Phương pháp Đánh giá Tác động của Biến đổi khí hậu và
Xác định các Giải pháp Thích ứng
Nguyễn Hương Thùy Phấn
Quảng Ngãi, 29-30 tháng 6, năm 2011
Nội dung tập huấn
Giới thiệu Tài liệu Hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác
định các giải pháp thích ứng”:
Mục đích và phạm vi sử dụng của Hướng dẫn Kỹ thuật
Cách tiếp cận đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
Nội dung và các bước thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
Phương pháp xác định và chọn lựa các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
2
Chương trình tập huấn
Ngày Thời gian Nội dung Chịu trách nhiệm
BUỔI SÁNG
29/6 8:30-8:45 •Giới thiệu chương trình Giảng viên
8:45-9:00 •Mục đích và phạm vi ứng dụng của HDKT
•
Cách tiếp cận Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu
Giảng viên với sự tham gia
của học viên
10:00-10:15 Giải lao
10:15-11:30 •Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu Giảng viên & học viên
BUỔI CHIỀU
29/6 13:30-15:00 •Bài tập nhóm: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xác định khả năng
dễ bị tổn thương, sắp xếp thứ tự ưu tiên
Học viên làm việc theo nhóm
15:00-15:15 Giải lao
15:15-16:30 •Phương pháp xác định giải pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu Giảng viên & học viên
3
Chương trình tập huấn (tt)
Ngày Thời gian Nội dung Chịu trách nhiệm
BUỔI SÁNG
30/6 8:30-10:00 •Bài tập nhóm: Xác định và chọn lựa giải pháp thích ứng
•Trình bày kết quả làm việc nhóm
Học viên làm việc theo nhóm
10:00-10:15 Giải lao
10:15-11:00 •Trình bày kết quả làm việc nhóm (tt) Học viên
11:00-11:30
•
Kết luận và giải đáp thắc mắc Giảng viên & Học viên
4
Xuất phát điểm của tài liệu hướng dẫn
Chương trình mục tiêu Quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu (QĐ số 158/2008/ QĐ-
Ttg) ngày 2/12/2008
Khung Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (QĐ
3815/BTNMT-KTTVBĐKH) do Bộ TNMT ban hành ngày 13/10/2009. Tài liệu này hướng
dẫn quy trình lập kế hoạch hành động gồm có 9 bước.
Nhu cầu có hướng dẫn chi tiết để các ngành và địa phương có thể xây dựng được kế
hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
5
Quy trình lập Kế hoạch Hành động Ứng phó với Biến đổi khí hậu theo Khung hướng dẫn
6
1. Khởi động và chuẩn bị triển khai
2. Xác định mục tiêu của kế hoạch hành động
3. Lập kế hoạch Xây dựng kế hoạch hành động
4. Thu thập thông tin và số liệu điều tra cơ bản
5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
6. Xác định các giải pháp ứng phó
7. Biên soạn dự thảo kế hoạch hành động
8. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp
9. Phê duyệt và công bố kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
Tiêu chí xây dựng tài liệu hướng dẫn
Phù hợp với nhu cầu công việc của các cơ quan đã, đang và sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên
quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu ở cấp tỉnh.
Đơn giản, dễ hiểu
Dễ áp dụng
Phù hợp với thực tế Việt Nam
7
Nội dung Tài liệu Hướng dẫn
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu
Chương 3: Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
Chương 4: Phương pháp xác định các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Phụ lục:
Phụ lục A: Các phương pháp và công cụ đánh giá
Phụ lục B: Các giải pháp thích ứng
8
Phạm vi sử dụng tài liệu hướng dẫn
Tài liệu Hướng dẫn được biên soạn chủ yếu cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân
Chịu trách nhiệm xây dựng, giám sát, điều phối kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH cấp tỉnh, thành phố
Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước có công việc hàng ngày liên quan đến biến đổi khí hậu (ví dụ tài nguyên nước, nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất và tiêu thụ năng lượng, v.v…)
Tài liệu Hướng dẫn giúp cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân
Tổ chức thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
Sắp xếp thứ tự quan trọng của các tác động của biến đổi khí hậu
Xác định các giải pháp thích ứng
Chọn lựa giải pháp thích ứng phù hợp
9
Cách tiếp cận
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là nghiên cứu xác định các tác động (có lợi, bất lợi) của
biến đổi khí hậu lên môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương; chỉ ra tác động là
gì, ở thời điểm nào, khu vực nào, mức độ rủi ro thiệt hại ra sao, đối tượng nào có khả năng bị tổn
thương nhất và vì sao.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu nên được thực hiện cho hai bối cảnh hiện tại (ứng với
điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường hiện tại) và tương lai (ứng với điều kiện kinh tế, xã hội, môi
trường tương lai).
Đánh giá tác động của BĐKH nên được thực hiện theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển
dâng khác nhau và các kịch bản phát triển kinh tế xã hội khác nhau.
10
Cách tiếp cận (tt.)
Kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cần được cập nhật thường xuyên khi có thay đổi
về kịch bản BĐKH và nước biển dâng hoặc khi có điều chỉnh định hướng phát triển của ngành/địa
phương.
Đánh giá tổng thể cho toàn địa bàn trước, trên cơ sở kết quả nhận được sẽ tiến hành các đánh
giá chuyên sâu.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cần có sự tham gia của các bên liên quan và xem xét các
yếu tố về giới nhằm đánh giá tác động một cách đầy đủ, chọn lựa giải pháp thích ứng đúng đắn
và phù hợp, tránh mâu thuẫn lợi ích hoặc gây trở ngại cho khả năng thích ứng trong tương lai.
11
Quy trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
1. Xác định kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
2. Xác định các kịch bản phát triển kinh tế xã hội của địa phương
3. Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá
4. Lựa chọn các công cụ đánh giá
5. Đánh giá tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo kịch bản
6. Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do các tác động của biến đổi khí hậu
7. Đánh giá khả năng thích ứng và khả năng dễ bị tổn thương
12
Bước 1: Xác định Kịch bản BĐKH và nước biển dâng
•
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học về sự thay đổi của khí hậu
•
Kịch bản biến đổi khí hậu chính thức cho Việt Nam đã được Bộ TNMT ban hành vào tháng 6/2009
mô tả sự thay đổi nhiệt độ, mưa và nước biển dâng trong thế kỹ 21 so với thời kỳ 1980-1999
•
Kịch bản biến đổi khí hậu sẽ được cập nhật vào các năm 2010, 2015, v.v…
•
Các thông số khí hậu được mô tả trong kịch bản gồm mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC),
mức thay đổi lượng mưa năm (%) và mực nước biển dâng (cm).
13
Bước 1: Xác định kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng (tt.)
Xác định kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho địa phương:
Xác định các thông số khí hậu quan trọng đối với địa phương, ngành.
Lấy kịch bản quốc gia làm kịch bản cho địa phương
Nếu có yêu cầu và năng lực có thể thực hiện các tính toán bổ sung
Kịch bản biến đổi khí hậu có tính bất định rất cao. Kết quả tính toán biến đổi khí hậu có chênh lệch
rất lớn. Nên xem xét các xu hướng (trends) và khoảng (ranges).
14
Bước 2: Xác định các kịch bản phát triển
Kịch bản phát triển mô tả điều kiện kinh tế xã hội của địa phương trong tương lai tại
một thời điểm nào đó
Kịch bản phát triển của địa phương được xây dựng từ:
Các xu thế phát triển
Các định hướng, quy hoạch, kế hoạch tương lai
Có thể xem xét các kịch bản phát triển theo các xu thế khác nhau:
Phát triển cao: phát triển vượt mức các kế hoạch của địa phương
Phát triển trung bình với nhiều thách thức: phát triển chậm hơn so với dự kiến, có nhiều rào cản
kinh tế xã hội, v.v…
15
Bước 3: Xác định các đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá
Các ngành và đối tượng ưu tiên là các ngành và đối tượng nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu cần
nhận được ưu tiên đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.
Phạm vi không gian là giới hạn của vùng đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.
Phạm vi thời gian là các khoảng và mốc thời gian đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Phạm vi
thời gian càng dài độ tin cậy trong đánh giá tác động càng giảm.
Phương pháp:
Tham khảo các nghiên cứu tương tự và ý kiến chuyên gia
Lấy ý kiến các bên liên quan ở địa phương để ra quyết định sau cùng
16
Bước 4: Lựa chọn các công cụ đánh giá
Các công cụ đánh giá bao gồm các phương pháp định tính và định lượng để xác định:
Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Rủi ro thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu
Khả năng thích ứng và khả năng dễ bị tổn thương
Phụ lục A của Tài liệu Hướng dẫn giới thiệu một số công cụ đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu cho một số ngành tiêu biểu.
Tiêu chí để lựa chọn các công cụ đánh giá tác động là:
Đáp ứng được mục tiêu đánh giá
Cho kết quả với độ chính xác cần thiết
Phù hợp với năng lực và thời gian cho phép của địa phương, v.v…
17
Bước 5: Đánh giá tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo
kịch bản
•
Sử dụng các công cụ đánh giá tác động để xác định các tác động lên môi trường và các hoạt
động kinh tế, xã hội trong phạm vi không gian và thời gian đã được xác định.
•
Đánh giá tác động cho các tổ hợp kịch bản biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội khác nhau
(Phương pháp phát triển và phân tích kịch bản)
Thể hiện kết quả vào các ma trận đánh giá tác động
Thể hiện rõ những yếu tố nào đã được xem xét đến trong quá trình đánh giá, những yếu tố nào
chưa được xét đến, lý do tại sao, những ảnh hưởng của việc chưa xét đến các yếu tố này là gì,
v.v…
18
Bước 6: Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do tác động của biến đổi khí
hậu
Rủi ro thiệt hại về môi trường, kinh tế, xã hội của một tác động nào đó được xác định từ mức
độ thiệt hại do tác động đó gây ra (consequences) và xác suất xảy ra tác động đó (likelihood)
Để xác định rủi ro thiệt hại có thể dùng các phương pháp định tính và định lượng khác nhau:
Các phương pháp xác suất thống kê
Các mô hình kinh tế
Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của các bên liên quan
19
Bước 7: Đánh giá khả năng thích ứng và khả năng dễ bị tổn thương
Rà soát lại các kế hoạch và phương án thích ứng hiện tại của ngành, nhóm đối tượng để xem
xét khả năng thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Nội dung đánh giá: đã có
phương án thích ứng với các tác động dự báo chưa? ai thực hiện? ở đâu? có hiệu quả không?
có đủ để thích ứng với rủi ro theo đánh giá chưa?
Xác định các khu vực, nhóm dân cư, hoạt động kinh tế xã hội có khả năng dễ bị tổn thương
cao: tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro thiệt hại và kết quả đánh giá năng lực thích ứng.
Thể hiện kết quả đánh giá vào các ma trận đánh giá tổn thương.
20
Thảo luận nhóm
Phần I: Đánh giá tác động
Học viên chia nhóm theo ngành: môi trường, nông nghiệp, y tế, quản lý đô thị…
Mỗi nhóm có tối đa 10 thành viên
Thảo luận phần I của câu hỏi thảo luận và trình bày kết quả thảo luận trên poster
Tham khảo poster của nhóm bạn và góp ý hoặc đặt câu hỏi
Thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu
Các giải pháp thích ứng là các giải pháp giúp nâng cao năng lực thích ứng hoặc giảm nhẹ
khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu
Mục tiêu và nhu cầu thích ứng bao gồm:
Tăng cường độ bền vững của cơ sở hạ tầng, các công trình lâu năm
Tăng cường sự linh động của các hệ thống quản lý
Tăng cường khả năng thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu của các nhóm dân cư, các hoạt động kinh
tế, các hệ sinh thái có khả năng dễ bị tổn thương
Thay đổi các xu hướng dẫn đến tổn thương cao
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu v.v…
22
Xác định các giải pháp thích ứng
Xác định các giải pháp thích ứng là chỉ ra các giải pháp đáp ứng được mục tiêu/nhu
cầu thích ứng theo các tiêu chí cụ thể.
Quy trình xác định giải pháp thích ứng bao gồm các bước chung của quy trình ra quyết
định như sau
Xác định mục tiêu/ nhu cầu thích ứng và xác định tiêu chí lựa chọn giải pháp
Đề xuất các giải pháp thích ứng (động não, hội thảo tư vấn, sàng lọc v.v…)
Đánh giá và chọn lựa các đề xuất theo tiêu chí(định lượng, định tính, kinh tế/phi kinh tế v.v…)
23
Các loại giải pháp thích ứng
Chấp nhận rủi ro thiệt hại (khi không thể tránh khỏi)
Tránh rủi ro thiệt hại- thí dụ di dân, thay đổi vị trí nhà ở / khu công nghiệp, nâng cao năng lực hệ thống dự báo và
cảnh báo thiên tai
Chia sẻ rủi ro thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu- thí dụ đa dạng hóa sinh kế, tổ chức bảo hiểm
Ngăn chặn rủi ro thiệt hại bằng các giải pháp công trình- thí dụ tăng dung tích hồ chứa, đưa ra các chương
trình tiết kiệm năng lượng hay tiết kiệm nước
Ngăn chặn rủi ro thiệt hại bằng các giải pháp thể chế - thí dụ thay đổi quy trình và nội dung lập quy hoạch,
xem xét lồng ghép biến đổi khí hậu vào dự án, sửa đổi quy chế chọn lựa đầu tư
Tăng cường hiểu biết vấn đề: thí dụ nghiên cứu , quan trắc
24
Tiêu chí chọn lựa giải pháp thích ứng
Có rất nhiều tiêu chí để chọn lựa các giải pháp thích ứng phụ thuộc ưu tiên, chiến lược, định
hướng của địa phương và sự chia sẻ trách nhiệm của các bên liên quan.
Các tiêu chí thường được sử dụng: giải pháp có sẵn (availability), chi phí hợp lý (costs), hiệu
quả (effectiveness), tiết kiệm (efficiency), khả thi (feasibility)
Các tiêu chí có tính chiến lược: gắn kết (synergies), đa mục tiêu (multiobjectives), linh hoạt
(flexibility), tính học hỏi cao (learning), dễ chấp nhận(socio-political acceptance) , không hối tiếc
(no-regret).
25