Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

xây dựng vườn lưu trữ giống các loài kim giao núi đất ( nagaeia wallichiana c presl), sến mật (madhuca pasquier dubard h j) và gù hương (cinamomum balancae lecomte) ở vườn quốc gia tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.45 KB, 34 trang )

Phần thứ nhất
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Lời nói đầu
VQG Tam Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang đến huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, ở toạ độ địa lý: 21 021’ - 21042’ Vĩ
độ Bắc và 105023’ - 105044’ Kinh độ Đông. VQG Tam Đảo có tổng diện tích đất:
34.995 ha nằm trong địa phận của 27 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã của 3 tỉnh Vĩnh
Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Địa hình Tam Đảo có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi
nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính. Phía Đông Bắc các suối chính đều
chảy về sông Công tạo nên vùng bồn địa Đại Từ. Phía Tây Nam, các lưu vực suối đều
đổ về sông Phó Đáy,... Dãy núi Tam Đảo có trên 20 đỉnh núi được nối với nhau bằng
đường dông sắc, nhọn tạo nên một bức bình phong chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng
đồng bằng. Các đỉnh có độ cao trên dưới 1.000 m. Đỉnh cao nhất là Tam Đảo Bắc
(Tam Đảo North - ranh giới giữa 3 tỉnh) cao 1.592m. Ba đỉnh núi nổi tiếng của Tam
Đảo là Thiên Thị (1.375m), Thạch Bàn (1.388 m), và Phù Nghĩa (1.300 m). Chiều
ngang của khối núi rộng 10 - 15 km, sườn rất dốc và chia cắt mạnh. Độ dốc bình quân
từ 16 - 350, nhiều nơi độ dốc trên 350. Độ cao của núi giảm nhanh về phía Đông Bắc
xuống lòng chảo Đại Từ tạo nên những mái dông đứng. Hướng Đông Nam có xu
hướng giảm dần đến giáp địa phận Hà Nội,...v.v.
Nhìn chung hệ động, thực vật Tam Đảo khá phong phú, được phân bố trên nhiều kiểu
sinh cảnh khác nhau. Đến nay, thống kê sơ bộ hệ thực vật rừng Tam Đảo (chỉ tính
thực vật bậc cao có mạch) có 1.297 loài thuộc 478 chi của 213 họ. Trong số này,
nhiều loài cây thuốc mang nguồn gen quí hiếm và nguy cấp được sách đỏ Việt Nam
ghi nhận, cần ưu tiên trong bảo tồn,... Mặt khác, trong khu vực Tam Đảo đến nay đã
phát hiện được 840 loài động vật bao gồm 64 loài thú, 240 loài chim, 75 loài bò sát,
28 loài ếch nhái và 434 loài côn trùng. Trong đó có 39 loài và phân loài đặc hữu,...v.v.
Vùng đệm VQG Tam Đảo, là phần diện tích thuộc 27 xã xung quanh khối núi trung
tâm Tam Đảo, diện tích khoảng 51.760 ha,… Theo kết quả thống kê năm 2009, ở 27
xã, thị trấn thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo, nằm trên 6 huyện của 3 tỉnh có 46.526 hộ


với 201.971 người, trong đó Nam chiếm 48,3%, Nữ chiếm 51,7%; Có 8 dân tộc cùng
sinh sống, người Kinh đông nhất chiếm tới gần 63,7% dân tộc còn lại chiếm 37,3%;
xếp theo tỷ lệ giảm dần như Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Hoa,...v.v.

1


Thực tế đã cho thấy rằng, cũng như nhiều khu vực khác ở Việt Nam và trên thế giới,
tại VQG Tam Đảo đang phải đối mặt với những thách thức to lớn khi cố gắng góp
phần bảo tồn, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, đặc biệt là đối với
các loài cây quý hiếm và có giá trị sử dụng cao. Mặt khác, với hàng triệu người nghèo
nhất ở Việt Nam đang sống ở trong hoặc gần các khu rừng, trong đó có nhiều người
sống tại vùng đệm VQG Tam Đảo, đặc biệt là ở các thôn giáp rừng, họ đang bị “bần
cùng hóa” hoặc đời sống của họ đang bị tác động tiêu cực do tình trạng suy thoái tài
nguyên thiên nhiên,... Xuyên suốt quá trình nghiên cứu đã cho thấy, để vừa bảo vệ
được rừng vừa nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm , thì ngoài các giải pháp
như: bảo vệ nghiêm ngặt, tuyên truyền vận động,... thì hướng họ vào việc gây trồng
các loài cây quý hiếm, có giá trị kinh tế tại địa phương cũng là một cách làm hiệu quả.
Tuy nhiên, trước hết cần phải chuẩn bị được nguồn giống cây trội, có năng suất cao.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã nghiên cứu để xây dựng vườn lưu giữ giống các
loài: Kim giao núi đất (Nagaeia wallichiana C.Presl), Sến mật (Madhuca pasquier
Dubard H.J) và Gù hương (Cinamomum balancae Lecomte) ở Vườn Quốc gia Tam
Đảo.

2. Chủ nhiệm đề tài: Th.S. Đỗ Đình Tiến
3. Cơ quan thực hiện đề tài:
Vườn quốc gia Tam Đảo - Tổng cục Lâm nghiệp.

4. Cấp quản lý đề tài:
Cấp Bộ


5. Cơ quan phối hợp:
6. Thời gian thực hiện đề tài:
Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013

7. Kinh phí thực hiện:
Tổng số kinh phí
:150,0 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học :150,0 triều đồng
- - Nguồn khác
:0 triệu đồng
8. Lý do nghiên cứu:
Việc xúc tiến và triển khai các đề tài nghiên cứu bảo tồn nhằm lưu giữ và phát
triển nguồn gen các loài thực vật đặc hữu và quý hiếm ở VQG Tam Đảo là rất quan
trọng và cần thiết nhằm phục hồi và duy trì tính đa dạng sinh học vốn có của nó. Bổ
sung các dẫn liệu và thông tin cơ bản về các loài động, thực vật đặc biệt là các loài
động, thực vật quý hiếm, đặc hữu có giá trị cao cho khoa học góp phần bảo vệ và phát
triển nguồn gen một cách hiệu quả đồng thời duy trì và bảo tồn những vốn gen quý.
2


Đây là nguồn giống ban đầu, nguồn vật liệu di truyền phục vụ cho hiện tại và tiến tới
khai thác lợi dụng sản phẩm quý từ rừng cho con người trên cơ sở đảm bảo sử dụng
bền vững và ổn định hệ sinh thái rừng. Vì vậy, nhiệm vụ: “Bảo tồn nguồn gen loài
Kim giao núi đất (Negelia wallichiana (C.Presl) Kuntze; Gù hương (Cinnamomum
balansae Lecomte); Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) ở Vườn quốc
gia Tam Đảo”, là rất cần thiết nhằm bảo vệ và duy trì nguồn gen các loài động thực
vật quý hiếm, đặc hữu, bảo vệ môi trường và thực hiện tốt chương trình hành động
quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học.


9. Tổng quan tình hình nghiên cứu
9.1.

Ngoài nước

Sự suy thoái nhanh chóng của diện tích rừng nhiệt đới trên toàn cầu với tốc độ
ước tính khoảng 12,6 triệu ha mỗi năm, tương đương 0,7% tổng diện tích rừng nhiệt
đới (FAO, 2001) đã gây ra những tác hại to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Rừng
nhiệt đới được xem như những “kho chứa” về tính đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế
giới (Kanowski và Boshier, 1997) nên sự suy thoái về số lượng lẫn chất lượng của
rừng nhiệt đới đồng nghĩa với sự suy giảm tính ĐDSH. Vì vậy, việc phát triển những
chiến lược hiệu quả nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển tính ĐDSH cho hệ sinh thái
rừng nhiệt đới đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều dự án
bảo tồn ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang được tiến hành trên quy mô toàn
cầu.
Theo Pinchot (1973) và Palmberg (1985) thì bảo tồn nguồn gen cây rừng là sử
dụng một cách thông minh nguồn tài nguyên di truyền lâm nghiệp, là bảo vệ các đa
dạng di truyền cần thiết của các loài cây rừng trong một thời gian lâu dài vì lợi ích của
đa số người trong xã hội.
Còn theo Tewari (1993) thì bảo tồn nguồn gen hay bảo tồn nguồn tài nguyên di
truyền là quản lý sự sử dụng của con người đối với nguồn tài nguyên di truyền để có
thể thu được lợi ích ổn định lớn nhất cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm
năng của chúng để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của các thế hệ mai sau.
Bảo tồn các tài nguyên sống có ba mục tiêu chủ yếu, đó là (1) Bảo vệ các hệ sinh thái
(bảo tồn thiên nhiên), (2) Bảo tồn sự đa dạng di truyền (bảo tồn nguồn gen) và (3) Bảo
đảm sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy vị trí và
vai trò đặc biệt quan trọng của bảo tồn nguồn gen trong chiến lược bảo vệ đa dạng sinh
học (FAO, 1983). Bảo tồn nguồn gen thực chất là bảo tồn đa dạng di truyền tồn tại bên
trong mỗi loài và giữa các loài. Đa dạng di truyền là biến dị di truyền có trong biến dị tự
3



nhiên. Biến dị tự nhiên có bên trong, kích thước quần thể và sự cách ly. Cùng với quá
trình tiến hóa, các mỗi loài là kết quả của các tương hỗ phức tạp giữa các yếu tố khác
nhau như di truyền, phản ứng với sự đa dạng của môi trường sống, hệ thống nhân
giống, mức độ lai chéo, lai giống, yếu tố này thường tạo nên các quần thể khác biệt về
mặt di truyền bên trong một loài và tạo nên các cá thể khác biệt nhau về mặt di truyền
bên trong quần thể (Baradat, 1986; Cossalter, 1989).
Đặc điểm của nguồn gen cây rừng nhiệt đới là có rất nhiều chủng loại, trong đó
có một số lớn là chưa có ích hoặc chưa biết giá trị sử dụng của chúng, số loài được gây
trồng và sử dụng không nhiều, cây rừng có đời sống dài ngày và khoảng sống lớn, khu
phân bố rộng với nhiều biến dị chưa được biết. Nên ngoài nhiệm vụ bảo tồn tính đa
dạng di truyền, bảo tồn nguồn gen cây rừng còn có nét đặc thù là phải gắn với nhiệm vụ
bảo vệ thiên nhiên. Phải có sự thỏa hiệp giữa các nhân tố sinh học với các nhân tố kỹ
thuật, kinh tế và hành chính.
Ở đây, việc bảo tồn nguồn gen cây rừng thường gắn bảo tồn nguồn gen các cây
thuốc, cây nông nghiệp hoang dại và động vật sinh sống trong rừng. Vì vậy bảo tồn
nguồn gen cây rừng cũng liên quan chặt chẽ với điều chế rừng.
Giữa bảo tồn nguồn gen với bảo vệ thiên nhiên tuy có quan hệ mật thiết với nhau,
song lại có sự phân biệt quan trọng. Theo Roche (1975) và Frankel (1975) thì bảo tồn
thiên nhiên là nhằm bảo vệ các diện tích đại diện cho các sinh cảnh và các quần xã,
những đối tượng có thể phân định được. Còn bảo tồn nguồn gen thì đi xa hơn, nó quan
tâm đến những khác biệt di truyền, những cái thướng chỉ có thể đoán định chứ không
thể phân biệt được.
Bảo tồn nguồn gen quan tâm đến các mẫu quần thể khác nhau, có thể là đường
cắt theo vĩ độ và độ cao, thường là trên các vùng rộng lớn, do đó một khu bảo tồn
nguồn gen phải bao gồm một phổ biến dị di truyền. Vì vậy nó có thể rất rộng hoặc rất
phân tán.
Theo Frankel (1977) thì các nhân tố chính làm căn cứ cho chiến lược bảo tồn là
mục tiêu bảo tồn, bản chất vật liệu và phạm vi bảo tồn.

Việc bảo tồn nguồn gen không phải sẽ được thực hiện cho tất cả các loài cây
hiện có ở một địa phương nào đó mà là tùy theo vai trò của chúng trong nền kinh tế
quốc dân, và các giá trị thẩm mỹ, tiến hóa luận. Theo tiêu chuẩn do Tổ chức quốc tế
về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (International Union for Conservation
of Nature and Natural Resources - IUCN) thì việc xác định các loài ưu tiên bảo tồn
còn cần phải theo mức độ bị đe dọa của chúng. Những loài được ưu tiên bảo tồn chính
là những loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất.
4


Các hoạt động cần ưu tiên, bao gồm: khảo sát, thu thập đánh giá, đánh giá, bảo tồn, sử
dụng.
Bảo tồn nguồn gen cây rừng được tiến hành bằng các phương thức khác nhau
như: bảo tồn in situ, bảo tồn ex situ (bao gồm cả dạng cây sống, hạt giống, hạt phấn,
mô nuôi cấy in vitro), bảo tồn tư liệu và bảo tồn thông tin.
Hiện nay, các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến cũng chỉ tập trung bảo tồn
nguồn gen cho một số cây trồng rừng chủ yếu. Ví dụ, ở châu Âu tập trung ở nhóm cây
lá kim, ở Trung Cận Đông là nhóm Sổi Giẻ (Quercus) vv… Ở các nước Bắc Âu, bảo
tồn nguồn gen cũng chỉ tập trung ở một số loài lá kim thuộc các chi Picea, Pinus,
Psendotauga, Larix… và một số loài cây lá rộng thuộc chi Populus. Tại Thái Lan,
việc bảo tồn nguồn gen tại chỗ (in shu) cũng chỉ tập trung cho 5 loài cây ưu tiên là: Gỗ
đỏ (Aflezia xylocarpa), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata),
Giáng hương quả to (Pterocarpus maorocarpa) và Tếch (Tectona grandis);…
9.2.

Trong nước

Việt Nam có một hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, trong đó có khoảng
20% số loài là đặc hữu (N.N.Thìn 1997, T. V. Trừng 1998). Các nhà khoa học dự
đoán Việt Nam có khoảng 15.000 loài thực vật, trong đó trên 10.000 đã được nhận

biết. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như chiến tranh kéo dài, khai thác lạm dụng,
du canh du cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm diện tích và chất lượng rừng
của nước ta bị suy giảm. Các hệ sinh thái rừng cũng bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiều
loài thực vật rừng quý hiếm đang bị khai thác, chặt hạ trái phép nên đang đứng trước
nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Năm 1996, Việt Nam có 356 loài thực vật bị đe doạ
tuyệt chủng (Sách đỏ Việt Nam 1996), thì con số này đã tăng lên 450 loài vào năm
2007 (Sách đỏ Việt Nam, 2007). Nếu chúng ta không có những chính sách và chiến
lược bảo tồn kịp thời và hiệu quả thì con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian
tới.
Mặt khác, kinh nghiệm của sản xuất nông nghiệp trên thế giới và trong nước đã
cho thấy rằng khi tập trung vào việc khai thác và gây trồng các giống có năng suất
cao, chúng ta đa quên đi các nguồn gen có giá trị đặc dụng, hoặc có tính chống chịu
với điều kiện bất lợi song năng suất thấp. Khi nông nghiệp phát triển đến trình độ cao
chúng ta mới cần đến nó thì không còn nữa. Vì vậy mà hiện các nhà chọn giống cây
trồng trên thế giới đang tập trung sự chú ý của mình vào việc điều tra khảo sát và sử
dụng các vốn gen hoang dại ở các nước nhiệt đới. Do đó, bảo tồn nguồn gen ngoài
việc dụng cho công tác giống trước mắt còn nhằm lưu giữ các vốn gen mà tuy hiện

5


nay chưa được quan tâm song lại có ý nghĩa rất lớn trong chương trình cải thiện giống
dài hạn sau này.
Ngày nay, khi giao lưu hàng hóa và trao đổi thông tin khoa học phát triển mạnh
mẽ, khi việc khảo nghiệm loài và xuất xứ, và cải thiện giống cho một số loài cây có
phạm vi phân bố rộng đã không chỉ đóng khung trong một số nước mà được thực hiện
có tính chất quốc tế ở các mức độ khác nhau, thì việc bảo tồn nguồn gen cây rừng còn
tạo điều kiện cho nước ta có điều kiện tham gia trao đổi giống quốc tế, góp phần làm
giàu thêm vốn gen sẵn có của nước ta và tạo thêm nền tảng di truyền phong phú cho
cải thiện giống cây rừng. Vì vậy, việc bảo tồn nguồn gen cây rừng nhằm duy trì tính

đa dạng di truyền cần thiết, tạo lập một nền tảng di truyền đủ lớn phục vụ cho công tác
cải thiện giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác, góp phần tăng năng suất
rừng theo mục tiêu kinh tế và tính năng chống chịu của chúng với các điều kiện bất lợi
là hết sức cần thiết (Lê Đình Khả, 1990). Bảo tồn nguồn gen cây rừng là hoạt động
không thể thiếu trong công tác cải thiện giống.
Năm 1987, Ủy ban KHKT Nhà nước (nay là Bộ Khoa học Công nghệ) đã ban
hành Quy chế tạm thời về Bảo tồn nguồn gen, làm cơ sở cho các nghiên cứu bảo tồn
nguồn gen, trong đó có bảo tồn nguồn gen cây rừng ở nước ta. Mười năm sau, vào
năm 1997, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành chính thức Quy chế này. Viện Khoa
học Lâm nghiệp được chỉ định làm cơ quan đầu mối của công tác bảo tồn nguồn gen
cây rừng và là cơ quan chủ trì đề tài nghiên cứu “Bảo tồn nguồn gen cây rừng” từ năm
1988 đến nay. Nội dung các nghiên cứu bao gồm:
-

Khảo sát thực vật học và khảo sát sinh thái - di truyền
Đánh giá đa dạng di truyền của các loài thực vật hiện được coi là bị đa dọa
bằng cách sử dụng các chỉ thị phân tử (RAPD. AND lục lạp).
Đánh giá mức độ đe dọa của loài thep phân hạng của IUCN (2001), từ đó đề
xuất danh sách các loài bị đe dọa.
Đề xuất các phương án/giải pháp bảo tồn (in situ và ex situ) cho một số loài cụ
thể.
Xây dựng các khu bảo tồn ex situ (vườn sưu tập, vườn thực vật, quần thụ bảo
tồn).

Từ năm 1989, đề tài nghiên cứu “Bảo tồn nguồn gen cây rừng” do Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ trì đã thực hiện công việc điều tra khảo sát, xây
dựng phương án bảo tồn, thu thập hạt giống, cây con hoặc cành hom và xây dựng một
số khu sưu tập, quần thụ bảo tồn cho hàng trăm loài cây rừng quý hiếm và/hoặc có giá
trị kinh tế. Cụ thể là 53 loài cây lá kim, 42 loài thuộc 6 chi Dầu, 216 loài/phân loài của
25 chi tre, và 107 loài cây lá rộng khác đã được điều tra và lên danh sách, từ đó làm

6


cơ sở cho chọn lọc loài bảo tồn và đánh giá mức độ đe dọa theo tiêu chí của IUCN
(2001). Cho tới nay, gần 80 ha quần thụ bảo tồn ex-situ và trên 60 ha rừng trồng bảo
tồn của 192 nguồn gen thuộc 84 loài, trong đó có 100 nguồn gen của 38 loài quý
hiếm, đã được xây dựng tại Ba Vì - Hà Nội, Cầu Hai - Phú Thọ, Xuân Sơn - Phú Thọ,
Lương Thịnh - Yên Bái; Bến En - Thanh Hóa, Măng Linh - Lâm Đồng, Đakplao Đắk Nông, Bình Thuận, Bầu Bàng - Bình Dương, Cát Tiên - Đồng Nai và Cà Mau.
Bên cạnh đó, công tác bảo tồn hạt giống cũng đã bước đầu được tiến hành cho 1000 lô
hạt cá thể và xuất xứ của các loài như Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Bạch
đàn uro, Bạch đàn pellita, Bạch đàn grandis và Bạch đàn camal. Sử dụng hai loại chỉ
thị phân tử RAPD và DNA lục lạp (cpADN) đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các
loài cây (cho 17 loài thuộc 6 chi họ Dầu và 12 loài cây họ Dầu) và đánh giá đa dạng di
truyền trong loài (cho Linh xanh, Gõ đỏ, Giổi xương, Giổi xanh, Pơ mu, Sao lá hình
tim, Bách xanh) đã được chú trọng thực hiện. Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng đã
thành công cho nhiều loài cây bản địa. Công tác tư liệu hóa trên máy vi tính danh sách
giống (xuất xứ và lô hạt) của 16 loài Bạch đàn, 31 loài Keo, 6 loài Thông, 10 loài
Tràm, và 2 loài Phi lao.
Do không thể bảo tồn tất cả các loài hiện có, mặt khác bảo tồn nguồn gen nhằm
phục vụ mục tiêu lâu dài của công tác cải thiện giống, vì vậy công tác bảo tồn nguồn
gen ở Việt Nam đã định hướng tập trung vào các loài cây ưu tiên theo 4 nhóm đối
tượng chính, xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
-

Các loài cây có ý nghĩa kinh tế cao, đang có nguy cơ bị tiêu diệt
Các loài cây có giá trị khoa học, đang có nguy cơ tuyệt chủng cao
Các loài cây bản địa quý phục vụ trồng rừng, ưu tiên các loài bị đe dọa
Các loài cây nhập nội quý phục vụ trồng rừng.

Các chương trình trồng rừng trước đây, đặc biệt là Chương trình 327 đã có một

số đề xuất danh mục các loài cây trồng rừng áp dụng cho 9 vùng lâm nghiệp gồm: Tây
Bắc, Đông Bắc, Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ gồm 104 loài, trong đó có những loài
đáng chú ý như: Chò chỉ (Parashorea chinesis), dầu rái (Diptericarpus alatus), Giáng
hương quả to (Pterocarpus marocarpa), Giổi (Talauma), Gỗ đỏ (Aflezia xylocarpa)…
Trong danh sách các loài cây trồng rừng có nhiều loài thuộc nhóm đối tượng cần bảo
tồn nguồn gen là các loài bản địa, đặc biệt là các loài có nguy cơ tuyệt chủng, được
ghi vào sách đỏ Việt Nam. Đó là những loài quý hiếm có giá trị khoa học, kinh tế cao
như: Hoàng đàn (Cupresus torulosa), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Đỉnh tùng
(Cephalotaxus manii), Thông pà cò (Pinus kwangtungensis) v.v…
9.3.

Các đối tượng nghiên cứu
7


9.3.1. Loài Kim giao núi đất (Nageia wallichiana (C. Presl) Kuntze)
Kim giao núi đất thuộc chi Kim giao (Nageia Gaertn.) trong họ Kim giao
(Podocarpaceae)
Đặc điểm thực vật: Gỗ thường xanh, cao đến 30-35 m với đường kính đến 0,81 m; phân bố từ độ cao 400-1.300 m; trung sinh; mọc hỗn giao với một số loài cây lá
rộng thành rừng rậm thường xanh trên sườn và đường đỉnh núi đá granít, phiến sét, cát
kết, phiến cát,..v.v; đất có tầng dày và nhiều mùn.
Công dụng: Gỗ dùng để đóng đồ; có thể làm thuốc.
Mức độ đe dọa: IUCN: LC
9.3.2. Loài Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte)
Gù hương thuộc chi Long não (Cinnamomum Schaeff.), trong họ Long não
(Lauraceae)
Đặc điểm thực vật: Gỗ lớn, cao 25-45 m, đường kính 50-70(90) cm. Mọc rải rác
trong rừng ẩm thường xanh, chủ yếu trên núi đất, ở độ cao 100-600 m. Ra hoa tháng 1-5,
có quả tháng 6-9.

Công dụng: Gỗ tốt dùng trong xây dựng, làm tà vẹt, đóng tàu. Lá, vỏ và rễ
có thể chiết được tinh dầu.
Mức độ đe dọa: Sách đỏ Việt Nam 2007: VU A1c; Nghị định 32: IIA
9.3.3. Loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam)
Sến mật thuộc chi Sến (Madhuca Gmel.) trong họ Hồng xiêm (Sapotaceae)
Đặc điểm thực vật: Gỗ lớn cao 30-40 m. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, rừng hỗn
giao trên sườn núi, ven rừng; thường mọc trên đất sét pha, đất đá vôi sâu ẩm, ở độ cao
200-1.100 m. Ra hoa tháng 9-10, có quả tháng 12-3(năm sau).
Công dụng: Gỗ nâu đỏ, tốt, loại tứ thiết, làm cầu, tà vẹt, đóng tàu xây dựng các
công trình lâu dài; hạt chứa 30% dầu, dùng để đốt, ăn hay dùng trong công nghiệp. Lá
nấu thành cao để chữa bỏng.
Mức độ đe dọa: Sách đỏ Việt Nam 2007: EN A1a,c,d

10. Mục tiêu của đề tài
10.1.

Mục tiêu lâu dài

Góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài cây quý hiếm ở Vườn
quốc gia Tam Đảo và ở Việt Nam
10.2. Mục tiêu năm kế hoạch (2013)

8


Xây dựng vườn lưu giữ giống 3,0 ha cho 03 loài: Kim giao núi đất (Nagaeia
wallichiana C.Presl), Sến mật (Madhuca pasquier Dubard H.J) và Gù hương
(Cinamomum balancae Lecomte) ở Vườn Quốc gia Tam Đảo.

11. Nội dung, quy mô và địa điểm thực hiện

Xây dựng vườn lưu giữ giống có diện tích 3,0 ha cho 03 loài: Kim giao, Sến
mật, Gù hương ,quy mô cụ thể là:
- Kim giao: số lượng 1.666 cây, diện tích 01 ha.
- Sến mật: số lượng 1.666 cây, diện tích 01 ha.
- Gù hương: số lượng 1.666 cây, diện tích 01 ha

12. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
12.1. Cơ sở lý luận
-

Xác định tri thức sử dụng cây trồng và tìm hiểu giá trị kinh tế của các loài cây
trồng từ đó nghiên cứu xây dựng được các mô hình trồng bảo tồn và phát triển phù
hợp.

-

Theo dõi các đối tượng, nhân tố nghiên cứu bằng phương pháp thống kê, đo đếm
định kỳ; tổng hợp, phân tích tài liệu, đánh giá kết quả nghiên cứu.

12.2. Phương pháp nghiên cứu
12.2.1. Phương pháp kế thừa
Nguồn tài liệu được xuất bản (sách, tạp chí, đặc biệt là Sách đỏ Việt Nam năm 2007),
các bản báo cáo của Trung ương đến địa phương có liên quan đến loài được coi là
nguồn thông tin quan trọng, định hướng cho công việc xác định địa điểm và thực hiện
khảo sát, trồng trọt.
12.2.2.Phương pháp nghiên cứu thực vật
Các bước từ thu mẫu, ghi chép thông tin, xử lý mẫu, định tên, lập danh lục
được thực hiện theo Quy trình điều tra thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật. Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh được sự phối hợp, giúp đỡ của các
cán bộ Phòng Thực vật và Phòng Thực vật dân tộc học của Viện Sinh thái và Tài

nguyên Sinh vật, Phòng Sinh học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Khoa Sinh học
của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
Để đánh giá tính đa dạng thành phần loài tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn.
12.2.3.Điều tra thực địa
a. Công tác chuẩn bị
-

Thu thập, kế thừa tài liệu liên quan như bản đồ hiện trạng rừng, điều kiện tự

-

nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
Chuẩn bị dụng cụ: Máy GPS định vị, máy ảnh kỹ thuật số, mẫu biểu điều
9


tra,..v.v.
b. Ngoại nghiệp
Bao gồm điều tra theo tuyến và bằng ô tiêu chuẩn trên thực địa.
*Phương pháp điều tra trên tuyến:
Bước 1: Điều tra sơ bộ
Căn cứ vào bản đồ, tài liệu và các thông tin liên quan để sơ bộ đánh giá, điều
tra phát hiện loài tại VQG Tam Đảo.
Bước 2: Điều tra tỉ mỉ trên tuyến
Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, đề tài tiến hành lập các tuyến điều tra. Các tuyến
này phân bố trên các dạng địa hình, đai cao và các dạng sinh cảnh khác nhau của VQG
Tam Đảo. Quá trình điều tra trên tuyến sử dụng GPS để xác định hướng đi, chiều dài
tuyến điều tra; đồng thời có sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia phân loại thực vật.
Tiến hành chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số.

*Phương pháp điều tra trên ô tiêu chuẩn:
Trên các tuyến điều tra, lập các ô tiêu chuẩn đại diện, điển hình cho từng trạng
thái, từng kiểu rừng. Sử dụng GPS để xác đinh tọa độ địa lý của ô tiêu chuẩn và chụp
ảnh cây thuốc,… Trong ô tiêu chuẩn thống kê các loài cây ở tầng cây cao, tầng cây tái
sinh, tầng cây bụi thảm tươi.
Sau mỗi chuyến điều tra, các thông tin từ phiếu điều tra được tập hợp thành
một bảng kết quả. Thông tin cụ thể không có sự đồng nhất giữa những người cung cấp
tin khác nhau và còn phụ thuộc vào người ghi chép thông tin. Từ các thông tin thu
được, xử lý, chỉnh lý lại, phân nhóm,... Bảng kết quả tổng hợp của mỗi chuyến thực
địa sẽ được mang đi kiểm tra, đối chiếu và thu thập thông tin trong các đợt thực địa
tiếp theo.
12.2.4.Phương pháp nghiên cứu thành phần lý hóa của đất
Phẫu diện đất là một mặt cắt tự nhiên của một thực thể đất đại diện cho một
đơn vị phân loại đất. Phẫu diện là một tập hợp các tầng đất có quan hệ về phát sinh
học và phản ánh sự biến đổi có quy luật của quá trình hình thành đất.
Phẫu diện được đào ở đất tự nhiên, phần trên dốc, chưa bị các tác nhân làm
biến dạng. Mặt cắt của phẫu diện dùng để quan trắc được hướng về phía dưới dốc và
được chiếu sáng tốt nhất để dễ quan sát. Kích thước một hố phẫu diện là rộng 70 90cm x120 - 150cm; độ sâu đạt đến tầng đá mẹ. Phẫu diện phụ có kích thước nhỏ và
nông hơn. Phẫu diện được mô tả theo 3 phần: Tình hình nơi nghiên cứu; đặc trưng và
nhận xét phẫu diện, sơ bộ định loại và tên đất.
10


Tại mỗi khu vực đại diện, chúng tôi tiến hành thu 03 phẫu diện chính và 03
phẫu diện phụ.
Để đánh giá các thành phần của đất: Độ chua (pH), sử dụng phương pháp của
S.N. Tartrinov; Đạm (N) tổng số, sử dụng phương pháp Kjeldahl; Đạm (N) dễ tiêu, sử
dụng phương pháp Chiurin-Kononova; Lân (P2O5) tổng số, sử dụng phương pháp
Loren; Lân (P2O5) dễ tiêu, sử dụng phương pháp Oniani; Kali (K2O) tổng số, sử dụng
phương pháp nung chảy, đo trên quang kế ngọn lửa; Kali (K2O) dễ tiêu, sử dụng

phương pháp chiết bằng amon acetat, đo trên quang kế ngọn lửa,…
12.2.5.Phương pháp xây dựng bản đô
Theo hướng dẫn của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, cụ thể thực hiện theo các
bước: bắt tọa độ, tính toán diện tích; số hóa bản đồ (gồm các khâu chuẩn bị, số hóa,
biê tập, in – kiểm tra và lưu trữ) tỷ lệ 1/10.000; in và kiểm tra bản đồ tỷ lệ 1/10.000 từ
máy tính; chồng xếp bản đồ, tính điểm từ máy tính; trình bày bản đồ; hiệu chỉnh kết
quả sau thực địa và biên tập bản đồ ảnh.
12.2.6.Nghiên cứu xây dựng mô hình
a. Nguyên tắc xây dựng mô hình
Các mô hình được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: Nguyên tắc thích ứng,
chọn loại cây trồng trong các mô hình phải đảm bảo “Đất nào cây nấy” và phù hợp
với khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; nguyên tắc cung cầu của thị
trường, nghiên cứu về tỷ lệ, lượng sản xuất và sản phẩm phải theo hướng thị trường,
phải theo nhu cầu của thị trường, luôn điều chỉnh cân bằng cung cầu; nguyên tắc bổ
sung và giảm thiểu tác hại, giảm sự rủi ro; nguyên tắc kết hợp lợi ích trước mắt và lâu
dài.
b. Kỹ thuật trông cây trong các mô hình
Trồng trong khoảng tháng ba đến tháng năm trong năm, vào những ngày râm
mát hoặc có mưa; Trồng dưới tán rừng hoặc nơi có cây che bóng, trên đất còn tốt;
Trước khi trồng, phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1m, chú ý chừa
cây để làm giá đỡ cho các loài cây leo; Hố đào kích cỡ 40x40x40cm hoặc
50x50x50cm, bón lót 0,5kg phân chuồng hoai mục và 0,1kg supe lân cho mỗi hố; Mật
độ trồng: 1.500 cây/ha, cự ly 4x4m; Cách trồng: Mỗi hố đặt cây, lấp đất đầy, giậm
chặt rồi tiếp tục lấp cao hơn miệng hố 4-5cm; Chăm sóc: 2-3 lần/năm, phát cây cỏ
xâm lấn và vun xới quanh gốc đường kính 0,5m, kết hợp bón phân NPK.
12.2.7.Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây trông
a. Ngoại nghiệp

11



Đối với mỗi loài cây trồng, sau khi đã đạt những tiêu chuẩn nhất định về cây
giống, được đề tài tiến hành trồng tại các mô hình theo các kỹ thuật lâm sinh phù hợp,

Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng được theo dõi theo định kỳ và đánh
giá dựa trên các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ cây sống, chiều cao (dài) của chồi chính, số
chồi/cây, số chồi cấp 2/cây, tỷ lệ cây có hoa, quả.
b. Nội nghiệp
Cách thức tiến hành gồm: Lập số theo dõi, thu thập số liệu định kỳ. Các nhân
tố nghiên cứu được tính bằng công thức các sau:
-

Tỷ lệ sống của cây con =

*100%

-

Tỷ lệ cây có chồi cấp 2 =

-

Tỷ lệ cây có 2 chồi trở lên =

*100%

*100%

13. Tiến độ thực hiện đề tài
TT


a
1

Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực hiện
(các mốc đánh giá chủ yếu)
b
Xây dựng kế hoạch năm

2

Xây dựng vườn lưu giữ
giống 3,0 ha cho 03 loài:
Kim giao, Sến mật, Gù
hương

-

Khảo nghiệm hiện trường,
thiết kế và bố trí thí nghiệm

Sản phẩm
phải đạt

c

Thời gian Người, cơ quan
(bắt đầu,
thực hiện

kết thúc)
d

e

Kế hoạch

11/2012

Bản thiết kế

01/2013

Phòng Khoa học
và HTQT

03 ha

02/2013

Chủ nhiệm và
các cá nhân thực
hiện đề tài

-

Xử lý thực bì

-


Đào hố 50 x 50 x 50 cm

4.998 hố

02 đến
03/2013

Nt

-

Vận chuyển và bón phân

4.998 hố

03/2013

Nt

12


-

Rải đào thuốc mối

4.998 cây

03/2013


Nt

-

Chỉ đạo trồng vườn lưu giữ
giống

03 ha

04/2013

Nt

-

Vận chuyển và trồng

4.998 cây

04/2013

Nt

-

Trồng dặm

Thực tế

06 đến

11/2013

Nt

-

Chăm sóc năm thứ nhất

4.998 cây

06 đến
07/2013

NT

-

Nghiệm thu hàng năm

03 ha, đủ diện tích,
chất lượng cây trồng
được đảm bảo

12/2013

Nt

-

Bảo vệ


03 ha, 4998 cây

03 đến
05/2013

Nt

-

Thu thập và xử lý số liệu

Số liệu

03 đến
12/2013

Nt

3

Viết báo cáo tổng kết năm
2013

Báo cáo

12/2013

Nt


14. Các lợi ích và tác động của kết quả nghiên cứu
a. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
-

Góp phần vào mục tiêu chung của thế giới về việc bảo tồn các loài thực vật quí
hiếm khỏi các nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
Lưu trữ nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu, khai thác và sử dụng bền
vững trong tương lai.

b. Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu
-

Làm cơ sở tiền đề phục vụ các chương trình bảo tồn nguồn gen các loài thực vật
quí hiếm nói riêng và các loài thực vật ở Tam Đảo nói chung.
Là cơ sở giúp lãnh đạo Vườn xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng nhằm bảo
tồn có hiệu quản các loài thực vật đặc hữu, quí hiếm tại Vườn.

c. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
Các khu bảo tồn nguồn gen đồng thời là các khu rừng đóng vai trò cung cấp
nguồn vật liệu giống cho các chương trình tái tạo vốn rừng trong tương lai. Đây là cơ
sở tiền đề để tiến tới mở rộng các chương trình trồng rừng, phục hồi rừng góp phần
lưu giữ các cây con, giống quí có giá trị cao đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội và
từng bước làm thoả mãn các nhu cầu ngày một tăng về các sản phẩm rừng của xã hội.
15. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra
13


-

Báo cáo chính thức: đầy đủ nội dung, bố cục hợp lý, trình bày rõ ràng có cơ sở

khoa học và thực tiễn, in ấn đẹp, câu văn mạch lạc.

-

Cây giống, mô hình trồng, quy trình kỹ thuật đầy đủ nội dung, có tính khoa học
và khả thi.

Phần thứ hai
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương I
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÁC LOÀI NGHIÊN CỨU
III.1. Đặc điểm sinh thái loài Gù hương

14


III.1.1.

Đặc điểm khu vực phân bố

Ở Tam Đảo, Gù hương nằm trong đai khí hậu á nhiệt đới từ độ cao 900m trở
lên, trong các kiểu rừng gỗ xen lẫn tre nứa, tập trung chủ yếu ở sườn Đông và sườn
Tây của đỉnh Tam Đảo 1 và Tam Đảo 2. Như vậy theo qui luật phân hoá về yếu tố khí
hậu tại đây cho thấy loài Gù hương phân bố ở kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á
nhiệt đới núi thấp (nơi có kiểu khí hậu á nhiệt đới). Nơi có lượng mưa bình quân năm
từ 1600 – 3,000 mm. Nhiệt độ bình quân năm từ 18 – 23,7 độ, Nhiệt độ tối cao từ 33,1
– 41,5 , Nhiệt độ tối thấp tương đối từ - 0,2 – 3,2. Độ ẩm bình quân năm từ 81 – 87 %.
Lượng bốc hơi hàng năm từ 561 – 1040,1 mm
III.1.2.


Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có loài Gù hương phân bố

Tại những khu vực có phân bố Gù hương ở Tam Đảo mà chúng tôi điều tra
được thì Gù hương mọc xen lẫn với tre nứa, cùng một số loài cây thuộc họ Re
(Lauraceae), Họ Bứa (Clusiaceae), Họ Dẻ (Fagaceae), Họ Sến (Sapotaceae),... Ở
những khu vực này có xuất hiện kiểu rừng lùn trên đỉnh núi, đa số các cây đều có
chiều cao thấp, tán nhỏ. Tại các sườn của hai đỉnh Tam Đảo nơi có Gù hương phân bố
địa hình dốc rất khó khăn cho việc lập ô tiêu chuẩn để đo đếm, hơn nữa Gù hương
phân bố rải rác chỉ còn lại rất ít cá thể mọc lẫn trong quần thể rừng tự nhiên nơi đây.
Vì là kiểu rừng lùn trên đỉnh núi lên sinh trưởng của lâm phần nơi đây chịu ảnh hưởng
của yếu tố tiểu khí hậu, gió mạnh nên các cây sinh trưởng chậm. Cấu trúc rừng không
phân tầng rõ rệt.
III.1.3.

Đặc điểm tái sinh

Qua điều tra chúng tôi cũng xác định được khả năng tái sinh của Gù hương tại
các khu vực này rất kém, có thể do không còn nhiều cây mẹ gieo giống (nhiều cây to
đã bị chặt trước đây, các cây còn lại quá nhỏ chưa đến tuổi ra hoa kết quả) nên hầu
như không bắt gặp cây con tái sinh ở khu vực này.
III.2. Đặc điểm sinh thái loài Sến mật
III.1.4.

Đặc điểm phân bố loài Sến mật

Để đánh giá hiện trạng phân bố tại rừng tự nhiên và thống kê số lượng các cây
Sến có đường kính lớn (D1.3> 60 cm) tại vườn quốc gia Tam Đảo, chúng tôi tiến hành
lập các tuyến điều tra từ dưới lên đồng thời. Kết quả tổng hợp cho thấy Sến mật phân
15



bố tại 9 xã ở cả hai Sườn Đông và Tây của Dãy núi Tam Đảo. Ở Sườn Đông là các xã
Hoàng Nông, Phú Xuyên, Mỹ Yên của Huyện Đại Từ - Thái Nguyên và Sườn Tây là
Các Xã Đại Đình, Đạo Trù của Huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Xã Ninh Lai, Thiện Kế,
Hợp hoà, Kháng nhật của Huyện Sơn Dương - Tuyên Quang.
Về đai phân bố thì Sến mật ở Tam Đảo phân bố từ độ cao 100m – 1.350m so
với mặt nước biển. Như vậy theo qui luật phân hoá về khí hậu theo độ cao ở Tam Đảo
thì loài Sến mật có phân bố ở cả hai đai khí hậu là khí hậu nhiệt đới (đặc trưng là rừng
kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới) và khí hậu á nhiệt đới (đặc trưng là rừng kín
thường xanh á nhiệt đới núi thấp).. Cây Sến có đường kính lớn nhất tại vị trí 1,3 m là
320cm.
Hơn nữa, Trên toàn Vườn có số lượng cây Sến có đường kính lớn từ 60cm trở
lên không còn nhiều, theo thống kê thì chỉ còn 63 cây. Đây là nguồn gen cần được
theo dõi, quản lý chặt chẽ vì các cây này rất dễ bị xâm hại.
Kết quả mô tả phẫu diện và phân tích các chỉ tiêu lý – hoá tính (phụ biểu 2a,b),
chúng tôi đi đến kết luận về thành phần cơ giới của đất tại khu vực có loài Sến mật
phân bố trong rừng tự nhiên ở Vườn quốc gia Tam Đảo chúng tôi thấy đất ở các khu
vực này có một số đặc điểm chính như sau:








Đất hơi chua
Hàm lượng mùn ở mức trung bình.
Đạm ở mức trung bình.
Lượng P2O5 nghèo.

K2O5 dễ tiêu ở mức trung bình
Các chỉ tiêu còn lại cũng ở mức trung bình.
Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.

Nhân tố đất rất quan trọng và nó quyết định sự sinh tồn, sự sinh trưởng và phát
triển của tất cả các loài động, thực vật. Đất không chỉ là giá thể nâng đỡ cây mà nó
còn là môi trường sống, nó có mối quan hệ, tác động và trao đổi với cây trồng . Đồng
thời đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, muối khoáng,... cho cây. Nếu xét trong cùng
một điều kiện khí hậu thì đất là nhân tố quyết định sự phân bố, khả năng sinh trưởng,
phát triển và tính ổn định của cả quần thể rừng nói chung và của từng cá thể cây rừng
nói riêng.

16


III.1.5.

Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có loài Sến mật phân bố

Các loài sinh vật trong hệ sinh thái đều có mối quan hệ gắn bó và tác động qua
lại với nhau, sự tồn tại hay diệt vong của một bộ phận hay nhóm sinh vật này đề liên
quan đến sự tồn tại hay diệt vong của các bộ phận hay nhóm sinh vật khác. Mối quan
hệ của các sinh vật rừng có thể là mối quan hệ trực tiếp hặc gián tiếp thông qua sự
biến đổi của hoàn cảnh sống. Mối quan hệ đó có thể là cạnh tranh sinh tồn hay hỗ trợ
nhau. Để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo chúng tôi tiến hành nghiên
cứu mối quan hệ giữa loài Sến mật với các loài thực vật khác và thành phần của hệ
sinh thái rừng.
a. Sinh trưởng của tầng cây cao trong lâm phần rừng tự nhiên có loài Sến mật
phân bố
Qua điều tra thực địa chúng tôi thu được kết quả như sau: Các trạng thái rừng

tự nhiên có loài Sến mật phân bố đề thuộc trạng thái rừng III A3 đến III B nằm ở độ
cao từ 450 m trở lên (tức là nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia
Tam Đảo). Từ kết quả điều tra ô tiêu chuẩn và tiến hành tính toán trữ lượng cho từng
ô tiêu chuẩn sau đó tính ra trữ lượng trên ha tại hai đai độ cao < 700 m và > 700 m.
Kết quả điều tra tại đai cao < 700 m
Bảng 1: Trữ lượng ô tiêu chuẩn và trữ lượng lâm phần tại các ÔTC < 700 m
Ô Tc

Số loài cây/ Ô TC

Trữ lượng Ô TC
Trữ lượng lâm phần
(m3)
(m3/ha)
01
35
64.82
324.10
02
50
85.06
425.30
03
47
72.81
364.07
04
35
80.92
404.60

3
Trữ lượng gỗ các ô tiêu chuẩn theo thứ tự là: 324.1 m /ha; 425.3 m3/ha; 364
m3 /ha và 404.6 m3/ha. Công thức tổ thành tầng cây cao trong 4 ô tiêu chuẩn dưới 700
m tại khu vực nghiên cứu là:
Ô tiêu chuẩn 01: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 119 cây của 35 loài. Công thức tổ
thành là : Cánh kiến (23.5); Mãi táp (9.24); Giẻ gai (4.2); Trám trắng (4.2); Sến
(3.36); Côm trâu (3.36); Nanh chuột (3.36); Trâm sừng (3.36).
Ô tiêu chuẩn 02: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 130 cây của 50 loài. Công thức tổ
thành là: Thị rừng (13.07); Gội (9.23); Trâm sừng (7.7); Kháo vàng (7.7); Mạ sưa
(4.61); Nhọc (3.84); Đại phong tử (3.07); Mãi táp(3.07); Giẻ cuống (2.3); Vỏ mản
(2.3); Kháo (2.3).

17


Ô Tiêu chuẩn 03: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 130 cây của 47 loài. Công thức tổ
thành là : Gội (8.46); Trường kiện (7.69); Kháo vàng (7.69); Bứa (6.92); kháo (6.92);
Máu chó (5.38); Đại phong tử, Xoan đào (3.84); bời lời, Sp (3.07).
Ô tiêu chuẩn 04: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 66 cây của 35 loài. Công thức tổ
thành là: Kháo vàng (12.12); Mạ sưa, Bùm bụp, Vải thiều rừng (6.06); Thị rừng, trẩu (
4.54); Sấu, Sồi phảng, Táu muối, Thôi ba, Vỏ mản, Ba soi, bời lời lá bạc, chân chim,
Côm giấy, Dung, Ngát (3.03).
Như vậy trong công thức tổ thành chỉ có ô tiêu chuẩn 1 là Sến mật có tên trong công
thức tổ thành chính của quần thể rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
Kết quả điều tra tại đai cao > 700 m:
Bảng 2:Trữ lượng ô tiêu chuẩn và trữ lượng lâm phần tại các ÔTC > 700m
Ô Tc

Số loài cây/ Ô TC


01
45
02
53
03
42
04
36
Công thức tổ thành:

Trữ lượng Ô TC
(m3)
67.81
48.06
69.09
31.25

Trữ lượng lâm phần
(m3/ha)
339.05
240.3
345.45
156.26

Ô tiêu chuẩn 1:
Tổ thành theo số lượng cá thể:
14 Lá nến. 8 Gội. 7 Ngát. 5 Mãi táp. 5 Lọng bàng. 5 Bứa. 5 Đải. 4 Trẩu. 4 Chò nâu.
3 Vàng dành. 3 Re bầu. 3 Mán đỉa. 3 Hoàng mang
Công thức thành theo trữ lượng:
27,5 Sến mật.4,55 Xoan nhừ.4,23 Chò nâu.3,73 Gội3,07 Đải.2,48 Ngát. 2,37

Lọngbàng.2,11 Trẩu.1,88 Táu muối. 1,85 Bứa. 1,68 Lá nến
Ô tiêu chuẩn 2
Tổ thành theo Số lượng cá thể:
21 Máu chó lá nhỏ. 4 Hồng mang. 4 Gội. 3 Vạng trứng.3 Vải rừng. 3 Sến mật.
3 Ngát.3 Mãi táp trơn. 2 Vỏ mản. 2 Thiều rừng. 2 Trường kiện.2 Táu muối.2 Sồi.
2 Sảng. 2 Nhọc lá to.2 Mạ sa hải nam. 2 Kháo lòng trứng. 2 Gội nếp. 2 Chòi mòi. 2 Chè rừng. 2
Bứa. 2 Đải
18


Tổ thành theo trữ lượng:
5,93 Vải rừng. 5,01 Hồng mang. 4,81 Xoan nhừ. 3,08 Máu chó lá nhỏ. 2,85 Ngát.
2,65 Sồi. 2,27 Gội nếp. 2,04 Ràng ràng. 1,76 Trường kiện. 1,53 Mãi táp trơn.
1,38 Vỏ mản. 1,28 Vạng trứng.1,28 Chay lá mít. 1,21 Kháo. 1 Vải thiều rừng.
0,99 Nhọc lá to. 0,96 Sảng
Ô tiêu chuẩn 3:
Tổ thành theo số lượng cá thể:
19 Kháo lá bạc. 14 Bứa. 6 Nhọc lá to. 6 Kháo. 5 Thị rừng. 5 Thừng mực mỡ.
4 Re bầu. 4 Bời lời lá bạc. 4 Đại phong tử. 3 Sến mật. 3 Ngát. 3 Kháo lông
Tổ thành theo trữ lượng:
35,67 Kháo lá bạc. 6,17 Vải thiều rừng. 4,76 Trắc vàng.3,19 Ngát. 2,88 Bứa.
2,55 Bời lời lá bạc. 1,7 Sến mật. 1,66 Chay lá khế
Ô tiêu chuẩn 4:
Tổ thành theo số lượng cá thể:
18 Kháo. 9 Máu chó. 9 Nhọ nồi. 9 Chạ thị. 6 Ngát. 6 Sồi. 5 Táu. 5 Hồng rừng.
4 Táu muối. 3 Cào hái
Tổ thành theo trữ lượng:
5,47 Sồi. 4,41 Sồi đỏ. 2,79 Táu. 2,72 Kháo. 2,26 Sến mật. 1,88 Chua chát.
1,43 Ngát. 1,27 Táu muối. 1,24 Hồng rừng. 1,21 Nhọ nội.
0,97 Thiều rừng. 0,95 Cứt ngựa. 0,88 Đái bò

Khi nghiên cứu phẫu đồ đứng kết hợp với các kết quả điều tra chúng tôi nhận
thấy loài Sến mật chiếm tầng vượt tán của quần thể rừng tự nhiên tại khu vực nghiên
cứu. Như vậy Sến mật là loài gỗ lớn, phân bố trong rừng tự nhiên và chiếm tầng tán
trên của rừng với các loài cây chủ yếu là: Gội, Kháo, Thị rừng, Giẻ, Trâm sừng, Mạ
sưa, Cánh kiến.
19


III.1.6.

Đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên có loài Sến mật phân bố

Đặc biệt trong toàn bộ 16 ô điều tra đều không thấy có loài Sến tái sinh dưới
tán rừng. Như vậy việc nghiên cứu và tìm ra lý do ảnh hưởng đến khả năng tái sinh
của loài Sến mật tại các khu vực này cần được tập trung nhiều hơn. Bởi tái sinh là một
đặc trưng của hệ sinh thái rừng nhằm làm cho rừng phát triển liên tục, ngày càng bền
vững và đa dạng hơn về loài và tổ thành. Tái sinh quyết định chiều hướng phát triển
của rừng cũng như chất lượng rừng ở các thế hệ tiếp theo. Vì vậy nếu một loài nào đó
không có tái sinh thì loài đó sẽ sớm muộn bị tuyệt chủng một khi toàn bộ thế hệ cây
già bị chết đi.
Từ kết quả trên chúng tôi thấy phần lớn cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt trong đó
số cây có chất lượng sinh trưởng tốt và có chiều cao > 2m chiếm số lượng tương đối
nhiều (vì các cây này có nhiều khả năng sinh trưởng, phát triển để tham gia vào tầng tán
rừng khi chiều cao của chúng đã vượt qua chiều cao của tầng cây bụi, thảm tươi).
III.3. Đặc điểm sinh thái loài Kim giao
III.1.7.

Đặc điểm phân bố của loài Kim giao

Theo kết quả điều tra phân bố của loài Kim giao tại rừng tự nhiên của Vườn

quốc gia Tam Đảo thì Kim giao phân bố từ độ cao trên 700 m đến 1500m, ở khu vực
rừng Thiện Kế, Hợp Hòa. Như vậy theo qui luật phân hoá về yếu tố khí hậu tại đây cho
thấy loài Kim giao này phân bố ở kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi
thấp (nơi có kiểu khí hậu á nhiệt đới).
Kết quả mô tả phẫu diện và phân tích các chỉ tiêu lý - hoá tính, thành phần cơ
giới của đất tại khu vực có loài Kim giao phân bố trong rừng tự nhiên ở Vườn quốc
gia Tam Đảo chúng tôi thấy đất ở các khu vực này có một số đặc điểm chính như sau:


Đất chua



Hàm lượng mùn ở mức trung bình.



Đạm ở mức trung bình.



Lượng P2O5 trung bình.



K2O5 dễ tiêu ở mức trung bình



Thành phần cơ giới thịt trung bình.

20


III.1.8.

Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có loài Kim giao phân bố

a. Sinh trưởng của tầng cây cao trong lâm phần rừng tự nhiên có loài Kim
giao phân bố.
Qua điều tra thực địa chúng tôi thu được kết quả như sau: Các trạng thái rừng
tự nhiên có loài Kim giao phân bố đều thuộc trạng thái rừng IIB đến III A2 nằm ở độ
cao từ 850m trở lên (tức là nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia
Tam Đảo). Từ kết quả điều tra ô tiêu chuẩn và tiến hành tính toán trữ lượng cho từng
ô tiêu chuẩn sau đó tính ra trữ lượng trên ha, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3:Trữ lượng ô tiêu chuẩn và trữ lượng lâm phần
Ô Tc

Số loài cây/ Ô TC

Trữ lượng Ô TC
Trữ lượng lâm phần
(m3)
(m3/ha)
01
16
17.95
89.75
02
11
7.34

36.7
03
14
6.055
30.275
04
33
20.29
101.45
Công thức tổ thành tầng cây cao trong 4 ô tiêu chuẩn điều tra tại khu vực nghiên cứu là:
Ô tiêu chuẩn 01: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 23 cây của 16 loài. Công thức tổ
thành là :
Tổ thành theo số lượng cá thể: 0.4 Trắc vàng, 0.2 Na rừng, 0.2 Kháo nhặm, 0.2 Kháo
lá to, 0.2 Cứt ngựa..
Tổ thành theo trữ lượng: 0.95 Na rừng, 0.27 Kháo nhặm, 0.22 Trắc vàng..
Ô tiêu chuẩn 02: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 20 cây của 11 loài.
Công thức tổ theo số lượng cá thể: 0.5 Trâm trai, 0.3 Cứt ngựa, 0.3 Sồi, 0.2 Trâm
Công thức tổ thành theo trữ lượng: 2.16 Sồi, 1.67 Cứt ngựa…
Ô Tiêu chuẩn 03: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 19 cây của 14 loài.
Công thức tổ thành theo số lượng cá thể: 0.3 Mắc niễng, 0.2 Bản xe, 0.2 Nanh vàng,
0.2 Sồi..
Công thức tổ thành theo trữ lượng: 1.6 Sồi bốp, 1.2 Sồi, 0.5 Nanh vàng, 0.5 Bản xe,
0.4 Mắc niễng..
Ô tiêu chuẩn 04: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 47 cây của 33 loài.
Công thức tổ thành theo số lượng cá thể: 0.6 Kháo, 0.2 Bản xe, 0.2 Kim giao, 0.2
Côm, 0.2 Kháo vòng, 0.2 Nhọc, 0.2 Trâm trai, 0.2 Vải rừng, 0.2 Xoan đào

21



Công thức tổ thành theo trữ lượng: 3 Trường kiện, 2.5 Dái ngựa, 2.4 Sồi cau, 2.3
Côm, 1.8 Xoan đào, 1.7 Kháo, 1.3 Vải rừng, 0.8 Gội nếp
Nhận xét: Trong công thức tổ thành chỉ có ô tiêu chuẩn 4 là Kim giao có tên trong
công thức tổ thành chính của quần thể rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. Tuy
nhiên ở tổ thành theo trữ lượng cũng không có Kim giao. Như vậy có thể thấy rằng
Kim giao còn số lượng rất ít và chỉ còn lại cây nhỏ, cây tái sinh.
III.1.9.

Đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên có loài Kim giao phân bố.

Tái sinh là một hình thái đặc trưng của hệ sinh thái rừng nhằm làm cho rừng
phát triển liên tục, ngày càng bền vững và đa dạng hơn về loài và tổ thành. Tái sinh
quyết định chiều hướng phát triển của rừng cũng như chất lượng rừng ở các thế hệ tiếp
theo. Kết quả điều tra tái sinh tại 16 ô tiêu chuẩn dạng bản diện tích 25 m 2 tại cho thấy
có tới 41 loài tái sinh dưới tán rừng (phụ biểu 7). Tổ thành các loài cây tái sinh trong
mỗi ô có sự khác biệt rõ rệt, chỉ có một vài loài như Đải, Kháo vàng… là đều có mặt
ở cả 4 ô tiêu chuẩn. Như vậy nếu theo chiều hướng tái sinh này thì thế hệ sau của rừng
tự nhiên nơi có loài Kim giao phân bố tổ thành rừng sẽ có sự khác nhau.
Đặc biệt trong toàn bộ 16 ô điều tra, chỉ có ở ÔTC 4 là có loài Kim giao tái
sinh dưới tán rừng. Như vậy việc nghiên cứu và tìm ra lý do ảnh hưởng đến khả năng
tái sinh của loài Kim giao tại các khu vực này cần được tập trung nhiều hơn.
Bảng 4: Phân bố cấp chiều cao, chất lượng và nguôn gốc cây tái sinh.
Ô

Chiều cao (m)

Sinh trưởng

Nguồn gốc


TC

<1

1-1.9

>2

Tốt

TB

Xấu

Hạt

Chồi

1

5

21

7

26

6


1

27

6

2

13

15

7

28

7

0

34

1

3

6

21


7

25

3

6

32

2

4

10

18

8

22

7

7

36

0


Tổng

34

75

29

101

23

14

129

9

Từ kết quả trên chúng tôi thấy hầu hết cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt trong đó
số cây có chất lượng sinh trưởng tốt chiếm số lượng tương đối nhiều (vì các cây này

22


có nhiều khả năng sinh trưởng, phát triển để tham gia vào tầng tán rừng khi chiều cao
của chúng đã vượt qua chiều cao của tầng cây bụi, thảm tươi

Chương II
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VƯỜN LƯU GIỮ GIỐNG CÁC LOÀI
KIM GIAO NÚI ĐẤT, SẾN MẬT, GÙ HƯƠNG

II.1. Đặc điểm của thảm thực vật
III.1.10.

Đặc điểm thành phần loài

Toàn cảnh khu vực nghiên cứu có hiện trạng phục hồi rừng tương đối tốt, xung
quanh khu vực nghiên cứu phần lớn là rừng non. Đất ở đâycó mức độ thoái hoá trung
bình, độ dốc 10 - 200, sau khi bị khai thác kiệt, rồi bị bỏ hoang hoá đã hình thành nên
thảm thực vật cao.
Thành phần thực vật phong phú 73 loài thuộc 69 chi và 44 họ. Thực vật cây gỗ
tiên phong, ưa sáng có 31 loài thuộc 25 họ, như: Muối, Na rừng, Bồ cu vẽ, Ba soi, Me
rừng, Bộp lông, Hoắc quang, Nhựa ruồi, Lành ngạnh, Nhội, Găng gai, Bứa…, chúng
tôi còn gặp thêm một số loài cây gỗ có giá trị kinh tế, thường đựơc phân bố ở tầng cây
gỗ khi thành rừng: Sau sau (Liquidambar formosana), Thừng mức trâu (Wrightia
pubescens), Dẻ gai (Castanopsis indica), Trám chim (Canarium parvum), Thị
(Diospyros sp.), Sòi tía (Sapium discolor), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata), Hậu
23


phác (Cinnamomum iners), Re xanh (C. tonkinensis), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa),
Cứt ngựa (Archidendron balansae), Chè vằng (Jasminum subchiplinerve)…
Thành phần cây bụi ít về số loài, phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu là
Mua, nhưng có tới 3 loài mua xuất hiện ở đây: Mua thường (Melastoma normale),
Mua bà (M. sanguineum), Mua tép (Osbeckia chinensis); họ Cà phê (Rubiaceae) 2
loài Lấu: Lấu bà (Psychotria balansae), Lấu (P. silvestris); họ Trôm (Sterculiaceae)
…, tuy nhiên số các thể không nhiều.
Độ che phủ của thảm tươi khoảng 15%, thành phần cây thảo nghèo nàn, phần
lớn các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae), họ Táo (Rhamnaceae)…, vài loài Thông đất và Dương xỉ như: Thạch
tùng sóng (Huperzia carinata), Bòng bong (Lygodium flexuosum, L, japonicum).

Loài ưu thế: Sau sau (Liquidambar formosana) + Trám chim (Canarium
parvum) + Sòi tía (Sapium discolor) + Dẻ gai (Caatanopsis indica)
III.1.11.

Thành phần dạng sống

Có tất cả 5 nhóm dạng sống cơ bản: Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch), cây chồi
nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), và cây sống 1 năm (Th), nhóm cây chồi trên đất (Ph).
Trong kiểu thảm này, nhóm (Ph) chiếm ưu thế 53 loài (chiếm 72,7% tổng số loài),
trong đó: Cây có chồi trên đất nhỡ và lớn (MM) 8 loài, là những cây có chiều cao
>8m, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, thường tồn tại ở tầng trên của rừng bao
gồm: Sau sau, Trám chim, Nhội, Ràng ràng xanh, Màng tang, Mắt trâu, Ngát; Cây có
chồi nhỏ trên đất (Mi) có 23 loài, chủ yếu là cây tiên phong, ưa sáng, sống tạm cư, có
chiều cao từ 2-8m bao gồm: Muối, Na rừng, Nhựa ruồi, Bứa, Thị, Bồ cu vẽ, Ba soi,
Mua bà, Tháu kén lông; Cây chồi lùn trên đất (Na) có 12 loài, chiếm 16,4% tổng số
loài. Số loài của các nhóm Ch, He, Th, Cr cũng không nhiều, phần lớn là các loài
trong các họ Cỏ, họ Dương xỉ.
Như vậy, với tuổi phục hồi trên, trạng thái này gần như đã hồi phục thành rừng
(độ tàn che của cây gỗ: 0,2đoạn này là MM và Mi. Đây chính là xu hướng phát triển của thực vật phải thích nghi
dần khi điều kiện sống thay đổi.
24


III.1.12.

Cấu trúc các trạng thái thảm thực vật

Cấu trúc hình thái của kiểu thảm tương đối phức tạp, về cơ bản vẫn thành 2
tầng chính: tầng cây gỗ, cây tái sinh tự nhiên, cây bụi và thảm tươi.

Trong tầng cây gỗ, có sự phân chia thành 3 cấp chiều cao:
+ Cấp chiều cao 3,0 – 6,5m: Bao gồm những loài có tinh vượt trội về chiều cao trong
kiểu thảm, thường là cây tiên phong, ưa sáng và cây chịu bóng, có giá trị kinh tế, có thời
gian sống lâu như: Sau sau, Ba soi, Trám chim, Nhội, Dẻ gai, Dung lá thon, hải đường…
Tuy nhiên, mật độ các loài này không cao 333 cây/ha; HTB: 4,42 m; DTB: 5,5 cm.
+ Cấp chiều cao 2,0 – 3,0m: Chủ yếu là cây tái sinh đang phát triển mạnh, nhiều cây
lớn: Muối, Na rừng, Me rừng, Re xanh, Vót vàng nhạt, Găng gai, Thị, Bồ cu vẽ, Ba
soi, Sòi tía, Bời lời vòng, Cứt ngựa, Mua bà… Cấp chiều cao này có mật độ cây nhiều
nhất 1100 cây/ha, HTB: 2,57m; DTB: 3,1 cm.
+ Cấp chiều cao 0,5 – 2m bao gồm: Cây bụi và cây tái sinh còn nhỏ. Cây bụi ở đây có
chiều cao khoảng 0,8 đến 1,8m như: Lấu, Lấu bà, Tháu kèn hoa đực, Tháu kèn lông,
Trè rừng, số lượng không nhiều mọc rải rác. Mật độ cây tái sinh thấp 633 cây/ha,
HTB: 1,7 m; DTB: 2,0 cm. Cây gỗ của 3 cấp chiều cao mọc tương đối tập chung nên
độ tàn che 0,2 < k < 0,3.
Thảm tươi với thành phần nghèo nàn, phân bố thành cụm, thường ở những chỗ
chưa có sự khép tán của tầng cây gỗ, có nhiều ánh sáng. Phần lớn là các loài: Tứ thu
hồng, Mía dò, Cỏ mần trầu, Cỏ chỉ, Cỏ tranh, Dương xỉ. Một vài loài dây leo như:
Dây cậm cang, Bìm bìm hoa trắng, Bìm bìm hoa vàng,..v.v.
III.1.13.

Hiện trạng tái sinh tự nhiên trong các trạng thái thảm thực vật

III.1.13.1.

Tổ thành loài trong lớp TSTN

+ Cây tầng cao >2.5m có 14 loài , là những cây gỗ nhỡ, phát triển ở pha đầu của diễn
thế theo chiều hướng đi lên. Tổ thành cây gỗ chính ở tầng cao này là :1.6 sau sau + 0.7
Trám chim + 1.3 lành ngạnh + 0.6 Thị + 0.6 Thấu tấu + 1.2 Ba soi + 1 Sòi tía + 1 Bời
lời.


25


×