Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.08 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THÚY AN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
CÁ TRA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN BÌNH AN GIAI ĐOẠN 2011- 06/2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

THÁNG 11 – NĂM 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THÚY AN
MSSV: 4114730

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ
TRA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
BÌNH AN GIAI ĐOẠN 2011 – 06/2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


LÊ TRẦN THIÊN Ý

THÁNG 11 – NĂM 2014


LỜI CẢM TẠ
Được sự giới thiệu của Trường Đại Học Cần Thơ cùng sự chấp nhận của
Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An, sau hơn 2 tháng thực tập tại Công ty,
cùng với những kiến thức đã học tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề
tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình
An giai đoạn 2011 – 06/2014”. Để hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắng của
bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và cơ quan
thực tập. Và nhất là sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của cô Lê Trần Thiên Ý
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh, cùng toàn thể quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong bốn năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Lê Trần Thiên Ý, người đã hướng dẫn, và
đóng góp nhiều ý kiến giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh (Chị), Cô (Chú) ở phòng Kinh doanh
và Xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An đã nhiệt tình hướng
dẫn, cung cấp số liệu trong quá trình tôi thực tập tại Công ty.
Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm
thực tiễn nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi kính
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và ngày càng
thành công trong công tác giảng dạy. Kính chúc quý Công ty phát triển hơn
nữa cả trong hiện tại và tương lai.
Chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện

Trần Thị Thúy An

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện

Trần Thị Thúy An

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng …..năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ..............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2
1.3.1 Phạm vi nội dung....................................................................................2
1.3.2 Phạm vi thời gian....................................................................................3
1.4


Lược khảo tài liệu ..................................................................................3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....4
2.1 Phương pháp luận ......................................................................................4
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu .........................................................4
2.1.2 Các hình thức của xuất khẩu ...................................................................5
2.1.3 Hợp đồng xuất khẩu ...............................................................................6
2.1.4 Bộ chứng từ xuất khẩu .......................................................................... 10
2.1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế ..................................................... 12
2.1.6 Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu ................................................ 16
2.1.8 Một số tiêu chuẩn quản trị chất lượng sản phẩm ................................... 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 21
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 21
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN BÌNH AN ............................................................................................. 24
3.1

Khái quát về công ty Cổ phần Thủy sản Bình An ................................ 24

3.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty ............................................................. 24
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 25
3.1.3 Mục tiêu, chức năng và địa bàn kinh doanh của công ty ....................... 26
3.1.4 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 29
3.1.5 Qui trình sản xuất của công ty .............................................................. 33
3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thủy sản Bình An
từ 2011 đến 6/2014 ........................................................................................ 34
iv



Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH AN GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014 ............. 40
4.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu của công ty Cổ phần Thủy sản Bình An .
............................................................................................................ 40
4.1.1 Nguyên liệu đầu vào ............................................................................. 40
4.1.2 Các hình thức xuất khẩu của Bianfishco ............................................... 42
4.1.3 Phương thức giao hàng ......................................................................... 45
4.1.4 Phương thức thanh toán ........................................................................ 46
4.2 Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Bianfishco giai đoạn
2011 – 6/2014 ............................................................................................... 48
4.2.1 Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Bianfishco giai đoạn
2011 – 6/2014 ............................................................................................... 48
4.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Bianfishco ........................................... 50
4.2.3 Cơ cấu thị trường của công ty ............................................................... 53
4.2.6 Kênh phân phối của Bianfishco ............................................................ 61
4.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu cá tra
của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An thông qua ma trận SWOT ............... 62
4.3.1 Ma trận SWOT ..................................................................................... 62
4.3.2 Thuận lợi .............................................................................................. 63
4.3.3 Khó khăn .............................................................................................. 65
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN BÌNH AN ............................................................................................. 69
5.1 Giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào ...................... 69
5.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty ............................................... 69
5.3 Tăng cường sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng và phụ phẩm từ cá tra ...
............................................................................................................ 70
5.4 Đẩy mạnh hoạt động Marketing............................................................... 70
5.4.1 Đa dạng hóa các hình thức quảng cáo và chiêu thị ................................ 70
5.4.2 Xây dựng trang web hiệu quả ............................................................... 70

5.4.3 Tham gia các Hội chợ - Triển lãm thương mại trong nước và quốc tế ... 71
5.5 Đào tạo đội ngũ nhân viên ....................................................................... 71
5.6 Thu hút vốn đầu tư và có kế hoạc sử dụng vốn hiệu quả .......................... 72
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 73
6.1 Kết luận ................................................................................................... 73
v


6.2 Kiến nghị................................................................................................. 74
6.2.1 Đối với Nhà nước ................................................................................. 74
6.2.2 Đối với các tổ chức thủy sản Việt Nam................................................. 74
6.2.2 Đối với công ty Cổ phần Thủy sản Bình An ......................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 77

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Ma trận SWOT ............................................................................... 22
Bảng 3.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Bianfishco từ 2011
đến 06/2014................................................................................................... 35
Bảng 4.1 Tình hình nguồn nguyên liệu đầu vào của Bianfishco từ 2011 đến
tháng 6/2014 Chi phí vận chuyển của Bianfishco năm 2013 .......................... 40
Bảng 4.2 Chi phí vận chuyển của Bianfishco năm 2013 ................................ 46
Bảng 4.3 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Bianfishco từ 2011 đến
6/2014 ........................................................................................................... 48
Bảng 4.4 Sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng của Bianfishco giai đoạn 2011 –
6/2014 ........................................................................................................... 52
Bảng 4.5 Sản lượng xuất khẩu theo thị trường của Bianfishco từ 2011 đến

6/2014 ........................................................................................................... 57
Bảng 4.6 Giá cá tra xuất khẩu của Bianfishco từ 2011 đến 6/2014 ................ 59

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Qui trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. .............. 19
Hình 2.2 Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu .......................................... 16
Hình 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Bianfishco .............................. 26
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bianfishco ............................................... 29
Hình 3.3 Qui trình sản xuất của Bianfishco ................................................... 34
Hình 3.4 Nguồn doanh thu bán hàng của Bianfishco năm 2013 ..................... 36
Hình 3.5 Sự biến động của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của
Bianfishco giai đoạn 2011 – 6/2014 .............................................................. 37
Hình 3.6 Lợi nhuận của Bianfishco giai đoạn 2011 – 6/2014 ......................... 38
Hình 4.1 Tỷ lệ các hình thức xuất khẩu của Bianfishco ................................. 42
Hình 4.2 Tỷ lệ sử dụng các phương thức thanh toán của Bianfishco năm 2013..
...................................................................................................................... 48
Hình 4.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Bianfishco từ 2011 đến 2013 ......... 51
Hình 4.4 Cơ cấu các thị trường xuất khẩu của Bianfishco.............................. 53
Hình 4.5 Kênh phân phối của Bianfishco tại các thị trường nước ngoài ......... 61

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong xu hướng toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì
xuất nhập khẩu là một nhân tố không thể thiếu cho quá trình phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia. Nhận thức được điều đó, Việt Nam đã chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế thông qua việc mở rộng giao thương với nhiều quốc gia trên
thế giới. Và kết quả là, sau hơn 20 năm kể từ khi Đảng ta quyết định thực hiện
công cuộc đổi mới nền kinh tế và chính sách mở cửa (1986) và sau 7 năm trở
thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2007),
Việt Nam đã có những bước tiến dài trong công cuộc đổi mới đất nước và đạt
được nhiều thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị,văn
hóa xã hội,…. Đặc biệt trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có
những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất
nước và ngày càng khẳng định được vị thế của nước nhà trên trường quốc tế.
Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là thủy hải sản.
Hiện tại, Việt Nam đứng vị trí thứ tư trong 10 nước hàng đầu thế giới về giá trị
xuất khẩu thủy sản và đứng thứ năm về giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản
trên toàn thế giới. Trong đó cá tra là mặt hàng thủy sản có sản lượng xuất khẩu
lớn thứ hai (sau tôm) và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả
các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Hiện nay, cá tra Việt Nam
đã có mặt tại 137 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, mang về nguồn
thu ngoại tệ đáng kể cho quốc gia. Chính vì vậy, Chính phủ đã đặt ngành nuôi,
chế biến, xuất khẩu cá tra là xương sống của lĩnh vực thủy sản với nhiệm vụ
phải phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sức cạnh tranh cao
và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu
cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm, tăng thu
nhập cho nông, ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói, giảm
nghèo. Để thực hiện được điều đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách
nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của ngành nuôi trồng và xuất khẩu cá tra. Tuy
nhiên đây cũng chính là áp lực được đặt ra cho các doanh nghiệp chế biến và
xuất khẩu cá tra khi ngày càng phải tuân thủ chặt chẽ các qui định về nuôi
trồng và chế biến cá tra. Bên cạnh đó, cá tra Việt Nam cũng gặp không ít khó

khăn khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như: các nước nhập khẩu
tăng cường các rào cản kỹ thuật và đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe về an
toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, luật chống bán phá giá... Mặt
khác, việc một số quốc gia có điều kiện tự nhiên tương tự như Việt Nam cũng
bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc nuôi trồng và xuất khẩu cá tra cũng sẽ là
1


mối nguy ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) là một trong những
công ty xuất khẩu cá tra lớn tại đồng bằng sông Cửu Long, chuyên nuôi trồng,
chế biến và xuất khẩu cá tra. Cho đến nay, công ty đã dần khẳng định được
thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên công ty vẫn không
tránh được những tác động tiêu cực của việc biến động thị trường và những
tiêu chuẩn gắt gao về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, công ty cần có những phân
tích, đánh giá để thấy được những thuận lợi và khó khăn của mình, từ đó có
các giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh nhằm giữ vững và gia
tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty nói riêng và của ngành xuất khẩu thủy
sản Việt Nam nói chung. Đó là lí do em chọn đề tài: “Phân tích tình hình xuất
khẩu cá tra của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An giai đoạn 2011 –
06/2014”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu cá tra của công ty Cổ phần
Thủy sản Bình An trong giai đoạn 2011 – 6/2014 để thấy được những điểm
mạnh và điểm yếu của công ty. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu cá tra của công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
− Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty Cổ phần
Thủy sản Bình An giai đoạn 2011 – 6/2014 trên cơ sở phân tích sản lượng và

giá trị xuất khẩu tại các thị trường của công ty.
− Mục tiêu 2: Phân tích năng lực cạnh tranh và đánh giá tình hình xuất
khẩu của công ty trong giai đoạn 2011 – 6/2014
− Mục tiêu 3: Trên cơ sở phân tích tình hình xuất khẩu của công ty và
phân tích SWOT để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cá
tra của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu cá tra của công ty Cổ
phần Thủy sản Bình An trong giai đoạn 2011 – 06/2014 thông qua phân tích
sản lượng, kim ngạch xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất
khẩu cá tra của công ty. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
xuất khẩu cho công ty.

2


1.3.2 Phạm vi thời gian
− Số liệu phân tích trong đề tài được cập nhật từ năm 2011 – 6/2014.
− Thời gian thực hiện đề tài từ 8/2014 đến 11/2014.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
− Trần Thị Ngọc Hân (2010): “Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của
công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX”. Luận văn tốt nghiệp, Đại
học Cần Thơ.
Nội dung của đề tài là phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ
phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX từ 2007 đến 06/2010 để thấy được
những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn mà công ty gặp phải
trong hoạt động xuất khẩu của mình. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu của công ty.
− Đỗ Thị Diệu (2012): “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại công ty

Cổ phần Chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh”. Luận văn tốt nghiệp, Đại học
Cần Thơ.
Bài luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng xuất khẩu cá tra tại công ty
Cổ phần Chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh giai đoạn 2009 – 2011 để thấy
được sự tăng giẩm trong hoạt động xuất khẩu của công ty và nguyên nhân để
tìm cách khắc phục. Ngoài ra đề tài cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu của công ty, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của
công ty, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất
khẩu cá tra.
− Cao Thị Hoàng Khuyên (2011): “Hoạch định chiến lược kinh doanh
cá tra xuất khẩu tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ
(CASEAMEX) đến năm 2016”. Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.
Mục tiêu chính của bài luận là hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra
xuất khẩu tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ
(CASEAMEX) đến năm 2016 thông qua phân tích các yếu tố môi trường bên
trong và môi trường bên ngoài, từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và nguy cơ đối với công ty. Cuối cùng là đề xuất các giải pháp thực
hiện chiến lược đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cá tra xuất
khẩu và đưa công ty từng bước phát triển bền vững.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu

là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả
hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng
quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế
đất nước, điều này được thể hiện qua các vai trò sau:
− Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập
khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.
− Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều
ngành hàng mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp
cho các ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền
kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả.
− Xuất khẩu còn có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ
sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về năng suất,
chất lượng, quy cách, giá cả..
− Đẩy mạnh xuất khẩu tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành
theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của
đất nước.
− Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả
nâng cao mức sống của nhân dân vì khi mở rộng xuất khẩu thì tình trạng thất
nghiệp sẽ giảm đi, người lao động sẽ có công ăn việc làm, có thu nhập ổn
định.
− Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các
nước trên thế giới, nâng cao địa vị và vai trò của một quốc gia trên trường
quốc tế.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược
để đưa đất nước thành một nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay.

4



2.1.2 Các hình thức của xuất khẩu
2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó người bán và người
mua liên hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc, thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và
các điều kiện giao dịch khác.
Hình thức này phù hợp cho các doanh nghiệp có đủ trình độ và tiềm lực,
có đầy đủ tư cách pháp lý, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu
hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường quốc
tế.
Xuất khẩu trực tiếp thường đem lại lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp nắm
chắc nhu cầu thị trường, hiểu rõ nhu cầu khách hàng… Ngược lại, nếu các
doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường
thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này là không nhỏ.
2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra
nước ngoài thông qua trung gian (thông qua nguời thứ ba). Hình thức xuất
khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước
ngoài và người sản xuất trong nước cho nên để bán được sản phẩm của mình
ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có
chức năng xuất khẩu trực tiếp.
Hình thức này thường áp dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ,
chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng
và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các
hình thức sau đây:
Môi giới: Là loại trung gian đơn thuần giữa bên mua và bên bán.
Đặc điểm của loại hình này là người môi giới không đại diện cho quyền
lợi bên nào mà chỉ đứng giữa, không chịu trách nhiệm pháp lí, họ chỉ tìm
người mua, người bán và tạo điều kiện cho hai bên gặp nhau, tự đàm phán và

ký kết hợp đồng.
Ủy thác: Là phương thức trong đó người ủy thác giao cho người nhận
ủy thác mua hoặc bán một loại hàng hóa nào đó nhân danh người ủy thác.
Đại lý: Đại lý là tư nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều
hành vi theo sự ủy thác của người ủy thác. Người đại lý chỉ đại diện cho một
bên là bên ủy thác.

5


2.1.3 Hợp đồng xuất khẩu
2.1.3.1 Khái niệm
Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực
hiện việc chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa đó cho người mua
ở nước ngoài.
2.1.3.2 Nội dung các điều khoản của hợp đồng xuất khẩu
a) Tên hàng (Commodity)
Có thể dùng một trong các cách ghi tên hàng sau:
− Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa
học.
− Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc hàng hóa đó là đặc sản của một vùng.
− Ghi tên hàng kèm với qui cách chính của hàng đó.
− Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó.
− Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng.
Ví dụ: Đối với mặt hàng cá tra xuất khẩu sẽ được ghi trong hợp đồng
với tên thương mại là Basa, Tra hoặc Pangasius.
b) Điều kiện về phẩm chất (Quality)
Một số phương pháp xác định phẩm chất hàng hóa:
− Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng.

− Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn.
− Xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa.
− Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng một chất trong sản phẩm.
+ Đối với chất có ích: quy định hàm lượng tối thiểu – (%) min.
+ Đối với chất không có ích: quy định hàm lượng tối đa – (%) max.
Qui định cụ thể về hàm lượng Phosphat cho phép có trong một số mặt
hàng thủy sản tại một số thị trường nhập khẩu như sau:
+ Tại EU: 0,5% đối với cá fillet đông lạnh, các sản phẩm giáp xác
đông lạnh.
+ Tại Canada: 0,5% đối với nghêu, tôm, cua đông lạnh và 0,1% đối
với sản phẩm phối trộn của thủy sản.
+ Tại Singapore: 1% đối với cá fillet đông lạnh.
Riêng đối với sản phẩm cá tra fillet đông lạnh thì hàm lượng nước
không được vượt quá 83% và tỉ lệ mạ băng không quá 10% so với khối lượng
tịnh.
c) Điều kiện về số lượng (Quantity)
− Phương pháp qui định số lượng
6


+ Qui định chính xác: dùng khi mua bán một ít hàng hóa hay hàng
hóa có thể đếm được như: cái, thùng, chiếc,…
− Qui định phỏng chừng: qui định một khoảng số lượng/ trọng lượng cơ
bản với một dung sai cho phép.
− Phương pháp qui định trọng lượng
+ Trọng lượng tịnh (Net weight) chỉ tính trọng lượng của bản thân
hàng hóa.
+ Trọng lượng cả bì (Gross weight – QW) : trọng lượng tịnh cộng
trọng lượng mọi thứ bao bì (Tace).
+ Trọng lượng thương mại (Commercial weight) là trọng lượng của

hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn.
Hàng thủy sản thường được chứa trong các container và có đơn vị tính
là tấn hoặc kg.
d) Điều khoản giao hàng (Shipment/ Deliverty)
− Thời gian giao hàng (Time of shipment/Shipment time): Là thời hạn
mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
− Địa điểm giao hàng (Place of shipment): Người ta thường qui định về
địa điểm giao hàng đi hoặc địa điểm đưa hàng đến. Những địa điểm này phụ
thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) mà hai bên lựa chọn.
− Phương thức giao hàng
+ Giao nhận sơ bộ: bước đầu xem xét hàng hóa xác định sự phù hợp
về số lượng, chất lượng hàng so với hợp đồng.
+ Giao nhận cuối cùng: xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng.
− Thông báo giao nhận hàng hoá (Note of shipment):
+ Người mua thông báo cho người bán: tên tàu, số hiệu của tàu, tên
người vận tải, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng…
+ Người bán phải thông báo cho người mua toàn bộ những thông tin
về việc giao hàng.
e) Điều khoản giá cả (Price)
− Đồng tiền tính giá: Trong hợp đồng ngoại thương giá cả hàng hoá có
thể được tính bằng tiền của nước người bán, nước người mua hoặc tiền của
nước thứ ba.
− Xác định mức giá: Giá cả trong hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế.
− Phương pháp tính giá: Tuỳ theo từng thương vụ, từng đối tượng của
hợp đồng mà người ta có thể chọn một trong các phương pháp tính giá sau
đây: Giá cố định; Giá quy định sau; Giá xét lại; Giá di động.
7



− Giảm giá (Discount): Gồm các loại sau:
+ Xét về nguyên nhân giảm giá: Giảm giá do trả tiền sớm; Giảm giá do
mua thử hoặc mua hàng với số lượng lớn; Giảm giá thời vụ; Giảm giá do trả
lại hàng mà trước đó đã mua.
+ Xét về cách tính toán các loại giảm giá: Giảm giá đơn; Giảm giá kép;
Giảm giá lũy tiến; Giảm giá tặng thưởng.
f) Điều khoản thanh toán (Payment)
− Đồng tiền thanh toán (currency of payment)
+ Việc thanh toán được tiến hành bằng tiền của nước người bán, nước
người mua hoặc tiền của một nước thứ ba.
+ Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền
ghi giá. Nếu không trùng thì phải quy định tỷ giá qui đổi.
− Thời gian thanh toán (time of payment)
+ Trả ngay: là việc trả tiền được thực hiện khi người mua nhận được
hàng hóa hoặc bộ chứng từ giao hàng.
+ Trả trước: là việc người mua cung cấp tín dụng cho người bán dưới
hình thức tiền hoặc ứng trước hiện vật (máy móc, nguyên liệu…).
+ Trả sau: là việc người bán cung cấp tín dụng cho người mua, sau
khi nhận hàng một thời gian người mua mới trả tiền.
− Hình thức thanh toán: Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau
như: L/C, Clean collection, D/A, D/P, T/T, M/T,CAD, tiền mặt…
− Bộ chứng từ thanh toán
Bộ chứng từ thanh toán bao gồm phương tiện thanh toán và các chứng từ
gửi hàng.
g) Bao bì và kí mã hiệu (Packing and Marking)
− Bao bì
+ Phương pháp qui định chất lượng bao bì: Chất lượng bao bì phải phù
hợp với một phương tiện vận tải nào đó.
+ Phương pháp cung cấp bao bì:
• Bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua.

• Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa, nhưng sau khi
nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì.
• Bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói.
+ Phương pháp xác định giá cả bao bì
• Được tính vào giá hàng (Packing charges included)
• Bao bì tính riêng.
8


• Tính theo lượng chi thực tế hoặc tính theo phần trăm so với giá
hàng.
− Kí mã hiệu: Là những kí hiệu bằng chữ hoặc hình vẽ dùng để hướng
dẫn trong giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Kí mã hiệu phải được
viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe và phải dễ đọc, dễ thấy.
h) Điều khoản bảo hành (Warranty)
− Thời gian bảo hành: phải được qui định rõ ràng.
− Nội dung bảo hành: người bán cam kết trong thời hạn bảo hành hàng
hóa sẽ được đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kĩ thuật, phù hợp
với qui định của hợp đồng, với điều kiện người mua phải tuân thủ hướng dẫn
của người bán về sử dụng và bảo dưỡng. Nếu trong thời hạn bảo hành mà
người mua phát hiện khuyết tật nào của hàng hóa thì người bán phải sửa chữa
miễn phí hoặc giao hàng thay thế.
i) Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
Điều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực
hiện (toàn bộ hay một phần).
Các trường hợp phạt:
− Phạt chậm giao hàng
− Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng
− Phạt do chậm thanh toán
j) Điều khoản bảo hiểm (Insurance)

Trong điều khoản này cần thỏa thuận ai là người mua bảo hiểm, điều
kiện bảo hiểm cần mua và chứng từ bảo hiểm cần lấy. Điều kiện về bảo hiểm
có liên hệ chặt chẽ với điều kiện thương mại mà hai bên lựa chọn.
k) Điều khoản về bất khả kháng (Force majeure)
Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không
thể thực hiện được hoặc làm tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng, mà không ai
bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 3 đặc điểm sau:
− Không thể lường trước được
− Không thể vượt qua
− Do nguyên nhân khách quan
l) Điều khoản về khiếu nại (Claim)
Khiếu nại là phương pháp giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng
trực tiếp giữa các bên có liên quan với nhau nhằm thoả mãn (hoặc không thoả
mãn) yêu cầu của bên khiếu nại. Về điều khoản này các bên qui định trình tự
tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, cách thức giải quyết
khiếu nại.
9


m) Điều khoản về trọng tài (Arbitration)
Trong điều khoản này cần qui định các nội dung sau:
− Ai là người đứng ra phân xử? Tòa án Quốc gia hay Tòa án trọng tài,
trọng tài nào, thành lập ra sao?
− Luật áp dụng việc xét xử.
− Địa điểm tiến hành xét xử.
− Phân định chi phí trọng tài.
2.1.4 Bộ chứng từ xuất khẩu
2.1.4.1 Tờ khai hải quan xuất khẩu
Chủ hàng phải khai các chi tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải
quan kiểm tra các thủ tục về giấy tờ.

2.1.4.2 Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
a) Khái niệm
Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu
của người bán đòi người mua phải trả số tiền ghi trên hóa đơn, một loại chứng
từ hàng hóa do người bán lập ra trao cho người mua để chứng minh việc cung
cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Hóa đơn thường được lập thành nhiều bản, để dùng cho nhiều việc khác
nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo
hiểm để tính phí bảo hiểm…
Có các kiểu hóa đơn thông dụng sau: Hóa đơn tạm thời, Hóa đơn chính
thức, Hóa đơn chi tiết, Hóa đơn chiếu lệ.
2.1.4.3 Phiếu đóng gói (Packing list)
Phiếu đóng gói là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại
hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định.
Phiếu đóng gói thường được lập thành ba bản:
− Một bản gửi trong kiện hàng sao cho người nhận hàng khi cần kiểm
tra hàng hóa trong kiện có thể thấy được ngay chứng từ.
− Bản thứ hai, dùng để tập hợp cùng với các bản của kiện hàng khác. Bộ
này được để trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng.
− Bản thứ ba cũng lập thành một bộ để kèm chung với Hóa đơn thương
mại trong Bộ chứng từ hàng hóa thanh toán, để xuất trình với Ngân hàng.
2.1.4.4 Vận đơn đường biển (B/L: Bill of lading)
Vận đơn đường biển là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền
trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp
nhận để vận chuyển.
10


B/L có ba chức năng cơ bản sau:
− Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để

chở.
− Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải
đường biển.
− Là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở
cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.
Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc. Trên các bản
gốc, người ta in hoặc đóng dấu các chữ "Original". Ngoài bộ vận đơn gốc, còn
có một số bản sao, trên đó ghi chữ "Copy". Chỉ có bản gốc của B/L mới có
chức năng nêu trên, còn các bản sao không có giá trị pháp lý.
2.1.4.5 Chứng từ bảo hiểm
Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, tổ chức
bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai
bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải
nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định là phí bảo hiểm. Chứng từ bảo
hiểm bao gồm:
− Đơn bảo hiểm (Insurance policy) là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp,
bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức
hóa hợp đồng này.
− Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) là chứng từ do
người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được
mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm
− Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến
hàng chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trong hợp đồng. Công
ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến.
− Hợp đồng bảo hiểm bao: Là hợp đồng bảo hiểm cho một khối lượng
hàng được vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian
nhất định (thường là một năm).
2.1.4.6 Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng hàng hóa
− Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality): Là chứng từ xác

nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp
với điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do người
cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xất khẩu cấp, tùy
theo sự thỏa thuận của hai bên mua bán.
11


Hiện nay, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh và giấy chứng nhận chất
lượng đối với hàng thủy sản sẽ được cấp bởi Cục Quản lý Chất lượng, An toàn
Vệ sinh và Thúy y Thủy sản (NAFIQAVED).
− Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate of quantity/
weight): Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao.
Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng cũng có thể do người cung cấp hoặc tổ
chức kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận trong hợp
đồng.
2.1.4.7 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O)
− Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do nhà xuất khẩu
hoặc do cơ quan có thẩm quyền cấp.
− Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O bao gồm: Bộ Công
thương, Phòng Thương mại và công nghiệp, các cơ quan quản lí Nhà nước
được sự ủy quyền trực tiếp của Bộ Công thương như Ban quản lý các Khu
công nghiệp, Khu chế xuất.
− Tùy thuộc vào nước nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu mà có các mẫu
C/O khác nhau.
2.1.4.8 Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh
− Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate): Là chứng từ xác nhận
tình trạng không độc hại của hàng hóa đối với người tiêu thụ do cơ quan quản
lí cấp y tế hoặc do cơ quan kiểm nghiệm và giám định hàng hóa cấp
− Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (Animal product
sanitary inspection): do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho các hàng hóa là

động vật (súc vật, cầm thú...) hoặc các sản phẩm động vật (trứng, thịt, lông,
da, cá...) hoặc bao bì của chúng, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống các bệnh
dịch. Riêng đối với sản phẩm thủy sản phải có Giấy Chứng nhận Kiểm dịch
Thủy sản do Cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý chất lượng
Nông, Lâm và Thủy sản cấp.
2.1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế
2.1.5.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Khái niệm:
− Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà nhà nhập khẩu
yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất
khẩu ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định bằng phương
tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

12


Hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng thư (M/T – Mail Transfer): Ngân hàng thực hiện
yêu cầu của người chuyển tiền bằng lệnh trả tiền (Payment Order) hoặc bằng
giấy báo có, để ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người
nhận.
- Chuyển tiền bằng điện (T/T – Telegraphic Transfer): Ngân hàng thực
hiện yêu cầu của người chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho ngân hàng đại
lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. Chuyển tiền bằng điện nhanh hơn
chuyển tiền bằng thư nên được sử dụng rộng rãi hơn.
2.1.5.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment):
Khái niệm:
Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, nhà xuất khẩu sau khi
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ thì uỷ thác cho ngân
hàng phục vụ mình để nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu trên cơ sở

của chứng từ thanh toán.
Hình thức nhờ thu:
− Nhờ thu trơn (Clean Collection): là hình thức thanh toán mà trong đó
người xuất khẩu sau khi giao hàng cho người nhập khẩu thì ký phát hối phiếu
nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu với số tiền ghi trên hối phiếu và
không kèm theo bất kỳ điều kiện thanh toán nào.
− Nhờ thu kèm chứng từ (Documents Collection): là hình thức thanh
toán mà người xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, lập chứng từ
thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền với điều kiện ngân hàng
thay mặt nhà xuất khẩu khống chế bộ chứng từ chỉ khi nào người nhập khẩu
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì mới giao bộ chứng từ để làm cơ sở
nhận hàng. Ủy thác thu kèm chứng từ được chia thành hai loại:
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Document against payment – D/P):
nhà nhập khẩu phải trả ngay số tiền ghi trên tờ hối phiếu trả tiền ngay do
người xuất khẩu lập thì mới được lấy bộ chứng từ hàng hóa.
+ Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document against acceptance –
D/A): người nhập khẩu phải ký tên chấp nhận trả tiền chi trên hối phiếu do
người xuất khẩu ký phát thì mới được Ngân hàng trao bộ chứng từ để nhận
hàng hóa.
2.1.5.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit):
Khái niệm:
− Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó, ngân
hàng mở L/C đáp ứng những yêu cầu của người xin mở L/C, cam kết hay cho
13


phép một ngân hàng khác (ngân hàng ở nước xuất khẩu) chi trả hoặc chấp
thuận những yêu cầu của người hưởng lợi với điều kiện người này xuất trình
cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản đã ghi
trong L/C.

− Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập ra theo yêu cầu của nhà
nhập khẩu (người xin mở L/C) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (người
hưởng lợi) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định với điều kiện
người này thực hiện đúng và đẩy đủ những điều khoản quy định trong L/C.
Chủ thể tham gia:
- Người xin mở thư tín dụng (Applicant): là người mua, nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): là ngân hàng đại diện của
nhà nhập khẩu, sẵn sàng cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.
- Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán, nhà xuất khẩu hay một
người bất kỳ do người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank): là ngân hàng tiếp
nhận L/C từ ngân hàng phát hành L/C gửi đến và có nhiệm vụ thông báo cho
người xuất khẩu thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở tín dụng ở
nước người hưởng lợi.
Quy trình tiến hành nghiệp vụ
(7)
Ngân hàng mở L/C
(6)

Ngân hàng thông báo

(2)
(10)

(9)

Nhà nhập khẩu

(1)


(3)

(4)

(5)

(8)

Nhà xuất khẩu

Hình 2.1 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Chú thích:
(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, nhà nhập khẩu viết đơn
xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
(2) Ngân hàng sẽ mở tài khoản tín dụng cho nhà nhập khẩu, sau đó viết
thư tín dụng gửi cho tổ chức xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo. Nhà
nhập khẩu muốn mở L/C thì phải ký quỹ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán.
Mức ký quỹ tùy thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng và nhà nhập khẩu.
14


(3) Sau khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra và
thông báo cho nhà xuất khẩu, đồng thời chuyển bản gốc L/C cho nhà xuất
khẩu.
(4) Nhà xuất khẩu nhận được L/C thì tiến hành kiểm tra, đối chiếu với
hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết. Sau khi kiểm tra L/C, nếu đồng ý
thì tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị bên
nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh thì mới giao
hàng.
(5) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo

đúng điều khoản trong L/C xuất trình cho ngân hàng thông báo để yêu cầu
thanh toán.
(6) Ngân hàng thông báo tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của
chứng từ, đối chiếu với những điều khoản trong L/C. Nếu thấy không phù hợp
thì gửi trả lại cho đơn vị để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung. Nếu phù hợp thì ngân
hàng thông báo sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
(7) Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán sẽ tiến hành
kiểm tra đối chiếu với những điều khoản quy định trên L/C. Nếu không phù
hợp thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho nhà xuất
khẩu. Nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền thông qua ngân hàng thông báo.
(8) Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng hóa
xuất khẩu, ngân hàng báo có cho nhà xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu có
kỳ hạn đã được chấp nhận thanh toán.
(9) Ngân hàng mở L/C gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng.
(10) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những
điều khoản đã ghi trong L/C thì hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở L/C, nếu
không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
Nhận xét:
Những trường hợp thường áp dụng phương thức thanh toán L/C là:
- Giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu chưa quen biết, quan hệ
kinh tế chưa thường xuyên.
- Sự tin cậy lẫn nhau giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu chưa
cao.
- Giá trị giao dịch thương mại lớn và hàng hóa phải giao nhiều lần.

15


×