Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phân tích quy trình hoạt động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng bưu điện liên việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.94 KB, 31 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TIỀN
GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN
LIÊN VIỆT

SVTH : HOÀNG NGUYỄN MINH
LỚP

: ĐH 26HTTTDN

GVHD :ThS. NGUYỄN PHƯƠNG NAM

TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian thực tập tuy rất ngắn ngủi nhưng rất hữu ích cho tôi
với thời gian như vậy tôi đã học hỏi và vận dụng rất nhiều các kiến thức đã được
tiếp thu từ các thầy cô giáo trong suốt thời gian học đại học. Trong quá trình thực
tập, tôi đã được nhiều người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo mọi điều kiện thuận lợi,
động viên, chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.


Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn
Phương Nam là giảng viên khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Ngân Hàng đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện
báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo
trong khoa công nghệ thông tin đã giảng dạy tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt, đặc biệt là phòng
Core Banking-Khối Công nghệ thông tin nơi tôi thực tập, các anh chị đã chỉ bảo tận
tình và tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Do kiến thức còn hạn hẹp, kiến thức thực tế ít nên báo cáo còn có thiếu sót,
tôi rất mong được sự góp ý của cô chú, anh chị hướng dẫn ở công ty, thầy giáo cũng
như các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

NGƯỜI NHẬN XÉT

………………………………………….


NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

NGƯỜI NHẬN XÉT

………………………………………….



MỤC LỤC

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. LPB: Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt.
2. TMCP: thương mại cổ phần.
3. LVB: Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt.
4. CNTT: công nghệ thông tin.
5. Core Banking Flexcube: là hệ thống ngân hàng lõi của Ngân hàng Bưu Điện Liên
Việt.
6. PGDBĐ: phòng giao dịch bưu điện.
7. ATM (Automatic Teller Machine): máy rút tiền tự động.
8. NHNN: Ngân hàng nhà nước
9. CNPH: Chi nhánh phát hành
10. CRM (customer relationship management): hệ thống quản lý quan hệ khách
hàng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Ma trận SWOT về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm.....................18

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức một chi nhánh tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt........................3
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức khối CNTT..........................................................................4
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức của phòng Core Banking....................................................5
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống Core Banking……………………………………………7
Hình 2.2: Sơ đồ mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm.......................................................11
Hình 2.3: Sơ đồ chuỗi giá trị của hoạt động mở tài khoản........................................12
Hình 2.4: Sơ đồ mô hình năm lực lượng của Porter và Millar..................................15


6


LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống ngân hàng thương mại với chiến lược huy động vốn trong và ngoài
nước đang là vấn đề hết sức quan trọng. Chúng ta cần có những biện pháp, chính
sách hợp lý để huy động, khai thác hết mọi nguồn vốn tiềm năng trong dân cư và
trong các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội, đồng thời mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng.
Trong thời gian thực tập tại phòng Core Banking Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt, tôi đã tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong quá trình
thực tập tại đây tôi thấy nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ quan
trọng, đầy tiềm năng góp phần huy động nguồn vốn cho ngân hàng đó là lý do tôi
chọn đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp “Phân tích quy trình hoạt động tiền gửi tiết
kiệm tại Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt”. Nội dung bài báo cáo gồm ba chương :
Chương 1:

Tổng quan về Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt

Chương 2:

Phân tích quy trình hoạt động tiền gửi tiết kiệm ở Ngân hàng

Bưu Điện Liên Việt
Chương 3:

Một số giải pháp nâng cao hoạt động huy động tiền gửi tiết

kiệm của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt


7


CHƯƠNG 1.
1.1

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN
VIỆT

Giới thiệu về ngân hàng
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
Tên Tiếng Anh: LienVietPostBank.
Tên viết tắt: LPB.
Địa chỉ: 32 Nguyễn Công Trứ, p.1, thành phố Vị Thanh, Hậu Giang.
Website: www.lienvietpostbank.com.vn
Sứ mệnh
Cung cấp cho khách hàng và xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất

lượng cao;
Mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt và xã hội.
Tầm nhìn
Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam - Ngân hàng của mọi người.
Chiến lược kinh doanh
Bán lẻ - Dịch vụ - Kinh doanh đa năng.
Giá trị cốt lõi
Kỷ cương - Sáng tạo - Nhân bản.
Triết lý kinh doanh
Ba điều hướng tâm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt:
- Không có con người, dự án vô ích;

- Không có khách hàng, ngân hàng vô ích;
- Không có Tâm - Tín - Tài - Tầm, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vô ích.
Cổ đông: Là nền tảng của ngân hàng.
Khách hàng: Là ân nhân của ngân hàng.
Người lao động: Là sức mạnh của ngân hàng.
Đối tác: Là bằng hữu của ngân hàng.
Sản phẩm, dịch vụ: Không ngừng đổi mới, phục vụ những sản phẩm khách
hàng cần chứ không phải sản phẩm ngân hàng có.
Ý thức kinh doanh: Thượng tôn pháp luật; gắn xã hội trong kinh doanh.

1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt (tiền thân là ngân hàng
TMCP Liên Việt - LienvietBank) được thành lập theo giấy phép thành lập số
91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Cổ đông sáng lập của LienVietBank là công ty cổ phần Him Lam, tổng công
ty thương mại Sài Gòn (SATRA) và công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn
Nhất (SASCO) với số vốn điều lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng..
Ngày 22/07/2011, ngân hàng TMCP Liên Việt sát nhập với Công ty Tiết
8


kiệm Bưu Điện VN Post (hoạt động từ 1999, thuộc tổng công ty Bưu chính Viễn
Thông), với số vốn góp của công ty tiết kiệm Bưu Điện vào LVB là 997 tỷ đồng
(chiếm 14.99% vốn điều lệ ngân hàng Liên Việt tại thời điểm sát nhập). Kể từ đây,
ngân hàng TMCP Liên Việt đổi tên thành ngân hàng TMCP Bưu Điện – Liên Việt
(viết tắt là LPB). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6.010 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện
là 1 trong 10 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.
Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức tài
chính – ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), ngân hàng Wells Fargo

(Mỹ), ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), công ty Oracle Financial Services
Software Limited…

1.3 Giới thiệu các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Các nghiệp vụ về kinh doanh ngân hàng như:
Nghiệp vụ huy động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ
tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay vốn
ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước và hình thức huy động vốn khác theo quy
định.
Nghiệp vụ về cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết
khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình
thức cấp tín dụng theo quy định.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tham
gia thị trường tiền tệ, kinh doanh, thành lập công ty trực thuộc, hoạt động ủy thác,
nhận ủy thác, làm đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng.

1.4 Sơ đồ tổ chức một chi nhánh tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Phát triển kinh doanh
Thẩm định tài sản đảm bảo
Kế toán
BAN GIÁM ĐỐC
9


P. Khách hàng
P. Quản lý tín dụng
P. Kế toán ngân quỹ
P. Tổng hợp
Kiểm tra Kiểm soát

Khách hàng doanh nghiệp
Quản lý tín dụng
Teller
Kế hoạch tổng hợp
Khách hàng cá nhân
Hỗ trợ tín dụng
Quỹ
Hành chính nhân sự
ThẩmĐịnh
Tài trợ thương mại
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức một chi nhánh tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

10


Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt năm 2009

11


1.5 Sơ đồ phòng ban thực tập – Khối CNTT ( PhòngCore Banking)
1.5.1 Sơ đồ tổ chức khối CNTT
Khối CNTT
Phòng Core banking
Phòng Quản trị cơ sở dữ liệu
Phòng phần cứng
Phòng hạ tầng bảo mật
Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Phòng kĩ thuật và hỗ trợ
Phòng CNTT khu vực miền trung

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức khối CNTT

Nguồn: Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Cơ cấu tổ chức:
a, Giám đốc khối;
b, Phó giám đốc khối;
c, Các trưởng/ phó trưởng phòng;
d, Các trưởng bộ phận và các chuyên viên.

12


e, Nhân sự mỗi phòng sẽ được quản lý, tổ chức, phân tổ thành 2 khu vực
hoạt động tại miền bắc (Hà Nội) và miền nam (thành phố Hồ Chí Minh) trên cơ sở
điều phối của Giám đốc khối/trưởng phòng để kịp thời phối hợp hỗ trợ phù hợp với
tính chất đặc thù công việc hỗ trợ các vùng miền.
f, Phòng CNTT khu vực miền trung sẽ thực hiện phối hợp hỗ trợ phù hợp với
tính chất đặc thù công việc hỗ trợ các vùng miền.

1.5.2 Phòng CoreBanking
a, Chức năng của phòng Core Banking:
Phòng Core Banking là bộ phận nghiệp vụ của Khối CNTT, có chức năng
tham mưu, giúp việc cho Giám đốc khối, Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hệ
thống Core Banking của ngân hàng hoạt động được ổn định, an toàn và hiệu quả.
b, Sơ đồ tổ chức của phòng Core Banking
Phòng core banking
Bộ phận vận hành, cài đặt và hỗ trợ nghiệp vụ
Bộ phận hỗ trợ, phát triển hệ thống báo cáo
Bộ phận quản lý phòng giao dịch bưu điện
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức của phòng Core Banking

Nguồn: Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
c, Nhiệm vụ của phòng Core Banking


Quản lý và khai thác dữ liệu trong hệ thống phần mềm Flexcube tại trung

tâm dữ liệu;
• Hỗ trợ các bộ phận nghệp vụ, các đơn vị kinh doanh vận hành chương trình


ứng dụng Flexcube đạt hiệu quả cao;
Thiết lập thông số hệ thống ứng dụng Flexcube, PGDBĐ cho chi nhánh mới

Core Banking, ứng dụng PGDBĐ;
• Tạo phân quyền người sử dụng vào hệ thống ứng dụng Flexcbe, phần mềm
PGDBĐ;
• Xử lý cuối ngày hệ thống ứng dụng Flexcube, PGDBĐ;
• Tiếp nhận, quản lý, cài đặt sản phẩm mới vào hệ thống ứng dụng Flexcube,
phần mềm PGDBĐ;
13





Chạy thử các sản phẩm mới khi có yêu cầu từ phía các bộ phận nghiệp vụ;
Soạn thảo quy trình hướng dẫn sử dụng hệ thống ứng dụng Flexcube khi có




thay đổi và bổ sung chức năng mới;
Thiết kế dữ liệu, lưu dữ liệu phục vụ cho báo cáo cân đối, báo cáo thống kê
toàn hệ thống. Viết các chương trình hỗ trợ báo cáo điều hành, báo cáo thống



kê…;
Triển khai các ứng dụng mới trên hệ thống Flexcube, PGDBĐ cho các đơn vị

và đơn vị kinh doanh;
• Tham gia triển khai các dự án liên quan Core Banking, PGDBĐ, triển khai
các ứng dụng tích hợp vào hệ thống Core Banking, PGDBĐ, phát triển ứng
dụng khi có yêu cầu;
• Phối hợp với các bộ phận, các đơn vị chức năng, nghiên cứu cải tiến và
chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ phù hợp với hệ thống ứng dụng của ngân
hàng;
• Quản lý về mặt kỹ thuật và vận hành các hệ thống thanh toán liên ngân hàng;
• Lập hồ sơ theo dõi, tài liệu kỹ thuật thông số hệ thống Core Banking,
PGDBĐ;
• Làm đầu mối giúp Giám đốc khối CNTT thực hiện các ứng dụng CNTT
trong lĩnh vực hệ thống Core Banking, phần mềm PGDBĐ của ngân hàng;
• Phối hợp với các phòng thuộc khối CNTT, các khối nghiệp vụ khác và các
đơn vị kinh doanh trong việc triển khai hệ thống và các sản phẩm, dịch vụ
phục vụ cho hoạt động của ngân hàng;
• Phối hợp xây dựng và tích hợp các hệ thống báo cáo lấy từ Core Banking, hệ
thống phần mềm PBDBĐ;
• Hướng dẫn sử dụng cho người sử dụng trên hệ thống Core Banking, phần
mềm PGDBĐ;
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc khối giao.


14


CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TIỀN

GỬI TIẾT KIỆM Ở NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
2.1 Một số khái niệm về hệ thống Core Banking
2.1.1 Khái quát về hệ thống Core Banking tại ngân hàng Bưu Điện Liên
Việt
Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập, Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
đã xây dựng một chiến lược đầu tư công nghệ bài bản nhằm hướng tới mục tiêu trở
thành ngân hàng số 1 Việt Nam về hiện đại hóa.
Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt đã triển khai thành công 2 giai đoạn của dự
án ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) Flexcube do nhà cung cấp giải
pháp CNTT lĩnh vực dịch vụ tài chính hàng đầu trên thế giới I-Flex Solutions (nay
là Oracle Financial Services Limited). Flexcube là giải pháp ngân hàng được ưa
chuộng nhất trên thế giới theo bảng xếp hạng của IBS Sales League Table của
International Banking System (Anh Quốc) trong 4 năm liền (2002-2005). Với giải
pháp Core Banking tích hợp toàn diện này, Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt sẽ đáp
ứng mọi nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại, chính xác, tự động, trực
tuyến và có nhiều giá trị cho khách hàng.
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống Core Banking

Hệ thống Core Banking về bản chất Core Banking đây là hệ thống phần mềm
tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, giao dịch, quản trị rủi ro…
trong hệ thống ngân hàng. Về đặc điểm, Core Banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ
15



thống thông tin của một hệ thống ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm
thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, sổ sách kế toán… Tất cả các giao dịch
được chuyển qua hệ thống Core Banking và trong một khoản thời gian cực kì ngắn
vẫn duy trì hoạt động xử lí thông tin trong suốt thời gian hoạt động, hay có thể nói
Core Banking là hệ thống để tập trung hóa dữ liệu ở bất cứ nơi đâu hay bất cứ lúc
nào. Cơ sở dữ liệu của ngân hàng được quản lý tập trung theo quan hệ và theo
module. Để nâng cấp hệ thống CNTT của ngân hàng có thể thay đổi module theo
nghiệp vụ ngân hàng hoặc thay đổi theo giải pháp phần mềm. Hầu hết các hệ thống
Core Banking hiện đại đều hoạt động không ngừng (24x7) để cung cấp Internet
Banking, những hoạt động giao dịch toàn cầu …thông qua ATM, Internet, điện thoại
và Debit Card. Có thể thêm định nghĩa tham số để tạo sản phẩm mới thay vì sửa
thẳng vào code chương trình, và nhiều chức năng khác tùy theo loại hệ thống Core
Banking cũng như sự điều chỉnh của ngân hàng triển khai.

2.1.2 Lợi ích
Phần mềm giải pháp ngân hàng cốt lõi (Core Banking) được xem như là hạt
nhân, trung tâm của hệ thống thông tin trong một hệ thống ngân hàng và nhiều hệ
thống tài chính khác. Nền tảng công nghệ của Core Banking đã tạo ra những bước
chuyển biến rất lớn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, thể hiện sức mạnh
công nghệ của ngân hàng, quyết định tính đa dạng của sản phẩm, khả năng mở rộng
mạng lưới kinh doanh, đa dạng hóa kênh dịch vụ...
Những lợi ích mang lại của một Core Banking hiện đại biểu hiện trong khai
thác sản phẩm, dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Có thể thấy, nhiều phần mềm
mới còn chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ,
sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà
không phải sửa trực tiếp vào code của chương trình.
Ngoài ra, nhờ có Core Banking mà việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả
hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có Core hiện đại hoặc dùng Core lỗi thời,
việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng.

Đặc biệt, tiện ích của Core Banking là có thể quản trị rủi ro tốt hơn như giúp
ngân hàng quản trị rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác
nghiệp … với nhiều mức quản lý khác nhau. Bên cạnh đó nhờ sự ưu việt tập trung
16


hóa của Core Banking mà có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và
cung cấp dịch vụ khách hàng.

2.2 Một số khái niệm về tiền gửi tiết kiệm ở Ngân hàng Bưu Điện Liên
Việt
2.2.1 Định nghĩa về tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm (Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm
số 1160/2004/QĐ-NHNN): là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền
gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi.

2.2.2 Lợi ích của tiền gửi tiết kiệm
Hoạt động tiền gửi tiết kiệm là một nghiệp vụ của Ngân hàng Bưu Điện
Liên Việt, nghiệp vụ này được xếp vào nghiệp vụ ngân hàng truyền thống. Nghiệp
vụ tiền gửi tiết kiệm mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng:
- Thu hút nguồn vốn lớn và thường xuyên cho ngân hàng.
- Gia tăng nhiều dịch vụ, nhiều kênh thu hút tiền gửi cho ngân hàng.
- Gia tăng thị phần, giúp ngân hàng mở rộng thị trường đến những vùng
nông thôn vùng sâu vùng xa
Đối với khách hàng thì hoạt động tiền gửi tiết kiệm giúp khách hàng có một
nơi an toàn tiện lợi để gửi tiền, tăng thêm thu nhập từ nguồn vốn nhàn rổi, tiết kiệm
những khoản tiền nhỏ đề đầu tư cho tương lai.


2.2.3 Các loại tài khoản tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Bưu Điện Liên
Việt
- Tiết kiệm thanh toán
- Tiết kiệm bậc thang
- Tiết kiệm thường
- Tiết kiệm rút gốc linh hoạt
- Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
- Tiết kiệm dành cho tu nghiệp sinh
- Tiết kiệm lãi suất thả nổi
- Liên kết tiết kiệm và tiết kiệm thừa kế

17


2.2.4 Đối tượng sử dụng tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Bưu Điện Liên
Việt
Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự, cá nhân người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nước ngoài mà người đó là công dân
(điều 831 Bộ luật dân sự).
Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; thủ tục mở và sử dụng
tài khoản tiền gửi phải thực hiện thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp
luật.

2.3 Qui trình nghiệp vụ mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm
 Khách hàng yêu cầu mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm với chi nhánh phát hành

(CNPH)
 Sau khi tiếp nhận yêu cầu, CNPH sẽ đưa cho khách hàng một bộ hồ sơ mở

tài khoản tiết kiệm.
 Khi khách hàng đã kê khai đầy đủ vào hồ sơ, CNPH kiểm tra lại tính hợp lệ.
Nếu không duyệt thì hoàn trả hồ sơ và nêu rõ lý do.
 Ban kiểm soát kiểm tra nếu hợp lệ thì mở sổ tài khoản tiết kiệm cho khách

hàng.
 CNPH giao sổ tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng và kết thúc giao dịch.
Hình 2.2: Sơ đồ mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm
Khách hàng

Chi nhánh phát hành

Nhận và xem xét hồ sơ khách hàng
Bắt đầu
Yêu cầu mở tài khoản
Gửi bộ hồ sơ cho khách hàng
Điền thông tin
Duyệt hồ sơ
Không duyệt hồ sơ hoàn trả và nêu rõ lý do
Duyệt
18


Ban kiểm soát kiểm tra
Mở tài khoản
Giao sổ tiết kiệm cho khách hàng
Kết thúc

19



2.4 Phân tích mô hình chuổi giá trị của hoạt động mở tài khoản tiền gửi
tiết kiệm của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
20


Đây là một khung phân tích để phân rã một tổ chức thành các hoạt động
riêng lẻ và xác định giá trị gia tăng ở từng giai đoạn. Theo cách này, các tổ chức có
thể đánh giá một cách có hiệu quả về các nguồn tài nguyên đang được sử dụng tại
các điểm khác nhau trong chuổi giá trị
Hình 2.3: Sơ đồ chuỗi giá trị của hoạt động mở tài khoản
Quản trị doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng

Lợi nhuận

Quản trị nguồn nhân lực
Công nghệ phát triển
Mua sắm
Thu mua
đầu vào

Các tiến
trình sản
xuất

Cung ứng Tiếp thị và Thu mua
đầu ra
bán hàng đầu vào

Nguồn: Hệ thống thông tin quản trị Ths.Nguyễn Ngọc Đức và Ths.Nguyễn Huỳnh Anh

Vũ (2011)

Phân tích chuỗi giá trị dựa trên việc phân tích hoạt động chính (primary
activities) những hoạt động góp phần trực tiếp để thu được các hàng hóa và dịch vụ
phù hợp với khách hàng(quá trình vật lý tạo ra một sản phẩm, tiếp thị và giao hàng
cho người mua, hỗ trợ và dịch vụ sau bán hàng) và các hoạt động hỗ trợ (support
activities) những hoạt động cung cấp các yếu tố đầu vào và cơ sở hạ tầng cho phép
các hoạt động chính diễn ra để xem xét các hoạt động then chốt trong quá trình mở
tài khoản tiền gửi tiết kiệm và làm thế nào để gia tăng tốt giá trị sản phẩm và dịch
vụ để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Các hoạt động chính có thể được chia ra làm năm lĩnh vực:
Thu mua đầu vào (Inbound logistics): đối với hoạt động mở tài khoản tiền
gửi tiết kiệm các yếu tố đầu vào bao gồm bộ hồ sơ đăng kí mở tài khoản tiền gửi tiết
kiệm của khách hàng. Chính vì vậy ngân hàng phải nghiên cứu, thiết kế hồ sơ mẫu
với hình thức dễ nhìn nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu, xúc tích để khách hàng có thể
dễ dàng hiểu và đăng kí.
Các tiến trình sản xuất (Operations): là quy trình các bước ngân hàng phát
hành bao gồm các bước: xử lí phê duyệt hồ sơ mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, mở
tài khoản và giao cho khách hàng. Tiến trình này là tiến trình xử lí dữ liệu đầu vào
21


thông qua hồ sơ khách hàng để đưa ra thông tin về việc lựa chọn sản phẩm tiền gửi
tiết kiệm bao gồm loại tiền gửi, thời gian, lãi suất trên hệ thống Core Banking
Flexcube. Việc nhập liệu và xử lí thông tin trên hệ thống cần được chính xác, đầy đủ
và xử lí nhanh chóng. Tiến trình đã xây dựng được cơ chế điều khiển, kiểm tra và
kiểm soát thông tin ở các cấp, các phòng ban từ chi nhánh đến hội sở, phòng Core
Banking, ban kiểm soát. Các hoạt động phụ hỗ trợ quá trình xử lí như quy trình,
công nghệ nên được cung cấp và hiện đại hóa để quá trình xử lí được diễn ra thuận
lợi và nhanh chóng, giảm thời gian chờ giao dịch và thời gian chờ lấy tài khoản của

khách hàng.
Cung ứng đầu ra (Outbound logistic): sản phẩm đầu ra của quy trình này tài
khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm trước khi được
giao đến tay của khách hàng thì cần được kiểm tra, lưu trữ cẩn thận trên hệ thống
một cách khoa học để dễ dàng tìm kiếm khi sự cố sảy ra.
Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sale): chương trình khuyến mại được
áp dụng trong việc mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm để thu hút khách hàng tiềm năng
thông qua khuyến mãi về quà tặng, bốc thăm trúng thưởng hay lãi suất ưu đãi. Các
hình thức quảng bá hình ảnh của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt có những phương
thức truyền thống như tờ rơi, băng rôn quảng cáo và phương thức hiện đại thông
qua trang web, gửi mail đến khách hàng và các mạng xã hội trực tuyến.
Dịch vụ (Service): các dịch vụ của chi nhánh là dịch vụ hỗ trợ khách hàng,
chăm sóc khách hàng, tặng quà các ngày lễ đến khách hàng; dịch vụ hậu mãi như
gửi tin nhắn chúc mừng ngày lễ, sinh nhật khách hàng v.v.
Các hoạt động hỗ trợ dựa trên bốn lĩnh vực:
Quản trị doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng: quản trị doanh nghiệp của chi
nhánh bao gồm các hoạt động quản lí về chính sách của doanh nghiệp theo chỉ đạo
của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt về hoạt động mởi tài khoản tiết kiệm, quản lý
các quy định về pháp lý theo quy định của pháp luật với chính sách“thượng tôn
pháp luật”, quản lý về tài chính, quản lý về cơ sở hạ tầng và công nghệ. Việc quản
trị doanh nghiệp ở Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt tuân theo 18 chữ vàng: “Tâm
huyết – Đổi mới – Minh bạch – Đoàn kết – Lắng nghe – Thấu hiểu – Bàn bạc –
Quyết định – Quyết liệt” “Tập trung hóa – Văn bản hóa – Số hóa – Kịch bản hóa –
Cụ thể hóa – Minh bạch hóa – Hiện đại hóa – Chuyên nghiệp hóa”.
22


Quản lý nguồn nhân lực: công việc quản lý nhân sự ở đây bao gồm tuyển
dụng nhân sự, quản lý nhân sự, đào tạo chất lượng nhân sự, phân công công việc
phù hợp cho từng cá nhân, quản lý việc trả lương và thưởng và các chế độ phúc lợi

khác. Công tác khám sức khỏe định kỳ, mua bảo hiểm sức khỏe tai nạn cho người
lao động được ngân hàng quan tâm đặc biệt theo hướng gia tăng quyền lợi cho cán
bộ nhân viên. Các chế độ liên quan (BHXH, BHYT, BHTN) cũng được ngân hàng
thực hiện kịp thời và theo đúng quy định của nhà nước.Việc quản lý nhân sự giúp
nâng cao chất lượng xử lí các hoạt động trong quá trình mở tài khoản tiết kiệm cho
khách hàng. Chế độ lương thưởng sẽ tạo ra động lực làm việc cho nhân viên với
chính sách của ngân hàng “sống bằng lương, giàu bằng thưởng”.
Phát triển công nghệ: Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập, Ngân
hàng Bưu Điện Liên Việt đã xây dựng một chiến lược đầu tư công nghệ bài bản
nhằm hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số một Việt Nam về hiện đại hóa.
Tài chính: nguồn tài chính cung cấp chi phí trả lương cho nhân viên, đầu tư
vào công nghệ, cơ sở hạ tầng mua sắm các trang thiết bị thiết bị phục vụ cho hoạt
động tiền gửi tiết kiệm như máy scan, máy tính, máy fax, máy photocopy v.v…

2.5 Phân tích mô hình năm lực lượng của Porter và Millar của hoạt động
tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Hình 2.4: Sơ đồ mô hình năm lực lượng của Porter và Millar
Kinh doanh và các đe dọa bên ngoài của nó
Nhu cầu của người mua
Quyền năng của nhà cung cấp
Mối đe dọa của các sản phẩm/dịch vụ thay thế
Sự ganh đua của các đối thủ cạnh tranh hiện tại
23


Mối đe dọa của các đối thủ mới gia nhập

Nguồn: Hệ thống thông tin quản trị Ths.Nguyễn Ngọc Đức và Ths.Nguyễn
Huỳnh Anh Vũ (2011)
Mô hình năm lực lượng của Porter và Millar là mô hình dùng để phân tích

các lực cạnh tranh khác nhau bên ngoài có ảnh hưởng đến một tổ chức và làm thế
nào thông tin có thể được sử dụng để đáp ứng chúng. Năm lực lượng này là: sự
tranh đua giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại, mối đe dọa của đối thủ mới hiện diện,
mối đe dọa của các sản phẩm/dịch vụ thay thế, nhu cầu của người mua và năng lực
của nhà cung cấp.
Sự tranh đua giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại (rivalry between
existing competitors): Hiện nay trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có sự cạnh tranh
vô cùng khốc liệt. Đến năm 2013 có khoảng 39 ngân hàng thương mại, 14 ngân
hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 6
ngân hàng liên doanh, 2 ngân hàng chính sách và 1 quỹ tín dụng nhân dân Việt
Nam. Sản phầm tiền gửi tiết kiệm lại là một sản phẩm truyền thống có ở tất cả các
ngân hàng, tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Vì vậy Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt là
một ngân hàng mới thành lập gặp sự cạnh tranh rất lớn, điều đó đòi hỏi ban quản trị
ngân hàng cần đưa ra các biện pháp, chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh qua
nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, quảng cáo…
Mối đe dọa của đối thủ mới gia nhập (Threat of new entrants): Trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng hiện nay thì nguy cơ hình thành các đối thủ mới gia nhập
thì không cao vì muốn thành lập một ngân hàng mới thì cần một nguồn vốn lớn và
nhà nước đang có chính sách siết chặt việc thành lập các ngân hàng mới.
Mối đe dọa của các sản phẩm/dịch vụ thay thế (threat of subsitutes): Ngoài
kênh tiền gửi tiết kiệm thì người dân còn có nhiều dịch vụ khác như dịch vụ thẻ,
24


đầu tư vào ngoại tệ, vàng hay chứng khoán, cất giữ tiền tại nhà … Ngân hàng cần
tạo sự uy tín, an tâm cho khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng, đa đạng hóa sản
phẩm với chính sách “ phục vụ những sản phẩm khách hàng cần chứ không phải
sản phẩm ngân hàng có”, đa dạng các hoạt động dịch vụ sau bán hàng, hậu mãi.
Nhu cầu của người mua (Power of buyers): Hệ thống Core Banking
Flexcube của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt có thể giữ chân các khách hàng với

sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng giảm nguy cơ khách hàng chuyển sang
dịch vụ của đối thủ. Hệ thống lưu trữ hồ sơ khách hàng triển khai các dịch vụ chăm
sóc khách hàng, hậu mãi như gửi mail, gọi điện, tặng quà các dịp như sinh nhật hay
mừng năm mới…
Quyền năng của nhà cung cấp (Power of suppiers): Thông qua các cơ sở
dữ liệu và internet, hệ thống Core Banking Flexcube có thể giúp ngân hàng chọn
các nhà cung cấp trang thiết bị như máy tính, máy in, máy fax…để hỗ trợ cho hoạt
động mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm một cách hiệu quả hơn và do đó có thể giảm
sức mặc cả của các nhà cung cấp các sản phẩm dịch vụ trên.

2.6 Phân tích hệ thống tài khoản tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Bưu
Điện Liên Việt
Từ phân tích năm lực lượng của Porter và Millar và phân tích chuổi giá trị ta
thấy rằng tất cả các thành phần từ môi trường vi mô đến môi trường vĩ mô đều ảnh
hưởng đến hệ thống tài khoản tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng.

Môi trường vĩ mô:
Môi trường luật pháp: Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt được thành lập theo
giấy phép thành lập số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Tiền gửi tiết kiệm (theo định nghĩa tại điều 6 quy chế về tiền
gửi tiết kiệm số 1160/2004/QĐ-NHNN)
Môi trường công nghệ: Tuy là một ngân hàng trẻ mới thành lập được 5 năm
nhưng Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt lại được trang bị hệ thống Core Banking
Flexcube hiện đại, các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ, Internet Banking,
Mobile Banking…
25


×