Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển csvckt du lịch tại 1 điểm đến trong địa bàn Hà Nội( câu lạc bộ Ca Trù Thăng Long).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.46 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp phát triển csvckt du lịch tại 1 điểm đến
trong địa bàn Hà Nội( câu lạc bộ Ca Trù Thăng Long)
PhẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Csvckt du lịch
1.1.1 Khái niệm csvckt du lịch
Csvckt du lịch được hiểu là toàn bộ csvc của các doanh nghiệp du lịch và
các doanh nghiệp khác, tham gia sản xuất ra các dịch vụ và hàng hóa nhằm đáp ứng
nhu cầu trong thời gian đi du lịch của du khách.
1.1.2 Đặc điểm csvckt du lịch
a/ Tính định hướng tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là đối tượng du lịch nên có sức hút khách du lịch và đầu
tư kinh doanh du lịch. Kết quả là, sự phân bố, cơ cấu, công suất, thứ hạng của các
loại csvckt du lịch phụ thuộc vào sự phân bố, số lượng chủng loại, khả năng tiếp
nhận và sức hấp dẫn…của tài nguyên du lịch
b/ Tính đồng bộ trong cơ cấu
Đặc điểm này xuất phát từ tính đồng bộ của nhu cầu du lịch, bao gồm nhu
cầu đặc trưng, nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của khách du lịch.
c/ Giá của một công suất sử dụng cao
Xuất phát từ đặc điểm điểm của nhu cầu du lịch, đòi hỏi phải có các dịch vụ
du lịch chất lượng cao. Để góp phần sản xuất ra các dịch vụ chất lượng cao, cần
thiết phải xây dựng và trang bị CSVCKT du lịch có giá trị lớn.
d/ Thời gian sử dụng của các bộ phận chính trong các thành phần CSVCKT
du lịch là tương đối dài.
Việc xây dựng và trang bị CSVCKT du lịch có giá trị lớn dẫn đến các bộ
phận của chúng (các tòa nhà khách sạn, nhà hàng…) có thể được khai thác sử dụng
lâu dài nếu chi phí hợp lí. Để thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng, sửa chữa…thì có
thể sử dụng chúng hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm
e/ Tính không cân đối trong sử dụng
Tức công suất sử dụng không ổn đinh mà có sự biến động. Đặc điểm này do
tính thời vụ gây nên.
1.2 Điểm đến du lịch


1.2.1 Khái niệm về điểm đến du lịch
Là một khái niệm rất rộng trong hoạt động kinh doanh du lịch, là nơi có sức
hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch. Điểm đến du lịch dựa vào tài nguyên du
lịch. tài nguyên du lịch theo nghĩa thực tế:“ tất cả các nhân tố có thể kích thích được
động cơ du lịch của con người được ngành du lịch tận dụng kinh doanh để sinh ra
lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều gọi là tài nguyên du lịch”. Hoặc “ Bất kỳ nhân tố
thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch đều gọi là tài
nguyên du lịch”.
1.2.2 Vai trò của điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển du
lịch của một đất nước, một địa phương. Điểm đến du lịch là nơi tạo ra sức thu hút
đối với khách du lịch ở trong nước và ở nước ngoài. Điểm đến du lịch có tính hấp
dẫn và có sức thu hút khách du lịch càng cao thì lượng khách du lịch trong nước và
quốc tế đến càng lớn. Dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách tiêu thụ càng nhiều về số
lượng, đa dạng về cơ cấu và chủng loại, chất lượng cao thì doanh thu càng lớn và
hiệu quả kinh tế-xã hội càng cao.
Điểm đến du lịch là nơi đón tiếp và phục vụ khách du lịch trong thời gian họ nghỉ
ngơi và tham quan du lịch tại điểm đến du lịch này. Nơi mở rộng được các hoạt
động dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch, thực hiện "xuất khẩu vô
hình" các tài nguyên du lịch và "xuất khẩu tại chỗ" dịch vụ và hàng hoá của địa
phương với mục tiêu thu được nhiều ngoại tệ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho
người dân địa phương.
PHẦN II: THỰC TRẠNG
2.1 Thực trạng chung phát triển csvckt du lịch tại các điểm đến trên
địa bàn Hà Nội
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, trong 3 năm qua,
hoạt động du lịch Thủ đô có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Lượng khách
du lịch và thu nhập xã hội từ du lịch tăng khá. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du
lịch Hà Nội được bổ sung một bước rất quan trọng.
Các hoạt động du lịch đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh

tế-xã hội của thành phố, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi
trường sinh thái, tạo việc làm và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thông qua việc tổ chức thành công tốt đẹp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long -
Hà Nội, Năm Du lịch quốc gia 2010... hình ảnh, vị thế của thủ đô Hà Nội đã được
nâng cao. Các điều kiện về kinh tế-văn hóa-xã hội-an ninh quốc phòng được tăng
cường. Đây là những yếu tố thuận lợi để du lịch Thủ đô đạt được những kết quả tốt
đẹp và nâng lên tầm cao mới.
Sản phẩm du lịch của Hà Nội chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác
những cái có sẵn, chưa được đầu tư đúng mức và chưa khai thác được tiềm năng,
thế mạnh của du lịch Thủ đô, đặc biệt là du lịch văn hóa, làng nghề, làng cổ.
Hà Nội còn thiếu các khu du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy
mô lớn đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách
du lịch.
Bên cạnh đó, việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội
triển khai chậm. Chất lượng dịch vụ du lịch ở nhiều điểm đến và công tác du lịch tại
điểm đến còn hạn chế. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu,
cơ chế chưa rõ ràng. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch hiệu quả chưa cao. Sự
phối hợp liên ngành, liên vùng của Hà Nội với các địa phương trong nước và quốc
tế còn hạn chế.
Góp ý vào phương hướng phát triển trong giai đoạn tới, nhiều đại biểu cho
rằng Hà Nội có rất nhiều tiềm năng, lợi thế về du lịch, đặc biệt sau khi mở rộng địa
giới hành chính. Hà Nội có hạ tầng tốt, có sân bay quốc tế, hệ thống di sản văn hóa
lớn và là nơi tổ chức nhiều sự kiện, là trung tâm mua sắm và chữa bệnh... Để phát
huy có hiệu quả những lợi thế này, du lịch Hà Nội cần có sự thay đổi.
2.2 Thực trạng phát triển csvckt tại câu lạc bộ ca trù Thăng Long
2.2.1 Giới thiệu về câu lạc bộ
Hà Nội là địa phương có truyền thuyết về tổ quê Ca Trù (truyền thuyết ca trù
Lỗ Khê) và là nơi có ca trù phát triển lâu đời nhất. Nếu căn cứ vào văn bản còn
được lưu truyền hiện nay thì có thể khẳng định rằng Hà Nội có lịch sử ca trù dài
nhất, có thời điểm ca trù Hà Nội thịnh hành nhất Việt Nam. Hà Nội có vai trò và vị

trí rất lớn trong lịch sử Ca Trù và vì vậy Ca Trù cũng từng có đóng góp không nhỏ
trong đời sống và tâm thức người Hà Nội.
Ca trù là môn nghệ thuật truyền thống lâu đời. Trải qua những biến đổi của
lịch sử môn nghệ thuật này đã chìm vào quên lãng hơn nửa thế kỷ qua. Hiện nay
những nghệ nhân hát ở đẳng cấp nhà nghề chỉ còn lại lác đác. Ca trù Thăng Long đã
ra đời ngày 3/4/2009 trong hoàn cảnh khó khăn với mong muốn gìn giữ những nét
độc đáo của văn hóa dân tộc.
CLB ca trù Thăng Long đại diện cho thế hệ trẻ của Việt Nam quyết
tâm cùng nhau hướng tới tầm đẳng cấp của bầu trời cổ nhạc Việt Nam. "Âm Nhạc
truyền thống là bản sắc văn hoá cần được giữ gìn, phổ biến và kế thừa tính sáng
tạo" là sự lựa chọn cho lý tưởng trên con đường nghệ thuật của câu lạc bộ ca trù
Thăng Long.
Ca trù được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hai năm
nay. Giáo phường Thăng Long biểu diễn tại Ðền Quán Ðế ở số 28 phố Hàng Buồm
và nhà di sản số 87 phố Mã Mây. CLB Ca trù Hà Nội biểu diễn vào các ngày cuối
tuần tại đình Kim Ngân, số 42 phố Hàng Bạc và Bích Câu Ðạo quán số 14 phố Cát
Linh. Nhất là, sau mấy chục năm vắng bóng, lần đầu ca trù đã trở lại trong đời sống
văn hóa người dân Thủ đô bằng những buổi biểu diễn tất cả các ngày trong tuần tại
87 Mã Mây.
2.2.2 Thực trạng phát triển csvckt du lịch tại các điểm tổ chức hát ca
trù trên địa bàn Hà Nội
2.2.2.1 Cơ cấu csvckt du lịch của câu lạc bộ
a/ Csvc của các cơ sở vận tải du lịch
Theo công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội cho biết: Các công ty du lịch rất
muốn đưa laoij hình nghệ thuật truyền thống vào làm phong phú sản phẩm tour du
lịch tuy nhiên. Câu lạc bộ ca trù Thăng Long chưa đáp ứng được nhiều yêu cầu
phục vụ khách du lịch: Đó là giao thông không thuận lợi, không có điểm đón trả
khách, csvc tại các điểm biểu diễn thì không đủ tiện nghi, lịch biểu diễn thì không
phù hợp.
Mặc dù câu lạc bộ ca trù Thăng Long đã cố gắng tăng lịch biểu diễn và địa

điểm biểu diễn nhưng khả năng thu hút khách du lịch còn hạn chế. Các cơ sở vận tải
du lịch không thuận lợi về đường xá và thời gian.
b/ Csvc của các cơ sở vui chơi giải trí.
Trung tâm Văn Hóa ca trù Thăng Long – là một điểm vui chơi giải trí tập
trung biểu diễn các thể cách trong ca trù. Nhằm phát huy và mở rộng một nét văn
hóa của dân tộc. Bên cạnh đó còn có các tiết mục giải trí khác như nghe các thể
cách khác trong ca trù, giới thiệu đàn đáy, đó là một loại nhạc cụ chỉ còn có ở Việt
Nam.
Ngoài ra câu lạc bộ còn kết hợp với câu lạc bộ quan họ Làng Đặng Xá. Một
thể loại đối đáp nam nữ không có nhạc cụ giống loại hình A capella ở phương tây.
c/ Csvc của các đại lý du lịch và công ty lữ hành
Việc liên kết giữa ca trù Thăng Long với du lịch luôn là mục tiêu hướng tới
của câu lạc bộ và ban quản lý phố cổ Hà Nội. Có thể thấy các chương trình biểu
diễn đã trở thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của phố cổ. Tại nơi này văn hóa và
du lịch đã bắt tay nhau cùng quảng bá và thu hút khách. Câu lạc bộ đã có sự kết hợp
với 12 công ty du lịch tuy nhiên khách theo tour còn hạn chế. Các công ty, đại lý du
lịch cho ca trù vào một phần trong sản phẩm tour của mình như: Công ty du lịch
Bến Thành, trụ sở chính là ở Q1. tp. Hồ Chí Minh. Đại diện ở Hà Nội là:
Lầu 7 Tòa nhà Kinh Đô, Số 93 , Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel:(04)39445122
Email:
d/ Csvc thuộc ngành khác quản lý
Ban quản lý phố cổ Hà Nội (thuộc phố hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà nội) trực
tiếp quản lý về địa điểm biểu diễn của câu lạc bộ. Để hỗ trợ cho việc phát huy và
bảo tồn nghệ thuật đã choc au lạc bộ mượn các đình, chùa để biểu diễn. Sau đình
Ngãi Cầu, La Phù, Giang Xá, Rằm tháng 2 (âm lịch) tới, giáo phường sẽ tour diễn
qua các đình làng canh hát tại đình làng Bát Tràng.
2.2.2.2 Thực trạng phát triển csvc của câu lạc bộ
a/ Tình hình phát triển csvckt
Sân khấu nào cho ca trù?

Ở Hà Nội, tìm một sân khấu ca trù chuyên nghiệp rất khó khăn. Hiện nay, ca
trù chưa có một khu vực, địa điểm biểu diễn tập trung, dành riêng cho ca trù. Mà
chủ yếu ca trù được hoạt động dưới hình thức là các câu lạc bộ, tại gia đình của các
nghệ nhân yêu nghề.
Theo thống kê, trước khi ca trù được công nhận là di sản, có 22 CLB ca trù
hoạt động: CLB Ca trù Thái Hà với địa điểm diễn ở Thụy Khuê, Văn Miếu; CLB
Ca trù Hà Nội diễn ở Bích Câu; CLB Thăng Long ở đình Giảng Võ; CLB Ca trù
UNESCO ở Bảo tàng Dân tộc học; Trung tâm Văn hóa ca trù Thăng Long diễn tại
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam... Rồi một lớp ca trù do ca nương Phạm Thị Huệ
khởi xướng với sự truyền dạy của kép đàn Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn
Thị Chúc được Quỹ Ford tài trợ. Nhưng sau gần hai năm ca trù được ghi danh, hầu
hết các CLB biểu diễn cầm chừng; lớp học ca trù của Quỹ Ford kết thúc dự án;
Trung tâm Văn hóa ca trù Thăng Long gần như giải thể với lý do vắng khách...
Sự ra đời của một sân khấu ca trù chuyên nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong
việc quảng bá nghệ thuật dân tộc với bạn bề quốc tế, làm sống dậy bộ môn nghệ
thuật quý giá này đồng thời làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của Hà Nội.

×