Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TÀI LIỆU HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG DNCH BỆNH TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.51 KB, 11 trang )

UBND TỈNH NGHỆ AN
SỞ THỦY SẢN

HỘI THẢO
ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC
CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG - DNCH BỆNH
TỈNH NGHỆ AN

V
Nghệ an, ngày tháng 12 năm 2007
Vinh, tháng 5 năm 2007


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm,cá phát triển mạnh mẽ, đóng góp
một phần đáng kể cho nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển một cách ồ ạt, quản
lý không phù hợp đã làm suy thái môi trường, dịch bệnh xảy ra và gây thiệt hại lớn cho
nghề nuôi.
Việc sử dụng các loại kháng sinh, hóa chất trong việc phòng trị bệnh cho tôm
nuôi một cách tràn lan không có hiệu quả kinh tế và dễ tồn lưu dư lượng kháng sinh có
thể dẫn đến sản phNm tôm nuôi bị mất an toàn thực phNm. Nhằm đảm bảo sản phNm an
toàn vệ sinh thực phNm cho sản phNm tôm nuôi, góp phần giảm thiểu dịch bệnh và bảo
vệ môi trường, nâng cao năng suất, xây dựng mô hình nuôi tôm, cá bền vững, đó là mục
tiêu xây dựng hệ thống quan trắc môi trường của nghề nuôi trồng thủy sản.
Để đạt được mục tiêu phát triển ngành thủy sản Nghệ An một cách bền vững, các
sản phNm thủy sản đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phNm và tạo ra
giá trị xuất khNu cao, Sở Thủy sản tổ chức Hội thảo đánh thực trạng môi trường, dịch
bệnh nghề nuôi và xây dựng “Hệ thống Quan trắc môi trường, dịch thủy sản tỉnh
Nghệ An”.



PHẦN I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG, DNCH BỆNH
I. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Theo số liệu điều tra của ngành thuỷ sản tháng 12 năm 2005 diện tích có thể nuôi
trồng thuỷ sản là 62.549 ha. Trong đó:
- Diện tích nớc ngọt 57.377 ha (diện tích ao hồ nhỏ 11.207ha; diện tích hồ, mặt
nước lớn 8.687 ha; diện tích sông suối: 12.216 ha; diện tích ruộng trũng, ruộng chủ
động nớc: 25.267 ha).
- Diện tích nuôi mặn lợ 3.872 ha (bãi triều 700 ha; diện tích bãi cát 600; diện tích
có thể chuyển đổi từ đất khác 800 ha; 1.772 ha mặt nước).
- Diện tích có khả năng nuôi biển: 1.300 ha.
Phát triển của nuôi trồng thuỷ sản: Với công nghệ nuôi trồng ngày một phát triển
về hình thức nuôi cũng như loài nuôi thì việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản đang mở ra
một triển vọng mới, cho phép chúng ta mở rộng diện tích nuôi, tăng năng suất...

T an

S ¶ n l− î n g n u « i t r å n g t h ñ y s ¶ n
2 5 .0 0 0
2 0 .0 0 0
1 5 .0 0 0
1 0 .0 0 0
5 .0 0 0
Nam

2001

2002


2003

2004

2005

2006

* Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh giống thủy sản:
Đến thời điểm hiện nay đã có 17 trại giống nước ngọt cấp 1 và 02 trại giống nước
ngọt cấp 2. Số trại sản xuất giống mặn lợ(tôm giống) là 49 trại.
Nhận thức được tầm quan trọng của con giống, ngành thủy sản Nghệ An đã
khuyến khích đầu tư vào các loại giống có giá trị kinh tế cao như tôm sú, cua…..vv.
Các cơ sở sản xuất giống ngày càng chú trọng hơn về chất lượng con giống, đầu tư
trang thiết bị, nhân lực, chuyển giao công nghệ sản xuất giống mới.


T rie u c o n

S ¶ n l− î n g g iè n g s ¶ n x u Ê t ® − î c
500
450

T « m s ó ( T r iÖ u )

400
350

C ¸ b é t( T r iÖ u c o n )


300

R « phi ®¬n

250
200
150
100
50
2001

2002

2003

2004

2005

2006

Nam

1. Môi trường - dịch bệnh:
Thủy sản nói chung, thủy sản nuôi trồng nói riêng thường gặp các loại bệnh do
virus, vi sinh vật, ký sinh trùng và nấm gây ra. Mức độ lây lan và tác hại của từng loại
tác nhân gây bệnh khác nhau(Xem bảng sau).
Bảng 1: Các loại tác nhân gây bệnh cho thủy sản, tác hại và khả năng chữa trị.
TT


1

2
3
4

Tác nhân
gây bệnh

Virus

Tác hại đối với thủy sản

- Bỏ ăn, chậm lớn, chế hàng
loạt
- Lây lan thành dịch
- Người nuôi phá sản
Vi sinh vật - Bắt mồi kém, chậm lớn
- Người nuôi lỗ vốn
Nấm
- Bắt mồi giảm, chậm lớn, chết
hàng loạt. Người nuôi lỗ vốn

sinh - Bắt mồi giảm, chậm lớn.
trùng
- Những con bị bệnh chết.
- Người nuôi giảm lãi.

Khả năng chữa trị


- Chưa có thuốc đặc trị
- Phải khoanh vùng tiêu hủy và khử
trùng
- Sử dụng kháng sinh, hiệu quả thấp
- Sử dụng kháng sinh, hóa chất
- Sử dụng kháng sinh, hóa chất, chế
phNm sinh học.

Ba yếu tố dẫn tới thủy sản bị bệnh là: mầm bệnh, sức khỏe và điều kiện môi
trường. Mầm bệnh có sẵn trong môi trường nhưng khi sức khỏe yếu hoặc thời tiết biến
đổi đột ngột thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao. Từ đó cho thấy, càng phát triển nuôi
thâm canh, nuôi công nghiệp thì nguy cơ thủy sản mắc bệnh và lây lan thành dịch càng
lớn.


2. Vấn đề môi sinh và môi trường
Để đạt được năng suất và sản lượng nuôi trồng cao hơn, con người đã đào ao, xe
mương, khoan giếng lấy nước ngọt để điều chỉnh độ mặn trong ao nuôi, sử dụng hóa
chất, chế phNm sinh học để điều chỉnh môi trường nước nuôi, sử dụng kháng sinh để
phòng trị bệnh. Ngoài các yếu tố trên các chất thải sinh hoạt, chất thải của nhà máy
công nghiệp và canh tác nông nghiệp cuối cùng đều nhiễm vào nguồn nước. Tất cả các
hoạt động trên nếu không thực hiện đúng phương pháp sẽ tác động xấu tới môi trường
nuôi nói riêng và môi trường sống của xã hội nói chung.

Bảng 2: Hoạt động của con người và những mối nguy ảnh hưởng tới môi trường
sinh thái
TT Hoạt động của con người Mục đích/nguyên nhân
Tác hại đối với môi trường
1
Đào ao

Nuôi thủy sản
Gây xói lở, mất cân bằng sinh thái
2
Làm lồng bè trên sông, biển Nuôi thủy sản
ảnh hưởng dòng chảy, thức ăn dư,
mầm bệnh
3
Khoan nước ngọt ở ao đầm Điều chỉnh độ mặn ao Làm tái mặn vùng canh tác nông
nuôi
nuôi
nghiệp
4
Khoan nước ngọt ở vùng cát Điều chỉnh độ mặn ao Làm sa mạc hóa vùng cát ven biển
ven biển
nuôi trên cát
5
Sử dụng kháng sinh sai quy Chữa bệnh cho thủy sản Hình thành hệ vi sinh vật kháng
định
thuốc
6
Sử dụng hóa chất có hại
Xử lý ao đầm
Hủy diệt hệ sinh thái trớc mắt và
lâu dài
7
Sử dụng chế phNm sinh học Xử lý ao đầm
Biến đổi hệ sinh thái của môi
sai quy định
trường
8

Sử dụng thuốc trừ sâu có hại Diệt sâu bệnh trong Hủy diệt trước mắt và lâu dài hệ
nông nghiệp
thủy sinh
9
Chất thải các nhà máy công Vi sinh vật, kim loại Hệ thủy sinh bị nhiễm độc tố
nghiệp chưa được xử lý
nặng(Pb, Hg, Cd, As…)
10 Chất thải bệnh viện, chất thải Vi khuNn, virus, kháng Tăng nguy cơ mất an toàn thực
sinh hoạt
sinh có hại
phNm

Qua bảng trên cho thấy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của con người, nếu
không đúng cách, không được kiểm sóat, sẽ hủy hoại môi trường. Trong đó, 7 nguy cơ
đầu là do quá trình nuôi trồng, 3 nguy cơ sau là do các ngành sản xuất khác.
II. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, DNCH BỆNH THỦY SẢN

1. Hệ thống văn bản pháp quy
* Trong lĩnh vực quản lý thú y thủy sản


- Pháp lệnh bảo vệ thực vật(2003)
- Pháp lệnh giống cây trồng vật nuôi(2004)
- Pháp lệnh Thú y (2004)
- Quy chế kiểm tra chất lượng con giống, thức ăn nuôi trồng thủy sản
- Quy chế khảo nghiệm, thử nghiệm thuốc thú y, giống thủy sản
- Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi
- Tiêu chuNn chất lượng thủy sản bố, mẹ, thủy sản giống và kỹ thuật nuôi
- Quyết định số 45/2001.QĐ/UB ngày 06/6/2001 của UBND tỉnh về Quy định quản lý
giống nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Chỉ thị 09/2005/CT-UB ngày 16/2/2005 của UBND tỉnh về Quản lý chất lợng tôm
giống.

2. Phân công quản lý nhà nước
Công tác quản lý gồm: Quản lý chất lượng con giống, các loại thức ăn, thuốc thú
y thủy sản, hóa chất, chế phNm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản; xác nhận công
bố chất lựợng hàng hóa; quản lý vùng nuôi, diến biến môi trường và dịch bệnh; kiểm tra
điều kiện vệ sinh an toàn thực phNm thủy sản, chất lượng hàng hóa đối với các cơ sở thu
mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, tàu cá, cảng cá, bến cá, chợ cá...vv; chứng nhận chất
lượng hàng hóa được phân cấp; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối cơ sở sản xuất
giống, cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa chất, chế phNm sử dụng
trong nuôi trồng thủy sản.
Bộ máy quản lý bao gồm: Sở thủy sản (Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản),
Huyện, thị, thành(Phòng thủy sản/phòng kinh tế/phòng nông nghiệp/Trạm khuyến
nông), Xã, phường, thị trấn, hợp tác xã (tổ cộng đồng).
Hệ thống cơ sở vật chất hiện tại có 03 trạm kiểm dịch(Trạm trung tâm Vinh,
Trạm quỳnh Bảng, Trạm Diễn Châu), các trang thiết bị chủ yếu kiểm tra Virút đốm
trắng, Taura, MBV, ký sinh trùng ở tôm bố mẹ, tôm giống, tôm nuôi và một số chỉ tiêu
về môi trường... , các trang thiết bị kiểm tra cá hiện vẫn chưa có.
Các văn bản pháp qui thực hiện gồm: Pháp lệnh; Nghị định, Qui định, chỉ thị của
Bộ; qui định, chỉ thị của UBND tỉnh.
3. Về nuôi trồng
Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển mạnh trên mọi phương diện: diện tích mở
rộng, nhiều vùng đất hoang đất cát và đất sản xuất khác kém hiệu quả đã được chuyển
sang NTTS, hình thức nuôi ngày một đa dạng hơn, trình độ kỹ thuật của nhân dân ngày
càng được nâng cao.
Công tác kiểm tra và kiểm soát môi trường được cơ quan Nhà nước và công đồng
nhân dân quan tâm. Đến nay đã có 3 Trạm kiểm dịch thú y thuỷ sản được đầu tư trang
thiết bị, hóa chất (kể cả hệ thống phát hiện sớm vi rút đốm trắng bằng thiết bị PCR)
phục vụ cho hoạt động kiểm tra. Nhờ vậy trong những năm qua công tác kiểm tra, kiểm

soát, phòng trừ dịch bệnh được quan tâm, tình hình dịch bệnh được kiểm soát và xử lý
kịp thời.


Địa bàn quản lý nuôi trồng thủy sản trên 19 huyện, thị, thành, với sự phát triển
nhanh của nghề nuôi trồng đã bộc lộ nhiều khó khăn cho công tác quản lý như: Địa bàn
nuôi trồng rộng, nằm rải rác, cán bộ ít nên việc kiểm tra giám sát không được thường
xuyên. Một số khu vực nuôi tự phát, không theo qui hoạch, hiệu quả nuôi thấp, hệ thống
cơ sở hạ tầng chưa đạt tiêu chuNn vì vậy dễ gây ô nhiễm, tồn dư mầm bệnh trong môi
trường. Hoạt động cảnh báo và quan trắc môi trường chưa được triển khai thường
xuyên và đồng bộ.
Công tác quản lý mới chỉ nắm bắt tình hình tại các vùng nuôi trọng điểm, chủ
yếu là những vùng nuôi tôm. Riêng đối với những vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt
thì hầu như chưa quản lý được diến biến dịch bệnh cũng như biến động môi trường
vùng nuôi.
4. Về sản xuất, dịch vụ giống
Hiện nay trên địa bàn có 43 trại sản xuất tôm giống và 24 trại sản xuất giống
nước ngọt. Hoạt động con giống phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu giống trong
tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Ngành cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành những chế tài trong công tác
quản lý chất lượng con giống(Quyết định 04/2001/QĐ.UB; 45/2001/QĐ.UB; Chỉ thị
09/2005/CT-UB), vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất
lượng con giống. Với hệ thống 3 Trạm kiểm dịch đặt tại các vùng trọng điểm đã bước
đầu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch tôm giống, tuy nhiên cũng mới chỉ chNn đoán được một
số bệnh như: Đốm trắng, Đầu vàng, Taura, MBV, phát sáng, nấm.
Lĩnh vực quản lý chủ yếu tập trung vào các trại sản xuất tôm giống, riêng đối với
các trại sản xuất giống nước ngọt chưa chú trọng. Hoạt động kiểm tra chất lượng giống
nước ngọt chưa được thường xuyên và chuyên sâu.
5. Về tình hình dịch bệnh, biến đổi môi trường
Trong những năm gần đây dịch bệnh đã xuất hiện và có khả năng lây lan khá

rộng. Trong đó dịch bệnh gây thiệt hại nhiều nhất cho người nuôi tôm như: bệnh đốm
trắng, sưng gan và đầu vàng. Mầm bệnh được đa vào từ nhiều nguồn nh: từ nguồn bố,
mẹ, tôm giống từ tình ngoài vào chưa được kiểm dịch,...vv.
Nguyên nhân lây nhiễm bệnh(Bệnh đốm trắng) từ đàn giống bố mẹ hiện nay đã
được loại bỏ bằng việc kiểm tra 100% đàn giống bố mẹ trước khi đa vào sinh sản bằng
phương pháp PCR và có biện pháp xử lý triệt để những con bị nhiễm bệnh.
Hiện nay diện tích đa vào nuôi cá nước ngọt ngày càng tăng lên nên nhu cầu về
con giống cũng như chất lượng con giống ngày càng cao. Trong khi đó công tác quản lý
về chất lượng con giống nước ngọt chưa được đầu tư, vì vậy chưa đảm bảo tốt chất lượng con giống cho người nuôi.
Biến động môi trường cũng là một vấn đề cần phải giải quyết, nguyên nhân chủ
yếu do thiếu sự hiểu biết về công tác quản lý môi trường, sử dụng nhiều loại hóa chất
khi xử lý ao đầm làm ảnh hưởng đến chất đất, hủy diệt một số vi sinh vật, thực vật, tảo


có lợi. Một số vùng nuôi quy hoạch chưa rõ ràng và có tính hệ thống gây nên tình trạng
ô nhiễm chéo từ đó làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm về môi trường và gây khó khăn
trong việc khoanh vùng khi dịch bệnh xảy ra.
Tính cộng đồng của người nuôi chưa cao, công tác quản lý và chỉ đạo còn bất
cập dẫn đến công tác tổ chức nuôi và xử lý bệnh còn chưa dứt điểm.
PHẦN II
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG:
I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ:

1. Mục tiêu
Xây dựng hệ thống nhằm đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa dịch bệnh cho động,
thực vật thủy sản và lưỡng cư, đảm bảo an toàn thực phNm, bảo vệ môi trường-môi sinh
và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Nhiệm vụ
a. Cấp tỉnh : (giao cho Chi cụcBVNLTS) quan trắc cảnh báo môi trường:
- Nhận thông tin từ cấp cơ sở gửi về.

- lấy mẫu từ các vùng nuôi, sông, kênh phân tích và thông báo
- Xử lý và gửi số liệu tới cấp Trung ương
- Phản hồi cho các cấp cơ sở
- Điều phối với các cấp cơ sở để quản lý bùng phát dịch bệnh
- Thông báo, báo cáo và cảnh báo tới các vùng khác nhau
- Tổ chức họp, hội thảo về thực trạng dịch bệnh
* Viết báo cáo:
+Chi cục bảo vệ nguồn lợi sẽ báo cáo cho Sở Thuỷ sản NAFIQAVED
2lần/tháng.
+ Báo cáo đột xuất: Khi nhận được thông tin từ cơ sở, phân tích số liệu, thông
báo tới Sở Thuỷ sản và NAFIQAVED đúng thời gian.
b. Trạm kiểm dịch
- Thực hiện thí nghiệm chNn đoán (cấp 2) cho dịch bệnh tôm theo yêu cầu của
cán bộ khuyến ngư xã, huyện hoặc tỉnh.
- Lấy mẫu quan trắc môi trường
- phối hợp với chính quyền địa phương xử lý dịch bệnh khi xNy ra.
- báo cáo về Chi cục diễn biến môi trường ở khu vực quản lý.
c. Cấp huyện, thị, thành(Trực tiếp là Phòng thuỷ sản/Phòng nông nghiệp/
Trạm khuyến nông):
- Giám sát các hoạt động cấp xã
- Tổ chức gặp gỡ trao đổi định kỳ


- Nhận thông tin từ các xã và hợp tác với họ để triễn khai các hoạt động kiểm
soát dịch bệnh khi nó xNy ra.
- Hành động như một trung tâm truyền thông tin từ Sở thuỷ sản tới các cấp xã
- Báo cáo tình hình diễn biến môi trường dịch bệnh về Sở thủy sản, Chi cục.
- Phối hợp với UBND phường, xã, Trạm kiểm dịch giống thủy sản xử lý bệnh,
dịch bệnh môi trường khi xNy ra.
d. Cấp Phường,xã

* UBNND xã:
- ở mỗi xã sẽ phân công một cán khuyến nông, khuyến ngư xã tham gia vào các
hoạt động. Cán bộ này sẽ được tập huấn và hướng dẫn về cách thực hiện các hoạt động
giám sát dịch bệnh, cảnh báo môi trường.
- Phối hợp với Phòng thủy sản, Trạm khuyến Nông, Trạm kiểm dịch quan trắc
cảnh báo môi trường.
- Báo cáo cho cấp huyện về tình hình diễn biến môi trường dịch bệnh
* Cán bộ khuyến nông, khuyến ngư:
- Giám sát và báo cáo thực trạng hàng tháng ngay tại các ao cá và tôm tại địa
phương.
- Giám sát thực trạng dịch bệnh ở vùng có dịch bệnh tại xã quản lý
- Hợp tác với chính quyền huyện và tỉnh để phòng chống sự lây lan dịch bệnh từ
vùng dịch
- Phối hợp với cơ quan chức năng về xử lý bệnh và cảnh báo môi trường.
- Viết báo cáo về việc giám sát môi trường, dịch bệnh cho UBND xã, phường.
II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC

* Mô hình tổ chức hệ thống Quan trắc cảnh báo và môi trường
CỤC QLCL, TYTS

SỞ THỦY SẢN

CHI CỤC BVNL TS

Phòng QLCL, TYTS

Trạm kiểm dịch

Phòng thủy sản/kinh tê/nông
nghiệp



(Cán bộ chuyên trách/Bán chuyên
trách về thủy sản)

- Các cơ sở nuôi quảng canh, bán thâm canh, hộ gia đình
- Các cơ sở sản xuất thức ăn quy mô thủ công
- Kiểm dịch thủy sản chuyển vùng
- Tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia


Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ
Quan hệ đối tác

* Các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý nhà nước
- Sở Thủy sản.
- Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản.
- Phòng Thủy sản/ Kinh tế/nông nghiệp của các huyện, thị, thành.
- Cán bộ chuyên trách/ Bán chuyên trách thuộc UBND các xã/phường.
III/ NHÂN SỰ:

1/ Cấp Tỉnh: (Trực tiếp là Chi cục BVNL Thuỷ sản Nghệ An).
02 người: + 01 người phụ trách mặn lợ
+ 01 người phụ trách nước ngọt
2/ Trạm Kiểm dịch Vùng: 02 Trạm(Quỳnh Bảng, Diễn Châu).
Mỗi trạm 02 người.
3/ Cấp Huyện, thị, thành: 01 người tham gia
4/ Cấp Xã, phường: 01 người tham gia

5/ Hợp tác xã/Tổ cộng đồng: (có quyết định của UBND xã)
IV/ TRANG THIẾT BN:

1/ Tại Chi cục(Trực tiếp là Phòng QLCL, ATVS & TYTS).
- Trang thiết bị, hóa chất
- Dụng cụ lấy mẫu.
2/ Tại Trạm Kiểm dịch Quỳnh Bảng.
- Thiết bị thu mẫu và thử mẫu.
- Thiết bị thử mẫu môi trường( máy đo hoặc bộ thiết bị thí nghiệm).
3/ Tại Trạm Kiểm dịch Diễn Châu.
- Thiết bị thu mẫu và thử mẫu.
- Thiết bị thử mẫu môi trường( máy đo hoặc bộ thiết bị thí nghiệm).
5/ Tại các huyện, thị, thành:
- Thiết bị thu mẫu và thử mẫu
- Thiết bị thử mẫu đo môi trường ( máy đo hoặc bộ thiết bị thí nghiệm).


6/ Xã:
- Bộ thiết bị thí nghiệm môi trường
- Tài liệu khuyến ngư cho nông dân ( cNm nang thực hành quản lý tốt BMP,vv..)
- Sổ tay ghi chép ( quan sát thường, quan sát bất thường)
V/ KINH PHÍ:

1/ Đào tạo:
- Tập huấn cho các cán bộ xã về chNn đoán bệnh và quan trắc cảnh báo môi
trường
- Hội thảo đúc rút kinh nghiệm
2/ Chi phí hệ thống:
- Tại cấp xã:
+ Do xã cử cán bộ tham gia, mỗi xã người 01 người

+ Chi phí đi lại cho cán bộ khuyến ngư xã do ngân sách địa phương hoặc
nguồn thu hội viên.
VI/ KIẾN NGHN VÀ ĐỀ XUẤT:
- Dự án hỗ trợ kinh phí tập huấn nâng cao trình chuyên môn cho cán bộ, khuyến
ngư, khuyến nông tham gia vào hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường.
- Hỗ trợ mua các trang thiết bị, hóa chất cần thiết để phục vụ cho công tác lấy
mẫu và quan trắc môi trường.
- Hỗ trợ hội thảo về hoạt động
- Hỗ trợ về tham quan học tập về quản lý cộng đồng vùng nuôi ở các tỉnh.
- Tài liệu về kỷ thuật nuôi, phòng và trị bệnh
- Hỗ trợ về xây dựng vùng nuôi an toàn

SỞ THỦY SẢN NGHỆ AN



×