Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phân tích hoạt động của các quầy thuốc GPP tại chi nhánh thọ xuân, công ty cổ phần dược vật tư y tế thanh hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 66 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC HƢƠNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỢP
LỰC THANH HÓA NĂM 2014
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC HƢƠNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
THUỐC TẠIBỆNH VIỆN ĐA KHOA
HỢP LỰC THANH HÓANĂM 2014
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TCQLD
MÃ SỐ: CK60720412
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
Nơi thực hiện: Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
Bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2015 đến tháng 05 /2015

HÀ NỘI 2015



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới các
thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ, ủng hộ tôi trong
thời gian qua, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị
Thanh Hương – người giảng viên kính mến đã tận tình chỉ bảo tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Cảm ơn cô vì ngoài những kiến
thức chuyên môn tôi còn được dạy phương pháp làm việc hiệu quả, khoa
học, trung thực.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô trong bộ môn
Quản lý và Kinh tế dược đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc và khoa
Dược bệnh viện Đa khoa Hợp Lực – nơi tôi đang công tác, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi được học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên
môn và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn trong lớp CKI
khóa 16 và các bạn bè thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn trong
cuộc sống và dành cho tôi những tình cảm, sự động viên khích lệ trong suốt
thời gian qua.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Nguyễn Ngọc Hƣơng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………. ..................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN………………. .............................................. 3
1.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại một số bệnh viện tại Việt Nam....... 3
1.1.1. Vai trò của HĐT&ĐT trong xây dựng, quản lý DMT .................... 3
1.1.2. Cơ cấu DMT và thực trạng sử dụng thuốc tại một số bệnh viện. .. 5

1.1.3. Danh mục thuốc thiết yếu (TTY)...................................................... 9
1.1.4 Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh. ........... 10
1.2

Thực trạng kê đơn ngoại trú ........................................................... 12

1.3

Vài nét về bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa. .................... 14

1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa Hợp Lực ............. 14
1.3.2 Mô hình tổ chức của bệnh viện ...................................................... 15
1.3.3 Cơ cấu nhân lực của bệnh viện...................................................... 16
1.3.4 Tình hình khám chữa bệnh tại BVĐK Hợp Lực năm 2014 ......... 17
1.3.5 Mô hình tổ chức của Khoa Dược BVĐK Hợp Lực ....................... 18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 19
2.1

Đối tƣợng nghiên cứu. ..................................................................... 19

2.1.1 Đối tượng. ........................................................................................ 19
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 19
2.2

Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 19

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: ...................................................................... 19
2.2.2 Các biến số nghiên cứu .................................................................. 19
2.2.3 Thu thập số liệu và xử lý số liệu..................................................... 21



CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 25
3.1

Phân tích cơ cấu DMT sử dụng tại BVĐK Hợp Lực năm 2014 .. 25

3.1.1 Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý .................................... 25
3.1.2 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ. ......................................... 27
3.1.3 Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần ............................. 28
3.1.4 Cơ cấu thuốc mang tên gốc và tên biệt dược ................................. 29
3.1.5 Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn ..................... 29
3.1.6 Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong cơ cấu DMT bệnh viện đa
khoa Hợp Lực năm 2014. .......................................................................... 30
3.1.7 Cơ cấu thuốc được bảo hiểm y tế chi trả. ...................................... 30
3.1.8 Cơ cấu thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu .............................. 31
3.1.9 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC. ............ 32
3.2

Phân tích hoạt động kê đơn điều trị ngoại trú tự nguyện . .......... 36

3.2.1 Các chỉ số tổng quát về đơn thuốc ngoại trú. ................................ 36
3.2.2 Tỷ lệ các đơn kê các hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị ........... 39
3.2.3 Tỷ lệ các đơn kê thực phẩm chức năng ......................................... 40
3.2.4 Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng. .................................... 40
3.2.5 Các cặp kháng sinh được phối hợp................................................ 41
3.2.6 Tương tác thuốc trong kê đơn ........................................................ 41
3.2.7 Chi phí trung bình cho một đơn thuốc .......................................... 42
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN……………..................................................... 43
KẾT LUẬN…………………………… .................................................... 49
KIẾN NGHỊ……………………………. .................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………. ............................................... 51


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

DMT

Danh mục thuốc

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

SYT


Sở y tế

TTY

Thuốc thiết yếu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Cơ cấu nhân lực của BVĐK Hợp Lực năm 2014 ...................... 17
Bảng 1. 2. Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện năm 2014 ................ 17
Bảng 2. 3.Các biến số nghiên cứu ............................................................... 19
Bảng 3. 4. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm dược lý .............................. 25
Bảng 3. 5. Cơ cấu tiêu thụ thuốc tại bệnh viện theo nguồn gốc, xuất xứ ... 27
Bảng 3. 6. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần - đa thành phần trong DMT .......... 28
Bảng 3. 7. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc – thuốc mang tên biệt dược ............. 29
Bảng 3. 8. Cơ cấu DMT sử dụng theo quy chế chuyên môn ...................... 29
Bảng 3. 9. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT .............................. 30
Bảng 3. 10. Cơ cấu thuốc trong DMT được BHYT chi trả ........................ 31
Bảng 3. 11. Cơ cấu thuốc trong DMT là thuốc thiết yếu ............................ 31
Bảng 3. 12. Cơ cấu DMT theo phân tích ABC ........................................... 32
Bảng 3. 13.Phân nhóm điều trị các thuốc hạng A....................................... 34
Bảng 3. 14. Cơ cấu 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất 2014 .................. 35
Bảng 3. 15. Tỷ lệ các thuốc hỗ trợ trong hạng A ........................................ 36
Bảng 3. 16. Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc ................................ 37
Bảng 3. 17. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần được kê tên gốc........................... 38
Bảng 3. 18. Tỷ lệ đơn kê kháng sinh........................................................... 38
Bảng 3. 19.Tỷ lệ đơn kê vitamin ................................................................. 39
Bảng 3. 20.Tỷ lệ các đơn kê hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị ............. 39
Bảng 3. 21.Tỷ lệ các đơn kê thực phẩm chức năng .................................... 40

Bảng 3. 22.Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được kê đơn .................................. 40
Bảng 3. 23. Các đơn thuốc phối hợp 2 kháng sinh ..................................... 41
Bảng 3. 24.Tương tác thuốc trong kê đơn................................................... 41
Bảng 3. 25.Chi phí trung bình cho một đơn thuốc...................................... 42


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Các yếu tố để xây dựng danh mục thuốc ..................................... 3
Hình 1. 2. Mô hình tổ chức BVĐK Hợp Lực Thanh Hóa .......................... 16
Hình 1. 3. Sơ đồ tổ chức khoa Dược BVĐK Hợp Lực Thanh Hóa ............ 18
Hình 3. 4. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc ..................................................... 28
Hình 3. 5. Giá trị tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc......................................... 28
Hình 3. 6. Cơ cấu DMT sử dụng theo phân tích ABC ................................ 32
Hình 3. 7.Số thuốc được kê trong đơn ........................................................ 37
Hình 3. 8. Chi phí cho một đơn thuốc ......................................................... 42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và là nhân tố đầu tiên trong
hệ thống y tế góp phần hoàn thành mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Để thực hiện mục tiêu bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn có hiệu quả,
công tác sử dụng thuốc tại bệnh viện đóng vai trò rất quan trọng.
Cùng với bước ngoặt Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế
giới, thị trường dược phẩm nước ta ngày càng phong phú cả về số lượng và
chủng loại. Theo báo cáo của Cục quản lý dược từ tháng 01/2010 đến tháng
04/2015 có 10.488 thuốc trong nước và 9.647 thuốc nước ngoài được cấp
số đăng ký[27]. Điều này đã góp phần đảm bảo cung ứng thuốc có chất
lượng với giá cả tương đối ổn định[24]. Tuy nhiên, nó cũng tác động không
nhỏ đến hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện, dẫn đến sự cạnh tranh
không lành mạnh cũng như tình trạng lạm dụng thuốc.

Hiện nay, vẫn còn nhiều bất cập trong sử dụng thuốc tại các bệnh viện
như các thuốc không thiết yếu được sử dụng với tỷ trọng cao, lạm dụng
kháng sinh, vitamin…[8].
Bệnh viện đa khoa Hợp Lực được thành lập năm 2005, là một bệnh
viện đa khoa hạng 2 ngoài công lập. Với quy mô 400 giường bệnh, thực
hiện chức năng khám chữa bệnh ngang tầm với bệnh viện đa khoa tỉnh
Thanh Hóa.
Với quy mô và chức năng quan trọng của bệnh viện, cùng với nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân hiện nay, công tác quản lý
sử dụng thuốc cần được chú trọng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đề
tài nghiên cứu nào về hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Hợp
Lực Thanh Hóa. Vì vậy, để góp phần tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn và hiệu quả cho bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích tình
1


hình sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa năm
2014” với hai mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa
Hợp Lực năm 2014.
2. Phân tích đơn thuốc điều trị ngoại trú tự nguyện tại bệnh viện
năm 2014.
Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng
sử dụng thuốc tại bệnh viện.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.


Thực trạng sử dụng thuốc tại một số bệnh viện tại Việt Nam.

1.1.1. Vai trò của HĐT&ĐT trong xây dựng, quản lý DMT
Lựa chọn thuốc là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung
ứng. Trong bệnh viện, chủng loại thuốc được thể hiện qua DMT bệnh viện
lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện là công việc đầu tiên
của qui trình cung ứng thuốc. DMT là cơ sở để đảm bảo cho việc cung ứng
thuốc chủ động, có kế hoạch hợp lý, an toàn, hiệu quả và có tác động trực
tiếp đến kết quả điều trị với người bệnh. Mỗi bệnh viện tùy theo chức năng
nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn…mà xây dựng DMT cho
phù hợp[5],[25].
Các yếu tố liên quan đến hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục
thuốc được khái quát theo hình 1.1 sau:
Mô hình bệnh tật bệnh
viện

Hướng dẫn điều trị

Danh mục TTY

Trình độ chuyên môn,
kỹ thuật, kinh phí…

DMT chữa bệnh chủ
yếu tại các cơ sở khám,
chữa bệnh

Khả năng chi trả của
người bệnh, quỹ bảo

hiểm y tế.

Hội đồng thuốc và điều
trị bệnh viện

Danh mục thuốc
bệnh viện
Hình 1. 1. Các yếu tố để xây dựng danh mục thuốc

3


Theo quy định của thông tư 21/2013/TT-BYT

ban hành ngày

08/08/2013 về “Tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong
bệnh viện” thì HĐT&ĐT có nhiệm vụ xây dựng DMT dùng trong bệnh
viện[5].
Nguyên tắc xây dựng danh mục:
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc
dùng điều trị trong bệnh viện;
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây
dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh;
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ
yếu do Bộ Y tế ban hành;

- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
Một số tiêu chí lựa chọn thuốc như:
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng
bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan
đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị
của từng thuốc.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung
quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Xây dựng các bước xây dựng danh mục thuốc.
Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.

4


Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.
1.1.2. Cơ cấu DMT và thực trạng sử dụng thuốc tại một số bệnh viện.
Về cơ cấu DMT, kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa cho
thấy các thuốc trong danh mục thuộc nhiều nhóm dược lý. Cụ thể, tại
BVĐK tỉnh Hòa Bình năm 2012, trong danh mục có 538 thuốc, gồm 22
nhóm dược lý [23], DMT của bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng có 431
thuốc thuộc 20 nhóm dược lý [15], còn tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa 2010
danh mục thuốc có tới 696 thuốc gồm 19 nhóm dược lý [12].
Trong DMT các thuốc hạng A vẫn chiếm tỷ lệ cao, tại BVĐK tỉnh
Thanh Hóa năm 2010, thuốc hạng A chiếm 11,06 số khoản mục [12]. Còn
theo khảo sát tại BVĐK tỉnh Hòa Bình năm 2012, hạng A chiếm 14,31% số
khoản mục thuốc [23]. Tại BVĐK tỉnh Cao Bằng năm 2012, số thuốc hạng
A chiếm tới 19% số khoản mục [15]. Trong hạng A, ở một số bệnh viện
khảo sát đều thấy, nhóm kháng sinh tỷ lệ cao về khoản mục và giá trị sử
dụng. Chẳng hạn, thuốc trong hạng A của BVĐK tỉnh Hòa Bình năm 2012,

kháng sinh chiếm 22/77 khoản mục [23].
Trong DMT, thuốc nội chiếm khoảng 50% về số khoản mục, cụ thể là
BVĐK tỉnh Thanh Hóa năm 2010 là 58,62% , BVĐK tỉnh Hòa Bình năm
2012 là 43,5% số khoản mục. Phần lớn các thuốc trong danh mục đều là
đơn thành phần, BVĐK tỉnh Thanh Hóa năm 2010 thuốc đơn thành phần
chiếm 85,5% về số khoản mục và 81,2% giá trị sử dụng, còn BVĐK tỉnh
Hòa Bình năm 2012 là 81,6% số khoản mục và 86% giá trị [23],[12].
Kết quả thu được từ các bệnh viện khảo sát cho thấy, tỷ lệ thuốc gốc
trong danh mục chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là các thuốc nhóm tim mạch, tiêu
hóa, vitamin đơn thành phần [12],[20],[10].

5


Theo các nghiên cứu những năm gần đây, giá trị tiền thuốc chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng kinh phí bệnh viện.
Kết quả khảo sát tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2012 cho
thấy, kinh phí mua thuốc chiếm hơn 50% tổng chi tiêu thường xuyên của
bệnh viện [23]. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2012, kinh phí
mua thuốc là 42,9% tổng kinh phí [15]. Còn theo khảo sát tại bệnh viện
Trung ương Huế năm 2012 giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm 47,33% tổng
kinh phí bệnh viện [20].
Các báo cáo của Bộ Y Tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của
các bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với kinh phí bệnh viện.
Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục
quản lý khám chữa bệnh- Bộ Y Tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong
bệnh viện chiếm tỷ lệ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng
giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện [7],[8].
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí mua

thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử
dụng. Tuy nhiên, từ kết quả phân tích đánh giá về cơ cấu DMT của một số
bệnh viện cho thấy việc xây dựng DMT của các bệnh viện còn nhiều bất
cập. Thuốc đắt tiền, thuốc ngoại nhập, thuốc biệt dược, thuốc không phải là
thuốc TTY thường chiếm tỷ lệ cao trong DMT các bệnh viện lớn. Đặc biệt,
các thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ lệ cao trong các DMT bệnh viện. Theo
nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2008 trên 38 bệnh viện
đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến tỉnh và
17 bệnh viện huyện) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết quả tỷ
lệ tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình 32,5%, trong đó

6


cao nhất là ở các bệnh viện tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại các bệnh
viện tuyến trung ương ( 25,7%) [14].
Cũng trong năm 2009, theo một thống kê của Bộ Y Tế từ các báo cáo
về tình hình sử dụng thuốc của một số bệnh viện, tỷ lệ giá trị tiền thuốc
kháng sinh trung bình tại các bệnh viện chuyên khoa trung ương (21 bệnh
viện) là 28%, tại các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (15 bệnh viện) là
34% và tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (52 bệnh viện) là cao nhất
43%[16].
Theo một phân tích kinh phí sử dụng một số bệnh viện cho thấy, tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2010, kháng sinh chiếm tỷ lệ cao
nhất về giá trị sử dụng (26,7%) [12]. Tương tự, tại bệnh viện C Thái
Nguyên năm 2011, kinh phí sử dụng kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất
(33%) trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [17]. Theo phân tích tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2012 cũng cho kết quả nhóm kháng sinh
chiếm giá trị sử dụng cao nhất 29,19% [23].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả

nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất (
chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT), có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng
sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [19].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền thuốc sử dụng tại
bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ các
bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng
sinh vẫn còn phổ biến [9].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm
dụng. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy
vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại các
7


tuyến bệnh viện [14]. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng được sử dụng
nhiều tại bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2008 đến năm 2010 và tại bệnh viện
E năm 2009 [11],[13].
Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin, các thuốc có tác dụng hỗ trợ,
hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết
các bệnh viện trong cả nước. Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán
thuốc BHYT trong cả nước năm 2010 cho thấy, trong tổng số 30 hoạt chất
có giá trị thanh toán lớn nhất, có cả các thuốc hỗ trợ là L-Ornithin Laspartat, Ginkgo biloba và Arginin. Trong đó, hoạt chất L-Ornithin Laspartat nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm
2009, các nhóm thuốc tiêu hóa có giá trị sử dụng lớn tại tất cả các bệnh
viện khảo sát, trong đó các thuốc hỗ trợ điều trị gan mật (L-Ornithin Laspartat, Arginin) chiếm tỷ lệ cao [14]. Để giải quyết vấn đề này BHXH
Việt Nam đã ra công văn số 2503/BHXH-DVT về việc hạn chế sử dụng 5
hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị.
Một thực tế cho thấy, hiện nay các thuốc sản xuất trong nước vẫn
chiếm tỷ lệ thấp trong danh mục thuốc và giá trị tiền thuốc sử dụng. Các
kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tại 3 tuyến
bệnh viện cho thấy, các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5%-43,3%

số khoản mục thuốc và 7-57,1% tổng giá trị sử dụng, trong đó thấp nhất tại
các bệnh viện tuyến trung ương [14]. Chẳng hạn, tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Hòa Bình năm 2012, thuốc nội chiếm 43,5% về số lượng khoản mục và
19,7% giá trị sử dụng [23]. Bên cạnh đó, trong các thuốc nhập khẩu, các
bệnh viện ưu tiên nhập khẩu từ các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc. Cụ thể
như tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2010, thuốc nhập khẩu từ
các nước đang phát triển chiếm 77,26% số khoản mục và 52,78% về giá trị
8


sử dụng [12]. Năm 2008, thuốc thành phẩm nhập khẩu từ 2 quốc gia Ấn Độ
và Hàn Quốc chiếm trên 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc thành phẩm
vào thị trường Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu là các nhóm thuốc
kháng khuẩn, chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều doanh nghiệp trong nước
đang tiến hành sản xuất [16].
1.1.3. Danh mục thuốc thiết yếu (TTY)
Bắt nhịp cùng với các nước trên thế giới, năm 1985 Bộ Y Tế đã ban
hành DMT chủ yếu lần thứ I. Qua 6 lần sửa đổi, đến nay, Bộ Y Tế đã ban
hành danh mục TTY Việt Nam lần thứ VI được ban hành kèm theo quyết
định số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 của Bộ Y Tế bao gồm 466 tên
chất thuốc hoạt chất tân dược[6]. Đồng thời cũng ban hành danh mục TTY
đông dược và thuốc từ dược liệu lần VI ( Thông tư 40/2013/TT-BYT ban
hành ngày 18/11/2013) với 186 chế phẩm, 334 vị thuốc, 70 cây thuốc
nam[4].
Danh mục thuốc thiết yếu là cơ sở để xây dựng thống nhất các chính
sách của Nhà nước về đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế, các vấn đề liên quan
đến phòng bệnh, chữa bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc
trong Danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân. Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chủ
trương, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp số đăng lý lưu hành thuốc,

xuất khẩu, nhập khẩu thuốc. Các đơn vị ngành Y tế tập trung các hoạt động
của đơn vị trong các khâu xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, cung ứng, phân
phối, tồn trữ, sử dụng thuốc thiết yếu an toàn, hợp lý, hiệu quả, nhằm đáp
ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các trường chuyên
ngành y dược tổ chức đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn sử dụng thuốc cho các
học sinh, sinh viên. Các cơ sở kinh doanh thuốc bảo đảm thuốc thiết yếu
trong danh mục với giá cả phù hợp, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp
9


lý, hiệu quả. Xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ
Bảo hiểm y tế. Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng danh mục thuốc sử
dụng trong bệnh viện đáp ứng nhu cầu điều trị trình Giám đốc bệnh viện
phê duyệt[6].
Danh mục TTY là cơ sở để xây dựng DMT chủ yếu tại các cơ sở
khám chữa bệnh.
1.1.4 Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Danh mục thuốc chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc
thiết yếu Việt Nam và WHO hiện hành với các mục tiêu sau[3]:
-

Bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

-

Đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh.

-

Bảo đảm quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia bảo


hiểm y tế.
-

Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của

quỹ Bảo hiểm y tế.
Bộ Y Tế ban hành DMTCY để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn
thuốc sử dụng phù hợp với mô hình bệnh tật, khả năng chuyên môn của
đơn vị, làm cơ sở cho BHYT thanh quyết toán chi phí điều trị cho bệnh
nhân. Từ DMTCY ban hành theo quyết định 03/2005/QĐ-BYT được bổ
sung sửa đổi 05/2008/QĐ-BYT, cho đến nay danh mục thuốc chữa bệnh
chủ yếu đang được áp dụng là DMTCY tại các cơ sở khám, chữa bệnh
được quỹ BHYT thanh toán (ban hành kèm theo Thông tư 31/2011/TTBYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y Tế. Danh mục gồm 900 mục thuốc tân
dược ( mỗi thuốc trong danh mục không quy định ghi hàm lượng, nồng độ,
thể tích, khối lượng gói, dạng đóng gói của mỗi thuốc, nên được hiểu rằng
bất kể hàm lượng, nồng độ nào đều được BHYT thanh toán cho bệnh nhân)
57 mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu, 98 mục chế phẩm y học cổ
10


truyền, 237 vị thuốc y học cổ truyền và kèm theo bảng hướng dẫn sử dụng.
Đây là cơ sở quan trọng để các bệnh viện xây dựng danh mục thuốc sử
dụng tại bệnh viện phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện, trình độ kỹ
thuật cũng như khả năng tài chính của bệnh viện[3]. Trên cơ sở DMTCY
được ban hành kèm thông tư 31/2011/TT-BYT, Sở Y Tế Thanh Hóa đã tiến
hành tổ chức đấu thầu tập trung, cho kết quả các thuốc trúng thầu năm
2013-2014 ban hành kèm quyết định 798/QĐ-SYT ngày 21/11/2013 của
giám đốc SYT Thanh Hóa, để các cơ sở y tế trong tỉnh áp dụng[18].
1.1.5 Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc

Theo quy định tại thông tư 21/2013/TT-BYT “ Quy định về tổ chức và
hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện” ban hành ngày
08/08/2013 chỉ ra một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc sau [5].
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng
thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào
chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện.
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động
mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để
mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn.
Phân theo nhóm điều trị là tổng hợp giá trị phần trăm của mỗi thuốc
cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn
nhất. Phân tích nhóm điều trị giúp:
- Xác định được những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất
và chi phí nhiều nhất.
-

Trên cơ sở mô hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc
bất hợp lý.

- Xác định những thuốc bị lạm dụng sử dụng

11


- Là cơ sở để HĐT&ĐT lựa chọn thuốc có chi phí – hiệu quả cao nhất
trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị
thay thế.
Liều xác định trong ngày (DDD - Defined Dose Daily) là liều trung
bình duy trì hàng ngày với chỉ định chính của một thuốc.
Chỉ số sử dụng thuốc .

Các chỉ số kê đơn:
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế
(INN);
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết
yếu do Bộ Y tế ban hành.
1.2 Thực trạng kê đơn ngoại trú
Qua khảo sát, tại một số bệnh viện ở Việt Nam vẫn còn tình trạng số
thuốc trung bình đơn nhiều, lạm dụng kê vitamin, kháng sinh, các thuốc hỗ
trợ điều trị.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) có đến hơn một nửa
các loại thuốc được kê hay bán cho người bệnh là không thích hợp, và trên
thế giới có gần 50% bệnh nhân đang phải sử dụng thuốc không hợp lý. Hơn
1/3 dân số thế giới thiếu tiếp cận với những thuốc thiết yếu. Tại nhiều quốc
gia, dưới 40% bệnh nhân điều trị tại cơ sở công và 30% bệnh nhân tại cơ sở
tư nhân được điều trị theo đúng điều trị chuẩn.
Năm 2005, Bộ Y Tếtổ chức hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị
05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc
12


trong bệnh viện đã cho thấy việc kê quá nhiều thuốc cho người bệnh, dẫn
đến tương tác thuốc khi điều trị. Bệnh viện Thống Nhất có nhiều đơn kê
14-16 thuốc trong một ngày cho một người bệnh, thậm chí kê đến 20 loại
thuốc một ngày cho một bệnh nhân [1].
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ
Y Tế tại một số bệnh viện năm 2009 cho thấy: mỗi bệnh nhân trong một

đợt điều trị đã được sử dụng từ 0-10 thuốc, trung bình 3,63±1,45 thuốc.
Nhóm bệnh nhân điều trị tự nguyện có số lượng thuốc trung bình một đợt
điều trị (4,00±2,00) thuốc/ đợt) tăng hơn so với nhóm bệnh nhân có BHYT
(3,63±2,10 thuốc/ đợt[2]. Theo kết quả nghiên cứu tại BVĐK Vĩnh Phúc
năm 2011, số thuốc trung bình một đơn là 4,4 thuốc/ đơn, có đến 59,5%
đơn thuốc ngoại trú có kê kháng sinh[10]. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao
Bằng năm 2012, số thuốc trung bình đơn là 3,3 thuốc/đơn, tỷ lệ đơn thuốc
kê kháng sinh là 52,1%[15]. Trong khi đó, tại bệnh viện đa khoa trung
ương Huế năm 2012, số thuốc trung bình trong đơn BHYT là 2,88 thuốc/
đơn, tỷ lệ đơn có kê khác sinh là 24,75%, tỷ lệ đơn kê vitamin là
15,5%[20]. Một nghiên cứu khác về tình hình kê đơn thuốc ngoại trú của
BV Bạch Mai năm 2011 cho kết quả số thuốc trung bình một đơn là 4,7
(với đơn tự nguyện) và 4,2 (với đơn BHYT). Cũng theo nghiên cứu trên tại
bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ đơn có kháng sinh là 32,3% (với đơn tự nguyện)
và 20,5% (với đơn BHYT). Trong đó sử dụng kết hợp kháng sinh tương đối
phổ biến (45,9% với đơn tự nguyện và 37,67% với các đơn BHYT) và chủ
yếu là kết hợp 2 kháng sinh[21]. Một nghiên cứu gần đây nhất tại bệnh tại
đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2015 cho thấy số thuốc trung bình là 3,2 (đơn
BHYT) và 3,6 ( đơn tự nguyện). Tỷ lệ đơn kê kháng sinh là 42,7% (đơn
BHYT) và 54% (đơn tự nguyện)[22].

13


Vitamin cũng là hoạt chất thường được các bác sĩ kê đơn. Theo khảo
sát tại bệnh viện Nhân dân 115 có 38% đơn thuốc có kê vitamin, chủ yếu là
vitamin nhóm B phối hợp các khoáng chất như Mg,Fe… và hầu như không
có tình trạng kê nhiều loại vitamin trong cùng một đơn[26]. Trong khi đó,
tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 có đến 46,3% đơn thuốc ngoại trú và
43,5% hồ sơ bệnh án có kê vitamin[10]. Một nghiên cứu khác tại BV ĐK

trung ương Huế năm 2012 cho kết quả 15,5% đơn thuốc có kê vitamin[20].
Cũng trong năm 2012, khảo sát tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tỷ lệ
đơn ngoại trú kê vitamin là 26,3%[15]. Tại bệnh viện Bạch Mai năm 2011
tỷ lệ sử dụng các vitamin trong kê đơn ngoại trú là 30,1 (với đơn tự
nguyện) và 19,2%( với đơn BHYT)[21]. Kết quả nghiên cứu mới nhất tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ đơn kê vitamin là 76,7%
(đơn BHYT) và 65,0% (đối với đơn tự nguyện)[22].
1.3 Vài nét về bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa.
Bệnh viện đa khoa Hợp lực là bệnh viện ngoài công lập đầu tiên tại
Thanh Hóa, được thành lập năm 2005. Đây là bệnh viện hạng 2 với qui mô
400 giường bệnh.
1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa Hợp Lực
Khám bệnh và chữa bệnh:


Bệnh viện là tuyến trung gian giữa bệnh viện tuyến huyện và tuyến

trung ương, tiếp nhận khám và điều trị cho nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các
tỉnh lân cận.


Tổ chức khám sức khỏe và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người

đi học tập, lao động trong nước và ngoài nước, khám chữa bệnh cho người
nước ngoài đến làm việc, học tập và du lịch tại việt Nam.
Đào tạo cán bộ y tế:

14





Bệnh viện là cơ sở thực hành của sinh viên của Trường Trung cấp Y-

Dược Hợp Lực và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế khác tại Thanh Hóa.
Nghiên cứu khoa học
Chủ trì thực hiện đề tài cấp cơ sở.
Phòng bệnh
Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm
vụ phòng bệnh, phòng dịch cho nhân dân. Bố trí nhân lực, thuốc men và
phương tiện sẵn sàng hỗ trợ khi có dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế với các tổ chức trong và ngoài nước theo đúng qui
định của nhà nước.
Quản lý kinh tế bệnh viện


Về quản lý cơ sở hạ tầng: Bệnh viện có nhiệm vụ quản lý và có kế
hoạch sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng bệnh viện, thường xuyên bảo
trì, bảo dưỡng máy móc trang thiết bị, định kỳ kiểm kê tài sản hàng
năm, nâng cao hiệu quả điều trị.



Về công tác quản lý tài chính: Trên cơ sở Nghị định 43/CP và qui
chế chi tiêu nội bộ, bệnh viện nghiêm túc thực hiện các chế độ quản
lý tài chính đồng thời giám sát chặt chẽ các hoạt động thu chi, công
khai thuốc và chi phí cho bệnh nhân hàng ngày.

1.3.2 Mô hình tổ chức của bệnh viện

Mô hình tổ chức của bệnh viện được thể hiện ở hình sau:

15


HỘI ĐỒNG
- Hội đồng KH – KT
- Hội đồng thuốc
- Hội đồng thi đua
khen thưởng

CÁC TỔ CHỨC
ĐOÀN THỂ (Đảng,
Công đoàn, Đoàn
thanh niên)

Hình 1. 2. Mô hình tổ chức BVĐK Hợp Lực Thanh Hóa
1.3.3 Cơ cấu nhân lực của bệnh viện
Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng chất lượng dịch vụ bệnh
viện. Cơ cấu nhân lực BVĐK Hợp Lực năm 2014 được thể hiện qua bảng
sau:

16


Bảng 1. 1. Cơ cấu nhân lực của BVĐK Hợp Lực năm 2014
STT Trình độ chuyên môn

Số lƣợng


1

Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2

6

2

Thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa 1

20

3

Bác sỹ

85

4

Dược sỹ đại học

3

5

Điều dưỡng, KTV y khoa

230


6

Trung cấp dược

24

7

Dược tá

1

8

Cán bộ khác

9

104
Tổng

473

1.3.4 Tình hình khám chữa bệnh tại BVĐK Hợp Lực năm 2014
Tình hình khám chữa bệnh và điều trị tại BVĐK Hợp Lực năm 2014
như sau:
Bảng 1. 2. Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện năm 2014
STT

Hoạt động


Đơn vị

Giá trị

1

Tổng số lượt khám bệnh

Lượt

123.193

2

Khám BHYT

Lượt

80.335

3

Điều trị nội trú

Lượt

21.619

4


Điều trị ngoại trú

Lượt

2.101

5

Tổng số ngày điều trị nội trú

ngày

172.950

6

Số ngày điều trị trung bình

ngày

08

7

Tổng số người bệnh tử vong

Người

20


8

Tổng số người bệnh chuyển tuyến

Người

1681

17


×