Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phân tích hoạt động phân phối thuốc của công ty cổ phần dược vật tư y tế thanh hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 84 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK.60720412
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa
Thời gian thực hiện: 19/01/2015 đến 19/05/2015


HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và
những người thân.
Lời đầu tiên, tôi gửi lời chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị
Song Hà người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình chu đáo chỉ bảo nhiều ý
kiến sâu sắc giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản
lý và Kinh tế dược, phòng Sau đại học, Ban Giám hiệu cùng toàn thể các
thầy giáo cô giáo trường đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Tổng giám đốc, Phòng Tổ chức, phòng Kế
hoạch kinh doanh, phòng Tài vụ, phòng Đảm bảo chất lượng, phòng Kế
hoạch sản xuất Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đã tận tình
giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, thông tin đầy đủ và chính xác để
tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và những người
thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ những khó khăn, khích lệ và động
viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 05 năm 2015
Học viên. Nguyễn Thị Thanh Hương

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................
MỤC LỤC .......................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................... 2
1.1. Tổng quan về hoạt động phân phối thuốc ....................................... 2
1.1.1. Một số khái niệm về phân phối ......................................................... 2
1.1.2. Phân phối thuốc ................................................................................. 8
1.2. Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới và ở Việt Nam ........... 11
1.2.1. Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới ........................................ 11
1.2.3. Thực trạng thị trường thuốc ở Việt Nam ........................................ 16
1.3. Một vài nét về Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa ....... 22
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................... 22
1.3.2. Chức năng, hoạt động của công ty .................................................. 22
1.3.3. Một số kết quả đạt được .................................................................. 23
1.3.4. Sơ đồ tổ chức của Thephaco ........................................................... 24
1.3.5. Một vài nét về hoạt động phân phối thuốc tại Công ty cổ phần Dược
- Vật tư y tế Thanh Hóa............................................................................. 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................... 26


2.3.2. Tóm tắt nội dung nghiên cứu .......................................................... 27
2.3.3. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 28

2.3.4. Nguồn thu thập và phương pháp thu thập số liệu ........................... 30
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................... 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 32
3.1. Phân tích thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc
của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014.
................................................................................................................... 32
3.1.1. Tổ chức mạng lưới phân phối ......................................................... 32
3.1.2. Nhân lực mạng lưới phân phối........................................................ 35
3.1.3. Cơ sở vật chất trong mạng lưới phân phối ...................................... 37
3.1.4. Số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco năm 2014...................38
3.1.5. Cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014..................................39
3.1.6. Kinh phí phục vụ hoạt động phân phối...........................................40
3.2. Phân tích kết quả hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần
Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014 thông qua một số chỉ
tiêu. ............................................................................................................ 41
3.2.1. Các chỉ tiêu về doanh thu ................................................................ 41
3.2.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ........................................................ 47
3.2.3. Tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối của Thephaco
năm 2014 ................................................................................................... 48
3.2.4. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong mạng lưới
phân phối của Thephaco năm 2014........................................................... 49
3.2.5. Nộp ngân sách Nhà nước ................................................................ 50
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 51
4.1. Về thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của
Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 ...................... 51


4.1.1. Về tổ chức mạng lưới phân phối năm 2014 .................................... 51
4.1.2. Về nhân lực hệ thống phân phối năm 2014 .................................... 52
4.1.3. Về cơ sở vật chất mạng lưới phân phối năm 2014.......................... 52

4.1.4. Về số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco năm 2014 ............. 53
4.1.5. Về cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014.............................54
4.1.6. Về kinh phí phục vụ hoạt động phân phối ...................................... 54
4.2. Về kết quả hoạt động phân phối của Công ty ty cổ phần Dược - Vật tư
y tế Thanh Hóa năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu. .............................. 55
4.2.1. Các chỉ tiêu về doanh thu ................................................................ 55
4.2.2. Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ................................................... 58
4.2.3. Về tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối của
Thephaco năm 2014 .................................................................................. 58
4.2.4. Về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong mạng lưới
phân phối của Thephaco năm 2014........................................................... 59
4.2.5. Về nộp ngân sách Nhà nước ........................................................... 60
4.3. Một số hạn chế của đề tài ................................................................... 60
KẾT LUẬN ................................................................................................62
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ...........................................

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế


CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CN


: Chi nhánh

CTCP

: Công ty cổ phần

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

DT

: Doanh thu

GDP

: Good distribution practice - Thực hành tốt phân phối thuốc

GSP

: Good storage practice - Thực hành tốt bảo quản thuốc

GLP

: Good Laboratory Practice - Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm

GMP

: Good Manufactory Practice - Thực hành tốt sản xuất thuốc


GPP

: Good Pharmacy Practice - Thực hành tốt nhà thuốc

GPs

: Good Practices

HĐPP

: Hoạt động phân phối

HTPP

: Hệ thống phân phối

KHKD

: Kế hoạch kinh doanh

LN

: Lợi nhuận

SX

: Sản xuất

TCCL


: Tiêu chuẩn chất lượng

Thephaco

: Thanh Hoa medical materials pharmaceutical Joint stock
company (Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa)

TNHH
MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

WHO

: World Health Organization -Tổ chức Y tế thế giới

WTO

: Worrld Trade Organnization - Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC BẢNG


Bảng

Tên bảng

Trang

1.1


Các phương thức phân phối

4

1.2

Dự báo mức tăng trưởng hàng năm thị trường dược
phẩm một số nước năm 2012-2017

11

1.3

20 công ty có doanh thu cao nhất năm 2014

12

2.1

Các biến số nghiên cứu của đề tài

28

3.1

Cơ cấu nhân lực theo trình độ và giới tính năm 2014

35


3.2

Cơ sở vật chất trong mạng lưới phân phối của Thephaco
năm 2014

37

3.3

Tổng số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco
năm 2014

38

3.4

Cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014

40

3.5

Kinh phí phục vụ cho hoạt động phân phối của
Thephaco năm 2014

41

3.6

Doanh thu theo nhóm hàng phân phối của Thephaco

năm 2014

42

3.7

Doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco năm 2014

43

3.8

Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh của
Thephaco năm 2014

45

3.9

Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực ngoại tỉnh
của Thephaco năm 2014

46

3.10

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Thephaco năm 2014

47



3.11

Tỷ lệ hàng phân phối của Thephaco bị trả về năm 2014

48

3.12

Thu nhập bình quân/ tháng của CBCNV năm 2014

49

3.13

Mức nộp và tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước của
Thephaco năm 2014

50

DANH MỤC HÌNH


Hình

Tên hình

Trang

1.1


Sơ đồ kênh phân phối tổng quát

6

1.2

Mô hình mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo
của WHO

14

1.3

Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Dược - VTYT
Thanh Hóa

24

2.1

Tóm tắt nội dung nghiên cứu

27

3.1

Sơ đồ tổ chức mạng lưới phân phối của Thephaco

32


3.2

Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối

34

3.3

Biểu đồ tỷ lệ lao động theo trình độ trong mạng lưới
phân phối

36

3.4

Biểu đồ tỷ lệ lao động theo giới tính trong mạng lưới
phân phối

36

3.5

Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng phân phối
năm 2014

42

3.6


Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco
năm 2014

44

3.7

Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất khu vực
ngoại tỉnh của Thephaco năm 2014

46

ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong môi trường của nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất phải
tự mình đảm nhận công tác tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên có rất ít trường
hợp nhà sản xuất có thể bán trực tiếp tất cả các sản phẩm của mình đến tận
tay người tiêu dùng cuối cùng mà thường phải thông qua các tổ chức trung
gian như các chi nhánh, các nhà bán buôn, các nhà bán lẻ, … Tức là phải
thiết lập nên một mạng lưới và chính sách phân phối nhằm đảm bảo chuyển
giao sản phẩm của doanh nghiệp từ khâu sản xuất sang khâu tiêu thụ và
tiêu thụ được sản phẩm.
Mạng lưới phân phối có một vai trò vô cùng quan trọng quyết định
đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để xây dựng và phát triển
mạng lưới phân phối thành công, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải dày công
nghiên cứu tâm lý hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng để từ đó
tìm ra phương án tối ưu cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực dược phẩm,
phân phối thuốc càng có vai trò quan trọng do thuốc là một loại hàng hóa
đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe người sử dụng.

Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa là một trong những
doanh nghiệp cổ phần có doanh thu lớn nhất và đóng thuế thu nhập doanh
nghiệp lớn nhất cả nước. “Phát triển bền vững”, “Chất lượng - Niềm tin” là
mục tiêu xuyên suốt quá trình hoạt động và phát triển của Công ty. Chất
lượng sản phẩm công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường, thương
hiệu Thephaco ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Hiện nay thị trường dược phẩm đã có nhiều thay đổi và càng ngày
càng cạnh tranh gay gắt. Với mong muốn góp phần vào hoàn thiện trong tổ
chức và quản lý hệ thống phân phối phù hợp với quy mô mở rộng doanh

1


nghiệp phục vụ định hướng phát triển lâu dài và ổn định của công ty, chúng
tôi thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ
phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014”.
Đề tài được tiến hành với 2 mục tiêu sau:
1. Phân tích thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc
của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014.
2. Phân tích kết quả hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần
Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu.
Từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu
quả, tính chuyên nghiệp của mạng lưới phân phối tại Công ty.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hoạt động phân phối thuốc
1.1.1. Một số khái niệm về phân phối
 Phân phối

2



Phân phối là hoạt động liên quan đến điều hành tổ chức, vận chuyển,
phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, trong một quốc
gia hay ở các nước, các khu vực trên thế giới [1].
Xây dựng chính sách phân phối để đưa hàng hóa và dịch vụ kịp thời
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đảm bảo sự ăn khớp giữa cung và cầu
trên thị trường.
Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách
marketing. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp hoạt động kinh doanh
an toàn hơn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm sự cạnh
tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh, hiệu quả và phát triển
thị trường tiêu thụ [1].
 Phương thức phân phối
Có 2 phương pháp phân phối phổ biến: phương pháp phân phối trực
tiếp và phương pháp phân phối gián tiếp [1]. Các công ty thường sử dụng
cả hai phương pháp phân phối trực tiếp và gián tiếp song song với nhau để
tận dụng các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của mỗi phương pháp.

Bảng 1.1. Các phương thức phân phối [1]
PHƯƠNG
THỨC PHÂN
PHỐI

Trực tiếp

4

Gián tiếp



Phân phối trực tiếp từ người sản

Phân phối hàng hóa
xuất đến người tiêu dùng không
qua hệ thống trung gian
qua trung gian

Đặc điểm

Sơ đồ

- Nhà sản xuất tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng không qua trung

Ưu điểm

Nhược điểm

gian
- Người sản xuất nắm vững được
các biến động thị trường, chủ - Có thể chia sẻ rủi ro
động đưa ra các quyết định về trong kinh doanh
hoạt động phân phối, kiểm tra,
giám sát chặt chẽ hoạt động phân
phối.
- Lợi nhuận bị chia sẻ
- Doanh nghiệp phải chia sẻ
- Doanh nghiệp khó
nguồn vốn cho các hoạt động

kiểm soát hoạt động
phân phối và phải tự chịu rủi ro
phân phối trên thị
nên rất tốn kém
trường

 Kênh phân phối
Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về kênh phân phối.

5


Theo quan điểm của các nhà quản trị học: Kênh phân phối là một tổ
chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài để
quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục
tiêu trên thị trường doanh nghiệp [7].
Kênh phân phối có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ
người sản xuất đến người tiêu dùng (hoặc người sử dụng cuối cùng). Nó
cũng được coi như dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hóa khi chúng
được mua bán qua các tổ chức và cá nhân khác nhau [7].
Theo một định nghĩa khác: Kênh phân phối là chuỗi các công ty độc
lập liên quan đến quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu
dùng [1].
Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất
đến người mua cuối cùng. Tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh
phân phối được gọi là các thành viên của kênh. Những thành viên nằm giữa
nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (nếu có) được gọi là các trung
gian phân phối [36].
Chức năng cơ bản nhất của tất cả các kênh phân phối là giúp doanh
nghiệp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng với đúng mức giá họ có thể mua,

đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian, địa điểm mà họ yêu cầu. Kênh
phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sản xuất đến
người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được
những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản
xuất và người tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ [19].
 Các loại kênh phân phối
Kênh phân phối trực tiếp: kênh cấp 0

6


Kênh phân phối gián tiếp: Kênh cấp 1,2,3 ... cấp n có độ dài ngắn
khác nhau, số lần hàng hóa qua tay trung gian càng nhiều thì kênh phân
phối càng dài, cấp kênh càng lớn [1].

Kênh cấp 0

Kênh cấp 1

Kênh cấp 2

Kênh cấp n

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất


Nhà bán buôn

Nhà bán buôn

………

Người tiêu dùng

Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Hình 1.1. Sơ đồ kênh phân phối tổng quát [1]
Hiện tại các doanh nghiệp thường sử dụng kênh phân phối hỗn hợp.
Việc sử dụng kênh phân phối hỗn hợp tạo nên sức mạnh cạnh tranh thành
công trong hệ thống phân phối nhờ kết hợp những ưu điểm của từng loại
kênh, đáp ứng tối đa phục vụ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Để lựa chọn kênh phân phối thích hợp, các doanh nghiệp căn cứ vào
một số yếu tố như đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm
người tiêu dùng, đặc điểm địa lý…[1].


7


 Tổ chức kênh phân phối
Là việc thiết lập cơ cấu tổ chức sao cho hoạt động cung ứng sản
phẩm và dịch vụ cho khách hàng có hiệu quả, đồng thời đạt được những
mục tiêu về doanh số và lợi nhuận đã đề ra.
Tùy vào tình hình cụ thể trong từng giai đoạn, các công ty có thể tổ
chức kênh phân phối thành các nhóm theo sản phẩm, theo nhóm khách
hàng, theo khu vực địa lý, theo mục tiêu cụ thể … [23].
1.1.2. Phân phối thuốc
 Phân phối thuốc
Phân phối thuốc là việc phân chia và di chuyển, bảo quản thuốc từ
kho của cơ sở sản xuất thuốc hoặc từ trung tâm phân phối cho đến người sử
dụng hoặc đến các điểm phân phối bảo quản trung gian hoặc giữa các điểm
phân phối, bảo quản trung gian bằng các phương tiện vận chuyển khác
nhau [2].
 Thực hành tốt phân phối thuốc
“Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP là viết tắt của Good
Distribution Practice - là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn
diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ
tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc.
Nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc” áp dụng đối với các cơ
sở tham gia vào quá trình phân phối thuốc trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm
các cơ sở sản xuất, kể cả cơ sở sản xuất sản phẩm trung gian, sản xuất
thành phẩm thuốc, cơ sở cung cấp, xuất nhập khẩu, phân phối, bán buôn,
các cơ sở vận chuyển, các đại lý giao nhận, các cơ sở đầu mối bảo quản,
phân phối thuốc của các chương trình y tế quốc gia [2].

8



Việc tuân thủ đúng các nguyên tắc của “Thực hành tốt phân phối
thuốc” là góp phần duy trì ổn định chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu
thông trên thị trường, giúp hệ thống đảm bảo chất lượng được củng cố bền
vững.
Nội dung nguyên tắc “thực hành tốt phân phối thuốc” quy định một
số nội dung cơ bản sau đây [2].
- Quy định về tổ chức và quản lý
Cơ sở phân phối thuốc phải có tư cách pháp nhân, có một cơ cấu tổ
chức thích hợp, được phân công nhiệm vụ rõ ràng.
- Quy định về nhân sự
Bố trí đủ nhân sự để tiến hành tất cả các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm
của cơ sở phân phối và đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có trình độ chuyên môn phù hợp với chủng loại mặt thuốc phân
phối, được đào tạo về các yêu cầu của "Thực hành tốt phân phối thuốc", về
các quy định của pháp luật liên quan, và đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu
đó.
+ Có đủ khả năng và kinh nghiệm phù hợp với trách nhiệm được
giao để bảo đảm thuốc được bảo quản, phân phối đúng cách.
- Quy định về quản lý chất lượng
Tất cả các thuốc phải được lưu hành hợp pháp, và phải được mua, cung
cấp cũng như bán, giao hàng, gửi hàng bởi các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dược hợp pháp, đáp ứng các quy định của pháp luật.
- Quy định về cơ sở, kho tàng và bảo quản
Tất cả các cơ sở phân phối thuốc phải có các điều kiện kho tàng,
phương tiện bảo quản thuốc tuân thủ theo đúng các nguyên tắc "Thực hành

9



tốt bảo quản thuốc" (GSP). Kho phải có các khu vực bảo quản, khu vực
nhận và xuất hàng, khu vực lấy mẫu, điều kiện và yêu cầu trong bảo quản,
nhận hàng, quay vòng hàng tồn kho và kiểm soát các dược phẩm quá hạn.
- Quy định về phương tiện vận chuyển và trang thiết bị
+ Tất cả các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị được sử dụng
trong bảo quản, phân phối và xử lý thuốc phải thích hợp với mục đích sử
dụng và phải bảo vệ được thuốc tránh các điều kiện có thể ảnh hưởng xấu
đến độ ổn định, tính toàn vẹn của bao bì, thuốc và phòng tránh việc nhiễm
bẩn.
+ Trong quá trình vận chuyển, nếu có các yêu cầu về điều kiện bảo
quản đặc biệt (ví dụ về nhiệt độ và độ ẩm cụ thể), thì phải bảo đảm các điều
kiện đó, có kiểm tra, theo dõi và lưu hồ sơ.
- Quy định về thu hồi sản phẩm và sản phẩm bị loại, bị trả về
Phải thiết lập một hệ thống, bao gồm cả quy trình bằng văn bản, để
thu hồi nhanh chóng và có hiệu quả những thuốc được xác định hoặc nghi
ngờ là có khiếm khuyết, và chỉ định rõ người chịu trách nhiệm thu hồi.
Sản phẩm bị loại bỏ và những sản phẩm bị trả lại cho nhà phân phối
phải được nhận dạng phù hợp và được xử lý theo một quy trình, trong đó ít
nhất phải có việc giữ các sản phẩm đó ở khu vực biệt trữ nhằm tránh lẫn
lộn và ngăn ngừa việc tái phân phối cho tới khi có quyết định về biện pháp
xử lý. Điều kiện bảo quản áp dụng cho thuốc bị loại bỏ hoặc trả về phải
được duy trì trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển cho tới khi có
quyết định sau cùng.
“Thực hành tốt phân phối thuốc” là một phần của công tác bảo đảm
chất lượng thuốc theo quan điểm Quản lý chất lượng toàn diện (Total

10



Qualtity Management). Bộ Y tế với chiến lược áp dụng đồng bộ 5 GPs bao
gồm:
- “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP.
- “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm” - GLP.
- “Thực hành tốt bảo quản thuốc” - GSP.
- “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP.
- “Thực hành tốt nhà thuốc” - GPP.
nhằm đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất đến tay người sử dụng,
giảm tỷ lệ thuốc giả và thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng [5].
1.2. Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới
Ngành dược thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 20 của thế kỷ
trước. Thụy Sĩ, Đức và Ý là những nước đầu tiên phát triển công nghiệp
dược, tiếp sau đó là Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan,…Qua nhiều thập kỷ phát triển,
môi trường sản xuất và kinh doanh dược phẩm có nhiều thay đổi, hoạt động
mua bán sáp nhập trên quy mô toàn cầu làm một số tập đoàn dược phẩm
khổng lồ thống trị thị trường dược thế giới và kiểm soát nền công nghiệp
dược toàn cầu.
Dân số toàn tầu tăng nhanh, nhất là lứa tuổi trên 60, cùng môi trường
sống bị ô nhiễm là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu về thuốc
men chăm sóc sức khỏe con người, tác động tới tổng giá trị tiêu thụ thuốc
trên toàn thế giới [24].
 Tổng doanh thu tiêu thụ thuốc trên thế giới

11


Giai đoạn 2004 - 2013, tổng doanh thu tiêu thụ thuốc trên thế giới
tăng trưởng bình quân 5,8%/năm từ mức 455 tỷ USD năm 2004 lên mức
717 tỷ USD năm 2013. Giai đoạn 2014 - 2018, theo ước tính của

EvaluatePharma, mức tiêu thụ thuốc toàn cầu sẽ gần chạm ngưỡng 900 tỷ
USD vào năm 2018 [17].
 Tăng trưởng hàng năm thị trường dược phẩm một số nước 2012-2017
Giai đoạn 2012-2017, tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm
ở các nước có công nghiệp dược phát triển sẽ chậm lại, bình quân khoảng 1%
- 4%, đáng lưu ý là Pháp và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng âm. Nhóm
các quốc gia có công nghiệp dược đang phát triển sẽ có tốc độ tăng trưởng
mạnh mẽ do chi tiêu cho dược phẩm của người dân các nước này hiện còn
khá thấp. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với mức tăng trưởng 15% - 18%
điều này sẽ làm cho Trung Quốc có tổng giá trị tiêu thụ thuốc đứng thứ nhì
thế giới, chỉ sau Mỹ trong vài ba năm tới; Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng từ
11% -14%.
Tương lai thị trường dược phẩm khu vực Đông Nam Á đầy hứa hẹn,
Singapore sẽ có mức tăng trưởng hàng năm là 9,3%, sẽ là trung tâm thương
mại dược phẩm quan trọng thế giới, kết nối khu vực này với phía Tây [24].
Bảng 1.2. Dự báo mức tăng trưởng hàng năm thị trường dược phẩm
một số nước 2012-2017

Nguồn: FPTS, IMS Health.

Trong đó:

12


- Các quốc gia có công nghiệp dược phát triển gồm: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý,
Tây Ban Nha, Anh và Hàn Quốc.
- Các quốc gia có công nghiệp dược đang phát triển gồm:
Nhóm 1:


Trung Quốc.

Nhóm 2:

Brazil, Ấn Độ, Nga.

Nhóm 3:
Argentina, Ai Cập, Indonesia, Mexico, Pakistan, Ba Lan,
Romania, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Venezuela, Việt Nam [29].

 20 công ty dược phẩm có doanh thu cao nhất thế giới
Các tập đoàn dược phẩm ở những nước có nền công nghiệp dược phát
triển đã mở rộng quy mô vượt tầm quốc gia, có mặt trên toàn cầu. Nhóm 20
tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới tập trung ở khu vực Bắc Mỹ (Mỹ,
Canada) và Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy sĩ,…) [24].
Bảng 1.3. Hai mươi công ty có doanh thu cao nhất năm 2014

Công ty

Xếp thứ
hạng
năm 2014

Doanh thu (triệu USD)
2014

2013

2012


Novartis

1

51.307

50.576

50.521

Pfizer

2

44.929

44.330

46.707

Sanofi

3

40.037

38.181

38.531


Roche

4

37.607

36.146

34.958

Merck  Co

5

36.550

36.350

39.891

Johnson  Johnson

6

36.422

30.784

27.717


AstraZeneca

7

33.313

30.257

31.704

GlaxoSmithKline

8

31.470

32.544

32.736

Teva

9

26.001

24.258

24.762


GileadSciences

10

23.673

11.011

9.540

13


Amgen

11

20.473

18.621

17.103

Eli Lilly

12

19.909

23.045


21.583

Abbvie

13

19.049

18.150

17.881

Bayer

14

18.347

17.276

16.431

Boehringer Ingelheim

15

17.650

17.375


16.889

Nono Nordisk

16

16.831

14.300

12.576

Actavis

17

15.978

12.742

12.375

Takeda

18

13.376

13.399


15.909

Otsuka

19

12.290
11.023

12.756

11.087

10.325

Bristol-Myers SQB.
Mylan

20

Tổng

11.980
527.192

Tỷ lệ (so với tổng doanh thu

56,3


toàn cầu)
Tổng doanh thu toàn cầu

936.500

491.455 490.895
56,2

57,2

874.611 857.710

ơ

Nguồn [28][30]
Như vậy, trong 3 năm, 20 công ty có tổng doanh thu cao nhất - có
tổng doanh thu chiếm thị phần khá lớn, trung bình chiếm gần 60% doanh
thu dược phẩm toàn cầu. Doanh thu tập trung ở các hãng lớn, có tên tuổi
được người mua tin dùng. Tuy nhiên, tổng doanh thu của 20 công ty này có
xu hướng giảm dần do sự trỗi dậy của các quốc gia mới nổi, dẫn đầu là
Trung Quốc và Ấn Độ, Nga, Brasil).

 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc

14


CÁC TUYẾN

HỆ THỐNG TƯ NHÂN


HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC

Các nhà cung ứng
đa quốc gia

CẤP ĐA QUỐC GIA

Các doanh nghiệp sản
xuất thuốc trong nước

Các cơ quan cung ứng
của chính phủ:

CẤP QUỐC GIA
Các công ty bán buôn

CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ

Các cơ quan mua sắm
quốc tế

Các nhà phân phối

Hồ sơ sản phẩm
Đơn vị mua sắm
Đơn vị nhập khẩu
Quản lý tồn trữ, tài
chính, kho thuốc …


Các công ty, bệnh viện …

Cấp huyện: Trung tâm
y tế, bệnh viện …

CẤP HUYỆN
Các nhà thuốc, đại lý

Các cán bộ y tế làm
việc tại cộng đồng

CỘNG ĐỒNG

NGƯỜI SỬ DỤNG

Hình 1.2. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo của WHO [1]

Ghi chú:

Đường phân phối truyền thống
Đường phân phối thuốc có thể biến đổi

15


1.2.3. Thực trạng thị trường thuốc ở Việt Nam
1.2.3.1. Một vài nét về thị trường thuốc Việt Nam
Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ
nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa dược và
chưa tự phát minh được thuốc. Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại

Việt Nam đang được nhập khẩu từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ [18].
Ngành dược Việt Nam đang hội tụ rất nhiều tiềm năng hấp dẫn. Tốc
độ tăng trưởng dân số ổn định, sự nhận thức về sức khỏe của tầng lớp trung
lưu và khả năng tiếp cận thuốc ngày càng được cải thiện là những yếu tố
giúp ngành dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian
tới.
Nhìn chung ngành dược Việt Nam còn nhiều khó khăn về mặt cơ cấu
và chính sách nhưng có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tốc độ
tăng trưởng dân số bền vững và sự nhận thức của tầng lớp trung lưu Việt
Nam về sức khỏe ngày càng cao sẽ là những động lực chính thúc đẩy nhu
cầu chi tiêu dược phẩm. Những tín hiệu vĩ mô tích cực cũng sẽ hỗ trợ các
công ty dược phẩm trong nước trong việc duy trì lợi nhuận trong những
năm sắp tới [24].
Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dược được duy trì tương
đối ổn định và đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ thuốc phục vụ công tác khám
bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và thiên tai [4].
BMI dự báo ngành dược phẩm vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ
trung bình 15,5%/năm trong vòng 5 năm tới, và đóng góp đến 2,2% vào
GDP vào năm 2017. Tuy sản phẩm ngoại vẫn chiếm ưu thế trong tương lai
gần, nhưng các doanh nghiệp nội địa vẫn sẽ tích cực đầu tư sản xuất, tìm
kiếm phương thuốc mới, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế,

16


×