TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- ---
NGÔ THÀNH LÝ
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ Ở HUYỆN
VĨNH THẠNH – CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
Tháng 12 -2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢNTRỊ KINH DOANH
--- ---
NGÔ THÀNH LÝ
MSSV: 4114630
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ Ở HUYỆN
VĨNH THẠNH – CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PHẠM QUỐC HÙNG
Tháng 12 - 2014
LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm học tập tại Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh
trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở
trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã
hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, để có thể hoàn thành được
luận văn, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
Thầy Phạm Quốc Hùng, đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành
luận văn này.
Chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là các Thầy (Cô) khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh truyền đạt
kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn các Cô chú, các anh chị phòng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ & Chi cục thống
kê huyện Vĩnh Thạnh, các cô chú, các anh chị tại các xã, các ấp cũng
như các hộ gia đình tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực hiện luận văn của mình.
Cuối cùng em gửi lời chúc quý Thầy, Cô khoa Kinh tế & Quản
trị Kinh doanh cùng quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh, Chi cục Thống kê huyện Vĩnh
Thạnh và các chú, các anh tại các xã, ấp và các quý gia đình đã giúp đỡ
em trong quá trình làm đề tài được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn
vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc.
Trân trọng cám ơn và kính chào!
Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện
NGÔ THÀNH LÝ
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện
NGÔ THÀNH LÝ
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………….………………………………………………………………
………………….…………………………………………………………
…………………………….
………..…, ngày……….tháng………năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………….………………………………………………………………
………………….…………………………………………………………
…………………………….
Cần Thơ, ngày……….tháng……….. năm 2014
Giảng viên hướng dẫn
(ký tên và ghi họ tên)
iv
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I....................................................................................................1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................3
1.4.2 Phạm vi về không gian và vùng nghiên cứu .....................................3
1.4.3 Phạm vi về thời gian ........................................................................3
1.4.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu ..........................................................3
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................4
2.1.1 Các khái niệm về nông hộ, đặc điểm và vai trò của nông hộ ............4
2.1.2 Kinh tế hộ .......................................................................................5
2.1.3 Thu nhập nông hộ ............................................................................6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 10
2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ....................................... 11
CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 15
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HUYỆN VĨNH THẠNH – CẦN THƠ ........ 15
3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN VĨNH
THẠNH – CẦN THƠ ................................................................................ 15
3.1.1 Lịch sử hình thành huyện Vĩnh Thạnh ........................................... 15
3.1.2 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ............................................... 15
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA HUYỆN VĨNH THẠNH – CẦN
THƠ .......................................................................................................... 17
3.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp ..................................................... 17
3.2.2 Tình hình sản xuất công nghiệp ..................................................... 22
3.2.3 Tình hình sản xuất thương mại, nhà hàng- khách sạn và dịch vụ
trên địa bàn ............................................................................................ 22
CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 24
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ Ở HUYỆN
VĨNH THẠNH – CẦN THƠ ....................................................................... 24
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHIÊN CỨU .................................................. 24
v
4.1.1 Đặc điểm về giới tính của chủ hộ................................................... 24
4.1.2 Một số đặc điểm của chủ hộ .......................................................... 24
4.2 THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NGHIÊN CỨU........................ 29
4.2.1 Tổng hợp cơ cấu thu nhập nông hộ................................................ 29
4.2.2 Cơ cấu thu nhập của nông hộ ........................................................ 30
4.2.3 Tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp của nông hộ .............................. 31
4.2.4 Thực trạng thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ ........................ 32
4.2.5 Thực trạng vay vốn của nông hộ .................................................... 33
4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ ...... 34
4.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ .................................................................... 36
4.4.1 Thuận lợi ....................................................................................... 36
4.4.2 Khó khăn ....................................................................................... 37
4.5 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ ............. 38
CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 40
5.1 KẾT LUẬN.......................................................................................... 40
5.2 KIẾN NGHỊ. ........................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Địa bàn và số mẫu thu thập thông tin sơ cấp..........................11
Bảng 2.2 Giá trị của các biến số…..........................................................13
Bảng 3.1 Diện tích và sản lượng lúa của huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ từ
năm 2011 – 2013….................................................................................17
Bảng 3.2 Diện tích các loại cây màu của huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ từ
năm 2011 – 2013.....................................................................................18
Bảng 3.3 Diện tích và sản lượng một số loại cây ăn trái ở huyện Vĩnh
Thạnh - Cần Thơ từ năm 2011 – 2013....................................................19
Bảng 3.4 Số lượng và sản lượng gia súc gia cầm ở huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ từ năm 2011 – 2013..................................................................20
Bảng 3.5 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ở huyện Vĩnh
Thạnh - Cần Thơ từ 2011 – 2013............................................................21
Bảng 3.6 Số cơ sở và giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện
Vĩnh Thạnh - Cần Thơ từ năm 2011 – 2013...........................................22
Bảng 3.7 Số cơ sở và giá trị sản xuất thương mại dịch vụ ở huyện Vĩnh
Thạnh - Cần Thơ từ năm 2011 – 2013....................................................23
Bảng 4.1 Một số đặc điểm của chủ hộ ở huyện Vĩnh Thạnh - Cần
Thơ….......................................................................................................24
Bảng 4.2 Đặc điểm nhân khẩu của nông hộ ở huyện Vĩnh Thạnh – Cần
Thơ...........................................................................................................25
Bảng 4.3 Đặc điểm giới tính và lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi
của các thành viên trong hộ.....................................................................26
Bảng 4.4 Đặc điểm lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp trong
hộ….........................................................................................................28
Bảng 4.5 Tổng hợp cơ cấu thu nhập của nông hộ ở huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ năm 2014..................................................................................29
Bảng 4.6 Thu nhập theo số hoạt động tạo thu nhập của các hộ nông dân ở
huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ năm 2014.................................................31
Bảng 4.7 Tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp trong tổng thu nhập của nông
hộ ở huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ năm 2014.........................................32
Bảng 4.8 Thu nhập phi nông nghiệp theo ngành nghề của hộ nông dân ở
huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ năm 2014.................................................32
Bảng 4.9 Thực trạng vay vốn của nông hộ năm 2014.............................33
Bảng 4.10 Giá trị trung bình và độ lệch của các biến trong mô hình.....35
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân
của nông hộ lần thứ nhất.................................... .....................................35
vii
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân
của nông hộ đã khắc phục bằng robust…..............................................36
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ.............................15
Hình 4.1: Giới tính chủ hộ...............................................................................24
Hình 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ............................................................27
Hình 4.3 : Cơ cấu hoạt động tạo thu nhập của nông hộ...................................30
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
Đvt: Đơn vị tính
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm nội địa.
GlobalGap (Global Good Agricultural Practice): Thực hành nông nghiệp
tốt toàn cầu.
OLS (Ordinary least squares): Phương pháp bình phương bé nhất
Stt: Số thứ tự.
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices): Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt ở Việt Nam.
x
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế thì nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu cho
xã hội, được ra đời sớm nhất tồn tại lâu và là không thể thay thế. Hiện nay,
khu vực hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nông thôn, nơi có lực
lượng lao động chiếm đa số. Ở Nước ta, nông nghiệp đã và đang là khu vực
kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân với giá trị gia tăng mà ngành nông
nghiệp tạo ra chiếm 18,3% GDP của toàn bộ nền kinh tế (Tổng cục thống kê,
2013). Trong tổng số dân 88,77 triệu người thì có tới hơn 68% dân số sống ở
nông thôn (Thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê, 2012) với sinh kế chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp. Kinh tế nông thôn, nông nghiệp có sự phát triển
mạnh mẽ đang từng bước vươn lên, khẳng định vai trò, vị trí và có những
đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Vai trò của nông
nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn không chỉ
dừng lại ở chỗ tăng thu nhập mà nó còn là tiền đề để phát triển công nghiệp và
dịch vụ ngay tại địa bàn nông thôn là các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
Đồng thời quá trình Công nghiệp hoá- hiện đại hoá (CNH – HĐH) nông
nghiệp, nông thôn làm thay đổi phương thức canh tác của người nông dân.Vì
vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế – xã hội.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong hai đồng bằng lớn của
nước ta với tổng diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó có đến 3,8 triệu ha
đất nông nghiệp, loại đất chủ yếu là đất phù sa với hơn 30%. Khí hậu với nhiệt
độ trung bình cao khoảng 28oC do có số giờ nắng trung bình cao, ít xảy ra
thiên tai. Hệ thống thủy lợi phát triển mạnh mẽ với nhiều sông ngòi, nguồn
cung cấp nước chính là từ sông Mê Kông và nước mưa, lượng phù sa được
sông Mê Kông mang lại hằng năm là rất lớn tạo độ phì nhiêu cho đất trồng trọt
là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nông, đặc biệt là cây lúa. ĐBSCL là
vựa lúa lớn nhất cả nước chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng, đóng góp lớn
vào kim ngạch xuất khẩu gạo. Nhưng đi cùng với điều kiện thuận lợi đó là
những khó khăn với việc mưa lũ làm ngập úng với diện tích lớn làm hạn chế
sản xuất nông nghiệp, gây ra nhiều khó khăn cho đời sống dân cư.
Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện của thành phố Cần Thơ, huyện có vị trí
nằm trong khu vực tứ giác Long Xuyên thuộc ĐBSCL, có diện tích 298,23km2
trong đó diện tích đất nông nghiệp có tới 270km2. Địa phương có điều kiện đất
đai khí hậu thuận lợi để phát triển về nông nghiệp, với điều kiện đó thì nông
nghiệp đã trở thành nguồn sinh kế chủ yếu của người dân nơi đây. Nông
1
nghiệp là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế của huyện, giá trị sản xuất
nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, đi cùng sự phát triển về kinh tế của địa
phương thì đời sống của người dân được nâng cao đáng kể thu nhập bình quân
đầu người trên năm của huyện là 22,5 triệu đồng (Chi cục thống kê huyện
Vĩnh Thạnh, 2013), cơ sở hạ tầng đường xá đã được phát triển tốt hơn. Theo
xu hướng phát triển của đất nước thì huyện cũng đang có những bước tiến nhất
định trong cơ cấu phát triển kinh tế, nhưng do thu nhập chủ yếu của người dân
nơi đây là từ ngành nông nghiệp, chủ yếu là độc canh cây lúa nên vẫn còn có
những khó khăn cần giải quyết như diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng
bị thu hẹp bởi sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô
thị hoá thêm vào đó là sự chủ động trong việc làm, tạo thêm thu nhập của
người dân thông qua các ngành nghề khác vẫn còn chưa cao dẫn tới mức thu
nhập của nông vẫn còn chưa cao cùng với đó là ảnh tới sự phát triển của nông
hộ, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Bên cạnh đó, theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành
phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
16%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 15%/năm giai đoạn 2016 – 2020; thu nhập
bình quân đầu người đạt trên 3.200 USD vào năm 2015, đạt trên 6.480 USD
vào năm 2020 và 14.200 USD vào năm 2030. Để thành phố Cần Thơ đạt được
mục tiêu trên thì huyện Vĩnh Thạnh càng phải nỗ lực để có thể góp phần đạt
được yêu cầu trên.
Để có được những luận cứ khoa học cung cấp cho các nhà nghiên cứu và
người ra quyết định trong việc thực hiện mục tiêu trên về chính sách kinh tế xã hội của địa phương đạt hiệu quả thì việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ là rất cần
thiết. Xuất phát từ thực tế trên, nên tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở huyện Vĩnh Thạnh – Cần
Thơ”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
nông hộ ở huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao thu nhập cho nông hộ tại địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
2
(1) Tìm hiểu cơ cấu thu nhập của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh – Cần
Thơ.
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ tại huyện
Vĩnh Thạnh – Cần Thơ.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Cơ cấu thu nhập của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh hiện nay ra sao?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ?
Các giải pháp nào nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ.
1.4.2 Phạm vi về không gian và vùng nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ..
1.4.3 Phạm vi về thời gian
Thời gian thu thập số liệu từ 4/9 đến 4/10/ 2014, thời gian thực hiện đề
tài từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.
1.4.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu cơ cấu thu nhập của nông hộ, các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu
nhập cho nông hộ.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm về nông hộ, đặc điểm và vai trò của nông hộ
Có rất nhiều khái niệm về nông hộ, chúng ta sẽ sơ lược qua một số khái
niệm sau:
Theo tác giả Frank Ellis (1988) thì khái niệm hộ nông dân được định
nghĩa như sau: “ Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ
ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm
trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng
việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn
chỉnh không cao.
Với tác giả Phạm Văn Dương (2010) thì: “ Nông hộ là những hộ chủ yếu
hoạt động nông nghiệp, là các thành viên có tài sản chung, cùng góp sức để
hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc một số lĩnh
vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định và là chủ thể trong các
quan hệ sản xuất kinh doanh”.
Trong giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp của Trần Quốc Khánh
và cộng sự (2005, trang 27-28) thì khái niệm về nông hộ được định nghĩa như
sau: “Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm,
ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết
tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt
động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các
thành viên trong hộ”.
- Đặc trưng của hộ nông dân:
+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ
canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp.
+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống, về quan
hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời,…nên các thành viên trong
nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan
hệ phân phối. Do thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác
cao trong lao động. Trong mỗi nông hộ bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ
chức sản xuất. Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ nông dân có nhiều ưu việt và
có tính đặc thù.
+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo bao gồm
việc sinh, nuôi, dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề…đây
4
cũng là đặc trưng của hộ nông dân (Trần Quốc Khánh và cộng sự, 2005, trang
28)
- Vai trò của nông hộ
+ Với các đặc trưng về sự gắn bó của các thành viên, về mặt sở hữu,
quản lý và phân phối nên rất phù hợp với đặc điểm sinh học của sản xuất nông
nghiệp, hộ nông dân có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nông sản đáp
ứng yêu cầu của xã hội.
+ Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực,
trước hết là nguồn nhân lực của hộ và ruộng đất đã được Nhà nước giao. So
với trang trại, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của hộ có kém hơn, nhưng với
bản tính cần cù, chịu khó khi các nguồn lực được giao cho hộ quản lý và tổ
chức sử dụng, các hộ nông dân đang có vai trò quan trọng trong việc khai thác
các nguồn lực để sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân từng bước
thích ứng với cơ chế thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ
vào sản xuất, thực hiện liên doanh, liên kết. Vì vậy, các hộ nông dân đã có vai
trò quan trọng trong tiến trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Là thành phần chủ yếu ở nông thôn, hộ nông dân có vai trò quan trọng
trong xây dựng các cơ sở hạ tầng, khôi phục các thuần phong mỹ tục và xây
dựng nông thôn mới (Trần Quốc Khánh và cộng sự, 2005, trang 28-29).
2.1.2 Kinh tế hộ
“Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng
chung huyết tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm. Thống kê
Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm những người sống chung
dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ
(Gee, 1989).
Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ nông
dân. Trong đó:
Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức
để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham
gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này (điều 106 Bộ luật Dân sự, 2005).
Nông hộ là hộ gia đình có hoạt động sinh kế gắn với sản xuất nông nghiệp.
Hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở - vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị
tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội. Là một đơn vị
5
kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, kinh tế đất nước có
sự phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên ở các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người vẫn còn một bộ phận
dân cư đang phải sống cảnh đói nghèo, vì vậy phát triển kinh tế hộ gia đình là
biện pháp tốt, tác động trực tiếp đến người nghèo, xã nghèo giúp họ có điều
kiện vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Phát triển kinh tế hộ gia đình là việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật tiến bộ và mô hình canh tác thích hợp với khả năng lao động của gia
đình, điều kiện đất đai, tự nhiên để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần xây dựng đất nước
giàu mạnh. Hộ gia đình dựa vào hai điều kiện để phát triển kinh tế là: điều
kiện cần là đất đai, ruộng đất, sức lao động, vốn và tài sản của hộ gia đình;
điều kiện đủ là kiến thức sản xuất và thị trường tiêu thụ để phát triển kinh tế.
Để thực hiện phát triển kinh tế hộ gia đình, ngoài sự vận động của bản
thân thì hộ gia đình được sự hỗ trợ của chính quyền, nhà nước, các tổ chức
kinh tế, xã hội khác cùng tham gia giải quyết những vấn đề ngoài nông hộ,
trên cơ sở các hoạt động can thiệp, hỗ trợ, các tác động, chính sách…như:
được hướng dẫn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật
nuôi và phát triển ngành nghề phù hợp với trình độ và điều kiện của người
dân, điều kiện tự nhiên vùng, thực hiện chính sách khai hoang, phục hóa, kinh
tế mới để phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế khác ở nông thôn, chương
trình hỗ trợ các xã trong diện đặc biệt khó khăn, các chương trình phát triển
của chính phủ, tổ chức phi chính phủ, nước ngoài, các dự án đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng như điện, nước, cầu cống, trạm y tế, trường học, các công trình
thủy lợi, các dự án v.v. tạo điều kiện cho kinh tế hộ và nông thôn phát triển.
2.1.3 Thu nhập nông hộ
Thu nhập là chiến lược sinh kế của nông hộ. Thu nhập của nông hộ được
xác định bằng tổng thu nhập từ mùa vụ, trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động
phi nông nghiệp. Hơn nữa thu nhập của hộ nông dân còn bao gồm các khoản
khác như tiền lương, tiền công, trợ cấp từ người thân, chính phủ và lãi xuất tiết
kiệm (Ellis,1988).
Thu nhập của nông hộ được hiểu là phần giá trị tăng thêm mà hộ được
hưởng để bù đắp cho lao động gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng
nếu có. Thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản
xuất kinh doanh mà hộ thực hiện nên có thể được tính toán như sau:
Tổng giá trị sản phẩm trồng trọt của nông hộ bao gồm phần sản phẩm
bán ra thị trường và phần tiêu thụ cho gia đình:
6
Giá trị sản phẩm trồng trọt = Sdiện tích x Năng suất x Giá bán nông sản
Với
Sdiện tích: là diện tích tính bằng công ( 1 công = 1000m2)
Năng suất: được tính bằng số kilogam nông sản trên một đơn vị
diện tích (kg/công)
Giá bán nông sản: là giá bán được tính theo chu kỳ thu hoạch
Tổng sản phẩn chăn nuôi được tính từ khi bắt đầu quá trình chăn nuôi
cho tới khi bán ra thị trường. Giá trị của sản phẩm có thể phục vụ cho gia đình
và bán ra thị trường. Trong quá trình chăn nuôi còn có thể bán con giống. Do
đó tổng sản phẩm chăn nuôi được tính như sau:
Sản phẩm chăn nuôi = Giá trị sản phẩm chăn nuôi tiêu dùng cho gia
đình + phần bán sản phẩn từ chăn nuôi (trứng thịt, con) + giá trị vật nuôi bán
cuối kỳ.
Để có thể sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi thì nông hộ cần
có các yếu tố đầu vào để đáp ứng cho quá trình sản xuất như cây giống, con
giống, nông dược, phân bón, thức ăn... Các chi phí khác như chi phí về điện,
nước… Các giá trị đầu vào được sử dụng trong toàn bộ chu kỳ sản xuất để tạo
ra hàng hóa có giá trị cao hơn thì được gọi là trị tổng sản phẩm. Thu nhập
thuần được tính:
Thu nhập thuần = Giá trị tổng sản phẩm – chi phí sản xuất – chi phí lao
động thuê – chi phí lao động khác
Tóm lại tổng thu nhập nông hộ có thể chia ra làm 2 loại:
Thu nhập từ nông nghiệp: bao gồm thu nhập của tất các thành viên từ các
hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi, chẳng hạn như
sản xuất lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm..
Thu nhập từ phi nông nghiệp: các hoạt động khác ngoài hoạt động nông
nghiệp ví dụ như các công việc kinh doanh, làm thuê, làm thuê mướn, tiền
lương hưu, trợ cấp, ..
- Thu nhập bình quân đầu người/năm: Là tổng các nguồn thu nhập của
hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia đình.
- Nhân khẩu: Là những người thực tế vẫn thường xuyên ăn, ở, sinh sống
tại hộ.
- Tuổi: Để chỉ số tuổi của chủ hộ hoặc các thành viên trong hộ, được tính
theo năm.
- Trình độ học vấn: Để chỉ các lớp học tính theo năm mà chủ hộ và các
thành viên đã hoàn thành. Trong nghiên cứu này học vấn được tính theo đơn
7
vị lớp từ lớp 01 đến lớp 12; học trung cấp được quy đổi là 14; cao đẳng là 15
và đại học được quy đổi là 16.
- Lao động: Là số người tham gia vào hoạt động trong quá trình thực
hiện sản xuất, thể hiện theo ngày công lao động (8 giờ/ngày).
- Lao động trong độ tuổi: là những người trong độ tuổi lao động theo quy
định của Luật Lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động
của mình ra làm việc (Niên giám thống kê, 2008). Trong nghiên cứu này lao
động trong độ tuổi là lao động có tuổi đời từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ và đối
với nam là 15 đến 60 tuổi.
- Lao động ngoài độ tuổi: là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi lao
động theo quy định của Luật Lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn tham gia
lao động (Niên giám thống kê, 2008). Trong nghiên cứu này lao động ngoài độ
tuổi là lao động có tuổi đời dưới 15 và trên 55 tuổi đối với nữ và dưới 15 và
trên 60 tuổi đối với nam.
- Lao động thuê: Chỉ lao động đi làm thuê cho hoạt động sản xuất của
nông hộ, thể hiện bằng ngày công và được tính bằng tiền mặt hoặc hình thức
khác theo công việc.
- Chi phí: Chỉ lượng tiền mặt, vật chất và lao động quy đổi ra tiền mà
nông hộ sử dụng để thực hiện hoạt động sản xuất nào đó của mình.
- Doanh thu: Sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất của nông hộ quy
đổi (bán) thành tiền.
- Lợi nhuận: Bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
- Thu nhập của nông hộ: Bằng lợi nhuận cộng với số tiền công quy đổi
mà chủ hộ và các thành viên trong hộ trực tiếp làm việc cho gia đình mình.
- Hộ nghèo: là những hộ được chính quyền địa phương bình xét, đánh
giá, xếp vào danh sách hộ nghèo (đã hoặc chưa được cấp giấy “Chứng nhận hộ
nghèo”) của từng năm theo tiêu chuẩn nghèo tương ứng của Bộ lao động
thương binh – Xã hội hoặc chuẩn nghèo thực tế áp dụng của địa phương.
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21
tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ):
+ Khu vực nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng;
+ Khu vực thành thị: 500.000 đồng/người/tháng.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ mức quy định nêu
trên trở xuống là hộ nghèo.
8
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập nông hộ
Thông qua lược khảo một số đề tài nghiên cứu liên quan đến thu nhập
của một số tác giả Trần Trọng Tín (2010), Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn
Trịnh (2011), Đặng Minh Quân (2012), Trần Long Châu (2012), Nguyễn Kim
Phú (2013). Một số yếu tố có tác động đến thu nhập có thể được tóm lược lại
như sau:
- Giới tính của chủ hộ là Nam thì nông hộ sẽ có thu nhập cao hơn, sức
khỏe, sự quyết đoán không sợ rủi ro trong công việc, có nhiều lợi thế hơn so
với giới tính là Nữ.
- Khi tuổi chủ hộ càng cao thì chủ hộ có trí tuệ, có kinh nghiệm trong
cuộc sống và có khả năng nắm bắt thị trường nên đưa ra các quyết định đúng
tạo ra thu nhập cao cho hộ. Nhưng khi tuổi chủ hộ càng cao thì trí tuệ không
còn minh mẫn nên khả năng đưa ra quyết định kém hơn nên có thể làm giảm
thu nhập.
- Nhân khẩu chỉ số người trong gia đình thường xuyên ăn chung, ở chung
dưới một mái nhà (người). Với một diện tích đất không đổi nhưng nhân khẩu
có sự gia tăng thì bình quân thu nhập của họ gia đình sẽ giảm. Bên cạnh đó, số
người phụ thuộc trong gia đình cũng là nguyên nhân làm cho thu nhập bình
quân đầu người của hộ giảm xuống, dễ bị tình trạng nghèo khó và thu nhập
bấp bênh, thấp.
- Học vấn của chủ hộ, học vấn cao nhất mà chủ hộ đạt được. Học vấn là
một trong các nguồn lực quan trọng tạo nên thu nhập của hộ, khi trình độ học
vấn càng cao thì sẽ giúp dễ dàng tìm kiếm các công việc nhẹ nhàng, có thu
nhập cao và dễ dàng nắm bắt và áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ
đó làm tăng thu nhập cho hộ.
- Tổng diện tích đất của nông hộ (ha). Diện tích đất mà nông hộ có hoặc
thuê mướn để sản xuất, khi hộ có diện tích đất lớn, hộ nông dân có điều kiện
cũng như có thể chủ động trong hoạt động sản xuất có thể đa dạng cây trồng
với nhiều loại cây khác nhau trên diện tích sẵn có. Ngoài ra, hộ có thể lựa
chọn các hoạt động sản xuất phù hợp với khả năng của hộ.
- Số hoạt động tạo thu nhập chỉ số hoạt động của nông hộ thực hiện để
tạo ra nguồn thu nhập, bao gồm một số hoạt động như: trồng trọt, chăn nuôi,
kinh doanh, làm thuê, khác..Số hoạt động tạo thu nhập góp phần tạo sự đa
dạng cũng như tính ổn định trong thu nhập hộ, giảm bớt rủi ro, các hoạt động
có thể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sinh kế hộ.
9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, sản xuất nông
nghiệp, phi nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người được lấy từ số liệu
thống kê huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh
Thạnh, các báo cáo, các thông tin từ các bài nghiên cứu khoa học, các trang
web của huyện.
Số liệu thứ cấp được tập hợp, phân tích qua các năm để thấy được hiện
trạng và chiều hướng thay đổi về kinh tế xã hội và sản xuất của địa phương.
2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Để tăng độ chính xác của ước lượng, theo như chúng ta đã nghiên cứu
những phương pháp để ước lượng khoảng tin cậy, thì chỉ có một hướng để đạt
được đó là cần xác định cỡ mẫu có kích thước tối thiếu.
Cỡ mẫu trong ước lượng khoảng tin cậy của tỷ lệ tổng thể:
Xuất phát từ công thức:
p^ -
< p^ < p^ +
( 2.1)
Giả sử rằng một mẫu ngẫu nhiên gồm n quan sát, một khoảng tin cậy (1- α)
100% cho tỉ lệ tổng thể p cho bởi công thức trên. Gọi là một nửa chiều rộng
của khoảng tin cậy
=
(2.2)
Từ đó ta xác định kích thước mẫu tối thiểu như sau:
N=
(2.3)
Tất nhiên ta chưa thể biết p^, song ( p^(1-p^) không vượt quá 0.25 ). Do đó, ta
có công thức:
n=
(2.4)
Thu thập số liệu sơ cấp tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên thuận tiện để tiến hành điều tra, thu thập số liệu. Sử dụng phiếu điều tra
gồm các câu hỏi soạn sẵn, thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các
nông hộ về thông tin hộ gia đình, chi phí và thu nhập.
Số mẫu được phân bố cho các Xã của Huyện dựa trên cơ sở dân số theo
tỉ lệ tương ứng của các Xã được chọn.
Quy trình thu thập thông tin sơ cấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Liên hệ địa phương khảo sát, cán bộ chuyên trách, hội nông dân
xã để nắm thực địa và xác định thời gian khảo sát, nghiên cứu cụ thể từng xã.
10
Bước 2: Kết hợp với hội nông dân xã, khảo sát mỗi xã theo số mẫu đã
được chia tỉ lệ, theo bảng sau:
Bảng 2.1: Địa bàn và số mẫu thu thập thông tin sơ cấp
Xã
Số quan sát
Tỉ lệ tương ứng (%)
Xã Thạnh An
15
21,43
Xã Thạnh Lộc
18
25,71
Xã Thạnh Lợi
13
18,57
Xã Thạnh Quới
24
34,29
Tổng
70
100,00
Nguồn: Khảo sát thực tế 9/2014
Nội dung khảo sát trong bảng câu hỏi:
- Thông tin đặc điểm nông hộ: tên, tuổi giới tính, trình độ học vấn, số
nhân khẩu, kinh nghiệm sản xuất.
- Điều kiện sản xuất của nông hộ gồm diện tích đất, lao động, vốn.
- Các yếu tố về kỹ thuật trong canh tác của nông hộ như năng suất, sản
lượng, giá bán nông sản, chi phí sản xuất
- Các nguồn thu nhập chủ yếu của nông hộ.
- Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp, định
hướng sinh kế cho nông hộ.
2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Thông tin về hộ gia đình, năng suất, giá bán, chi phí, những thuận lợi và
khó khăn trong sản xuất…, sau khi điều tra được từ các bảng câu hỏi soạn sẵn
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng trước, được kiểm tra
tính đại diện. Mã hóa và nhập liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm STATA
để xử lý.
Đối với mục tiêu 1: Tìm hiểu cơ cấu thu nhập của nông hộ tại huyện
Vĩnh Thạnh - Cần Thơ.
Phương pháp phân tích thống kê mô tả
- Sử dụng các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu (tần
suất, tỷ lệ, số trung bình,…) từ đó rút ra những kết luận dựa trên số liệu và
thông tin thu thập.
- Các thông tin về chủ hộ và các thành viên trong hộ (tuổi, giới tính, trình
độ học vấn,…).
11
- Các thông tin chung về nông hộ (số nhân khẩu, diện tích đất nông
nghiệp, vốn sản xuất, tín dụng,…).
- Cơ cấu thu nhập nông hộ: thu nhập từ nông nghiệp, phi nông nghiệp.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp dùng trong phân tích hoạt động
kinh tế. Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so
sánh để được xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quy trình kinh
tế trong hoạt động. Phương pháp so sánh gồm có so sánh bằng số tuyệt đối và
so sánh bằng số tương đối:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối
lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc giữa các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Phương pháp số trung bình
- Giá trị trung bình: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số
quan sát.
- Phương sai về ý nghĩa là đo lường độ phân tán. Ta sẽ dễ dàng thấy các
giá trị so với giá trị trung bình của nó là bao nhiêu. Điều này có ý nghĩa về
xem xét các hiện tượng có tính đồng đều hay tính đại diện cao không.
- Độ lệch chuẩn là căn bậc 2 của phương sai. Nó dùng để tính trung bình
của giá trị sai lệch với giá trị trung bình của nó là bao nhiêu.
Phương pháp phân tích tần số
Sử dụng bảng phân phối tần số: là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành
từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ
sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.
Thu nhập được tính bằng lợi nhuận cộng với chi phí lao động gia đình.
Đối với mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ.
Thông qua lược khảo một số nghiên cứu có liên quan về đề tài thu nhập
của một số tác giả Trần Trọng Tín (2010), Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn
Trịnh (2011), Đặng Minh Quân (2012), Trần Long Châu (2012), Nguyễn Kim
Phú (2013) nên tác giả chọn các biến giới tính của chủ hộ, tuổi chủ hộ, số nhân
khẩu, học vấn trung bình của thành viên, kinh nghiệm sản xuất, diện tích đất,
12
số hoạt động tạo thu nhập vì ít nhiều ảnh hưởng đến thu nhập của hộ tại vùng
nghiên cứu. Đồng thời, tác giả chọn mô hình hồi quy tuyến tính nhằm xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của nông hộ tại huyện Vĩnh
Thạnh - Cần Thơ như sau:
Y= β0 + β1X1 + β2X2 +….+ βkXk +
Y: Biến thu nhập là biến phụ thuộc trong mô hình. Biến này đo lường thu
nhập bình quân đầu người của hộ nông dân trong một năm (triệu
đồng/người/năm);
β 0: Là hằng số; βi: Là hệ số ước lượng.
: Là sai số ước lượng.
Xk: Các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập
Bảng 2.2 Giá trị của các biến số
Các
biến
độc
lập
Tên
Đơn vị tính
viêt tắt
Diễn giải
X1
GT
1: Nam, 0: Nữ
Giới tính của chủ hộ
X2
TU
Năm
Tuổi của chủ hộ
X3
NK
Người
Số nhân khẩu của hộ
-
Trình độ học vấn cao nhất mà
chủ hộ có được
+
Diện tích đất sản xuất
+
X4
HVCH Năm
1000 m2
X5
DTD
X6
HDTN Số hoạt động
Số các hoạt động tạo ra thu
nhập chính của chủ hộ
Kỳ
vọng
đạt
được
+
+/-
+/-
+ X1: Biến giới tính của chủ hộ
+ X2 : Biến tuổi của chủ hộ chỉ số tuổi của chủ hộ
+ X3: Biến nhân khẩu
+ X4: Học vấn của chủ hộ
+ X5: Biến số tổng diện tích đất sản xuất của nông hộ
+ X6: Số hoạt động tạo thu nhập
Khi các yếu tố khác không đổi, cứ tăng 1 đơn vị của Xk thì tăng/giảm βk
lần đơn vị của biến phụ thuộc (phụ thuộc vào dấu của βk đứng trước biến Xk
trong phương trình).
13