Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11 CHUYÊN ĐỀ SỐ 1 SỰ ĐIỆN LI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.06 KB, 12 trang )

CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11

CHUYÊN ĐỀ SỐ 1 : SỰ ĐIỆN LI
HIỆN TƯỢNG, PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Dung dịch A có chứa đồng thời các ion sau : Na+ , K+, Cl-, NO3- và CO32-.

1.

a. Có thể hoà tan 3 muối nào vào nước để được 1 dung dịch có chứa các ion trên.
b. Nêu các hiện tượng hoá học có thể xảy ra khi cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch A. Viết các phương trình
phản ứng minh hoạ.
Đ
K

2.

Bố trí 4 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ rồi lần lượt đổ vào mỗi bình 100 ml dung dịch khác nhau :

Bình 1:là dung dịch Ba(OH)2 0,001 M
Bình 2: là dung dịch CH3COOH 0,001 M
Bình 3 :là dung dịch KOH 0,001 M
Bình 4:chỉ cho 100 ml H2O

Hãy so sánh độ sáng của đèn Đ ở mỗi bình trong các thí nghiệm sau (sáng, sáng mờ, hay không sáng) và
giải thích các hiện tượng xảy ra :
Thí nghiệm 1: đóng khoá X
Thí nghiệm 2 : Đổ tiếp vào mỗi bình 100 ml dung dịch MgSO4 0,001 M rồi đóng khoá K
3.

Chọn 6 dd muối khác nhau thoả mãn đk:
a/ A + B → khí



B + C → kết tủa

A + C → khí + kết tủa.

b/ D + E → kết tủa

E + F → kết tủa

D + F → khí + kết tủa.

4.

Cho H2S, Na2S tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối trung hoà .Cho dung dịch muối trung hoà này lần lượt
vào các dung dịch sau : MgCl2 , AlCl3 , CuCl2 , FeCl2, FeCl3.
Viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion

5.

Hoàn thành các phương trình phản ứng sau :
a) dung dịch BaCl2 + dung dịch NaHSO4 (tỉ lệ mol 1:1).
b) dung dịch Ba(HCO ) + dung dịch KHSO (tỉ lệ mol 1:1).
3 2

4

c) dung dịch Ca(H PO ) + dung dịch KOH (tỉ lệ mol 1:1).
2

4 2


d) dung dịch Ca(OH) + dung dịch NaHCO (tỉ lệ mol 1:1).
2

3

2. Cho V ml dd NH3 1 M vào 150 ml dd CuSO4 0,3 M thu được 1,96 gam kết tủa. Tính V?
Page 1 / 12


CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11

6.

Cho các cặp chất sau:
(1). Khí Cl2 và khí O2.

(6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2.

(2). Khí H2S và khí SO2.

(7). Hg và S.

(3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2.

(8). Khí CO2 và dung dịch NaClO.

(4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH.

(9). CuS và dung dịch HCl.


(5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3.

(10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.

Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là bao nhiêu? Viết phương trình phản ứng.

7.

Cho biết hiện tượng, viết phương trình phản ứng khi cho từ từ đến dư dd Na 2CO3 vào dd AlCl3?

8.

Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa khi cho

9.

a. từ từ dung dịch KHSO4 đến dư vào dung dịch Na2CO3.
b. dung dịch NH4Cl đến dư vào dung dịch hỗn hợp NaOH và NaAlO2.
c. từ từ dung dịch KHSO4 đến dư vào dung dịch hỗn hợp NaAlO2.
d. vụn Zn vào dung dịch hỗn hợp chứa NaNO3 và NaOH, đun nóng.
e. Cu vào dung dịch hỗn hợp chứa NaNO3 và HCl, đun nóng.
g. Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
Tìm muối X biết X thỏa mãn các phản ứng sau:
a. natri alumilat + X → 3 muối và nước
b. amoni cacbonat + X → cacbonic + hai muối và nước.

10.

Có 5 khí A, B, C, D, E. Khí A được điều chế bằng cách nung KMnO4 ở nhiệt độ cao; khí B được điều chế


bằng cách cho FeCl2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 loãng; khí C được điều chế bằng cách đốt
sắt sunfua trong oxi; khí D được điều chế bằng cách cho sắt pirit vào dung dịch HCl trong điều kiện thích hợp, khí E
được điều chế bằng cách cho natri nitrua vào nước. Cho các khí A, B, C, D, E lần lượt tác dụng với nhau, trường hợp
nào có phản ứng xảy ra? Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng. (ghi rõ điều kiện nếu có).

11.

Cho sơ đồ các phương trình phản ứng:
(1) (X) + HCl → (X1) + (X2) + H2O

(5) (X2) + Ba(OH)2 → (X7)

(2) (X1) + NaOH → ↓(X3) + (X4)

(6) (X7) +NaOH → ↓(X8) + (X9) + …

(3) (X1) + Cl2



(X5)

(4) (X3) + H2O + O2 → ↓(X6)

(7) (X8) + HCl

→ (X2) +…

(8) (X5) + (X9) + H2O → (X4) + …


Hoàn thành các phương trình phản ứng và cho biết các chất X, X 1,…, X9.

12.

Viết pư xảy ra khi sục H2S vào dd FeCl3; dd CuCl2; dd H2SO4 đặc?

NHẬN BIẾT

13.

Không dùng thuốc thử khác, chỉ dùng thêm phương pháp đun nóng, hãy nêu cách phân biệt các dung dịch mất nhãn
riêng biệt sau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2.

14.

Trình bày cách phân biệt ba dd sau trong các lọ riêng biệt mất nhãn: NaCl, AlCl 3, CaCl2 mà chỉ dùng một thuốc thử?
Page 2 / 12


CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11
ĐỊNH LƯỢNG-TÍNH TOÁN HÓA HỌC

15.

Dung dịch A gồm các cation: NH4+ ; Na+ ; Ba2+ và 1 anion X có thể là một trong các anion sau: CH3COO – ; NO3–;
SO42– ; CO32– ; PO43– . Hỏi X là anion nào? Biết rằng dung dịch A có pH = 5 .




¬


16.

A+ + B –

Trong dung dịch có cân bằng sau: AB

KAB

Nồng độ ban đầu của AB là (C). Hãy viết biểu thức liên hệ giữa độ điện ly (α) và hằng số cân bằng KAB của cân bằng trên.
Độ điện ly α thay đổi như thế nào khi giảm nồng độ ban đầu bằng cách pha loãng dung dịch.

17.

Một dung dịch chứa 4 ion của 2 muối vô cơ trong đó có ion SO 42– khi tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH) 2, đun
nóng cho khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. Dung dịch Z sau khi axít hoá bằng HNO 3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hoá đen
ngoài ánh sáng. Kết tủa Y đem nung được a gam chất rắn T. Giá trị của a thay đổi tuỳ theo lượng Ba(OH) 2 đem dùng. Nếu
vừa đủ, a cực đại, nếu lấy dư, a giảm đến cực tiểu. Khi lấy chất rắn T với giá trị cực đại a = 7,204, thấy T chỉ phản ứng hết
với 60ml dung dịch HCl 1,2M. Còn lại chất rắn có khối lượng 5,98g. Hãy lập luận xác định các ion trong dung dịch.

18.

Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho những thí nghiệm sau:
- Cho từ từ đến dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch chứa NaAlO2 và Na2CO3.
- Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa FeCl3 và CuSO4.

19.


1. Thêm NaOH dư vào dung dịch CuSO4 ,thêm tiếp NH4NO3 vào dung dịch đến dư có hiện tượng gì xảy ra? Viết
phương trình phản ứng.
2. Cho các dung dịch sau: Al(NO3)3 ; ZnCl2 ; Na2CO3 ; MgSO4 ; NH4NO3. Không dùng thêm thuốc thử hãy nêu cách nhận
ra từng dung dịch, viết phương trình phản ứng dạng ion.

20.

Hoà tan hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp kim loại M hoá trị 2 và oxit của nó vào nước thu được 1 lit dung dịch X có
pH= 13.
1/ Xác định kim loại M.
2/ Tính thể tích dung dịch chứa HCl và H2SO4 có pH = 0 cần thêm vào 0,1 lit dung dịch X để thu được dung dịch
mới có pH = 1,699 (giả thiết sự pha trộn không làm thay đổi thể tích dung dịch).
3/ Hoà tan 11,85 gam phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào 1 lít dung dịch X . Tính nồng độ mol/lit các ion trong
dung dịch thu được sau khi tách kết tủa và khoảng pH của dung dịch đó nếu thể tích dung dịch thu được vẫn là 1 lít.

21.

Một hỗn hợp X gồm Ba & Al.
+ Cho m gam X tác dụng với H2O dư, thu được 1,344 lít khí, dd Y và phần không tan Z.
+ Cho 2m gam X tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đều đo ở đktc.
1/ Tính khối lượng của từng kim loại trong m gam A.
2/ Cho 50 ml dd HCl vào dd Y. Sau phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/l của dd HCl.

22.

Cho hỗn hợp các muối trung hoà gồm X là một muối nhôm khan và Y là một muối khan. Hoà tan a gam hỗn hợp h
đồng số mol 2 muối X, Y vào nước được dd A. Thêm từ từ dd Ba(OH)2 vào dd A cho tới dư được dd B, khí C và kết tủa D.
Axit hoá dd B bằng HNO3 rồi thêm AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa trắng, hoá đen khi để ngoài áng sáng. Khi thêm

Ba(OH)2 vào, lượng kết tủa D đạt giá trị lớn nhất (gọi là E), sau đó đạt giá trị nhỏ nhất (gọi là F). Nung lần lượt các kết tủa
E, F đến khối lượng không đổi thu được 6,248 (g) và 5,126 (g) các chất rắn tương ứng. F không tan trong axit mạnh.
Page 3 / 12


CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11
1/ Hỏi X, Y là muối gì ? Chứng minh.
2/ Tính a và thể tích khí C (đktc) .

----------------Hết-----------

ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐÊ SỐ 1: SỰ ĐIỆN LI
Bài 1:
a. 3 muối là: NaNO3, K2CO3 và KCl; hoặc NaNO3, Na2CO3, NaCl; hoặc KNO3, Na2CO3, KCl.
b. Phản ứng: Fe3+ + 3CO32- + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3HCO3hoặc 2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O →2Fe(OH)3 ↑+ 3CO2↑
Bài 2:
TN1

TN2:
+100ml
dung
dịch
MgSO4
0,001M

Bình 1: Ba(OH)2 0,001M
Bình 2: CH3COOH 0,001M
Bình 3: KOH 0,001M
Bình 4: H2O
Sáng, vì Ba(OH)2 là chất điện li

Sáng mờ, vì axit yếu, điện li
Sáng, vì KOH là chất điện li
Không sáng
mạnh
yếu (α<1)
mạnh.
Vì nước điện li rất
[Ba2+]+[OH-] =
[CH3COO-] + [H+]=
[K+]+[OH-]= 0,001.2=0,002M yếu. Hầu như
0,001+0,001.2=0,003M
2α <0,002M
không điện li
Độ sáng phụ thuộc vào tổng nồng độ các ion trong dung dịch. Độ sáng các đèn sắp xếp theo chiều sáng tăng dần cũng là
chiều tăng dần tổng nồng độ các ion trong các dung dịch.
H2OSáng mờ hơn so với ban đầu
Sáng hơn so với ban đầu, vì
Đèn sáng mờ hơn so với ban
Đèn sáng, do trong
Do có phản ứng hóa học sau, làm không có phản ứng hóa học
đầu do có phản ứng hóa học
dung dịch có thêm
giảm nồng độ các ion. Mg2+ +
xảy ra, tổng nồng độ các ion tự sau làm giảm nồng độ các ion các ion tự do.
2OH- →MgOH)
do được tăng lên.
trong dung dịch
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Mg2+ + 2OH- →MgOH)2↓


Bài 3 :

a.

A. dd H3PO4; B. dd Na2CO3; C. dd Ba(HCO3)2;
A+B: 2H3PO4 + 3Na2CO3→ 2Na3PO4 + 3H2O + 3CO2↑
B+C: Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + NaHCO3
A+C: H3PO4 + Ba(HCO3)2 → Ba3(PO4)2 ↓+ H2O + CO2↑

b.

D. Ba(OH)2 ; E: MgSO4; F: (NH4)2CO3
D + E: Ba(OH)2 + MgSO4→BaCO3↓ + Mg(OH)2
E + F: MgSO4 + (NH4)2CO3 → MgCO3↓ + (NH4)2SO4
D + F : Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O

Bài 4
H2S+ 2OH-→S2- + 2H2O;
dd

Dung dịch Na2S thiếu

Dung dịch Na2S dư

MgCl2

Mg2+ + S2- + 2H2O→ Mg(OH)2↓ + H2S↑

Mg2+ + 2S2- + 2H2O→ Mg(OH)2↓ + 2HSPage 4 / 12



CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11
AlCl3

2Al3++3S2-+6H2O→2Al(OH)3↓+ 3H2S↑

Al3+ + 3S2- + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3HS-

CuCl2

Cu2+ + S2- + 2H2O→ Cu(OH)2↓ + H2S↑

Mg2+ + S2- + 2H2O→ Mg(OH)2↓ + H2S↑

FeCl2

Fe2+ + S2- →FeS↓

Fe2+ + S2- →FeS↓

Fe2+ + S2- + 2H2O→Fe(OH)2↓+ H2S

Fe2+ + 2S2- + 2H2O→Fe(OH)2↓+ 2HS-

2Fe3+ + S2- →2Fe2+ + S↓ ;

2Fe3+ + S2- →2Fe2+ + S↓ ;

2Fe3++3S2-+6H2O→2Fe(OH)3↓+3H2S


Fe3+ + 3S2- + 3H2O→Fe(OH)3↓+ 3HS-

FeCl3

Bài 5.
1.
Phương trình phản ứng dạng phân tử

Phương trình phảnn ứng dạng ion thu gọn

a

BaCl2 + NaHSO4→BaSO4↓ + NaCl + HCl

Ba2+ + HSO4-→BaSO4↓ + H+

b

Ba(HCO ) KHSO
BaSO4↓+ KHCO3+H2O+CO2↑
3 2
4
+


Ba2++HCO3-+HSO4- → BaSO4↓ + H2O + CO2↑

c


Ca(H PO )

H2PO4- + OH-→HPO4- + H2O

2

d

4 2

Ca(OH)

2

4

4

2

+ KOH →KH PO + CaHPO + H O
Ca2+ + OH- + HCO3- →CaCO3↓ + H2O

NaHCO
2

3

+


3

2

→CaCO ↓+ NaOH + H O

2.

nCuSO4 = 0,15.0, 3 = 0, 045 nCu ( OH )2 ↓ = 1,96 : 98 = 0, 02
;

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓+ (NH4)2SO4
0,02 ← 0,04
=>



0,02

VNH3 = 0, 04 :1 = 0, 04

lit hay 40 ml.

Bài 6.
Phương trình phản ứng dạng phân tử

Ptpu dạng ion (thu gọn nếu có)

(1)


Cl2 + O2 → không phản ứng

(2)

2H2S + SO2 → 3S↓ + 2H2O

(3)

H2S+ Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3

H2S + Pb2+ → PbS↓ + 2H+

(4)

Cl2 + 2NaOH →NaCl + NaClO + H2O

Cl2 + OH- →Cl- + ClO- + H2O

(5)

3NH3 + AlCl3 + 3H2O→ Al(OH)3↓+ 3NH4Cl

3NH3 + Al3+ + 3H2O→ Al(OH)3↓+ 3NH4+

(6)

2KMnO4+5SO2+2H2O→2MnSO4+K2SO4+2H2SO4

2MnO4-+5SO2+2H2O→2Mn2++5SO42- + 4H+


(7)

Hg + S→HgS

(8)

CO2 + NaClO + H2O → NaHCO3 + HClO

CO2 + ClO- + H2O → HCO3- + HClO
Page 5 / 12


CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11
(9)

CuS + HCl → không phản ứng

(10)

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag↓ + Fe(NO3)3

Ag+ + Fe2+ → Ag↓ + Fe3+

Có 8 cặp chất xảy ra phản ứng xảy ở nhiệt độ thường.
Bài 7.
Hiện tượng: Lượng kết tủa keo tăng dần, sau đó lượng kết tủa không đổi. Đồng thời ban đầu có sủi bọt khí,
bọt khí ít dần, sau đó không có bọt khí vì CO32- dư phản ứng luôn với CO2 tạo HCO3-.
2Al3++3CO32-+3H2O→2Al(OH)3↓+ 3CO2↑ (ban đầu CO32- thiếu)
Al3++3CO32-+3H2O→Al(OH)3↓+ 3HCO3- (lúc này CO32- dư)


Bài 8.
a

b
c
d
e

g

Hiện tượng
Ban đầu không có sủi bọt khí , sau đó có sủi bọt khí.
Do ban đầu CO32- phản ứng tạo thành HCO3- , khi
CO32- hết, bắt đầu mới có phản ứng tạo CO2
Có kết tủa keo, lượng kết tủa tăng dần, sau đó không
đổi. Đồng thời có mùi khai.
Ban đầu có kết tủa keo, lượng kết tủa tăng dần, sau đó
tan dần tạo dung dịch không màu.
Mảnh kẽm tan dần, có sủi bọt khí mùi khai.
Mảnh đồng tan dần; có khí không màu bay ra, hóa đỏ
trong không khí; dung dịch từ không màu chuyển màu
xanh lam.
Dung dịch không màu chuyển màu vàng nhạt. Có khí
không màu bay ra, hóa đỏ trong không khí.

Phương trình phản ứng
HSO4- + CO32- →SO42- + HCO3HCO3- + HSO4- →SO42- + H2O + CO2↑
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
NH4+ + AlO2- + H2O→Al(OH)3↓ + NH3↑
HSO4- + AlO2-+ H2O→Al(OH)3↓+ SO423HSO4- + Al(OH)3 → Al3+ + 3SO42- + 3H2O

0

t



Zn+NaOH+NaNO3
Na2ZnO2 + NH3↑
3Cu+2NO3-+8H+→3Cu2++2NO↑+ 4H2O
2NO + O2→2NO2 (khí màu nâu đỏ)
3Fe2+ + NO3- + 4H+ →3Fe3+ + NO↑+ 2H2O
2NO + O2→2NO2 (khí màu nâu đỏ)

Bài 9.
X là H2SO4;
a

13H2SO4+ 6NaAlO2 →3Al2(SO4)3+ 2Na2SO4 + 2NaHSO4 + 12H2O

b

(NH4)2CO3 + H2SO4→(NH4)2SO4 + NH4HSO4 + CO2↑

Bài 10.
A là O2

0

KMnO4
B là Cl2


t



K2MnO4 + MnO2 + O2↑

10FeCl2+6KMnO4+24H2SO4→5Fe2(SO4)3+6MnSO4+3K2SO4+10Cl2+24H2O

C là SO2

0

4FeS + 7O2

t



2Fe2O3 +4SO2↑

D là H2S

FeS2 + 2HCl dư → FeCl2 + S↓ + H2S↑

E là NH3

Na3N + 3H2O → 3NaOH + NH3↑

A+C


0

O2 + 2SO2

t ,V2 O5
→

2SO3
Page 6 / 12


CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11

A+D

0

O2 + 2H2S→2S↓+2H2O; 3O2 + 2H2S
A+E

t



0

3O2+4NH3

t




2SO2↑+2H2O
0

2N2+6H2O ; 5O2 +4NH3

t ,Pt



B+C có mặt H2O

Cl2+SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

B + D;

Cl2 + H2S →S↓ + 2HCl;

B+D có mặt H2O

4Cl2 + H2S + 4H2O→ H2SO4 + 8HCl

B+E

3Cl2+2NH3 →N2+6HCl ; Cl2 + 8NH3→N2+6NH4Cl

C+D


SO2 + 2H2S→ 3S↓+ 2H2O

C+E

3SO2+ 4NH3→3S↓+2N2+6H2O

4NO + H2O

Bài 11.
Từ (4 ) => (X6) là Fe(OH)3; (X3) là Fe(OH)2;
Từ (5) và (6) => (X2) là CO2; (X7) Ba(HCO3)2 ; (X8) là BaCO3; Từ đó suy ra X là FeCO3....
(X) FeCO3 ; (X1) FeCl2 ;

(1) FeCO3+ 2HCl → FeCl2 + CO2↑ + H2O

(X2) CO2 ; (X3) Fe(OH)2 ; (X4) NaCl

(2) FeCl2 + 2NaOH →Fe(OH)2↓ + 2NaCl

(X5) FeCl3 ; (X6) Fe(OH)3 ;

(3) 2FeCl2 + Cl2 →2FeCl3

(X7) Ba(HCO3)2; (X8) BaCO3 ;

(4) 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 →4Fe(OH)3↓

(X9) Na2CO3

(5) 2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

(6) Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
(7) BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2↑
(8) 2FeCl3+3Na2CO3+3H2O →6NaCl+2Fe(OH)3↓+CO2
Hoặc FeCl3+3Na2CO3+3H2O →3NaCl+Fe(OH)3↓+3NaHCO3

Bài 12.
Phương trình phản ứng hóa học dạng phân tử

Phương trình phản ứng hóa học dạng ion thu gọn

H2S+ 2FeCl3 → 2FeCl2 + S↓+ 2HCl

H2S + 2Fe3+ →2Fe2+ + S + 2H+

H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl

H2S + Cu2+ → CuS + 2H+

H2S + H2SO4 đặc → SO2+ H2O

Bài 13.
Bước 1. Lấy mẫu 5 dung dịch riêng biệt vào ống nghiệm. Đun nóng các mẫu dung dịch.
Nhóm I: Hai mẫu không hiện tượng là NaHSO4 và Na2SO3.
Page 7 / 12


CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11
Nhóm II. Hai mẫu đều có hiện tượng sủi bọt khí và kết tủa là Mg(HCO3)2 và Ba(HCO3)2.
Mẫu chỉ có sủi bọt, không có kết tủa là dung dịch KHCO3
0


Na2SO3

t



không phản ứng

0

KHCO3

t



không phản ứng

0

KHCO3

t



K2CO3+ H2O + CO2↑
0


Mg(HCO3)2

t



MgCO3 + H2O + CO2↑

0

Ba(HCO3)2

t



BaCO3 + H2O + CO2↑

Bước 2. Lấy mẫu hai dung dịch nhóm chất I. Nhỏ lần lượt hai ống nghiệm có kết tủa trên. Mẫu làm cả hai xuất hiện sủi
bọt khí là dung dịch NaHSO4, đống thời ống nghiệm có kết tủa không tan, ban đầu có dung dịch Ba(HCO 3)2, ống ngiệm
kết tủa tan thì ban đầu chứa Mg(HCO3)2 . Mẫu không gây hiện tượng là Na2SO3.
2KHSO4 + MgCO3→ MgSO4 + K2SO4 + H2O + CO2↑
2KHSO4 +BaCO3 → BaSO4↓+ K2SO4 + H2O + CO2↑
Như vậy nhận biết được cả 5 dung dịch.
Bài 14.
Có nhiều đáp án. Thuốc thử: dd Na2CO3/dd Na2SO3/dd Na3PO4.
Lấy mẫu riêng 3 dung dịch vào 3 ống nghiệm.
Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào mỗi mẫu. Mẫu có kết tủa trắng là dd CaCl 2. Mẫu có kết tủa keo lơ lửng là dd AlCl 3. Mẫu
không hiện tượng là dd NaCl.
CO32- + Ca2+ →CaCO3 ↓ ; Al3+ + 3CO32- + 3H2O→ Al(OH)3 + 3HCO3Bài l5.

Dung dịch A có pH=5, có môi trường axit. Các cation có NH4+ là axit, vậy anion X phải là ion trung tính, hoặc anion
mang tính axit tồn tại đồng thời cùng các cation bài cho. SO42-, CO32-, PO43- kết tủa cùng Ba2+. CH3COO- là bazo. NO3là ion trung tính không kết tủa cùng Ba2+. Nên X là NO3-.
Bài 16

AB
t=0
điện li



¬



C
αC

Cân bằng C(1-α)

A+ + B –
0

KAB

0

→αC → αC
αC

αC

Page 8 / 12


CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11

K AB =
Vậy

[A+ ].[B − ] α C.α C
=
= Cα 2
[AB ]
C (1 − α )

⇒α =
Theo biểu thức

K AB
C



α =1

nên

1−α ; 1

⇒α =


K AB
C

thì α tỉ lệ nghịch với nồng độ C.

Khi pha loãng C giảm, thì α tăng.
Bài 17.

nHCl=0,072

Dung dịch ban đầu (SO42-…) + Ba(OH)2 : Ba2+ + SO42-→BaSO4↓. Kết tủa Y có chứa BaSO4
0

Đun nóng cho khí X (NH3)=> Trong dung dịch ban đầu có NH4+: NH4+ + OH-

t



NH3↑ + H2O.

Dung dịch Z sau khi axit hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng (AgCl) =>dd đầu có Cl-.
Kết tủa Y đem nung được a gam chất rắn T. Giá trị a cực đại khi Ba(OH) 2 vừa đủ; nếu dư a cực tiểu => Trong T có hidroxit
lưỡng tính M(OH)m tan trong kiềm dư. CHất rắn T là BaSO 4 và M2Om
M2Om

+

0,072:2m←


2mHCl → 2MClm + mH2O

0,072

(Chất rắn còn lại là BaSO4.)
5,98 + 0,072:2m.(2M+16m)=7,204 => M=9m => nghiệm hợp lí là m=3 và M=27,
M là kim loại Al => Trong dung dịch đầu có Al3+.
Vậy trong dung dịch đầu có : SO42-, Cl-, NH4+ và Al3+.
Bài 18.


Cho từ từ KHSO4 vào dung dịch chứa NaAlO2 và Na2CO3

Ban đầu có kết tủa keo, keo lại tan dần.
H+ + H2O + AlO2- → Al(OH)3↓ ; CO32- + H+ → HCO3sau đó lượng kết tủa keo tăng dần đồng thời có sủi bọt khí (CO2), sau đó lượng kết tủa tan dần được dung dịch trong suốt
không màu:
Al(OH)3 + 3 H+ → Al3+ + 3H2O ; HCO3- + H+ → H2O + CO2↑


Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa FeCl3 và CuSO4.

Ban đầu có kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3 lẫn kết tủa màu xanh lam Cu(OH)2, lượng kết tủa tăng dần. Sau đó có một lượng kết
tủa tan ra tạo dung dịch màu xanh lam đậm. Còn một lượng kết tủa không tan Fe(OH) 3.
Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3NH4+ ; Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4+
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OHBài 19.
1. Thêm NaOH dư vào dung dịch CuSO4, có kết tủa màu xanh lam. Thêm tiếp NH4NO3 dư vào thì kết tủa tan tạo dung dịch
phức đồng (II) amoniac màu xanh lam đậm.
Page 9 / 12



CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓ ; OH- + NH4 → NH3; Cu(OH)2 + 4NH3→ [Cu(NH3)4]2+ + 2OH2. Lấy mẫu 5 dung dịch ra ống nghiệm riêng và đánh dấu.
Nhỏ lần lượt một dung dịch vào các mẫu chất còn lại. Dung dịch làm cho 3 mẫu kết tủa là Na 2CO3; Mẫu có kết tủa keo lơ
lửng là Al(NO3)3; Hai mẫu có kết tủa trắng là ZnCl2 và MgSO4; Mẫu không hiện tượng là NH4NO3.
3CO32- + Al3+ + 3 H2O → Al(OH)3↓ + 3HCO3- .
Zn2+ + 2CO32- + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2HCO3Mg2+ + CO32- →MgCO3↓ và Mg2+ + 2CO32- + 2H2O → Mg(OH)2↓ + 2HCO3Bài 20.
-

pH=13 => pOH=14-13=1 => [OH ]= 0,1 =>

nOH − = 0,1

1. Coi hỗn hợp M và MO là một chất tương đương

nMOx = nOH − : 2 = 0,1: 2 = 0, 05

=>

MOx

M = 146, 6 − 16 x

+

, phản ứng :



MOx


0 < x <1

+ 2H2O → M(OH)2 +

H 2Ox

=> 130,6< M<146,6 => M=137 (là Ba) hợp lí.

0

2. dung dịch axit (HCl và H2SO4) có pH=0 =>[H ]=10 =1M ; Thể tích dung dịch này cần dùng là V(lit):

nH + bd = V

nOH − = 0,1× 0,1 = 0, 01
;

+

+

Dung dịch sau phản ứng có pH=1,699 <7 => dư H , [H ] dư

= 10−1,699 ; 0, 02

=>

nH + = 0, 02 × (V + 0,1)



Phản ứng: H+ + OH- → H2O

Theo phản ứng:
3.

= nH +bd − nH + pu = V − 0, 01 = 0, 02 × (V + 0,1)

nH + pu = nOH − = 0, 01 => nH +

V ; 0, 0122
=>



lit

nK2 SO4 = nAl2 ( SO4 )3 = nK2 SO4 . Al2 ( SO4 )3 .24 H 2O = 11,85 : 948 = 0, 0125 nOH −bd = 0,1
;

Khi hòa tan phèn chua vào dung dịch X -dd Ba(OH)2, có Al3+ phản ứng với OH-; Ba2+ với SO42-.
nBa2+ bd = nOH − bd : 2 = 0,1: 2 = 0, 05 nAl 3+ = nK + = 2nK2SO4 = 0, 0125 × 2 = 0, 025 nSO42− = 4nK2 SO4 = 0, 0125 × 4 = 0, 05
;
;
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓ ;
0,05 → 0,05

Al3+
0,025

+ 3OH- → Al(OH)3↓ ; Al(OH)3 +

→ 0,075 → 0,025

OH-

→ AlO2- + H2O

0,025 ← (0,1-0,075) → 0,025

Vậy Ba2+ và SO42- vừa hết; OH- hết, Al3+ hết.
Dung dịch sau phản ứng còn: [K+]=0,025M; [AlO2-]=0,025M
K+ : trung tính; AlO2- : có tính bazo yếu, thủy phân cho OH- nên dung dịch sau phản ứng có pH>7.
Bài 21.

1. Trong m gam X, đặt

nNa = x & nAl = y
Page 10 / 12

(mol)


CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11

Thí ngiệm 1:

nH 2 (1) = 0, 06

2Na +

; phần không tan là Al.


2H2O → 2NaOH +

x

→x

H2 ↑ ;

Al + OH- + H2O → AlO2- + 1,5H2 ↑

→ 0,5x

x

x

→ 1,5x

 0,5x + 1,5x = 0,06 => x = 0,03.
Thí nghiêm 2:

nH 2 (2) = 0,93

2Na +

; Ba(OH)2 dư thì Na và Al tan hết. Trong 2m gam X có :

2H2O → 2NaOH +


0,06

H2 ↑ ;

nNa = 2 × 0, 03 = 0, 06



nAl = 2 y

Al + OH- + H2O → AlO2- + 1,5H2 ↑

→ 0,03

2y

→ 3y

 0,03 + 3y = 0,93 => y = 0,3
Vậy trong m gam X có :

mNa = 0, 03 × 23 = 0, 69

gam &

mAl = 0,3 × 27 = 8,1

gam

2. Dung dịch Y có AlO2- phản ứng với H+ , Kết tủa là Al(OH)3 . Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là C.


nAlO − = x = 0, 03 n + = 0, 05C
2
H
;

;

nAl ( OH )3 = 0, 78 : 78 = 0, 01 nAlO2− = 0, 03
<

TH1. AlO2- dư, H+ hết, chỉ có phản ứng:

=> AlO2- dư hoặc đã chuyển thành Al3+

H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3↓
0,01 ←

0,01 (mol)

=> 0,05C = 0,01 => C = 0,2 M

TH2: Có một lượng Al3+ tạo thành. Có hai phản ứng sau đồng thời xảy ra
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3↓ ; 4H+ +
0,01 ← 0,01 ←

0,01

AlO2-


→ Al3+ + 2H2O

0,08 ← (0,03-0,01) (mol)

=>

0,05C =0,01 + 0,08 => C = 1,8 M

Bài 22
1. Các muối ban đầu là AlCl3 và (NH4)2SO4
Dung dịch A phản ứng với Ba(OH)2 dư được dung dịch B, khí C và kết tủa D => Khí C là NH3 nên dd A có NH4+.
-

dung dịch B phản ứng với HNO3+AgNO3 thu được kết tủa trắng hóa đen khi để ngoài ánh sáng là AgCl => dung
dịch A có Cl-.

-

Kết tủa D đạt giá trị nhỏ nhất gọi là (F), khi đó Al3+ phản ứng chỉ tạo AlO2- tự do. F không tan trong axit mạnh => F

nSO 2− = nBaSO4 = 5,126 : 233 = 0, 022
là BaSO4 => dung dịch A có SO42-;
-

4

Kết tủa D đạt giá trị lớn nhất (gọi là E), khi đó Al3+ phản ứng vừa đủ với OH- chỉ tạo Al(OH)3 ↓. Kết tủa E gồm
BaSO4 và Al(OH)3. Nung E đến khối lượng không đổi được Al2O3 (x mol) và BaSO4 (5,126g)
=>102x + 5,126 = 6,248 => x = 0,011 =>


nAl 3+ = 2n Al2O3 = 2 × 0, 011 = 0, 022

Vậy trong dung dịch A có chứa Al3+ (0,022 mol), SO42- (0,022 mol), NH4+ và ClTổng điện tích dương của Al3+ =

0, 022 × 3 = 0, 066

≠ tổng điện tích âm của SO42- =

Page 11 / 12

0, 022 × 2 = 0, 044


CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 11
Mà trong một phân tử trung hòa về điện nên, trong một muối thì tổng điện tích dương phản bằng tổng điện tích âm. Nên
không thể có muối Al2(SO4)3.
Vậy các muối ban đầu gồm 0,022 mol AlCl3 và 0,022 mol (NH4)2SO4
2.

a = 0, 022 ×133, 5 + 0, 022 ×132 = 5,841

;

nNH3 = nNH + = 2nSO 2− = 0, 044 => V = 0, 044 × 22, 4 = 0,9856lit
Khí C là NH3 ,

4

4


-------------------Hết-------------

Page 12 / 12



×