Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN lược tài CHÍNH CHO CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM cửu LONG GIAI đoạn 2014 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.37 KB, 121 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

------

ĐẶNG ĐĂNG KHOA

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
CHO CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG
GIAI ĐOẠN 2014-2018

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60. 34. 02. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HỒ THỦY TIÊN

TP.HCM, Năm 2014

I


LỜI CAM ĐOAN
------

Để thực hiện luận văn “Xây dựng chiến lược tài chính cho Cơng ty cổ phần
dược phẩm Cửu Long” tơi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng các kiến
thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, chuyên gia, bạn bè…
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết


quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.

TP. HCM, ngày 29 tháng 09 năm 2014
Người thực hiện luận văn

ĐẶNG ĐĂNG KHOA

II


LỜI CẢM ƠN
-----Để hồn thành chương trình Cao học chun ngảnh Tài chính – Ngân hàng và
luận văn này tơi xin chân thành cảm ơn đến:
Quý Thầy, Cô Trường Đại Học Tài Chính – Marketing đã hết lịng tận tụy,
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại Trường, đặc biệt là
PGS. TS. Hồ Thủy Tiên – Trưởng Khoa Thuế - Hải quan đã tận tình hướng dẫn
phương pháp nghiên cứu khoa học và nội dung nghiên cứu của đề tài.
Các anh/chị, các bạn đồng nghiệp đang công tác tại Công ty cổ phần dược phẩm
Cửu Long và gia đình đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Kinh tế Tài chính Ngân
hàng khóa 1/2011 đã cùng tôi chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành luận văn,
trao đổi và tiếp thu những kiến thức đóng góp của Q Thầy, Cơ và bạn bè, tham khảo
nhiều tài liệu, xong khơng tránh khỏi có những sai xót nhỏ. Rất mong nhận được
những thơng tin góp ý của Quý Thầy, Cô và bạn đọc.
Xin cảm ơn!
TP. HCM, ngày 29 tháng 09 năm 2014
Người thực hiện luận văn


ĐẶNG ĐĂNG KHOA

III


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU

....................................................................................................................... 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..................................................................... 3
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...................................................................... 3

1.5 Kết cấu của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 4
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH ......................................... 5

2.1 Khái niệm về chiến lược, chiến thuật và hoạch định chiến lược .................... 5
2.2 Chiến lược tài chính là gì? ............................................................................... 7
2.3 Các quyết định tài chính - Nội dung cơ bản của chiến lược tài chính............ 7
2.4 Chiến lược tài chính qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp .......... 12
2.4.1 Giai đoạn khởi sự ................................................................................................ 12
2.4.2 Giai đoạn tăng trưởng .......................................................................................... 13
2.4.3 Giai đoạn sung mãn ............................................................................................. 15
2.4.4 Giai đoạn suy thoái .............................................................................................. 15


2.5 Các bước xây dựng chiến lược tài chính của doanh nghiệp ......................... 16
2.5.1 Đánh giá thực trạng tài chính thơng qua các tỷ số tài chính .................................. 17
2.5.2 Dự báo tài chính .................................................................................................. 17
2.5.3 Xây dựng nội dung chiến lược ............................................................................. 17

2.6 Một số nghiên cứu trước đây và thực tiễn áp dụng chiến lược tài chính tại
một số doanh nghiệp ............................................................................................ 18
2.7 Bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lược tài chính ....................... 22
Kết luận chương 2 ................................................................................................ 22
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................... 23
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH .......................................... 23
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG ................................................. 23
TRONG THỜI GIAN VỪA QUA ĐẾN NĂM 2013 ......................................................... 23

IV


3.1 Giới thiệu tổng quan về công ty ..................................................................... 23
3.1.1 Thơng tin chung .................................................................................................. 23
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 24
3.1.3 Một số thành tích đạt được .................................................................................. 24

3.2 Tình hình tài chính của DCL ......................................................................... 25
3.2.1 Các tỷ số tài chính ............................................................................................... 25
3.2.1.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán................................................................. 25
3.2.1.2 Các chỉ số về cơ cấu tài chính ....................................................................... 26
3.2.1.3 Các chỉ số về hoạt động ................................................................................ 37
3.2.1.4 Các chỉ số về doanh lợi ................................................................................. 39
3.2.1.5 Các chỉ số về cổ phiếu .................................................................................. 48

3.2.2 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn ................................................................... 48
3.2.3 Đánh giá rủi ro..................................................................................................... 53

3.3 Đánh giá chung ............................................................................................... 55
Kết luận chương 3 ................................................................................................ 56
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................................... 57
DỰ BÁO VÀ TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ .............................................................. 57
CỦA CÁC CHUYÊN GIA ................................................................................................. 57

4.1 Dự báo môi trường kinh doanh dược phẩm ................................................. 57
4.1.1 Dự báo kinh tế vĩ mô ........................................................................................... 57
4.1.1.1 Tỷ giá ........................................................................................................... 58
4.1.1.2 Lạm phát....................................................................................................... 59
4.1.1.3 Chính sách quản lý của nhà nước .................................................................. 61
4.1.2 Dự báo về ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 ................................................. 61
4.1.2.1 Dự báo nhu cầu sử dụng thuốc giai đoạn đến năm 2020 ................................ 64
4.1.2.2 Dự báo về nhu cầu tổng thể thị trường dược phẩm trong nước ...................... 66
4.1.2.3 Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam và khả năng cung ứng thuốc giai đoạn
đến năm 2020 ........................................................................................................... 68

4.2 Chiến lược phát triển và những dự báo của DCL đến năm 2018 ................ 69
4.3 Tổng hợp đánh giá của các chuyên gia, khách hàng..................................... 71
Kết luận chương 4 ................................................................................................ 72
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................................... 74

V


XÂY DƯỢNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN THÀNH CƠNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC

PHẨM CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 ................................................................. 74

5.1 Xây dựng chiến lược tài chính ....................................................................... 74
5.1.1 Chiến lược đầu tư ................................................................................................ 74
5.1.1.1 Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 ........................................................... 75
5.1.1.2 Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018 ........................................................... 76
5.1.2 Chiến lược tài trợ ................................................................................................. 77
5.1.2.1 Tăng vốn thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu ..................................... 80
5.1.2.2 Tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ .......................................................... 81
5.1.2.3 Phát hành trái phiếu chuyển đổi .................................................................... 82
5.1.3 Chiến lược chính sách cổ tức ............................................................................... 84
5.1.3.1 Chia cổ tức bằng tiền mặt.............................................................................. 85
5.1.3.2 Chia cổ tức bằng cổ phiếu ............................................................................. 86

5.2 Đề xuất các giải pháp ..................................................................................... 89
5.2.1 Bổ nhiệm Giám đốc tài chính .............................................................................. 89
5.2.2 Th cơng ty tư vấn giám sát tài chính ................................................................. 90
5.2.3 Cải thiện vịng quay khoản phải thu ..................................................................... 90
5.2.4 Cải thiện vòng quay hàng tồn kho ........................................................................ 93
5.2.5 Cải thiện tỷ trọng chi phí/doanh thu ..................................................................... 96
5.2.6 Rà soát, cấu trúc lại cơ cấu sản xuất ..................................................................... 97

5.3 Những hạn chế của đề tài ............................................................................... 97
Kết luận chương 5 ................................................................................................ 97
KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................................... 98
Phụ lục 1 Sơ đồ các bước xây dựng chiến lược tài chính..................................................... i
Phụ lục 2 Các tỷ số tài chính được đánh giá ....................................................................... ii
Phụ lục 3 Ma trận SWOT của DCL .................................................................................... x
Phụ lục 4 Bảng câu hỏi khảo sát (questionnaire) ............................................................... xi


VI


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Các nguồn hoạch định chiến lược ........................................................................ 5
Hình 2.2 Mối liên hệ giữa các mục tiêu chiến lược và mục tiêu cốt lõi .............................. 6
Hình 2.3 Mối liên hệ giữa phân tích báo cáo và quyết định đầu tư.................................. 17
Hình 3.1 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ........................................................................ 27
Hình 3.2 Quy mơ tổng tài sản các doanh nghiệp ngành dược 2013 ................................. 28
Hình 3.3 Cơ cấu tài sản các doanh nghiệp ngành dược 2013 ........................................... 29
Hình 3.4 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của DCL 2013 ............................................................. 30
Hình 3.5 Cơ cấu các khoản phải thu của DCL ................................................................. 31
Hình 3.6 Cơ cấu hàng tồn kho của DCL 2013................................................................... 33
Hình 3.7 Cơ cấu thành phẩm của doanh nghiệp............................................................... 33
Hình 3.8 Cơ cấu nguyên liệu của doanh nghiệp ................................................................ 34
Hình 3.9 Cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp ........................................................... 35
Hình 3.10 So sánh quy mô tài sản cố định và doanh thu các công ty dược 2013 ............. 36
Hình 3.11 Cơ cấu tài sản và doanh thu theo dịng sản phẩm ........................................... 37
Hình 3.12 Cơ cấu doanh thu qua các năm theo dòng sản phẩm ...................................... 40
Hình 3.13 Tỷ lệ chi phí lãi vay và chi phí bán hàng qua các năm .................................... 41
Hình 3.14 Cơ cấu giá vốn bán hàng của DCL ................................................................... 44
Hình 3.15 Cơ cấu nguồn vốn của DCL qua các năm ........................................................ 48
Hình 3.16 Cơ cấu vốn của DCL qua các năm ................................................................... 51
Hình 3.17 So sánh vốn vay ngắn hạn các doanh nghiệp dược .......................................... 52
Hình 4.1 Tỷ giá VND/USD trung bình 2007-2013............................................................. 58
Hình 4.2 Dân số Việt Nam năm 2009 so với các nước trong khu vực ASEAN ................ 64
Hình 4.3 Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam đến năm 2022 ................................... 68
Hình 5.1 Đường WACC của DCL ..................................................................................... 78
Hình 5.2 Phần trăm thay đổi giá cổ phiếu DCL và VN-INDEX trong 1 năm ................. 87




VII


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn khởi sự .......................... 13
Bảng 2.2 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn tăng trưởng .................. 14
Bảng 2.3 Đặc điểm các thơng số chiến lược tài chính giai đoạn sung mãn ...................... 15
Bảng 2.4 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn suy thối ....................... 16
Bảng 3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán của DCL ..................................................... 25
Bảng 3.2 Hệ số thanh toán các doanh nghiệp ngành dược 2013 ...................................... 26
Bảng 3.3 Các chỉ số về cơ cấu tài chính của DCL ............................................................. 26
Bảng 3.4 Biến động nợ phải trả qua các năm ................................................................... 37
Bảng 3.5 Bảng các chỉ số về hoạt động của DCL .............................................................. 38
Bảng 3.6 Chỉ số năng lực hoạt động của các doanh nghiệp dược 2013 ............................ 39
Bảng 3.7 Các chỉ số về doanh lợi ....................................................................................... 39
Bảng 3.8 Cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành Dược 2013 ............................................... 42
Bảng 3.9 Giá vốn hàng bán – Doanh thu........................................................................... 43
Bảng 3.10 Tỷ lệ giá vốn/doanh thu một số doanh nghiệp dược ........................................ 44
Bảng 3.11 Chi phí ............................................................................................................... 45
Bảng 3.12 Các chỉ số về cổ phiếu ....................................................................................... 48
Bảng 3.13 Tỷ lệ chi trả cổ tức của một số công ty ngành dược 2007-2011. ...................... 49
Bảng 3.14 Nợ vay ngắn hạn ở các NH tại thời điểm 31/12/2013 của DCL ....................... 52
Bảng 3.15 DOL, DFL, DTL của DCL qua các năm .......................................................... 53
Bảng 3.16 DOL, DFL, DTL năm 2013 của một số công ty ngành dược ........................... 54
Bảng 4.1 Dự báo lạm phát đến năm 2018 ......................................................................... 60
Bảng 4.2 Xu hướng thị trường chăm sóc sức khỏe tại VN so với các nước ASEAN ....... 65
Bảng 4.3 Mức độ đáp ứng của hệ thống y tế Việt Nam .................................................... 66
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ......................................................... 67

Bảng 4.5 Dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành dược Việt Nam đến 2020 ........... 68
Bảng 4.6 Dự báo sản xuất kinh doanh đến năm 2018 của DCL ....................................... 70
Bảng 5.1 Dự báo sản phẩm chủ lực cho giai đoạn 2014 - 2016 ......................................... 75
Bảng 5.2 Dự báo NPV và IRR cho đầu tư ba sản phẩm chủ lực ...................................... 76
Bảng 5.3 Tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn của một số cơng ty dược năm 2013 ........... 77
Bảng 5.4 Bảng tính WACC cho DCL ................................................................................ 78
Bảng 5.5 Cơ cấu vốn dự tính của DCL từ năm 2014 - 2018 ............................................. 80
Bảng 5.6 Cơ cấu cổ đơng nước ngồi tại các doanh nghiệp ngành dược cuối 2013 ......... 81
Bảng 5.7 Chiến lược chính sách cổ tức cho DCL 2014 - 2018 .......................................... 85



VIII


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DCL: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long.
CTHĐQT: Chủ tịch hội đồng quản trị.
HĐQT: Hội đồng quản trị.
ĐHCĐTN: Đại hội cổ đông thường niên.
BKS: Ban kiểm sốt cơng ty.
MBA: Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
CFA: (the Chartered Financial Analyst) Chuyên gia phân tích đầu tư tài chính.
TGĐ: Tổng giám đốc.
PTGĐ: Phó tổng giám đốc.
BMI: Business Monitor International.
f: Dự báo (Forecast).
GMP: Thực hành tốt sản xuất thuốc.
GLP: Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc.

GSP: Thực hành tốt bảo quản thuốc.
GPs: Các tiêu chuẩn thực hành tốt.
WHO: Tổ chức y tế Thế giới.
CTCP: Công ty cổ phần.
TPCĐ: Trái phiếu chuyển đổi.
CAPM: Mơ hình định giá tài sản vốn.
WACC: Chi phí sử dụng vốn bình qn.
BCTCKT: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn.


IX


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của Công ty cổ phần dược
phẩm Cửu Long. Với mục đích xây dựng cho cơng ty một chiến lược tài chính dài hạn
để góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế những tổn
thương bởi những biến động bên ngoài của nền kinh tế mở, giảm các áp lực từ nhiều
phía, củng cố và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp nói chung và cổ đơng nói riêng.
Với mục tiêu vận dụng những kiến thức đã học tập được từ quý Thầy/Cơ và tham
khảo thêm bên ngồi. Tác giả đã hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết với sự chắc lọc kỹ
lưỡng những lĩnh vực có liên quan để có thể đưa vào áp dụng thực tế tại doanh nghiệp.
Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính của công ty đến năm 2013 với
những thành tựu và những khó khăn nhất định. Ngồi ra tác giả cịn thực hiện các dự
báo về những yếu tố kinh tế vĩ mô, vi mô tác động đến công ty như: Tỷ giá; Lạm phát;
Chính sách pháp luật của nhà nước đối với ngành dược; Khả năng phát triển trong dài
hạn của ngành dược Việt Nam; Mơ hình bệnh tật của Việt Nam và các nước trong khu
vực; Dự báo tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của cơng ty đến năm 2018. Để
nâng cao tính khách quan của nghiên cứu tác giả tiến hành khảo sát thêm ý kiến đánh
giá của các chun gia bên ngồi về cơng ty.

Áp dụng khung lý thuyết về chiến lược tài chính cho giai đoạn tăng trưởng cùng
các dự báo vào thực tiễn cơng ty, tác giả đề xuất chiến lược tài chính như sau:
 Chiến lược đầu tư: Tập trung phát triển ba sản phẩm chủ lực cho giai đoạn
2014-2016, giai đoạn 2017-2018 đầu tư phát triển thêm ba sản phẩm thuốc đặc trị thế
hệ mới bằng cách liên kết với cổ đông chiến lược.
 Chiến lược tài trợ: Thực hiện tăng vốn điều lệ bằng việc chào bán cổ phần cho
cổ đông hiện hữu 100 tỉ đồng vào năm 2015, chào bán cho cổ đông chiến lược 40 tỉ
đồng vào năm 2017-2018.
 Chiến lược chính sách cổ tức: Duy trì chia cổ tức ở mức thấp trong giai đoạn
này, ưu tiên chia cổ tức bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền mặt.
Cuối cùng để kết thúc nghiên cứu tác giả không quên đề xuất 6 nhóm giải pháp
để đảm bảo thực hiện chiến lược tài chính thành cơng tại cơng ty.
X


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 6 năm gia nhập WTO kinh tế Việt Nam có đạt được nhiều thành tựu to lớn,
các doanh nghiệp trong nước có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh ra thế giới, có
điều kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, phương pháp quản lý điều
hành tiên tiến. Mơi trường kinh doanh quốc tế địi hỏi doanh nghiệp phải năng động
hơn, chuyên nghiệp hơn để ứng biến với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trên
thị trường.
Thị trường tài chính Việt Nam theo sự đánh giá của các chuyên gia vẫn còn khá
non trẻ so với các nước trên thế giới. Việc dễ bị tổn thương trước những tác động của
những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới là điều khó tránh khỏi. Đối tượng chịu ảnh
hưởng lớn nhất là các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp phụ
thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.
Thị trường Dược phẩm Việt Nam hiện nay cạnh tranh rất gay gắt giữa các doanh

nghiệp trong nước với nhau, hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh
nghiệp nước ngoài. Đồng thời sự phụ thuộc gần 90% nguyên liệu nhập khẩu đã mang
đến cho các doanh nghiệp Dược những khó khăn lẫn nguy cơ khơng nhỏ.
Để đối phó với những khó khăn như trên, ngồi chiến lược sản xuất kinh doanh
đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược
tài chính dài hạn cùng các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn.
Cơng ty cổ phần dược phẩm Cửu Long là một trong những doanh nghiệp tiên
phong của ngành Dược Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sau khi cổ
phần hóa vào năm 2005 doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả và là một trong những
doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay cơng ty chưa
xây dựng được chiến lược tài chính cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn, gia tăng khả
năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, từng bước ổn định sản xuất kinh doanh.

1


Do đó, việc nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Xây dựng chiến lược tài chính cho
Cơng ty cổ phần dược phẩm Cửu Long giai đoạn 2014-2018” là rất cần thiết để
thông qua các chiến lược Đầu tư, chiến lược Tài trợ, chiến lược Chính sách cổ tức
cùng các giải pháp để sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, từng bước khắc phục
những khó khăn, chủ động đối phó với những biến động của thị trường góp phần gia
tăng giá trị của công ty trên thị trường và tăng thu nhập cho cổ đông.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xây dựng chiến lược tài chính cho Cơng ty
cổ phần dược phẩm Cửu Long trong giai đoạn 2014 – 2018 bao gồm Chiến lược đầu
tư, Chiến lược tài trợ và Chiến lược chính sách cổ tức.
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu trên thì đề tài hướng đến 5 câu hỏi nghiên cứu
như sau:
 Một là: Thực trạng tài chính của DCL đến hết năm 2013 như thế nào? Công ty
đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh? Vị thế của công ty hiện nay trong ngành

Dược như thế nào?
 Hai là: Chiến lược đầu tư giai đoạn 2014 - 2018 của công ty nên chú trọng đầu
tư sản xuất sản phẩm nào? Công nghệ như thế nào?
 Ba là: Chiến lược tài trợ giai đoạn 2014 - 2018 của công ty nên sử dụng nguồn
tài trợ nào là chủ yếu? Với tỷ trọng như thế nào?
 Bốn là: Chính sách cổ tức giai đoạn 2014 - 2018 như thế nào để đảm bảo quyền
lợi tối thiểu cho các cổ đông và sự phát triển của doanh nghiệp?
 Năm là: Cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp nào để đảm bảo chiến
lược tài chính trên được áp dụng thành công tại doanh nghiệp?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là chiến lược tài chính với nội dung gồm có 3 chiến lược:
Đầu tư, tài trợ và chính sách cổ tức.
 Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về Chiến lược tài chính cơng ty Cổ phần
Dược phẩm Cửu Long giai đoạn 2014 - 2018.

2


1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm:
 Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu số liệu trên
các báo cáo tài chính để đánh giá về thực trạng tài chính của DCL đến năm 2013.
 Phỏng vấn chuyên gia để ghi nhận những đánh giá của các chuyên gia về DCL,
những định hướng chiến lược phát triển của cơng ty, tình hình tài chính, kinh doanh…
 Thống kê mô tả dùng để xử lý các số liệu sơ cấp thu thập được.
Ngồi ra Luận văn cịn sử dụng các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trong và
ngoài nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các dữ liệu này được thu thập từ các phòng ban chức năng của DCL như: Phịng
tài chính kế tốn, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng kinh doanh, Văn phòng cơng ty và

Các tổ chức bên ngồi. Bao gồm:
- Các báo cáo tài chính đã kiểm tốn các năm 2009 đến 2013.
- Các dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh của DCL.
- Định hướng chiến lược của DCL các năm 2014 - 2018.
- Báo cáo nghiên cứu của các tổ chức trực thuộc Chính phủ, Quốc Hội, Đảng.
- Các báo cáo phân tích ngành, báo cáo phân tích DCL do các cơng ty chứng
khốn phát hành.
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Do thời gian hạn hẹp nên tác giả chỉ thu thập dữ liệu sơ cấp qua phương pháp
điều tra dưới dạng bảng câu hỏi (questionnaire) với 30 đối tượng có sự hiểu biết nhất
định về công ty như: các khách hàng lớn của công ty; các ngân hàng đang tài trợ lớn
nhất cho DCL; một số Quỹ đầu tư đã từng khảo sát, nghiên cứu về cơng ty; một số
chun gia phân tích.

3


1.5 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn đề tài “Xây dựng chiến lược tài chính cho cơng ty Cổ phần dược
phẩm Cửu Long giai đoạn 2014 - 2018” khoảng 98 trang với 5 chương, có kết cấu
như sau:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về Chiến lược tài chính.
Chương 3: Phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính tại Cơng ty cổ phần Dược
phẩm Cửu Long trong thời gian vừa qua đến năm 2013.
Chương 4: Dự báo và Tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia.
Chương 5: Xây dựng chiến lược tài chính và đề xuất các giải pháp thực hiện thành
công chiến lược tài chính cho Cơng ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long giai đoạn 2014 2018.



4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
2.1 Khái niệm về chiến lược, chiến thuật và hoạch định chiến lược
Xét về nguồn gốc từ ngữ, thì từ Strategy (chiến lược) xuất phát từ chữ Strategos
trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “vị tướng”. Ban đầu được sử dụng trong quân đội chỉ
với nghĩa đơn giản để chỉ vai trò chỉ huy, lãnh đạo của các tướng lĩnh, sau dần được
phát triển, mở rộng, thuật ngữ chiến lược dùng để chỉ khoa học và nghệ thuật chỉ huy
quân đội, chỉ các hành động để chiến thắng quân thù. Ngày nay, thuật ngữ chiến lược
được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và trong cuộc sống.
Theo tài liệu Quản trị chiến lược, chủ biên GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2011),
NXB Thống Kê. “Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định
phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được
những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc
phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc
giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ mơi trường bên ngồi”. Vậy chiến lược đề ra
những sách lược để đạt những mục tiêu to lớn, giải quyết những vấn đề quan trọng,
phạm vi rộng, thời gian dài. Ngược lại, chiến thuật đề ra những biện pháp giải quyết
những công việc ở trước mắt có tầm cỡ hay quy mơ tương đối nhỏ, với thời hạn tương
đối khơng lâu dài.
Hình 2.1 Các nguồn hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược do

Hoạch định chiến lược mở từ

tác động từ trên xuống


dưới lên hay từ trên xuống

5


Hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược do ngầm định

do sức ép từ bên ngoài vào

từ trên xuống

Theo Alfred Chandler (Đại học Havard) thì hoạch định chiến lược là việc xác
định các mục tiêu chủ yếu và dài hạn của doanh nghiệp, từ đó chọn lựa phương pháp
hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu của doanh nghiệp để thực hiện các mục
tiêu đó. Việc hoạch định chiến lược có thể xuất phát từ các nguồn khác nhau:
Hình 2.2 Mối liên hệ giữa các mục tiêu chiến lược và mục tiêu cốt lõi
Lợi ích

Mục tiêu
cốt lõi
Mục tiêu
Mục tiêu

Mục tiêu

Thời gian

Hoạch định chiến lược dù từ nguồn nào, tất cả đều nhắm vào việc thực hiện mục

tiêu cốt lõi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu, thậm chí hàng
trăm mục tiêu nhưng đều phải hướng vào mục tiêu chung, mục tiêu cốt lõi.

6


2.2 Chiến lược tài chính là gì?
Theo tài chính doanh nghiệp hiện đại, chủ biên PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2005),
trường Đại học kinh tế TP.HCM. “Chiến lược tài chính của doanh nghiệp là sự kết
hợp cùng lúc cả 3 quyết định: đầu tư, tài trợ, chính sách cổ tức và đặt chúng một cách
thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp”.
Theo tài liệu Good practice 2002 “Guidance for governors, heads of institution
amd senior managers” của HEFCE (Higher Education funding Council For England):
Chiến lược tài chính là một trong những chiến lược chức năng của tổ chức và thường
được xây dựng cho 3 - 5 năm nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính được cung cấp để
đạt được mục tiêu; chiến lược tài chính liên quan về mặt tài chính trong kế hoạch của
tổ chức.
Tổng hợp các hướng tiếp cận trên, chiến lược tài chính của doanh nghiệp có
những đặc trưng sau:
- Chiến lược tài chính là một bộ phận của chiến lược phát triển doanh nghiệp
theo chu kỳ khởi sự, tăng trưởng, sung mãn và suy thối của doanh nghiệp.
- Chiến lược tài chính là một chiến lược chức năng kết hợp chính sách đầu tư, tài
trợ và cổ tức.
Tóm lại, có thể hiểu một cách tổng hợp: chiến lược tài chính của doanh nghiệp là
việc xây dựng một lộ trình dài hạn cho việc thực hiện cùng lúc cả ba quyết định: quyết
định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối lợi tức trong các giai đoạn khởi
sự, tăng trưởng, sung mãn (bão hịa) và suy thối nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp.
Từ đó, để nghiên cứu chiến lược tài chính cần làm rõ các quyết định về tài chính
và các nội dung chiến lược tài chính qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

2.3 Các quyết định tài chính - Nội dung cơ bản của chiến lược tài chính
Mục tiêu cụ thể của các quyết định tài chính tùy thuộc vào thực trạng của doanh
nghiệp, ngành nghề trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Song những
mục tiêu cơ bản của các quyết định tài chính thường là: mục tiêu ngắn hạn như là ổn
định tài chính, bám chắc thương trường; hay mục tiêu trung, dài hạn như tìm kiếm lợi
7


nhuận, xác lập thương hiệu, tạo lợi thế kinh doanh để nhằm mục đích tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp.
Bao gồm: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chính sách cổ tức.
 Quyết định đầu tư:
Theo tài chính doanh nghiệp hiện đại, chủ biên PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2005),
trường Đại học kinh tế TP.HCM. “Đầu tư là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm
hiện tại để đổi lấy khả năng không chắc chắn giá trị trong tương lai”.
Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến mua sắm tài sản cố định,
quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn … Quyết định đầu tư
được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định của chiến lược tài chính
bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm
tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó làm gia tăng giá trị tài sản cho cổ đông, ngược lại
một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp, dẫn tới thiệt hại tài sản
cho cổ đông.
* Cơ sở đưa ra quyết định đầu tư:
- Đây thường là quyết định có tính chất dài hạn, liên quan đến các tài sản cố định
hay cấu trúc vốn. Thông thường, giá trị của một dự án được đánh giá thơng qua
phương pháp chiết khấu dịng tiền. Dự án nào có kết quả tốt nhất – thường được thể
hiện qua NPV – thì dự án đó sẽ được lựa chọn. Nhưng để làm được điều này công ty
cần xác định được quy mô và thời điểm thu được tiền lãi từ dự án. Dịng tiền tương lai
sau đó sẽ được chiết khấu để quy về giá trị hiện tại của nó, so sánh với chi phí bỏ ra để
thực hiện, nếu tiền thu về lớn hơn thì dự án là khả thi, và cơng ty có thể tiến hành hoạt

động đầu tư. Ngồi ra người ta có thể đánh giá tính khả thi của dự án thơng qua nhiều
tiêu chuẩn khác nhau như: tỷ suất thu nhập nội bộ IRR, chỉ số sinh lợi PI, thời gian thu
hồi vốn PP, thời gian thu hồi vốn có chiết khấu DPP …
- Nhà quản trị tài chính phải cân nhắc giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro mà dự án
mang lại.
Muốn ra quyết định đầu tư yêu cầu cần phải đánh giá kĩ lưỡng và đúng đắn các
cơ hội đầu tư, các dự án, hay nói cách khác là phải đi giải một bài tốn có hàm số phức

8


hợp của ba biến là khả năng, quy mô và thời gian thu được dòng tiền tương lai. Sau khi
đã đánh giá cơ hội đầu tư, doanh nghiệp sẽ lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư. Lúc
này các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ phải tính tốn để phân bổ các nguồn lực hữu hạn
sao cho có hiệu quả cao nhất.
 Quyết định tài trợ:
Là những quyết định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp
cho các quyết định đầu tư. Quyết định tài trợ tối ưu là quyết định giúp cho cấu trúc vốn
tối ưu – quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính),
nghĩa là chi phí sử dụng vốn tối thiểu.
Đây là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị tài chính của doanh
nghiệp. Để có thể có các quyết định nguồn vốn đúng đắn, rõ ràng các nhà quản trị tài
chính phải có sự am tường, hiểu biết về việc sử dụng các cơng cụ phân tích trước khi
ra quyết định phù hợp với từng thời điểm cụ thể.
* Các yếu tố cần xem xét khi đưa ra quyết định tài trợ:
- Các tiêu chuẩn ngành: nhiều nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn giữa các ngành
công nghiệp khác nhau rất nhiều và thông thường các doanh nghiệp có khuynh hướng
tập trung sát tỷ lệ nợ của ngành. Một doanh nghiệp chấp nhận cấu trúc vốn khác biệt
lớn với mức bình quân ngành sẽ phải thuyết phục các thị trường tài chính là rủi ro kinh
doanh của mình cũng sẽ khác biệt đáng kể với rủi ro kinh doanh trung bình trong

ngành để đảm bảo cho cấu trúc vốn khác biệt này.
- Tác động tín hiệu: khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi cấu trúc
vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về các viễn cảnh thu nhập tương
lai và hiện tại của doanh nghiệp cũng như các dự định của nhà quản trị tài chính mà
giao dịch được đề xuất sẽ chuyển đến thị trường.
- Tác động của ưu tiên quản trị: lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng nếu cần tài
trợ từ bên ngồi thì các chứng khốn an toàn sẽ được ưu tiên phát hành trước, cụ thể là
nợ là chứng khoán đầu tiên được phát hành và vốn cổ phần bán ra là giải pháp cuối
cùng.
- Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn:

9


+ Thứ nhất: thay đổi cấu trúc vốn sẽ làm thay đổi giá trị thị trường của doanh nghiệp.
+ Thứ hai, lợi ích từ tấm chắn thuế sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp.
+ Thứ ba, cấu trúc vốn tối ưu chịu ảnh hưởng nặng đến nợ của rủi ro kinh doanh.
+ Thứ tư, thay đổi trong cấu trúc vốn sẽ chuyển các thông tin quan trọng đến
nhà đầu tư.
- Mức độ ưa thích rủi ro của nhà quản trị tài chính.
- Các địi hỏi của người cho vay.
* Một số phương pháp đánh giá để đưa ra quyết định tài trợ:
+ Phân tích EBIT/EPS thơng qua các bước:
B1: Tính toán EBIT dự kiến sau khi mở rộng hoạt động.
B2: Ước lượng tính khả biến của mức lợi nhuận kinh doanh này.
B3: Tính tốn điểm hồ vốn EBIT giữa các phương án tài trợ.
B4: Phân tích rủi ro này trong bối cảnh mà công ty sẵn sàng chấp nhận.
B5: Xem xét các chứng cứ thị trường để xác định cấu trúc vốn đề xuất có q rủi
ro khơng?
Nhà quản trị tài chính phải xem xét việc đánh đổi giữa thu nhập cổ phần và chi

phí sử dụng vốn để từ đó đưa ra quyết định hiệu quả.
+ Phân tích mất khả năng chi trả tiền mặt: Mức độ các chi phí tài chính cố định
của doanh nghiệp sẽ tuỳ thuộc vào số dư tiền mặt và các dòng tiền ròng dự kiến có sẵn
trong trường hợp xấu nhất. Phân tích này đòi hỏi chuẩn bị một ngân sách tiền mặt chi
tiết theo các điều kiện suy thoái giả định.
* Nguyên tắc cơ bản đưa ra quyết định tài trợ:
- Nguyên tắc tự phịng ngừa: Loại vốn có được phải nhất quán với loại tài sản
hoạt động mà doanh nghiệp đang sử dụng. Các doanh nghiệp có số lượng lớn các tài
sản cố định thường trong cậy vào số lượng lớn các nguồn vốn thường xuyên dưới hình
thức nợ dài hạn hay vốn cổ phần thường. Khi tỷ lệ tài sản lưu động càng cao thì nhu
cầu nợ ngắn hạn càng lớn.
10


- Giá trị doanh nghiệp: Xác lập cấu trúc tài chính phải kết hợp hai yếu tố rủi ro
và tỷ suất sinh lợi xem chúng tác động như thế nào đến giá cổ phần.
- Quyền kiểm soát: Quyết định cấu trúc vốn phải xem xét đến ý muốn về kiểm
soát công ty của cổ đông hiện hữu.
- Khả năng điều động: Là khả năng điều chỉnh nguồn vốn tăng hay giảm đáp ứng
với các thay đổi quan trọng trong nhu cầu vốn.
- Định thời điểm: Chúng ta có thể tiết kiệm được đáng kể chi phí sử dụng vốn
nếu lựa chọn thời điểm thích hợp để thay đổi cấu trúc vốn.
 Quyết định chính sách cổ tức:
Gắn liền với việc quyết định về phân chia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh
nghiệp. Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau
việc doanh nghiệp nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách
cổ tức có tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu trên thị
trường hay không.
* Yếu tố quyết định chính sách cổ tức:
- Hạn chế pháp lý: hầu hết các quốc gia đều có luật điều tiết chi trả cổ tức. Về cơ

bản các luật quy định: không dùng vốn doanh nghiệp để chi trả cổ tức, cổ tức phải
được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua.
- Điều khoản hợp đồng trái phiếu và tài trợ khác: các hạn chế giới hạn mức cổ
tức nằm trong điều khoản giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, thoả thuận vay,…
- Ảnh hưởng của Thuế: thu nhập cổ tức thường bị đánh thuế ngay, vì vậy khơng
có lợi điểm thuế so với thu nhập lãi vốn.
- Nhu cầu thanh khoản: doanh nghiệp có khả năng thanh khoản càng lớn thì càng
có nhiều khả năng chi trả cổ tức.
- Khả năng tiếp cận thị trường vốn
- Tính ổn định của lợi nhuận
- Cơ hội tăng trưởng

11


- Lạm phát.
* Các quyết định chi trả cổ tức trong thực tế:
- Giữ lại lợi nhuận thụ động: Tức là chi trả cổ tức thay đổi từ năm này sang năm
khác và tuỳ thuộc vào các cơ hội đầu tư sẵn có. Chính sách này cũng đề xuất các cơng
ty tăng trưởng thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các doanh nghiệp đang trong giai
đoạn sung mãn.
- Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định: được lập luận do nội dung hàm chứa thông
tin của cổ tức, đồng thời vài nhà quản trị tài chính tin rằng nhà đầu tư sẽ trả giá cao
hơn cho cổ phần doanh nghiệp chi trả ổn định. Cũng có thể là do yếu tố pháp lý quy
định về cổ tức.
- Chính sách tỷ lệ chi trả cổ tức khơng đổi so với lợi nhuận sau thuế.
- Chính sách chi trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm.
2.4 Chiến lược tài chính qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị
trường phải trải qua những giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung,

có 4 giai đoạn: Khởi sự, Tăng trưởng, Sung mãn và Suy thoái. Ứng với mỗi giai đoạn
có những chiến lược tài chính như sau:
2.4.1 Giai đoạn khởi sự
a. Đặc điểm:
- Rủi ro kinh doanh: mức độ cao nhất của doanh nghiệp chưa khẳng định được
khả năng sản xuất sản phẩm, mức độ chấp nhận của khách hàng tương lai, mức tiêu
thụ có đạt điểm hịa vốn khơng …
- Dịng tiền: dịng tiền thu vào thấp và chậm trong khi dòng tiền chi ra cao dẫn
đến dòng tiền chi ra âm.
b. Chiến lược tài chính:
- Đầu tư: Giai đoạn này địi hỏi doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu thị trường
và nghiên cứu phát triển (RD).

12


- Nguồn tài trợ: Vì rủi ro kinh doanh cao hơn rủi ro tài chính nên được duy trì ở
mức càng thấp càng tốt, tài trợ bằng vốn cổ phần là thích hợp nhất; bên cạnh đó vốn
đầu tư mạo hiểm (venture capital) có một vai trị rất lớn đối với doanh nghiệp, đây là
nguồn vốn tốt nhất mà doanh nghiệp nên tranh thủ trong giai đoạn này, tuy nhiên
doanh nghiệp cũng phải có phương án tài chính thích hợp khi các nhà đầu tư mạo hiểm
(venture capital investors) rút vốn đột ngột khi IPO vì thời gian đầu tư của họ tương
đối ngắn (thường từ 3 - 5 năm).
- Chính sách cổ tức: Nếu tài trợ bằng nợ vay khơng thích hợp thì phải tài trợ bằng
vốn cổ phần trong giai đoạn này đồng nghĩa với phải chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư,
nghĩa là họ phải đầu tư thêm tiền vào doanh nghiệp để chi trả cho cổ tức này. Trong
thực tế, chi phí giao dịch đi với việc huy động vốn cổ phần mới rất tốn kém cho các
doanh nghiệp rủi ro cao mới khởi sự gồm các phí pháp lý và phí chun mơn phải trả.
Dòng tiền của doanh nghiệp trong giai đoạn này thường âm ở mức cao và cần các
nguồn tiền mới cho các cơ hội đầu tư. Vì vậy, việc trả cổ tức và huy động vốn cổ phần

mới thế cho nguồn tiền chi trả cổ tức này là không hợp lý. Trong giai đoạn này, chính
sách chi trả cổ tức bằng 0.
Bảng 2.1 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn khởi sự
Khởi đầu doanh nghiệp
Rủi ro kinh doanh

Rất cao

Rủi ro tài chính

Rất thấp

Nguồn tài trợ

Vốn mạo hiểm

Chính sách cổ tức

Tỷ lệ trả cổ tức: 0

Triển vọng tăng trưởng kinh tế

Rất cao

Tỷ số giá thu nhập (P/E)

Rất cao

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)


Danh nghĩa hoặc âm

Giá cổ phần

Tăng nhanh hoặc biến động cao

2.4.2 Giai đoạn tăng trưởng
a. Đặc điểm:

13


- Rủi ro kinh doanh: Do doanh số tăng nhanh, rủi ro giảm so với giai đoạn khởi
đầu, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao.
- Dòng tiền: Do doanh thu tăng nhanh, làm phát sinh các dòng tiền mạnh hơn
nhiều so với giai đoạn mới khởi sự.
b. Chiến lược tài chính:
- Đầu tư: Trong giai đoạn này, cơng ty đầu tư nhiều cho các hoạt động phát triển
thị trường và mở rộng thị phần cũng như các đầu tư cần thiết khác để theo kịp mức độ
hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng.
- Nguồn tài trợ: Trong giai đoạn này, rủi ro kinh doanh vẫn còn cao, nguồn tài trợ
thích hợp để giữ mức độ rủi ro tài chính thấp thích hợp vẫn là nguồn vốn cổ phần. Tuy
nhiên, các nhà đầu tư vốn mạo hiểm ở giai đoạn ban đầu thường quan tâm đến lãi trên
vốn để có thể tái đầu tư vào nhiều doanh nghiệp mới khởi sự khác. Điều này có nghĩa
là doanh nghiệp cần tìm kiếm thêm các nhà đầu tư vốn cổ phần mới để thay thế các
nhà đầu tư vốn mạo hiểm ban đầu và cung cấp vốn cho thời kỳ tăng trưởng cao này.
Nguồn vốn hấp dẫn trong giai đoạn này thường là từ việc phát hành rộng rãi chứng
khốn của cơng ty.
- Chính sách cổ tức: Dịng tiền trong giai đoạn này mặc dù mạnh hơn nhiều so
với giai đoạn khởi sự, tuy nhiên lợi tức kinh doanh sẽ cần cho tái đầu tư trong kinh

doanh, do vậy tỷ lệ chi trả cổ tức trong giai đoạn này vẫn sẽ rất thấp.
Bảng 2.2 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng
Rủi ro kinh doanh

Cao

Rủi ro tài chính

Thấp

Nguồn tài trợ

Các nhà đầu tư vốn cổ phần tăng trưởng

Chính sách cổ tức

Tỷ lệ chi trả danh nghĩa

Triển vọng tăng trưởng kinh tế

Cao

Tỷ số giá thu nhập (P/E)

Cao

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Thấp


Giá cổ phần

Tăng nhưng dễ biến động

14


2.4.3 Giai đoạn sung mãn
a. Đặc điểm:
- Rủi ro kinh doanh: giảm xuống một phạm vi trung bình, phụ thuộc vào việc
doanh nghiệp có thể duy trì thị phần cao của mình trong suốt thời kỳ này hay khơng.
- Dịng tiền: dòng tiền thuần sẽ chuyển sang dương, cho phép trả lãi lẫn vốn cho
nợ vay.
b. Chiến lược tài chính:
- Nguồn tài trợ: trong giai đoạn này, có thể áp dụng chiến lược giảm thiểu rủi ro
kinh doanh bù trừ bằng gia tăng rủi ro tài chính qua việc huy động tài trợ nợ. Do dòng
tiền thuần sẽ chuyển sang dương nên tài trợ nợ bây giờ khá thực tế.
- Chính sách cổ tức: dịng tiền dương và việc sử dụng tài trợ bằng vốn vay sẽ làm
tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Như vậy, trong giai đoạn này cơng ty có thể
trả cổ tức cao hơn so với các giai đoạn trước nhằm bù đắp lợi tức cho nhà đầu tư.
Bảng 2.3 Đặc điểm các thơng số chiến lược tài chính giai đoạn sung mãn
Giai đoạn sung mãn
Rủi ro kinh doanh

Trung bình

Rủi ro tài chính

Trung bình


Nguồn tài trợ

Lợi nhuận giữ lại cơng nợ vay

Chính sách cổ tức

Tỷ lệ chi trả cổ tức: cao

Triển vọng tăng trưởng kinh tế

Từ trung bình đến thấp

Tỷ số giá thu nhập (P/E)

Trung bình

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Cao

Giá cổ phần

Ổn định trên thực tế với biến động thấp

2.4.4 Giai đoạn suy thoái
a. Đặc điểm:
- Nhu cầu sản phẩm giảm dần.

15



×