TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỊ THÚY HIỀN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM
CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở
QUẬN NINH KIỀU - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 11 – Năm 2014
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỊ THÚY HIỀN
MSSV: 4114376
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM
CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở
QUẬN NINH KIỀU - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
CAO MINH TUẤN
Tháng 11 – Năm 2014
2
LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng em đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền
tiết kiệm của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”. Để
hoàn thành luận văn này ngoài công sức và sự nỗ lực học hỏi của bản thân thì
quan trọng hơn hết là sự giúp đỡ, hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô
và sự hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ.
Để đạt đƣợc kết quả này, em vô cùng biết ơn các Thầy Cô Khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh của trƣờng Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình dạy bảo em
trong những năm vừa qua. Ngoài việc truyền đạt cho em những kiến thức
chuyên ngành về kinh tế, Quý Thầy cô còn tạo cơ hội để em tiếp cận những
kiến thức từ xã hội. Em tin chắc rằng những kiến thức này sẽ là hành trang
vững chắc để em bƣớc vào đời.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến giáo viên hƣớng dẫn
luận văn - Thầy Cao Minh Tuấn, thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn với sự nhiệt tình,
tận tâm để giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn đến các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình phỏng vấn và thu thập số liệu.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế cũng nhƣ chƣa có nhiều kinh nghiệm thực
tiễn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận đƣợc sự
góp ý chỉ bảo thêm từ phía Quý thầy cô để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn.
Sau cùng em xin gửi đến Quý thầy Cô lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt
đẹp nhất.
Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Phạm Thị Thúy Hiền
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Phạm Thị Thúy Hiền
ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Ngƣời nhận xét
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Ngƣời nhận xét
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Ngƣời nhận xét
v
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xi
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu ............................................. 3
1.4.1 Không gian ................................................................................................ 3
1.4.2 Thời gian ................................................................................................... 3
1.4.3 Đối tƣợng .................................................................................................. 3
1.5 Lƣợc khảo tài liệu ........................................................................................ 4
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 6
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 6
2.1.1 Tổ chức tín dụng và ngân hàng thƣơng mại ............................................. 6
2.1.2 Hộ gia đình................................................................................................ 7
2.1.3 Thu nhập hộ gia đình ................................................................................ 8
2.1.3 Tiết kiệm ................................................................................................... 8
2.1.4 Tiền gửi tiết kiệm ...................................................................................... 9
2.1.5 Mục đích gửi tiền tiết kiệm ..................................................................... 12
2.1.6 Hội và đoàn thể ....................................................................................... 13
2.1.7 Chất lƣợng nhân viên phục vụ ................................................................ 14
2.1.8 Tiến trình ra quyết định của ngƣời mua ................................................. 14
vi
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 17
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 17
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 18
Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ QUẬN NINH KIỀU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ .. 27
3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 27
3.1.1 Thành phố Cần Thơ ................................................................................ 27
3.1.2 Quận Ninh Kiều ...................................................................................... 29
3.2 Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.. ................................................................................................................. 33
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở QUẬN NINH
KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..................................................................... 37
4.1 Thực trạng gửi tiền của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều thành phố Cần
Thơ ................................................................................................................... 37
4.1.1 Mô tả mẫu ............................................................................................... 37
4.1.2 Thực trạng gửi tiền của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều .................... 39
4.1.3 Mức độ quan trọng của một số tiêu chí có ảnh hƣởng đến quyết định gửi
tiền của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều ...................................................... 48
4.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của các hộ gia đình ở quận
Ninh Kiều thành phố Cần Thơ ......................................................................... 51
4.2.1 Mô hình hồi quy Binary Logistic............................................................ 51
4.2.2 Kết quả hổi quy Binary Logistic ............................................................. 52
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TỪ CÁC HỘ GIA ĐÌNH .................................................. 57
5.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc huy động tiền gửi từ các hộ gia
đình trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ .................................... 57
5.1.1 Thuận lợi ................................................................................................. 57
5.1.2 Khó khăn ................................................................................................. 58
5.2 Một số giải pháp giúp nâng cao khả năng huy động tiền gửi từ các hộ gia
đình trên địa bàn nghiên cứu............................................................................ 58
5.2.1 Xây dựng biểu mẫu lãi suất đa dạng và mang tính cạnh tranh ............... 59
vii
5.2.2 Nâng cao tính bảo mật thông tin cá nhân và các thông tin khác của khách
hàng ............................................................................................................. ….60
5.2.3 Xây dựng và quảng bá hình ảnh thƣơng hiệu ngân hàng ....................... 60
5.2.4 Mở rộng mạng lƣới và đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi .................... 61
5.2.5 Thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi và tạo mối quan hệ thân thiện
với khách hàng ................................................................................................. 62
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 64
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 64
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 65
6.2.1 Đối với Nhà nƣớc ................................................................................... 65
6.2.2 Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Cần Thơ .............................................. 65
6.2.3 Các ngân hàng thƣơng mại ..................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 68
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 72
viii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Ý nghĩa giá trị trung bình thang đo khoảng ..................................... 21
Bảng 2.2 Tổng hợp các biến với dấu kì vọng xem xét trong mô hình Logistic ..
.......................................................................................................................... 24
Bảng 3.1 Diện tích và mật độ dân số theo phƣờng của quận Ninh Kiều......... 29
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn và dƣ nợ cho vay của ngành ngân
hàng tại TPCT trong giai đoạn 2009 – 2013.................................................... 34
Bảng 4.1 Nhóm tuổi của ngƣời quyết định tài chính ở quận Ninh Kiều ......... 34
Bảng 4.2 Giới tính của ngƣời quyết định tài chính trong các hộ gia đình ....... 35
Bảng 4.3 Thu nhập và chi tiêu hàng tháng của các hộ gia đình ở quận Ninh
Kiều .................................................................................................................. 42
Bảng 4.4 Mức thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều .... 43
Bảng 4.5 Lý do không gửi tiền tiết kiệm của các hộ gia đình quận Ninh Kiều ..
.......................................................................................................................... 45
Bảng 4.6 Mục đích gửi tiết kiệm của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều TPCT .
.......................................................................................................................... 46
Bảng 4.7 Lƣợng tiền gửi tiền tiết kiệm của hộ gia đình ở quận Ninh Kiều ... 47
Bảng 4.8 Kỳ hạn gửi tiền của các hộ gia đình quận Ninh Kiều ...................... 48
Bảng 4.9 Mức độ quan trọng của một số yếu tố đối với hoạt động gửi tiết kiệm
của hộ gia đình quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ ...................................... 49
Bảng 4.10 Kiểm tra mức độ chính xác của dự báo .......................................... 52
Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic .................................... 53
ix
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Tiến trình quyết định ngƣời mua ...................................................... 14
Hình 4.1 Nghề nghiệp của ngƣời quyết định tài chính trong hộ gia đình ....... 40
Hình 4.2 Số nhân khẩu của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều thành phố Cần
Thơ ................................................................................................................... 40
Hình 4.3 Trình độ học vấn của ngƣời quyết định tài chính ............................. 41
Hình 4.4 Cơ cấu gửi tiền tiết kiệm của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều
TPCT ................................................................................................................ 44
x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
GĐ
:
Gia đình
NH
:
Ngân hàng
NHNN
:
Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM
:
Ngân hàng thƣơng mại
TCTD
:
Tổ chức tín dụng
TGTK
:
Tiền gửi tiết kiệm
TK
:
Tiết kiệm
TPCT
:
Thành phố Cần Thơ
Logistic
:
Hồi quy Binary Logistic
xi
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với bất kì ngành nghề kinh doanh nào cũng cần có vốn để hoạt động,
do đó có thể thấy nhu cầu về nguồn vốn là một trong những nhu cầu vô cùng
quan trọng mà bất cứ quốc gia, hay ngành kinh tế nào cũng cần. Bên cạnh thị
trƣờng vốn để giúp các tổ chức kinh tế huy động nguồn vốn trực tiếp, thì vai
trò của các ngân hàng trong lĩnh vực này cũng chiếm một vị trí vô cùng quan
trọng.
Với vai trò giúp phân phối lại nguồn vốn của nền kinh tế, thông qua các
nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng đã giúp các ngân hàng ngày càng
khẳng định đƣợc vị thế và tầm quan trọng của mình. Tuy nhiên, nƣớc ta là
nƣớc đi lên từ một nƣớc nông nghiệp, nên vẫn còn nhiều mặt chƣa sánh kịp
với sự phát triển của các nƣớc trên thế giới. Một trong những hạn chế của
chúng ta trong thời điểm hiện tại này là hệ thống ngân hàng của nƣớc ta vẫn
chƣa đủ mạnh về nhân lực lẫn tài lực, chính những điều đó sẽ ảnh hƣởng và
gây bất lợi cho nƣớc ta khi tham gia vào thị trƣờng kinh tế thế giới.
Trƣớc bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nhƣ hiện nay, thì những nguồn
tiền gửi mà các ngân hàng thu đƣợc từ các tổ chức kinh tế đã sụt giảm đi.
Nguyên nhân là do trong sản xuất kinh doanh thì hàng tồn kho lớn và nguồn
vốn nhàn rỗi đang dần hẹp đi. Mặt khác, do hiện nay nguồn vốn hoạt động chủ
yếu của các ngân hàng thƣơng mại thu từ hoạt động tín dụng, do đó mà các
ngân hàng sẽ phải trả lãi cao hơn nhƣng tính ổn định của những nguồn thu này
thì khá thấp, trong khi đó nguồn vốn huy động thu đƣợc từ dân cƣ lại có chi
phí trả lãi thấp và tính ổn định thì lâu dài. Vì vậy, các ngân hàng đang tích cực
huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân, mà cụ thể là nguồn vốn thu từ các
hộ gia đình để có thể hoạt động hiệu quả hơn và giúp nâng cao khả năng cạnh
tranh của mình.
Thành phố Cần Thơ (TPCT) là một thành phố trẻ đầy năng động, là
trọng điểm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và là nơi hội tụ
các yếu tố quan trọng cần thiết, để trở thành một trong những trung tâm kinh
tế lớn của cả nƣớc, có khả năng hợp tác, chủ động hội nhập với khu vực và
quốc tế. Bên cạnh đó, thì trong những năm gần đây thì TPCT cũng đạt đƣợc
nhiều thành tựu quan trọng khác, nhƣ là trình độ học vấn của ngƣời dân đã
đƣợc nâng cao, chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch
vụ và giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp... Đặc biệt là thu nhập bình quân
1
đầu ngƣời ngày càng tăng lên, cụ thể là năm 2011 thì thu nhập bình quân đầu
ngƣời của TPCT chỉ đạt gần bằng 49 triệu đồng và dẫn đầu các tỉnh ĐBSCL.
Vào năm 2013 thì thu nhập bình quân đầu ngƣời của toàn thành phố đã tăng
lên 62,9 triệu đồng và đến năm 2014 thì thu nhập bình quân đầu ngƣời của
TPCT lại tiếp tục tăng cao với ƣớc tính là 70,5 triệu đồng. Từ những số liệu
này, có thể nó rằng thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả TPCT tăng lên qua
các năm, do vậy mà mức sống của ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao hơn, nên
mức tiết kiệm của ngƣời dân ở thành phố cũng cao hơn trƣớc. Quận Ninh Kiều
là một quận trung tâm của TPCT và là nơi chứa hầu hết các cơ quan đầu não
của cả TPCT. Do đó, mà việc huy động lƣợng tiền nhàn rỗi trong dân từ các
hộ gia đình của quận Ninh Kiều, sẽ là một trong những điều kiện giúp cho
quận Ninh Kiều nói riêng và TPCT nói chung có thêm nhiều nguồn lực để
phát triển triển hơn nữa, ngoài ra thì còn có thể giúp cho các ngân hàng trong
địa bàn thành phố có thêm nguồn vốn để bù đắp những thiếu hụt do nguồn vốn
từ tín dụng sụt giảm.
Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành ngân hàng và từ những phân tích
nêu trên, thì đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi
tiền tiết kiệm của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”
đƣợc chọn để đƣa vào phân tích, với mục đích là để phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến quyết định gửi tiền của các hộ gia đình và từ đó tìm ra những giải
pháp giúp cho việc huy động lƣợng tiền gửi tiết kiệm của quận Ninh Kiều nói
riêng, toàn TPCT nói chung sẽ ngày càng đƣợc nâng cao hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố có liên quan và có ảnh hƣởng đến quyết định gửi
tiền tiết kiệm của các hộ gia đình trên địa bàn quận Ninh Kiều. Để từ đó, có
thể đƣa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng thƣơng mại trên địa
bàn, có những chiến lƣợc thu hút đƣợc lƣợng tiền gửi tiết kiệm cao hơn của
các hộ gia đình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng gửi tiền của các hộ gia đình trên địa bàn quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ.
Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của các hộ gia
đình vào các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn quận Ninh Kiều - TPCT.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động tiền gửi của
các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn quận Ninh Kiều -TPCT.
2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng gửi tiền tiết kiệm của các hộ gia đình trên địa bàn quận Ninh
Kiều - TPCT hiện nay nhƣ thế nào?
Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của các hộ gia
đình vào các ngân hàng thƣơng mại?
Cần có những giải pháp nào để giúp thu hút các hộ gia đình gửi tiền vào
các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ?
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Vì thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ thực hiện và đƣợc khảo sát
tại một số phƣờng của quận Ninh kiều - TPCT nhƣ: phƣờng An Bình, phƣờng
Hƣng Lợi, Phƣờng An Cƣ, phƣờng Xuân Khánh, phƣờng An Phú, phƣờng An
Nghiệp, phƣờng An Hòa...
1.4.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp: Dữ liệu sử dụng bao gồm những thống kê về tình hình
kinh tế xã hội của TPCT và quận Ninh Kiều trong năm 2013. Ngoài ra đề tài
còn sử dụng số liệu từ năm 2009 – 2013 để khái quát tình hình hoạt động của
các tổ chức tín dụng. Đề tài chỉ lấy số liệu trong năm năm gần đây, để có thể
khái quát tình hình chung của địa bàn nghiên cứu và do số liệu trong những
năm gần đây nên sẽ mang tính đại diện và sẽ sát với tình hình hiện tại của
quận Ninh Kiều.
Số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện trong đề tài: Đƣợc lấy từ cuộc điều tra
phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp trong khoảng thời gian từ ngày 1/ 9/2014 đến
30/9/2014 của các hộ gia đình. Số liệu thu thập bao gồm: thu nhập, chi tiêu,
tuổi ngƣời quyết định tài chính, trình độ học vấn... Để từ đó có thể tìm ra
những nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của các hộ gia đình vào các
ngân hàng thƣơng mại.
1.4.3 Đối tƣợng
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao gồm các hộ gia đình gửi tiền tiết
kiệm và các hộ gia đình không gửi tiền vào các ngân hàng thƣơng mại trên điạ
bàn quận Ninh Kiều,thành phố Cần Thơ. Đề tài chỉ nghiên cứu các loại tiền
gửi phổ biến và cụ thể là đề tài phân tích về tiền gửi tiết kiệm có kì hạn.
Đề tài không nghiên cứu về môi trƣờng cạnh tranh cũng nhƣ môi trƣờng
pháp lí của các ngân hàng.
3
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trần Thị Nhung Gấm, 2013. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định gửi tiền của các khách hàng vào ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần
Thơ. Theo nghiên cứu này thì tác giả Nhung Gấm đã tập trung phân tích về
các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của các khách hàng cá nhân.
Theo tác giả thì các nhân tố nhƣ: lãi suất huy động tiền gửi, kỹ năng nghiệp vụ
và kỹ năng giao tiếp của các nhân viên ngân hàng, cũng nhƣ các địa điểm giao
dịch, thời gian giao dịch, trình độ học vấn, tuổi, thu nhập của các cá nhân hay
các chƣơng trình khuyến mãi của ngân hàng đều có ảnh hƣởng và tác động lớn
đến quyết định và lƣợng tiền gửi và ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển
Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ.
Phƣơng Hồng Ngân, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi
tiền của khách hàng vào ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công
Thương thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ. Trong nghiên
cứu này tác giả sử dụng số liệu thứ cấp của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài
Gòn Công Thƣơng thành phố Cần Thơ, ngân hàng Nhà nƣớc thành phố Cần
Thơ và số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 219
khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy có 8 nhân tố có
ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng vào ngân hàng Sài Gòn
Công Thƣơng. Cụ thể thì các nhân tố có tƣơng quan thuận với quyết định gửi
tiền là: lãi suất huy động, chất lƣợng dịch vụ, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập,
khuyến mãi và có tƣơng quan nghịch với hai nhân tố là khoảng cách và thời
gian thực hiện giao dịch khi khách hàng đến gửi tiền.
Nguyễn Thị Lẹ, 2009. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền
tiết kiệm và lượng tiền gửi vào ngân hàng: trường hợp ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. Tác
giả sử dụng mô hình hồi quy Probit để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
quyết định gửi tiền của khách hàng vào ngân hàng, từ những phân tích đƣa ra
thì tác giả đã nhận định các nhân tố nhƣ thu nhập, lãi suất tiền gửi, ngƣời quen
với nhân viên trong ngân hàng hay không, chất lƣợng phục vụ của các nhân
viên và khoảng cách từ nhà khách hàng tới ngân hàng Sài Gòn đều có ý nghĩa
thống kê và có tác động tƣơng đối lớn tới quyết định gửi tiết kiệm vào ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ.
Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết
kiệm của hộ gia đình ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học
Đại học Trà Vinh, số 1/2011. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Binary
4
Logistic để phân tích và kết quả cho biết, với 9 biến đƣợc đƣa vào mô hình hồi
quy Logistic thì có 5 biến tác động cùng chiều với biến phụ thuộc (bao gồm
tuổi của lao động chính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của lao động chính,
tổng thu nhập hàng tháng và tổng số lao động của hộ) và có 4 biến tác động
nghịch chiều với biến phụ thuộc (gồm các biến giới tính của chủ hộ, hội đoàn
thể, tổng số hoạt động tạo ra thu nhập và tổng chi tiêu hàng tháng của hộ)
Tóm lại từ các tài liệu tham khảo trên, có thể thấy các đề tài này đều
đƣợc thực hiện qua việc phỏng vấn trực tiếp bảng câu hỏi và sử dụng các
phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng, phân tích nhân tố, phân
tích hồi quy…Vì vậy, các nhân tố đƣa vào mô hình nghiên cứu cũng sẽ cụ thể
hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của các ngân hàng thƣơng mại.
5
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổ chức tín dụng và ngân hàng thƣơng mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 2010 số 47/2010/QH12
quy định:
Tổ chức tín dụng (TCTD)
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng:
Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc đƣợc thành lập, tổ chức dƣới hình
thức công ty cổ phần, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 2 điều này.
Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đƣợc thành lập, tổ chức dƣới hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn
điều lệ.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nƣớc đƣợc thành lập, tổ chức dƣới
hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nƣớc ngoài
đƣợc thành lập, tổ chức dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đƣợc thành lập, tổ chức
dƣới hình thức hợp tác xã.
Tổ chức tài chính vi mô đƣợc thành lập, tổ chức dƣới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn.
Ngân hàng thương mại (NHTM)
Ngân hàng (NH) là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các
hoạt động của ngân hàng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng. Theo
tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng
thƣơng mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Vậy ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng thƣơng mại đƣợc thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định của Luật các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
6
Cũng có thể hiểu ngân hàng thƣơng mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng với các hoạt động tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng và cung ứng thanh toán. Ngoài ra NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ
khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ xã hội.
Khác với các doanh nghiệp, thì NHTM không tham gia vào sản xuất và
lƣu thông hàng hóa, mà nó giúp phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc
cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, qua việc thực hiện chức năng trung
gian tài chính và dịch vụ tài chính. Việc NHTM cấp phát tín dụng vào nền
kinh tế chính là hành vi tạo tiền của ngân hàng thƣơng mại. Việc tạo tiền của
NHTM lại đƣợc thực hiện bằng việc thu hút tiền gửi của dân cƣ và của các tổ
chức kinh tế xã hội trong và ngoài nƣớc.
2.1.2 Hộ gia đình
2.1.2.1 Khái niệm
Theo điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005, hộ gia đình mà các thành viên
có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong
sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các
lĩnh vực này.
Nghĩa là các chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên trong gia
đìnhcó tài sản chung, cùng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và cùng có
trách nhiệm dân sự đối với khối tài sản đó. Các thành viên nhất thiết phải có
mối quan hệ về huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ về nuôi dƣỡng
(quan hệ về cha mẹ nuôi và con nuôi).
Theo quy định trên, khi tham gia vào quan hệ dân sự, thì hộ gia đình
phải có phải có đủ 3 điều kiện sau đây:
Có tài sản chung. Theo quy định tại điều 108, Bộ luật Dân sự 2005: “Tài
sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng
trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập
nên hoặc đƣợc tặng cho chung, đƣợc thừa kế chung và các tài sản khác mà các
thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ”.
Thành viên hộ gia đình cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế
chung trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh khác do pháp luật quy định.
Và điều kiện thứ ba là có cùng chung huyết thống. Nghĩa là hộ gia đình
phải đƣợc gắn kết bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dƣỡng (ông, bà, cha,
mẹ, con, con nuôi, anh, chị, em...).
7
Theo điều 107 Bộ luật Dân Sự 2005, thì đại diện hộ gia đình:
Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích
chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ
hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện
của hộ trong quan hệ dân sự.
Giao dịch dân sự do ngƣời đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì
lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.
2.1.2.2 Thu nhập hộ gia đình
Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ gia
đình và các thành viên của hộ nhận đƣợc trong một thời gian nhất định
(thƣờng là một năm).
Thu nhập của hộ gia đình bao gồm:
Thu từ tiền công, tiền lƣơng.
Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và
thuế sản xuất).
Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi
phí sản xuất và thuế sản xuất).
Thu khác đƣợc tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài
sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhƣợng vốn nhận đƣợc do liên
doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh…).
Thu nhập của hộ gia đình cho biết mức sống của cƣ dân cao hay thấp, thu
nhập còn cho thấy mức chênh lệch về cuộc sống giữa hộ giàu và hộ nghèo…
Bên cạnh đó thì thu nhập còn quyết định quy mô và cơ cấu tiêu dùng của các
hộ gia đình.
2.1.3 Tiết kiệm
Tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn và coi trọng đồng tiền một
cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng
góp cũng không đóng góp. Tiết kiệm cũng không phải là dè xén, để dành, cất
kín tiền bạc dƣ thừa mà ngƣợc lại tiết kiệm giúp cho đồng tiền đƣợc sinh sôi
nảy nở. Do ngƣời dân có tiền mà chƣa cần dùng đến, sẽ đem gửi vào các ngân
hàng gửi tiết kiệm và từ khoản tiền tiết kiệm đó sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho
ngƣời dân.
Vậy tiết kiệm là việc sử dụng đúng mức, hợp lí, không lãng phí cũng nhƣ
không phí phạm sức lực, của cải, tiền bạc và thời gian. Là sự dành dụm các
8
khoản dƣ ra sau khi đã chi tiêu hợp lý cho những nhu cầu cần thiết trong sinh
hoạt và sản xuất.
2.1.4 Tiền gửi tiết kiệm
2.1.4.1 Các khái niệm
Theo quy chế tại điều 6 số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 của
Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm
thì:
Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) là khoản tiền của cá nhân đƣợc gửi vào tài
khoản tiền gửi tiết kiệm, đƣợc xác nhận trên thẻ tiết kiệm, đƣợc hƣởng lãi theo
quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và đƣợc bảo hiểm theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Bản chất của tiền gửi tiết kiệm là một khoản đầu tƣ ngày hôm nay để có
đƣợc một khoản tiền lớn hơn trong tƣơng lai (bao gồm phần gốc là số tiền gửi
ban đầu và khoản tiền lãi). Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền
thống của ngân hàng. Đối với ngân hàng hình thức tiền gửi này tạo cho ngân
hàng nguồn vốn ổn định. Mặc dù món tiền gửi từ cá nhân thƣờng là nhỏ nhƣng
do ngân hàng huy động từ số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho
ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh.
Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm là giao dịch gửi, rút tiền gửi
tiết kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.
Ngƣời gửi tiền là ngƣời thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết
kiệm. Ngƣời gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở
hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc ngƣời giám hộ hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật
của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.
Chủ sở hữu TGTK là ngƣời đứng tên trên thẻ tiết kiệm.
Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên
trên thẻ tiết kiệm.
Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền
gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại
các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày ngƣời gửi tiền bắt đầu gửi
tiền vào tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm.
Tài khoản tiền gửi tiết kiệm là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một
số cá nhân và đƣợc sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán.
9
2.1.4.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm
Phân loại TGTK: theo hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo kỳ hạn
gửi tiền và hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo các tiêu chí khác do tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.
Tiền gửi tiết kiệm phân theo loại kỳ hạn bao gồm: tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền
có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trƣớc vào bất kỳ ngày làm việc
nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất sẽ
tính theo số ngày thực gửi.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Thực hiện quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban
hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 và Quyết
định số 47/2006/QĐ-NHNN, ngày 25 tháng 9 năm 2006 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế tiền gửi tiết kiệm của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam có quy định nhƣ sau: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền
gửi tiết kiệm, trong đó ngƣời gửi tiền thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm về kỳ hạn gửi nhất định. Ngƣời gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ
hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Đối
tƣợng sử dụng loại hình dịch vụ này thƣờng là các doanh nghiệp, cơ quan,
công ty, các tổ chức có lƣợng tiền dƣ nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất
định, mà chƣa có nhu cầu sử dụng đến.
Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thƣờng sẽ cao hơn so với lãi suất tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Vậy điểm khác nhau ở đây là đối tƣợng sử dụng hai
loại hình này và lãi suất của hai loại hình này và giống nhau ở bản chất cả hai
trƣờng hợp đều là dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng.
2.1.4.3 Lãi suất và phương thức trả
Trong nền kinh tế thị trƣờng, lãi suất đƣợc các nhà kinh tế học định
nghĩa là cái giá mà ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay để vay mƣợn hoặc
thuê những dịch vụ tiền trong một thời gian nhất định. Khi đến hạn, thì ngƣời
đi vay phải hoàn trả cho ngƣời cho vay cả vốn gốc và một phần giá trị tăng
thêm là phần lãi. Vì việc vay mƣợn hay thuê những dịch vụ tiền liên quan đến
việc tạo ra tín dụng, do đó ngƣời ta có thể xem lãi suất nhƣ là giá cả của tín
dụng.
Có nhiều loại lãi suất khác nhau nhƣ lãi suất cầm cố thế chấp, lãi suất về
những trái khoán công ty, lãi suất về trái phiếu kho bạc, kỳ phiếu thƣơng mại
và nhiều công cụ tín dụng khác.
10
Ở đây thì chúng ta chỉ xem xét về lãi suất tiền gửi. Vậy lãi suất tiền gửi
là lãi suất đƣợc áp dụng để tính lãi phải trả cho ngƣời gửi tiền. Lãi suất tiền
gửi có nhiều mức khác nhau phụ thuộc vào thời hạn, qui mô tiền gửi.
Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức lãi suất TGTK phù hợp
với lãi suất thị trƣờng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của
tổ chức nhận TGTK.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đƣợc quy định trên cơ sở (30 ngày) hoặc (360
ngày).
Phƣơng thức trả lãi do tổ chức nhận TGTK quy định.
2.1.4.4 Thủ tục gửi tiền tiết kiệm
Theo quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo quyết định số
1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nƣớc thì thủ tục gửi tiết kiệm đƣợc quy định nhƣ sau.
Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm lần đầu:
a. Ngƣời gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau:
Đối với ngƣời gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình chứng minh
nhân dân.
Đối với ngƣời gửi tiền là cá nhân nƣớc ngoài phải xuất trình hộ chiếu có
thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trƣờng hợp nhập,
xuất cảnh đƣợc miễn thị thực), xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn
hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trƣờng hợp nhập, xuất cảnh có
thị thực).
Đối với ngƣời gửi tiền là ngƣời giám hộ hoặc ngƣời đại diện theo pháp
luật, ngoài việc xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, phải xuất trình
các giấy tờ chứng minh tƣ cách của ngƣời giám hộ hoặc ngƣời đại diện theo
pháp luật của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự,
ngƣời hạn chế năng lực hành vi dân sự.
b. Ngƣời gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lƣu tại tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm. Trƣờng hợp ngƣời gửi tiền không thể viết đƣợc dƣới bất kỳ hình thức
nào thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hƣớng dẫn cho ngƣời gửi tiền đăng ký
mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu.
c. Ngƣời gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm quy định.
11
d. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thực hiện các thủ tục nhận tiền gửi tiết
kiệm, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và cấp thẻ tiết kiệm cho ngƣời gửi tiền
lần đầu sau khi ngƣời gửi tiền đã thực hiện các thủ tục nêu tại điểm a, b, và c
khoản 1 điều này.
Thủ tục các lần gửi tiếp theo
Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy
định phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh, mô hình quản lý của tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm, đảm bảo việc nhận tiền gửi tiện lợi, chính xác và tài
sản luôn đƣợc an toàn. Đối với giao dịch gửi tiền vào thẻ tiết kiệm đã cấp,
ngƣời gửi tiền có thể thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua ngƣời khác theo
quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
2.1.4.5 Thẻ tiết kiệm
Thẻ tiết kiệm phải có các yếu tố chủ yếu sau:
Tên tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm; loại tiền, số tiền; ngày gửi tiền; ngày
đến hạn thanh toán (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); lãi suất; phƣơng thức
trả lãi; thời điểm trả lãi; địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi.
Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu
tiền gửi tiết kiệm; số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu tiền
gửi tiết kiệm (trừ trƣờng hợp chủ sở hữu, đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm chƣa
đến tuổi đƣợc cấp Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Họ tên, địa chỉ và số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của ngƣời
giám hộ hoặc của ngƣời đại diện pháp luật (chỉ áp dụng đối với trƣờng hợp
ngƣời gửi tiền là ngƣời giám hộ hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật).
Số thẻ, con dấu, chữ ký của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức nhận tiền
tiết kiệm hoặc ngƣời đƣợc Tổng giám đốc (Giám đốc) ủy quyền, chữ ký của
giao dịch viên của tổ chức của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Quy định về chuyển quyền sở hữu, cầm cố thẻ tiết kiệm tại chính tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm; xử lý đối với trƣờng hợp rủi ro.
Các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
2.1.5 Mục đích gửi tiền tiết kiệm
Mực đích gửi tiết kiệm là những yêu cầu mà ngƣời gửi tiền mong muốn
nhận đƣợc khi đã đem tiền gửi vào ngân hàng.
Khách hàng mang tiền gửi vào ngân hàng với mục đích chủ yếu là để
đƣợc hƣởng lãi từ lƣợng tiền gửi của họ mang lại. Nhiều ngƣời gửi tiền tiết
12