Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH của TỈNH CHĂMPASẮC đến năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 99 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

PHULIĐA

LASAPHÔ

“ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH

CỦA TỈNH CHĂMPASẮC ĐẾN NĂM 2017 ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TPHCM – 2014


BỘ TÀI CHÍNH
ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

PHULIĐA

LASAPHÔ

“ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH

CỦA TỈNH CHĂMPASẮC ĐẾN NĂM 2017 ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 001



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS, HUỲNH THANH TÚ

TPHCM – 2014


LỜI CẢM ƠN
Cho phép tôi đƣợc bảy tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trƣờng Đại
học tài chính – marketing Thành phố Hồ Chí Minh và Ban giám hiệu trƣờng Đại
học tài chính Nam Lao tỉnh Chăm Pa Sắc. Ban đào tạo sau đại học – Đại học
Thanh Phố Hồ Chí Minh. Quý Thầy Cô giáo của trƣờng Đại Học Thanh Phố Hồ
Chí Minh, trƣờng Đại học tài chính – marketing Hồ Chí Minh đã lận tình giảng
dạy, tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ văn phòng du lịch thƣờng trực tỉnh
Chăm Pa Sắc, Tổng du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc, Ủy Ban Tỉnh, sở kế hoạch và đầu
tƣ Tỉnh Chăm Pa Sắc.
Tôi xin cảm ơn sự tạo điều kiện của cơ quan và sự quan tâm, giúp đỡ, động
viên và chia sẻ những khó khăn của gia đình, những ngƣời thân, bạn bè và đồng
nghiệp đối với tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt cho tôi đƣợc bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS.
HUỲNH THANH TÚ đã hƣớng dẫn nhiệt tình đầy trách nhiệm và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng song không trách khỏi những hạn
chế và thiếu sót nhất định khi thực hiện luận văn. Kính mong Quý Thầy, Cô giáo
và bạn bè, đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng đƣợc hoàn
thiện hơn.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn



LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên : PHULIĐA LASAPHÔ, lớp cao học : QTKD khóa 1, Trƣờng Đại
học Tài chính – marketing Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan luận văn này là của tôi, số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ
ràng, các tài liệu sử dụng đƣợc công bố công khai. Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về bản luận văn này.

Tác giả luận văn
PHULIĐA LASAPHÔ

.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................12
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................2
2. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu: ........................................................................2
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH .................................4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH..........................................................4
1.1.1. Khái niệm về du lịch ....................................................................................4
1.1.2. Khái niệm về phát triển du lịch ....................................................................5
1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH .....................................5
1.2.1. Các tiêu chí về kinh tế ..................................................................................5
1.2.2. Các tiêu chí về tài nguyên môi trƣờng .........................................................5
1.2.3. Các tiêu chí về xã hội ...................................................................................5
1.3. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH ĐỊA
PHƢƠNG .......................................................................................................................6
1.3.1. Khái thác sử dụng nguồn lực .......................................................................6
1.3.2. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên du lịch và giảm thiếu chất

thải từ hoạt động môi trƣờng .................................................................................6
1.3.3. Duy trì tính đa dạng cả đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa
dạng văn hóa ..........................................................................................................6
1.3.4. Phát triển du lịch phải hổ trợ kinh tế địa phƣơng phát triển ........................6
1.3.5. Lối kéo sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng ..........................................6
1.3.6. Tiếp thị du lịch một cách trách nhiệm..........................................................6
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC .........................7
2.1.VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC, TRONG SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ. .............................................................................................7


2.1.1. Vị trí .............................................................................................................7

2.1.2. Vị trí, vai trò của du lịch tỉnh Chăm pa sắc, trong sự phát triển kinh
tế Miền Nam. .........................................................................................................8
2.1.3. Mục tiêu phát triển ngành ..........................................................................22
2.2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH....................................24
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................24
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tỉnh Chăm Pa Sắc .......................................26
2.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội ...........................................................................32
2.2.4.Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch .....................................................35
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU
LỊCH. ............................................................................................................................27
2.3.1. Các yếu tố bên ngoài .................................................................................37
2.3.2. Yếu tố bên trong ........................................................................................29
2.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƢỚC
TRONG KHU CỰC. ...................................................................................................30
2.5. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐƢỢC TỪ VIỆC PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỦA CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC ....................................32
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ..............................................................................................33

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC
ĐẾN NĂM 2012 ...........................................................................................................44
3.1.VỀ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỦ YẾU .......44
3.1.1. Khách du lịch .............................................................................................44
3.1.2. Doanh thu các ngành du lịch và Cơ cấu GDP của ngành du lịch so với
các ngành kinh tế Chăm Pa Sắc. .........................................................................49
3.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .....................................................42
3.1.4. Tình hình Lao động ngành du lịch .............................................................43


3.2.KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH SẢN
PHẨM DU LỊCH .........................................................................................................45
3.2.1. Khai thác tài nguyên du lịch ......................................................................55
3.2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch ....................................................56
3.3. VỀ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..............................................................58
3.3.1. Thu hút đầu tƣ du lịch ................................................................................58
3.3.2. Đầu tƣ trong lĩnh vực hạ tầng du lịch .......................................................58
3.3.3. Đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ...................................................50
3.4. TỔ CHỨC KINH DOANH DU LỊCH ................................................................50
3.5.XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ....................................................................53
3.6. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC .....................................................................54
3.7. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ........................................................................................................55
3.8. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................................66
3.8.1. Những thành tựu đạt đƣợc..........................................................................66
3.8.2. Những tồn tại, hạn chế ...............................................................................67
3.8.3. Nguyên nhân tồn tại ...................................................................................60
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .............................................................................................62
CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC
ĐẾN NĂM 2017 ...........................................................................................................63

4.1.ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN
NĂM 2017 .....................................................................................................................63
4.1.1. Những cơ hội và thuận lợi..........................................................................63
4.1.2. Những khó khăn và thách thức ..................................................................65
4.2.QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂMPA SẮC
ĐẾN NAM 2017 ...........................................................................................................66
4.2.1. Các quan điểm phát triển ...........................................................................66


4.3.CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC
ĐẾN NĂM 2017 ...........................................................................................................71
4.3.1. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch .......................71
4.3.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch .............................77
4.3.3. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch và mở
rộng tìm kiếm thị trƣờng .....................................................................................78
4.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch
cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch ........................................................80
4.3.5. Giải pháp đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ ......................................................81
4.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát
triển du lịch và tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp ..............................................82
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ..............................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHDCND


Cộng h a dân chủ nhân dân Lào

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

CHXHCN

Cộng h a xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CHND

Cộng h a nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Lƣợng khách du lịch đến tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm

2004 - 2012

35

3.2

Khách du lịch quốc tế đến Chăm Pa Sắc, giai đoạn 2004
– 2012

37

3.3

Khách du lịch nội địa đến tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn
2004 - 2012

39

3.4

Tổng doanh thu ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn
2004 - 2012

40

3.5

Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Chăm Pa Sắc

42


3.6

Tình hình lao động du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2012

45


DANH MỤC CÁC BIỂU
Số hiệu
biểu
3.1

Tên biểu
Số lƣợng khách du lịch đến tỉnh Chăm Pa Sắc

Trang
35


MỞ ĐẦU

Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị thế
quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Lào đƣợc biết đến là đất nƣớc
Triệu Voi, hoặc du khách với những ngôi chùa tôn nghiêm, những thác nƣớc
tuyệt đẹp, những pho tƣợng Phật nhiều hình dáng và nụ cƣời thân thiện của ngƣời
dân. Đặc biệt, Chăm pa sắc là một tỉnh lớn ở Tây Nam Lào, là một trong những
vựa lúa lớn nhất của Lào. Chăm pa sắc còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn với
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: khu đền Wat Phou di sản văn hóa thế
giới, thác Khone Phapheng – thác nƣớc lớn nhất Đông Nam Á, các đền đài cổ

mang đậm màu sắc kiến trúc Angkor…
Nhận thấy những lợi thế sẵn có và tầm quan trọng của công tác phát triển
ngành Du lịch của tỉnh Chăm pa sắc, tôi chọn đề tài “ Giải pháp phát triển ngành
du lịch của tỉnh Chăm pa sắc đến năm 2017” để nghiên cứu và ứng dụng lý
thuyết quản trị du lịch liên quan vào một môi trƣờng thực tế, góp phần quảng bá
hình ảnh tốt đẹp của quê hƣơng đến khách du lịch.
Trên cơ sở chọn lọc và tổng hợp nguồn kiến thức đáng tin cậy, luận văn
phân tích và khảo sát thực trạng phát triển du lịch tỉnh Chăm pa sắc thời gian qua
để đánh giá thành công, hạn chế, lấy đó làm bài học kinh nghiệm để tiếp tục đƣa
ra giải pháp khắc phục. Đồng thời trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu của
môi trƣờng bên trong và cơ hội, đe dọa từ môi trƣờng bên ngoài, luận văn đƣa ra
những giải pháp phát triển du lịch tỉnh Chăm pa sắc giai đoạn đến năm 2017.
Do giới hạn về quỹ thời gian, nguồn tài liệu và khả năng nghiên cứu, luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của Giáo
viên hƣớng dẫn cùng các độc giả.
Trân trọng cảm ơn!


1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đối với việc phát
triển du lịch là một hƣớng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã
hội của nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và tỉnh Chăm Pa
Sắc nói riêng. Ngành Du lịch đã tạo ra hàng ngàn việc làm cho xã hội và
góp phần vào việc thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, mở rộng mối giao lƣu
hợp tác quốc tế, làm tăng sự hiểu biết, thân thiện và quảng bá nền văn hóa
của đất nƣớc.
Tỉnh Chăm Pa Sắc là một tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng, nơi đây
c n lƣu lại di sản văn hóa vô cùng phong phú. Bên cạnh đó miền đất này
đƣợc thiên nhiên ƣu đãi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng hòa
quyện với quần thể di tích lịch sử văn hóa đã làm cho tỉnh Chăm Pa Sắc thêm

quyến rũ. Là một Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài
nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế
du lịch, đƣa du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Thế nhƣng, thực tế lại cho thấy,
du lịch Chăm Pa Sắc chƣa có khởi sắc đáng kể tƣơng xứng với tiềm năng vốn
có, thƣơng hiệu du lịch Chăm Pa Sắc đang dần mai một.
Việc tìm ra một hệ thống các giải pháp cho phát triển du lịch Chăm Pa
Sắc là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và
phát triển, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có đƣa du lịch Chăm Pa Sắc tƣơng
xứng với vị trí là trung tâm du lịch quan trọng Miền Nam của quốc gia.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển ngành du lịch của tỉnh
Chăm Pa Sắc đến năm 2017 ” làm luận văn cao học.
2. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc: chỉ ra những
hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch, đánh giá những


thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm
2017 và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm
2017.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm pa sắc.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động ngành du lịch tỉnh Chăm
Pa Sắc từ năm 2008 đến 2012.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp so sánh đối
chiếu, phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp,…
2.4. Kết cấu luận văn:

Tên của luận văn “Giải pháp phát triển ngành du lịch của tỉnh Chăm Pa
Sắc đến năm 2017”. Ngoài lời mở đầu, kết luận và các phụ lục, danh mục, tài
liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng nhƣ:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOAT ĐỘNG DU LỊCH
Chƣơng 2: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM
PA SẮC ĐẾN NĂM 2012
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA
SẮC ĐẾN NĂM 2017


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH.
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế đang phát triển ở tất
cả các quốc gia trên thế giới. Đã có rất nhiều những ý kiến, nhận định về
du lịch khác nhau. Đúng nhƣ một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với
du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Ở nƣớc Anh du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo
chơi. Trong tiếng Pháp xuất phát từ tiếng “Le Tour” cũng có nghĩa là cuộc
dạo chơi, cuộc dã ngoại.
Theo nhà sử học Trần Quốc Vƣợng thì du lịch đƣợc hiểu nhƣ sau : Du
có nghĩa là đi chơi, Lịch có nghĩa là lịch lãm, từng trải, hiểu biết. Nhƣ vậy
du lịch đƣợc hiểu là đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du
lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đƣa ra định nghĩa về du lịch nhƣ sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập thể ở bên

ngoài nơi ở.
Nhƣ vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhƣng tổng hợp lại ta thấy du
lịch bao gồm các yếu tố sau:
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên
của cá nhân tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của họ
-

Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng

nhằm phục vụ các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời và các nhu cầu khác khi
họ ở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ.


- Các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó
đều đồng thời có một số mục đích nhất định trong đó có mục đích hoà
bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ
1.1.2. Khái niệm về phát triển du lịch
Phát triển du lịch đƣợc định nghĩa là sự gia tăng sản lƣợng và doanh
thu cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có
sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lƣợng kinh doanh
của ngành du lịch.
1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
1.2.1. Các tiêu chí về kinh tế
a) Tỷ trọng đóng góp GDP của ngành du lịch trong nền kinh tế.
Tỷ lệ GDP du lịch địa phƣơng tăng lên hay giảm đi là do hoạt động du
lịch mang lại. Tỷ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDPcủa vùng (điạ phƣơng)
đƣợc xác định thông qua công thức sau:
M = Tp
Np


Trong đó: TP = GDP du lịch
NP = Tổng GDP cả vùng (địa phƣơng)

b) Các tiêu chí kinh tế khác
Ngoài ra còn một số chỉ tiêu nhƣ: chỉ số về khách tăng, tỷ lệ vốn
đầu tƣ từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phƣơng so với tổng giá
trị đầu tƣ từ các nguồn khác…
1.2.2. Các tiêu chí về tài nguyên môi trƣờng.
Một số tiêu chí cần xem xét nhƣ: Mức độ ô nhiễm môi trƣờng địa
phƣơng do hoạt động du lịch gây ra; Số lƣợng các khu, điểm du lịch đƣợc
tôn

tạo, bảo vệ; Mức độ thân thiện với môi trƣờng của các sản phẩm du

lịch, các công nghệ ứng dụng trong hoạt động du lịch…
1.2.3. Các tiêu chí về xã hội
Gồm các tiêu chí nhƣ : Tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa


phƣơng; Văn hóa, phong tục tập quán của địa phƣơng có bị ảnh hƣởng bởi
hoạt động du lịch trên địa bàn; Mức độ đóng góp của du lịch vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng…
1.3. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH

ĐỊA PHƢƠNG
1.3.1. Khai thác sử dụng nguồn lực
Khai thác sử dụng nguồn lực đồng thời với việc tôn tạo, đáp ứng nhu
cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ.
1.3.2. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên du lịch và giảm
thiểu chất thải từ hoạt động môi trƣờng

Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên nhƣ nƣớc, năng lƣợng và giảm
chất thải ra môi trƣờng. Ƣu tiên sử dụng các nguồn lực địa phƣơng thích hợp
và bền vững.
1.3.3. Duy trì tính da dạng cả đa dạng thiên nhiên, da dạng xã hội
và đa dạng văn hóa
Giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch đối vời động thực vât, đa dạng
các hoạt động kinh tế xã hội bằng cách lồng ghép các hoạt động du lịch vào
các hoạt động của cộng đồng địa phƣơng.
1.3.4. Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế đại phƣơng phát triển
Tối đa hóa việc lƣu giữ doanh thu từ du lịch cho kinh tế địa phƣơng.
Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, mang lợi ích đến cho nhiều thành phần
hơn.
1.3.5. Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng
Việc phát triển các dự án, các hoạt động du lịch phải có sự tham gia
ý kiến của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.
1.3.6. Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm
Việc tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có
trách

nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trƣờng thiên

nhiên, văn hóa va 2 xã hội ở nơi tham quan.


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC
2.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC, TRONG
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
2.1.1. Vị trí
Tỉnh Chăm Pa Sắc địa hình rất phong phú về thiên nhiên và về mặt

văn hóa, đƣợc thể hiện qua đồ bản hành chánh đất đai nƣớc Cộng Hòa Dân
Chủ Nhân Dân Lào. Tỉnh Chăm Pa Sắc vị trí ở cực Nam của đất nƣớc có
biên giới giáp với nhiều tỉnh và các quốc gia nhƣ: phía Bắc và Đông Bắc
giáp với tỉnh Sa LaVan, phía Đông giáp với tỉnh Xê kong và Atapƣ, phía
Nam giáp với Vƣơng quốc CamPuChia, phía Tây giáp với Vƣơng quốc Thái
Lan. Tỉnh

Chăm Pa Sắc là tỉnh lớn thứ 3 của nƣớc có dân số hơn 6 trăm

ngàn ngƣời, có diện tích chiếm 15.410 km2. Vị trí địa lý chia thành 2 khu
vực thiên nhiên rõ rệt là : khu vực đồng bằng và khu vực cao nguyên.
Tỉnh Chăm Pa Sắc là trung tâm quan hệ về mặt kinh tế đối với 4 tỉnh
miền Nam của CHDCND Lào và còn có vai trò chủ đạo về mặt kinh tế.
Ngoài ra tỉnh Chăm Pa Sắc c n là trung tâm văn hóa chủ yếu của đất nƣớc,
có vị trí địa lý phong phú về mặt thiên nhiên và di tích lịch sử. Tỉnh Chăm
Pa Sắc là nơi có nhiều di tích cổ truyền và là nơi có nhiều danh lam thắng
cảnh nổi

tiếng ở Lào. Cụ thể là thác nƣớc Ly phí, Khonpapheng, xem cơ

cấu cảng thời kỷ pháp ở Hóa kon – Don đệt, xem cá Heo ( Bảo hộ ) về
thiên nhiên dƣới Mê Kông, dƣới Lyphí, VânKham vùng Huyện khống.
Thác Phásuam, huyện Ba – chiêng – chă – lơn – súc, Thác Tatphan,
có vách đá cao, xung quanh là rừng rậm thuộc huyện Pak xong, rừng
Bolivên, tham quan các công trình kiến trúc chùa cổ huyện Pakse, và tham
quan chùa ở định núi Xa Đậu huyện Phon Thông.


Khu di tích cổ nổi bật là điện Vat Phu, xem huyện cổ xƣa, Thủ đô Sêt
thá pù lă thuộc huyện Chăm Pa Sắc, núi ASá và hàng động đá cổ tích thuộc

huyện Păthumphon, tháp sámphang, tháp nhà đá có chạm trổ kỳ công thuộc
huyện Sú ku ma.
Lễ hội gồm có hội đua thuyền ở d ng Xê Đôn huyện Paksê, lễ hội
hang động nhà đá huyện Pathumphon.
Đặc sản là cây ăn quả không có hóa chất ở huyện Pak xong, huyện
Bachiêng, Gà nƣớng, Cơm lam, Canh gà với trứng kiến đỏ trong lễ hội Văt
Phu, cá tƣơi ở thác nƣớc Khonpapheng huyện Khống, các cô gái Lào mặc
váy quàng khăn có hoa tay tát hợp thời trang hiện nay.
2.1.2. Vị trí, vai trò của du lịch tỉnh Chăm pa sắc, trong sự phát
Kinh tế Miền Nam.
Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc
gia: là ngành góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
có tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua việc thu
ngoại tệ, đóng vai tr to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Nếu chúng ta so sánh cơ cấu ngành trong GDP của một số quốc gia tiêu
biểu chúng ta có thể thấy rõ quốc gia nào có tốc độ phát triển du lịch càng
cao thì

tỷ trọng giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp càng giảm

dần. Đối với ngành du lịch chính phần tiêu dùng của khách du lịch là giá trị
đóng góp cho nên kinh tế trƣớc tiên là giá trị tiêu dùng của khách du lịch,
thứ 2 là giá trị thu đƣợc từ các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các khu vui
chơi giải trí, thứ 3 là các giá trị thu đƣợc từ việc vận chuyển khách đến các
địa điểm du lịch.
Khi du khách chi tiêu cho ngành du lịch của nƣớc sở tại thì giá trị chi
tiêu đó đƣợc coi là giá trị nhập khẩu, ngƣợc lại những dịch vụ một nƣớc
cung cấp cho du khách từ các quốc gia khác đến thăm đƣợc coi là giá trị
xuất khẩu.



Từ những khái niệm trên, ngƣời ta thống kê và tính toán đƣợc mức
đóng góp của ngành du lịch vào GDP của một quốc gia rất to lớn.


Ngành du lịch đối với việc phát triển các lĩnh vực kinh tế: Về mặt lý

luận cũng nhƣ thực tiễn, giữa du lịch và các ngành kinh tế khác có mối quan
hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhƣng vẫn mang tính độc lập tƣơng đối của
nó. Các ngành kinh tế khác phát triển tạo tiền đề quan trọng cho ngành du
lịch và ngƣợc lại du lịch phát triển sẽ là đ n bẩy, là ngòi nổ kéo các ngành
khác phát triển theo.


Du lịch đối với các ngành nghề sản xuất - xuất khẩu: Trong quá

trình

sản xuất đã tạo ra khối lƣợng hàng hóa lớn, thị trƣờng nội địa

không thể tiêu thụ hết sản phẩm, việc xuất khẩu lại gặp khó khăn do vấn đề
cạnh tranh và bảo hộ mậu dịch nên ngƣời ta đang tìm phƣơng cách để giải
quyết. Một trong những lối ra đó là xuất khẩu tại chỗ bằng việc mở cửa du
lịch, thu hút nhiều khách quốc tế đến thăm là một trong những phƣơng thức
để xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ bằng các cửa hàng miễn
thuế tại sân bay, cửa khẩu, trung tâm thƣơng mại.


Du lịch với đầu tƣ: để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói


riêng các quốc gia cần có nhiều vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở nhƣ hệ
thống giao thông, thông tin liên lạc, và cơ sở vật chất chuyên ngành cho du
lịch nhƣ khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi...Các quốc gia kém phát triển
hầu hết đều thiếu cả về vốn lẫn chất xám; vì vậy việc kêu gọi thu hút vốn
đầu tƣ từ nƣớc ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, đồng thời
xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch là cần thiết và thích hợp cho cả
hai bên; đặc biệt là thu hút các tập đoàn du lịch, khách sạn xuyên quốc gia
trên thế giới đầu tƣ vào ngành du lịch.


Du lịch với giao thông vận tải: Giữa giao thông vận tải và du lịch có

mối quan hệ chặt chẽ tác động hỗ tƣơng lẫn nhau. Với khối lƣợng khổng lồ


khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa đi lại trên thế giới hàng năm đã
đem lại nhiều tỷ Đôla thu nhập cho các công ty cung ứng du lịch, cho các
hãng vận tải hàng không - đƣờng biển ...và tất nhiên tăng cả nguồn thu cho
ngân sách các quốc gia. Giao thông vận tải phát triển tốt đã trở thành động
lực thúc đẩy ngƣời đi du lịch nhiều hơn. Chúng ta có thể thấy đƣợc trên thế
giới những quốc gia hoặc lãnh thổ nào có mạng lƣới cơ sở hạ tầng giao
thông hoàn chỉnh hiện đại, những phƣơng tiện vận tải tiên tiến thì ở đó
ngành du lịch phát triển mạnh.
 Du lịch với viễn thông - tin học: Ngày nay, viễn thông là ngành cơ
sở hạ tầng vô cùng quan trọng của nền kinh tế. Đối với du khách, đặc biệt
là du khách từ các nƣớc công nghiệp hóa, dịch vụ viễn thông cần nhƣ
không khí đối với cuộc sống nên viễn thông là dịch vụ tiện ích không thể
thiếu đƣợc trong quá trình tham quan du lịch. Đối với đơn vị cung ứng du
lịch, viễn thông c n là phƣơng tiện cần thiết trong việc tổ chức, quản lý,
kinh doanh và thực hiện chƣơng trình du lịch. Trên góc độ vĩ mô, viễn

thông phát triển đã thúc đẩy mối quan hệ giao thƣơng giữa các quốc gia,
tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút đầu tƣ quốc tế, làm cho các cộng đồng
xa xôi đƣợc xích lại gần nhau và thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển.
Với công nghệ thẻ thông minh và mạng lƣới Internet toàn cầu giờ đây
du khách và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch nhƣ: hãng lữ hành, khách
sạn, hãng hàng không... có thể liên hệ với nhau trực tiếp tận nhà để giải
quyết mọi vấn đề cho chuyến đi (đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay...)
 Du lịch và các ngành nghề khác: Đối với thuế, ngày nay du lịch là

một trong những ngành chủ lực đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân
sách của các quốc gia. Ngành du lịch đóng góp vào ngân sách quốc gia
thông qua thuế gián thu đánh trên ngƣời tiêu dùng, thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Giữa ngành du lịch và thuế có mối quan
hệ tác động qua


lại, thuế suất cao hay thấp tác động ngay đến hoạt động kinh doanh của
ngành du lịch. Nếu nhà nƣớc có chính sách thuế không thích đáng đối với
ngành du lịch sẽ khuyến khích du khách tìm kiếm những điểm đến khác để
đi du lịch. Du lịch và các ngành Hải quan, Công an, Ngoại giao cũng có
mối quan hệ vô cùng khắng khít. Chính nhân viên của những ngành này là
những ngƣời mà

du khách tiếp xúc trƣớc tiên hoặc sau cùng khi đi đến

tham quan một quốc gia khác. Để thu hút du khách, ấn tƣợng ban đầu đóng
vai trò vô cùng quan trọng là thái độ, cách đối xử của cán bộ viên chức
trong quá trình xin duyệt thủ tục xuất - nhập cảnh, khai báo thủ tục hải quan
ở các cửa khẩu sẽ tạo lập hình ảnh ban đầu khó quên trong lòng du khách.
Trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng có xu thế cải tiến rất mạnh

các mối quan hệ giữa các yếu tố ngành du lịch, để thực hiện định hƣớng
phát triển ngành du lịch góp phần vào tăng trƣởng kinh tế, thu hút khách du
lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, ví dụ lịch tỉnh Chăm Pa Sắc giữ vai trò hết
sức quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Lào
2.1.3. Mục tiêu phát triển ngành
Trong bối cảnh đất nƣớc mới mở rộng cửa, du lịch trở thành một
ngành kinh tế non trẻ và đang từng bƣớc khẳng định vị trí quan trọng trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc.
Trong chiến lƣợc phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đã đề xuất 4
quan điểm phát triển có tính đột phá cho ngành du lịch của tỉnh, bao gồm:
-

Chiến lƣợc phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lƣợc, đƣờng

lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc;
-

Cần đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết về ngành kinh tế du lịch

cho nhân viên trong ngành;
-

Cần phối hợp và mọi nguồn lực, mọi ngành cùng hỗ trợ cho phát

triển du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa và song song với việc mở
rộng, gia tăng nguồn khách quốc tế;


- Phát triển du lịch cần có sự hợp tác từ cộng đồng ngƣời dân trong
khu vực du lịch, do đó cần có biện pháp nâng cao dân trí và nhận thức của

cộng đồng.
Thực tế phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc trong giai đoạn đến năm
2012 cho thấy các quan điểm và mục tiêu trên là phù hợp với chủ trƣơng
chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của Đảng
và Nhà nƣớc trong thời kỳ hiện nay, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ
XXI, phản ánh tinh thần của Nghị quyết Tỉnh ủy, góp phần đƣa du lịch Chăm
Pa Sắc đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Cụ thể là góp phần nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, tăng cƣờng cơ
sở vật chất cho Tỉnh, nâng cao trình độ dân trí và nhận thức cộng đồng đối
với

du lịch, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng qua đó khả

năng

cạnh tranh của ngành du lịch cũng nhƣ của từng doanh nghiệp du lịch

từng bƣớc đƣợc nâng lên, hình ảnh tốt đẹp về Chăm Pa Sắc ngày càng có ấn
tƣợng sâu sắc đối với du khách.
Đặc biệt sau khi Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ IX, đã đƣợc định
hƣớng đến năm 2015 là nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành kinh tế
về mọi mặt, tăng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với phƣơng hƣớng
phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020, sẽ đột phá xóa đói giảm nghèo để
trở thành nƣớc đang phát triển.
Sau khi định hƣớng phát triển kinh tế dịch vụ - du lịch giai đoạn 2007 2012 của Tỉnh Chăm pa sắc, ngành du lịch của Tỉnh đã phát huy tổng hợp
mọi nguồn lực, mọi ngành nghề…phát triển từng bƣớc thể hiện đƣợc vai trò
của một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành liên vùng và có tính xã hội
hóa cao, thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của du lịch tỉnh Chăm Pa
Sắc nói riêng và miền nam Lào nói chung.



ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

2.2.

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 .Vị trí địa lý:
Tỉnh Chăm Pa Sắc nằm ở phía Nam của CHDCDN Lào diện tích ở
đƣờng vĩ tuyến thứ 13•c 55’(phút) -16•c 22’(phút) Bắc và đƣờng kính tuyến thứ
105•c 13’ và 106•c 55’ Đông.
Tỉnh Chăm Pa Sắc có diện tích 15.410.500 ha và có biên giới giáp với
tỉnh và các nƣớc láng giềng nhƣ:
 Phía Bắc giáp với tỉnh Salavan dài 140 km
 Phía Nam giáp với tỉnh Xiêng Tanh Vƣơng quốc Campuchia dài
135 km
 Phía Tây giáp với tỉnh Xê Kong – At Ta Pƣ dài 180 km
 Phía Đông giáp với tỉnh U Bôn Vƣơng quốc Thái Lan dài 233 km
Tỉnh Chăm Pa Sắc chia thành 2 khu vực phát triển, vùng đồng bằng
chiếm 74% vùng núi chiếm 26% và có sông Mê Kông chảy qua chia thành 2
khu vực phía Đông 5 huyện, phía Tây có 4 huyện và có một huyện trong nằm
phía tây nhƣng vẫn thuộc quan lý hành chính của phía đông.


Vùng Đông bằng: là vùng phù hợp với việc trồng lúa các cây lƣơng

thực và chăn nuôi, có diện tích tất cả 1.134.500 ha, cao 75-120 m. khí hậu có
tính chất khô nhƣng mùa mƣa thì ấm ƣớt, nhiệt độ trung bình 27•c số lƣợng nƣớc
mƣa trung bình 2279 mm/năm.



Vùng núi có diện tích 406500 ha có chiều cao 400 - 1284 m, nhiệt độ

trung bình 20•c - 21•c, số lƣợng nƣớc mƣa 3500 mm/năm, ấm áp 80%.
Tỉnh Chăm Pa Sắc có vị trí rất quạn trong, nó có sự ảnh hƣởng to lớn đến
việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.


2.2.1.2 .Khí hậu:
Chăm Pa Sắc là khí hậu nhiệt đới có 2 mùa nhƣ mùa đông (từ tháng 10
đến tháng 6) và mùa hè (từ tháng 7 đến cuối tháng 9). Do vị trí của tỉnh chia
thành hai vùng nên khí hậu hai vùng khác nhau nhƣ: Vùng cao nguyên có nhiệt
độ trung bình 20•c - 21•c, nóng nhất trong tháng 4 và lạnh nhất trong tháng 1.
Lƣợng mƣa trung bình của năm biến đổi từ 3,000 mm3 đến 4,000 mm3 có độ ẩm
80%. Vùng đồng bằng có nhiệt độ 27•c, nóng nhất trong tháng 4 - 5 và lạnh nhất
trong tháng 1. Lƣợng mƣa trung bình trong năm là 2,279 mm3. Do điều kiện khí
hậu nhƣ vậy, lƣợng khách du lịch đến tham quan Chăm Pa Sắc nhiều nhất trong
mùa đông vì mùa này có điều kiện đi lại rất thuận lợi cho khách du lịch.
2.2.1.3 .Tình hình đất đai:
Thế mạnh của tỉnh, ngoài truyền thống cần cù của ngƣời dân, còn có tài
nguyên phong phú và hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội tƣơng đối phát triển.
2.2.1.4. Tài nguyên đất:
Tỉnh có diện tích 15.415.000 ha. Trong đó đất sản xuất có 567.000 ha bằng
37%. diện tích toàn bộ đến nay đã sử dụng 145.97 ha bằng 26% của diện tích sản
xuất đƣợc. sử dụng vào trồng trọt 139.986 ha, trong đó cây lúa 87.663ha; trồng
cà phê 29.142ha; trồng cây công nghiệp 17.954 ha; cây kinh tế 6.998 ha sử dụng
cho chăn nuôi và xây dựng cơ sở hạ tầng. Phần diện tích còn lại là rầy, bãi cỏ
tranh, lau lách, diện tích bỏ hoang.
2.2.1.5. Tài nguyên rừng:
Trong toàn tỉnh có 895.500 ha rừng, chiếm 58% diện tích của tỉnh trong đó

rừng nguyên sinh Quốc gia 3 khu vực có diện tích 88.950 ha; Rừng bảo hộ có 4
khu vực có diện tích 169.300 ha; Rừng sản xuất diện tích có 1120.800 ha; Rừng
đã cải tạo có diện tích 120.000 ha; Rừng kiết có diện tích 67.760 ha; Rừng trồng
mới có diện tích 6.998 ha và rừng khác có 19.981 ha.


×