Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài bồ bồ ( ademosma indiana (lour.) merr.) phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

DƢƠNG HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT
TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI BỒ BỒ (ADENOSMA
INDIANA (LOUR.) MERR.) PHÂN BỐ Ở ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI TỪ- TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

DƢƠNG HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT
TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI BỒ BỒ (ADENOSMA
INDIANA (LOUR.) MERR.) PHÂN BỐ Ở ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI TỪ- TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bổ trong
một công trình khoa học nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn

Dƣơng Hồng Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bảy tỏ lòng biệt ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Thạc sỹ .
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau Đại học, khoa Hóa
học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ phòng thí nghiệm Khoa

Hóa học trường ĐHSP Thái Nguyên, phòng tổng hợp hữu cơ - Viện Hóa học,
Phòng nghiên cứu hoạt tính Sinh học - Viện Công nghệ Sinh học- Viện Hàn lâm
Khoa học Việt Nam và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Học viên

Dƣơng Hồng Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ...................................................................... iv
DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH ........................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 3
3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Dự kiến kết quả đạt được ................................................................................... 4
6. Dự kiến cấu trúc luận văn .................................................................................. 4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................ 5
1.1. Tổng quan về chi Andenosma và loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. ....... 6
1.1.1. Tổng quan về chi Adenosma (Họ Scrophulariaceae). ................................. 6
1.1.2. Đặc điểm thực vật loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. ............................ 7
1.1.2.1. Tên khoa học ............................................................................................. 7
1.1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố trong tự nhiên ........................................... 8
1.1.3. Đặc điểm thực vật loài Adenosma caeruleum R. Br. ................................... 9
1.1.3.1. Tên khoa học ........................................................................................... 10
1.1.3.2 Đặc điểm thực vật và phân bố trong tự nhiên .......................................... 10
1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của một số loài thuộc chi
Adenosma .................................................................................................... 11
1.2.1. Nghiên cứu về loài Adenosma caeruleum R.Br. ........................................ 12
1.2.2. Nghiên cứu về loài Adenosma bracteosa Bonati. ...................................... 12
1.2.3. Nghiên cứu về loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. ................................ 12
1.3. Axit betulinic và một số dẫn xuất của axit betulinic ..................................... 22
1.3.1. Axit betulinic .............................................................................................. 22
1.3. 2. Một số dẫn xuất của axit betulinic ............................................................ 23
1.4. Hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Adenosma .............................. 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

1.5. Tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Adenosma ở Việt Nam ........... 25
1.5.1. Tác dụng dược lý của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. .................... 25
1.5.2. Tác dụng dược lý của loài Adenosma caeruleum R. Br. ........................... 27
1.5.3. Tác dụng dược lý của loài Adenosma bracteosum Bonati........................ 27
CHƢƠNG 2 : THỰC NGHIỆM ....................................................................... 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 28
2.2. Hóa chất, thiết bị ........................................................................................... 28
2.2.1. Hóa chất...................................................................................................... 28

2.2.1.1. Hóa chất dùng để phân lập các chất từ phần thân của loài Adenosma
indiana (Lour.) Merr . ............................................................................ 28
2.2.1.2. Hóa chất dùng để thử hoạt tính sinh học từ phần thân của loài
Adenosma indiana (Lour.) Merr............................................................. 28
2.2.2. Thiết bị ....................................................................................................... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu xác định sự phân bố các loài của chi
Adenosma trên địa bàn huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên .......................... 29
2.4. Phương pháp xử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các
chất phân lập được ....................................................................................... 29
2.4.2. Chiết tách các chất ..................................................................................... 30
2.4.3. Xác định cấu trúc các chất ......................................................................... 30
2.5. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học từ dịch chiết nước phần thân
của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô. ............ 30
2.5.1. Xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA) .............. 30
2.5.2. Xác định khả năng ức chế α-glucoside ...................................................... 30
2.6 . Thực nghiệm ................................................................................................ 31
2.6.1. Quá trình phân lập các chất từ phần thân của loài Adenosma indiana
(Lour.) Merr. ................................................................................................ 31
2.6.1.1. Chiết, tách mẫu phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. .... 31
2.6.1.2. Phân lập các chất từ cặn chiết etyl axetat ................................................ 31
2.6.2.1. Chất AC4: 2-(4’-hydroxyphenyl)etyl triacontanoat................................ 33
2.6.2.2. Chất AC1: Axit betulinic ........................................................................ 33
2.6.2.3. Chất AC9: β-sitosterol-3-O- β-D-glucopyranosid (β-sitosterol glucosid) ....... 33
2.6.3. Xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA) .............. 34
2.6.4. Xác định khả năng ức chế α-glucoside ...................................................... 35
2.7. Phương pháp xử lí số liệu............................................................................. 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>


CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 37
3.1. Xác định sự phân bố các loài thuộc chi Adenosma ở huyện Đại Từtỉnh Thái nguyên .......................................................................................... 37
3.2. Phân lập các chất từ cặn chiết etyl axetat phần thân của loài Adenosma
indiana (Lour.) Merr. ................................................................................... 37
3.3. Xác định cấu trúc chất tách được .................................................................. 38
3.3.1. Chất AC4 : 2-(4’-hydroxyphenyl)etyl triacontanoat.................................. 38
3.3.1.1. Phân tích phổ khối HR-ESI-MS.............................................................. 38
3.3.1.2. Phân tích phổ 1H-NMR (CDCl3, δH ppm) ............................................... 39
3.1.3.3. Phân tích phổ 13C-NMR và DEPT (CDCl3, δC ppm) ............................. 40
3.3.2. Chất AC1: Axit betulinic ( axit (3β)-3-Hydroxy-lup-20(29)-en-28-oic) ... 42
3.3.2.1. Phân tích phổ 1H-NMR (CDCl3, δH ppm) .............................................. 42
3.3.2.2. Phổ 13C-NMR và DEPT (CDCl3, δC ppm) ............................................. 43
3.3.3. Chất AC9: β-sitosterol-3-O-β–D-glucopyranosid (β-sitosterol glucosid) .......... 47
3.3.3.1. Phân tích phổ 1H-NMR (DMSO-d6, δH ppm) của chất AC9.................. 47
3.3.3.2. Phân tích phổ 13C-NMR và DEPT (DMSO-d6, δC ppm)........................ 48
3.4. Kết quả thử hoạt tính sinh học từ dịch chiết nước thân loài Adenosma
indiana (Lour.) Merr. .................................................................................. 51
3.4.1. Kết quả xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA) .. 51
3.4.1.1. Chuẩn bị mẫu thử và cách xác định giá trị IC50 ..................................... 51
3.4.1.2. Khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA) của dịch chiết
nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi
và dạng khô............................................................................................ 52
3.4.2. Kết quả nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase của dịch chiết
nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng khô ............. 55
3.4.2.1. Chuẩn bị mẫu thử và cách xác định giá trị IC50 ...................................... 55
3.4.2.2. Khả năng ức chế enzyme α-glucoside của dịch chiết nước phần thân
của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng khô ............................ 56
3.4.3. Kết luận về hoạt tính sinh học của dịch chiết nước phần thân của loài
Adenosma indiana (Lour.) Merr. .............................................................. 57
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 58

KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

AC1

Axit betulinic

AC4

2-(4’-hydroxyphenyl)etyl triacontanoat

AC9

β-sitosterol-3-O- β –D-glucopyranosid (β-sitosterol glucosid)

13

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của nguyên tử 13C

C-NMR

DEPT


Phổ DEPT

DMSO

Dimetylsulfoside

GC-MS

Sắc ký khí khối phổ

1

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của nguyên tử 1H

H-NMR

HR-ESI-MS

Phổ khối phân giải cao

HTCO

Hoạt tính chống oxi hoá

IC50

Nồng độ gây ra tác động sinh học cho 50% mẫu thử nghiệm

MDA


Malonyl diandehit

MT-4

Tế bào HIV

ODC

Mật độ quang học của dung môi

ODT

Mật độ quang học của mẫu thử

pNPG

p-nitrophenyl-α-D-glucopyranozit

SKC

Sắc ký cột

SK-MEL-2

Tế bào ung thư hắc tố

TCA

Axit tricloaxetic


TBA

Axit thiobarbituric

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Các thành phần hóa học của tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất
của loài Adenosma indiana (Lour .) Merr. .......................................... 15
Bảng 1.2. Các thành phần hóa học của các thành phần dễ bay hơi từ loài
Adenosma indiana (Lour .) Merr ........................................................ 18
Bảng 1.3. Các thành phần dễ bay hơi chiếm tỉ lệ lớn của loài Adenosma
indiana (Lour .) Merr. .......................................................................... 20
Bảng 1.4. Khả năng gây độc tế bào một số loại ung thư ở người của axit
betulinic. .............................................................................................. 23
Bảng 3.1. Số liệu phổ 1H-NMR của chất AC4 và 2-(4’-hydroxyphenyl) etyl
triacontanoat. ....................................................................................... 39
Bảng 3.2. Số liệu phổ 13C-NMR của chất AC4 và 2-(4’-hydroxyphenyl)etyl
triacontanoat ........................................................................................ 40
Bảng 3.3. Số liệu phổ 1H-NMR của chất AC1 và axit betulinic ......................... 42
Bảng 3.4. Số liệu phổ 13C-NMR của chất AC1 và axit betulinic ............................ 43
Bảng 3.5. Số liệu phổ 1H-NMR của chất AC9 .................................................... 47
Bảng 3.6. Số liệu phổ 13C-NMR của chất AC9 ................................................... 48
Bảng 3.7. Kết quả xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid của dịch chiết
nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng
tươi và dạng khô .................................................................................. 53
Bảng 3.8. Kết quả xác định khả năng ức chế enzyme α-glucoside của dịch
chiết nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.

dạng khô .............................................................................................. 56
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chiết, tách các chất từ phần thân của loài Adenosma indiana
(Lour.) Merr.......................................................................................... 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH

Hình 1.1. Lá của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. ........................................ 8
Hình 1.2. Bụi cây của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. ................................ 8
Hình 1.3. Hình vẽ mô tả của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. ..................... 8
Hình1.4. Hoa của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. ...................................... 8
Hình 1.5. Thân, lá, hoa của loài Adenosma caeruleum R. Br mọc tự nhiên tại
huyện Đại Từ ....................................................................................... 10
Hình 1.6. Bụi cây của loài Adenosma caeruleum R. Br mọc tự nhiên tại
huyện Đại Từ ....................................................................................... 10
Hình 1.7. Các chất phân lập được từ dịch chiết clorofom của loài Adenosma
caeruleum R.Br. .................................................................................. 14
Hình 1.8. Các chất phân lập được từ dịch chiết n-hexan và etyl axetat từ phần
trên mặt đất của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. ....................... 15
Hình 1.9: Công thức cấu tạo của axit betulinic .................................................... 22
Hình 1.10. Một số dẫn xuất của axit betulinic có hoạt tính độc tế bào ung thư
và ức chế tế bào HIV ........................................................................... 24
Hình 3.1. Phổ HR-ESI-MS của chất AC4 ........................................................... 38
Hình 3.2. Phổ 1H–NMR của chất AC4 ................................................................ 39
Hình 3.3. Phổ 13C-NMR của chất AC4 ................................................................ 41

Hình 3.4. Phổ 13C-NMR và DEPT của chất AC4 ................................................ 41
Hình 3.5. Công thức cấu tạo của chất AC4.......................................................... 42
Hình 3.6. Phổ 1H–NMR của chất AC1 ................................................................ 43
Hình 3.7. Phổ 13C-NMR của chất AC1 ............................................................... 45
Hình 3.8. Phổ 13C-NMR và DEPT của chất AC1 ................................................ 46
Hình 3.9. Công thức cấu tạo của chất AC1: (3β)-3-hydroxy-lup-20(29)-en-28-oic..... 46
Hình 3.10. Phổ 1H–NMR của chất AC9 ............................................................. 48
Hình 3.11. Phổ 13C-NMR của chất AC9 .............................................................. 49
Hình 3.12. Phổ 13C-NMR và DEPT của chất AC9 .............................................. 50
Hình 3.13. Công thức cấu tạo của chất AC9........................................................ 51
Hình 3.14. MDA của dịch chiết nước phần thân của loài Adenosma indiana
(Lour.) Merr. (Bồ bồ) dạng tươi và dạng khô ..................................... 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN vi

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có
nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, ở Việt
Nam hiện đã biết khoảng 12 000 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800
loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2000 loài Tảo, trong đó có nhiều loài được
dùng làm thuốc [6].
Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm.
Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới, nơi chứa
đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng
đồng các dân tộc ở nước ta cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài
động vật, thực vật và khoáng vật làm thuốc. Hai lĩnh vực này được các nhà
khoa học coi là một tiềm năng, trong việc tìm kiếm nghiên cứu tạo ra những

loại thuốc mới, có hiệu lực điều trị cao trong tương lai. Theo kết quả điều tra
của Viện Dược Liệu Việt Nam, đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất
phong phú với 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; trong
đó 90 % là cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã
rừng. Nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm.
Trên thực tế, số loài thực vật được sử dụng để phân lập các hoạt chất phục
vụ cho ngành dược còn rất hạn chế so với tổng số các loài cây thuốc và động
vật làm thuốc được phát hiện. Với nguồn tài nguyên dược liệu phong phú,
cùng với vốn kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam chính là một
nguồn tiềm năng để nghiên cứu, chiết xuất các hoạt chất và tạo ra những loại
thuốc mới có hiệu lực chữa bệnh cao [2].
Bồ bồ có tên khoa học Adenosma indiana (Lour.) Merr.; thuộc chi
Adenosma là loài thường mọc hoang phổ biến ở các vùng trung du và miền núi
Việt Nam, dùng để làm thuốc và chế biến nước uống quen thuộc có tính chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

bản địa ở Việt Nam và nhiều nước châu Á từ bao đời nay. Dịch chiết từ phần
thân và lá loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.; có hoạt tính sinh học rất cao,
qua các nghiên cứu khoa học của y học hiện đại, dựa trên nguồn gốc là các bài
thuốc dân gian lưu truyền từ bao đời nay thì Adenosma indiana (Lour.) Merr. có
tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan,
ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải
nhiệt, giảm đau và chống viêm. Nó có khả năng ức chế một số vi khuẩn
như tụ cầu vàng, thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não,
viêm phổi và một số loại nấm [1], [2], [6], cải thiện công năng miễn dịch và ức
chế trực tiếp sự tăng sinh của tế bào ung thư [7], [40].

Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên,
cách Thành phố Thái Nguyên 25 km với tổng diện tích đất tự nhiên toàn
huyện là 57.790 ha. Vị trí địa lý của huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh
bởi các dãy núi với nhiều sông ngòi, hồ, đập và có Hồ núi Cốc lớn nhất tỉnh
với diện tích mặt nước 769 ha. Huyện Đại Từ có lượng mưa lớn nhất tỉnh,
khí hậu ẩm ướt với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 22 - 270, rất phù hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là loài cây làm
thuốc phát triển. Với điều kiện khí hậu và tự nhiên rất thuận lợi, huyện Đại
Từ-tỉnh Thái Nguyên là địa bàn có sự phân bố tự nhiên của chi Adenosma,
tiềm tàng một nguồn lợi lớn, có thể từ đó tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc
chữa bệnh, bổ dưỡng có giá trị trong công nghiệp thực phẩm [50]. Từ lâu
nhân dân huyện Đại Từ mới chỉ sử dụng Adenosma indiana (Lour.) Merr.
trên địa bàn như một loài cây có tính thanh nhiệt, giải độc mà chưa có
nghiên cứu nào bài bản về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài
Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh
Thái Nguyên. Căn cứ các lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

"Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Bồ bồ
Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh
Thái Nguyên."
2. Mục tiêu của đề tài
- Khẳng định sự phân bố của các loài thuộc chi Adenosma R.Br. trên địa
bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
- Khảo sát thành phần hóa học trong cặn chiết etyl axetat phần thân của loài

Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết nước phần thân của loài
Adenosma indiana (Lour.) Merr dạng tươi và dạng khô. Trong phép thử chống
lipit hóa màng tế bào.
- Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase của dịch chiết nước
phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô.
- Định hướng về việc sử dụng các các chế phẩm từ phần thân của loài Adenosma
indiana (Lour.) Mer. phân bố trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tiến hành thực địa khảo sát sự phân bố của các loài thuộc chi Adenosma
R.Br. phân bố trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
- Bằng các phép phân tích hóa học xác định thành phần hóa học trong cặn
chiết etyl axetat phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố
trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
- Bằng phép thử chống lipit hóa màng tề bào xác định hoạt tính chống oxi
hóa của dịch chiết nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.
dạng tươi và dạng khô.
- Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase của dịch chiết nước
phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

- Điều tra, thu thập, phân loại mẫu của loài thuộc chi Adenosma R.Br. phân
bố trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
- Xử lý mẫu thực vật và chiết mẫu bằng dung môi thích hợp để thu được các
dịch chiết nhằm nghiên cứu thành phần hóa học.

- Dịch chiết được tinh chế sơ bộ bằng cách chiết phân đoạn trong các dung
môi có độ phân cực khác nhau.
- Sử dụng các phương pháp sắc ký để phân lập các chất chính nhằm khảo
sát thành phần hóa học của mẫu.
- Sử dụng các phương pháp phổ để xác định thành phần hóa học của mẫu.
- Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết nước phần thân của loài
Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô.
- Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase của dịch chiết nước
phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô.
5. Dự kiến kết quả đạt đƣợc
- Sự phân bố của các loài thuộc chi Adenosma R.Br. trên địa bàn huyện Đại
Từ - tỉnh Thái Nguyên.
- Thành phần hóa học trong cặn chiết etyl axetat phần thân của loài
Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái
Nguyên.
- Đánh giá hoạt tính chống oxi hóa và hoạt tính ức chế enzyme αglucosidase của dịch chiết nước của thân loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.
dạng tươi và dạng khô.
6. Dự kiến cấu trúc luận văn
Mục lục;
Danh mục: hình, sơ đồ, bảng, kí hiệu;
Mở đầu;
Chương I: Tổng quan;
Chương II: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu;
Chương III: Kết quả thảo luận;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>


Kết luận;
Tài liệu tham khảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Andenosma và loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.
1.1.1. Tổng quan về chi Adenosma (Họ Scrophulariaceae)
Chi Adenosma R.Br. xuất phát từ chữ Hy Lạp Aden: tuyến và osmé: mùi
thơm, hương thơm. Chi Adenosma có khoảng 15 loài phân bố ở khu vực Bắc Á,
Đông Nam Á, Trung Quốc và quần đảo Thái Bình Dương [6], [16].
- Trung Quốc có bốn loài chính, phân bố tập trung ở các tỉnh Phúc
Kiến, Quảng Tây, Hải Nam, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến, Giang
Tây, Vân Nam, gồm: Adenosma glutinosum (Linn.) Druce, Adenosma
indianum (Lour.) Merr. , Adenosma javanicum (Bl.) Merr., Adenosma
retusilobum Tsoong [16].
- Ở Ấn Độ có ba loài chính gồm: Adenosma indianum (Lour.) Merr,
Adenosma malabaricum Hook.f, Fl. Brit, Adenosma bilabiatum (Roxb.) Merr,
Adenosma caeruleum R. Br [16].
-



Australia




hai

loài

gồm:

Adenosma

caerulea

R.Br.

(Adenosma glutinosum), Adenosma muelleri Benth. (Adenosma bracteosum).
- Ở Siri Lanca có một loài phân bố ở Pasdon Corle là: Adenosma subrepens
Benth. Ex Hook. F [16].
Các nước Đông Nam Á là các nước có nhiều nhất và phân bố ở các quốc
gia như sau:
-

Inđonesia có hai loài chính gồm: Adenosma caeruleum R. Br. và

Adenosma indianum (Lour.) Merr [16].
- Philipin có ba loài gồm: Adenosma indianum (Lour.) Merr. (Adenosma
bilabiatum (Roxb.) Merr), Adenosma Adenosma caeruleum R. Br [16].
- Thái Lan có hai loài gồm: Adenosma caeruleum R. Br. và Adenosma
indiana (Lour) Merr [16].
- Lào có ba loài gồm: Adenosma glutinosum (L.) Druce, Adenosma bracteosa
Bonati, Adenosma indiana (Lour.) Merr [16].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


6

/>

- Campuchia có bốn loài gồm: Adenosma indiana (Lour.) Merr. Adenosma
caeruleum R. Br, Adenosma bracteosa Bonati, Adenosma javanicum ( Bl) Merr [16].
- Mianma có hai loài gồm: Adenosma indiana (Lour.) Merr. Adenosma
ovatum (Benth.) Hook.f [16].
- Malaixia có một loài phân bố ở Malacca là Adenosma capitatum Benth.Ex
Hance [16].
- Singapo chỉ có một loài là Adenosma inopinatum Prain [16].
- Việt Nam là quốc gia có sự phân bố của chi Adenosma nhiều nhất trong
các nước châu Á, có bẩy loài phân bố khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, phổ biến
nhất là ba loài: Adenosma bracteosa Bonati, Adenosma indiana(Lour.) Merr. và
Adenosma caeruleum R. Br [6].
Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày tổng quan về một số loài thuộc chi
Adenosma đã được nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về thành phần hóa
học và hoạt tính sinh học cũng như ứng dụng trong y học.
1.1.2. Đặc điểm thực vật loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.
1.1.2.1. Tên khoa học
Tên khoa học: Adenosma indiana (Lour.) Merr.
Giới : Thực vật
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Lamiales
Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
Chi: Adenosma
Tên Việt Nam: Chè đồng, Chè nội, Chè cát, Nhân trần, Nhân trần hoa đầu,
Tuyến hương Ấn, Bồ bồ

Tên khác: Manulea indiana Lour., Stemodia capitata Benth., Pterostigma
capitatum Benth.,

Adenosma

capitatum Benth.

ex

Hance,

Adenosma

capitatum var. spicata Bonati, Erinus bilabiatus Roxb., Adenosma bilabiatum
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

/>

(Roxb.)Merr., Adenosma buchneroides Bonati.
Tên vị thuốc: Bồ bồ [ 2 ],[3],[6].
1.1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố trong tự nhiên
Đặc điểm thực vật

Hình 1.1. Lá của loài Adenosma indiana

Hình 1.2. Bụi cây của loài Adenosma

(Lour.) Merr.


indiana (Lour.) Merr.

Hình 1.3. Hình vẽ mô tả của loài

Hình1.4. Hoa của loài Adenosma indiana

Adenosma indiana (Lour.) Merr.

(Lour.) Merr.

Thân hình trụ, cành non mang nhiều lông về sau nhẵn, lúc đầu thân màu
xanh sau chuyển sang màu tím nhạt, chiều cao cây 70 cm - 100 cm. Lá mọc đối,
phiến lá hình mác, đầu nhọn, mép lá có răng cưa, gân lá hình lông chim, mặt trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>

mang nhiều lông hơn mặt dưới, chiều dài lá 5 cm - 8 cm, rộng lá 2 cm - 4 cm. Rễ
thuộc loại rễ chùm, có nhiều lông tơ nhỏ màu trắng, rễ dài 10 - 18 cm. Hoa nhỏ,
màu tím, mọc tụ tập thành đầu nang, đài có lông với hai môi, môi trên nguyên,
môi dưới xẻ bốn. Tràng cánh hợp với hai môi, môi trên xẻ bốn, môi dưới nguyên,
bốn nhị có hai chiếc dài, hai chiếc ngắn. Quả thuộc loại quả nang nằm gọn trong
đài hoa. Nhiều hạt nhỏ, hình trứng thuôn, có nhiều gai, màu cánh gián [6].
Phân bố
Loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố chủ yếu ở Xri Lanca, Ấn
Độ, Mianma, Nam Trung Quốc; ở Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan,
Malaixia, Inđônêxia và Philippin.

Loài Adenosma indiana (Lour.) Merr là loài sống năm một và phát triển
tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ từ 25-35oC là thích nghi cho cây sinh
trưởng tốt, nhiệt độ thấp cây phát triển kém. Là loài ưa sáng, không chịu được
rét, không chịu được úng. Loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. phát triển tốt ở
điều kiện độ ẩm cao, độ ẩm bình quân hàng năm 80-85% và ở độ cao từ 100–800
m so với mực nước biển.
Loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. có phạm vi thích ứng về đất đai
cũng khá rộng. Nhưng cây phát triển tốt nhất là ở vùng đất pha cát thoát nước
tốt, giàu mùn, tơi xốp, lớp đất dưới là đất thịt khi đó thân và lá của loài
Adenosma indiana (Lour.) Merr. có màu xanh. Đất sét dễ úng nước, đất sỏi đá khô
cằn, đất mặn,... cây đều sinh trưởng, phát triển kém cây thường cằn cỗi, thân và lá
có màu tím. Cuối tháng 2 sang đầu tháng 3 cây bắt đầu mọc, mùa hoa vào tháng 89. Mùa quả vào tháng 9 – 10 sau đó tàn lụi.
Ở Việt Nam, loài Adenosma indiana (Lour.) Merr phân bố ở Thái
Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây vào tới Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương. Loài này thường được thấy ở ruộng, các
rừng thưa cây rụng lá, nơi trống có cát và cỏ, trong các đầm lầy và đất ẩm, từ độ
cao 1200m so với mặt nược biển. Cây ra hoa kết quả từ tháng 4 - 10 [6].
1.1.3. Đặc điểm thực vật loài Adenosma caeruleum R. Br.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

/>

1.1.3.1. Tên khoa học
Tên khoa học: Adenosma caeruleum R. Br. (Adenosma glutinosum (L.)
Druce var., caeruleum Tsoong.)
Thuộc họ: Hoa mõm chó Scrophulariaceae
Tên khác: Chè nội, Chè cát, Tuyến hương lam
Tên vị thuốc: Nhân trần.

1.1.3.2 Đặc điểm thực vật và phân bố trong tự nhiên
Đặc điểm thực vật

Hình 1.5. Thân, lá, hoa của loài
Adenosma caeruleum R. Br.

Hình 1.6. Bụi cây của loài Adenosma
caeruleum R. Br.

mọc tự nhiên tại huyện Đại Từ
mọc tự nhiên tại huyện Đại Từ
Loài Adenosma caeruleum R. Br. là loài sống năm một, cây cao từ 80 - 110 cm,
thân tròn màu tím sẫm, trên thân có lông trắng mịn, cây có khả năng phân cành nhiều.
Lá mọc đối, hình trứng, đầu lá dài, mép lá có răng cưa, phiến lá dài từ 4 - 9 cm. Hoa
mầu tím, mọc đơn độc, hình ống. Quả nang hình trứng, khi chín quả có mầu nâu và tự
tách ra, hạt nhỏ mầu nâu. Mùa hoa vào tháng 8 - 9. Mùa quả vào tháng 9 – 10.
Phân bố
Loài Adenosma caeruleum R. Br. thường mọc hoang ở những đồi, ruộng ở
tất cả các xã thuộc huyện Đại Từ.
Loài Adenosma caeruleum R. Br. là loài phát triển tốt ở nới có khí hậu nhiệt
đới và là loài sống năm một. Thời gian gieo hạt của loài Adenosma caeruleum R.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10

/>

Br. bắt đầu từ cuối tháng 2 sang tháng 3 khi cây được 6 lá đem trồng, sau khi
trồng 5 - 6 tháng cây bắt đầu ra hoa, kết hạt sau đó tàn lụi. Cây cũng có thể tái
sinh nếu gặp điều kiện thuận lợi, gốc cây có thể sống qua đông đến mùa xuân
năm sau xuất hiện các chồi mới. Nhiệt độ từ 15 - 30oC là thích nghi cho cây sinh
trưởng tốt, nhiệt độ dưới 150C cây phát triển kém. Là cây ưa sáng, không chịu

được úng. Những cây Adenosma caeruleum R. Br. mọc hoang dại trong rừng, độ
khép tán của rừng quá lớn, quá râm thì cây Adenosma caeruleum R. Br. mọc rậm
rạp, ít ra hoa kết quả, thậm chí không ra hoa kết quả. Còn cây Adenosma
caeruleum R. Br. mọc ở rìa rừng, ở đồi, ở ruộng, ánh sáng chiếu xuống tương
đối nhiều, cây tuy thấp nhưng đậu quả rất nhiều. Loài Adenosma caeruleum R.
Br. đòi hỏi nước rất nghiêm ngặt, lượng mưa hàng năm từ 1700 - 1800 mm, độ
ẩm bình quân hàng năm trên 70%.
Loài Adenosma caeruleum R. Br. không đòi hỏi đất đai tốt lắm, đất cát, đất
thịt đều có thể trồng được, tốt nhất là đất pha cát thoát nước tốt, giàu mùn, tơi
xốp, lớp đất dưới là đất thịt. Đất sét dễ úng nước, đất sỏi đá khô cằn, đất mặn,...
đều không nên trồng Adenosma caeruleum R. Br. Adenosma caeruleum R. Br.
được trồng nhiều ở một số nơi trong huyện Đại Từ như ở xã Cát Nê, xã Vạn
Thọ... Loài Adenosma caeruleum R. Br. trước đây mọc hoang, sau đó nhân dân
đưa về trồng ở các tỉnh vùng trung du miền núi có kết quả.
1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của một số loài thuộc chi
Adenosma
Ở Việt Nam chi Adenosma phổ biến nhất là ba loài: Adenosma caeruleum
R.Br, Adenosma indiana (Lour.) Merr. và Adenosma bracteosum Bonati,
dù được nhân dân dùng rộng rãi dưới dạng nước sắc để uống do có tác dụng
thanh nhiệt, lợi mật, tăng thải độc cho gan, các bệnh phụ nữ sau khi sinh nhưng
hiện nay, theo tra cứu số liệu của đĩa CD-Rom Từ điển các hợp chất thiên nhiên
(Dictionary of Natural Products) hầu hết các loài này đều chưa được nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11

/>

nhiều về hóa học và hoạt tính sinh học cả ở Việt Nam và trên thế giới. Cho đến
nay ở trên thế giới và ở Việt Nam chỉ có một số công trình khoa học công bố về
thành phần hóa học của hai loài Adenosma caeruleum R.Br, và Adenosma
indiana (Lour.) Merr.

1.2.1. Nghiên cứu về loài Adenosma caeruleum R.Br.
Năm 1975, Lê Tùng Châu và cộng sự phân tích trong Adenosma caeruleum
R.Br. có saponin tritecpenic, flavonozit, axit nhân thơm, cumari và tinh dầu. Cả cây
có 1% tinh dầu, hoa có 1,86% tinh dầu tỷ trọng 0,8042 (250) nD=1,4705 (200) aD=
+408 [6].
Từ dịch chiết chloroform loài Adenosma caeruleum R.Br lúc ra hoa, các nhà
khoa học Việt Nam đã thu được các chất sau: sitosterol, stigmasterol, campesterol,
axit betulinic (1), monoterpen peroxit (2), enon (3), phenol (4), arbutin (5) và
aucubin (6) trong đó monoterpen peroxit (2) là một chất mới (Hình 1.1) [7], [8].
Cũng từ loài này, nhóm nghiên cứu của GS. Phan Văn Kiệm đã phân lập
được một iridoid glycoside mới có tên là adenosmoside (7) (Hình 1.1) [30].
Đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào công bố về hoạt tính sinh
học của các chất, đặc biệt là các chất mới như monoterpen peroxide (2) hay
adenosmoside (7) …đã được phân lập từ chi Adenosma.
1.2.2. Nghiên cứu về loài Adenosma bracteosa Bonati.
Nguyễn Viết Tựu và cộng sự (PV dược liệu TP Hồ Chí Minh) phân tích thấy
trong Adenosma bracteosum Bonati có 0,25% tinh dầu, mầu vàng sẫm, tỷ trọng
0,890, chỉ số khúc xạ 1,496, sắc ký khí thấy 19 pic trong đó có 5 pic lớn cineol
khoảng 18%. Ngoài ra còn có flavonoit, hợp chất polyphenol và cumarin [6].
Thành phần hóa học của loài Adenosma bracteosum Bonati mới chỉ dừng
lại ở nghiên cứu về thành phần tinh dầu của loài này [46].
1.2.3. Nghiên cứu về loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12

/>

Năm 1939 F. Guichard và J. Clemensat phân tích loài Adenosma indiana
(Lour.) Merr. dưới định danh Nhân trần và thấy 1,67% kali nitrat, một saponin
có chỉ số bọt 2.600, một glucozit tan trong axeton, trong ete, không tan trong
nước, khoảng 0,7% tinh dầu. Tinh dầu của loài Adenosma indiana(Lour.) Merr

lỏng, màu vàng, mùi hăng gần giống như mùi long não và bạc hà, vị nóng; tan
trong metanol, etanol, clorofom và các dung môi hữu cơ khác. Tỷ trọng ở 15 0C
là 0,914, chỉ số khúc xạ ở 200C là 1,4733 và ở 300C là 1,4717. Thành phần chủ
yếu của tinh dầu gồm 20% hợp chất oxi tan trong dung dịch reorcin, 50%. Chỉ số
axit 1,4; chỉ số xà phòng hóa 11,5; chỉ số axetyl hóa 38; chỉ số iot 121,4 [6].
Năm 1950, P.V. Nair và cộng sự đã cất được từ loài Adenosma indiana (Lour.)
Merr. 1% tinh dầu và đã phân tích thấy có 5 l.monoterpen và 2 d.secquiterpen trong
đó có 38,5% cineol. Ngoài ra còn thấy saponin, tritecpenic, flavonoit, axit nhân thơm
và cumarin. Toàn cây có 0,912 (200) nD=1,4768, D-44,920 [6].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13

/>

O
OH
HO

(2)

( 1)

(3)

OH

OH
OH

HO

O
O
OH
HO

HO

O

O

OH

OH
OH

O

(4)

(5)

OH
OH

(6)

HO
O


OH

HO
O
OH
O
OH

(7)

Hình 1.7. Các chất phân lập được từ dịch chiết clorofom của loài Adenosma
caeruleum R.Br.

( )
( )
( )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14

/>

Hình 1.8. Các chất phân lập được từ dịch chiết n-hexan và etyl axetat từ phần trên
mặt đất của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.
Từ dịch chiết n-hexan và etyl axetat từ phần trên mặt đất của loài Adenosma
indiana (Lour.) Merr. (với định danh Adenosma capitatum), Nguyễn Minh Phương
và cộng sự đã phân lập được ba flavon metoxy hoá: 4’,5-dihydroxy-3, 3’, 6, 7tetrametoxy-flavon (chrysosplenetin) (8), artemetin (9) và quercertin 3,3’,7trimetyl ete (10) (Hình 1.2) [29].
Năm 1974 Lê Tùng Châu đã phân tích thấy trong tinh dầu của loài Adenosma
indiana (Lour.) Merr. Việt Nam có: 22,6 % l. limonen, 11,6% humulen, 33,5 % l.
feneccho và 5,9 % cineol. Ngoài ra còn thấy saponin, tritecpenic, flavonoit, axit
nhân thơm và cumarin. Toàn cây có 0,8% tinh dầu, lá 2,15%, hoa 0,82%, tỷ trọng

0,912 (200), nD = 1,4768; D= 44,920 [6].
Năm 2010 Md. Nazrul Islam Bhuiyan, Farhana Akter, Jasim Uddin
howdhury và Jaripa Begum (Bangladesh) đã công bố kết quả nghiên cứu
thành phần hóa học của tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất của loài
Adenosma indiana (Lour.) Merr. Tinh dầu loài Adenosma indiana (Lour.)
Merr. chứa 46 thành phần trong đó chủ yếu là: limonen (24,74%), fenchon
(21,59%), 2-caren (17,64%), α-caryophyllen 1,62%), γ-terpinen (3,04%), βbisabolen (2,80%), Fenchyl alcol (2,08%), phytol (1,89%), caryophyllen
(1,14%) [11].
Bảng 1.1. Các thành phần hóa học của tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất của
loài Adenosma indiana (Lour .) Merr. [11].
Tên chất

STT

Thành phần %

1

γ-Terpinen

3.04

2

α-Thujen

0.12

3


α-Pinen

0.54

4

d-Camphen

0.80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15

/>

×