – một trong 12 huyện hải đảo của Việt Nam, nằm ở khu vực Đông Bắc
giáp với biển Đông.
Huyện đảo Cát Hải gồm quần đảo Cát Bà và đảo Cát Hải. Bên cạnh những nét độc
đáo riêng về địa lý, sinh thái tự nhiên, xã hội, văn hóa tạo thuận lợi cho Cát Hải phát triển
KT-XH thì cũng chính vị trí “chênh vênh” giữa biển, tách biệt với đất liền và thƣờng xuyên
phải đối mặt với các điều kiện thời tiết, thiên tai phức tạp đã khiến đời sống của dân cƣ trên
đảo gặp nhiều khó khăn. Với riêng đảo Cát Hải, vấn đề càng trở nên khó khăn hơn khi khu
vực này đồng thời phải đối mặt với các rủi ro của BĐKH và thực tế thay đổi quy hoạch sử
dụng đất, dự kiến biến một vùng dân cƣ có truyền thống kinh tế nông nghiệp và thủy sản
thành khu cảng công nghiệp – dịch vụ trong tƣơng lai. Nhiều sự thay đổi chƣa từng có tiền
lệ về tự nhiên, xã hội đang cùng diễn ra đã tác động không mấy tích cực đến các hệ sinh thái
và cộng đồng dân cƣ nơi đây, gây ra sự xáo trộn trong phát triển kinh tế của ngƣời dân.
Trong khi đó, phần lớn các sinh kế của ngƣời dân đảo đều gắn bó và phụ thuộc nhiều vào
1


các hệ sinh thái biển, bất cứ sự suy giảm hay biến động tiêu cực nào của hệ sinh thái cũng
gây rủi ro, tác động xấu đến sinh kế và đời sống cộng đồng. Và nhƣ vậy, những rủi ro,
thách thức từ sự biến đổi tự nhiên hay thay đổi quy hoạch phát triển vùng có đƣợc hóa giải,
giảm nhẹ hay không, mức độ tổn thƣơng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào khả năng chống
chịu của con ngƣời và các hệ sinh thái mà họ phụ thuộc. Và trong bối cảnh đó, các sinh kế
truyền thống của ngƣời dân chắc chắn có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện vẫn chƣa
có các nghiên cứu đánh giá toàn diện về tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái tự nhiên,
xã hội và kinh tế của đảo Cát Hải cũng nhƣ vẫn thiếu các giải pháp cụ thể cho phát triển
sinh kế của ngƣời dân đảo trong giai đoạn khó khăn này. Trong khi đó, Hội nghị lần thứ 4
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã thông qua nghị quyết về Chiến lƣợc biển Việt

Nam đến năm 2020 với mục tiêu đƣa nƣớc ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ
biển… và trong đó nhấn mạnh việc ƣu tiên phát triển kinh tế cho ngƣời dân hải đảo trong
bối cảnh BĐKH. Nhƣ vậy, nếu có các nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH và các đề xuất
phù hợp cho sinh kế, huyện đảo Cát Hải sẽ có thêm cơ hội và tranh thủ đƣợc nguồn lực từ
các chƣơng trình, dự án quốc gia ƣu tiên cho vùng biển đảo.
Từ thực tế đó, chúng tôi đã chọn đề tài cho Luận văn tốt nghiệp là “Đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện
Cát Hải, thành phố Hải Phòng”. Nghiên cứu đƣợc triển khai tại của huyện đảo Cát Hải
nhƣng tập trung chủ yếu tại 3 xã, thị trấn (case study) gồm xã Hoàng Châu, xã Văn Phong
và thị trấn Cát Hải nằm trên đảo Cát Hải.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc diễn biến, biểu hiện và tác động của BĐKH tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá đƣợc nguy cơ bị tổn thƣơng và năng lực chống chịu với BĐKH của hệ sinh
thái – xã hội (với trọng tâm là sinh kế) và thực trạng năng lực ứng phó BĐKH của địa
phƣơng trong bối cảnh có những thay đổi về quy hoạch phát triển KT-XH.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp phát triển sinh kế cho cộng đồng nhằm tăng cƣờng khả
năng chống chịu của hệ sinh thái - xã hội khu vực nghiên cứu, góp phần hỗ trợ thực hiện kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phƣơng.

3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng;
- Các giải pháp phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH.
2


Theo đó, đối tƣợng khảo sát của đề tài gồm: Các yếu tố thời tiết, khí hậu và các hiện tƣợng
thời tiết cực đoan; Các yếu tố về tự nhiên, KT-XH, hệ sinh thái, Các nguồn lực và sinh kế
của cộng đồng; Các thể chế chính sách, quy hoạch, quy định có liên quan đến Cát Hải.


4. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại 3 xã, thị trấn (TT) trên đảo Cát Hải,
thuộc huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng: xã Văn Phong, Hoàng Châu và TT Cát Hải.
b. Phạm vi thời gian: Luận văn đƣợc thực hiện trong 11 tháng, từ tháng 12/2013 đến
tháng 11/2014; các số liệu hồi cứu trong khoảng 30 năm trở lại đây.
c. Phạm vi chuyên môn: đƣợc giới hạn trong các vấn đề sau:
- BĐKH: BĐKH đƣợc phân tích dựa trên các biểu hiện chính: nhiệt độ trung bình và
tính bất thƣờng của thời tiết tăng; Nƣớc biển dâng và gia tăng xâm nhập mặn; các thiên
tai/hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan gia tăng về tần xuất, cƣờng độ và độ bất thƣờng.
Diễn biến BĐKH đƣợc phân tích từ quá khứ (30 năm trở lại đây), hiện tai và trong tƣơng lai
(theo kịch bản BĐKH cho Hải Phòng).
- Đánh giá tác động: tới các hợp phần của hệ sinh thái (rừng ngập mặn, bãi nuôi trồng
thủy hải sản…) và hệ xã hội (chủ yếu là sinh kế và cơ sở hạ tầng…); Đánh giá tính (nguy
cơ) dễ bị tổn thƣơng của hệ sinh thái - xã hội (lấy trọng tâm là sinh kế); Đánh giá năng lực
thích ứng thể hiện qua các nguồn lực, chính sách và tổ chức.
- Sinh kế: tập trung vào các loại sinh kế chính hiện tại và đề xuất giải pháp can thiệp
hỗ trợ phát triển sinh kế thích ứng BĐKH.

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
 Câu hỏi nghiên cứu:
- Điều tự nhiên và KT-XH của khu vực nghiên cứu có những đặc trƣng gì?
- Diễn biến của các yếu tố khí hậu (đặc biệt là các hiện tƣợng khí hậu, thời tiết cực
đoan) đã xảy ra thế nào trong quá khứ (30 năm qua) và trong tƣơng lai tại khu vực Cát Hải?
- Các hợp phần của hệ sinh thái – xã hội của khu vực nghiên cứu bị tác động và tác
động tiềm tàng bởi BĐKH và nƣớc biển dâng thế nào?
- Khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu với BĐKH ra
sao? (về kinh tế, vật chất, xã hội, môi trƣờng, thế chế chính sách).
- Sinh kế của ngƣời dân khu vực nghiên cứu hiện bị ảnh hƣởng bởi BĐKH và tác động
bởi quy hoạch mới về phát triển KT-XH nhƣ thế nào?
3



- Cần có những giải pháp gì để phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH cho ngƣời dân
trên đảo Cát Hải?
 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu áp dụng cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái, và cách tiếp cận
thích ứng dựa vào cộng đồng, đồng thời kết hợp với sử dụng Khung sinh kế bền vững DFID
để nghiên cứu thì sẽ đánh giá đƣợc tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của địa
phƣơng. Nếu đánh giá đƣợc tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của địa phƣơng thì sẽ
đề xuất đƣợc các giải pháp sinh kế thích ứng phù hợp cho cộng đồng nhằm ứng phó với
BĐKH.

6. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa khoa học: Theo các cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/ dựa trên hệ sinh
thái và cách tiếp cận thích ứng dựa vào cộng đồng, kết hợp với sử dụng Khung sinh kế bền
vững DFID, và những phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp, Luận văn, lần đầu tiên đã đánh giá
đƣợc một cách toàn diện tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội của 3 xã, thị trấn của
huyện đảo Cát Hải và đề xuất đƣợc các giải pháp phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH
cho cộng đồng địa phƣơng.
 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây
dựng các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung, kế hoạch phòng tránh thiên tai, nâng cao
nhận thức và năng lực nói riêng cho địa phƣơng trong bối cảnh BĐKH hiện nay; đồng thời cũng
là một điển hình tốt có thể nhân rộng ra các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự.

7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn có cấu trúc theo quy định, gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu; Đối tƣợng, Phạm vi, Câu hỏi và Giả thuyết
nghiên cứu, Ý nghĩa của đề tài.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và khuyến nghị

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm
Những khái niệm chính đƣợc lựa chọn giới thiệu và phân tích trong luận văn này có
mối liên hệ logic và hệ thống với nhau nhằm tập trung vào các nội dung nghiên cứu chính
là: Tác động của BĐKH, hệ sinh thái – xã hội, tiếp cận dựa vào hệ sinh thái và dựa vào
cộng đồng, sinh kế và sinh kế thích ứng, cụ thể:
Biến đổi khí hậu (Climate change): Theo IPCC, BĐKH là sự biến đổi về trạng thái
của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của
các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc
dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác
động thƣờng xuyên của con ngƣời, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần
cấu tạo của khí quyển (IPCC, 2007).
Tính dễ bị tổn thương do BĐKH (Vunerability): Khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng
đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau do đó cũng đƣợc ứng dụng theo các hƣớng khác nhau.
Trong BĐKH, IPCC đã nhiều năm nghiên cứu và phát triển nhằm có đƣợc định nghĩa về
tính dễ bị tổn thƣơng đối với BĐKH và NBD một cách chính xác nhất. Khái niệm đƣợc ứng
dụng rộng rãi hiện nay là khái niệm do IPCC 2007 xây dựng: “Tình trạng dễ bị tổn thƣơng
là mức độ mà một hệ thống dễ bị ảnh hƣởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực
của BĐKH, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tình
trạng dễ bị tổn thƣơng là hàm số của tính chất, cƣờng độ và mức độ phơi lộ (hứng chịu) của
các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống
[IPCC, 2007).
Tóm lại, tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có

thể bị tổn thƣơng do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi
của BĐKH.
Ứng phó với BĐKH (Responding to climate change): Là các hoạt động của con ngƣời
nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Nhƣ vậy, ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính
5


là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH (Bộ TN&MT, 2008).
Với nhận thức rằng BĐKH là một quá trình không thể đảo ngƣợc đƣợc, chúng ta cần
có những nỗ lực để ổn định khí nhà kính (KNK) trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự
can thiệp tiêu cực của con ngƣời đối với hệ thống khí hậu (giảm nhẹ BĐKH) và giảm nhẹ
các thiệt hại do BĐKH gây ra (thích ứng với BĐKH).
Thích ứng với BĐKH (Adaptation) là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc KT-XH
đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng
do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ
TN&MT, 2008).
Giảm nhẹ BĐKH (Mitigation) là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ
phát thải KNK (Bộ TN&MT, 2008).
Tính chống chịu (Resillient): là khả năng của một hệ thống chịu đƣợc các nhiễu loạn
mà không bị phá vỡ và chuyển sang một trạng thái biến đổi về chất khác. Một hệ thống có
khả năng chống chịu có thể hấp thu các nhiễu loạn, thay đổi hoặc điều chỉnh, sau đó tái tổ
chức và vẫn giữ đƣợc các cấu trúc cơ bản và cách vận hành của nó (Trƣơng Quang Học,
2013).
Nói cách khác, theo nghĩa chung nhất có thể hiểu tính chống chịu là khả năng phục
hồi/trở về trạng thái/hính dạng/kích thƣớc ban đầu của một vật, một hệ thống, một tình trạng
sau khi bị tác động từ bên ngoài.
Hệ sinh thái (Hệ sinh thái tự nhiên hay Hệ trái đất) (Ecosystem/natural
ecosystem/Earth’s system - HST): đƣợc hiểu là một tổ hợp động của quần xã thực vật, động
vật, vi sinh vật, và các điều kiện môi trƣờng vô sinh xung quanh trong sự tƣơng tác lẫn nhau
nhƣ một đơn vị chức năng thông qua các dòng năng lƣợng và các chu trình vật chất. Nhƣ

vậy, HST là đơn vị tổ chức cơ bản của sinh quyển, có quy mô thay đổi, từ nhỏ bé nhƣ một
bể cá cảnh, đến rộng lớn nhƣ rừng mƣa nhiệt đới. Giới hạn của HST thƣờng đƣợc xác định
theo mục đích của từng nghiên cứu cụ thể. Hệ sinh thái là một hệ mở, luôn có sự liên hệ với
các hệ khác xung quanh (Trƣơng Quang Học, 2008b, 2011c, 2013).
Khả năng chống chịu sinh thái (Ecological resilience): Khái niệm tính chống chịu
của HST do nhà sinh thái học Canada, Holling, lần đầu tiên đƣa ra (1973) để mô tả tính ổn
định của các HST tự nhiên dƣới sự tác động của các yếu tố tự nhiên hay nhân tác từ bên
6


ngoài. Tính chống chịu đƣợc định nghĩa theo hai cách:
- Là khoảng thời gian cần thiết mà một HST có thể hồi phục trạng thái ban đầu / trạng
thái ổn định sau khi bị môt tác động từ bên ngoài (một số tác giả còn gọi đó là tính ổn định
(stability) hay khả năng thích ứng (adaptive capacity/adaptability). Định nghĩa này cũng
đƣợc sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhƣ Vật lý, Kỹ thuật. (Westerman, Oleson and
Harris, 2012).
- Khả năng của một hệ thống hoá giải đƣợc những tác động bên ngoài và tự tổ chức lại
những thay đổi xảy ra sao cho vẫn bảo toàn đƣợc cấu trúc, chức năng, đặc tính và những
phản hồi của hệ. Trong định nghĩa này, tính chống chịu đƣợc đo bằng lƣợng của yếu tố tác
động, và còn đƣợc gọi là “tính chống chịu sinh thái” (ecological resilience), nó ám chỉ trạng
thái/chế độ ổn định đa chiều của HST (Trƣơng Quang Học, 2011c, 2013).
Hệ xã hội (Social system) bao gồm tất cả các sản phẩm khác nhau của văn hóa con
ngƣời ở mức độ quần thể, bao gồm các yếu tố chính: dân số, văn hóa, sản phẩm vật chất, tổ
chức xã hội, và thể chế xã hội…Tuy sống trong xã hội nhƣng con ngƣời vẫn luôn luôn giữ
mối quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên, tác động và khai thác tài nguyên ngày càng nhiều để
phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao của mình. Từ đó, dần hình thành các Hệ
sinh thái nhân văn (Human ecology) (Lê Trọng Cúc, 1995; Trƣơng Quang Học, 2011c,
2013).
Hệ sinh thái - xã hội (Socio-ecological system): là một biến thể của HST nhân văn,
nhấn mạnh yếu tố xã hội của loài ngƣời và đƣợc định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con

ngƣời và tự nhiên, một đơn vị Sinh - Vật - Địa và các yếu tố xã hội, thể chế đi kèm. Hệ sinh
thái - xã hội là hệ thống phức tạp nhất, trong đó, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà
các đặc trƣng khác nhau đƣợc nhấn mạnh (Trƣơng Quang Học, 2013).
Con ngƣời, theo quan niệm hiện đại, đã trở thành trung tâm của HST, với hai nghĩa: i)
Con ngƣời là nhân tố tác động vào HST một cách mạnh mẽ nhất, và ii) Các hoạt động bảo
tồn HST cuối cùng vẫn phải hƣớng tới và đem lại phúc lợi cho con ngƣời (MEA, 2005).
Tính chống chịu – thích ứng (Adaptive resilience): Giữa tính dễ bị tổn thƣơng, tính
chống chịu và tính thích ứng của HST có mối liên quan với nhau (mối quan hệ trong nội bộ
hệ thống) và liên quan với yếu tố tác động (tần xuất, cƣờng độ, tính chất của các tác động từ
bên ngoài. Trong thực tế, thì hai quá trình chống chịu và thích ứng xảy ra xen kẽ với nhau.
7


Khi sự chống chịu xảy ra thì cũng là lúc bắt đầu có quá trình thích ứng, và sự thích ứng sẽ
làm tăng khả năng chống chịu.
Vì vậy, thuật ngữ tính chống chịu - thích ứng (Adaptive resilience) đặc trƣng cho các
HST, vừa nói lên khả năng chống chịu ở thời điểm bị tác động, vừa nói nên khả năng tự
phục hồi lại trạng thái ban đầu sau khi bị tác động. Từ đó, có thể nói khi tính chống chịuthích ứng của một HST tăng sẽ làm giảm tính dễ bị tổn thƣơng và rủi ro có thể xảy ra cho hệ
thống. Vì thế, xây dựng/tăng cƣờng tính chống chịu của hệ thống là nguyên tắc chung nhất
nhằm phát triển hệ thống một cách bền vững và ứng phó hiệu quả với những tác động từ
bên ngoài (Trƣơng Quang Học, 2013).
Sinh kế (Livelihood): Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các
nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (DFID, 1999, 2007).
Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood): một sinh kế có khả năng ứng phó và phục
hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và
trong tƣơng lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên (DFID,
2007).
Sinh kế thích ứng (với BĐKH) (Climate change adaptive livelihood): Sinh kế thích
ứng là hệ thống sinh kế, trƣớc hết phải có khả năng chống chịu với BĐKH/ giảm nhẹ phát
thải KNK và phục hồi trƣớc các tác động của BĐKH, đặc biệt là thiên tai/hiện tƣợng thời

tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, v.v), đảm bảo, duy trì
hoặc tăng năng suất/ sản lƣợng một cách ổn định, đồng thời phù hợp với khả năng và điều
kiện KT-XH địa phƣơng (CARE, 2013; ELAN, 2011).
Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem based approach/EbA)
Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái đã đƣợc phát triển từ những năm 90 của thế kỷ XX,
là chiến lƣợc do Công ƣớc đa dạng sinh học (CBD) đề xuất, ban đầu nhằm mục đích phục
vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo tồn ĐDSH, sau đó đƣợc áp dụng rộng rãi cho
PTBV và hiện nay cho ứng phó với BĐKH, theo nguyên tắc xây dựng/tăng cƣờng tính
chống chịu-thích ứng của các hệ sinh thái - xã hội (Trƣơng Quang Học, 2008b, 2012, 2013).
Cách tiếp cận dựa trên HST nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa HST/dịch vụ HST
với phúc lợi của con ngƣời. Con ngƣời, một mặt, sống nhờ vào HST thông qua các dịch vụ
của nó, gồm: (i) Dịch vụ cung cấp, Dịch vụ điều tiết, dịch vụ văn hóa-tinh thần và dịch vụ
8


hỗ trợ; Mặt khác, con ngƣời lại tác động vào hệ HST thông qua các hoạt động sinh kế trực
tiếp và các hoạt động phát triển KT-XH, chính sách, làm suy thoái HST/ĐDSH. Nhƣ vậy,
theo cách tiếp cận HST, các vấn đề đƣợc xem xét trong mối quan hệ đa chiều, hữu cơ với
nhau (liên ngành) của hệ sinh thái - xã hội với sự thay đổi theo không gian và thời gian
(MEA, 2005; Trƣơng Quang Học, 2011a).
Cách tiến cận kết hợp Từ dưới lên (Bottom-up) và Từ trên xuống (Top-down)
Cách tiếp từ dƣới lên hay cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community based
approach) nhấn mạnh vào vai trò chủ động và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong cả
quá trình ứng phó với thiên tai và BĐKH. Cộng đồng lập kế hoạch, thực hiện và giám sát,
đánh giá các hoạt động ứng phó với sự hỗ trợ, thúc đẩy của chính quyền địa phƣơng và các
cơ quan chuyên môn và tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực, năng lực của cộng đồng đƣợc xem
xét trƣớc tiên (Hoàng Thị Ngọc Hà, 2014a, 2014).
Cách tiếp cận từ trên xuống nhấn mạnh vào các thể chế, chính sách của nhà nƣớc cũng
nhƣ các chủ trƣơng, định hƣớng, quy hoạch, kế hoạch của trung ƣơng và địa phƣơng.
1.1.2 Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

Luận văn xác định các vấn đề nghiên cứu chính là: Đánh giá các tác động của BĐKH đến
hệ sinh thái tự nhiên – xã hội của địa bàn nghiên cứu trong đó tập trung vào các tác động
đến sinh kế của cộng đồng và thực trạng năng lực ứng phó của địa phƣơng, có tính đến
yếu tố thể chế, chính sách. Từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó cho cộng đồng với trọng
tâm là sinh kế thích ứng trong bối cảnh BĐKH. Các đề xuất này đƣợc đƣợc phát triển
thành chiến lƣợc phát triển sinh kế trên cơ sở kết hợp kết quả rà soát hệ thống thể chế
chính sách và tham vấn chính quyền với việc tổng hợp, phân tích các thông tin, kiến thức
và kinh nghiệm địa phƣơng (tri thức bản địa). Các chiến lƣợc phát triển sinh kế cho địa
phƣơng sẽ đƣợc cụ thể hóa thành các kế hoạch thực hiện ở các cấp khác nhau, các địa bàn
khác nhau và có sự điều chỉnh linh hoạt theo thực tiễn (các nguồn lực phát triển, cơ chế
chính sách và sự tác động từ BĐKH). Trong quá trình này, việc giám sát, đánh giá và điều
chỉnh hoặc hoặc phát triển tiếp là hoạt động cần thiết nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

9


Toàn bộ ý tƣởng, cách tiếp cận và quy trình thực hiện nghiên cứu cho luận văn đƣợc mô tả bằng
sơ đồ dƣới đây.
Khung lý thuyết này nhấn mạnh tới:
 Tính hệ thống và mối quan hệ giữa các hợp phần chuyên môn của vấn đề nghiên cứu;
 Dựa trên hệ sơ đồ Khung sinh kế bền vững của DFID (1999 và 2007) để phát triển
hƣớng nghiên cứu và phân tích, trong đó nhấn mạnh yếu tố sinh kế thích ứng BĐKH.
1.1.3 Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu và triển khai (R&D) về BĐKH
Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC về BĐKH (2007) kết luận những biến đổi trong
khí quyển, đại dƣơng và các sông băng, núi băng chứng tỏ Trái đất đang nóng lên. Cũng
trong Báo cáo này, các nhà khoa học của IPCC khẳng định, BĐKH hiện nay chủ yếu là do
các hoạt động của con ngƣời, và “sự ấm lên của hệ khí hậu là điều không còn phải hoài
nghi”. BĐKH tác động tới tất cả các lĩnh vực, các vùng miền, các hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu, đe dọa sự tồn tại của loài ngƣời, của Trái đất (IPCC, 2007) [36].
Liên Hợp Quốc, nhân ngày Môi trƣờng Thế giới, đã kêu gọi tất cả thế giới hãy liên hiệp lại
trong cuộc chiến chống BĐKH và bảo tồn ĐDSH và phải “hành động ngay, cùng nhau và theo

cách khác” (WB, 2010) [100]. Cách khác ở đây bao hàm cả cách tiếp cận khác.
Theo báo cáo tổng hợp “Biến đổi khí hậu 2007” của IPCC, chiến lƣợc giảm nhẹ
BĐKH cũng nhƣ chiến lƣợc thích ứng đều là hợp phần của chính sách ứng phó với BĐKH.
Do đó, nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH, nguy cơ tổn thƣơng nhằm có giải
10


pháp ứng phó kịp thời là rất cần thiết. Để thích ứng với BĐKH cần phải lƣờng trƣớc đƣợc
tác động của BĐKH sẽ gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với từng đối tƣợng cụ thể. Muốn
đánh giá đƣợc tác động của nó cần phải xác định đƣợc kịch bản của BĐKH. Những tính toán
này càng chính xác bao nhiêu thì công tác ứng phó với BĐKH càng hiệu quả bấy nhiêu.
Vì vậy, nghiên cứu - triển khai về BĐKH cần phải đặt dƣới sự liên kết của nhiều ngành
khoa học khác nhau. Việc nghiên cứu BĐKH có thể đƣợc chia thành 3 nhóm nhiệm vụ lớn:
(i) Bản chất, nguyên nhân và cơ chế vật lý của sự BĐKH; (ii) Đánh giá tác động của
BĐKH, tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH và giải pháp thích ứng; (iii) Giải pháp, chiến lƣợc
và kế hoạch hành động nhằm thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Xét trên quy mô toàn cầu, về
logic, việc nghiên cứu BĐKH cần phải đƣợc thực hiện một cách tuần tự theo các bƣớc trên
(Trƣơng Quang Học, 2007, 2011a).
Ở quy mô quốc gia, Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề của
BĐKH, bởi thế các hoạt động nghiên cứu về thích ứng với BĐKH đang đƣợc ƣu tiên. Các
hoạt động này nhằm trả lời những câu hỏi: Những khu vực nào của Việt Nam sẽ phải chịu
ảnh hƣởng nhiều nhất của BĐKH; những ngành kinh tế nào sẽ chịu ảnh hƣởng xấu; có thể
tận dụng đƣợc những lợi ích, mặt có lợi nào từ tác động của ĐKH; những biện pháp nào có
thể giảm đƣợc nhiều nhất tính dễ bị tổn thƣơng; và làm thế nào để lồng ghép việc ứng phó
với BĐKH vào những chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chƣơng trình phát triển ƣu tiên
khác mà trọng tâm là phát triển KT-XH.
Ở quy mô nhỏ hơn, cụ thể là đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng, phạm vi
nghiên cứu của luận văn này, BĐKH và NBD đã có những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh
vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tuy nhiên còn thiếu những nghiên cứu đánh giá
toàn diện và hệ thống. Mục đích chính của luận văn là đánh giá đƣợc các biểu hiện, tác động

của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội của 3 xã, thị trấn ven biển trên đảo Cát Hải và các
nguồn lực, khả năng ứng phó của địa phƣơng, từ đó nghiên cứu giải pháp phát triển sinh kế
thích ứng trong bối cảnh BĐKH và địa phƣơng đang có những thay đổi về quy hoạch phát
triển KT-XH (Hình 1.2).

11


Hình 1.2. Sơ đồ tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu – triển khai đánh giá tác
động của BĐKH và đề xuất các giải pháp ứng phó thông qua sinh kế
1.1.4 Ứng phó với BĐKH theo tiếp cận dựa trên hệ sinh thái
Đa dạng sinh học/Hệ sinh thái và BĐKH có sự tƣơng tác lẫn nhau. Một mặt, các HST
trên cạn, đất ngập nƣớc và biển là bể hấp thụ và bể chứa cacbon khổng lồ, lƣu trữ tới trên
50% lƣợng cácbon trên Trái đất. Mặt khác, các HST lại là hệ thống hỗ trợ cho sự sống. Hơn
thế nữa, mức độ và tính chất của những tƣơng tác này lại thay đổi theo không gian và thời
gian. BĐKH là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới suy giảm ĐDSH (Trƣơng Quang Học,
2007) [23]. Ngƣợc lại, sự suy giảm ĐDSH, sự xuống cấp của các sinh cảnh tự nhiên/HST
cũng góp phần làm gia tăng BĐKH và tạo ra các rủi ro cho đời sống con ngƣời. Nếu đƣợc
quản lý, bảo tồn hiệu quả thì ĐDSH thông qua các dịch vụ HST lại hỗ trợ tích cực cho ứng
phó BĐKH.
Sự tƣơng tác hai chiều giữa BĐKH và ĐDSH mà hậu quả trực tiếp là sự mất đất, sự
suy thoái của các HST nông nghiệp, rừng, đất ngập nƣớc có ảnh hƣởng trực tiếp tới đời
sống và sự phát triển của con ngƣời. Các phân tích chi tiết về mối tƣơng tác giữa ĐDSH và
BĐKH sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ
BĐKH nói chung và đối với ĐDSH nói riêng.
Tác động của BĐKH, về thực chất, là tác động lên các thành phần của HST và lên toàn
HST nói chung; và ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy
trì tính cân bằng của HST. Theo đó, EbA đƣợc lựa chọn nhƣ cách tiếp cận chủ đạo trong
ứng phó với BĐKH theo nguyên tắc ứng phó với BĐKH là tăng cƣờng tính chống chịu, khả
năng thích ứng, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thƣơng/rủi ro khí hậu nhằm hạn chế thiệt

12


hại do BĐKH gây ra cho các hệ sinh thái - xã hội (IUCN, 2006, 2008; WB, 2007, 2010).
Tổng hợp các nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu theo hƣớng tiếp cận này trong ứng phó
với BĐKH, World Bank đã xuất bản Sách Convinient Solutions to Inconvinient True:
Ecossystem-Based Approach to Climate Change, (Những giải pháp tiện lợi giải quyết thực
tế phiền phức: Cách tiếp cận dựa trên HST để giải quyết vấn đề BĐKH, 2010). WB đã
khuyến cáo rằng Tiếp cận dựa trên HST phải đƣợc áp dụng nhƣ cách tiếp cận chủ đạo nhằm
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH và phải là một nội dung quan trọng trong các chiến lƣợc quốc
gia, bao gồm cả thích ứng và giảm nhẹ BĐKH (WB, 2010).

1.2 Tổng quan tài liệu
1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Ở thế kỷ 21, BĐKH đã thực sự trở thành vấn đề toàn cầu và là mối quan tâm của tất cả
các quốc gia. Vào năm 1896, lần đầu tiên, vấn đề BĐKH đã đƣợc Arrhenius, nhà khoa học
ngƣời Thụy Điển đề cập đến. Cuối thập niên 1980, tổ chức IPCC - Ủy ban Liên chính phủ
về BĐKH ra đời cùng với Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) đồng thành
lập (năm 1988) nhằm đánh giá "các thông tin khoa học, kỹ thuật và KT-XH cho phép tìm
hiểu các nguy cơ của BĐKH do con ngƣời gây ra” (IPCC, 2007). Kể từ đó đến nay, nhiều tổ
chức quốc tế và các nhà khoa học đã tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH tại các khu
vực, vùng lãnh thổ và đặc biệt là tại các quốc gia đƣợc dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro
nhất do BĐKH trong đó có Việt Nam.
Tất cả các nghiên cứu và triển khai về BĐKH trong thời gian qua đã đƣợc phân tích và
tổng kết trong 5 báo cáo của IPCC (Báo cáo lần 1, 1990; Báo cáo lần 2, 1999; Báo cáo lần
3, 2001; Báo cáo lần 4, 2007; và, báo cáo lần 5, 2013). Trong đó, báo cáo lần thứ 4 (2007)
đã đƣợc nhận giải thƣởng Nobel Hòa Bình cùng với Al Gore. Trong Báo cáo đánh giá lần
thứ 4 của IPCC (2007), các nhà khoa học đã kết luận những biến đổi trong khí quyển, đại
dƣơng và các sông băng, núi băng chứng tỏ thế giới đang nóng lên và các hoạt động của con
ngƣời là nguyên nhân chủ yếu. Theo báo cáo này, việc tăng đáng kể nồng độ các khí nhà

kính CO2, CH4 và N2O kể từ năm 1750 đến nay chính là hậu quả từ các hoạt động của con
ngƣời. Nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất đã tăng khoảng 0,740C trong 100 năm qua
(1906 - 2005). Con số này cao hơn so với báo cáo năm 2001 với mức 0,60C do những năm
gần đây liên tục có những đợt nóng cực điểm. Cho đến năm 2014, IPCC đã tổng hợp hàng
loạt các nghiên cứu từ nguyên nhân đến hệ quả (sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, sự tăng
13


lên của mực nƣớc biển, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải dƣơng...), từ tác
động của nó đối với tự nhiên, môi trƣờng, các đối tƣợng KT-XH đến việc xây dựng giải
pháp thích ứng và chiến lƣợc ứng phó toàn cầu. Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội
nghị toàn cầu về BĐKH nhƣ Hội nghị Thƣợng đỉnh của LHQ về Môi trƣờng và Phát triển ở
Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên nƣớc tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP 20).
Qua các báo cáo của IPCC, từ cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy đƣợc xu thế chung
là nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu
trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,6oC (+/- 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên
biển; thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2007) [36]. Tháng
9 năm 2013, IPCC đã công bố tóm tắt Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5-WG1) về hiện trạng
BĐKH toàn cầu theo góc nhìn vật lý cơ bản, do Nhóm công tác số 1 thuộc IPCC soạn thảo
(Kỷ Quang Vinh, 2013). Theo tài liệu này, trong ba thập kỷ vừa qua, cứ sau mỗi thập kỷ bề
mặt trái đất đã liên tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trƣớc đó kể từ năm 1850 (xem hình
1.3 a,b). Ở Bắc bán cầu, giai đoạn từ 1983 đến 2012 dƣờng nhƣ là khoảng thời gian 30 năm
ấm nhất trong 1.400 năm qua.

Hình 1.3.(a): Nhiệt độ trung bình bề mặt của đất và đại dương toàn cầu giai đoạn từ 1850
đến 2012; và (b) Thay đổi mực nước biển trung bình toàn cầu giai đoạn 1901 – 2012.
Nguồn: “Giới thiệu Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC và Một số thông tin liên
quan” – Kỷ Quang Vinh, Văn phòng công tác BĐKH Cần Thơ.

BĐKH không chỉ đơn thuần tác động tới tự nhiên mà còn là thách thức về kinh tế, xã

hội của nhân loại. Xét về những tổn thất kinh tế, chi phí tiền bạc cho việc khôi phục thiệt hại
sau những thiên tai do BĐKH đã làm thâm hụt vào ngân sách các quốc gia. Theo Báo cáo
Stern (của chuyên gia kinh tế Nicolas Stern và cộng sự) thì, trong vòng 10 năm tới, “chi phí
thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn thế giới ƣớc tính khoảng 7.000 tỉ USD; nếu chúng ta
không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5 - 20% tổng sản
14


phẩm nội địa (GDP), còn nếu chúng ta có những ứng phó tích cực để ổn định KNK ở mức
550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ còn khoảng 1% GDP” (Nicholas Stern, 2007) [92].
Đƣợc biết, tổng GDP toàn thế giới năm 2013 là 8,5 ngàn tỷ đô la (Ngân hàng thế giới,
2013). Nhƣ vậy, mỗi năm các công dân Trái đất phải chịu tổn thất kinh tế hàng tỷ đô cho
việc khắc phục thiệt hại do BĐKH.
Tại hội nghị lớn nhất trong lịch sử về BĐKH do Liên Hợp Quốc tổ chức tại New York
(Mỹ) vào ngày 23/9/2014, các chuyên gia chỉ ra rằng, cần hành động nhanh chóng để tránh
các thảm họa trong tƣơng lai nhƣ: những đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn hán, nƣớc biển dâng. Ủy
ban Toàn cầu về Kinh tế và Khí hậu cũng cho biết, trong vòng 15 năm tới, thế giới cần đầu
tƣ 90.000 tỷ USD, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực chủ chốt là năng lƣợng xanh, xây dựng
thành phố ít cacbon và sử dụng đất đai hợp lí. Điều đáng mừng, các quốc gia đang dần tìm
đƣợc tiếng nói chung trong các nỗ lực cùng hành động ứng phó với BĐKH. Vừa qua, Hội
nghị lần thứ 20 các Bên tham gia Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP20)
và Hội nghị lần thứ 10 các Bên tham gia Nghị định thƣ Kyoto (CMP10) vào tháng 12 năm
2014 tại Lima (Peru) đã diễn ra trong bối cảnh thuận lợi: Quỹ Khí hậu xanh đã nhận đƣợc
cam kết đóng góp khoảng 9,7 tỷ USD cho ứng phó BĐKH, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ra
Tuyên bố chung về ứng phó với BĐKH giai đoạn sau 2020, EU nêu cam kết cắt giảm phát
thải khí nhà kính giai đoạn 2020-2030 và, các nƣớc ASEAN vừa ký tuyên bố chung
ASEAN-Hoa Kỳ về BĐKH (Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam, 2014).
Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) nhận định, BĐKH đƣợc xem nhƣ là
một trong những thách thức lớn nhất đối với "an ninh môi trƣờng - phát triển toàn cầu". Đến
năm 2025, khoảng 5 tỉ ngƣời có thể sẽ sống trong những khu vực có nguy cơ căng thẳng,

xung đột liên quan đến nƣớc và lƣơng thực. Đến năm 2050, khoảng 150 triệu ngƣời có thể
phải rời khỏi những khu vực duyên hải do NBD, bão lụt hoặc nƣớc ngọt bị nhiễm mặn. Chất
lƣợng sống kém, dân cƣ quá đông đúc và tình trạng thiếu nƣớc, mất vệ sinh, kém hiệu quả
trong quản lý và xử lý rác thải là nguyên nhân gây ra tỉ lệ mắc bệnh ngày một cao.
Ở quy mô địa phƣơng và khu vực, hầu hết các công trình nghiên cứu tập trung phân
tích xu thế biến đổi của các yếu tố đặc trƣng và hiện tƣợng khí hậu trong phạm vi quốc gia
hoặc vùng lãnh thổ trong mối quan hệ với BĐKH toàn cầu. Nguồn số liệu đƣợc sử dụng rất
đa dạng, chẳng hạn số liệu quan trắc hàng ngày hoặc từng 6 giờ một đƣợc phân tích về lƣới
điều hòa kinh - vĩ, hoặc số liệu quan trắc trên mạng lƣới trạm khí tƣợng. Nói chung,
15


×