Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu bào chế thuốc nhỏ mắt ofloxaxin 0,3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 46 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ THANH HIỀN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC NHỎ
MẮT OFLOXACIN 0,3 %

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ THANH HIỀN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC NHỎ
MẮT OFLOXACIN 0,3 %
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM
VÀ BÀO CHẾ THUỐC
MÃ SỐ: 62.72.04.02

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Mai Anh

Nơi thực hiện:



Trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội
Công ty CP Dƣợc – VTYT Thanh Hóa

Thời gian thực hiện: Tháng 1/2015 đến 6/2015

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN!

Qua quá trình nghiên cứu và học tập, tôi đã hoàn thành luận văn
chuyên khoa I của mình với đề tài:
“Nghiên cứu bào chế thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 0,3 %”.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS. Nguyễn Thị Mai Anh, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, các
phòng ban của công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi trân trọng cảm ơn các thầy cô và cán bộ các phòng ban của
trường đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức bổ ích trong chuyên
môn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Học viên
Lê Thị Thanh Hiền



MỤC LỤC
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN -------------------------------------------------------------- 2
1.1. Vài nét về dạng thuốc nhỏ mắt ----------------------------------------------------- 2
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt ------ 3
1.2.1. Tính chất của dược chất ----------------------------------------------------------- 3
1.2.2. Đặc điểm của dung môi ----------------------------------------------------------- 4
1.2.3. Các chất khác trong dung dịch thuốc nhỏ mắt --------------------------------- 4
1.2.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về kỹ thuật bào chế đến độ ổn định của
thuốc nhỏ mắt ------------------------------------------------------------------------------ 7
1.2.5. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản tới độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ
mắt ------------------------------------------------------------------------------------------ 8
1.3. Sinh khả dụng và một số biện pháp tăng sinh khả dụng của dung dịch thuốc
nhỏ mắt ------------------------------------------------------------------------------------- 8
1.3.1. Sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt ----------------------------------------------- 8
1.3.2. Một số biện pháp làm tăng sinh khả dụng của dung dịch thuốc nhỏ mắt -- 9
1.4. Vài nét về ofloxacin ---------------------------------------------------------------- 11
1.4.1. Công thức hóa học --------------------------------------------------------------- 11
1.4.2. Tính chất --------------------------------------------------------------------------- 12
1.4.3. Độ ổn định ------------------------------------------------------------------------- 12
1.4.4. Dược lý và cơ chế tác dụng ----------------------------------------------------- 12
1.4.5. Chỉ định ---------------------------------------------------------------------------- 12
1.4.6. Chống chỉ định -------------------------------------------------------------------- 13
1.4.7. Thận trọng ------------------------------------------------------------------------- 13
1.4.8. Liều lượng và cách dùng thuốc nhỏ mắt -------------------------------------- 13


1.4.9. Các sản phẩm thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % có mặt trên thị trường Việt
nam ----------------------------------------------------------------------------------------- 13
Chƣơng 2 - NGUYÊN VẬT LIỆU - TRANG THIẾT BỊ- PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU -------------------------------------------------------------------------- 14

2.1. Trang thiết bị ------------------------------------------------------------------------ 14
2.1.1. Thiết bị ----------------------------------------------------------------------------- 14
2.1.2. Dụng cụ ---------------------------------------------------------------------------- 14
2.2. Nguyên vật liệu --------------------------------------------------------------------- 15
2.3. Phương pháp định lượng ofloxacin ---------------------------------------------- 16
2.4. Khảo sát xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % --------------- 17
Chƣơng 3 - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM -------------------- 22
3.1. Khảo sát lựa chọn hệ đệm và pH của thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % ------ 22
3.1.1. Khảo sát lựa chọn loại hệ đệm -------------------------------------------------- 22
3.1.2. Lựa chọn nồng độ và pH của hệ đệm ------------------------------------------ 22
3.1.3. Kết luận ----------------------------------------------------------------------------- 25
3.2. Nghiên cứu lựa chọn chất làm tăng thời gian lưu của thuốc nhỏ mắt
ofloxacin 0,3 % --------------------------------------------------------------------------- 26
3.3. Khảo sát chất chống oxy hóa và chất sát khuẩn trong thuốc nhỏ mắt
ofloxacin 0,3 % --------------------------------------------------------------------------- 29
3.4. Kết quả theo dõi độ ổn định thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % ----------------- 32
Chƣơng 4 - BÀN LUẬN --------------------------------------------------------------- 35
Chƣơng 5 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT -------------------------------------------- 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------- 38


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

COXH:

Chống oxy hóa

CSK:

Chất sát khuẩn


DĐVN IV:

Dược điển Việt Nam IV

HPMC:

Hydroxypropyl methylcellulose

MIC:

Minimum Inhibitory Concentration
(nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn)

Na CMC:

Natri carboxymethylcellulose

PE:

Polyethylen

SKD:

Sinh khả dụng

β- CyD:

Beta cyclodextrin



DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 1:

Một số dung dịch thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % có mặt trên thị
trường Việt nam

Bảng 2:

Độ tan của ofloxacin trong các hệ đệm ở 250C (n = 3).

Bảng 3:

Ảnh hưởng của pH (n = 3)

Bảng 4:

Ảnh hưởng của chất làm tăng độ nhớt đến độ ổn định của ofloxacin
(n = 3, để ngoài trời)

Bảng 5:

Ảnh hưởng của chất làm tăng độ nhớt đến ổn định của ofloxacin (n =
3, trong tủ lạnh)

Bảng 6:

Công thức dung dịch ofloxacin 0,3 % khi có mặt chất COXH và
CSK


Bảng 7:

Ảnh hưởng của chất COXH và CSK (n = 3)

Bảng 8:

Độ ổn định pH và hàm lượng của thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 %

Hình 1:

Ảnh hưởng của pH (n = 3)

Hình 2:

Ảnh hưởng của chất làm tăng độ nhớt đến độ ổn định của ofloxacin
(n = 3, để ngoài trời)

Hình 3:

Ảnh hưởng của chất làm tăng độ nhớt đến độ ổn định của ofloxacin
(n = 3, trong tủ lạnh)

Hình 4:

Ảnh hưởng của chất COXH và CSK (n = 3)

Hình 5:

Độ ổn định của thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % (n = 3)



ĐẶT VẤN ĐỀ

Để điều trị các bệnh ở mắt có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như
dùng thuốc tại chỗ, tiêm trực tiếp vào mắt hoặc dùng thuốc tác dụng toàn thân.
Trong số đó, dạng thuốc điều trị tại chỗ ở mắt được ưa chuộng nhất vì thuận tiện
cho người bệnh khi sử dụng theo chỉ định. Hơn nữa, dược chất được tập trung
chủ yếu ở mắt do đó hạn chế được tác dụng không mong muốn trên toàn thân.
Trong các dạng bào chế điều trị tại chỗ ở mắt, thuốc nhỏ mắt (dung dịch hay hỗn
dịch) được dùng phổ biến nhất, chiếm khoảng 70% các chế phẩm thuốc dùng cho
mắt [6], [7].
Ofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm fluoro quinolon đã được sử dụng
nhiều để bào chế dung dịch thuốc nhỏ mắt. Mặc dù ưu điểm là có hiệu lực cao
chống lại các vi khuẩn đã kháng lại các kháng sinh khác như aminoglycosid,
penicillin, cephalosporin, tetracyclin, và một số dược chất thuộc nhóm fluoro
quinolon (ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin,…) [7].
Trong thời gian tới, công ty cổ phần Dược – VTYT Thanh Hóa đang có kế
hoạch sản xuất sản phẩm thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 0,3 %. Với mong muốn bào
chế sản phẩm có chất lượng tốt cung cấp cho người bệnh và góp một phần nhỏ bé
trong sự phát triển bền vững của công ty. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu bào chế thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 %” với mục tiêu chính là:
“Xây dựng được công thức thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % với các tá dược giúp
dược chất ổn định về vật lý và hóa học”

1


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ THUỐC NHỎ MẮT
Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm lỏng, có thể là dung dịch hay hỗn dịch

vô khuẩn có chứa một hay nhiều dược chất, được nhỏ vào túi kết mạc với mục
đích chuẩn đoán hay điều trị bệnh ở mắt. Thuốc nhỏ mắt cũng có thể được bào
chế dưới dạng bột vô khuẩn và được pha với một chất lỏng vô khuẩn thích hợp
ngay trước khi dùng [1], [7].
Thuốc nhỏ mắt thường bao gồm 4 thành phần chính: dược chất, dung môi,
các thành phần khác và bao bì đựng thuốc [6], [7].
Dược chất dùng để pha chế các thuốc nhỏ mắt chia theo tác dụng dược lý
gồm các nhóm: thuốc điều trị nhiễm khuẩn, thuốc chống viêm, thuốc gây tê bề
mặt, thuốc co giãn đồng tử, thuốc dùng cho chuẩn đoán các bệnh về mắt … [6],
[7], [11].
Trong nhóm thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về mắt, người
ta thường sử dụng một số dược chất như: các muối vô cơ và hữu cơ của kim loại
như bạc, kẽm, thủy ngân (kẽm sulfat, argyrols, protargol, thimerosal,..), các
sulfamid (natri sulfacetamid), các thuốc kháng khuẩn như chloramphenicol,
gentamycin, tetracyclin, neomycin, polymicin B, tobramycin,... đặc biệt là nhóm
kháng khuẩn nhóm fluoro quilonon (ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin) là
nhóm dược chất đang được sử dụng nhiều dưới dạng thuốc nhỏ mắt vì dược chất
có phổ kháng khuẩn rộng, có khả năng thấm tốt qua hàng rào giác mạc, nồng độ
MIC thấp, do đó mang lại hiệu quả điều trị cao, nhất là trong trường hợp nhiễm
khuẩn nghiêm trọng ở mắt như viêm giác mạc, loét giác mạc,...[3], [5].
Bên cạnh các dược chất chính có tác dụng điều trị, người ta có thể thêm
vào trong công thức thuốc nhỏ mắt một số chất để điều chỉnh tính đẳng trương,
điều chỉnh hoặc ổn định pH, tăng độ hòa tan của dược chất hoặc để ổn định chế
phẩm. Với các chế phẩm thuốc nhỏ mắt được đóng gói cho sử dụng nhiều lần, để
chế phẩm được vô khuẩn trong suốt thời gian bảo quản và sử dụng người ta phải
thêm vào công thức các chất sát khuẩn ở nồng độ thích hợp [1].

2



Đặc biệt gần đây, các nhà bào chế đang chú ý rất nhiều vào việc thêm vào
thành phần thuốc nhỏ mắt các chất làm tăng khả năng hấp thu của dược chất qua
giác mạc hoặc các chất làm tăng độ nhớt, các chất kết dính sinh học,... để kéo dài
thời gian lưu của dược chất trước vùng giác mạc nhằm nâng cao sinh khả dụng
của thuốc nhỏ mắt [12], [14], [17].
Bao bì đựng thuốc nhỏ mắt là một thành phần không thể thiếu để bào chế
một chế phẩm nhỏ mắt hoàn chỉnh, bao bì đựng thuốc nhỏ mắt phải được làm từ
vật liệu không ảnh hưởng tới chế phẩm và thường có dung tích không quá 10ml,
đường kính trong của bộ phận nhỏ giọt của bao bì thuốc nhỏ mắt phải được
chuẩn hóa để giọt thuốc nhỏ vào mắt có dung tích khoảng từ 30 – 50 µl [1], [7].
Theo quy định của các dược điển, thuốc nhỏ mắt phải đáp ứng được các
yêu cầu chung về độ trong, màu sắc, pH, giới hạn các tiểu phân, độ nhớt, độ thẩm
thấu, vô khuẩn, định tính, định lượng [1].
1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA DUNG
DỊCH THUỐC NHỎ MẮT
Độ ổn định của thuốc là khả năng của thuốc (nguyên liệu hay thành phẩm)
bảo quản trong điều kiện xác định giữ được những đặc tính vốn có của nó về mặt
vật lý, hóa học, vi sinh, đặc tính trị liệu và độc dược học trong những giới hạn
quy định [4].
Độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt phụ thuộc vào các yếu tố: công
thức, kỹ thuật bào chế, các điều kiện bảo quản của chế phẩm (như nhiệt độ, ánh
sáng,..) [4].
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt:
1.2.1. Tính chất của dƣợc chất:
Độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt trước hết phụ thuộc vào những
tính chất vật lý, hóa học vốn có của dược chất như độ tan, mức độ nhạy cảm với
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khả năng tham gia các phản ứng oxy hóa, khử,..ví dụ
như ciprofloxacin, ofloxacin và norfloxacin nhạy cảm với ánh sáng, tetracyclin

3



HCl chỉ ổn định trong vài ngày ở dạng dung dịch trong nước, pilocarpin HCl chỉ
ổn định trong khoảng pH 4,0 đến 6,5...[9].
1.2.2. Đặc điểm của dung môi:
Dung môi để pha thuốc nhỏ mắt có ảnh hưởng lớn đến độ tan và độ ổn
định của dược chất. Ví dụ như nước hòa tan tốt chất sát khuẩn benzalkonium
clorid nhưng ít hòa tan các paraben. Với các dược chất ít tan, người ta có thể sử
dụng hỗn hợp dung môi để làm tăng độ tan hoặc khả năng ổn định độ tan của
dược chất [15], [16].
Dung môi dùng cho thuốc nhỏ mắt chủ yếu là nước để pha tiêm. Ngoài ra,
còn có thể sử dụng một số dung môi thân nước với tỉ lệ nhỏ hay một vài loại dầu
thực vật (dầu oliu, dầu thầu dầu, tryglycerid mạch trung bình) [6].
Các dung môi cũng có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất, dung
môi nước gây thủy phân, vì vậy với dược chất dễ bị thủy phân có thể thêm dung
môi đồng tan với nước để hạn chế quá trình này. Trong một nghiên cứu của A.
Atilla Hincal và cộng sự cho thấy việc sử dụng polyethylene glycol 300 (PEG
300) hoặc propylene glycol (PG) với nồng độ chiếm tới 30% lượng dung môi đã
làm tăng đáng kể độ ổn định của pilocarpin nitrat trong dung dịch thuốc nhỏ mắt [7].
1.2.3. Các chất khác trong dung dịch thuốc nhỏ mắt
1.2.3.1. Các chất điều chỉnh pH
pH ảnh hưởng rất lớn đến độ tan và độ ổn định của dược chất trong dung
dịch thuốc nhỏ mắt [10], [13], [17].
Phần lớn các dược chất dùng pha dung dịch thuốc nhỏ mắt là muối của
base yếu hoặc acid yếu nên mỗi dược chất chỉ tan tốt trong một khoảng pH nhất
định. Hơn nữa, pH là tác nhân xúc tác các phản ứng phân hủy thuốc (phản ứng
thủy phân, oxy hóa, quang hóa, racemic hóa,...) nên mỗi dược chất chỉ ổn định
trong một giới hạn pH nào đó. Vì vậy, cần điều chỉnh dung dịch thuốc về pH mà
tại đó dược chất ổn định và tan được ở nồng độ đủ gây tác dụng điều trị. Ví dụ,


4


dung dịch pilocarpin nitrat và pilocarpin hydroclorid ở pH = 5,0 cho độ ổn định
tốt nhất, dung dịch acetazolamide ổn định ở pH ≤ 5,0 [17].
pH cũng có ảnh hưởng tới các chất khác trong dung dịch thuốc nhỏ mắt, ví
dụ các chất bảo quản như paraben có tác dụng sát khuẩn tốt nhất ở pH acid, tại
pH kiềm các paraben mất đi tác dụng sát khuẩn. Phenyl thủy ngân nitrat bền
vững hơn trong dung dịch ở pH acid và không xuất hiện tủa...[8]
Trong quá trình bảo quản, dược chất bị phân hủy, đồng thời do tác dụng
kiềm hóa của bao bì thủy tinh hoặc acid hóa của CO2 từ không khí thấm qua bao
bì chất dẻo vào thuốc làm pH thay đổi. Để khắc phục, người ta thường sử dụng
hệ đệm với dung lượng thích hợp để duy trì được pH tại giá trị mà thuốc ổn định
trong suốt thời hạn sử dụng của nó [6], [7].
Bên cạnh đó, để hạn chế kích ứng mắt, người ta sử dụng nồng độ đệm tối
thiểu mà vẫn đảm bảo độ ổn định của chế phẩm [7]
Hệ đệm có khả năng ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất, do đó cần
lựa chọn hệ đệm thích hợp để đảm bảo độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt.
Ví dụ: - Hệ đệm boric – borat có khoảng pH 7,2 – 7,4 dung môi giữ độ ổn định
của dung dịch chloramphenicol 0,4% [6].
Hệ đệm phosphate và hệ đệm acetat thúc đẩy nhanh sự thủy phân
pilocarpin, vì vậy trong những nghiên cứu hiện nay người ta sử dụng thay thế
bằng hệ đệm citrat và maleat cho độ ổn định của pilocarpin trong dung dịch tốt
hơn [5].
1.2.3.2. Ảnh hưởng của chất làm tăng độ nhớt
Các chất làm tăng độ nhớt cũng có ảnh hưởng đến độ tan và độ ổn định
của dung dịch thuốc nhỏ mắt. Kết quả nghiên cứu của Loftsomon và cộng sự cho
thấy một số polymer như hydroxypropylmethyl cellulose (HPMC), alcol
polyvinyl (PVA) có tác dụng cải thiện đáng kể khả năng hòa tan trong nước của
nhiều dược chất [5].


5


Ahuja và cộng sự đã kết hợp sử dụng methylcellulose và Na CMC trong
màng gián nhãn khoa natri diclofenac làm tăng ổn định và kéo dài giải phóng
dược chất trong 12 giờ [9].
1.2.3.3. Các chất chống oxy hóa
Với dược chất dễ bị oxy hóa, khi bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt
tốc độ oxy hóa tăng lên. Để hạn chế sự oxy hóa dược chất, người ta thường thêm
chất chống oxy hóa phù hợp. Ví dụ: dinatri edetat thêm vào trong công thức
thuốc nhỏ mắt có tác dụng khóa các ion kim loại hóa trị 2 hay 3 dưới dạng phức
chelat làm mất tác dụng xúc tác của các ion này tới quá trình oxy hóa dược chất,
ngoài ra dinatri edetat còn làm tăng hiệu quả sát khuẩn của chất sát khuẩn như
benzalkonium clorid, clohexidin acetat... Ngoài tác dụng hiệp đồng chống oxy
hóa dinatri edetat có tác dụng khóa ion Ca++ trên màng tế bào biểu mô giác mạc
làm rộng khoảng kẽ giữa các tế bào biểu mô giác mạc nên các phân tử dược chất
khuếch tán qua lớp biểu mô giác mạc dễ dàng hơn, làm tăng sinh khả dụng của
thuốc nhỏ mắt [6].
Một số chất chống oxy hóa cũng hay được sử dụng là các chất có gốc
sulfit như natri metabisulfit, song ở nồng độ trên 500 ppm, nó tạo mùi khác cho
sản phẩm do natri metabisulfit trong dung dịch có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với
không khí và độ ẩm nên dễ bị oxy hóa chậm thành natri sulfat với sự phân hủy các
tinh thể nên dễ gây mùi cho sản phẩm [8]. Vì vậy cần phải khảo sát khi lựa chọn.
1.2.3.4. Các chất khác
Các chất khác thêm vào trong công thức như chất sát khuẩn, chất diện
hoạt, chất đẳng trương,... cũng ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc
nhỏ mắt. Các chất sát khuẩn làm tăng độ ổn định về mặt vi sinh của dung dịch
thuốc nhỏ mắt trong quá trình bảo quản và sử dụng. Chất diện hoạt làm tăng độ
tan của dược chất... Tuy nhiên, việc phối hợp các chất thêm vào trong công thức

không hợp lý có thể gây ra tương tác giữa các thành phần của thuốc, làm giảm ổn
định của chế phẩm [10]. Ví dụ:

6


+ Benzalkonium clorid là chất có tính hoạt động bề mặt nên nó vừa có tác
dụng sát khuẩn vừa có tác động tăng tính thấm của giác mạc đối với dược chất
trong thuốc nhỏ mắt, tăng khả năng hấp thu dược chất qua giác mạc [6], [8]. Đặc
biệt ở pH trung tính benzalkonium clorid bền vững không bị giảm hiệu lực sát
khuẩn. [6].
+ Phối hợp Methyl paraben 0,01 % – propyl paraben 0,1 % có tác dụng diệt
mấn là chủ yếu, chỉ ở nồng độ cao chúng mới có tác dụng yếu với vi khuẩn [8].
+ Thimerosal 0,001 % dùng tốt cho các dung dịch có pH trung tính nên
dung dịch ofloxacin 0,3 % có pH 6,4 sử dụng thimerosal cũng phù hợp. Song
thimerosal tương kị với dinatri edetat [8].
1.2.3.5. Ảnh hưởng của bao bì đựng thuốc
Bao bì đựng thuốc nhỏ mắt có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
thuốc, vì có thể xảy ra tương tác giữa các thành phần có trong thuốc với các
thành phần nhả ra từ bao bì trong quá trình bảo quản chế phẩm thuốc. Ví dụ: thủy
tinh nhả kiềm và ion kim loại, các chất dẻo dễ thấm ẩm, oxy và khí CO2 từ không
khí ... Do vậy, cần lựa chọn loại vật liệu thích hợp để làm bao bì thuốc [5].
Bên cạnh đó, bao bì cũng góp phần làm tăng độ ổn định của dung dịch
thuốc nhỏ mắt. Ví dụ như đối với các dược chất nhạy cảm với ánh sáng như
epinephrine và các proparacain, người ta sử dụng bao bì nhựa PE có tráng lớp
titan dioxid ở mặt ngoài để ngăn ánh sáng hoặc đựng chế phẩm trong hộp bìa kín
tránh ánh sáng làm tăng độ ổn định của các dung dịch thuốc nhỏ mắt chứa các
dược chất này.
1.2.4. Ảnh hƣởng của một số yếu tố thuốc về kỹ thuật bào chế đến độ ổn
định của thuốc nhỏ mắt

Nhiều yếu tố thuộc về yếu tố kỹ thuật bào chế có ảnh hưởng đến độ ổn
định của thuốc như trình tự và thời gian pha chế, phương pháp tiệt khuẩn,... Ví
dụ, trong công thức thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4%, độ tan trong nước của
clormaphenicol là 1/4000 và lượng dung môi dùng trong công thức không đủ để
hòa tan hết dược chất. Cloramphenicol tan tốt trong môi trường kiềm của natri
7


borat (pH=8,9), nhưng pH này chloramphenicol bị mất hoạt tính rất nhanh ở
nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, hệ đệm boric – borat có trong công thức tạo ra một
dung dịch có pH vừa đủ (pH = 7,0) để chloramphenicol tan hoàn toàn và ổn định
trong dung dịch [5].
Yêu cầu đối với thuốc nhỏ mắt là vô khuẩn. Thực tế, chỉ một số dược chất
trong dung môi nước thông thường ổn định ở điều kiện tiệt khuẩn ở 1210 C trong
20 - 30 phút. Do vậy, thuốc nhỏ mắt thường sản xuất và lọc vô khuẩn vào bao bì
đã được tiệt khuẩn cùng với chất sát khuẩn có trong thành phần của thuốc để đảm
bảo cho thuốc vô khuẩn trong quá trình bảo quản và sử dụng [1].
1.2.5. Ảnh hƣởng của điều kiện bảo quản tới độ ổn định của dung dịch thuốc
nhỏ mắt
Các điều kiện bảo quản chế phẩm thuốc nhỏ mắt như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng,... đều ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc. Do vậy, cần phải căn cứ vào
từng sản phẩm cụ thể mà quy định điều kiện bảo quản thích hợp, đảm bảo được
tuổi thọ của thuốc [5], [10].
1.3. SINH KHẢ DỤNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG SINH KHẢ
DỤNG CỦA DUNG DỊCH THUỐC NHỎ MẮT
1.3.1. Sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt
Sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt nói chung rất thấp và ước tính chỉ đạt 1
đến 3 %. Nguyên nhân chính làm cho thuốc nhỏ mắt có sinh khả dụng thấp là do
các cơ chế bảo vệ rất phức tạp của mắt bao gồm đặc điểm sinh lý của hệ thống
nước mắt, hàng rào mô giác mạc, kết mạc và cùng mạc. Bên cạnh đó, sinh khả

dụng của thuốc phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính hóa học của dược chất như kích
thước phân tử, tính sơ nước của phân tử dược chất ...[5], [6], [7].
Khi nhỏ một giọt thuốc nhỏ mắt vào vùng trước giác mạc, phần thuốc thừa
ngoài sức chứa của mắt sẽ trào ra má, phần thuốc còn lại được pha loãng bởi dịch
nước mắt và liên tục bị tháo vào ống mũi lệ và quá trình nay tiếp diễn cho tới khi
thể tích nước mắt trở lại bình thường làm cho liều thuốc đã nhỏ mất đi đáng kể,
8


thời gian của thuốc tiếp xúc với mắt rất ngắn chỉ khoảng 1 đến 2 phút. Hơn nữa,
khi thể tích nước mắt đã trở lại bình thường thì sự tiết nước mắt vẫn tiếp diễn,
nước mắt tiết ra liên tục làm pha loãng lượng thuốc còn lại, làm giảm gradient nồng
độ dược chất, làm giảm tốc độ và mức độ khuếch tán dược chất qua giác mạc [7].
Hầu hết dược chất trong thuốc nhỏ mắt thấm (hấp thu) qua giác mạc chủ
yếu nhờ quá trình khuếch tán đơn thuần qua đường kẽ giữa các tế bào và qua tế bào.
Sự thấm qua giác mạc của dược chất còn lưu lại được ở màng trước mắt phụ thuộc
rất lớn vào hệ số phân bố dầu / nước của dược chất. Các dược chất có hệ số phân bố
dầu / nước trong khoảng từ 10 đến 100, sẽ dễ dàng thấm qua giác mạc [7].
1.3.2. Một số biện pháp làm tăng sinh khả dụng của dung dịch thuốc nhỏ mắt:
1.3.2.1. Kéo dài thời gian tiếp xúc của thuốc ở vùng trước giác mạc
- Hạn chế gây kích ứng mắt:
Khi nhỏ thuốc nhỏ mắt mà mắt bị kích ứng, mắt sẽ phản xạ bằng cách
tăng chớp mắt và tăng tiết nước mắt để pha loãng và rửa trôi nhanh chóng khỏi
mắt, làm giảm SKD của thuốc. Do vậy, công thức thuốc nhỏ mắt phải xây dựng
sao cho càng ít gây kích ứng miêm mạc mắt càng tốt [7]:
+ Nên điều chỉnh pH của thuốc nhỏ mắt về giá trị trung tính hoặc gần
trung tính và lý tưởng nhất là bằng pH của dịch nước mắt (pH = 7,4) nếu không
ảnh hưởng đến độ tan và độ ổn định của dược chất. Trong trường hợp cần dùng
hệ đệm để điều chỉnh và giữ cho pH của thuốc ổn định thì chỉ nên dùng dung
lượng đệm thấp nhất (0,01 M – 0,1 M với nồng độ muối và 0,05 M – 0,5 M với

nồng độ acid) để nước mắt có thể trung hòa được pH của thuốc nhanh chóng sau
kkhi nhỏ [7].
+ Nên điều chỉnh dung dịch thuốc nhỏ mắt đẳng trương với dịch mắt để
hạn chế thấp nhất khả năng gây kích ứng mắt khi nhỏ. Bởi vì khi nhỏ mắt các
dung dịch quá nhược trương có thể gây phù nề giác mạc, còn các dung dịch quá
ưu trương có thể gây mất nước ở biểu mô giác mạc nhất là khi nhỏ thuốc
nhiều lần [7].
9


- Tăng độ nhớt của thuốc nhỏ mắt:
Khi độ nhớt của thuốc nhỏ mắt tăng lên sẽ cản trở sự rút dịch thuốc đã nhỏ
qua ống mắt – mũi, làm chậm tốc độ rút thuốc khỏi mắt, đồng thời thốc cũng khó
bị pha loãng hơn bởi dịch nước mắt. Thuốc nhỏ mắt có độ nhớt tối ưu trong
khoảng 12 – 15 cps. Nếu thuốc có độ nhớt cao quá, mắt sẽ phản xạ tăng tiết nước
mắt, tăng chớp mắt để thiết lập lại độ nhớt bình thường của dịch nước mắt và sẽ
gây tác dụng ngược lại [5], [7].
Để tăng độ nhớt của thuốc nhỏ mắt có thể thêm vào công thức thuốc nhỏ
mắt các polyme tan trong nước như: 0,25 % - 1 % methylcellulose; 0,5 %
hydroxypropylnethyl cellulose; 1,4 % alcol polyvinic [7].
Với các chất: HPMC, Na CMC là những chất tạo dung dịch có độ nhớt,
thuộc vào nồng độ của nó tạo dung dịch có độ nhớt khác nhau. Mặt khác, sản
phẩm thuốc nhỏ mắt được tiệt khuẩn bằng phương pháp lọc thì không nên có độ
nhớt cao sẽ khó lọc qua màng lọc, hiệu suất lọc thấp, kéo dài thời gian lọc khi
đưa lên quy mô pha chế lớn [6], [22]. Vì vậy, trong dung dịch thuốc nhỏ mắt các
chất này được đưa vào khảo sát có nồng độ thấp đảm bảo độ nhớt khoảng từ 6
đến 15 cps.
- Sử dụng chất kết dính sinh học:
Kết dính sinh học được coi là quá trình gắn kết hệ mang thuốc vào vị trí
sinh học đặc hiệu, mà đối với mắt đó là lớp ngoài của biểu mô giác mạc hoặc là

lớp nhày (mucous coat) của màng nước mắt phủ ngay trên bề nặt sơ nước của
biểu mô giác mạc, tạo cầu nối với lớp nước của màng nước mắt. Sự gắn kết được
thực hiện ở mức độ phân tử giữa chất kết dính sinh học và màng lực Vander
Waal, lực tĩnh điện hay liên kết hydro. Chính vì thế các chất kết dính sinh học có
tác dụng kéo dài đáng kể thời gian lưu của dược chất, tạo thuận lợi cho sự hấp
thu qua giác mạc [7],.
Các chất thường dùng trong nhãn khoa: HPMC, CMC, carbopol,
chitosan,...

10


Sự phối hợp các polyme có đặc tính kết dính sinh học với các chất làm
tăng độ nhớt càng cải thiện tốt hơn thời gian lưu thuốc trước giác mạc, do đó cải
thiện tốt hơn SKD của thuốc [7].
1.3.2.2. Làm tăng tính thấm của giác mạc đối với dược chất
Sử dụng các chất làm tăng tính thấm của biểu mô giác mạc đối với dược chất
+ Các chất tạo phức chelat với ion calci:
Các chất như dinatri edetat (EDTA) có tác dụng làm lỏng liên kết
chặt chẽ giữa các tế bào của vài lớp tế bào ngoài cùng của biểu mô giác mạc, làm
giảm đặc tính thân lipid của lớp tế bào này, do đó tạo thuận lợi cho quá trình
thấm của các phân tử dược chất qua đường kẽ tế bào biểu mô giác mạc [7].
+ Các chất diện hoạt:
Các chất diện hoạt có tác động làm tăng sự thấm các phân tử dược
chất qua đường kẽ tế bào do tác động đến liên kết chặt giữa các tế bào. Thuốc
nhỏ mắt được thêm chất diện hoạt, nó tác dụng giảm sức căng bề mặt giúp cho
thuốc phân tán nhanh hơn bào màng nước mắt, tiếp xúc tốt hơn với giác mạc và
kết mạc, nên được hấp thu tốt hơn [7]
Các chất sát khuẩn có tính diện hoạt như benzalkonium clorid
(0,005 %), cetylpyridin clorid (0,02 %), ngoài tác dụng sát khuẩn còn làm tăng

đáng kể tính thấm dược chất của giác mạc lên 2 – 5 lần [7].

1.4. VÀI NÉT VỀ OFLOXACIN
1.4.1. Công thức hóa học

11


Ofloxacin là acid (RS) – 9 – fluoro-3-methyl-10-(4-methylpiperazin-1-yl)7-oxo-2,3-dihydro-7H-pyridol[1,2,3-de]-1,4-benzoxazin-6-carboxylic [1], [18],
[19], [21].
1.4.2. Tính chất:
Bột kết tinh màu vàng nhạt hoặc vàng sáng, ít tan trong nước và methanol,
tan trong acid acetic băng, ít tan đến tan trong dicloromethan [1], [18], [19], [20]
Độ tan của ofloxacin phụ thuộc vào pH của môi trường hòa tan [7].
1.4.3. Độ ổn định:
Ofloxacin rất nhạy cảm với ánh sáng nên cần bảo quản tránh ánh sáng [1].
1.4.4. Dƣợc lý và cơ chế tác dụng
Ofloxacin là thuốc kháng khuẩn nhóm fluorquinolon giống như
ciprofloxacin. Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm Enterobacteriaceae,
Pseudomonas

aeruginosa,

Haemophilus

influenzae,

Neisseria

spp.,


Staphylococcus, Streptococcus pneumonia và một vài vi khuẩn Gram dương
khác. Nó được sử dụng trong điều trị viêm kết giác mạc, viêm và loét giác mạc,
điều trị dự phòng trước phẫu thuật và các nhiễm trùng khác ở mắt [2], [23]
Ofloxacin có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ.
Giống như các thuốc quinolon kháng khuẩn khác, ofloxacin ức chế DNA gyrase
là enzym cần thiết trong quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi
khuẩn [2], [23].
1.4.5. Chỉ định
Ofloxacin được dùng trong các bệnh:
Viêm phế quản nặng do vi khuẩn, viêm phổi [2].
Nhiễm khuẩn Chlamydia tại cổ tử cung hoặc niệu đạo có hoặc không kèm
lậu, lậu không biến chứng, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu [2].
Nhiễm khuẩn da và mô mềm [2].

12


Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn [2].
1.4.6. Chống chỉ định
Chống chỉ định với người có tiền sử quá mẫn với ofloxacin, các quinolon
khác hoặc các thành phần khác trong chế phẩm [2].
Các thuốc diệt khuẩn fluroquinolon như ciprofloxacin, ofloxacin có thể
gây thoái hóa sụn khớp ở các khớp chịu lực trên các súc vật thực nghiệm. Vì vậy
không nên dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi, người mang thai và cho con bú [2]
1.4.7. Thận trọng
Phải dùng thận trọng đối với các người bệnh động kinh hoặc có tiền sử rối
loạn thần kinh trung ương. Phải giảm liều đối với người bị suy thận [2].
1.4.8. Liều lƣợng và cách dùng thuốc nhỏ mắt:
Tra một giọt vào mỗi mắt, cách 2 – 4 giờ tra một lần, như vậy trong 2

ngày. Sau đó, tra ngày 4 lần, mỗi lần 1 giọt, thêm 5 ngày nữa. Chưa xác định
được mức độ an toàn và hiệu quả ở trẻ em dưới 1 năm tuổi [2].
1.4.9. Các sản phẩm thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % có mặt trên thị trƣờng
Việt nam:
Bảng 1: Một số dung dịch thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % có trên thị trường
Việt Nam
Tên thƣơng mại

Quy cách

Tên nhà sản xuất

đóng gói
Oflovid solution 0,3 %

Lọ 5ml

Santen pharmaceutical

Ofloxacin 0,3 %

Lọ 5ml

Công ty cổ phần Traphaco

Biloxcin eye

Lọ 5ml

Trang thiết bị y tế Bình Định –

Bidipharm

Lvis oflo

Lọ 5ml

DHG Pharm

13


Chƣơng 2. NGUYÊN VẬT LIỆU - TRANG THIẾT BỊ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. TRANG THIẾT BỊ.
2.1.1. Thiết bị:
- Cân phân tích Mettler Toledo AG135, d = 0,01 mg/0,1mg.
Hiệu lực hiệu chuẩn: 12/2015.
- Máy đo độ nhớt Brookfield.

Hiệu lực hiệu chuẩn 12/2015.

- Máy đo pH Precisa pH 900. Phạm vi đo 0,00 – 14,00. Sai số ± 0,01.
Hiệu lực hiệu chuẩn 12/2015
- Máy đo quang phổ UV- VIS Shimadzu UV – 2450.
Hiệu lực hiệu chuẩn 12/2015.
- Máy lắc cơ GFL 3005.

Hiệu lực hiệu chuẩn 12/2015.

- Máy lắc siêu âm
- Máy sắc kí lỏng hiệu năng cao Agilent Technologies.

Hiệu lực hiệu chuẩn: 12/2015.
- Nhiệt kế.

Hiệu lực hiệu chuẩn 12/2015

2.1.2. Dụng cụ :
- Bình định mức:100,0 ml
- Cốc thủy tinh: 20 ml, 50 ml, 100 ml, 250 ml.
- Pipét: 1,0 ml.
- Ống nghiệm trung tính có nắp
- Ống nghiện nesler so màu
- Màng lọc 0,45 µm, màng lọc 0,2 µm, đũa thủy tinh.
- Cốc có chân.

14


2.2. NGUYÊN VẬT LIỆU:
STT Hóa chất

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Acetonitrile

Đức (Merck)


Nhà sản xuất

2

Acid acetic

Đức (Merck)

Nhà sản xuất

3

Acid Boric

Nga (CPH)

Nhà sản xuất

4

Acid Citric

Anh (Fischer chemical)

Nhà sản xuất

5

Acid hydrochloric Đức (Merck)


Nhà sản xuất

6

Natri hydroxyd

Đức (Merck)

Nhà sản xuất

7

Natri laurylsulfat

Đức (Merck)

Nhà sản xuất

8

Ofloxacin

Trung Quốc (Zejiang Apeloa Pharm)

DĐVN IV

9

Ofloxacin chuẩn


Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương

DĐVN IV

10

Propylparaben

Nhật(Uneofine chemical-Industry LTD)

Nhà sản xuất

11

Natri

Đức (Merck)

Nhà sản xuất

dihydrophosphat
12

Na CMC

Nhật (Nippon Paper chemical)

Nhà sản xuất

13


HPMC 615

Trung Quốc (Shandong head Co., ltd)

DĐVN IV

14

β – cyclodextrin

Trung Quốc

Nhà sản xuất

15

Methyl paraben

Nhật

(Wuhu

huahai

biology Nhà sản xuất

engineering Co., ltd)
16


Dinatri edetat

Trung Quốc (Xilong chemical)

Nhà sản xuất

17

Benzalkonium

Đức (Merck)

Nhà sản xuất

clorid
18

Natri clorid

Đức (Merck)

DĐVN IV

19

Natri citrate

Đức (Merck)

Nhà sản xuất


15


2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH LƢỢNG OFLOXACIN
Ofloxacin được định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
[1], [19] với các điều kiện như sau:
Pha động:
Hỗn hợp dung dịch natri laurylsulfat 0,24 % - acetonitrile – acid acetic băng
(580 : 400 : 20).
Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (25 cm × 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5µm)
Nhiệt độ cột: Duy trì ở 350 C.
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 294 nm.
Tốc độ dòng: 1,5 ml / phút.
Thể tích tiêm: 20 µl.
Dung dịch chuẩn:
Hòa tan một lượng ofloxacin chuẩn trong dung dịch acid hydrochloric 0,05 M
(TT) để thu được dung dịch có nồng độ khoảng 0,06 mg/ml.
Dung dịch phân giải:
Hòa tan một lượng ofloxacin chuẩn và propylparaben trong acietonitril (TT)
để thu được dung dịch có nồng độ 0,1 mg ofloxacin và 2,4 mg propylparaben
trong 1 ml.
Dung dịch thử:
Pha loãng một thể tích chính xác chế phẩm bằng dung dịch acid hydrocloric 0,05
M (TT) để thu được dung dịch có nồng độ ofloxacin khoảng 0,06 mg/ml

16



Cách tiến hành:
Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống:
Tiến hành sắc ký đối với dung dịch phân giải: Độ phân giải giữa 2 pic
ofloxacin và propylparaben không được nhỏ hơn 2,0. Tiến hành sắc ký 6 lần
riêng biệt đối với dung dịch chuẩn: Hệ số đối xứng không được lớn hơn 3 và độ
lệch chuẩn tương đối của diện tích pic ofloxacin không được lớn hơn 2,0 %. Tiến
hành sắc ký lần lượt đối với dung dịch chuẩn và dung dịch thử.
Cách tính kết quả
Tính hàm lượng của ofloxacin từ diện tích pic trên sắc ký đồ của dung
dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C18H20FN3O4 trong ofloxacin chuẩn.
Lượng ofloxacin còn lại so với hàm lượng ban đầu (%) được tính theo công thức:

Trong đó:
x:

Tỉ lệ dược chất còn lại so với ban đầu (%)

C1:

Hàm lượng dược chất sau thời gian bảo quản (%)

C2:

Hàm lượng dược chất ban đầu (%)

2.4. KHẢO SÁT XÂY DỰNG CÔNG THỨC THUỐC NHỎ MẮT
OFLOXACIN 0,3 %
2.4.1. Khảo sát lựa chọn hệ đệm và pH của hệ đệm trong thuốc nhỏ mắt
ofloxacin 0,3 %:

a. Khảo sát lựa chọn hệ đệm:
Khảo sát độ tan của Ofloxacin: Trong cốc có mỏ dung tích 100 ml: Cho
lượng dư ofloxacin vào dung dịch đệm, hoà tan đến khi bão hoà bằng thiết bị siêu

17


âm ở 250C đến nồng độ bão hòa. Lọc lấy dịch và định lượng bằng phương pháp
sắc ký lỏng hiệu năng cao theo mục 2.3.1.
Từ kết quả định lượng, chọn hệ đệm có khả năng hòa tan ofloxacin tốt nhất.
b. Khảo sát lựa chọn pH và nồng độ của hệ đệm
Khảo sát độ ổn định của dung dịch ofloxacin 0,3 % trong hệ đệm citrat
theo công thức sau:
Ofloxacin

15 mg

Acid citric

theo nồng độ
điều chỉnh pH thích hợp

Natri hydroxyd 0,1N
Nước để pha tiêm

vừa đủ 5 ml

Trong đó:
- Nồng độ đệm được khảo sát: 0,005 N; 0,01 N; 0,02 N.
- Khoảng pH hệ đệm được khảo sát: 6,0 – 6,4 – 6,8 – 7,2.

Theo dõi các mẫu này ở 3 điều kiện:
- Trong tủ lạnh (tránh ánh sáng, nhiệt độ 2 – 80C).
- Điều kiện thực (nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng).
- Để ngoài trời (chịu tác động của nhiệt độ và ánh sáng tự nhiên).
Sau 2 tuần, đánh giá các mẫu dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Hình thức: Độ trong: đánh giá bằng cảm quan từng mẫu.
Màu sắc: So với dung dịch mới pha cùng công thức.
- Hàm lượng dược chất còn lại trong các mẫu.
- pH của từng mẫu.
Lựa chọn pH và nồng độ của hệ đệm tại đó dung dịch ofloxacin 0,3 % ổn
định nhất.
2.4.2. Nghiên cứu lựa chọn chất làm tăng thời gian lƣu của thuốc nhỏ mắt:
Tiến hành pha chế dung dịch Ofloxacin 0,3 % với các thành phần:

18


×