Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 102 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NCPT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG









HỒ VŨ LINH ĐAN



PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
NÔNG HỘ TẠI XÃ TÂN THỚI, HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG THỜI KỲ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Cần Thơ  2012



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NCPT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG









HỒ VŨ LINH ĐAN



PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
NÔNG HỘ TẠI XÃ TÂN THỚI, HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG THỜI KỲ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cán bộ hướng dẫn
TS. NGUYỄN QUANG TUYẾN




Cần Thơ  2012
i

LỜI CAM ĐOAN
*****
Tôi: HỒ VŨ LINH ĐAN, là sinh viên Khóa 35 chuyên ngành Phát triển nông
thôn, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần
Thơ xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình luận
văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Sinh viên thực hiện



Hồ Vũ Linh Đan
ii

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


Xác nhận của cán bộ hướng dẫn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập nông hộ tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ trong thời kỳ
xây dựng nông thôn mới”. Do Hồ Vũ Linh Đan, sinh viên lớp Phát triển nông thôn
A
1
Khóa 35, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học
Cần Thơ thực hiện từ tháng 05/2012 đến tháng 11/2012.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:













Cần Thơ, ngày tháng năm
Cán bộ hướng dẫn



Nguyễn Quang Tuyến

iii


NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

Xác nhận của cán bộ phản biện đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập nông hộ tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ trong thời kỳ
xây dựng nông thôn mới”. Do Hồ Vũ Linh Đan, sinh viên lớp Phát triển nông thôn
A
1
Khóa 35, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học
Cần Thơ thực hiện từ tháng 05/2012 đến tháng 11/2012.
Ý kiến của cán bộ phản biện:













Cần Thơ, ngày tháng năm
Cán bộ phản biện






iv

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Xác nhận của hội đồng về đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập nông hộ tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ trong thời kỳ xây
dựng nông thôn mới”. Do Hồ Vũ Linh Đan, sinh viên lớp Phát triển nông thôn A
1
Khóa 35, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần
Thơ thực hiện từ tháng 05/2012 đến tháng 11/2012.
Ý kiến của hội đồng:













Cần Thơ, ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng






v

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
*****
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: HỒ VŨ LINH ĐAN Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 18/08/1991 MSSV: 4094984
Địa chỉ: 163/14, Khu phố IV, Thị Trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
Điện thoại: 01665733591 / 0962694169
E-mail:



II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Giai đoạn 1997

2002: Học tại Trường tiểu học Thị Trấn, Chợ Lách, Bến Tre
Giai đoạn 2002

2006: Học tại Trường THCS Thị Trấn, Chợ Lách, Bến Tre
Giai đoạn 2006

2009: Học tại Trường THPT Chợ Lách A, Chợ Lách, Bến Tre
Giai đoạn 2009

nay: Học lớp Phát triển nông thôn A
1
K35 (CA0987A
1

), Viện
Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ



vi

LỜI CẢM TẠ
*****
Trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp, tôi gặp
không ít trở ngại, khó khăn. Tuy nhiên, sự ủng hộ của gia đình, sự hướng dẫn của
Thầy Cô, sự giúp đỡ của mọi người đã giúp tôi vượt qua và hoàn thành nhiệm vụ học
tập của mình.
Cảm ơn Gia đình đã luôn ủng hộ, chăm sóc tôi trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn hai Cố vấn học tập, Thầy Đỗ Văn Hoàng và Thầy Nguyễn Quang Khải
đã quan tâm, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ.
Cảm ơn Thầy Nguyễn Quang Tuyến đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt
thời gian tôi làm luận văn.
Cảm ơn Thầy Hứa Hồng Hiểu, Chị Võ Thị Lào cũng như các Anh, Chị tại UBND
xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt số liệu
khi tôi thực hiện đề tài.
Cảm ơn quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức, kỹ năng trong thời gian tôi học tập
và sinh hoạt tại Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.
Cảm ơn các Anh, Chị và các bạn sinh viên Phát triển Nông thôn đã giúp đỡ và
động viên tôi trong thời gian học tập và làm luận văn.
Chân thành cảm ơn!


vii


TÓM TẮT
*****
Là một xã thuộc huyện ngoại thành của TP.Cần Thơ, Tân Thới đã và đang thực
hiện “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020”. Tính đến nay, địa phương đã hoàn thành 11/19 tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí Quốc
gia về nông thôn mới được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo kế hoạch thì Tân Thới sẽ đạt được các
tiêu chí còn lại để trở thành xã Nông thôn mới vào năm 2014. Tuy nhiên, tiêu chí thứ
10 về thu nhập được Ban quản lý Chương trình nhận định là khó thực hiện nhất trong
08 tiêu chí chưa hoàn thành.
Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại xã Tân
Thới, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ trong thời kỳ xây dựng xây dựng nông thôn
mới” được thực hiện từ 05/2012 đến 11/2012 nhằm tạo cơ sở khoa học giúp nông
hộ sớm có các giải pháp cải thiện và nâng cao thu nhập, góp phần giúp xã Tân
Thới nhanh chóng xây dựng thành công xã Nông thôn mới.
Số liệu thu thập từ tháng 04/2010 đến tháng 03/2011 của 60 nông hộ trên
địa bàn 03 ấp Tân Lợi, Trường Trung B, Trường Tây thuộc xã Tân Thới được lưu trữ,
xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS. Mục tiêu nghiên cứu là (1) Phân tích hiện trạng
các nguồn lực của nông hộ dựa trên các vốn sinh kế; (2) Xác định những yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ; (3) Đề xuất một số giải pháp cải thiện và nâng cao
thu nhập của nông hộ trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới. Để đạt được các nội
dung trên, một số phương pháp như thống kê mô tả, phân tích chi phí lợi ích, phân tích
hồi quy tương quan đã được sử dụng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số nông hộ chọn phương án tham gia cả hai
lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp để tận dụng thời gian và nguồn lực sẵn có
cũng như hạn chế rủi ro trong sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập. Tuy thu nhập
trung bình là 114,8 triệu đồng/hộ/năm và có đến 56,7% nông hộ có tích lũy nhưng sự
phân hóa giàu nghèo giữa các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu khá rõ rệt, vẫn còn hộ
có thu nhập bình quân đầu người xếp vào loại nghèo và cận nghèo (theo chuẩn mới áp
dụng trong giai đoạn 2011 – 2015). Qua phân tích, các yếu tố như tuổi chủ hộ, số

thành viên trong độ tuổi lao động, diện tích đất mà nông hộ sở hữu, số hoạt động sinh
kế thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp mà nông hộ tham gia , lượng vốn
đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nông hộ cải thiện và nâng cao thu nhập,
đồng thời góp phần giúp địa phương hoàn thành tiêu chí thu nhập trong Bộ tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới.
viii

MỤC LỤC
*****
Trang
Lời cam đoan i
Nhận xét và xác nhận của cán bộ hướng dẫn ii
Nhận xét và xác nhận của cán bộ phản biện iii
Nhận xét và xác nhận của hội đồng iv
Tiểu sử bản thân v
Lời cảm tạ vi
Tóm tắt vii
Mục lục viii
Danh mục bảng xii
Danh mục hình xiii
Danh mục chữ viết tắt xiv
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2. Địa bàn nghiên cứu 3
1.4.3. Thời gian nghiên cứu 3
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của TP.Cần Thơ 4
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền 5
2.1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Tân Thới 7
ix

2.2. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 10
2.2.1. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 10
2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Thới 12
2.2.2.1. Căn cứ pháp lý 12
2.2.2.2. Mục tiêu chung 13
2.2.2.3. Nguyên tắc thực hiện 13
2.2.2.4. Vốn đầu tư 14
2.2.2.5. Thực trạng đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới 15
2.2.2.6. Kết quả dự kiến 15
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THU NHẬP 16
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 18
3.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 19
3.2.1. Nông hộ 19
3.2.2. Thu nhập 20
3.2.3. Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 22
3.2.3.1. Tuổi của chủ hộ 22
3.2.3.2. Số lượng thành viên trong tuổi lao động 23
3.2.3.3. Diện tích đất sở hữu 23
3.2.3.4. Số hoạt động sinh kế tham gia 24
3.2.3.5. Vốn đầu tư 25

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.3.1. Phương pháp chọn vùng và mẫu nghiên cứu 26
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 26
3.3.2.1. Số liệu thứ cấp 26
3.3.2.2. Số liệu sơ cấp 26
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 26
3.3.3.1. Phân tích hiện trạng các nguồn lực của nông hộ 27
3.3.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ 27
x

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 29
4.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG NTM ĐẾN SINH KẾ
VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN 29
4.2. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ DỰA TRÊN CÁC VỐN SINH
KẾ 31
4.2.1. Vốn con người 31
4.2.1.1. Tuổi chủ hộ 31
4.2.1.2. Trình độ học vấn chủ hộ 32
4.2.1.3. Nghề nghiệp của chủ hộ 33
4.2.1.4. Số thành viên trong nông hộ 33
4.2.1.5. Tuổi của các thành viên trong nông hộ 34
4.2.1.6. Trình độ học vấn của các thành viên 35
4.2.1.7. Hoạt động chính của các thành viên 36
4.2.1.8. Số thành viên tham gia làm kinh tế 37
4.2.2. Vốn tự nhiên 38
4.2.3. Vốn vật chất 39
4.2.3.1. Phương tiện sản xuất và sinh hoạt 39
4.2.3.2. Quà biếu bằng hiện vật 41
4.2.4. Vốn xã hội 41
4.2.4.1. Dân tộc 41

4.2.4.2. Giới tính chủ hộ 41
4.2.4.3. Giới tính thành viên 41
4.2.4.4. Các tổ chức nông hộ tham gia 42
4.2.5. Vốn tài chính 43
4.2.5.1. Số hộ tham gia các lĩnh vực kinh tế 43
4.2.5.2. Thu nhập từ các hoạt động sinh kế 44
4.2.5.3. Thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp 45
4.2.5.4. Thu nhập từ lĩnh vực phi nông nghiệp 46
4.2.5.5. Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người 47
xi

4.2.5.6. Thu nhập từ các nguồn trợ cấp 48
4.2.5.7. Tích lũy nông hộ 49
4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ 50
4.4. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO THU NHẬP NÔNG HỘ 55
4.4.1. Nhóm giải pháp về nhân lực 55
4.4.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch 55
4.4.3. Nhóm giải pháp về sản xuất 56
4.4.4. Nhóm giải pháp về vốn 56
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 KẾT LUẬN 57
5.1.1. Hiện trạng nguồn lực nông hộ dựa trên các vốn sinh kế 57
5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ 58
5.2. KIẾN NGHỊ 59
5.2.1. Đối với Chính quyền địa phương 59
5.2.2. Đối với nông hộ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 65
xii


DANH MỤC BẢNG
*****
Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp nhu cầu vốn cho xây dựng nông thôn mới ở Tân Thới 14
Bảng 4.1. Phân bố tuổi chủ hộ 31
Bảng 4.2. Số nghề nghiệp chủ hộ tham gia 33
Bảng 4.3. Phân nhóm số thành viên trong nông hộ 33
Bảng 4.4. Phân nhóm tuổi thành viên 34
Bảng 4.5. Phân bố tuổi lao động theo giới tính của thành viên 34
Bảng 4.6. Hoạt động sinh kế chính của các thành viên 37
Bảng 4.7. Số thành viên tạo thu nhập trong nông hộ 38
Bảng 4.8. Phân nhóm diện tích đất thổ cư 38
Bảng 4.9. Phân nhóm diện tích đất canh tác 39
Bảng 4.10. Thống kê tài sản nông hộ 40
Bảng 4.11. Số tổ chức, đoàn thể nông hộ tham gia 42
Bảng 4.12. Số hộ tham gia các lĩnh vực kinh tế 44
Bảng 4.13. Thu nhập của nông hộ trong từng hoạt động sinh kế 44
Bảng 4.14. Số nguồn thu nhập từ các hoạt động sinh kế 45
Bảng 4.15. Hạch toán kinh tế của lĩnh vực nông nghiệp 46
Bảng 4.16. Phân nhóm lợi nhuận của lĩnh vực nông nghiệp 46
Bảng 4.17. Hạch toán kinh tế của lĩnh vực phi nông nghiệp 46
Bảng 4.18. Phân nhóm lợi nhuận của lĩnh vực phi nông nghiệp 47
Bảng 4.19. Phân nhóm tổng thu nhập của nông hộ 47
Bảng 4.20. Phân nhóm thu nhập bình quân đầu người 48
Bảng 4.21. Nguồn trợ cấp của nông hộ 49
Bảng 4.22. Phân nhóm nợ vay của nông hộ 50
Bảng 4.23. Diễn giải các biến trong phương trình hồi quy 51
Bảng 4.24. Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ 52
xiii


DANH MỤC HÌNH
*****
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ 6
Hình 2.2. Tỷ lệ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thới 14
Hình 4.1. Trình độ học vấn của chủ hộ 32
Hình 4.2. Trình độ học vấn của thành viên 36
Hình 4.3. Tỷ lệ thành viên theo giới tính 42
Hình 4.4. Số hộ tham gia vào các tổ chức, đoàn thể 43
Hình 4.5. Tích lũy của nông hộ 49

xiv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
*****
BQL: Ban quản lý
CLB: Câu lạc bộ
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NN: Nông nghiệp
NTM: Nông thôn mới
PNN: Phi nông nghiệp
TP.Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ
UBND: Ủy ban Nhân dân

- 1 -

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về “Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn” đã xác định: Xây dựng
Nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân
trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng được tăng cường.
Nông thôn mới trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa bao gồm các đặc
trưng: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao; phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi
trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ
gìn và phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ; chất lượng hệ thống chính trị được nâng
cao (Tài liệu hỏi đáp về Nông thôn mới, 2012).
Tuy nhiên, phần lớn các vùng nông thôn Việt Nam vẫn còn ở tình trạng nghèo
nàn, hạ tầng cơ sở kém, sản xuất nông nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro bởi thiên tai,
dịch bệnh, thị trường, năng lực sản xuất của người dân còn thấp, đời sống gặp nhiều
khó khăn (Nguyễn Duy Cần, 2011).
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ (để
thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW) đề ra nhiệm vụ xây dựng Chương trình mục tiêu
Quốc gia về nông thôn mới. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số
800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020 và Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về
nông thôn mới (cấp xã) gồm 05 nhóm tiêu chí: Quy hoạch (01 tiêu chí); Hạ tầng kinh
tế - xã hội (08 tiêu chí); Kinh tế và tổ chức sản xuất (04 tiêu chí); Văn hóa – Xã hội –
Môi trường (04 tiêu chí); Hệ thống chính trị (02 tiêu chí).
Theo Bộ NN&PTNT, trong quá trình triển khai xây dựng NTM ở 11 xã điểm
cũng như nhân rộng ra cả nước, bộ tiêu chí đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp với
tình hình thực tế ở nhiều địa phương. Theo ông Tăng Minh Lộc – Cục trưởng Cục

Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, tiêu chí nổi bật và khó thực hiện nhất hiện nay
là tiêu chí về thu nhập. Theo quy định, xã NTM phải có thu nhập bình quân đầu
người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh là 1,4 lần. Khi áp dụng thực tế, mức
bình quân chung của tỉnh chỉ mang giá trị tương đối, thay đổi theo từng năm, dẫn tới
các nhóm có mức thu nhập ban đầu thấp sẽ khó có cơ hội vươn lên đạt chuẩn NTM.
- 2 -

Người dân và cán bộ cơ sở không hình dung được mức cụ thể phải phấn đấu. Vì vậy,
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã yêu cầu Bộ NN&PTNT trong tháng 07/2012 phải
hoàn thành dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 đối với một số tiêu chí cần sửa đổi.
Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM Trung ương, Bộ NN&PTNT đã soạn
thảo một số nội dung sửa đổi phù hợp cho Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới để
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Theo đó, xã đạt chuẩn về tiêu chí thu nhập mới thì
hạn cuối đến năm 2020 phải có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với mức
bình quân chung trên địa bàn nông thôn của cả nước, tức là cao hơn mức 22 triệu
đồng/người/năm (gấp 2,5 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người vào thời điểm
ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Tam nông”). Song đây chỉ là mức quy định
chung cho cả nước, còn ở từng vùng cụ thể lại có những mức quy định cụ thể riêng.
Là một trong bảy đơn vị hành chính của huyện Phong Điền và có tiềm năng rất
lớn để phát triển, Tân Thới đang xây dựng xã theo hướng xã NTM trong thời kỳ CNH
– HĐH. Đồng thời, xã cũng phấn đấu để trở thành mô hình điểm trong việc thực hiện
“Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” ở TP.Cần Thơ. Tuy
nhiên, Chính quyền và nhân dân địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn để xã được
công nhận đạt đủ 19 tiêu chí theo tiêu chuẩn. Năm 2011, trong khi thu nhập bình quân
đầu người của TP.Cần Thơ là 48,9 triệu đồng/người/năm thì thu nhập bình quân đầu
người của xã chỉ đạt 19,5 triệu đồng/người/năm. Cùng với tiêu chí chuyển dịch cơ cấu
lao động nông thôn, tiêu chí thu nhập được BQL Chương trình xây dựng NTM ở
Trung ương và xã Tân Thới đánh giá là một trong những tiêu chí khó hoàn thành nhất
với lý do những tiêu chí khác có thể nhận được vốn hỗ trợ từ Nhà nước, còn hai tiêu

chí này hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng thực hiện của người dân.
Vì vậy, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại xã
Tân Thới, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới”
được thực hiện nhằm tạo cơ sở khoa học giúp nông hộ sớm có các giải pháp cải thiện
và nâng cao thu nhập, góp phần giúp Chính quyền địa phương nhanh chóng xây dựng
xã Tân Thới trở thành xã Nông thôn mới vào năm 2014.

- 3 -

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập để giúp nông hộ và Chính
quyền xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ kịp thời có những giải pháp cải
thiện và nâng cao thu nhập nông hộ trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Dựa vào mục tiêu chung, đề tài có 03 mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
 Mục tiêu 1: Phân tích hiện trạng các nguồn lực của nông hộ tại địa bàn nghiên
cứu dựa trên các vốn sinh kế.
 Mục tiêu 2: Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trên cơ sở các kết
quả về hiện trạng nguồn lực của nông hộ.
 Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp cải thiện và nâng cao thu nhập của nông
hộ trong thời kỳ xây dựng NTM tại xã Tân Thới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Hiện trạng các nguồn lực và thu nhập của nông hộ tại xã Tân Thới, huyện
Phong Điền, TP.Cần Thơ như thế nào?
 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ là gì?
 Giải pháp nào giúp cải thiện và nâng cao thu nhập của nông hộ tại xã Tân Thới
trong thời kỳ xây dựng Nông thôn mới?
1.4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Số liệu của xã Tân Thới mà đề tài sử dụng được trích từ bộ số liệu trong dự án

Kinh tế lưu vực sông Mekong.
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm nông hộ tham gia lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp tại xã Tân
Thới, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ.
1.4.2. Địa bàn nghiên cứu
Khảo sát 60 nông hộ tại 03 ấp: Tân Lợi, Trường Trung B và Trường Tây thuộc
xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ.
1.4.3. Thời gian nghiên cứu
Số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp từ tháng
04/2010 đến tháng 03/2011.
Đề tài được thực hiện từ tháng 05/2012 đến tháng 11/2012.

- 4 -

Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của TP.Cần Thơ
2.1.1.1. Điệu kiện tự nhiên
TP.Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL, nằm trên hữu ngạn của sông Hậu. Diện
tích nội thành là 53 km², tổng diện tích tự nhiên là 1.389,58 km² và tiếp giáp với 05
tỉnh: phía bắc giáp An Giang, phía đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu
Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long.
Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông Cần Thơ,
kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn, Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm
nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 tới tháng 04 năm sau. Nhiệt độ trung bình là 27ºC. Độ ẩm trung bình là 83%.
Lượng mưa trung bình là 1.635 mm.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số của TP.Cần Thơ năm 2011 là 1.209.192 người, mật độ dân số là 870

người/km
2
. Là thành phố đông dân thứ 4 trong cả nước. Cơ cấu dân số thể hiện dân số
trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm 67,35% tổng dân số (năm 2010).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 05 năm qua đạt 15,5%. Tăng trưởng kinh tế
(GDP) năm 2011 đạt 14,64%, trong đó Nông – lâm – ngư nghiệp tăng 4,72%; Công
nghiệp – xây dựng tăng 15,58%; Dịch vụ tăng 15,91%.
Cơ cấu kinh tế (năm 2011): tỷ trọng khu vực I là 11,55%, khu vực II là 43,33%,
khu vực III là 45,12%. So với năm 2010 thì khu vực I tăng 1%, khu vực II giảm
1,06%, khu vực III tăng 0,06%.
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 1.301,46 triệu USD,
tăng 15,92%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 421,25 triệu USD, giảm 10,93%. Tổng sản
phẩm nội địa (GDP) của TP.Cần Thơ là 32.351,5 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư là
31.794,89 tỷ đồng, tăng 20,16% so với năm 2010. Tổng thu ngân sách đạt 7.552,8 tỷ
đồng.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 48,9 triệu đồng, quy USD theo giá
hiện hành đạt 2.350 USD. Theo chuẩn mới áp dụng trong giai đoạn 2011 – 2015, tỷ lệ
hộ nghèo giảm còn 6,84%.
Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện là 99,7%, nước hợp vệ sinh là 90%. Toàn thành phố có
39/85 xã, phường văn hóa, đạt tỷ lệ 45,88%. Chưa có xã đạt tiêu chí NTM.
- 5 -

Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục  đào tạo, đầu mối quan trọng về
giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước. Trong
bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, TP.Cần
Thơ xếp ở vị trí thứ 14/63 tỉnh thành.
Cần Thơ có nhiều nét đặc sắc, độc đáo của văn hoá đồng bằng Nam Bộ được kết
hợp hài hoà các sắc thái văn hoá truyền thống của người Việt, Khmer, Hoa, Chăm.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền
2.1.2.1. Điệu kiện tự nhiên

Phong Điền có diện tích tự nhiên là 123,64 km
2
; dân số trung bình là 99.727
người; mật độ dân số là 807 người/km
2
(năm 2009), hệ thống kênh rạch thuận lợi cho
việc giao lưu hàng hóa bằng đường thủy và nuôi trồng thủy sản.
Huyện ở phía Tây Nam của TP.Cần Thơ; phía bắc giáp quận Ô Môn và quận
Bình Thủy; phía nam giáp huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang; phía tây giáp
huyện Thới Lai; phía đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.
Huyện bao gồm thị trấn Phong Điền và 06 xã là: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường
Long, Tân Thới, Giai Xuân và Mỹ Khánh.
Thời tiết khí hậu của Phong Điền thuộc loại mưa thuận gió hòa, thuận lợi cho
hoạt động sản xuất NN, nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan môi trường theo hướng kết
hợp NN với du lịch sinh thái với nhiệt độ tương đối cao, độ chênh lệch ngày đêm và
các tháng trong năm không nhiều, có số ngày nắng trong năm khá cao, có năm đạt tới
2.576 giờ, lượng mưa ở mức dưới 2.000 mm/năm, ít chịu ảnh hưởng của gió bão và
không khí lạnh.




- 6 -

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ
(Nguồn: Địa chính huyện Phong Điền, 2010)
2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2010, tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 18,5%, thu nhập bình quân đầu người
là 17 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện Phong Điền đang chuyển hướng
sang kinh tế thương mại, dịch vụ, đặc biệt là khai thác du lịch sinh thái sông nước miệt

vườn và kết hợp với chợ nổi Phong Điền.
Phong Điền là huyện nông nghiệp, huyện đã xác định cơ cấu kinh tế của địa
phương trong những năm tới là: Nông nghiệp, Thương mại  dịch vụ và Tiểu thủ công
nghiệp. Trong quy hoạch phát triển tương lai của TP.Cần Thơ, toàn huyện Phong Điền
sẽ là vùng du lịch sinh thái miệt vườn sông nước phía Tây thành phố. Đây được coi
như “lá phổi xanh” của TP.Cần Thơ.
Giá trị sản xuất (giá cố định năm 2004) năm 2010 đạt 1.502 tỷ đồng, trong đó
Nông nghiệp đạt 477 tỷ đồng, Công nghiệp – xây dựng đạt 268 tỷ đồng, Thương mại –
Địa bàn
nghiên cứu
- 7 -

dịch vụ đạt 757 tỷ đồng. Nhìn chung, giá trị sản xuất của huyện đều tăng ở cả 03 khu
vực nhưng khu vực III là tăng nhanh nhất.
Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 6,3% (giảm 0,1% so với năm 2009), phấn
đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ này xuống còn 6%. Thực hiện tốt chính sách dân số và
KHHGĐ nên mức sinh của huyện là 0,3
0
/
00
và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,95%. Tỷ
lệ hộ sử dụng điện đạt 96,5% và 95% hộ được sử dụng nước sạch.
Năm 2009, khoảng 50% phòng học của huyện đã được kiên cố hoá; có 04 trường
đạt chuẩn quốc gia. Huyện là một trong những đơn vị hoàn thành sớm kế hoạch xây
dựng nhà vệ sinh và hệ thống nước diệt khuẩn ở các trường học theo chương trình
chung của TP.Cần Thơ.
2.1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Tân Thới
2.1.3.1. Điệu kiện tự nhiên
2.1.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Thới là xã ngoại thành cách trung tâm TP.Cần Thơ 20 km, cách trung

tâm hành chính huyện Phong Điền 03 km, với vị trí cụ thể như sau:
 Phía Đông: Giáp xã Giai Xuân;
 Phía Tây: Giáp Xã Trường Thành;
 Phía Nam: Giáp Phường Trường Lạc;
 Phía Bắc giáp : Giáp Thị Trấn Phong Điền.
2.1.3.1.2. Diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên: 1.772,69 ha (năm 2011). Địa bàn xã được chia thành 11 ấp
gồm: Tân Long, Tân Long A, Tân Long B, Tân Lợi, Tân Nhơn, Trường Đông, Trường
Đông A, Trường Đông B, Trường Trung A, Trường Trung B, Trường Tây.
2.1.3.1.3. Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn
 Về địa hình: tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, thuận
lợi cho việc đi lại, giao lưu, mua bán và trao đổi hàng hóa.
 Khí hậu: mang tính chất đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh.
 Nhiệt độ
+ Nhiệt độ trung bình: 26,5°C;
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 22°C, cao nhất là 32,5°C.
 Lượng mưa
+ Lượng mưa trung bình/năm: 2.134 mm. Số ngày mưa trung bình: 145 ngày;
+ Lượng mưa cao nhất/năm: 2.587 mm, thấp nhất/năm: 1.723 mm.
- 8 -

 Độ ẩm không khí trung bình: 75%
 Gió: Có hai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc trùng với mùa khô và gió
mùa Tây Nam trùng với mùa mưa.
2.1.3.1.4. Tài nguyên
 Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là: 1.772,69 ha. Trong đó diện tích
đất NN là 1.430 ha (chiếm 80,66% diện tích tự nhiên); đất PNN là 342,69 ha
(chiếm 19,34 % diện tích đất tự nhiên).
 Tài nguyên nước:

+ Sông Cầu Nhiếm, sông Cần Thơ và 16 kênh với tổng chiều dài 25.000 m
+ Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn xã: 94,99 ha, trong đó diện tích ao
phục vụ nuôi trồng thuỷ sản là 05 ha.
2.1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.2.1. Nhân lực
 Dân số: Toàn xã có 3.080 hộ với 17.938 nhân khẩu, mật độ dân số 1.012
người/km
2
(năm 2011). Trong đó:
+ Nhân khẩu NN: 12.667 người (2.500 hộ)
+ Nhân khẩu PNN: 5.271người (580 hộ)
Dân số của xã phân bố rộng khắp, tập trung tại các trục lộ giao thông trong xã.
Thời gian qua do địa phương tiến hành cải cách nên công tác dân số và
KHHGĐ đạt được kết quả đáng khích lệ.
 Lao động: Số người trong độ tuổi lao động là 8.667 người, chiếm 48,31 % dân
số (năm 2011).
2.1.3.1.2. Kinh tế
Trong thời gian qua, kinh tế xã Tân Thới có bước tăng trưởng khá theo hướng
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, chuyển dịch
cơ cấu NN theo mô hình 02 lúa – 01 màu. Nông nghiệp giảm hàng năm từ 4  5%, tỷ
trọng chiếm 65%; Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng từ 3  5%, tỷ trọng chiếm
10%; Thương mại  dịch vụ tăng từ 5  7%, tỷ trọng chiếm 25%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,5 triệu đồng/người/năm. Tốc độ phát triển
kinh tế đạt 11,99 %.
Trên địa bàn xã hiện có 02 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là xay xát
chế biến lúa gạo, cám; 04 cơ sở kinh doanh vật tư NN, 08 điểm kinh doanh dịch vụ du
lịch và 134 điểm kinh doanh dịch vụ, mua bán nhỏ.


- 9 -


 Nông nghiệp
+ Về cây lúa: Diện tích ổn định 872 ha, năng suất bình quân 14,5 tấn/ha/năm;
sản lượng bình quân đạt 13.000 tấn/năm. Diện tích lúa đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu hàng năm luôn tăng. Trên cơ sở nhận chuyển giao và ứng dụng những
tiến bộ KH – KT, các giải pháp tác động đến sản xuất lúa ngày càng có hiệu
quả, đã làm giảm được chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
giá trị lợi nhuận trên đơn vị sản xuất.
+ Về cây ăn trái: Toàn xã có 554 ha, chủ yếu là sầu riêng, vú sữa, bưởi, xoài,
măng cụt, nhãn,… Diện tích trồng mới là 325 ha. Nhiều nhà vườn có thu
nhập trên 100 triệu đồng/năm. Trung bình hàng năm sản lượng đạt 1.102
tấn, giá trị hơn 44 tỷ đồng.
+ Về cây màu: Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh
cây lúa theo mô hình 02 lúa  01 màu. Diện tích màu đưa xuống ruộng
hàng năm đều tăng, chủ yếu là mè, đậu, dưa hấu, bắp lai,…
+ Về chăn nuôi: Toàn xã có gần 25.000 con gia cầm. Đàn gia súc có trên 600
con. Công tác tiêm phòng được tiến hành định kỳ theo kế hoạch của ngành
thú y.
+ Về nuôi trồng thủy sản: Nhằm góp phần tăng thu nhập cho gia đình, bà con
nông dân đã thả nuôi cá các loại trên diện tích 4,5 ha chủ yếu trong ao
vườn, sản lượng đạt 203 tấn.
 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
+ Toàn xã hiện có 12 cơ sở xay xát gia công lúa gạo, may gia công; 35 máy
suốt, 21 máy xới và hơn 1500 máy bơm nước các loại. Ngành nghề truyền
thống có 13 cơ sở như làm mộc, làm nhang,…
+ Chợ Cầu Nhiếm tại trung tâm xã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch
đẹp, sắp xếp nơi buôn bán nề nếp, trật tự, vệ sinh, hàng hóa tăng lên đáng
kể.
+ Có 04 cơ sở kinh doanh vật tư NN, 08 điểm kinh doanh dịch vụ du lịch và
134 điểm kinh doanh dịch vụ, mua bán nhỏ.

2.1.3.1.3. Xã hội
Mạng lưới điện hạ thế quốc gia đã phủ kín địa bàn. Toàn xã có 13,8 km đường
điện (trong đó trung thế 08 km, hạ thế 5,8 km), số hộ sử dụng điện hiện nay
2.932/2.965 hộ, đạt 98,9%. Toàn xã bình quân có 14 máy điện thoại/100 dân. Xã có 01
điểm bưu điện và 05 điểm truy cập Internet.
Năm 2011, xây dựng 50 căn nhà tình nghĩa, 114 căn nhà đại đoàn kết. Hàng năm
nhân dịp tết Nguyên đán, ngày thương binh liệt sĩ, Đảng ủy – UBND – Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc xã đều tổ chức thăm viếng, tặng quà, họp mặt đại diện gia đình chính
sách. Bên cạnh còn hỗ trợ kịp thời cho gia đình chính sách, hộ nghèo gặp khó khăn.

×