BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ
NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Phương Nam- Chi
Nhánh Đồng Nai 4
1.2 Đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng
TMCP Phương Nam – Cn Đồng Nai 5
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 5
1.2.2 Sơ đồ tổ chức 9
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Đồng
Nai 7
1.2.2.2 Sơ đồ tổ chức của phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi
nhánh Đồng Nai 12
1.2.3. Các qui định chung trong lao động của Ngân hàng TMCP Phương Nam –
chi nhánh Đồng Nai 14
1.3Tổ chức công tác kế toán tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Đồng
Nai 16
1.3.1 Bộ máy tổ chức kế toán…………………………………………………… 16
1.3.2 Hình thức ghi sổ…………….………………………………………………….16
1.3.3 Chế độ kế toán………………………………………………………………. 17
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NH TMCP PHƯƠNG
NAM - CN ĐỒNG NAI
2.1 Quy trình thực tập tốt nghiệp tại NH TMCP Phương Nam – CN Đồng
Nai……………………………………………………………………………………………19
2.1.1 Quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Southernbank – cn Đồng Nai 19
2.1.2 Công việc thực tập được giao của bản thân tại Southernbank – cn Đồng
Nai……………………………………………………………………………………22
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 1
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
2.2 Kiểm soát nội bộ quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP
Phương Nam – CN Đồng Nai…………………………………………………………….25
2.2.1 Quy trình hoạt động của tình hình huy động tiền gửi tiết
kiệm………………………………………………………………………………………….25
2.2.2 Hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân
hàng……………………………………………………………………………………….….26
2.2.2.1 Môi trường kiểm soát…………………………………………………… 27
2.2.2.2 Hệ thống kế toán………………………………………………………….28
2.2.2.3. Các thủ tục ( thể thức) kiểm soát……………………………………….28
2.2.3 Các loại rủi ro gặp phải của quy trình………………… ………………………29
2.2.3.1 Rủi ro thanh khoản………………………………………………………… 29
2.2.3.2 Rủi ro lãi suất…………………………………………………………… 30
2.2.3.3 Rủi ro hối đoái…………………………………………………………… 31`
2.2.4 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP
Phương Nam……………………………………………………………………………… 31
CHƯƠNG 3: TỰ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.1. Nhận thức của sinh viên sau khi tìm hiểu và tham gia thực tập………… 31
3.2 Mối quan hệ giữa các cá nhân, đồng nghiệp, bộ phận trong Ngân hàng… 32
3.3 Học hỏi về các quy định tại Ngân hàng TMCP Phương Nam………………34
3.4 Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn……………………………………… 35
KẾT LUẬN………………………………… …………………………………………… 36
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 2
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.Hiện nay nước ta đã được kết
nạp vào tổ chức thương mại thế giới, có điều kiện thuận lợi để mở rộng dịch vụ thị
trường với 149 nước thành viên WTO mà phần lớn trong số đó là những nước phát
triển cao.Hội nhập sẽ mang lại cho nền kinh tế nước ta nhiều cơ hội lớn nhưng cũng
không ít khó khăn và thách thức mà ngành Ngân Hàng trong nước phải đối diện với sự
cạnh tranh khốc liệt với các nước.Tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, tài
chính , tiền tệ. Chúng ta có thể vượt qua các đối thủ nước ngoài trên sân nhà hay
không? Kết quả của câu trả lời này phụ thuộc vào cách chúng ta tiếp cận và hành xử,
sự nỗ lực chuẩn bị và khả năng vượt qua của các Ngân Hàng trong nước. Ngành Ngân
Hàng là hệ thống huyết mạch trong nền kinh tế, có vai trò vô cùng quan trọng là cung
cấp vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế để ổn định đời sống xã hội cất giữ tiền thanh
toán. NHNN Việt Nam nhận thức được vai trò trách nhiệm, vị trí của mình trong sự
phát triển của nền kinh tế nước nhà trước tình hình mới. Ngoài thế mạnh trong việc
cho vay các dự án lớn Ngân Hàng còn chủ động đẩy mạnh cho vay thành phần kinh tế
cá thể, hộ gia đình.Nâng cao hiệu quả hoạt động chi nhánh trên khắp lĩnh vực trong cả
nước.
Đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, một khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng , Ngân
Hàng Phương Nam – Chi Nhánh Đồng Nai đã và đang khẳng định được vị thế của
mình theo định hướng chung của toàn hệ thống, luôn chú trọng về việc huy động vốn
và cho vay. Phát triển các dịch vụ và sản phẩm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.
Trong quá trình lao động thực tế thì việc vận dụng những kiến thức được học tại
trường, sự hướng dẫn của thầy cô, sự thường xuyên đôn đốc chỉ bảo của các anh chị
trong cơ quan.Bản thân em đã cố gắng thu thập tài liệu nghiên cứu, nhưng do nhận
thức còn hạn chế nên báo cáo hoàn thành sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính
mong sự đóng góp và chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo, các anh chị trong Ngân Hàng
và các thầy cô giáo Trường Đại Học Lạc Hồng.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 3
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH
ĐỒNG NAI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Nam
Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Đồng
Nai
- Tên Ngân hàng: Ngân Hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank ) – chi nhánh
Đồng Nai
- Địa chỉ: 216A, Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai
- Ngày thành lập: 11/04/2008
- Mã số thuế: 030 116 7027 - 020
- Điện thoại: (061) 6250 501
- Fax: (061) 6250 504
- Giám đốc: Đặng Khắc Thống
Hình: Logo Ngân Hàng TMCP Phương Nam
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Đồng Nai được thành lập ngày
12/07/2010. Trước kia chỉ là một Phòng Giao Dịch (PGD) – Biên Hòa 1 gồm có 15
nhân viên, lợi nhuận đạt được 15% so với chỉ tiêu đặt ra. Nhưng PGD vẫn hoạt động
tốt trước những khó khăn và áp lực về kinh tế.
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 4
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Qua 2 năm hoạt động từ PGD nhỏ đã phát triển và mở rộng lên thành Chi nhánh
với tổng số nhân viên hơn 80 người và số PGD phụ thuộc Chi nhánh lên đến 4 phòng,
gồm: PGD Biên Hòa, PGD Hố Nai, PGD Long Khánh, PGD Long Thành.
Giờ đây trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai Ngân hàng TMCP Phương Nam cũng
đã góp mặt ở khắp mọi nơi để phục vụ và đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm và vay vốn
cho tất cả mọi người.
Dù mới hoạt động rộng rãi được mấy năm trở lại đây nhưng Ngân hàng TMCP
Phương Nam – Chi nhánh Đồng Nai luôn luôn hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu cấp lãnh
đạo Ngân hàng đề ra. Luôn chấp hành đầy đủ mọi nội quy của Ngân hàng Nhà nước và
tích cực tham gia các hoạt động do Ngân hàng Nhà nước tổ chức.
Không những thế, một năm ít nhất 1 lần Southern Bank – CN Đồng Nai còn làm
quỹ từ thiện do các nhân viên trong Ngân Hàng tùy tâm tích góp để mang ra ủng hộ
các gia đình khó khăn, các ngôi chùa , và các trại trẻ khuyết tật, mồ côi.
Southern Bank – CN Đồng Nai luôn cam kết thực hiện theo khẩu hiệu của ngân
hàng : “ TẤT CẢ VÌ SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA KHÁCH HÀNG ”
1.2 Đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại Ngân
hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Đồng Nai
1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Huy động vốn: Là giá trị tiền tệ mà các Ngân hàng Thương mại huy động được
trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn
khác.
▪ Quy trình huy động vốn:
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 5
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng
Tiền gửi của khách hàng
Vốn phát hành
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi tiết kiệm
Phát hành kỳ phiếu
Phát hành trái phiếu
Có kỳ hạn
Không kỳ hạn
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Sơ đồ 1.1 Quy trình huy động vốn
Dựa vào quy trình trên ta thấy: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Phương
Nam – CN Đồng Nai gồm 2 loại: Tiền gửi của Khách hàng và vốn phát hành.
Trong đó:
- Tiền gửi của khách hàng gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.
+ Tiền gửi thanh toán: Là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục
đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các
phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,
chuyển tiền điện tử… nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý
khách.
+ Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi
tiết kiệm, được xác định trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm tiền gửi. Bản chất của tiền gửi tiết kiệm là một khoản đầu tư ngay hôm
nay để có được một khoản tiền lớn hơn trong tương lai ( bao gồm phần gốc và
khoản tiền lãi).
Tiền gửi tiết kiệm gồm 2 loại: tiền gửi tiết kiêm có kỳ hạn và tiền gửi tiết
kiệm không có kỳ hạn.
- Vốn phát hành: gồm phát hành kỳ phiếu và phát hành trái phiếu.
+ Kỳ phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một
số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định
trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một một người khác.
+ Trái phiếu: Là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành trả cho
người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể ( mệnh giá của trái phiếu)
trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
Nghiệp vụ cho vay: Là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay trong
đó Ngân hàng chuyển giao tài sản ( tiền tệ) cho bên đi vay sử dụng trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán.
▪ Nghiệp vụ cho vay gồm:
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ…
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 6
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
- Cho vay chiết khấu kỳ phiếu thẻ tiết kiệm và các giấy tờ có giá trị khác theo
quy định của ngân hàng.
- Cho vay hạn mức, hạn mức dự phòng, dự án đầu tư, tài trợ xuất nhập khẩu, sinh
hoạt tiêu dùng, trả góp mua xe hơi, hỗ trợ du học, sửa chữa xây dựng nhà ở, mua
chuyển nhượng nhà ở, đất ở, cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, cầm cố cổ
phiếu…
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá.
▪ Quy trình cho vay:
Sơ đồ 1.2 Quy trình cho vay
Nhìn vào sơ đồ quy trình cho vay trên ta thấy muốn cho khách hàng vay thì phải
theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Giao tiếp ban đầu với khách hàng:
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 7
Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định điều kiện vay
(Nguyễn Hoàng Anh Tuấn)
Lập tờ trình thẩm định cho vay
(Hoàng Văn Hoan)
Trình duyệt khoản vay
(Tần Lê Mạnh)
Ký kết hợp đồng tín dụng
(Hoàng Văn Hoan)
Giao tiếp ban đầu với khách hàng
(Nguyễn Hoàng Anh Tuấn)
Giải ngân (cho vay)
(Nguyễn Thị Thanh Tuyền)
Kiểm tra, giám sát vốn vay
(Tần Lê Mạnh)
Thanh lý và giải chấp tài sản đảm bảo
(Nguyễn Hoàng Anh Tuấn)
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Tạo mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa khách hàng và ngân hàng, tạo sự
minh bạch, công khai tiêu chuẩn tín dụng. Từ đó khách hàng có thể tự đánh giá
về đề nghị vay vốn của mình so với tiêu chuẩn tín dụng của Ngân hàng.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định điều kiện vay:
Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của những
giấy tờ. Nếu không có yêu cầu cụ thể nào khác các giấy tờ phải được xuất trình
bằng đảm bảo công chứng do cán bộ tín dụng xác nhận là đã đối chiếu với bản
gốc.
Bước 3: Lập tờ trình thẩm định
Báo cáo thẩm định phải ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ thong tin để có thể quyết định
chính xác.
Bước 4: Trình duyệt khoản vay:
Trình tự phê duyệt phải tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng, các quyết định
phê duyệt của các cấp có thẩm quyền phải nằm trong phạm vi được ủy quyền.
Bước 5: Ký kết hợp đồng tín dụng:
Các hợp đồng tín dụng phải được soạn thảo trên những nguyên tắc theo mức độ
ưu tiên như đảm bảo sự an toàn và quyền lợi cho Ngân hàng, phù hợp với các
quy định và luật pháp hiện hành của pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền,
phù hợp với thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng xin vay vốn.
Bước 6: Giải ngân ( cho vay)
Khi khách hàng đã kí kết hồ sơ xong thì nhân viên phòng tín dụng mang hồ sơ ra
cho phòng kế toán để kế toán viên xem thông tin khách hàng, chữ ký khách hàng
có đúng hay không và đi đến giải ngân cho khách hàng vay vốn.
Bước 7: Kiểm tra, giám sát khoản vay
Kiểm tra, giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi
cho vay nhằm hướng dẫn người vay sử dụng đúng mục đích, đôn đốc người vay
hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn.
Bước 8: Thanh lý và giải chấp tài sản đảm bảo:
Chỉ tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay khi
người vay hoàn thành mọi trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng như đã
quy định trong hợp đồng.
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 8
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Sản phẩm dịch vụ:
Sơ đồ 1.3 Các sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng
- Dịch vụ chuyển tiền: Nhận, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Southern
Bank.
- Dịch vụ tài khoản: Tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn,
chi trả lương qua tài khoản của cá nhân và tổ chức.
- Dịch vụ bảo lãnh: trong nước và ngoài nước.
- Chi trả lương qua tài khỏan.
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc.
- Dịch vụ Ngân hàng điện tử: Internet Banking, Phone Banking, Mobile Banking.
- Các sản phẩm khác: cho thuê ngăn tủ sắt, Thẻ ATM, Dịch vụ trung gian thanh
toán mua bán bất động sản, Dịch vụ Western Union …
1.2.2. Sơ đồ tổ chức
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Đồng Nai
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 9
Sản phẩm
dịch vụ
Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ tài khoản
Dịch vụ bảo lãnh Chi trả lương qua tài khoản
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc
Dịch vụ ngân hàng điện tử
Các sản phẩm khác
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
♦Giám đốc:
- Điều hành mọi hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác hàng ngày
của ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về việc thực hiện, các quyền và nhiệm
vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Ban Giám Đốc.
- Thực hiện kế hoạch huy động và duyệt các kế hoạch về vay vốn của khách
hàng.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ ngân hàng
như: bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong ngân
hàng.
- Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác và tuân thủ một số nghĩa vụ của
người quản lý theo luật pháp quy định.
♦Phó Giám đốc:
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 10
P.HÀNH CHÁNH
(NGUYỄN THỊ THÙY
DƯƠNG)
P.KINH DOANH
(TẦN LÊ MẠNH)
P.KẾ TOÁN
(SIN MINH Ý)
PHÓ GIÁM ĐỐC
(NGUYỄN THỊ VÂN
ANH)
GIÁM ĐỐC
(ĐẶNG KHẮC THỐNG)
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
- Phó Giám Đốc có chức năng hỗ trợ cho Giám Đốc làm tốt chức năng quản lý
của mình. Có thể thay Giám Đốc quản lý và quyết định các việc liên quan đến ngân
hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
- Phó Giám Đốc còn có thể làm thay tất cả mọi việc cho Giám Đốc nếu được sự
ủy nhiệm của Giám Đốc.
♦Phòng Kế toán:
- Tổ chức điều hành quản lý nhân viên phòng kế toán để thực hiện công tác kế
toán theo đúng quy định Pháp lệnh kế toán và quy định của ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng nghiệp vụ kế toán và đảm bảo thông tin quản trị
một cách kịp thời và cẩn mật.
- Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra phần thực hành kế toán như: lập chứng từ kế
toán, lập báo cáo kế toán, kiểm kê tài sản và kiểm tra kế toán…
- Xây dựng, duy trì nguyên tắc kiểm tra liên hoàn để công tác nghiệp vụ được
hoàn thành một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả.
- Báo cáo tình hình hoạt động của phòng kế toán cho Ban Giám Đốc theo yêu cầu
thường xuyên hay đột xuất.
♦Phòng Kinh doanh:
- Kiểm tra, hướng dẫn khách hàng có nhu cầu vay vốn.
- Thẩm định cụ thể điều kiện để có thể cho khách hàng vay vốn hay không.
- Hàng tháng lập báo cáo để báo cáo tình hình rủi ro khi cho vay vốn để báo cáo
với Ban Giám Đốc và Ngân Hàng Nhà Nước.
♦Phòng hành chánh:
- Tổ chức kiểm tra các hoạt động hành chính trong Ngân hàng
- Phối hợp Công đoàn theo dõi và giám sát sự tuân thủ nội quy lao động của các
CB-NV tại Chi nhánh
- Phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ bảo vệ,
tập huấn PCCC, hướng dẫn sử dụng Công cụ hỗ trợ cho nhân viên DAB khi có nhu
cầu
- Thường xuyên kiểm tra công cụ vệ sinh cơ quan, phải cùng nhau giữ vệ sinh
chung.
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 11
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
- Hỗ trợ thực hiện công tác Công đoàn trong toàn NH, phải tổ chức thăm hỏi,
động viên những nhân viên khó khăn, bệnh tật, chúc mừng những nhân viên
cưới hỏi, thăng chức…
1.2.2.2 Sơ đồ tổ chức của phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh
Đồng Nai.
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ tổ chức của phòng kế toán
Trưởng phòng:
- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán
phù hợp với đặc điểm của ngân hàng.
- Tính toán chính xác các khoản phải nộp ngân sách, các khoản công nợ phải thu
phải trả.
- Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ các kết quả kiểm kê tài
sản của Ngân hàng theo định kỳ hàng tháng.
- Lập đủ và gửi đúng hạn các báo cáo tài chính và quyết toán của ngân hàng theo
chế độ quy định trong niên độ báo cáo kế toán.
- Tổ chức theo dõi, bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu có liên
quan đến công tác kế toán, tài chính của ngân hàng.
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 12
TRƯỞNG PHÒNG
Sỉn Minh Ý
PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN
Sỉn Minh Ý
THỦ QUỸ
Nguyễn Lệ Mai Linh
KIỂM NGÂN
Đặng Thị Hồng
KẾ TOÁN VIÊN
Nguyễn Thị Thùy Dương
Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Nguyễn Thị Phượng
Đặng Thị Huyền
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
- Kế toán trưởng có trách nhiệm thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề
nghiệp cho nhân viên kế toán. Hướng dẫn phổ biến và thi hành kịp thời các chế
độ và quy định mới về tài chính kế toán.
- Kế toán trưởng phải luôn hướng dẫn, dẫn dắt kế toán viên làm tròn bổn phận kế
toán viên của mình, luôn vui vẻ, nhiệt tình để các kế toán viên noi gương theo.
Phụ trách kế toán:
Xác định các khoản thanh toán với ngân sách nhà nước.
Kiểm tra sự chính xác, trung thực của các báo cáo của ngân hàng
trước khi kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt.
Kiểm tra thường xuyên cách thức làm việc của các nhân viên.
Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán-thống kê, thông
tin kinh tế.
Hướng dẫn kế toán viên hàng tháng cung cấp sổ phụ ngân hàng
cho các công ty thường xuyên giao dịch.
Đối chiếu số liệu phát sinh khi khóa sổ hàng tháng với các kế toán
viên của phòng.
Điều chỉnh, bổ sung các bút toán, hạch toán kế toán.
Phải tổ chức hạch toán chi tiết từng nguồn kinh phí, từng mục,
khoản mục.
Lập chứng từ ghi sổ, kết chuyển xử lý các nguồn chi phí.
Lập sổ tổng hợp và kế toán chi tiết hàng tháng.
Kiểm tra chứng từ hạch toán từng ngày và lưu lại theo quy định
của Ngân hàng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do kế toán trưởng phân công.
Nhân viên kế toán:
▪ Luôn có thái độ niềm nở, vui vẻ với khách hàng.
▪ Phải lắng nghe, hướng dẫn và thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
▪ Lập chứng từ ngân hàng phải chính xác, trung thực.
▪ Thực hành các khâu trên máy tính phải cẩn thận, tỉ mỉ và thành thạo.
▪ Cuối ngày chứng từ phải xếp gọn gàng, theo thứ tự và nộp lại cho phụ trách kế
toán.
Thủ quỹ:
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 13
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
• Mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh
các khoản thu chi và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
• Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối
chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế
toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử
lý chênh lệch.
• Thường xuyên đối chiếu quỹ với kế toán thanh toán.
• Tiếp nhận, bảo quản các khoản thu và cập nhật chứng từ liên quan đến các
khoản thu vào.
• Mở sổ theo dõi các khoản thu tạm theo từng đối tượng, loại dịch vụ. Chuẩn bị
nguồn tiền.
• Kiểm tra chứng từ trước khi xuất quỹ.
• Nếu nguồn xuất quỹ lớn phải báo ngay với ban lãnh đạo ngân hàng để được
duyệt và đi tiếp quỹ từ ngân hàng Nhà Nước.
• Theo dõi và bổ sung các chứng từ còn thiếu thủ tục và thiếu chữ ký.
• Cuối mỗi tháng đối chiếu khoá sổ và lập sổ qũy.
Kiểm ngân:
Có trách nhiệm thu chi tiền mặt từ khách hàng nộp vô hoặc chi ra.
Mỗi lần thu tiền mặt phải kiểm tra chính xác số lượng tiền và tổng số tiền thu
vào, kèm theo chứng từ có chữ ký khách hàng rồi giao cho thủ quỹ.
Khi chi tiền ra cho khách hàng phải kiểm đếm kỹ trước khi giao cho khách.
Kiểm ngân phải thực hiện những nhiệm vụ khác do thủ quỹ yêu cầu.
1.2.3. Các qui định chung trong lao động của Ngân hàng TMCP Phương Nam –
chi nhánh Đồng Nai
♦ Quy định chung của PNB-CN Đồng Nai:
Giờ giao dịch của Ngân Hàng : sáng :7h30 -> 11h30 chiều : 13h->17h. Ngân Hàng
làm từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần.
Thực hiện đúng nội quy, quy định của Ngân hàng là đi làm đúng giờ, thực hiện
đúng tác phong khi tới công sở: mặc đồng phục là đồ vest, trang điểm nhẹ (Đối với
nhân viên nữ), mặc áo sơ mi trắng, đeo calavat (đối với nhân viên nam).
Luôn đeo thẻ nhân viên .
Cấp quản lý, nhân viên phải bấm thẻ trước khi ra vào địa điểm làm việc.
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 14
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Nghiêm chỉnh tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc,
phòng tránh cháy nổ, chập điện và mọi rủi ro khác có thể xảy ra.
♦ Nội qui phòng cháy và chữa cháy tai NH TMCP Phương Nam
Để bảo vệ tài sản của Nhà Nước, tính mạng và tài sản nhân dân, bảo vệ sản xuất và
trật tự chung. Nay qui định việc phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân.
- Mỗi công dân phải tích cực phải đề phòng không để nạn cháy xảy ra, đồng thời
chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để khi cần chữa cháy kịp thời và
có hiệu quả.
- Phải thận rọng trong việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất đốt
dễ cháy , nổ, độc hại, phòng xạ. Triệt để tuân theo các qui định về phòng cháy
chữa cháy.
- Cấm câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra các thiết bị
tiêu thụ điện. Chú ý đến đèn quạt, bếp điện trước lúc ra về. Không để hàng hóa
vật tư áp sát vào hông đèn, dâu điện. Phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về kỹ
thuật an toàn trong sử dụng điện.
- Vật tư, hàng hóa phải xếp gọn gang, đảm bảo khoảng cách an toàn, phòng cháy,
chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm tra và cứu chữa khi
cần thiết. Không dùng khóa mở nắp phuy xăng và các dung môi dễ cháy bằng
sắt, thép.
- Khi giao nhận hàng, xe không được nổ máy trong kho, nơi chứa nhiều chất dễ
cháy và khi đậu phải có hướng đầu xe ra ngoài.
- Trên các lối đi lại nhất là các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật
- Đơn vị hoặc cá nhân có thành tích phòng cháy chữa cháy sẽ được khen thưởng,
người nào vi phạm các điều qui định trên tùy trách nhiệm nặng nhẹ mà bị xử lý
từ thi hành kỷ luật hành chính đến truy tố theo pháp luật hiện hành.
♦ Chính sách chất lượng của Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Đồng
Nai:
“UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP, HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG”
Uy tín:
- Luôn giữ chữ "TÍN" và thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng.
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 15
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Chuyên nghiệp:
- Thời gian đáp ứng.
- Thủ tục phù hợp, nhanh gọn.
- Thực hiện đúng các quy định, quy trình đã ban hành.
- Giỏi chuyên môn, thạo nghiệp vụ.
Hài lòng khách hàng:
- Đa dạng hóa sản phẩm.
- Phục vụ tận tình. Luôn luôn mang lại lợi ích cho khách hàng.
- Ghi nhận và phản hồi nhanh chóng những ý kiến đóng góp của khách hàng.
NH TMCP PHƯƠNG NAM CAM KẾT
Phát huy tiềm năng và sử dụng nguồn lực hiệu quả để cung cấp dịch vụ thanh toán
quốc tế, tín dụng, huy động vốn và các dịch vụ khác của Ngân hàng có chất lượng phù
hợp với yêu cầu của khách hàng thông qua việc áp dụng và cải tiến Hệ thống Quản lý
chất lượng.
Tuân thủ thực hiện đúng, đầy đủ theo Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các thông lệ Quốc tế và quy định của Ngân hàng
Phương Nam.
Làm đúng quy trình ngay từ đầu, liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ, để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ Cán bộ
Công nhân viên, hướng tới Ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp.
1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh
Đồng Nai :
- Hiện nay Ngân hàng thực hiện các thao tác trên máy tính dựa vào phần mền của
Ngân hàng.
- Hằng ngày kế toán nhập các số liệu, thu và chi tiền, các khoản tạm ứng, các
khoản chi phí đều thực hiện thông qua phần mềm kế toán riêng.
- Cuối ngày kế toán sẽ cash (chuyển) tiền về cho thủ quỹ, kiểm tra chứng từ và in
ra giấy.
- Đầu tháng, kế toán cùng với phụ trách kế toán sẽ làm các loại báo cáo liên quan
đến ngân hàng, xác định lãi hay lỗ cho ngân hàng sau đó in ra giấy và báo cáo
với ban giám đốc ngân hàng.
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 16
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
1.3.1 Bộ máy tổ chức kế toán: ( Ở phần 1.2.2.2 )
1.3.2 Hình thức ghi sổ:
- chứng từ ghi sổ
- Nhật ký chứng từ
Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ tức là: Tất cả các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh đã được ghi nhận trên chứng từ kế toán đều phải phân loại chứng
từ kế toán, kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian và theo
nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Hầu hết việc hạch toán và ghi sổ của Ngân hàng được thực hiện trên phần mềm
CORE – TCBS Banking.
1.3.3 Chế độ kế toán
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng ngày
23/05/1990
Căn cứ Pháp lệnh kế toán và thống kê ngày 23/5/1988
Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước
- Là cách thức tổ chức công tác kế toán, mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán với
nhau. Trình tự ghi sổ và cách kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ, nhằm hệ
thống hóa toàn bộ thông tin kế toán từ các chứng từ kế toán hàng ngày và định
kỳ.
- Hình thức kế toán áp dụng phổ biến tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN
Đồng Nai là chứng từ ghi sổ: Dựa vào từng chứng từ kế toán Ngân hàng để hạch
toán vào sổ kế toán chi tiết.
Theo chế độ kế toán ( điều 3 chế độ kế toán Ngân hàng)
Hệ thống chứng từ kế toán Ngân hàng bắt buộc là hệ thống chứng từ do Thống đốc
Ngân hàng Nhà Nước ban hành. Các đơn vị sử dụng hệ thống chứng từ kế toán Ngân
hàng bắt buộc không được thêm bớt bất cứ yếu tố nào và phải được sự đồng ý của
thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cho phép sử dụng hệ thong chứng từ kế toán Ngân
hàng tại các Ngân hàng.
Các loại chứng từ:
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 17
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
- Chứng từ nội bộ: là chứng từ do Ngân hàng lập hoặc do Khách hàng lập tại
Ngân hàng.
- Chứng từ bên ngoài: do các Ngân hàng khác chuyển về để thực hiện các nghiệp
vụ Ngân hàng.
- Chứng từ đơn nhất là chứng từ chỉ phản ánh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Chứng từ tổng hợp: phản ánh nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Chứng từ tiền mặt: là những chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt tại quỹ
- Chứng từ chuyển khoản: là chứng từ do khách hàng lập để yêu cầu Ngân hàng
chuyển tiền cho khách hàng của họ.
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 18
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NH TMCP
PHƯƠNG NAM - CN ĐỒNG NAI
2.1 QUY TRÌNH THỰC TẬP VÀ CÔNG VIỆC TẠI NH TMCP PHƯƠNG
NAM
2.1.1 Quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại PNB – CN Đồng Nai
Chính sách huy động vốn là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của
công tác huy động vốn. Bởi tại mỗi thời kỳ, thậm chí tại các thời điểm khác nhau nhu
cầu vốn của ngân hàng cũng có những thay đổi khác nhau. Do đó mà Ngân hàng đưa
ra chính sách huy động vốn cũng thường xuyên có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với
tình hình của ngân hàng. Do đó chính sách huy động vốn của Southernbank gồm các
bước sau:
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 19
Tìm kiếm và thu hút khách hàng
(Nguyễn Hoàng Anh Tuấn)
Hỗ trợ và tư vấn khách hàng
(Nguyễn Thị Thanh Tuyền)
Khách hàng tiềm năng
(Nguyễn Thị Phượng)
Phân tích nhu cầu khách hàng và
đưa ra sản phẩm phù hợp
(Nguyễn Thị Thùy Dương)
Lập hồ sơ khách hàng
(Nguyễn Thị Thùy Dương)
Chăm sóc khách hàng
(Đặng Thị Huyền)
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Sơ đồ 2.1 Huy động tiền gửi của khách hàng.
Bước 1: Tìm kiếm và thu hút khách hàng:
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng rất quan tâm tới bước này và cho nó là bước khởi đầu
quan trọng nhất, nó bao gồm toàn bộ những nội dung liên quan tới hoạt động, kinh
doanh của ngân hàng. Sự thành công hay thất bại của một ngân hàng được quyết định
bởi khả năng thu hút khách hàng.
Các nguồn để tìm kiếm khách hàng:
- Từ người thân, bạn bè: Tận dụng các mối quan hệ từ những người thân trong gia
đình, bạn bè giới thiệu để có nguồn khách hàng.
- Từ những khách hàng hiện hữu: Là những khách hàng đã giao dịch với ngân
hàng lâu năm, đã sử dụng các loại sản phẩm của ngân hàng và biết được những sản
phẩm của ngân hàng tốt như thế nào, họ sẽ giới thiệu với bạn bè, người thân của họ
đến giao dịch với ngân hàng Southernbank. Như ta biết một lời giới thiệu từ khách
hàng có giá trị hơn nhiều với lời chào hàng của bạn.
- Từ các chương trình quảng cáo, áp phích, các chương trinh từ thiện và các buổi
lễ ra quân của ngân hàng.
- Thông qua phát tờ rơi để khách hàng có thể nhìn thấy Southernbank mọi lúc
mọi nơi và họ có nhu cầu họ sẽ quan tâm đến.
- Từ các quan hệ qua bạn chat, mạng xã hội như facebook, zalo…
Bước 2: Hỗ trợ và tư vấn khách hàng:
Từ các hoạt động thu hút và tìm kiếm khách hàng, ta tiếp tục tư vấn cho khách hàng
các loại hình giao dịch tại southernbank và quan trọng hơn là giúp khách hàng có được
danh mục đầu tư, lựa chọn các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Thông qua
nghiệp vụ này Ngân hàng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ tác dụng của việc không sử dụng
tiền mặt trong lưu thông và tác dụng của việc gửi tiền, tài sản vào Ngân hàng hơn là
cất trữ trong nhà.
Bước 3: Khách hàng tiềm năng:
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 20
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Dựa trên nguồn thông tin khách hàng và nguồn vốn khách hàng gửi tại Southernbank,
tiến hành xác định khách hàng tiềm năng bằng cách tiếp cận qua điện thoại hoặc nói
chuyện trực tiếp để:
+ Sàng lọc khách hàng.
+ Mời khách hàng tới quầy hoặc thiết lập cuộc hẹn bên ngoài.
Mục tiêu: xác định khách hàng tiềm năng
Bước 4: Phân tích nhu cầu khách hàng và đưa ra sản phẩm phù hợp:
Sau khi đã xác định rõ được nhu cầu của khách hàng các giao dịch viên sẽ xem xét nhu
cầu của Khách hàng và tìm hiểu đặc điểm của sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của
khách hàng hay không để có thể đưa ra một sản phẩm phù hợp mang lại lợi ích cho
khách hàng.
Bước 5: Lập hồ sơ khách hàng:
Kế toán giao dịch sẽ tiến hành lập hồ sơ cho khách hàng khi biết nhu cầu của khách
hàng như thế nào, hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao Chứng minh nhân dân.
+ Thu thập đầy đủ thông tin khách hàng trên Giấy đăng ký mở tài khoản, giấy
đăng ký chữ ký. Sau đó giao dịch viên mở tài khoản khách hàng dưới sự kiểm soát của
Kiểm soát viên. Cuối cùng là lưu trữ hồ sơ khách hàng.
-Thủ tục đối với khách hàng mới giao dịch gửi tiền tiết kiệm lần đầu:
• Khách hàng gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại ngân
hàng nhận tiền gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau:
- Đối với khách hàng là cá nhân Việt Nam phải xuất trình chứng minh
nhân dân.
- Đối với khách hàng là cá nhân nước ngoài thì phải xuất trình hộ chiếu
có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn thời hạn gửi tiền.
• Khách hàng gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại ngân hàng nhận tiền tiết
kiệm. Trường hợp khách hàng không thể viết được dưới mọi hình thức
thì giao dịch viên sẽ cho khách hàng điểm chỉ vào chứng từ và phải có
người giám hộ đi cùng để xác nhận.
-Thủ tục các lần giao dịch gửi tiền tiết kiệm tiếp theo:
Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng quy định phù hợp với đặc điểm, điều
kiện kinh doanh, mô hình quản lý của ngân hàng, đảm bảo việc nhận tiền gửi tiện lợi,
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 21
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
chính xác và an toàn cho tài sản. Đối với giao dịch gửi tiền vào thẻ tiết kiệm đã cấp,
khách hàng gửi tiền có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua người thân khác theo
quy định của ngân hàng như khách hàng có thể ủy quyền cho người thân của mình lên
thực hiện giao dịch.
Bước 6: Chăm sóc khách hàng:
Bước chăm sóc khách hàng là một trong những công việc quan trọng nhằm giữ và phát
triển khách hàng. Lựa chọn những hình thức chăm sóc khách hàng tối ưu nhất như:
chương trình tri ân khách hàng, tặng quà nhân các ngày sinh nhật, ngày lễ, gọi điện
thoại cho khách hàng khi sổ tiết kiệm đến thời hạn nhận lãi hoặc gọi hỏi han, nói
chuyện, thăm hỏi nếu khách hàng bị bệnh.
Khi khách hàng đến giao dịch thì nói chuyện, hỏi han nhẹ nhàng, mang trà, nước hoặc
cà phê ra mời khách dùng.
Luôn tỏ thái độ vui vẻ, hòa đồng với khách cho dù khách có khó chịu hay bựa bội với
mình.
Nếu thực sự chăm sóc khách hàng tốt thì khách hàng sẽ luôn đi cùng mình và khong
những thế khách hàng cũ còn giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới, lớn cho ngân
hàng mình.
2.1.2 Công việc thực tập được giao của bản thân tại PNB – cn Đồng Nai
Ngày 15.01.2014 tôi được nhận vào thực tập tại PNB – cn Đồng Nai và được
giám đốc đưa vào thực tập tại phòng kế toán của chi nhánh. Tại đây tôi được các anh
chị hướng dẫn cho nhiều loại giao dịch của ngân hàng nhưng tôi chỉ quan tâm đến vấn
đề tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
Trong quá trình thực tập tôi tìm hiểu và đọc các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ và
quy trình thực hiện tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng như:
- Nội quy cơ quan
- Tìm hiểu tình hình huy động tiền gửi của ngân hàng từ khi hoạt đông cho đến
thời điểm hiện tại
- Tài liệu và quy trình tiến hành huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân.
- Lắng nghe và học tập các anh chị giao dịch với khách hàng.
- In và photo tài liệu được giao.
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 22
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Nhờ được thực tập tại phòng kế toán của PNB – cn Đồng Nai mà tôi đã hiểu rõ hơn về
tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. So với ngày xưa chỉ được
học qua sách vở và thầy cô mà giờ tôi được tận mắt chứng kiến việc giao dịch và còn
hiểu rõ nghĩa của huy động tiền gửi tiết kiệm, Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá
nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được
hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại:
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn
Sau đây tôi sẽ nói cụ thể về 2 loại tiền gửi tiết kiệm trên:
♦ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm nhờ NH cất trữ, bảo quản hộ tài sản,
tích lũy tài sản, ngoài ra loại tiền này có thể rút ra bất cứ khi nào mà không cần báo
trước vào bất cứ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Nên thế nguồn
vốn này ngân hàng nhận vào ngân hàng ít được sử dụng vì không biết chắc chắn khách
hàng sẽ rút ra khi nào, phần lớn ngân hàng sử dụng để đảm bảo thanh toán cho khách
hàng. NH trả lãi cho khách hàng với lãi suất rất thấp (thấp hơn nhiều so với tiền gửi có
kỳ hạn).
Hiện giờ mức lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại Southernbank là
1.2%/năm.
♦ Tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn
Tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn là hình thức tiết kiệm với mục đích chủ yếu những
khoản tiền nhàn rỗi của mình khi gửi vào ngân hàng được sinh lợi một cách an toàn và
hiệu quả khi căn cứ vào thời hạn chọn khi gửi tiền. Với tiết kiệm có kỳ hạn, khách
hàng gửi tiền một lần và rút vốn gửi ban đầu, tiền lãi trả vào đúng thời điềm đáo hạn
của sổ tiết kiệm. Khách hàng đến thời điểm đáo hạn có thể đến lãnh lãi hoặc gốc, nếu
rút trước thời điểm đáo hạn thì sẽ hưởng lãi như của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Ngoài ra mục đích của tiền gửi có kỳ hạn là Khách hàng muốn đầu tư để hưởng lãi chứ
không phải để cất trữ hay thanh toán. Chính vì vậy lãi suất của nguồn vốn này tương
đối cao, nhưng lại khá ổn định và nó chỉ được thay đổi khi Ngân hàng Nhà Nước thay
đổi. Các hình thức thường thấy là phiếu tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm……
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 23
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
▪ Ngoài hai loại tiền gửi trên Southernbank còn có tiền gửi trên tài khoản thanh toán
của cá nhân nhằm mục đích thuận tiện chi trả khi thanh toán như séc cá nhân, thẻ
thanh toán ( thẻ ATM), rút tiền mặt…….
Còn với các tổ chức: Tiền gửi thanh toán nhằm mục đích phục vụ các giao dịch
thanh toán của tổ chức, doanh nghiệp như: rút séc, chuyển khoản đi các ngân hàng
khác để thanh toán tiền hàng, tiền thuế, tiền bảo hiểm…. và nhằm đảm bảo an toàn cho
tài sản của tổ chức của mình.
Từ các hoạt động thu hút và tìm kiếm khách hàng ta tiếp tục tư vấn cho
khách hàng các loại hình giao dịch tại Southernbank và quan trọng hơn là giúp khách
hàng có được danh mục đầu tư, lựa chọn các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
Thông qua nghiệp vụ này ngân hàng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ tác dụng của việc
không sử dụng tiên mặt trong lưu thông và tác dụng của việc gửi tiền, tài sản vào ngân
hàng hơn là cất trữ trong nhà.
Bảng 2.1 Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn tháng
Thời hạn
01
Tháng
02
Tháng
03
Tháng
04
Tháng
05
Tháng
06
Tháng
07
Tháng
08
Tháng
Trả trước - - - - - 6.70 6.70 6.70
Hàng tháng - 5.80 5.80 5.80 5.80 7.50 7.50 7.50
Hàng quý - - - - - 7.60 - -
Cuối kỳ (%/năm) 6.00 6.00 6.00 6.00 6.00 7.70 7.70 7.70
Thời hạn
09
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
Tháng
13
Tháng
18
Tháng
24
Tháng
36
Tháng
Trả lãi
Trả trước 6.70 6.70 6.70 7.60 7.60 7.60 7.60 7.60
Hàng tháng 7.50 7.50 7.50 8.40 8.40 8.40 8.40 8.40
Hàng quý 7.60 - - 8.50 8.50 8.50 8.50 8.50
Cuối kỳ (%/năm) 7.70 7.70 7.70 8.60 8.60 8.60 8.60 8.60
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 24
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
(Nguồn: bảng lãi suất tiết kiệm của Southernbank ngày 19.03.2014)
Khi đến hạn mà khách hàng không đến rút thì lãi được nhập gốc và chuyển
sang một kỳ hạn mới giống như kỳ hạn đã gửi với lãi suất theo lãi suất tại thời điểm
đó.
Trường hợp tất toán tài khoản mà qua 1 kỳ hạn rồi thì máy đã tự động nhập lãi
vào gốc , những ngày còn lại tính lãi suất không kỳ hạn.
Trường hợp lĩnh lãi theo định kỳ kế toán lập phiếu chi trả lãi cho khách hàng, in
sổ chuyển sang kiểm soát duyệt và đưa cho thủ quỹ chi tiền
Nếu khách hàng rút vốn trước hạn hoặc sau hạn theo quy định kế toán hạch
toán cho khách hàng nhận lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền.
Trường hợp khách hàng gửi tiền mà không đi rút được thì làm giấy ủy quyền
nhờ người khác đi nhận thay.
Trường hợp bị mất sổ tiết kiệm thì phải đến báo cho Ngân hàng và làm giấy báo
mất sổ, ngân Hàng sẽ làm thông báo báo cho toàn hệ thống, phong tỏa tài khoản tiết
kiệm của khách hàng và theo dõi trong vòng 7 ngày. Nếu không có khiếu nại hoặc
không có vấn đề gì xảy ra thì Ngân hàng sẽ cho khách hàng rút tiền.
Mỗi ngân hàng có mức lãi suất khác nhau nhưng với chính sách lãi suất cạnh tranh
ở từng thời điểm cùng sản phẩm dịch vụ tốt là cơ sở tốt để Southernbank - cn Đồng
Nai thu hút tiền nhàn rỗi của khách hàng về mình.
2.2 Kiểm soát nội bộ quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP
Phương Nam – CN Đồng Nai
2.2.1 Quy trình hoạt động của tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm.
Huy động tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân được gửi vào tài
khoản tiền gửi tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Quy trình hoạt động của tình hình huy động:
SVTT: PHAN THỊ THU HẬU Trang 25