BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------
NGUYỄN THANH LUẬT
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
TP. HCM – NĂM 2015
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------
NGUYỄN THANH LUẬT
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ CAO THANH
TP. HCM – NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam đoan luận văn “ Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dƣơng ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung
thực và chính xác. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao
chép của bất kỳ luận văn nào và chƣa đƣợc trình bày hay công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
TP.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Luật
i
LỜI CẢM TẠ
***
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này tôi đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trƣờng Đại học Tài chính –
Marketing.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô trƣờng Đai học Tài chính
– Marketing, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học
tập tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Cao Thanh đã dành nhiều thời
gian, tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi cũng xin cám ơn Ông Phạm Ngọc Ẩn – Chánh văn phòng thị ủy
Dĩ An; Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Phó chủ tịch Liên Đoàn Lao động và Ông Đặng
Thành Vinh – Chi hội trƣởng Hội doanh nghiệp trẻ thị xã Dĩ An; các anh, chị và ban
lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Dĩ An đã tạo điều kiện cho tôi điều tra
khảo sát để có dữ liệu viết luận văn.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những ngƣời đã giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thanh Luật
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ............................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ xi
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... xii
CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.2.1.
Mục tiêu chung ........................................................................................2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu .....................................................................................4
1.6. Kết cấu luận văn .................................................................................................5
CHƢƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................6
2.1. Tồng quan cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .........................6
2.1.1.
Khái niệm cạnh tranh ...............................................................................6
2.1.2.
Khái niệm năng lực cạnh tranh ................................................................7
2.1.3.
Tính tất yếu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh ................................8
2.2. Các quan điểm về DNNVV ...............................................................................9
2.2.1.
Quan điểm xác định DNNVV trên thế giới .............................................9
2.2.2.
Quan điểm xác định DNNVV tại Việt Nam ..........................................11
iii
2.2.3.
Những lợi thế DNNVV ..........................................................................12
2.2.4.
Những hạn chế DNNVV........................................................................13
2.3. Giới thiệu một số nghiên cứu trƣớc đây ..........................................................14
2.3.1.
Một số nghiên cứu trên thế giới .............................................................14
2.3.2.
Một số nghiên cứu trong nƣớc ...............................................................15
2.4. Các yếu tố năng lực cạnh tranh của DNNVV tại thị xã Dĩ An ........................19
2.4.1.
Năng lực quản lý và điều hành ..............................................................19
2.4.2.
Năng lực tài chính ..................................................................................19
2.4.3.
Năng lực công nghệ ...............................................................................20
2.4.4.
Năng lực nguồn nhân lực .......................................................................21
2.4.5.
Năng lực marketing ...............................................................................21
2.4.6.
Sức mạnh năng lực thƣơng hiệu ............................................................22
2.4.7.
Năng lực cạnh tranh về giá ....................................................................23
2.4.8.
Năng lực đầu tƣ nghiên cứu và triển khai ..............................................24
2.4.9.
Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh ................................................24
2.5. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................25
Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................................26
CHƢƠNG 3:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................27
3.1. Khung phân tích ...............................................................................................27
3.1.2.
Lựa chọn các nhân tố quan trọng đối với NLCT của các DNNVV tại thị
xã Dĩ An ...............................................................................................................28
3.1.3.
Xây dựng thang đo .................................................................................29
3.1.4.
Kiểm định độ tin cây của thang đo Cronbach’s Alpha ..........................30
3.1.5.
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis) ...........30
3.1.6.
Phân tích hồi quy bội .............................................................................31
iv
3.1.7.
Các kiểm định đƣợc sử dụng để dò tìm các vi phạm trong hồi quy bội 32
3.2. Thang đo ..........................................................................................................32
3.2.1.
Thang đo năng lực quản lý và điều hành ...............................................32
3.2.2.
Thang đo năng lực tài chính ..................................................................33
3.2.3.
Thang đo năng lực công nghệ ................................................................33
3.2.4.
Thang đo nguồn nhân lực ......................................................................34
3.2.5.
Thang đo năng lực marketing ................................................................34
3.2.6.
Thang đo năng lực sức mạnh thƣơng hiệu.............................................35
3.2.7.
Thang đo năng lực cạnh tranh giá ..........................................................35
3.2.8.
Năng lực nghiên cứu và triển khai .........................................................36
3.2.9.
Thang đo năng lực phát triển quan hệ kinh doanh.................................36
3.3. Thiết kế khảo sát ..............................................................................................37
3.3.1.
Kích thƣớc mẫu......................................................................................37
3.3.2.
Đối tƣợng khảo sát .................................................................................37
3.3.3.
Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................37
3.3.4.
Xử lý số liệu khảo sát ............................................................................38
Kết luận chƣơng 3 .........................................................................................................38
CHƢƠNG 4:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ THẢO LUẬN .......................................39
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ...............................................................................39
4.1.1.
Thống kê về thông tin Ngành nghề........................................................39
4.1.2.
Thống kê về thông tin Chức vụ .............................................................39
4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ....................................40
4.2.1.
Thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hƣởng đến NLCT của các
DNNVV tại Thị xã Dĩ An .....................................................................................40
4.2.2.
Thang đo đo lƣờng năng lực cạnh tranh hiện tại của Doanh nghiệp .....44
v
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................44
4.3.1.
Thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hƣởng đến NLCT của các
DNNVV tại Thị xã Dĩ An .....................................................................................44
4.3.2.
Thang đo đo lƣờng năng lực cạnh tranh hiện tại của Doanh nghiệp .....46
4.4. Kết quả phân tích hồi quy bội ..........................................................................46
4.5. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính .................53
4.5.1.
Kiểm định mối quan hệ tuyến tính ........................................................53
4.5.2.
Kiểm định phƣơng sai của phần dƣ không đổi ......................................53
4.5.3.
Kiểm định về phân phối chuẩn phần dƣ ................................................54
4.5.4.
Kiểm dịnh về tính độc lập của sai số .....................................................56
4.5.5.
Kết luận ..................................................................................................56
4.6. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh theo phƣơng pháp Thonpson Strickland ...................................................................................................................57
4.6.1.
Tầm quan trọng của các nhân tố đối với năng lực cạnh tranh của các
DNNVV tại thị xã Dĩ An .......................................................................................57
4.6.2.
Đánh giá của các Doanh nghiệp về năng lực cạnh tranh của các
DNNVV tại thị xã Dĩ An .......................................................................................59
4.7. Kết luận kết quả nghiên cứu ............................................................................60
4.7.1.
Phân tích kết hợp giữa mức độ ảnh hƣởng và tầm quan trọng của các
nhân tố đối với năng lực cạnh tranh của các DNNVV ..........................................60
4.7.2.
Kết luận về năng lực cạnh tranh của DNNVV tại thị xã Dĩ An ............61
Kết luận chƣơng 4 .........................................................................................................65
CHƢƠNG 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................66
5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................................66
5.1.1.
Tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại Thị Xã
Dĩ An – Tỉnh Bình Dƣơng .....................................................................................66
vi
5.1.2.
Dự báo phát triển tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020
...............................................................................................................67
5.1.3.
Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV tại thị xã Dĩ
An – Tỉnh Bình Dƣơng ..........................................................................................67
5.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An....69
5.2.1.
Gia tăng năng lực quản lý và điều hành ................................................69
5.2.2.
Nâng cao năng lực tài chính ..................................................................70
5.2.3.
Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ ................................................72
5.2.4.
Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ....................................................73
5.2.5.
Nâng cao năng lực marketing ................................................................74
5.2.6.
Phát triển thƣơng hiệu ............................................................................75
5.2.7.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về giá .....................................76
5.2.8.
Giải pháp về mở rộng quan hệ trong kinh doanh ..................................78
5.2.9.
Các giải pháp khác cho từng nhóm ngành .............................................78
5.3. Những gợi ý đề xuất với Ủy ban nhân dân thị xã Dĩ An .................................81
5.4. Những đóng góp và hạn chế của luận văn .......................................................82
Kết luận chƣơng 5 .........................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................85
DANH MỤC PHỤ LỤC ...............................................................................................87
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1:
Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh ban đầu ...264
Hình 3.1:
Khung phân tích ..................................................................................27
Hình 3.2:
Mô hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh ..............................................29
Hình 4.1:
Đồ thị thể hiện sự phân tán của phần dƣ .............................................53
Hình 4.2:
Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa ................................................55
Hình 4.3:
Biều đồ tần số Q-Q Plot ......................................................................56
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:
Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừacủa một số quốc gia và
khu vực ..................................................................................................9
Bảng 2.2:
Quy định phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 90/NĐCP ........................................................................................................11
Bảng 2.3:
Phân loại doanh nghiệp theo số lƣợng lao động và quy mô vốn ........11
Bảng 2.4:
Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP 12
Bảng 3.1:
Thang đo năng lực quản lý và điều hành ............................................33
Bảng 3.2:
Thang đo năng lực tài chính ................................................................33
Bảng 3.3:
Thang đo năng lực công nghệ .............................................................34
Bảng 3.4:
Bảng thang đo nguồn nhân lực............................................................34
Bảng 3.5:
Thang đo năng lực marketing .............................................................35
Bảng 3.6:
Thang đo năng lực sức mạnh thƣơng hiệu ..........................................35
Bảng 3.7:
Thang đo năng lực cạnh tranh về giá ..................................................36
Bảng 3.8:
Thang đo năng lực nghiên cứu và triển khai .......................................36
Bảng 3.9:
Thang đo năng lực phát triển quan hệ kinh doanh ..............................37
Bảng 4.1:
Kết quả kiểm định độ tin cậy của các yếu tố độc lập ..........................40
Bảng 4.2:
Kết quả kiểm định độ tin cậy của 2 yếu tố độc lập sau khi bỏ các biến
rác ........................................................................................................43
Bảng 4.3:
Kết quả kiểm định độ tin cậy của biến phụ thuộc ...............................44
Bảng 4.4:
Kết quả kiểm định độ tin cậy của yếu tố MK sau khi loại biến ..........45
Bảng 4.5:
Kết quả kiểm định độ tin cậy của yếu tố MK sau khi loại biến MK3
.............................................................................................................45
Bảng 4.6:
Kết quả kiểm định R2 ..........................................................................48
ix
Bảng 4.7:
Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng bảng Anova ..........49
Bảng 4.8:
Kết quả phân tích hồi quy bội .............................................................50
Bảng 4.9:
Kết quả kiểm định hệ số R2 .................................................................50
Bảng 4.10:
Kết quả kiểm định sự phù hợp mô hình bằng bảng Anova .................51
Bảng 4.11:
Kết quả phân tích hồi quy bội .............................................................51
Bảng 4.12:
Kết quả hệ số R2 của mô hình hồi quy phụ .........................................54
Bảng 4.13:
Kết quả dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến
tính .......................................................................................................57
Bảng 4.14:
Trọng số của các yếu tố đối với năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã Dĩ An............................................58
Bảng 4.15:
Ma trận năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thị xã Dĩ An ..................................................................................60
Bảng 4.16:
Tổng hợp mức tác động và tầm quan trọng của các yếu tố năng lực
cạnh tranh ............................................................................................61
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA
: Analysis of Variance ( Phân tích phƣơng sai )
DN
: Doanh nghiệp
DNNVV
: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EFA
: Extraction Factor Analysis ( Phân tích nhân tố khám phá )
ISO
: Tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế
NLCT
: Năng lực cạnh tranh
R&D
: Nghiên cứu và triển khai
OSME
: Office of Small and Medium Enterprises Promotion ( Văn phòng quảng
bá doanh nghiệp nhỏ và vừa )
TPHCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
SIG
: Significace ( Ý nghĩa, sự quan trọng )
xi
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn tốt nghiệp “ Các yếu tố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại thị xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dƣơng” đƣợc thực hiện nhằm: xác định các yếu tố
ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thị xã Dĩ An;
đo lƣờng mức độ tác động và tầm quan trọng của các yếu tố năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa; đề xuất các nhóm giải pháp cùng với các kiến nghị đối với
nhà nƣớc về năng lực cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cho các Doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Thị xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020. Dựa trên vận dụng phƣơng
pháp “ma trận điểm” của Thompson – Strickland để xác định năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp kết hợp trao đổi với các trƣởng phó phòng, giám đốc các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại thị xã Dĩ An. Luận văn xác định đƣợc 9 yếu tố năng lực cạnh tranh của
DNNVV tại thị xã Dĩ An, đó là: i. Năng lực quản lý và điều hành; ii. Năng lực công
nghệ; iii. Năng lực nguồn nhân lực; iv Năng lực marketing; v. Sức mạnh thƣơng hiệu;
vi. Năng lực giá; vii. Năng lực tài chính; viii. Năng lực nghiên cứu và triển khai; ix.
Năng lực hợp tác phát triển. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng
thông qua phƣơng pháp thu nhập số liệu là sử dụng bảng câu hỏi điều tra với kích
thƣớc mẫu là 350. Thang đo đƣợc đánh giá thông qua phân tích Cronbach’s Anpha và
phân tích nhân tố để kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị. Các giả thuyết nghiên cứu đƣợc
kiểm định thông qua phƣơng pháp phân tích tƣơng quan hệ số Pearson và hồi quy
tuyến tính bội. Để đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố năng lực cạnh tranh của các
DNNVV tại thị xã Dĩ An, tác giả sử dụng phƣơng pháp ma trận đánh giá các nhân tố
nội bộ của Thompson– Strickland. Cuối cùng nghiên cứu trình bày các giải pháp dựa
trên phân tích trực tiếp các yếu tố năng lực cạnh tranh của DNNVV tại thị xã Dĩ An, từ
đó giúp cho ban lãnh đạo DNNVV đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trong tƣơng lai.
xii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị xã Dĩ An nằm ở trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc tỉnh
Bình Dƣơng. Thời gian qua với những cố gắng từ ban lãnh đạo Thị xã cũng nhƣ ngƣời
dân tại Dĩ An, thị xã đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể và vƣơn lên thành 1 trong
những huyện, thị, thành phố có tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong Tỉnh Bình Dƣơng
những năm qua. Song song đó sự đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao
của Dĩ An thuộc về các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang hoạt động trên địa
bàn. DNNVV có vai trò quan trọng trong công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho ngƣời lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển và đóng góp
vào ngân sách.
Do hiện nay DNNVV chiếm đại đa số trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt
động ở Việt Nam, có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân trong đó phải
kể đến vai trò huy động sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và nguồn lực đa dạng
tạo ra việc làm cho đại bộ phận lực lƣợng lao động trong nƣớc. Do đó ngày
30/06/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ – CP về Trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Triển khai thực hiện nghị định trên Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dƣơng đã ban
hành Kế hoạch Số: 3348/KH – UBND về Phát triển DNNVV tại tỉnh Bình Dƣơng giai
đoạn 2012 – 2015 nhằm hỗ trợ cho DNNVV phát huy mọi khả năng và nguồn lực đẩy
mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên do tình hình hội nhập kinh tế toàn
cầu hoá đang dần gỡ bỏ rào cản giữa các nƣớc nhƣ hiện nay, DNNVV tại Việt Nam
nói chung và DNNVV tại Thị xã Dĩ An nói riêng, đang và sẽ đối mặt nhiều thách thức
cũng nhƣ cơ hội phát triển trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế , không chỉ cạnh tranh
đối với các đối thủ trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc
ngoài xâm nhập vào thị trƣờng của mình. Trƣớc những ảnh hƣởng sâu và rộng đó
nhiều DNNVV tại thị xã Dĩ An đã không thể tồn tại lâu dài, để lại nhiều tồn thất to lớn
cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và tại thị xã Dĩ An nói riêng.
1
DNNVV hiện nay tại Thị xã Dĩ An tuy đông vế số lƣợng nhƣng vẫn còn nhiều
mặc hạn chế nhƣ: năng lực tài chính, phạm vi hoạt động, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ
không ổn định, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị còn yếu kém… chƣa tạo
đƣợc mối liên kết trong và ngoài cũng nhƣ đối với các doanh nghiệp lớn trong quá
trình tiêu thụ và sản xuất sản phẩm.
Chính từ các yếu tố trên, vấn đề xác định các yếu tố năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhằm đƣa ra giải pháp gia tăng năng lực cạnh tranh cho các DNVVN là
vô cùng cần thiết về cả lý luận và thực tiễn.
Từ đó nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin thêm cho các nhà quản trị hiểu rõ
thêm về những yếu tố quyết định đối với việc phát triển một doanh nghiệp, định hƣớng
xây dựng năng lực nhiều giá trị tích cực nhằm tạo ra môi trƣờng kinh doanh bền vững
cho doanh nghiệp hơn. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài : “Các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thị xã Dĩ
An, Tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố năng lực cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thị xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dƣơng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng năng lực canh tranh của các DNVVN tại thị
xã Dĩ An có mục tiêu nhƣ sau:
-
Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Thị xã Dĩ An.
-
Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng các yếu tố năng lực cạnh tranh đến doanh nghiệp
nhỏ và vừa
-
Đề xuất các nhóm giải pháp cùng với các kiến nghị đối với nhà nƣớc về năng
lực cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Thị xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020.
2
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau đây:
i).
Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở thị xã Dĩ An?
ii). Sử dụng phƣơng pháp nào xác định mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến
năng lực cạnh tranh của DNNVV tại Thị xã Dĩ An?
iii). Giải pháp nào cần thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN
tại thị xã Dĩ An đến năm 2020?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên quan điểm tổng thể, những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của
DNNVV cũng nhƣ vai trò của các yếu tố cho đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh
các DNNVV tại thị xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dƣơng.
Phạm vi nghiên cứu
-
Về mặt không gian: việc khảo sát đƣợc thực hiện chủ yếu tại Thị xã Dĩ An, Tỉnh
Bình Dƣơng.
-
Về mặt thời gian: nghiên cứu tình hình kinh doanh của các DNNVV tại thị xã
Dĩ An, đề xuất các giải pháp sẽ đƣợc áp dụng trong giai đoạn từ 2016 – 2020.
Thời gian, nghiên cứu tiến hành khảo sát các DNNVV tại thị xã Dĩ An từ
01/2014 - 06/2015.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng 2 phƣơng pháp chủ yếu:
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng.
Nghiên cứu định tính
-
Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn,
tiến hành lập bảng biểu để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên
cứu.
3
-
Việc phân tích ý kiến của 7 chuyên gia, lãnh đạo của các ngành nghề để khảo
nhằm khái quát, bổ sung dữ liệu cần thiết và điều chỉnh bảng câu hỏi dùng cho nghiên
cứu năng lực cạnh tranh. Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong xây dựng thang
đo năng lực cạnh tranh, xác định năng lực cạnh tranh, xác định các yếu tố và mối quan
hệ giữa các yếu tố này đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại thị xã Dĩ An.
Nghiên cứu định lƣợng
-
Đƣợc thực hiện nhằm kiểm định và nhận diện các yếu tố thông qua các giá trị,
độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu, các
giả thuyết nghiên cứu và xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, đến khả năng
cạnh tranh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An.
-
Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bản câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn các quản
lý và các trƣởng phó phòng ban chuyên môn tại các DNNVV tại thị xã Dĩ An. Kích
thƣớc mẫu N = 350 đƣợc chọn chủ yếu theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện.
-
Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo, bằng hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội thông qua phần
mềm xử lý SPSS 16.0, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu về các yếu tố năng lực
cạnh tranh DNVVN qua các quan điểm sau đây:
-
Kết quả nghiên cứu xác định đƣợc các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh
tranh của DNNVV tại thị xã Dĩ An
-
Góp phần bổ sung vào hệ thống thang đo về các yếu tố tác động đến năng lực
cạnh tranh DNVVN . Nghiên cứu sẽ mở ra các hƣớng nghiên cứu cho các nghiên cứu
tiếp theo.
-
Góp phần làm tài liệu tham khảo giúp cho các DNVVN cũng nhƣ chính quyền
địa phƣơng tại thị xã Dĩ An để từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng các chính
sách hoàn thiện hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đề xuất các giải
4
pháp để xây dựng DNVVN phát triển bền vững trong thời kì hội nhập và cạnh tranh
gay gắt nhƣ hiện nay.
1.6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần danh mục hình vẽ, biểu đồ; danh mục bảng; tóm tắt đề tài; phụ lục
và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 5 chƣơng:
-
Chương 1 –Giới thiệu nghiên cứu: giới thiệu tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu
nghiên cứu; đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu; phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa
thực tiễn của luận văn này.
-
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết: giới thiệu lý thuyết, làm nền tảng cho việc nghiên
năng lực cạnh tranh, tóm tắt các nghiên cứu và công trình thực tiễn về các yếu tố ảnh
hƣởng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay. Chƣơng này cũng sẽ giới thiệu mô hình
nghiên cứu đƣợc xây dựng ban đầu từ cơ sở lý thuyết.
-
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: giới thiệu về việc xây dựng thang đo,
cách chọn mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập thông tin đƣợc tiến hành
nhƣ thế nào và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê đƣợc sử dụng trong luận văn
này.
-
Chương 4 - Kết quả khảo sát và thảo luận: phân tích, diễn giải các dữ liệu đã
thu đƣợc từ cuộc khảo sát bao gồm các kết quả kiểm định độ tin cậy, độ phù hợp thang
đo và các kết quả thống kê.
-
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: đƣa ra một số quan điểm phát triển NLCT,
tiềm năng phát triển của DNNVV tại thị xã Dĩ An; giải pháp dựa trên kết quả khảo
sát;một số kiến nghị với cơ quan chính quyền địa phƣơng và một số hạn chế và đóng
góp của luận văn.
5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tồng quan cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một phạm trù kinh tế. Thuật ngữ cạnh tranh đƣợc sử dụng phổ
biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, thƣơng mại...Thuật ngữ này
còn đƣợc sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, ngành hay quốc gia…Nhƣ vậy cạnh
tranh là một khái niệm đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều cách
quan niệm khác nhau dƣới các góc độ khác nhau:
i) Tiếp cận ở góc độ đơn giản thì cạnh tranh là hành động ganh đua đấu tranh
chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành đƣợc sự tồn tại, sống
còn, giành đƣợc lợi nhuận, địa vị, các phần thƣởng hay những thứ khác.
ii) Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để
thu lợi nhuận siêu ngạch”
iii) Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam thì “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua
giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong
nhà kinh tế thị trƣờng, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất,
tiêu thụ thị trƣờng có lợi nhất”
iv) Theo Michael Porter thì : Cạnh tranh là đấu tranh giành lấy thị phần, khách
hàng hay nguồn lực của các doanh nghiệp.Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh không
phải tiêu diệt đối thủ mà là tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị tăng cao
hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ
cạnh tranh
v) Theo hai nhà kinh tế học P.Samuelson và W.D.Nordhaus định nghĩa: “ Cạnh
tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng
hoặc thị trƣờng”
Cạnh tranh là quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng, nó tồn tại hai mặt của
một vấn đề: mặt tiêu cực và mặt tích cực. Ở khía cạnh tích cực cạnh tranh làm thúc
6
đẩy quá trình phát triển của các hoạt động sản xuất và lƣu thông hàng hóa, dịch vụ.
Tạo phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ dẫn đến gia tăng sản xuất trong
xã hội. Bên cạnh mặt tiêu cực thì cạnh tranh chỉ nhằm mục đích chạy theo lợi nhuận
mà bất chấp tất cả, có thể xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhƣ môi
trƣởng sinh thái bị hủy hoại, nhân cách con ngƣời bị tha hóa.
Mặc dù có thể dẫn ra nhiều cách diển đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh,
song qua các định nghĩa trên có thể rút ra những điểm chung về cạnh tranh nhƣ sau: “
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các cá nhân, các nhóm, nhằm giành phần thắng của
nhiều chủ thể cùng tham dự để đạt đƣợc mục đích cuối cùng.”
2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh đƣợc xem xét ở nhiều góc độ khác nhau nhƣ năng lực cạnh
tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm và
dịch vụ. Luận văn này chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
i) Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) “năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố
sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện
cạnh tranh quốc tế|”.
ii) Theo Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng “Năng lực
cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp không bị doanh nghiệp khác đánh bại về
năng lực kinh tế”.
iii) Theo quan điểm của Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ƣơng thì:“Năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần,
thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh trong và ngoài nƣớc”.
iv) Theo từ điển thuật ngữ chính sách thƣơng mại, “Năng lực cạnh tranh là năng
lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh
nghiệp khác, ngành khác hoặc nƣớc khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
v) Tổ chức UNCTAD thuộc Liên hiệp quốc cho rằng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là năng lực của doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của
7
mình một cách vững chắc hay năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền, đẹp
và rẻ của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có nhiều học thuyết đã xây dựng để phân tích về năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nhƣ học thuyết của Ông Michael Porter. Theo ông :“Để có
thể cạnh tranh thành công phải có đƣợc lợi thế cạnh tranh dƣới hình thức hoặc là có
đƣợc chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đƣợc
mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình các doanh nghiệp
ngày càng cần đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp hàng
hoá hay dịch vụ có chất lƣợng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn.
Cho đến hiện nay trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc, quan niệm về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc hiểu thống nhất. Để có thể đƣa ra quan
niệm năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quan tâm đến một số
vấn đề nhƣ về điều kiện và trình độ phát triển trong từng thời kỳ, khả năng sử dụng các
yếu tố sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sáng tạo, sự uy tín doanh nghiệp trong việc thu
hút khách hàng, hay tạo nên lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Từ những yếu tố trên tác giả đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhƣ sau “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa là khả năng duy
trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhằm thoã mãn các
yêu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận cao và đảm bảo sự phát triển bền vững cho
doanh nghiệp”.
2.1.3. Tính tất yếu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh DNNVV
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV có vai trò vô cùng quan
trọng trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế. Điều đó đƣợc thể hiện ở các
nội dung cơ bản sau:
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho các nƣớc khả năng tiếp
nhận các nguồn đầu tƣ, các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nền kinh tế, đồng thời
tạo ra sự lệ thuộc chặt chẽ và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Trƣớc tình hình
trên DNNVV phải đối mặt với một số đối thủ ngày càng lớn, già dặn hơn và mạnh hơn
8
trên nhiều phƣơng diện, từ tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và thủ đoạn cạnh tranh trên
thƣơng trƣờng, tri thức kinh doanh cho đến năng lực công nghệ, kỹ thuật.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ
đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các
sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con ngƣời. Ngƣời tiêu dùng đòi hỏi ngày
càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con ngƣời thì vô tận. Do vậy các doanh nghiệp
phải đi sâu nghiên cứu thị trƣờng , phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hang để
qua đó có thể lựa chọn phƣơng án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng . Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào
nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công.
Trong khi đó DNNVV tại Việt Nam nói chung và DNNVV tại thị xã Dĩ An nói
riêng kém hơn về nhiều mặt, nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ không thể
tồn tại và phát triển đƣợc . Tóm lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
2.2. Các quan điểm về DNNVV
2.2.1. Quan điểm xác định DNNVV trên thế giới
Cách xác định về doanh nghiệp nhỏ và vừa ( DNNVV) trên thế giới hiện nay
vẫn chƣa có sự thống nhất, ngay trong khái niệm về loại hình DNNVV tại các nƣớc
đều khác nhau mặc dù đây là đối tƣợng doanh nghiệp đặc trƣng của nền kinh tế. Việc
định nghĩa rõ doanh nghiệp nào là nhỏ và vừa rất linh hoạt và tuỳ thuộc vào từng quốc
gia, từng khu vực kinh tế. Mỗi quốc gia mà có các tiêu chí khác nhau để xác định
DNNVV, tuy nhiên đối với 1 số quốc gia trên thế giới thì phần lớn 2 tiêu chí chính đó
là vốn đầu tƣ và số lao động; tiêu chí Doanh thu ít đƣợc khai thác.
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực
Quốc gia
Phân loại DNNVV
Số lao động bình
quân
Quy mô vốn
Doanh thu
Không quy định
1. Hoa kỳ
Nhỏ và vừa
0-500
< 20 triệu USD
2. Nhật
- Đối với ngành sản
xuất
1-300
¥ 0-300 triệu
- Đối với ngành
9
Không quy định
thƣơng mại
1-100
¥ 0-100 triệu
- Đối với ngành dịch
vụ
1-100
¥ 0-50 triệu
Siêu nhỏ
< 10
3. EU
Nhỏ
Vừa
< 50
< 250
Không quy định
< €7 triệu
< €27 triệu
4. Australia
Nhỏ và vừa
< 200
Không quy định
Không quy định
Nhỏ
< 100
Vừa
< 500
6. New Zealand
Nhỏ và vừa
< 50
Không quy định
Không quy định
7. Korea
Nhỏ và vừa
< 300
Không quy định
Không quy định
8. Thailand
Nhỏ và vừa
Không quy định
< Baht 200 triệu
Không quy định
9. Malaysia
- Đối với ngành sản
xuất
0-150
Không quy định
RM 0-25 triệu
10. Philippine
Nhỏ và vừa
< 200
Peso 1,5-60 triệu
Không quy định
11. Indonesia
Nhỏ và vừa
Không quy định
< US$ 1 triệu
< US$ 5 triệu
12. Trung Quốc
Nhỏ
Vừa
50-100
101-500
Không quy định
Không quy định
Siêu nhỏ
Nhỏ
1-10
11-50
Không quy định
Không quy định
Vừa
51-250
5. Canada
13. Hungary
Không quy định
Không quy định
< CDN$ 5 triệu
CDN$ 5 -20 triệu
Nguồn: (1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; (2) Tổng quan về doanh nghiệp
vừa và nhỏ, OECD, 2000.
Bảng 1 cho thấy, hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình quân
làm cơ sở quan trọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Điều này là hợp lý hơn
so với việc lựa chọn các tiêu chí khác nhƣ doanh thu, vốn... là các chỉ tiêu có thể lƣợng
hóa đƣợc bằng giá trị tiền tệ. Các tiêu chí nhƣ doanh thu, vốn tuy rất quan trọng nhƣng
thƣờng xuyên chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trƣờng, sự phát triển của
nền kinh tế, tình trạng lạm phát... nên thiếu sự ổn định trong việc phân loại doanh
nghiệp. Điều này giải thích tại sao tiêu chí số lao động bình quân đƣợc nhiều quốc gia
lựa chọn, tiêu chí này thƣờng có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện
đƣợc phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp
đang tham gia.
10
Vì vậy việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính chất tƣơng đối vì nó chịu
tác động của các yếu tố nhƣ trình độ phát triển của một nƣớc, tính chất ngành nghề,
điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định hay mục đích phân loại doanh
nghiệp trong từng thời kỳ nhất định cho các chính sách hỗ trợ.
2.2.2. Quan điểm xác định DNNVV tại Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé
về mặt vốn, lao động hoặc doanh thu. Căn cứ vào quy mô, có thể chia DNNVV ra
thành ba loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ; Doanh nghiệp nhỏ; Doanh nghiệp vừa.
Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ – CP về trợ
giúp phát triển DNNVV. Nghị định 90 quy định DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh
độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá
10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 ngƣời”. Nghị định 90
là văn bản pháp luật đầu tiên quy định chi tiết Doanh nghiệp siêu nhỏ; Doanh nghiệp
nhỏ; Doanh nghiệp vừa.
Bảng 2.2: Quy định phân loại DNNVV theo Nghị định 90/NĐ-CP
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số vốn tối đa ( đồng)
Số lao động tối đa ( Ngƣời)
10 tỷ
300
Nguồn : Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính Phủ.
So với các DNNVV trên thế giới thì định nghĩa DNNVV tại Việt Nam theo Nghị
định 90/2001/NĐ-CP chủ yếu tập trung vào 2 tiêu chí là vốn và số lao động để xem xét
phân loại.
Bảng 2.3: Phân loại Doanh nghiệp theo số lƣợng lao động và quy mô vốn
Phân loại Doanh nghiệp
Số lƣợng lao động
Quy mô vốn
DN siêu nhỏ
< 10
< 1 tỷ
DN nhỏ
10 - 49
1 đến 5 tỷ
DN vừa
50 – 300
5 đến 10 tỷ
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư , 2006
11