Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài tập quản trị nguồn nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.09 KB, 18 trang )

BÀI TẬP QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1. Bản mô tả công việc

Bản mô tả công việc là văn bản liệt kê các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm các
mối quan hệ, các điều kiện làm việc của một công việc trong tổ chức.
Nội dung của bản mô tả công việc bao gồm
Thông tin chung xác định công việc :
Tên công việc
Mã số
Cấp bậc công việc
Nhân viên thực hiện
Người lãnh đạo trực tiếp
Cán bộ dười quyền
Mức lương ….
Nhiệm vụ, trách nhiệm ( tóm tắt nhiệm vụ và trách nhiệm chính, quyền hành người
thực hiện ): bạn hải có sự hiểu biết rõ ràng về chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm
chính của vị trí công việc. bạn phải trả lời được các câu hỏi then chốt sau:
· Tại sao lại có vị trí này
· Tại sao vị trí này lại quan trọng đối với bộ phận
· Vị trí này hỗ trợ cho sứ mạng và mục đích của tổ chức
như thế nào.
Nhiệm vụ của công việc là những hoạt động tạo nên trách nhiệm hay chức năng cụ
thể của công việc. Các nhiệm vụ chính là các nhiệm vụ nếu được hoàn thành tốt
tức là đã hoàn thành trách nhiệm và chức năng của công việc đó. Để xác định xem
1 nhiệm vụ là chính hay phụ, bạn hãy đặt câu hỏi “ Việc thực hiện này có ảnh
hưởng trực tiếp đến mục đích của công việc hay không?
Điều kiện làm việc:
· Môi trường
· Điều kiện vật chất
· Thời giờ làm việc nghỉ ngơi
· Phương tiện đi lại.


Liệt kê các mối quan hệ
Trong mục này, bạn cần phải liệt kê các mối quan hệ mà người
Đặc điểm của bản mô tả công việc tốt
ü Sắp xếp các công việc theo trình tự thực hiện
ü Các nhiệm vụ chính được liệt kê một cách đầy đủ
ü Các nhiệm vụ phải được cập nhật và linh hoạt
ü Người thực hiện được khuyến khích phát huy khả năng
ü Mô tả công việc chứ không phải mô tả người thực hiện
ü Công việc được mô tẩ một cách chính xác và khách quan
ü Hãy sử dụng các tính từ có tính chất hành động
1


Ví dụ cụ thể về bản mô tả công việc của trưởng phòng quản lý nguồn nhân lực
Mô tả chung về công việc: Chịu trách nhiệm thực hiện công việc uqnr lý các hoạt
động nguồn nhân lực của tổ chức bao gồm :tuyển mộ, thẩm tra, lựa chọn, đánh
giá, bổ nhiệm, luôn chuyển và những thay đổi về nhân viên, phổ biến các thông tin
về nhân sự
Các nhiệm vụ cụ thể
Ø Tham gia hoạch định và đề ra chính sách nhân sự tổng quát
Ø Truyền đạt các chính sách về nhân sự
Ø Phỏng vấn và đánh giá nhân lực
Ø Chiêu mộ và lựa chọn các ứng viên vào các vị trí khuyết thiếu
Ø Bàn bạc với người quản lý về nhân sự
Ø Đề xướng các hoạt động đào tạo phát triển nhân sự
Ø Xây dựng hệ thống đánh giá nhân sự và tổ chức thực hiện đánh giá nhân sự
Ø Duy trì và bảo quản hồ sơ công việc
Ø Giám sát một phòng gồm 3 chuyên gia quản lý nguồn nhân lực và một thư ký
4.2. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc
Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh các

yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định
trong bản mô tả công việc
Ví dụ :
STT Các nhiệm vụ
1
Tham gia hoạch định và đề
ra chính sách nhân sự tổng
quát
2
Truyền đạt các chính sách
về nhân sự

3

Tiêu chuẩn kết quả
Các chính sách nhân sự đảm
bảo thực hiện và đạt đươc các
mục tiêu cảu tổ chức
Tất cả các thành viên trong tổ
chức phải được phổ biến và
hiểu rõ các chính sách nhân sự
của tổ chức trong vòng một
tuần kể từ khi ban hành
Phỏng vấn và đánh giá năng Thực hiện và đánh giá chính
lực ứng viên
xác năng lực của ứng viên

4.3. Bản tiêu chuẩn nhân sự đảm nhận công việc
Bản tiêu chuẩn nhân sự đảm nhận công việc là bản mô tả chức danh nhằm cụ thể hóa về
đặc điểm, kinh nghiệm kiến thức kỹ năng mà người được bố trí đảm nhận công việc cần

có để thực thi công việc hiệu quả
Các thông tin :
· Trình độ học vấn
2


· Kinh nghiệm công tác
· Những kỹ năng cơ bản
· Các yêu cầu đòi hỏi về cá nhân
· Những đòi hỏi đặc biệt khác
Nghề dạy học là một trong những nghề cao quý. Được vinh dự làm nghề dạy chữ - dạy
người là hạnh phúc của mỗi chúng ta. Tuy nhiên dạy học như thế nào để đạt được mục
đích: học sinh nhanh chóng tiếp nhận được kiến thức, vận dụng được kiến thức ấy để
có kỹ năng thực hành tốt, giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh, đó là
tiêu chí cần đạt được cho một giờ dạy của mỗi người thầy, đó cũng là nhận thức của
tôi từ khi mới bước chân vào trường sư phạm, phải coi mỗi bài dạy là một tìm tòi,
khám phá mới, coi mỗi học sinh là một chủ thể sáng tạo để trân trọng những suy nghĩ,
những nhận xét của các em. Đồng thời mỗi giờ lên lớp đã để lại trong học sinh những
chuẩn mực đạo đức gì? Học sinh có học được gì qua cách ứng xử của thày cô giáo
trong giờ dạy hay không?. Nói cách khác thày cô giáo có phải là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo hay không.
Với nhận thức, suy nghĩ ấy, trong những năm qua đứng trên bục giảng tôi đã cố gắng
để thực hiện được mục tiêu, tiêu chí của công việc giảng dạy. Theo tôi, muốn đạt được
những mục đích ấy, muốn có sự kính nể trong học sinh, sự quý trọng của đồng nghiệp,
sự tin yêu của phụ huynh ta cần làm được những công việc sau trong công tác giảng
dạy:
Trước giờ lên lớp.
Yêu cầu đầu tiên của mỗi giáo viên trước khi lên lớp không thể không nói đến đó là
soạn bài. Bài soạn phải được chuẩn bị chu đáo, từ hình thức đến nội dung. Trong đó
quan trọng nhất là nội dung, phương pháp truyền thụ kiến thức tới học sinh như thế

nào? Người thầy phải hình dung và chủ động trong suốt giờ học: Với mỗi lớp, mỗi loại
đối tượng học sinh thì có những câu hỏi, phương pháp phù hợp, có như vậy mới không
bị động, lúng túng. Trong bài soạn, nếu chỉ có hệ thống câu hỏi đầy đủ, nội dung,
phương pháp hợp lý, chính xác, theo tôi chưa chắc giờ dạy đã thành công. Bên cạnh
việc chuẩn bị nội dung kiến thức, người thầy cần biết cân đối, phân bổ thời gian cho
từng đơn vị kiến thức. Phần này tuy nhỏ nhưng rất quan trọng vì vậy, trong giáo án
cũng cần sắp xếp thời gian hợp lý.
Vì dạy học ngày nay người thầy là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh làm việc,
hay nói cách khác học sinh làm việc dưới sự điều khiển của thầy nên việc chuẩn bị kỹ
đồ dùng và các phương tiện khác phục vụ giảng dạy là rất trọng. Trên lớp, với các
môn KH tự nhiên người thầy làm không thành công một thí nghiệm hoặc với các môn
KH xã hội người thầy không tìm thấy một địa danh nào đó trên bản đồ, chỉ nhầm ký
hiệu… là những hạn chế vô cùng lớn cho bài giảng, vì vậy song song với chuẩn bị tốt
giáo án chúng ta cũng cần chú ý chuẩn bị, tìm hiểu, tiến hành thử trước với các thiết
bị, đồ dùng dạy học.
3


Trong giờ lên lớp.
Mỗi giờ học là cả một công trình, vì thế trước hết theo tôi người thầy cần tạo một tâm
thế tốt khi bước chân lên bục giảng. Cũng có những lo toan, phiền muộn, bực dọc đời
thường nhưng khi đã vào lớp chúng ta phải biết quên, biết bỏ chúng lại ngoài cửa lớp,
thậm chí bỏ chúng lại ngoài cổng trường. Tạo được tâm thế tốt chúng ta đã giúp cho
học sinh có định hướng ngay vào bài học với ham muốn học tập, hứng thú với những
kiến thức sẽ được học tập.
Trong giờ dạy, việc thực hiện trung thành nội dung, phương pháp trong giáo án đã
chuẩn bị nhiều khi cũng cần được thực hiện linh hoạt trước các tình huống khác nhau
ở các lớp, các nhóm đối tượng khác nhau. Trước mỗi tình huống trả lời của học sinh
không có trong “kịch bản” người thầy phải hết sức bình tĩnh, chủ động, lắng nghe để
có thể là “trọng tài” phân giải đúng sai, chính xác để các em “tâm phục, khẩu phục”.

Việc giao lưu tình cảm giữa thầy và trò trong một giờ học cũng rất quan trọng, không
nên thao thao bất tuyệt giảng bài, cũng không nên hỏi dồn dập hoặc miệt mài ghi chép
mà quên các em ở dưới lớp. Ta nên chú ý quan sát các đối tượng học sinh trong khắp
lớp học, ngôn ngữ phải rõ ràng, có ngữ điệu, phải biết mỉm cười với học sinh đúng lúc,
pha trò đúng lúc… Những giao lưu này giúp chúng ta kiểm soát được tất cả học sinh
nhưng các em vẫn thấy dễ chịu, vẫn bị cuốn hút vào bài dạy, các em không bị thụ
động, buồn tẻ và chủ động tìm hiểu, vận dụng kiến thức một các linh hoạt.
Bồi dưỡng thường xuyên.
Để thực sự tạo được lòng tin trong học sinh, trong phụ huynh, không có cách gì khác
là chúng ta phải học hỏi, tự bồi dưỡng hoàn thiện mình cả về nhân cách, kiến thức và
phương pháp. Chúng tôi thường xuyên dự giờ của các đồng nghiệp, tự giác để học hỏi,
rút kinh nghiệm, dù đồng nghiệp ấy là một giáo viên có tay nghề vững vàng hay là
một cô giáo trẻ bởi ở mỗi người chúng ta đều có thể học hỏi được rất nhiều điều, dù là
nhỏ bé.
Ngoài việc học hỏi từ đồng nghiệp, chúng tôi cũng chú ý đến việc tự bồi dưỡng qua
sách báo, cập nhật tin tức hàng ngày. Ngày nay khoa học kỹ thuật rất phát triển, việc
dạy học theo phương pháp tiên tiến, hiện đại cũng được người thầy phải làm quen,
phải thuần thục. Vì vậy chúng ta cũng cần trang bị cho mình thói quen tự học, tự
nghiên cứu, có chọn lọc, có ghi chép. Phải tích luỹ được bề dày kiến thức, có đủ bản
lĩnh dạy học thì trong các tình huống dạy học người thầy mới không bị động, không né
tránh, không phiến diện trước học sinh.
Ngoài ra cũng cần phải chú ý học hỏi từ rất nhiều nguồn, nhiều đối tượng. Ta học hỏi
ngay từ học sinh, từ thực tế cuộc sống. Tất cả sẽ giúp chúng ta có kinh nghiệm dạy học
phong phú.
Khi làm nghề dạy học phải xác định học tập là việc làm cần được tiến hành thường
xuyên, liên tục, mọi nơi, mọi lúc, tuyệt đối tránh tư tưởng cho là đã biết, đã hiểu.
4


Trên đây là một số suy nghĩ, việc làm của tôi trong những năm qua, rất mong các bạn

lắng nghe và có thể áp dụng linh hoạt, có chọn lọc để công tác giảng dạy trong đợt
thực tập này và mãi mãi về sau đạt kết quả tốt nhất.

I. Nghiêm Trang (Gravity/Seriousness)
Nghiêm Trang là đức tính giúp cho lối ứng xừ bên ngoài của giáo viên phù hợp với
nét khiêm tốn, lịch sự, và trật tự nơi lời nói, giọng nói, cách đi đứng, ánh mắt nhìn, nét
mặt, cử chỉ, cách ứng xử…
II. Thinh Lặng (Silence)
Thinhg Lặng là đức tính giúp giáo viên tránh nói điều không cần nói và nói điều cần
nói.
Ích lợi: Tạo ra sự trật tự và yên tĩnh trong lớp; bảo đảm sự tiến bộ của học sinh và giữ
gìn sức khỏe cho giáo viên. (Nói nhiều mệt phổi. Dùng ký hiệu).
Giáo viên nói ít và nói ngày vào điểm chính làm cho học sinh chú ý, ghi nhớ, và học.
Nên tránh:
1. nói điều không cần thiết hoặc thinh lặng khi cần phải nói
2. nói chuyện quá lâu với một số học sinh, phụ huynh, người bên ngoài và đồng
nghiệp
3. nói quá nhiều, quá nhanh, quá chậm, quá lớn, quá nhỏ, quá trầm, không rõ
ràng.
III. Khiêm Tốn (Humility)
Đức tính Khiêm Tốn giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình. “Bạn có gì mà
bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh sao lại vênh vang như thể đã không nhận
lãnh? (1 Cor 4,7).
Một giáo viên tốt giỏi sẽ khiêm tốn trong suy nghĩ, nhận biết sự thiếu thốn của mình,
khiêm tốn trong lòng, yêu mến sự hèn mọn của mình, khiêm tốn trong hành vi, đảm
nhận mọi hậu quả hành vi của mình.

5



Nếu có tài năng, giáo viên này không khoe khoang, tìm kiếm sự khen thưởng, thán
phục, nhưng dâng mọi sự về Đấng đã ban tặng. “Kính dâng Ngài vinh dự và vinh
quang đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (1 Tm 1,7).
Khiêm tốn loại trừ sự ganh tỵ. Vui mừng khi người khác thành công và vượt qua
mình. Không nuôi giữ lòng cay đắng hoặc lạnh lung với người hơn mình.
Khiêm tốn giúp giáo viên chia sẻ tri thức của mình một cách đơn sơ, bởi vì các trẻ em
đây là trẻ nghèo, trẻ lao động.
Khiêm tốn giúp giáo viên có lòng can đảm. Không thoái lui trước những điều không
đón chào nơi trường học (ban Giám hiệu không thân thiện, nâng đỡ) và học sinh (ngỗ
nghich, vô lễ, quậy phá...)
IV. Cẩn Trọng (Prudence)
Đức tính Cẩn Trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh.
Để thực hành tính cẩn trọng đúng mức, giáo viên cần vận dụng trí nhớ (điều đã học,
kinh nghiệm của người khác), trí thông minh (làm cho bài học thích hợp với học
sinh), dễ dạy (sẳn sàng học thêm điều mới), kỹ năng (dùng phương tiện, cách thế nào
đem lại thành công), lý luận (lý luận hợp lý để tránh sai lầm), lo xa (nhận biết trong trí
điều gì sẽ xãy ra), thận trọng (xem xét kế hoạch cẩn thận trước khi áp dụng), đề phòng
(tránh những phiền phức có thể xãy ra. Ví dụ, không ở riêng với học sinh mà không
có ai đó nhìn thấy).
V. Khôn Ngoan (Wisdom)
Đức tính Khôn Ngoan giúp giáo viên có tri thức về những điều quan trọng nhất dựa
trên những nguyên lý tuyệt hảo và biết cách hành xử thích hợp. Khôn ngoan giúp giáo
viên hiểu biết, yêu mến, và hoàn tất những mục đích cao cả mà giáo viên đảm nhận.
Giáo viên tốt giỏi bắt chước vua Salomon khiêm tốn xin Thiên Chúa ban cho mình
đức khôn ngoan, “Xin rộng ban cho con Đức Khôn Ngoan hằng ngự bên tòa Chúa, vì
Đức Khôn Ngoan hiểu biết tất cả, sẽ khôn khéo hướng dẫn con trong việc con làm.
Nhờ thế, những gì con thực hiện sẽ làm vui lòng Chúa” (Kn 9, 1-12).
VI. Kiên Nhẫn (Patience)
Đức tính Kiên Nhẫn giúp giáo viên vượt thắng những điều xấu trong đời sống, nhất là
trong việc giáo dục người trẻ. Kiên nhẫn xoa dịu nỗi đau và làm êm dịu tâm trí, phá

bỏ sự buồn phiền, lo âu, chán nản, và ngăn cản lời nói cay đắng và nhận xét thù hằn.
Những điều ngược lại với kiên nhẫn là tẩy chay học sinh bằng lời nói tục tằn, đối xử
thô bạo, hành xử bạo lực, đánh đập, và sửa phạt bất công.
6


VII. Dè Dặt (Reserve)
Đức tính Dè Dặt giúp giáo viên suy nghĩ, phát biểu và hành xử trong vừa phải, thận
trọng và nhún nhường. Thật là quan trọng học biết cách suy xét sự việc cẩn thận và
đánh giá đúng. Đức tính dè dặt sẽ giúp giáo viên làm chủ mình trong những tình
huống có thể làm giáo viên tức giận, tránh được những gì là không xứng hợp.
VIII. Hiền Lành (Gentleness)
Hiền Lành là đức tính khơi dậy nơi giáo viên sự tốt lành, tính nhạy cảm và dịu dàng.
Thầy Giêsu là người đắc thủ được đức tính này, “Hãy học cùng tôi, vì tôi hiền lành và
khiêm nhường trong lòng” (Mt 9,29).
Có bốn loại hiền lành. Một, tâm trí hiền lành khi đánh giá không gay gắt, ác nghiệt.
Hai, tấm lòng hiền lành không muốn cho bằng được điều mình muốn, và tìm kiếm
chúng trong cách thế chính đáng. Ba, cư xử hiền lành là ứng xử dựa trên những
nguyên tắc tốt lành. Bốn, hành xử hiền lành giúp chúng ta hành động cách đơn sơ và
ngay chính.
IX. Nhiệt Thành (Zeal)
Đức tính Nhiệt Thành giúp giáo viên đạt đến vinh quang Thiên Chúa bằng lòng mến
cao độ. Trước hết, giáo viên nhiệt thành dạy dỗ bằng việc làm gương, như thầy Giêsu.
Con trẻ học bằng nhìn hơn là nghe. Tiếp theo, giáo viên dạy những điều quan trọng,
cần thiết để con trẻ hiểu biết, yêu mến, và phục vụ Thiên Chúa. Sau hết, giáo viên dạy
dỗ qua việc sửa lỗi cách khôn ngoan và chừng mực, thực hiện trong cách thức bác ái
và tử tế.
X. Tỉnh Thức (Vigilance)
Đức tính Tỉnh Thức giúp giáo viên hoàn thành bổn phận cách chăm chỉ và cẩn thận.
Giáo viên cần đức tính này cho chính mình và học sinh. Giáo viên tỉnh thức với bản

thân, ví dụ, xem xét tư tưởng mình, cảm xúc nơi con tim, cách sử dụng các giác
quan…, để hoàn thành bổn phận cách xứng đáng. Giáo viên tỉnh thức với học sinh.
Nếu giáo viên thiếu tỉnh thức, thiếu chú tâm đến học sinh, ma quỉ sẽ làm hư hại trẻ
em, giáo viên trẻ trả lời ra sao với Chúa Giêsu về việc chăm sóc trẻ em được giao
phó? Giáo viên là thiên thần hộ thủ của trẻ em. Một số thực hành cụ thể:
· Giáo viên không bao giờ bỏ lớp một mình.
· Khi ở trong lớp, giáo viên quan sát mọi việc đang diễn ra. Như thế, duy trì lớp
trong trật tự. Giáo viên tỉnh thức giúp học sinh đến lớp đúng giờ, làm bài về nhà,
và đem đầy đủ dụng cụ học tập.
7


· Giáo viên chú tâm đến hành vi của trẻ, bất cứ khi nào giáo viên ở với trẻ, nhưng
cẩn trọng đừng cho trẻ thấy là giáo viên đang xem xét chúng. Ngoài ra, giáo viên
phải tiếp tục tìm biết điều gì đang xãy ra không chỉ trong lớp, mà còn trên đường
đến trường và về nhà.
· Nhất là khi trẻ đến nhà thờ, giáo viên phải quan tâm đến học sinh để giúp chúng
trật tự, nghiêm trang, tôn kính nơi thờ phượng.
· Sau hết, giáo viên đề phòng những gì có thể xãy ra. Giáo viên loại trừ mọi hoàn
cảnh, sự việc có thể làm hại đến trẻ. Ngăn ngừa điều xấu tốt hơn là sửa phạt khi
trẻ vi phạm.
XI. Lòng Mộ Đạo (Piety)
Lòng mộ đạo giúp giáo viên hoàn thành bổn phận đối vơi Thiên Chúa cách xứng hợp.
Giáo viên làm điều này với lòng kính trọng và nhiệt thành, bởi vì Thiên Chúa là đấng
thiện hảo.
Lòng mộ đạo của giáo viên phải xuất phát từ bên trong và chân thật nếu không sẽ là
giả hình. Lòng mộ đạo cũng cần biểu lộ ra bên ngoài cách hoàn hảo để diễn tả điều
bên trong.
Giáo viên dạy cho trẻ về đức tin, điều răn của Chúa và của Hội Thánh, các bí tích,
thánh lễ, việc cầu nguyện sáng chiều tối, hiểu biết các đức tính Kitô giáo: công bình,

chân thật, bác ái…, lòng tôn kính Đức Mẹ, thánh Giuse, và Thiên Thần Hộ Thủ.
XII. Rộng Lượng (Generosity)
Đức tính Rộng Lượng giúp giáo viên hy sinh cách tự nguyện những sở thích cá nhân
cho những người khác. Đây không phải là đức tính thông thường và phổ biến, nhưng
là một đức tính cao thượng. Đây là sự hy sinh lớn lao, bởi vì giáo viên dâng cả đời
mình, sẳn lòng làm một việc cao cả vì người khác, cụ thể là dạy dỗ trẻ, nhất là trẻ
nghèo.
KẾT LUẬN
Khi chúng ta dạy dỗ con trẻ và sẳn lòng hy sinh bản thân vì mục đích cao cả này,
chúng ta có thể áp dụng cho chính mình lời thánh Phaolo gửi cho Timothy, “làm công
việc này chúng ta cứu rỗi chính mình và người nghe chúng ta”. Vì vậy, chúng ta có
một niềm hy vọng thực sự - nếu chúng ta trung thành với việc thi hành bổn phận,
chúng ta sẽ nhận lãnh “triều thiên công chính mà Đức Chúa sẽ trao cho tôi vào ngày
đó, không chỉ cho tôi mà còn cho những ai yêu mến việc Ngài lại đến.”

8


Một nhà giáo thành công trong sự nghiệp giáo dục giới trẻ, cần có những yếu tố căn
bản cho khả năng làm Thầy Cô giáo của mình, có thể chia làm 3 loại :-Thân thể -Trí
tuệ -và Nhân cách.
I./THÂN THỂ:
-Cần có một sức khoẻ thể lý mới có thể giữ vững được nụ cười trên môi luôn.
-Một giọng nói điềm đạm, thoải mái.
-Moy65 bộ thần kinh vững vàng để luôn bảo tồn thế quân bình.
-Biết tự chủ, để có thể chế ngự sự nóng giận khi tiếp xúc với trẻ.
-Đôi mắt phải tinh và nhanh.
-Về tầm vóc, cần tương đối quân bình tầm thước...to lớn quá trẻ sẽ sợ tiếp xúc!

II./TRÍ TUỆ :

-Thầy cần có đủ trí "thông minh" ;Nhưng kinh nghiệm cho thấy, thông minh quá
mà không biết đặt mình vào trình độ học trò thì hổng bét ,thất bại thôi.
-Cần biết suy luận rõ ràng, giảng giải cũng rõ và gọn.
-Có nhiều sáng kiến, sáng tạo, có khả năng ứng xử tương đối nhanh lẹ.
-có trí tưởng tượng sắc xảo.
-có tinh thần tự túc và biết tập trung tư tưởng.

III./NHÂN CÁCH.
9


Đây là những đức tính đặc sắc nhất , những yếu tố cần thiết nhất trong nhân cách
của một người làm Thầy :
-Đức tính thanh liêm và lịch sự.
-có tinh thần xã hội, cởi mở ,dễ tiếp xúc với người khác.
-Sống hài hoà, dễ gần gũi...
-Biết cho, trao tặng ...
-Biết tạo bầu khí vui tươi, biết sửa phạt trong sự tôn trọng học sinh không gây bất
mãn , luôn tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách và tâm linh của trẻ.
-Công minh không thiên vị.
-Có tinh thần trách nhiệm và luôn nhận khuyết diểm khi có.
-Biết khép mình vào khuôn khổ mà chính mình đã chọn để làm tròn sứ mạng mình
đang theo đuổi.
-Có lòng quí mến, yêu trẻ.
-Có óc tổ chức.
-Có lương tâm nhà nghề.
Trên đây là những khả năng và đức tính căn bản của một người Thầy, cô giáo.
Nhưng còn một Giáo Lý viên thì sao ? Một người rao giảng Tin Mừng phải có
những đức tính nào....?


Những đặc điểm của một giảng viên tốt
Người phương Tây có thói quen đáng nể là cái gì họ cũng làm … nghiên cứu. Cái gì họ
10


cũng “cân, đo, đong, đếm”. Mấy chục năm trước, đại học Úc bắt đầu cho sinh viên đánh
giá giảng viên (một việc làm trước đó rất hiếm), và thế là hàng loạt nghiên cứu ra đời.
Kết quả những nghiên cứu này cung cấp cho chúng ta nhiều dữ liệu thú vị, nhất là những
yếu tố để phân biệt một “good lecturer” với một “bad lecturer”. Thiết tưởng những yếu tố
này cũng mang tính thời sự, nên tôi liệt kê ra đây vài đặc điểm để tham khảo.
Ngày xưa, khi còn học masters, tôi theo học môn psychometrics (chưa biết dịch là gì) với
một vị giáo sư già mà sau này tôi mới biết ông là guru (hàng tổ sư) trong lĩnh vực này:
Giáo sư Roderick P. McDonald. (Ông qua đời năm ngoái, 83 tuổi. Có thể đọc về ông ở
đây). Tôi nhớ hoài ông không chỉ là một học giả tài ba, mà còn ở phong cách giảng dạy.
Ngày đầu tiên vào lớp học (chỉ độ 20 sinh viên), ông cầm theo lecture notes và một bộ
gồm những bài báo khoa học ông mới công bố, phát cho chúng tôi mỗi người một bộ.
Ông bảo chúng tôi mua sách của ông để học, cuốn sách chỉ độ 150 trang mà lúc đó giá đã
trên 100 USD. Sau đó, ông ngồi trên bàn, một chân xuống đất, một chân đu đưa, và
giảng. Ông nói suốt 1 giờ đồng hồ, không hề dùng đến bảng đen (thời đó chưa có
PowerPoint). Trong lúc giải lao 10 phút, ông gần như đứng yên một chỗ, tỏ vẻ suy tư,
chẳng nói chuyện với ai một lời nào. Hết giờ giải lao, ông lại giảng tiếp 1 giờ, và cũng
không đụng đến bảng đen! Ông nói về những nghiên cứu của ông một cách hào hứng,
còn chúng tôi ở dưới này chẳng ai hiểu gì cả, nhưng ai cũng tỏ vẻ … hào hứng theo. Đến
giờ tan lớp, có anh chàng Thomsom (sau này là giáo sư về di truyền học ở USyd) hỏi
“Sao thầy không viết gì cho chúng em theo dõi”, ông trả lời tỉnh queo mà tôi vẫn còn nhớ
y như ngày hôm qua: Đó không phải là việc của tôi; đó là việc của trợ giảng; việc của
tôi là truyền đạt ý tưởng. Ông hỏi lại chúng tôi: mấy anh là sinh viên sau đại học,
phải không, nếu câu trả lời là yes, thì tôi e rằng câu hỏi của anh hơi thừa đấy!
Chúng tôi chợt hiểu mình là ai, và ông giáo sư kì vọng gì về mình.
Phong cách giảng bài

Các chuyên gia sư phạm phân biệt 3 phong cách giảng dạy: nhà tư tưởng (thinker),
thuyết khách (talker), và người thợ (doer). Cách phân biệt này cũng tương ứng với 3
giai cấp nhà khoa học. Có những nhà khoa học có uy tín cao, chỉ chuyên đề ra tư tưởng, ý
tưởng mới. Họ là những nhà trí thức, những học giả “thứ thiệt”, có ảnh hưởng lớn đến
chuyên ngành. Hạng nhà khoa học bậc hai là những người cũng có uy tín cao, nhưng
chưa ở bậc nhà tư tưởng, mà mới ở mức độ nói chuyện, thuyết khách. Họ cũng là những
trí thức, cũng có ảnh hưởng, nhưng mức độ ảnh hưởng không bằng những thinker. Hạng
khoa học gia thứ ba có thể nói nôm na là doer – những người thực sự làm. Có thể phân
biệt phong cách giảng theo mô hình 3 loại nhà khoa học trên.
11


Phong cách giảng bài của nhà tư tưởng là trình bày thông tin và dữ liệu theo bối cảnh
thường hàm chứa một lương thông tin lớn trong thời lượng cho phép, và mức độ tương
tác giữa giảng viên và sinh viên rất ít. Bài giảng dạng này thường mang tính tổng quan,
và giảng viên phải có kiến thức rộng để có thể đi ra ngoài nội dung chính của bài giảng,
nhưng vẫn có thể dẫn dắt sinh viên xoáy vào mục tiêu của bài giảng. Cách giảng của vị
giáo sư già tôi đề cập trên thuộc dạng này, ông thấy nhiệm vụ của ông là chỉ mượn bài
giảng để truyền đạt ý tưởng lớn (big idea), big science, và định hướng để sinh viên tự
mình tham khảo và nghiên cứu thêm. Phong cách này thường thấy ở những người có
trình độ cao, thường là cấp giáo sư có tầm cỡ quốc tế.
Bài giảng của những thuyết khách dựa vào nội dung thường bám sát nội dung, giảng
viên ít đi ra ngoài nội dung bài giảng. Giảng viên thường giới thiệu công trình nghiên cứu
của họ và của đồng nghiệp trong cùng chủ đề. Trong giới y khoa, chúng ta rất thường
thấy các “thuyết khách” trong các seminar và symposium. Có người nói đùa họ là những
người “tiếp thị” công trình nghiên cứu của họ và cố gắng gây ảnh hưởng qua những công
trình đó. Các thuyết khách cũng ít tương tác với học viên, nhưng họ thường thân thiện
hơn so với những thinker.
Bài giảng mang tính sư phạm được thiết kế để giúp sinh viên có thể ứng dụng kiến
thức trong bài giảng. Bài giảng dạng này thường được soạn để sinh viên có thể thực

hành và có mức độ tương tác cao với giảng viên. Bài giảng dạng sư phạm thích hợp cho
những hướng dẫn mang tính kĩ thuật mà sinh viên có thể sử dụng ngay sau khi dự xong
bài giảng. Có khi người ta xem người giảng bài theo phong cách này là thợ giảng. Thợ
giảng có thể giảng bài mà người khác soạn cho mình (chứ mình không tự soạn ra).
Do đó, tuỳ theo mục tiêu của lớp học hay seminar, mà giảng viên có thể soạn bài giảng
với phong cách thích hợp. Nếu là một buổi giảng cho các chuyên gia hay những người đã
có kiến thức chuyên ngành, tôi nghĩ phong cách giảng bối cảnh sẽ hào hứng và thích hợp.
Nếu buổi giảng là một semianr về một chủ đề cụ thể thì cách giảng theo nội dung có thể
thích hợp. Nếu là workshop, đòi hỏi sự tương tác giữa giảng viên và học viên, thì có lẽ
nên chọn cách giảng thứ ba, tức là phong cách sư phạm.
Những đặc điểm của một giảng viên tốt
Phong cách giảng nào được đánh giá cao còn tuỳ thuộc vào thành phần học viên. Kết quả
nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên thường thích phong cách giảng mang tính sư phạm.
12


Còn bài giảng theo phong cách thuyết khách và nhà tư tưởng thường được đánh giá thấp
nhất. Nhưng trong các hội nghị khoa học, người ta đánh giá cao những bài giảng theo
phong cách thuyết khách hơn là những bài giảng theo phong cách nhà tư tưởng hay
phong cách thợ giảng (sư phạm).
Câu hỏi đặt ra là thế nào là một giảng viên tốt? Nhiều nghiên cứu trong quá khứ
đúc kết lại một số đặc điểm chính như sau: phong cách, thiết kế bài giảng, tương
tác, và sư phạm (xem box 1 và box 2).

Kinh nghiệm của tôi và cũng là lời dạy của những người thầy trước là giảng viên phải
đam mê với đề tài mình giảng. Thật vậy, đam mê có lẽ là đặc điểm số 1 làm nên một
giảng viên tốt. Mỗi bài giảng là một đứa con tinh thần của giảng viên (nếu giảng viên là
người soạn bài giảng chứ không phải lấy từ người khác), và nếu giảng viên không tỏ ra
hào hứng với đứa con tinh thần của mình thì ai có cảm hứng! Là người soạn bài giảng
hay am hiểu vấn đề, giảng viên có thể tiêu ra hàng chục phút, thậm chí hàng giờ để bàn

về một điểm nào đó trong bài giảng.
Sau đam mê là nhiệt tình. Đối với sinh viên, nhìn thấy người giảng thật sự “thưởng thức”
những gì họ đang làm là một tín hiệu cực kì tích cực. Nhưng trong thực tế, có những
giảng viên đứng lớp mà xem ra họ không thưởng thức những gì họ làm, hoặc chỉ làm cho
… hết giờ. Thái độ này rất xấu, vì cho thấy giảng viên chẳng quan tâm đến học viên (và
học viên có lí do hỏi: vậy thì giảng viên có mặt ở đây để làm gì ?!)
Theo tôi, giảng viên có thể pha trò, nhưng không nên quá đà. Pha trò là một cách “giải
trí”, thêm hương sắc cho bài giảng. Giảng viên có thể làm cho sinh viên cười ồ qua
những câu chuyện vui, và cũng là một cách giúp cho bài giảng thú vị hơn. Nhưng không
nên kéo dài thời gian pha trò, và nên cẩn thận với những câu chữ đùa hàm ý dục tính hay
phân biệt giai cấp, phân biệt giới tính.
Nói tóm lại, có ba phong cách giảng dạy chính (nhà tư tưởng, thuyết khách, và sư phạm).
Việc chọn phong cách giảng bài thích hợp tuỳ thuộc vào thành phần học viên. Bất phong
cách nào, một giảng viên tốt phải tỏ ra đam mê, nhiệt tình, và tấm gương về học thuật cho
học viên. Pha trò có thể làm cho bài giảng thêm thú vị, nhưng cũng có thể dẫn đến phản
tác dụng khi sử dụng không thích hợp.

13


Box 1. Những đặc điểm của một giảng viên tốt
Phong cách
Trình bày nội dung một cách thú vị;
Ứng xử như là một tấm gương về học thuật;
Triển khai từ kiến thức hiện hành của sinh viên.
Thiết kế bài giảng
Giải thích rõ ràng;
Nội dung được cấu trúc một cách logic;
Tóm lược từng phần trong bài giảng.
Tương tác

Kích thích sự quan tâm và tò mò của sinh viên;
Dành thời gian cho sinh viên ghi chép ;
Sử dụng ví dụ có liên quan đến sinh viên;
Khuyến khích học tập một cách độc lập;
Tương tác với sinh viên;
Thách thức tầm nhìn của sinh viên;
Tỏ ra nhiệt tình về chủ đề mình giảng.
Sư phạm – giảng viên nên:
Tỏ ra mình là bậc thầy về đề tài mình giảng;
Cung cấp những nghiên cứu mới nhất;
Có kĩ năng nói chuyện trước đám đông;
Không nên dùng những từ ngữ mang tính phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính;
Sử dụng từ ngữ chính xác;
Sử dụng các ví dụ và diễn giải ví dụ.

Box 2. Sinh viên đánh giá (cho điểm)
14


Phong cách
Trình bày nội dung một cách hào hứng (4)
Thiết kế bài giảng
Nội dung được cấu trúc một cách logic và khúc chiếc (5)
Giải thích rõ ràng (1)
Tương tác
Kích thích sự quan tâm của sinh viên (6)
Dành thì giờ để sinh viên ghi chép (2)
Kích thích sự tò mò của sinh viên (3)
Sư phạm - giảng viên
Chứng tỏ mình là bậc thầyvề đề tài trình bày (8)

Cung cấp nghiên cứu mới nhất (7)
Kĩ năng nói trước đám đông (10)
Sử dụng từ ngữ chính xác (9)

Box 3. Một vài điểm cần chú ý khi soạn bài giảng bằng PowerPoint
1. Cần phải biết cử toạ là ai. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất trong một bài giảng, nhất
là giảng trong seminar. Tôi đã từng chứng kiến một seminar dành cho các chuyên gia
(experts) mà diễn giả trình bày toàn những thông tin chỉ thích hợp cho sinh viên năm thứ
hai hay năm thứ ba, làm cho nhiều người trong khán phòng rất khó chịu. Biết cử toạ là ai
để soạn bài giảng thích hợp là điều mà giảng viên hay diễn giả cần phải tìm hiểu trước
khi soạn bài giảng.
2. Cân đối thời lượng và thông tin. Mỗi slide chỉ nên giới hạn trong vòng 1 phút. Nếu
15


trong vòng 20 giấy đầu tiên mà khán giả không hiểu hay không lĩnh hội được thì slide đó
xem như thất bại. Ấy thế mà trong thực tế, tôi đã thấy giảng viên nhồi nhét cả 70 slides
cho một bài giảng 20 phút! Trong tình huống đó, không ngạc nhiên khi giảng viên quá
giờ, và nói quá giờ là một mất lịch sự khó tha thứ được.
3. Tránh phương trình, kí hiệu. Phương trình và kí hiệu phức tạp có lẽ là điều làm nhiều
người “sợ” nhất. Ngay cả những ngành liên quan đến toán học, người giảng có kinh
nghiệm ít khi nào dùng đến phương trình trong bài giảng; thay vào đó là những ý tưởng
và phác hoạ ý tưởng cho một phương trình (không có trong bài giảng). Dĩ nhiên, trong
vài trường hợp, phương trình cũng cần thiết, nhưng qui tắc chung là nên giữa ở mức độ
tối thiểu.
4. Không nên viết nguyên câu văn. Giảng bài mà viết nguyên câu văn là tự tử! Thiếu
chuyên nghiệp. Một qui tắc bất thành văn trong soạn bài giảng bằng PowerPoint là viết
theo dạng telegraphic, tức như những tiêu đề của một bản tin. Không bao giờ viết nguyên
văn với câu cú theo qui tắc văn phạm. Nên nhớ rằng mục tiêu là để sinh viên nghe, chứ
không phải đọc. Nếu slide có quá nhiều câu chữ, người ta sẽ đọc chứ không nghe giảng

viên, và do đó bài giảng sẽ thất bại, không đạt mục tiêu.
5. Giải thích những biểu đồ. Bất cứ lúc nào giảng viên trình bày một biểu đồ, giảng viên
cần phải giải thích những kí hiệu, trục tung, trục hoành, v.v. có nghĩa gì. Sau khi giải
thích xong, giảng viên có thể nói về ý nghĩa của biểu đồ. Nếu khán giả không hiểu những
kí hiệu trong biểu đồ, tất cả những gì giảng viên nói sẽ “mất hút” vào không khí, vì chẳng
ai hiểu được và có lẽ cũng không cần hiểu!
6. Nên chọn màu cẩn thận. Không nên chọn màu nền quá màu mè. Nếu phòng rộng, nên
chọn màu nền màu đậm (xanh nước biển) và text màu sáng (như màu trắng, vàng). Nếu
phòng nhỏ, nên chọn màu nền sáng (trắng) và text màu tối đậm (đen). Tuyệt đối tránh
nền màu xanh, text màu đỏ; nền màu xanh lá cây, text màu vàng.
7. Tránh hình hoạt hoạ. Một bài giảng là mang tính học thuật, chứ không phải trò chơi
của trẻ con. Phải tỏ ra nghiêm chỉnh, không dùng hoạt hình, hoặc nếu dùng thì phải giữ ở
mức tối thiểu.

16


Giảng viên:
Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên được quy định tại các điều 63, 64 của luật giáo
dục và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:
8.1 Chức năng nhiệm vụ
*Chức năng: Giảng viên là một chức danh được đặt ra phục vụ cho công tác đào tạo;
là người chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về các mặt công tác học tập của sinh viên
trong phạm vi được phân công.
*Nhiệm vụ:
- Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học được qui định theo giờ chuẩn do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với các chức danh và ngạch tương ứng.
- Giảng dạy theo nội dung, chương trình đã được Bộ Giáo dục và đào tạo và Trường đại học quy
định. Viết giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ giảng dạy – học tập theo sự phân công của các
cấp quản lý.

- Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao
chất lượng đào tạo.
- Tham gia chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên
cứu khoa học.
- Hướng dẫn cho SV cách học, tổ chức cho sinh viên làm việc theo nhóm, thảo luận, thuyết trình,
báo cáo. Cách tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông mới để ứng dụng trong học tập. Rèn
luyện tư tưởng đạo đức, tác phong, lối sống.
- Làm cố vấn học tập cho lớp khi áp dụng quy chế học tập theo hệ thống tín chỉ. Là người am
hiểu chương trình, quy chế đào tạo, hiểu rõ năng lực học tập, khả năng tài chính,… của SV và có
nhiệm vụ tư vấn cho SV lựa chọn được phương án tối ưu theo khả năng của mình nhằm hoàn
thành tốt nhất chương trình học.
- Giới thiệu cho SV hệ thống tài liệu học tập, giáo trình điện tử, đề cương chi tiết bài giảng, các
phần mềm phục vụ việc dạy và học.
- Các điểm thi kết thúc học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ
ký của hai giáo viên chấm thi và có xác nhận của trưởng bộ môn hoặc trưởng Khoa.
8.2 Quyền hạn:
- Được bảo đảm về mặt tổ chức và vật chất kỹ thuật cho các hoạt động nghề nghiệp; được sử
dụng các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như dịch vụ công cộng của
nhà trường.
- Được quyền lựa chọn giáo trình, tài liệu tham khảo, phương pháp và phương tiện giảng dạy
nhằm pháp huy năng lực cá nhân, bảo đảm nội dung, chương trình, chất lượng và hiệu quả của
hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.

17


- Được ký hợp đồng giảng dạy, khoa học và công nghệ với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu,
cơ sở sản suất và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của Bộ Luật Lao động, Quy chế thỉnh
giảng và kim nhiệm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các quy định có liên quan của nhà

nước sau khi đã có sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền theo quy định của Hiệu trưởng.
- Được đăng ký xét công nhận, được bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của
nhà nước; được Nhà nước xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.
- Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bô Giáo dục và Đào tạo;
được tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước theo quy định để công bố các
công trình nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Giảng viên giảng dạy trực tiếp ra đề, tổ chức kiểm tra và chấm các bài kiểm tra sau khi kết thúc
môn học.
- Giảng viên có quyền đề nghị Khoa duyệt danh sách sinh viên được phép dự thi và không dược
phép dự thi kết thúc môn học.
8. 3 Tiêu chuẩn chức danh:
Tiêu chuẩn của Giảng viên được quy định tại điều 61 Luật Giáo dục.Trình độ đào tạo thấp
nhất là đại học

18



×