Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.16 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
-------------

HOÀNG VĂN TAO

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHỐI HỢP KALI VÀ ĐẠM
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT GIỐNG CÀ CHUA HỒNG (Lycopersicum
esculentum miller) TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI
NGHI LỘC – NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC


VINH – 5.2012
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp
thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Hữu Hiền.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận tốt nghiệp là
trung thực và chưa hề sử dụng trong bất cứ luận văn nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Nghi Lộc, ngày tháng năm 2012
Tác giả

Hoàng Văn Tao


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của thầy ThS. Nguyễn Hữu Hiền và các càn bộ khoa Nông Lâm Ngư, Trường
Đại Học Vinh. Tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Hữu Hiền người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các
thành viên trong hội đồng khoa học, tập thể cán bộ khoa Nông Lâm Ngư đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đinh Bạt Dũng đã hưỡng dẫn, giúp đỡ
em về máy móc, kỹ thuật và dụng cụ trong quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tới anh Nguyễn Văn Lan trong tổ bảo vệ của khoa
đã trông coi toàn bộ khu thí nghiệm trong suốt quá trình tôi làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian qua.

Nghi Lộc, ngày tháng năm 2012
Tác giả

Hoàng Văn Tao


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cà chua có tên khoa học là (Lycopersicum esculentum Miller), thuộc họ cà
(Solanacea), là một trong những loại rau quan trọng nhất được trồng ở hầu khắp
các nước trên thế giới.
Cà chua có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều glucid, nhiều axit hữu cơ,
các vitamin và khoáng chất. Thành phần chất khô của cà chua gồm đường dễ tiêu
chiếm khoảng 55% (chủ yếu là glucozo và fructozo), chất không hòa tan trong
rượu chiếm khoảng 21% (protein, cenlulo, pectin, polysacarit), axit hữu cơ chiếm

12%, chất vô cơ 7% và các chất khác (caroten, ascobic, chất dễ bay hơi, amino
axit) chiếm 5%. Bên cạnh đó cà chua còn chứa nhiều vitamin C (20-60 mg trong
100g), vitamin A (2-6 mg trong 100g), sắt và các khoáng chất cần thiết cho cơ
thể người. Cà chua cung cấp năng lượng và khoáng chất làm tăng sức sống, làm
cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, chống độc. Về giá trị sử
dụng, cà chua được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau như ăn tươi, làm salat,
nước uống hoặc chế biến làm dạng dự trữ. Ngoài ra cà chua còn dùng làm mỹ
phẩm, chữa mụn trứng cá.
Với giá trị kinh tế, giá trị sử dụng đa dạng và cho năng suất cao, cà chua
đã và đang trở thành một trong những loại rau được ưa chuộng nhất và được
trồng phổ biến ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong những năm gần đây,
ở nước ta cà chua không chỉ được trồng trong vụ Đông (chính vụ) mà còn được
trồng trong vụ sớm (Thu Đông), vụ muộn (Đông Xuân) và vụ Xuân Hè. Đây là
một bước tiến quan trọng về kỹ thuật, công nghệ trong ngành sản xuất cà chua,
vừa có ý nghĩa giải quyết vấn đề rau trái vụ, lại vừa nâng cao hiệu quả kinh tế
cho người sản xuất.


Tuy nhiên, ở Việt Nam việc trồng, sản xuất cà chua còn nhiều bất cập như
chưa đủ giống cho sản xuất, chưa có bộ giống tốt cho từng vụ và thích hợp cho
từng vùng sinh thái khác nhau. Nguồn giống để sản xuất hiện nay chủ yếu vẫn là
nhập khẩu từ nước ngoài, mà giống ngoại có giá thành đắt, chưa hợp lý và đáp
ứng đủ nhu cầu của thực tiễn sản xuất, các giống địa nội tuy dối dào về số lượng
nhưng chất lượng và năng suất còn hạn chế. Cùng với đó, việc đầu tư cho sản
xuất cà chua ở nước ta của người nông dân còn thấp, quy trình kỹ thuật canh tác
cũ, trình độ thâm canh chưa cao đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón và kỹ thuật
bón phân cho cây cà chua là chưa thích hợp cho từng vụ và từng giống khác
nhau. Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng phân bón ở Việt Nam
tại rất nhiều vùng còn thiếu khoa học và lãng phí. Nông dân mới chỉ quan tâm
nhiều đến sử dụng phân đạm, một số ít có quan tâm đến phân lân còn phần lớn

chưa quan tâm đến phân kali.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An việc phát triển cây cà chua còn rất hạn chế.
Trong đó, có những yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, đây là vùng
phải hứng chịu nhiều thiệt thòi để phát triển nông nghiệp, với một mùa hè nóng
và một mùa đông lạnh, hàng năm tình trạng lũ lụt hạn hán xãy ra thường xuyên.
Cùng với đó là tình hình sâu hại bệnh cà chua rất phổ biến. Về chủ quan, chúng
ta chưa có cách quản lý, quy trình kỹ thuật trồng cũng như các biện pháp chăm
sóc một cách hợp lý.
Nghi Lộc là một huyện ở phía Đông của tỉnh Nghệ An, trên chân đất cát
pha ven biển nên rất thuận lợi cho cây cà chua sinh trưởng và phát triển cũng như
năng suất của cây, trong đó yếu tố phân bón đóng vai trò rất quan trọng. Xuất
phát từ những lý do trên, để có một nền nông nghiệp bền vững,chúng ta cần phải
chuyển từ một nền nông nghiệp truyền thống sang một nền nông nghiệp thâm
canh cao dựa vào phân bón. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng
của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống
cà chua Hồng trong vụ Đông Xuân tại Nghi Lộc, Nghệ An ”


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, năng
suất của giống cà chua Hồng, từ kết quả nghiên cứu đó tìm ra mức phối hợp giữa
kali và đạm mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của giống cà chua Hồng
qua các mức bón phối hợp kali và đạm.
- Theo dõi các loại sâu bệnh của giống cà chua Hồng qua các mức bón
phối hợp kali và đạm.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất qua các mức bón
kali và đạm.

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Hiện nay, việc sử dụng phân bón cho cây trồng ngoài việc cung cấp dinh
dưỡng cho cây để tăng suất, phẩm chất của sản phẩm, người ta còn chú ý đến
hiệu quả kinh tế thu được. Mỗi loại cây trồng khác nhau đếu cần một lượng phân
bón với tỷ lệ khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của cây cũng như mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất. Đối với cây cà chua ở các vùng sinh thái khác nhau thì
lượng phân bón cho cây là rất quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự
sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng. Việc sử dụng hợp lý lượng
phân bón, đặc biệt là phân kali và đạm để bón cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng
phát triển tốt và góp phần tăng năng suất cho cây cà chua. Ngoài ra, việc sử dụng
liều lượng phân kali và đạm hợp lý còn góp phần giúp cây trồng chống chịu tốt
với sâu bệnh. Với việc các giống cà chua hiện đang được trồng ở địa phương
ngày càng thoái hóa thì việc sử dụng hợp lý lượng phân kali và đạm càng có ý


nghĩa quyết định đến năng suất của cây cà chua. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp xác
định một cách có khoa học về mức bón phối hợp giữa kali và đạm hợp lý nhất
cho giống cà chua Hồng ở vụ Đông Xuân trên đất huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cà chua là loại cây trồng rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh, thêm vào đó
chúng lại có yêu cầu khắt khe về điều kiện khí hậu thời tiết. Với việc đời sống
của con người cần được nâng cao, khoa học kỷ thuật không ngừng phát triển thỉ
yêu cầu về năng suất và phẩm chất của cây trồng càng lớn để phù hợp với thị
hiếu của cây trồng. Thực tế, hiện nay người dân vẫn trồng chủ yếu là các giống
địa phương với năng suất và hiệu quả kinh tế còn thấp. Vì Vậy, việc nghiên cứu
ảnh hưởng của sự phối hợp của kali và đạm đến giống cà chua Hồng sẽ góp phần
hoàn thiện quy trình bón phân cho cây cà chua.



CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Phân bón là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong việc tạo ra
năng suất cây trồng (Anonumous,1997) [13]. Tại các vùng sinh thái khác nhau,
các giống cây trồng khác nhau thì đòi hỏi các mức phân bón khác nhau. Việc bón
phân cân đối và hợp lý sẽ quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, chất lượng và
năng suất của cây trồng. Ngoài ra, nó còn đảm bảo cho sự phát triển một cách
bền vững của nông nghiệp. vì vậy, đề tài được thực hiện sẽ tìm ra được các mức
bón phối hợp giữa kali và đạm hợp lý cho cây cà chua trên đất cát pha ven biển
tỉnh thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Đối với cây cà chua, kali và đạm là hai yếu tố dinh dưỡng quan trọng hàng
đầu, quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua. Kali
cần thiết để hình thành thân, bầu quả, kali làm cho cây cứng chắc do tăng bề dày
của mô giác, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận, kali
thúc đẩy quá trình quang hợp, đặc biệt kali có tác dụng tốt đối với việc hình
thành quả, đất bón kali đầy đủ quả nhẵn, bóng, thịt quả chắc, làm tăng khả năng
bảo quản và vận chuyển khi quả chín. Kali còn ảnh hưởng tốt đến chất lượng quả
như làm tăng hàm lượng đường, hàm lượng chất tan và vitamin C.
Trong khi đó, đạm có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, phân hóa
hoa sớm, số lượng hoa trên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả và làm tăng
năng suất trên đơn vị diện tích. Tuy nhiên, bón quá nhiều phân đạm sẽ để lại dư
lượng NO3- trong sản phẩm sẽ không có lợi cho người tiêu dùng hoặc tồn tại
dưới dạng NH4+ sẽ gây độc cho cây. Bón đạm làm cho mô cây mềm ra, dễ bị các
loại bệnh xâm nhiễm và phá hoại mạnh, phát triển thân là mạnh làm cho quá
trình phát triển thân lá kéo dài và quá trình phát triển sinh trưởng sinh thực, hình
thành hoa, quả, hạt bị chậm lại, cây thành thục muộn. Nếu thiếu đạm cây sinh


trưởng và phát triển kém, còi cọc, chồi búp bị thui chột, chu kỳ sống sẽ nhanh,

thời gian tích lũy ngẵn, từ đó năng suất sẽ thấp.
1.2. Nguồn gốc, sự phân bố của cây cà chua
1.2.1. Nguồn gốc của cây cà chua
Nhiều công trình nghiên cứu đều khẳng định rằng, cây cà chua có nguồn
gốc ở vùng Trung và Nam Châu Mỹ. Tomato là tên gọi của Nam Mỹ chỉ cây cà
chua, từ này có nguồng gốc từ những từ hoặc nhóm từ Xitomate hoặc là
Zitotomate và Mexican tomati [1]. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu và trích dẫn
của các tác giả: De Candolle(1984), Muller(1940), Luckwill(1943) và
Jenkin(1948) cho rằng cà chua trồng hiện nay có nguồn gốc từ Pêru, Ecuador,
Bolivia dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galanpogos đến Chi Lê.
Ngoài ra, cà chua còn có nguồn gốc ở quần đảo Ấn Độ, Philippin. Hiện nay,
người ta tìm thấy ở các vùng núi thuộc Trung và Nam Mỹ có rất nhiều cà chua
dại và bán dại. Ở những vùng này cũng có rất nhiều dạng cà chua trồng và được
trồng phổ biến rất rộng rải [7].
Nguồn gốc của cà chua trồng trọt đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi.
Theo nhà thực vật học người Ý Pier Andrea Mattioli(1554), cho rằng những
giống cà chua đầu tiên được đưa vào châu Âu có nguồn gốc từ Mexico và nhiều
bằng chứng về khảo cổ học, thực vật học, ngôn ngữ học và lịch sử đã thừa nhận
Mexico là trung tâm thuần hóa của cà chua trồng. Năm 1570 các nước Đức, Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đã biết trồng cà chua có hình quả nhỏ.
Năm 1596, ở Anh cà chua trồng dùng làm cây cảnh gọi là Love Apple.
Sang thế kỷ XVII, cà chua được trồng rộng rãi khắp lục địa Châu Âu,
nhưng cũng chỉ được xem như một loại cây cảnh và bị quan niệm sai lệch cho là
loại quả độc. Đến thế kỷ XVIII, cà chua mới được chấp nhận là cây thực phẩm ở
Châu Âu, đầu tiên là ở Italia và ở Tây Ban Nha.
Ở Châu Á, cà chua xuất hiện vào thế kỷ XVIII, đầu tiên là Philippin, đảo
Java (Inđônêxia) và Malayxia thông qua các lái buôn từ Châu Âu và thực dân Hà


Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Từ đó cà chua được phổ biến đến các vùng

khác ở Châu Á.
Ở Bắc Mỹ lần đầu tiên người ta nói đến cà chua là vào năm 1710, nhưng
mới đầu chưa được chấp nhận do quan niệm rằng cà chua chứa chất độc, gây hại
cho sức khỏe. Đến năm 1830 cà chua mới được coi là cây thực phẩm cần thiết
như ngày nay.
Mặc dù lịch sử trồng trọt cà chua có từ rất lâu đời nhưng đến tận nửa đầu
thế kỷ XX cà chua mới trở thành cây trồng phổ biến trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, lịch sử trồng cà chua chỉ mới hơn 100 năm nay. Trong
những năm gần đây ở nước ta, diện tích trồng cà chua ngày một tăng, diện tích
biến động từ 12-13 ngàn ha. Điều kiện thiên nhiên, khí hậu và đất đai nước ta rất
thích hợp cho cà chua sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, khắp các tỉnh từ Nam chí
Bắc đều có vùng trồng cà chua. Tuy nhiên, cà chua được trồng chủ yếu ở vùng
Đồng Bằng Sông Hồng và Trung Du Bắc Bộ. Ở miền Nam có Đà Lạt (Lâm Đồng
) là nơi sản xuất cà chua có năng suất cao v.v… Song trong cả nước không có
vùng sản xuất cà chua lớn.
1.3. Phân loại
Từ lâu đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phân loại cà chua và lập thành hệ
thống phân loại theo quan điểm cuả mình.
Cà chua là thành viên của họ cà. Theo I.B.Libner Nonnecke(1989) thì cà
chua thuộc chi Licopersicon. Thông thường chi này được phân thành hai chi phụ
dựa vào sắc quả.
Chi phụ Eulycopersicon (Red fruited): quả có màu đỏ hoặc vàng, hoa to là
cây hàng năm. Chi phụ này gồm hai loại:
L.culetum

Cà chua thông thường

L.pimpienelliolium

Cà chua nhỏ


Chi phụ Eriopersicon (Green fruited) quả có màu xanh, có sọc tía, có lông,
hạt nhỏ, gồm năm loại:
L.cheesmanii

Hoang dại


L.chilensi

Hoang dại

L.gandulosum

Hoang dại

L.hirsutum

Hoang dại

L.peruvianum

Hoang dại

Tất cả các loại cà chua đều có số nhiễm sắc thể 2n = 24
1.4. Tình hình nghiên cứu về phân kali, đạm bón cho cây cà chua
Nhu cầu phân bón của cà chua thay đổi tùy theo quá trình phát triển của
cây trồng, của đất cũng như việc chăm sóc của con người. Đối với cây cà chua
việc bón phân hợp lý là vô cùng quan trọng. Phân kali và đạm là hại loại phân
bón quan trọng nhất đối với cây cà chua.

Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình
đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu của
cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại
bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn,
chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của
cây. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi,
làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả.
Trong cây kali được dự trữ nhiều ở thân lá, cho nên sau khi thu hoạch kali
được trả lại cho đất một lượng lớn. Kali có nhiều trong nước ngầm, nước tưới,
trong đất phù sa được bồi hàng năm. Vì vậy, việc bón phân kali cho cây không
được chú ý đến nhiều. Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp càng ngày người ta
càng sử dụng nhiều giống cây trồng có năng suất cao. Những giống cây trồng này
thường hút nhiều kali từ đất, do đó lượng kali trong đất không đủ đáp ứng nhu
cầu của cây, vì vậy muốn có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, thì phải
chú ý bón phân kali cho cây.
Mặt khác, các bộ phận thân lá cây, rơm rạ, v.v.. sau khi thu hoạch sản
phẩm chính của nông nghiệp, hiện nay được sử dụng nhiều để nuôi trồng nấm,
làm vật liệu độn chuồng, làm chất đốt, v.v.. và bị đưa ra khỏi đồng ruộng, vì vậy,
việc bón kali cho cây càng trở nên cần thiết. Những nghiên cứu gần đây của các


nhà khoa học cho thấy trừ đất phù sa sông Hồng có hàm lượng kali tương đối
khá, còn lại phần lớn các loại đất ở nước ta đều nghèo kali. Hàm lượng kali ở các
loại đất này thường là dưới 1%. Ở các loại đất xám, đất cát, đất bạc màu, đất nhẹ
ở miền Trung nước ta, kali có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tăng năng suất cây
trồng.
Nghiên cứu về vai trò của kali đối với cây trồng thể hiện rất khác nhau tùy
theo từng loại đất. Hiệu lực cao nhất thường thấy trên đất xám bạc màu và trên
đất cát biển.
Kali cần cho cà chua trong suốt thời gian sinh trưởng và đặc biệt là trong

thời gian hình thành quả.Nhu cầu dinh dưỡng của cà chua cao gấp 2 lần dinh
dưỡng đạm. Lượng kali thích hợp cho cà chua là 120-150kg K2O/ha.
Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho
cây. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là
nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các
enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng
của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước
to, màu xanh, lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.
Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai
đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các
loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp, v.v.
Cà chua cần nhiều đạm trong thời gian sinh trưởng cho đến khi cây ra quả.
Phân đạm là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho cà chua. Các thành phần có
trong phân đạm rất thích hợp cho việc phát triển lá, tuy nhiên không nên lạm
dụng, nếu có quá nhiều đạm, thay vì ra quả cà chua sẽ phát triển mạnh về lá. Kết
quả nghiên cứu của Bùi Quang Xuân (1998) cho thấy: với cà chua nên bón đạm
liều lượng trên 150 kg N/ha.
Cân đối kali và đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong dinh dưỡng của
cà chua. Bón cân đối kali và đạm có thể làm tăng năng suất quả cà chua 39-88%


với hiệu suất 1kg K2O tạo ra 89-127 kg quả cà chua trên đất bạc màu. Trên đất
xám, bón cân đối kali và đạm làm tăng năng suất cà chua 9-11%.
Bón cân đối kali và đạm còn làm tăng phẩm chất quả cà chua: tăng kích
thước quả, tăng hàm lượng đường trong quả, tăng khả năng chống chịu bệnh của
cây. Đặc biệt bón cân đối kali và đạm làm giảm đáng kể số cây bị bệnh chết
xanh, bệnh xoăn lá vi rút.
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới
Theo Fao (2010), tình hình sản xuất cà chua được trình bày ở bảng 1.1.

Qua bảng số liệu cho thấy, nhìn chung diện tích trồng cà chua trên thế giới không
ổn định, từ năm 2008 đến năm 2009 thì diện tích tăng từ 4,25 triệu ha đến 4,44
triệu ha nhưng từ năm 2009 đến năm 2010 thì diện tích lại giảm từ 4,44 xuống
4,34 triệu ha. Ở Châu Á có diện tích trồng cà chua là lớn nhất (2,33 triệu ha), tiếp
đến Châu Phi (0,86 triệu ha) và thấp nhất là Châu Úc (0,01 triệu ha).
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới trong những năm gần đây
Diện tích
Châu lục

Năng suất

Tổng sản lượng

(triệu ha)
(tấn/ha)
2008 2009 2010 2008 2009

2010

(triệu tấn)
2008
2009

2010

Thế giới

4,25

4,44


4,34

33,22 34,66 33,55

141,19 153,88 145,65

Châu Phi

0,86

0,84

0,86

20,27 21,87 20,05

17,43

18,37

17,24

Châu Mỹ

0,5

0,52

0,48


49,32 49,94 50,77

24,66

25,97

24,37

Châu Á

2,33

2,49

2,43

33,43 34,38 33,63

77,89

85,6

81,71

Châu Âu

0,54

0,57


0,55

38,38 41,07 39,56

20,73

23,41

21,76

Châu Úc

0,01

0,01

0,01

47

0,47

0,53

0,57

53

57


Nguồn: FAOSTAT, tháng 4, 2012 [5]


Về năng suất thì Châu Úc có năng suất về cà chua cao nhất thế giới đạt từ
47 tấn/ha – 54 tấn/ha từ năm 2008 đến năm 2010, tiếp đến là Châu Mỹ đạt 49,32
– 50,77 (tấn/ha ) từ năm 2008 đến năm 2010. Châu Phi có năng suất thấp nhất thế
giới chỉ đạt 20,27 – 20,05 (tấn/ha) từ năm 2008 đến năm 2010. Nhìn chung, năng
suất thế giới là không sổn định từ năm 2008 đến năm 2010. Cũng như tổng sản
lượng, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới trong năm 2010 về diện tích
trồng cà chua với diện tích là 871.24 ha, Bỉ là Quốc gia đứng đầu về năng suất
với 52.500 kg/ha và tiếp đến là Hà Lan (47.941 kg/ha) và Vương Quốc Anh
(41.925 kg/ha). Về tổng sản lượng xếp sau Trung Quốc (41.879,69 tấn) là Hoa
kỳ với tổng sản lượng đạt 12.902 tấn, sau đó là Ấn Độ (11.979,7 tấn).
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của một số nước năm 2010
Quốc gia

Diện tích

Năng suất

Tổng sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

Trung Quốc


871.24

48,07

41.879,68

Ấn Độ

619.8

19,33

11.979,7

Thổ Nhĩ Kỳ

304

33,07

10.052

Nigeria

264.1

7,05

1.860,6


Ai Cập

216.39

39,49

8.544,99

Hoa Kỳ

159.2

81,04

12.902

Iran (Cộng hòa Hồi giáo)

146.99

35,76

5.256,11

Ý

118.82

50,70


6.024,8

Liên bang Nga

115.2

17,36

2.000

Mexico

98.19

30,53

2.997,64

Chỉ tiêu

Nguồn: FAOSTAT, tháng 4, 2012 [5]


Theo Trần Khắc Thi (Viện rau quả Hà Nội), đứng đầu về tiêu thụ cà chua
là châu Âu, sau đó là châu Á, rồi đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Châu Á là châu lục
đứng đầu về sản xuất cà chua, tiếp đó là Châu Âu [8].
Năm 2003 Châu Âu là thị trường tiêu thụ cà chua lớn nhất thế giới, với
sản lượng nhập khẩu là 7,22 triệu tấn, sau đó là Bắc Trung Mỹ (1,56 triệu tấn),
Châu Á (1,69 triệu tấn). Thị trường Châu Âu vẫn là thị trường hứa hẹn nhiều

tiềm năng cho những nước sản xuất cà chua [10].
1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam.
Ở nước ta cà chua mới được trồng rộng rãi và phổ biến trong vòng 100
năm trở lại đây. Do những giá trị về dinh dưỡng và kinh tế mà cà chua ngày càng
được mở rộng, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với binh quân chung của thế
giới.
Tính đến năm 2005 thì diện tích trồng cà chua cả nước là 23.354 ha, năng
suất đạt 198 tạ/ha, sản lượng 462.435 tấn so với năm 2000 diện tích là 13.729 ha,
năng suất 151,26 tạ/ha và sản lượng 207.657 tấn [9].
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất cà chua ở việt Nam
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2000

13.729

151,26

207.657

2001

17.834


157,17

208.289

2002

18.628

165,5

312.178

2003

21.628

164,1

354.846

2004

24.644

172,1

424.126

2005


23.354

198

462.435

Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2006 [6]
Diện tích trồng cà chua nước ta phân bố chủ yếu ở là Đồng Bằng Sông
Hồng, Đà Lạt, Hải Phòng, Lâm Đồng, An Giang, TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,
diện tích trồng nhỏ, năng suất thấp, các nhà máy chế biến sản phẩm còn quá
thiếu.


Theo Trần Khắc Thi năm 2003, sản xuất cà chua nước ta có một số tồn tại
và đó cũng là nguyên nhân làm cho năng suất cà chua Việt Nam còn thấp:
- Chưa có bộ giống tốt cho vụ trồng, đặc biệt là giống cho vụ Thu – Đông,
sản phẩm chủ yếu tập trung cho vụ Đông – Xuân (hơn 70%) từ tháng 12 – 04 còn
hơn một nửa thời gian trong năm trong tình trạng thiếu cà chua.
- Đầu tư cho sản xuất còn thấp, nhất là phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực
vật.
- Chưa có quy trình canh tác và giống thích hợp cho mỗi vùng.
- Nông dân thiếu kinh nghiệm canh tác, chưa được hướng dẫn kỷ thuật
mới.
- Việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẽ, chưa có sản phẩm hàng hóa lớn
cho chế biến công nghiệp. Quá trình canh tác, thu hái diễn ra hoàn toàn thủ công.
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, sản xuất cà chua ở nước ta có nhiều
thuận lợi: Khí hậu thời tiết, đất đai ở nước ta đặc biệt là các tỉnh phía Bắc phù
hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây cà chua, nếu đầu tư tốt thì năng suất ổn
định ở các vụ trong năm. Các vùng trồng cà chua đều có nguồn lao động lớn nên
giá nhân công rẻ. Do đó sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, mang lại hiệu quả

kinh tế lớn.
1.6. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
Cây cà chua (Lycopersicum esculentum Miller), là loại rau ăn trái rất được
ưa thích vì phẩm chất ngon và chế biến được nhiều cách, cà chua còn cho năng
suất cao do đó được trồng rộng rãi và được canh tác khoảng hai trăm năm nay để
làm thương phẩm. Cà chua là loại trái cây không thể thiếu trong thực đơn gia
đình cũng như các các nhà hàng, là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin góp
phần làm cho món ăn, nước uống trở nên bổ hơn. Khi cà chua chìn màu đỏ tươi
của cà chua tạo nên sức hấp dẫn cho mỗi món ăn. Màu đỏ của cà chua cũng cho
thấy hàm lượng vitamin A thiên nhiên cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ
đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C.


Ngoài ra, vitamin C trong quả cà chua khi nấu chín vẫn giữ được phần lớn
khối lượng mà chỉ bay hơi tương đối ít, bởi vì trong quả cà chua có các axit nitric
và axit táo, là những axit có tác dụng bảo vệ vitamin C. Các axit này còn có tác
dụng tiêu được các chất béo. Vitamin A thúc đẩy sự phát triển của cơ thể khi còn
nhỏ và làm tăng sự chống đỡ bệnh tật, vitamin B giúp cho tiêu hoá. Trong quả cà
chua có các chất khoáng, chủ yếu là lân (P) và sắt (Fe) [1].
Theo y học trong quả cà chua chín có chứa 90% nước, 4% gluxit, 0,3%
protid, lipid, axitoxalic,… Ngoài ra, trong quả cà chua cònchứ a đường, axít hữu
cơ và các sinh tố B1, B2, C, K, PP...và các tiền tố vitamin A, do đó ăn cà chua rất
bổ và có thể tránh được các bệnh hoại huyết [7]. Đặc biệt, những năm gần đây
người ta nghiên cứu phát hiện trong quả cà chua có chất Lycopen, tạo nên màu
đỏ trong quả cà chua. Lycopen tác động mạnh đến việc giảm sự phát triển nhiều
loại ung thư như: ung thư tiền liệt tuyến, ung thư trực tràng, và nhồi máu cơ tim.
Vai trò của Lycopen là ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do cùng các
phân tử và gen khi chúng tuần hoàn trong máu. Sự phá hủy này có thể làm cho
Lesterol đang lưu thông có thể bám vào các thành mạch làm nghẽn mạch, gây
nhồi máu cơ tim, sự phá hủy đó làm biến đổi gen ung thư. Lycogen có nhiều nhất

trong quả cà chua chín. Theo y học cổ truyền cà chua có vị ngọt, tính mát, có
công dụng thanh nhiệt, thường để dùng chửa các chứng bệnh như nhiệt bệnh
phiền khát, môi khô họng khát do vị nhiệt, chảy máu cam, chảy máu chân răng,
tiêu hóa kém, loét dạ dày, huyết áp cao [3].
Năng suất cây cà chua có thể đạt 52- 70 tấn/ha trong điều kiện thâm canh
tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rau. Diện tích cà chua hàng năm
trên thế giới khoảng 2,7 triệu ha, trong đó 80 – 85% dùng để ăn tươi, lượng cà
chua chế biến khoảng 68 triệu tấn/năm. Cà chua được sản xuất không chỉ ngoài
đồng mà còn trong nhà kính, nhà lưới ở những nơi vào những điều kiện thời tiết
không thuận lợi cho canh tác. Nhu cầu người tiêu dùng cà chua rất lớn do đó việc
nghiên cứu, phát triển cây cà chua nhất là một nước nông nghiệp như nước ta là
rất cần thiết.


1.7. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ
Do cà chua có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới khô, thuộc nhóm cây ưa ấm
ám, ưa nhiệt nên cà chua sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm
và khô. Hạt cà chua có thể bắt đầu nảy mầm ở nhiệt độ 15 0-180C, nhưng hạt nảy
mầm nhanh ở nhiệt độ 250 - 300C. Cà chua sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở
nhiệt độ 220 - 240C, nhiệt độ cao trên 300C kéo dài kết hợp hạn đất, hạn không khí
trong thời gian dài sẽ dẫn đến rối loạn quá trình đồng hoá, giảm hàm lượng chất
khô trong quả làm năng suất giảm sút. Ở nước ta, hầu hết các vùng đều trồng
được cà chua song vào những tháng nhiệt độ xuống quá thấp không thuận lợi cho
sự sinh trưởng và phát triển cho cây cà chua.
* Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng, thích ánh sáng trực tiếp, tuy nhiên nắng gay gắt
vào buổi trưa có thể làm cây héo, lá và trái bị cháy nắng. Khi thiếu ánh sáng trời
âm u, nhiều mây cây sinh trưởng kém, phẩm chất giảm. Cà chua không ảnh
hưởng quang kỳ và đậu trái ở điều kiện chiếu sáng trong ngày từ 7 - 19 giờ. Vì

vây ánh sáng trong vụ Đông Xuân là thích hợp nhất.
* Nước và độ ẩm
Ẩm độ không khí tốt nhất là 45 – 60 %, ẩm độ đất 85 – 90 %. Ẩm độ cao
và nhiệt độ cao cây dễ bị bệnh, gây trở ngại cho việc thụ tinh, thụ phấn dẫn đến
tỷ lệ đậu quả thấp.
Yêu cầu nước tuỳ giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi cây ra hoa, đậu trái,
trái đang lớn là lúc cây cần nhiều nước nhất. Nếu cây thiếu nước hoa và trái non
dễ rụng, cây hấp thụ phân bón và chất dinh dưỡng kém giảm quang hợp và năng
suất không tích lũy, nếu gặp mưa nhiều thì quá trình thụ phấn gặp trở ngại làm
cho cây rụng hoa, làm cho trái chín chậm, bị hạn lâu ngày nếu gặp mưa thì quả sẽ
bị nứt.


CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiện được tiến hành trong vụ Đông Xuân 2011-2012, tại trại thực
nghiệm nông nghiệp, khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh (cơ sở 2), xã
Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Đông Xuân 2011-2012.
+ Ngày làm đất: Từ ngày 01 đến 04 tháng 12 năm 2011
+ Ngày trồng: 5,6 tháng 12 năm 2011
+ Ngày thu hoạch: Tháng 3 năm 2012
2.2. Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phối hợp của kali và đạm đến sự sinh
trưởng và phát triển của giống cà chua Hồng.
+ Ảnh hưởng của sự phối hợp của kali và đạm đến sâu, bệnh hại cà chua
Hồng.

+ Ảnh hưởng của sự phối hợp của kali và đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống cà chua Hồng.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
+ Giống cà chua Hồng
+ Các mức bón phối hợp kali và đạm
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB với 3 lần nhắc lại. Ba mức phân
kali và phân đạm được bố trí ngẫu nhiên với kích thước 1,2 x 8,3 = 10m 2.
Lượng phân bón nền cho một ha:
+ 20 tấn phân chuồng, 80kg P205, 500kg vôi.


Các mức bón phối hợp kali và đạm:
Công thức

Lượng phân bón

Công thức

Lượng phân bón

CT1

120kg K20 + 90kg N

CT6

150kg K20 + 150kg N

CT2


120kg K20 + 120kg N

CT7

180kg K20 + 90kg N

CT3

120kg K20 + 150kg N

CT8

180kg K20 + 120kg N

CT4

150kg K20 + 90kg N

CT9

180kg K20 + 120kg N

CT5

150kg K20 + 120kg N

- Sơ đồ bố trí nghiệm:
dải bảo vệ
CT3


CT5

CT6

CT1

CT7

CT2

CT8

CT9

CT4

Dải
bảo
vệ

Dải
CT9

CT4

CT8

CT3


CT1

CT5

CT7

CT2

CT6

CT4

CT8

CT5

CT1

CT3

CT7

CT2

CT6

CT9

bảo
vệ


dải bảo vệ

2.5. Các chỉ theo dõi và phương pháp nghiên cứu
- Thời gian sinh trưởng:
+ Thời gian từ trồng cho đến khi ra hoa:
Phương pháp: Khi có 60 – 70% cây ra hoa.
+ Thời gian từ trồng đến đậu quả:
Phương pháp: Khi có 70 – 80% số cây có quả đậu.
+ Thời gian từ trồng đến khi bắt đầu có quả chín.
Phương pháp: Khi có 70 – 80% số cây có quả đậu.
- Sự tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao thân
chính.


Phương pháp lấy mẫu: Mỗi ô tiến hành đo cây ở 3 lần nhắc lại. Trên mỗi
lần nhắc lại đo 10 cây ở 2 vị trí, mỗi vị trí lấy 5 cây ngầu nhiên liên tục trên một
hàng và được cắm que đánh dấu phân biệt với các cây không lấy mẫu. Các cây
được đánh số thứ tự từ 1 đến 10 theo hướng từ Đông sang Tây.
Phương pháp xác định: Sử dụng thước đo chính xác đến cm để đo chiều
cao của cây qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển.
- Số lá trên thân chính: Đếm số lá thật của 10 cây trên mỗi ô từ khi gieo
trồng cho đến lúc cây ra quả
- Số cành cấp 1: Mỗi ô đếm 10 cây đã được đánh dấu từ khi trồng
- Số hoa trên cây: Đếm mỗi ngày một lần vào buổi sáng vào thời kỳ cây
ra hoa
- Tỷ lệ đậu quả: Tỷ lệ đậu quả được xác định bằng công thức sau:
Tổng số quả
+ Tỷ lệ đậu quả =


x 100%
Tổng số hoa

- Các yếu tố cấu thành năng suất
+ Số quả trên cây: Tính tổng số quả của từng cây để tính được số quả
trung bình của mỗi ô, đếm số quả trên cây của 10 cây với 3 lần nhắc lại và đếm
số quả không bị hỏng
+ Sản lượng cá thể (SLCT)= khối lượng trung bình quả x số quả
- Mức độ nhiễm sâu bệnh
Phương pháp điều tra: Mỗi lần nhắc lại quan sát toàn ô, đếm số cây bị
bệnh hại. Tính tỷ lệ % và đánh giá theo cấp bệnh từ 1-9 như sau:
Cấp 1: Không bị bệnh
Cấp 3: Bị nhẹ ( 1%-5% số cây bị bệnh)
Cấp 5: Trung bình ( 6%-15% số cây bị bệnh)
Cấp 7: Nặng ( 16%-50% số cây bị bệnh)
Cấp 9: Rất nặng ( > 50% số cây bị bệnh)


2.6. Quy trình kỹ thuật áp dụng
Cà chua trồng được trên nhiều loại đất song thích hợp nhất vẫn là trên đất
pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Đất có
pH = 6,0-6,5 đất chua hơn phải bón thêm vôi.
2.6.1. Thời vụ
Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10-11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 2-3
2.6.2. Làm đất
Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần. Sau khi cày bừa lại và
lên luống sơ bộ. Sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng.
Yêu cầu làm đất: Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột. Luống cà
chua có chiều rộng 110-120cm, rãnh rộng 20-25cm, cao 30cm. Các luống nên bố
trí theo hướng Đông - Tây.

Lượng hạt gieo 100-150g hạt để trồng cho1 ha. Trước khi gieo hạt nên
ngâm hạt trong nước ấm 40-50oC trong khoảng 3 giờ. Sau đó, cho hạt vào túi vải
bọc giấy kín, để ở chỗ kín. Sau khoảng 3-4 ngày rễ mọc thì đem gieo vào vườn
ươm.
Sau khi gieo hạt đều trên mặt đất, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp
rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 30-40 ngày, cây đạt
5-6 lá, có thể đem trồng.
2.6.3. Mật độ và cách trồng
Mật độ trồng cà chua thể bố trí như sau:
+ Trồng cà chua vào buổi chiều.
+ Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60cm.
+ Khi trồng cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh.
+ Nên trồng cây to với cây to cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc.
+ Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung
quanh gốc.
+ Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay


2.6.4. Kỹ thuật bón phân:
Cách bón phân:
- Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ phân lân + 5 Kg NPK
- Bón thúc: 4 lần bón thúc
+ Thúc lần 1: (10-15 ngày sau khi trồng) : ¼ N + ¼ K20 + 1/4 NPK
+ Thúc lần 2: (khi hoa bắt đầu có nụ) ¼ N + ¼ K20 + 1/4 NPK
+ Thúc lần 3:(lúc hoa rộ) ¼ N + ¼ K20 + 1/4 NPK
+ Thúc lần 4: (sau lần thu hoạch trái đầu tiên) ¼ N + ¼ K20 + 1/4 NPK
Cà chua cần được bón thúc nhiều lần kết hợp với tưới nước, nên tập trung
bón thúc vào thời kỳ cây ra hoa, đậu quả và sau mỗi lần thu hoạch quả. Trời khô
thì bón thúc với nồng độ phân loãng. Trời râm và mưa thì bón thúc phân với
nồng độ đặc hơn.

2.6.5. Chăm sóc
* Tưới nước
- Sau khi trồng tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào
buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2-3 ngày tưới 1 lần.
- Tưới nước mỗi ngày 1 lần từ khi cây bắt đầu ra hoa.
* Vun xới
Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ
lúc trồng đến khi cây được 20 ngày tiến hành vun gốc 2 lần: Lần thứ nhất sau khi
trồng khoảng 8-10 ngày và lần thứ 2 sau đó 1 tuần.
* Làm giàn
Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Làm giàn
cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng
đứng sát gốc. Cây vươn đến đâu thì buộc thân cây vào cọc đến đó. Cọc thường
dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho
giàn được chắc.


* Bấm ngọn và tỉa cành
Tỉa cành cây trồng khoảng 45 ngày thì số cành cấp 1 và cấp 2 ra nhiều,
tiến hành tỉa bớt cành cấp 1 và cấp 2 chỉ để lại thân chính.
2.6.6. Phòng trừ sâu bệnh
Nhìn chung bệnh gây tác hại lớn hơn so với sâu hại trong sản xuất cà
chua. Sau khi trồng một tuần phun trừ bệnh mốc sương và đốm nâu bằng Zinep.
2.7. Xử lý số liệu
Các số liệu thô thu thập từ ngoài đồng ruộng được tiến hành vào phần
mềm Excel để lấy giá trị trung bình từ các công thức thí nghiệm 3 lần nhắc lại.
Sau đó các số liệu này (số liệu tinh) được sắp xếp đúng quy định để tiến hành
phân tích phương sai (ANOVA).
2.8. Điều kiện nghiên cứu thí nghiệm
2.8.1. Điều kiện tự nhiên của Nghi Lộc

Nghi Lộc nằm ở vị trí 18 054’ kinh độ Đông, độ cao so với mực nước biển
là 18,5. Huyện có diện tích tự nhiên là 34.809,60 ha. Huyện nghi lộc có phía
Đông trông ra biển Đông và giáp với thị xã Cửa Lò, Phía Nam giáp với thành
phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây giáp với huyện Đô Lương, phía Bắc
giáp với huyện Diễn Châu. Đây là vùng đồng bằng chủ yếu là đất cát, đất thịt nhẹ
và trung bình, là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa
hè nóng. Điều kiện địa lý, đất đai, khí hậu ở huyện Nghi Lộc đã tạo điều kiện
thuận lợi để gieo trồng các cây trồng cạn.
2.8.2. Khí hậu
Khí hậu là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của
cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng. Mỗi quá trình sinh lý diễn ra trong
cây, mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà chua đều cần điều kiện khí
hậu thuận lợi nhất định. Khí hậu gồm nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, lượng
mưa…


Kết quả theo dõi các yếu tố khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm
(từ 5/12/2011- 3/2012) được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1. Bảng khí hậu, thủy văn năm 2011 – 2012 tại xã Nghi Phong, huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Tháng
XII
I
II
III

Nhiệt độ (0C)
Trung bình
17,1
16,4

17
20,3

Ẩm độ (%)

Lượng
mưa (mm)

Thấp nhất Trung bình Thấp nhất
15,4
85
51
51,4
15,2
94
72
61,3
15,5
93
71
30,6
18,4
90
52
37,5
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2012

Từ bảng số liệu 2.1 cho thấy:
* Nhiệt độ: Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, nhiệt độ trung bình từ
16,4 (tháng I) đến 20,30C (tháng III), nhiệt độ thấp nhất là tháng XII (17,0 0C), I.

So với nhiệt độ thích hợp cho cà chua sinh trưởng và phát triển là độ 220 - 240C
thì nhiệt độ trong quá trình tiến hành thí nghiệm là không thuận lợi cho quá trình
sinh trưởng phát triển của cây cà chua.
* Ẩm độ: Vào giai đoạn đậu quả và phát triển của quả thì ẩm độ trung
bình không khí dao động từ 93 – 90% cao hơn nhiều so với yêu cầu của cây cà
chua là 45 – 60 %, điều này ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ đậu quả của cây cà chua
trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
* Lượng mưa: Lượng mưa trong cả quá trình thí nghiệm thấp, đặc biệt là
vào hai tháng II, III là lúc cây ra hoa, đậu trái, trái đang lớn nên đã ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất của cà chua.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí
nghiệm là rất không thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất
của cà chua. Mặt khác, chính điều kiện khí hậu không thuận lợi là nguyên nhân
chủ yếu gây ra bệnh sương mai phá hoại trên toàn bộ ruộng trồng cà chua thí
nghiệm khiến cho toàn bộ cây cà chua bị chết ở giai đoạn cuối.


×