Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Việt Hà Tây giai đoạn 20032007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.19 KB, 69 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
SƠ ĐỒ

BẢNG

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DNBH


: Doanh nghiệp bảo hiểm.

BHTM

: Bảo hiểm thương mại.

TNDS

: Trách nhiệm dân sự.

BHTNDS

: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

KDBH

: kinh doanh bảo hiểm.

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

4

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

MỞ ĐẦU
Ngày nay tại Việt Nam, tình trạng giao thông còn rất nhiều bất cập, tai
nạn giao thông xảy ra rất phổ biến và ngày càng báo động. Vì vậy việc triển

khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Để việc triển khai nghiệp vụ này
được công bằng, bảo đảm quyền lợi cho chủ xe, cho người thứ ba bị thiệt hại
và của cả công ty bảo hiểm phải đảm bảo công tác giám định và bồi thường
có chất lượng tốt. Tại Bảo Việt Hà Tây hàng năm nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba mang lại doanh thu
hàng tỷ đồng, là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của công ty. Nhận thức
được tầm quan trọng của công tác giám định và bồi thường đối với bảo hiểm
nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba nói riêng, em mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn về nghiệp vụ bảo hiểm
này và đặc biệt là công tác giám định và bồi thường. Vì vậy, em lựa chọn đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là:
“ Công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Việt Hà Tây giai
đoạn 2003-2007 ”.
Trong quá trình thực tập, em đã cố gắng tham khảo các tài liệu, tham gia
công tác giám định bồi thường thực tế tại Bảo Việt Hà Tây để có thể hoàn
thành khoá luận. Tuy nhiên, do thời gian cũng như vốn kiến thức có hạn nên
bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô chỉ bảo để em có
thể nâng cao hiểu biết của mình hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn Phòng
giám định bồi thường Công ty Bảo Việt Hà Tây đã tạo điều kiện cho em thực
tập, văn phòng bộ môn Bảo Hiểm, trung tâm thư viện trường Đại Học Kinh
Tế Quốc Dân, các thầy cô trong bộ môn Bảo Hiểm và đặc biệt là Th.s Nguyễn
Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

5


GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

Thị Lệ Huyền đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, giúp
em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lưu Xuân Trung

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


6

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG
1.1 Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới đối với người thứ ba
1.1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với ngưòi thứ ba
Trong cuộc sống mỗi cá nhân hay tổ chức đều phải hoạt động theo
pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình khi
họ gây thiệt hại cho cá nhân , tổ chức khác. Khi tham gia giao thông người
điều khiển xe cơ giới có thể gây ra tai nạn cho người khác và khi ấy chủ xe,
lái xe phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do hành vi gây ra cho tài sản

cũng như tính mạng của người khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng
như những thiệt hại về mặt tài chính cho người gây tai nạn. Trước đây, khi
phương tiện giao thông còn thô sơ, tai nạn giao thông ít xảy ra, nếu có xảy ra
thì chủ xe cũng có khả năng tự bồi thường. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, các phương tiện cũng tân tiến, hiện đại hơn, kéo theo đó là
sự gia tăng tai nạn giao thông cùng mức độ thiệt hại của nó. Các vụ tai nạn có
thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng mà chủ xe không đủ khả năng bồi
thường cho người bị hại. Thông thường, việc bồi thường thế nào do các bên
thoả thuận, trong nhiều trường hợp, việc thoả thuận rất khó khăn, đặc biệt nếu
có người thiệt mạng thì việc giải quyết bồi thường sẽ phức tạp hơn. Do vậy,
nếu có nguồn tài chính sẵn sàng cho việc giải quyết hậu quả cũng như dàn xếp
hợp lý việc bồi thường sẽ đem lại lợi ích cho chủ xe, nạn nhân trong các vụ tai

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


7

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

nạn và sự yên tâm cho mọi người khi tham gia lưu thông. Vì vậy, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời là một tất
yếu khách quan.
Ngày nay số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày càng lớn đặc
biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đi kèm với chúng là số
vụ tai nạn giao thông, số người chết ngày càng tăng điều đó được thể hiện qua
bảng sa
Bảng 1.1 .Tình hình tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam .

Loại xe
Năm
2003
2004
2005
2006
2007

Ô Tô

Mô Tô

Số người bị

Số người

chết

bị thương

(chiếc)
( chiếc)
(người)
(người)
675000
11379000
11319
20400
774824
13375992

11739
15142
891104
16086644
11184
11760
1103842
18782863
12757
11288
1336580
20579082
13150
10546
(Nguồn :Uỷ Ban An Toàn giao thông Quốc Gia)

Theo bảng thống kê trên cho thấy số lượng xe tham gia giao thông cả
ôtô , xe máy đều tăng qua các năm cùng với đó là số vụ tai nạn, số người
bị tai nạn cũng tăng. Trong năm 2003 số lượng người bị thương cao nhất
và giảm qua các năm 2004,2005,2006,2007, song số lượng người chết lại tăng
qua các năm cụ thể: năm 2004 số lượng người chết do tai nạn giao thông tăng
420 người so với năm 2003. đến năm 2007 số người chết do tai nạn giao
thông là 13150 người. Điều này cho thấy tình hình tai nạn giao thông ngày
một nghiêm trọng và gây ảnh hưởng lớn đến nạn nhân cũng như người điều
khiển phương tiện và toàn xã hội. Nguyên nhân tình trạng trên là do cơ sở hạ
tầng giao thông kém, tiếp đến là do ý thức của người tham gia giao thông
chưa cao. Do vậy việc tham gia Bảo Hiểm TNDS là vô cùng cần thiết .
Trên thực tế Bảo Hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A



Luận văn tốt nghiệp

8

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

có tác dụng rất lớn :
-

Đối với chủ xe :

+ Góp phần làm tăng ý thức của chủ phương tiện trong khi điều khiển xe
của mình.
Khi tham gia giao thông, người tham gia bảo hiểm (chủ xe) luôn ý thức
được việc điều khiển xe của mình do trong quá trình tham gia bảo hiểm chủ
xe đã được phổ biến các quy định trong đơn bảo hiểm cũng như giới hạn trách
nhiệm của nhà bảo hiểm đối với thiệt hại phát sinh trách nhiệm dân sự do chủ
xe gây ra cho bên thứ ba. Nhà bảo hiểm không bồi thường toàn bộ thiệt hại
cho bên thứ ba nếu thiệt hại vượt quá giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm,
điều này góp phần làm nâng cao ý thức của các chủ xe khi tham gia giao
thông.
+ Góp phần xoa dịu căng thẳng giữa chủ xe và gia đình nạn nhân
Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm nhà bảo hiểm bồi thường
thiệt hại cho bên thứ ba các tổn thất cũng như thiệt hại phát sinh, điều này sẽ
có tác dụng làm xoa dịu căng thẳng giữa chủ xe và gia đình nạn nhân
+ Giúp tạo sự yên tâm hơn cho chủ xe khi điều khiển phương tiện của mình .
Khi tham gia bảo hiểm các chủ xe đã được phổ biến những kiến thức cũng như
các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất có thể phát sinh, đồng thời khi họ tham
gia bảo hiểm khi tổn thất xảy ra thì được bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho bên

thứ ba điều này làm cho các chủ xe cảm thấy yên tâm hơn khi điều khiển xe của
mình.
+ Góp phần bù đắp thiệt hại , ổn định tài chính cho chủ xe .
Thông qua việc tham gia bảo hiểm, khi xảy ra tai nạn phát sinh trách nhiệm
dân sự thuộc phạm vi bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽ bù đắp thiệt hại mà chủ xe
gây tổn thất cho bên thứ ba điều này góp phần ổn định tài chính cho chủ xe.
- đối với người thứ ba :

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

9

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

+Góp phần ổn định tinh thần, tránh căng thẳng giữa các bên.
+Góp phần khắc phục hậu quả tai nạn, nhanh chóng phục hồi sản xuất
kinh doanh .
- Đối với xã hội:
Góp phần tạo công ăn việc làm , tăng thu ngân sách để từ đó nhà nước có
điều kiện đầu tư và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời còn
nâng cao được ý thức trách nhiệm về chấp hành luật lệ giao thông của mỗi
người dân.
1.1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
(BHTNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.1.2.1 Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba
+ Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có
đối tượng là phần trách nhiệm dân sự phát sinh khi người tham gia bảo hiểm
có hành vi trái pháp luật phải bồi thường bằng tiền đối với thiệt hại mà họ gây
nên. Trách nhiệm đó là bao nhiêu không xác định được ngay lúc tham gia bảo
hiểm mà chỉ biết chính xác khi nó đã phát sinh. Trách nhiệm dân sự phát sinh
có thể được quy định bởi pháp luật hoặc trong một số trường hợp có thể do sự
thoả thuận giữa hai bên. Thông thường, trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh từ
những cơ sở sau:
+ Có thiệt hại về tài sản,tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ ba.
+ Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật .
+ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe
(lái xe ) với những thiệt hại của người thứ ba.
+ Chủ xe (lái xe) phải có lỗi ..
Trên thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện thứ nhất, thứ hai, thứ

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

10

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

ba là phát sinh trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba của chủ xe ( lái xe).
Nếu thiếu một trong ba điều kiện đó trách nhiệm dân sự của chủ xe sẽ không
phát sinh và do đó sẽ không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. Điều kiện
thứ tư có thể có hoặc không vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do nguồn nguy hiểm
cao độ mà không hoàn toàn do lỗi của chủ xe (lái xe ). Ví dụ, xe đang chạy bị
nổ lốp, lái xe mất khả năng điều khiển đã gây tai nạn. Trong trường hợp này

,trách nhiệm dân sự vẫn có thể phát sinh nếu có đủ ba điều kiện đầu tiên .
+ Nghiệp vụ này được thực hiện dưới hình thức bắt buộc
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
ngoài việc đảm bảo ổn định tài chính cho người được bảo hiểm còn có mục
đích khác là bảo vệ quyền lợi cho phía nạn nhân,bảo vệ lợi ích công cộng và
an toàn xã hội. Do vậy, loại hình bảo hiểm này thường được thực hiện theo
hình thức bắt buộc.
+ Áp dụng giới hạn trách nhiệm
Bởi vì thiệt hại trách nhiệm dân sự phát sinh chưa thể xác định được
ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm và thiệt hại đó có thể rất lớn không thể
lường trước được. Bởi vậy để nâng cao trách nhiệm cho người tham gia bảo
hiểm, các công ty bảo hiểm thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm, tức là các
mức bồi thường tối đa của bảo hiểm. Nói cách khác, thiệt hại trách nhiệm dân
sự có thể phát sinh rất lớn nhưng công ty bảo hiểm không bồi thường toàn bộ
thiệt hại trách nhiệm dân sự phát sinh mà chỉ khống chế trong phạm vi số tiền
bảo hiểm .

1.1.2.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe xe cơ giới đối với người thứ ba
1.1.2.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

11

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

a. Đối tượng bảo hiểm

Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân hay
đại diện cho một tập thể. Công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách
nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển của người
lái xe. Như vậy đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba là phần trách nhiệm được xác định bằng tiền theo quy định của
pháp luật và sự phán quyết của toà án, quyết định chủ xe phải gánh chịu do sự
lưu hành xe của mình gây tai nạn cho người thứ ba .
Người thứ ba ở đây thực chất là phía nạn nhân trong các vụ tai nạn.
Người thứ ba có thể là một người, có thể là nhiều người, có thể là nhà cửa tư
trang , hành lý … Tuy nhiên luật kinh doanh bảo hiểm của các nước đều quy
định một số trường hợp sau đây không được coi là người thứ ba bao gồm:
 Thân nhân của chủ xe và lái xe .
 Những người làm công cho chủ xe và lái xe .
 Tư trang, hành lý của chủ xe, thân nhân của chủ xe, những người làm
công cho chủ xe.
Mục đích là nhằm phòng và hạn chế hiện tượng trục lợi bảo hiểm .
Với khái niệm nêu trên thì đối tượng bảo hiểm ở đây là nghĩa vụ và trách
nhiệm bồi thường của chủ xe cho người thứ ba khi xe của anh ta đang lưu
hành và gây tai nạn cho họ.
TNDS phát sinh khi có các điều kiện sau:
+ Có thiệt hại về tài sản ,tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ ba.
+ Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật.
+ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe
(lái xe ) với những thiệt hại của người thứ ba.
+ Chủ xe (lái xe) phải có lỗi .
TNDS ở đây bao gồm :
Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A



Luận văn tốt nghiệp

12

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

− Trách nhiệm liên quan đến quyền sở hữu tài sản. Do đặc điểm của xe
cơ giới là sử dụng động cơ và chuyển động với vận tốc cao nên tự bản thân nó
có thể gây ra tai nạn và làm thiệt hại cho người thứ ba mà không phải do lỗi
của chủ xe hay lái xe.Tuy nhiên với tư cách là chủ sở hữu, chủ xe phải chịu
trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại đó.
− Trách nhiệm phải điều khiển xe an toàn, không có hành vi sơ suất gây
cho người thứ ba.
Trong trường hợp chủ xe không có lỗi nhưng do trách nhiệm sở hữu tài
sản nên vẫn phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe.
Ví Dụ : Lái xe rẽ sang phải đột ngột, không có tín hiệu xin đường đâm bị
thương người đi bộ qua đường, khi đó trách nhiệm dân sự phát sinh do: Có
thiệt hại đến sức khoẻ của người thứ ba; lái xe có hành vi trái pháp luật do
không quan sát kỹ khi sang đường rẽ đột ngột; có mối quan hệ nhân quả
.Trong trường hợp này nếu lái xe có tín hiệu xin đường và đã quan sát thấy
người đi bộ nhưng do phanh của xe bi đứt đột ngột gây tai nạn thì lái xe trong
trường hợp này không có lỗi nhưng TNDS vẫn phát sinh do quyền sở hữu tài
sản đối với xe gây tai nạn.
Với đối tượng nêu trên thi nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi
thường vật chất thân xe và cũng không chịu trách nhiệm về mặt hình sự của xe.
b. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba được quy định như sau :
♦ Trường hợp được bảo hiểm bồi thường bao gồm :
+Tai nạn liên quan đến tính mạng, tình trạng sức khoẻ của người thứ ba

+ Tai nạn gây thiệt hại đến tài sản của người thứ ba
+ Tai nạn gây thiệt hại đến sản suất kinh doanh của người thứ ba

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

13

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

+ Tai nạn gây thiệt hại đến tính mạng , tình trạng sức khoẻ của những
người tham gia cứu chữa để giảm thiểu mức độ thiệt hại trong các vụ tai nạn.
+ Các chi phí hợp lý và cần thiết trong các vụ tai nạn có phát sinh trách
nhiệm dân sự.
♦ Trường hợp không được bảo hiểm bồi thường bao gồm:
Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các
vụ tai nạn mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau :
+ Thiệt hại do hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.
+ Thiệt hại do xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham
gia giao thông theo quy định của luật giao thông vận tải đường bộ
+ Thiệt hại do chủ xe, lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ như: xe
không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và
môi trường ; lái xe không có bằng lái hoặc bằng bị tịch thu hay không hợp lệ ;
lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như : Rượu, bia, ma tuý …; xe chở
chất cháy, chất nổ trái phép, đua xe trái phép; xe đi vào đường cấm, đi đêm
không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải; xe không có hệ thống lái bên phải …
+ Thiệt hại do chiến tranh bạo động .
+ Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình

trệ sản suất kinh doanh .
+ Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn
+ Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thoả thuận khác .
Ngoài ra công ty bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với các tài
sản đặc biệt như: Vàng, bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài,
hài cốt .
1.1.2.2.2 Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
Trong các vụ tai nạn có phát sinh TNDS thiệt hại thực tế của người thứ

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

14

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

ba đôi khi rất lớn và nhà bảo hiểm không thể lường trước được cho nên tất cả
các công ty bảo hiểm đều đưa ra giới hạn trách nhiệm của mình bằng một sổ
tiền bảo hiểm nhất định. Cụ thể hiện nay theo Quyết định số 23/2007/QĐBTC ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tài Chính về mức trách nhiệm bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới như sau:
+ TNDS của chủ xe mô tô :
Về người : 30 triệu / người / vụ
Vể tài sản: 30triệu đồng /vụ
+ TNDS của chủ xe ô tô :
Về người: 50 triệu đồng / người ( đối với người thứ ba và hành khách
theo hợp đồng vận chuyển hành khách ) .
Về tài sản: 50 triệu đồng / vụ ( đối với người thứ ba ).
Quan niệm về tài sản ở đây bao gồm cả tài sản hữu hình bị hư hỏng, thiệt

hại, cả thiệt hại về sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ của người thứ ba .
Như vậy số tiền bảo hiểm ở đây phụ thuộc vào :
 Tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ
 Mức thu nhập của người dân
 Chi phí y tế điều trị bệnh nhân
 Thu nhập của những người kinh doanh vận tải …
Phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới: Khác với phí bảo hiểm vật chất
xe cơ giới được tính bằng số tương đối cho từng loại xe, phí bảo hiểm TNDS
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được tính theo đầu xe bằng số tuyệt
đối cho từng loại xe hay từng loại phương tiện.Tức là cùng loại xe, cùng hạn
mức trách nhiệm, cùng phạm vi bảo hiểm, mức phí bảo hiểm TNDS phải
đóng cho mỗi xe là như nhau. Các xe khác nhau về chủng loại, về độ lớn có
sác xuất xảy ra tai nạn khác nhau nên phí bảo hiểm khác nhau.
Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe ( thường tính theo
năm) là :

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


15

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

P=f+d
Trong đó : P : Phí bảo hiểm / đầu xe .
f : Phí thuần.
d : Phụ phí .( được quy định là tỷ lệ phần trăm nhất định so
với tổng phí bảo hiểm ) .

Phí thuần được tính theo công thức :
n



SiTi

i=1

f=
n



Ci

i=1

Trong đó :
Si : Số vụ nạn có phát sinh TNDS của chủ xe được bảo hiểm bồi
thường trong năm i .
Ti : Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn có phát sinh TNDS
trong năm i .
Ci : Số xe tham gia bảo hiểm TNDS trong năm i .
n : Số năm thống kê , thường từ 3-5 năm , i =(1,n).
Như vậy phí thuần f chính là số tiền bồi thường bình quân trong thời kỳ
n năm cho mỗi xe tham gia bảo hiểm trong thời kỳ đó. Đây là cách tính phí
bảo hiểm thông dụng cho các chủ xe trên cơ sở quy luật số đông. Đối với các
phương tiện không thông dụng, mức độ rủi ro lớn (xe tải nặng, xe kéo rơmoóc
…) thì tính thêm tỷ lệ phụ phí so với mức cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay

thường cộng thêm 30 % mức phí cơ bản .

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


16

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn ( dưới 1 năm ), thời gian
bảo hiểm được tính tròn tháng va phí bảo hiểm được xác định như sau :
Phí năm×Số tháng hoạt động
Phí ngắn hạn =
12 tháng
hoặc Phí ngắn hạn = Phí năm× Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng.
Trường hợp đã đóng phí ( tham gia bảo hiểm ) cả năm nhưng vào một
thời điểm nào đó phương tiện không hoạt động nữa hoặc chuyển sở hữu mà
không chuyển quyền bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn phí bảo hiểm
tương ứng với số thời gian còn lại của năm ( làm tròn tháng ) nếu trước đó
chủ phương tiện chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi thường .
Khi đó số phí hoàn lại sẽ được xác định như sau :
Phí năm× Số tháng không hoạt động
Phí hoàn lại =
12 tháng
Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện. Tuỳ theo số
lượng phương tiện, công ty bảo hiếm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và mức
phí tương ứng có xét giảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm phí theo số lượng
phương tiện tham gia bảo hiểm ( tối đa thường giảm 20% ). Nếu không thực

hiện đúng quy định sẽ bị phạt. chẳng hạn :
+ Chậm 01 ngày đến 02 tháng phải nộp thêm 100% mức phí cơ bản.
+ Chậm từ 02 tháng đến 04 tháng nộp thêm 200% mức phí cơ bản.
+ Chậm từ 04 tháng trở lên nộp thêm 300% mức phí cơ bản.

1.2 Công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

17

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.2.1 Vai trò của công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo
hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Giám định bồi thường có vai trò quan trọng đối với người tham gia bảo
hiểm, người thứ ba và công ty bảo hiểm
a) Đối với người tham gia bảo hiểm (chủ xe) và người thứ ba
Giám định và bồi thường giúp cho người tham gia bảo hiểm và người
thứ ba biết được mức độ lỗi của mình, làm minh bạch hoá các vấn đề có liên
quan từ đó góp vào việc giải quyết chanh chấp, tránh gây căng thẳng cho cả
đôi bên .
Giám định bồi thường được giải quyết nhanh chóng, chính xác giúp
cho việc giải quyết hậu quả tai nạn được thuận lợi, từ đó ổn định sản xuất
kinh doanh, khôi phục tinh thần.
b) Đối với công ty bảo hiểm

Giám định bồi thường là khâu quyết định cho tính hấp dẫn của sản
phẩm, nó góp phần giữ chân khách hàng cũ tham gia tái tục hợp đồng, thu hút
thêm khách hàng mới. Mặt khác giám định và bồi thường tốt còn góp phần
mang lại uy tín cho doanh nghiệp điều này là rất quan trọng trong bối cảnh
cạnh tranh gay gắt hiện nay .
Việc giám định và bồi thường được thực hiện tốt góp phần làm giảm thiểu
gian lận bảo hiểm, chi bồi thường hợp lý, giúp doanh nghiệp bảo hiểm đảm
bảo lợi nhuận của mình .
1.2.2 Các nguyên tắc giám định và bồi thường
a. Nguyên tắc giám định
+ Việc giám định phải được tiến hành sớm nhất sau khi thông tin tai nạn
được nhận (theo quy định chung là 5 ngày). Nếu chậm chễ, lý do phải được
ghi rõ trong biên bản giám định.
+ Tất cả mọi thiệt hại thuộc trách nhiệm của bảo hiểm đều phải được
Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

18

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

giám định. Trường hợp công ty bảo hiểm không thực hiện lập biên bản giám
định thì có thể căn cứ vào biên bản của cơ quan chức năng, ảnh chụp, hiện
vật, khai báo của chủ xe và các kết quả điều tra .
+ Khi công ty bảo hiểm và chủ xe không thống nhất được nguyên nhân và
mức độ tổn thất do giám định viên bảo hiểm thực hiện thì hai bên thoả thuận
chọn giám định viên chuyên nghiệp, phí giám định doanh nghiệp bảo hiểm trả
nếu kết luận hai bên không trùng nhau, nếu trùng chủ xe phải chịu phí .

+ Quy trình giám định phải có mặt chủ xe, chủ tàì sản bị thiệt hại, hoặc
người có trách nhiệm được uỷ quyền quản lý, sử dụng tài sản, biên bản giám
định phải có chữ ký của các đối tượng trên.
b. Nguyên tắc bồi thường
+ Việc bồi thường phải đúng phạm vi bảo hiểm, đúng đối tượng được
bảo hiểm, đúng tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm
+ Việc bồi thường phải dựa trên cơ sở giám định và phải đủ căn cứ pháp
lý chứng minh như: Hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, giấy tờ liên quan hợp lệ
, rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm …
+ Việc bổi thường phải được tiến hành nhanh chóng, chính sác, kịp thời,
khách quan, trung thực nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng một
cách tốt nhất.
1.2.3 Quy trình giám định và bồi thường
1.2.3.1. Quy trình giám định tổn thất
Quy trình giám định tổn thất được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 1.1 Quy trình giám định tổn thất

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


19

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

Tiếp nhận thông tin từ
khách hàng


Chuẩn bị giám định

Tiến hành giám định

Lập biên bản giám định

Kết thúc giám định

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
- Khách hàng thông báo các thông tin liên quan đến đối tượng bị tổn thất
, những thiệt hại đến người thứ ba như thời điểm xảy ra tai nạn, địa điểm xảy
ra tai nạn, những thiệt hại sơ bộ đến bên thứ ba.
- Tiến hành ghi vào sổ tiếp nhận tai nạn.
- Căn cứ vào những thông tin mà khách hàng cung cấp, giám định viên
hướng dẫn khách hàng xử lý ban đầu theo đúng với những quy định trong quy
tắc bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba. Đồng thời tiến hành các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất và cấp
cứu người bị tai nạn.
Bước 2: Chuẩn bị giám định
Tiến hành thông báo cho các bên liên quan đến việc xử lý tai nạn tổn thất.
Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến tai nạn, tổn thất .

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

20

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền


Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ pháp lý liên quan đến khiếu nại
và tranh chấp với bên thứ ba.
Tiến hành chuẩn bị hiện trường, thời gian, địa điểm, các bên liên quan
như : công an, chính quyền địa phương …
Căn cứ đánh giá ban đầu về tổn thất, trình lãnh đạo xem xét quyết định
cử giám định viên của phòng giám định hoặc tiến hành thuê giám định nhằm
đảm bảo việc giám định được thực hiện một cách kịp thời và chính xác.
Bước 3: Tiến hành giám định :
Giám định viên cần làm :
+ Kiểm tra lại đối tượng giám định như thời điểm xảy ra tổn thất, địa điểm
xảy ra tổn thất, xác minh lời khai của các bên ...
+ Ghi nhận chính xác, trung thực, mức độ thiệt hại, nguyên nhân gây nên tổn
thất, mức độ lỗi của các bên
+ Tiến hành liên lạc với người được bảo hiểm về mức trách nhiệm dân sự
phát sinh .
Bước 4: Lập biên bản giám định
Nội dung của biên bản giám định phải rõ ràng, chính xác, trung thực sự
việc xảy ra .
Thông thường biên bản giám định được lập tại hiện trường. Sau khi
thống nhất lấy chữ ký của các bên liên quan. Biên bản giám định chỉ cấp cho
người có yêu cầu giám định và không được tiết lộ nội dung cho người khác
khi chưa có yêu cầu của công ty bảo hiểm. Đối với tổn thất liên quan đến
thương tật, chết người, căn cứ tình hình giám định và thực tế yêu cầu của
khách hàng, công ty có thể đề xuất tạm ứng trước một khoản tiền nào đó
nhằm giải quyết khó khăn.
Bước 5: Kết thúc giám định

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A



21

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

Trên cơ sở biên bản giám định giám định viên đề xuất biện pháp khắc
phục hậu quả, đề phòng hạn chế tổn thất và các biện pháp hỗ trợ tiếp theo.
Tiến hành gửi biên bản giám định cho người yêu cầu giám định hoặc
nhận biên bản giám định từ đơn vị giám định khác. Khi chuyển giao hồ sơ các
bên phải tiến hành ký xác nhận sau đó thu phí hoặc thanh toán phí giám định
và vào sổ thống kê theo dõi .
Tiến hành lưu giữ các giấy tờ có liên quan theo quy định của nhà nước
và quy định của công ty bảo hiểm.
1.2.3.2 Quy trình bồi thường
Quy trình bồi thường được thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ 1.2 : Quy trình bồi thường
Tiến hành mở hồ sơ
khách hàng

Xác định số tiền
bồi thường

Thông báo bồi thường

Truy đòi người thứ ba và
xử lý hàng bồi thường
100%


Bước 1: Tiến hành mở hồ sơ khách hàng

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

22

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của khách hàng. Thông thường hồ sơ khiếu
nại bao gồm các giấy tờ sau:
• Thư khiếu nại đòi bồi thường của khách hàng.
• Gấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hay hợp đồng bảo hiểm.
• Các giấy tờ có liên quan chứng minh quyền sở hữu, quyền được hưởng
từ đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại.
• Tờ khai tai nạn của chủ xe.
• Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có).
• Biên bản hòa giải ( nếu trong trường hợp có hoà giải )
• Quyết định của toà án ( nếu có).
Các chứng từ liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài
sản bị thiệt hại …
Bước 2: Xác định số tiền bồi thưởng
Trên cơ sở tài liệu khách hàng cung cấp và báo cáo sơ bộ về tổn thất do
các bên liên quan và bộ phận giám định cung cấp, cán bộ bồi thường tính toán
số tiền bồi thường .
Việc xác định số tiền bồi thường được xác định dựa vào hai yếu tố đó
là:
+ Mức độ thiệt hại thực tế của bên thứ ba.

Về mặt lý thuyết mức độ thiệt hại thực tế của bên thứ ba bao gồm ba bộ
phận :
- Mức độ thiệt hại thực tế về tính mạng, tình trạng sức khoẻ của bên thứ
ba. Nó rất khó lượng hoá được bằng tiền vì tính mạng con người là vô giá.
Tuy nhiên bằng mọi cách nhà bảo hiểm phải lượng hoá bằng tiền để tiến hành
bồi thường muốn vậy phải căn cứ vào toàn bộ chứng từ hoá đơn, chi phí nằm
viện phẫu thuật, chi phí mai táng chôn cất hồi hương, thậm chí còn phải xem
xét hoàn cành gia đình nạn nhân.
Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

23

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

- Mức độ thiệt hại thực tế về tài sản. Bộ phận này phải căn cứ vào giá cả
trên thị trường tự do nơi xảy ra tai nạn để tiến hành xác định.
- Mức độ thiệt hại thực tế về kinh doanh. Bộ phận này cũng phải căn cứ
vào tình hình thực tế ở từng nơi, từng điều kiện cụ thể để xác định chính xác.
+ Mức độ lỗi của chủ xe trong các vụ tai nạn.
Do đó :
Số tiền bồi thường = Mức độ lỗi của chủ xe × Mức độ thiệt hại thực tế
của bên thứ ba .
Nếu trong vụ tai nạn có lỗi của người khác thi số tiền bồi thường được
xác định như sau :
Số tiền bồi thường = (Mức độ lỗi của chủ xe + Mức độ lỗi của người
khác ) × Thiệt hại thực tế của bên thứ ba.
Sau khi bồi thường công ty bảo hiểm được quyền đòi lại người khác số

thiệt hại mà họ gây ra theo mức độ lỗi của họ. Cần nhắc lại rằng, công ty bảo
hiểm bồi thường theo thiệt hại thực tế nhưng số tiền bồi thường tối đa không
vượt quá mức giới hạn của bảo hiểm.
Đối với các trường hợp đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm cần thông báo
cho các bên về việc giải quyết bồi thường, tuỳ theo điều khoản trong hợp
đồng bảo hiểm hay tái bảo hiểm mà xem xét việc giải quyết bồi thường cho
phù hợp.
Bước 3: Thông báo bồi thường
Sau khi xác định được số tiền bồi thường và trình lãnh đạo duyệt hồ sơ
bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm thông báo chấp nhận bồi thường và đề
xuất hình thức bồi thường cho khách hàng cho phù hợp. Nếu số tiền bồi
thường quá lớn công ty có thể thoả thuận với khách hàng có thể tiến hành
bồi thường làm nhiều đợt trong một khoảng thời gian với một mức lãi xuất
nhất định. Nếu khách hàng chấp nhận phương án bồi thường mà doanh

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

24

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

nghiệp bảo hiểm đưa ra thì cán bộ bồi thường phải lấy giấy xác nhận đồng
ý và cam kết không khiếu nại gì thêm. Trong trường hợp khách hàng không
đồng ý với phương án mà doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra thì trong trường
hợp này doanh nghiệp bảo hiểm cần phải linh hoạt, mềm dẻo cần tránh tối
đa tranh chấp xảy ra nhằm giữ uy tín cho doanh nghiệp và hạn chế bồi
thường một cách tối đa nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh của doanh

nghiệp.
Bước 4: Truy đòi người thứ ba bồi hoàn và xử lý hàng đã bồi thường
100%
Trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm phải làm thủ tục thế quyền
từ người được bảo hiểm để tiến hành truy đòi người thứ ba bồi hoàn. Sau khi
tiến hành giải quyết bồi thường cho người được bảo hiểm doanh nghiệp tiến
hành xử lý hàng đã bồi thường 100%. Những hàng đã bồi thường doanh
nghiệp có thể bán thanh lý nhằm bù đắp các khoản chi phí đã bồi thường cho
khách hàng .

CHƯƠNG II

Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


Luận văn tốt nghiệp

25

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lệ Huyền

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG NGHIỆP
VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI
VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI BẢO VIỆT HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2003-2007
2.1 Vài nét về Bảo Việt Hà Tây
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Phòng đại diện Bảo Hiểm Hà Sơn Bình thuộc tổng công ty Bảo Hiểm
Việt Nam là tiền thân của công ty Bảo Việt Hà Tây ngày nay. Ngày
31/12/1980 Bộ Tài Chính quyết định thành lập các phòng đại diện tại các tỉnh.
Tỉnh Hà Sơn Bình lúc đó có phòng đại diện Hà Sơn Bình.

Phòng Bảo Hiểm Hà Sơn Bình chính thức đi vào hoạt động vào tháng 01
năm 1981. Giai đoạn này do mới được thành lập do vậy cơ sở vật chất kỹ
thuật còn nhiều hạn chế cũng như về vấn đề nhân sự và các nghiệp vụ Bảo
Hiểm triển khai .
Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Trong giai đoạn các tài sản cũng như phương
tiện dùng cho việc triển khai các nghiệp vụ còn nhiều hạn chế và trụ sở của
phòng cũng chính là trụ sở tài chính tỉnh.
Về tổ chức cán bộ: Ban đầu phòng Bảo Hiểm Hà Sơn Bình chỉ có 3 cán
bộ do trưởng phòng điều hành trực tiếp. Mọi công việc của phòng đều do
trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Công Ty Bảo Hiểm Việt Nam.
Về các nghiệp vụ triển khai: Trong giai đoạn này phòng Bảo Hiểm Hà Sơn
Bình tiến hành triển khai 2 nghiệp vụ Bảo Hiểm chính sau đây:
+ Bảo Hiểm tai nạn hành khách đi trên các phương tiện vận tải công cộng.
+ Bảo Hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Qua quá trình lớn mạnh và phát triển phong Bảo Hiểm Hà Sơn Bình đã
triển khai mở rộng thêm các nghiệp vụ Bảo Hiểm, các nghiệp vụ Bảo Hiểm
mới trên địa bàn của tỉnh, đó là các nghiệp vụ:
+ Bảo hiểm tai nạn học sinh
Sinh Viên Thực Hiện: Lưu Xuân Trung - Bảo Hiểm 46A


×