Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí, hóa sinh ở người tiền tiểu đường tại thành phố Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 82 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

----------

ĐẬU ĐÌNH SANH

ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ
THAO LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI,
SINH LÝ, HOÁ SINH Ở NGƯỜI
TIỀN TIỂU ĐƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM

VINH - 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

----------

ĐẬU ĐÌNH SANH
ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO
LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, SINH LÝ, HOÁ


SINH Ở NGƯỜI
TIỀN TIỂU ĐƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ VINH

Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
Mã số:

60.42.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HOÀNG THỊ ÁI KHUÊ
VINH - 2012


3

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa đến mức
bệnh đái tháo đường. Tiền đái tháo đường cũng được biết tới như là rối loạn
đường huyết lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose. Khái niệm tiền đái tháo
đường đã được cơ quan về dịch vụ sức khỏe và con người của Mỹ (HHS) và
hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) đưa ra vào tháng 3 năm 2002 nhằm nâng
cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ngày càng lan rộng này. Cũng theo
HHS gần 41 triệu người Mỹ mắc tiền đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu cho
thấy gần 50% người mắc tiền đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
hoặc đột quỵ.
Ở Việt Nam, nhiều báo cáo gần đây cho thấy có khoảng 5% - 6% tổng
dân số. Tỷ lệ gia tăng mỗi năm là 8% - 10% và dân số Việt Nam được xếp

vào hạng có số người mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh nhất trên thế giới.
Thực ra, 65% số người mắc bệnh tiểu đường nhưng họ không nhận thức được
cho đến khi bị bệnh và khi kiểm tra ngẫu nhiên tại bệnh viện mới phát hiện ra
và 12% dân số đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường. Nguyên nhân là do đái
tháo đường hoạt động khá âm thầm, hầu hết các bệnh nhân trải qua giai đoạn
mắc bệnh mà không có triệu chứng nào. Họ thường nhập viện ở giai đoạn mà
đái tháo đường đã gây tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, biến chứng
đã nặng. Tiền đái tháo đường sẽ tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2
trong khoảng thời gian 10 năm và 50% trong số đó có nguy cơ bị mắc các
bệnh tim mạch, đột quỵ.
Tiền đái tháo đường có thể kiểm soát được và trong nhiều trường hợp
có thể đẩy lùi thông qua việc điều chỉnh lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống
và tăng cường tập luyện thể dục thể thao.
Nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe cho người tiền đái tháo đường, hạn
chế các nguy cơ phát triển thành bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:


4
“Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao lên một số chỉ tiêu hình
thái, sinh lý, hóa sinh ở người tiền tiểu đường tại thành phố Vinh”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng tiền đái tháo đường tại thành phố Vinh.
2. Xác định ảnh hưởng của một số bài tập luyện thể dục thể thao lên
một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, hóa sinh ở người tiền đái tháo đường tại
thành phố Vinh, Nghệ An.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra số lượng và tỷ lệ người bị tiền đái tháo đường tại các phường
của thành phố Vinh, Nghệ An.
- Đo các chỉ tiêu hình thái: Chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg), vòng
eo (cm), vòng mông (cm), BMI.

- Đo các chỉ tiêu sinh lý: TS Tim (lần/phút), HATT, HATTR (mmHg),
TS thở (lần/phút), TGNT tối đa (phút), dung tích sống (l), Chỉ số thể năng.
- Xác định các chỉ tiêu Hoá sinh: Hàm lượng gluose lúc đói và sau
NPDN, hàm lượng triglycerid, cholesterol, HDL-C, LDL-C.
- Tổ chức thực nghiệm:
+ Nhóm thực nghiệm tập luyện yoga trong thời gian 3 tháng. Tổ chức
thực nghiệm theo chương trình Hatha yoga 3 buổi/tuần.
+ Nhóm thực nghiệm tập luyện bằng đi bộ 4 buổi/tuần trong thời gian 3
tháng.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI NIỆM, TRIỆU CHỨNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ, BIẾN
CHỨNG CỦA TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Khái niệm
Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao
đến mức bị đái tháo đường. Tiền đái tháo đường cũng được biết tới với cái
tên rối loạn đường huyết lúc đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT).
Khái niệm tiền đái tháo đường đã được Cơ quan về dịch vụ Sức khỏe và con
người của Mỹ (HHS) và Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) đưa ra vào
tháng 3 năm 2002 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ngày
càng lan rộng này.
1.1.2. Các triệu chứng
Thông thường, tiền tiểu đường không có dấu hiệu hoặc có triệu chứng
sau: Một số vùng da ở cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối, khớp ngón tay bị tối màu,
tên y học được gọi là triệu chứng acanthosis nigricans.
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường loại 2 làm
tăng nguy cơ tiền tiểu đường, bao gồm:
- Thừa cân là một yếu tố nguy cơ chính cho tiền tiểu đường. Các mô
mỡ ở các vị trí như vùng bụng và mạc treo càng nhiều càng làm tăng sự
kháng insulin.
- Ít hoạt động: càng ít hoạt động càng có nguy cơ mắc tiền đái tháo
đường. Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng và tăng sử dụng glucose
tạo nên năng lượng và tăng nhạy cảm của thụ thể insulin ở màng tế bào.


6
- Tuổi tác: Tuổi càng cao càng tăng nguy cơ tiền đái tháo đường, đặc
biệt là sau 45 tuổi.
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ tiền tiểu đường sẽ tăng lên nếu cha mẹ
hoặc anh, chị, em ruột mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Chủng tộc: Mặc dù đây là lý do không rõ ràng, khả năng mắc tiền tiểu
đường liên quan đến chủng tộc. Theo một nghiên cứu của Mỹ cho thấy,
những người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người Mỹ
gốc Á và các đảo Thái Bình Dương - có nhiều khả năng để phát triển tiền tiểu
đường.
- Tiểu đường thai nghén: Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ bị tiền
đái tháo đường thì nguy cơ phát triển thành đái tháo đường sẽ gia tăng. Hoặc
nếu thai phụ sinh con từ 4,1 kg trở lên, càng có nguy cơ đái tháo đường.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Đối với phụ nữ, có hội chứng buồng
trứng đa nang - một tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt
không đều và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Ngủ quá ít hoặc quá nhiều: Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy có
mỗi liên quan giữa thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều với tăng nguy cơ kháng
insulin. Nghiên cứu cho thấy thường xuyên ngủ ít hơn sáu giờ hoặc hơn chín
giờ một đêm có thể tăng nguy cơ tiền đái tháo đường hoăc đái tháo đường

type 2.
- Có mức cholesterol máu cao và lipoprotein mật độ cao (HDL)
cholesterol dưới 35 mg /dL (0,9 mmol /L) hoặc mức độ chất béo trung tính
(triglycerid) trên 250 mg /dL (2,83 mmol /L).
- Cao huyết áp và béo bụng sẽ có hàm lượng glucose máu cao và mức
độ phát triển thành tiền đái tháo đường và đái tháo đường sẽ cao.
Cao huyết áp, đường huyết cao, mỡ máu bất thường cùng xuất hiện và
cùng với thừa cân, béo phì, sẽ tăng sức đề kháng với insulin. Điều này thường
được gọi là Hội chứng rối loạn chuyển hóa.


7
1.1.4. Nguyên nhân
Để hiểu về tiền đái tháo đường, đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu về quá
trính xử lý glucose trong cơ thể.
Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu cho tế bào tạo nên cơ và các mô
khác, glucose sinh ra từ 2 nguồn chính: từ thức ăn ăn vào và từ gan. Sau khi
ăn, đường sẽ được hấp thu vào máu và vào tế bào với sự trợ giúp của Insulin
được tiết ra từ tuyến tụy.
Sau khi ăn, tuyến tụy sẽ tiết insulin vào máu, nó hoạt động như chìa
khóa mở cửa để glucose vào trong tế bào, nhờ vậy mà glucose trong máu sẽ
hạ thấp xuống. Khi đường huyết hạ xuống nó cũng sẽ làm giảm tiết insulin từ
tế bào tuyến tụy.
Gan hoạt động như là kho dự trữ và sản xuất glucose. Khi nhịn đói, gan
sẽ phóng thích glucose vào máu nhằm duy trì mức đường huyết trong giới hạn
bình thường.
Khi bị Tiền Đái tháo đường, quá trình này hoạt động không bình
thường. Thay vì phải vào trong tế bào, đường (glucose) sẽ tăng cao trong
máu. Điều này sảy ra khi tuyến tụy không tiết đủ Insulin hay tế bào trở nên
không đáp ứng với hoạt động của Insulin. Chính xác tại sao điều này sảy ra

thì không chắc chắn nhưng quá nhiều mỡ - đặc biệt mỡ vùng bụng và ít hoạt
động là những yếu tố quan trọng.
Nguyên nhân chính xác của bệnh tiền tiểu đường chưa được biết, mặc
dù các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số gen có liên quan đến đề kháng
insulin. Chất béo dư thừa - đặc biệt là mỡ bụng và ít vận động cũng dường
như là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của tiền tiểu đường.
- Giảm nhạy cảm của thụ thể insulin ở tế bào, dẫn đến mức chuyển hóa
và tiêu thụ glucose ở tế bào cơ và mô ít.
- Ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa carbohydrates. Bất kỳ thực
phẩm có chứa carbohydrates có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.


8
Trong quá trình tiêu hóa, glucose được hấp thu vào máu đến gan và tế
bào để chuyển hóa thành glycogen với sự giúp đỡ của insulin sau đó được
hấp thụ vào các tế bào của cơ thể để cung cấp cho họ năng lượng.
- Tuyến tụy sản xuất không đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể trở
nên đề kháng với tác động của insulin hoặc cả hai.
1.1.5. Các biến chứng
Tiến triển thành bệnh đái tháo đường loại 2 là hậu quả nghiêm trọng
nhất của tiền đái tháo đường nếu không được điều trị.
Biến chứng bệnh ĐTĐ loại 2 bao gồm: Cao huyết áp, cholesterol cao,
bệnh tim, đột quỵ, suy thận, tổn thương võng mạc, hoại tử chi.
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra nhận định, những người bị tiền đái tháo
đường phải đối mặt với khoảng 25% cơ hội lớn hơn của việc có một cơn đột
quỵ bất kể của bất kỳ yếu tố nguy cơ tim mạch, theo một nghiên cứu mới đây
với quy mô lớn đã đưa ra mối liên quan giữa tiền đái tháo đường và nguy cơ
đột quỵ trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay, các yếu tố bao gồm tăng
huyết áp và béo phì thực sự có liên quan đến tiền đái tháo đường và đái tháo
đường. Một tổng kết số liệu từ 15 nghiên cứu khác nhau trên 700.000 bệnh

nhân đái tháo đường chia thành ba nhóm, nhóm 1 gồm những người có mức
độ đường trong máu lúc đói từ 6,1- 6,9 mmol /l, nhóm 2 gồm những người có
mức độ dung nạp glucose hoặc đường huyết lúc đói suy giảm, nhóm 3 là
những người có mức glucose bình thường. Kết quả cho thấy, những người bị
tiền đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ tăng 21% so với những người có hàm
lượng glucose mức sinh lý trong máu. Nhóm suy giảm đường huyết lúc
đói phải đối mặt với nguy cơ cao nhất, với mức tăng 26%. Bruce Ovbiagele,
từ Đại học California trung tâm y tế, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho
biết: "Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài chúng tôi là là những người bị tiền đái
tháo đường cần phải nhận thức họ đang có nguy cơ tăng đột quỵ ".
1.1.6. Các xét nghiệm chẩn đoán


9
Các thử nghiệm được sử dụng để chẩn đoán tiền tiểu đường: Năm
2009, Ủy ban Quốc tế gồm các chuyên gia từ Hiệp hội Đái tháo đường của
Mỹ, Hiệp hội Đái tháo đường châu Âu chuyên nghiên cứu bệnh đái tháo
đường đã quy định các chỉ số để đánh giá tiền đái tháo đường như sau:
Thử nghiệm HbA1C (Glycated hemoglobin (HbA1C) test): Xét
nghiệm máu này đánh giá đường huyết trung bình của bệnh nhân trong 2-3
tháng trước. Bằng cách đo phần trăm glucose gắn vào hemoglobin - một
protein mang oxy trong hồng cầu. Khi đường huyết tăng cao trong máu,
nhiều hemoglobin sẽ gắn với đường nhiều hơn.
Nếu HbA1C > 6.5% trên 2 mẫu xét nghiệm riêng biệt chứng tỏ bệnh
nhân bị đai tháo đường. Kết quả giữa 6 và 6.5 % có thể bệnh nhân bị tiền-đái
tháo đường, nguy cơ cao bị Đái tháo đường.
Nếu phòng xét nghiệm không thử được HbA1C hay trong một số tình
huống xét nghiệm HbA1C sẽ không chính xác như thai kỳ hay hemoglobin
có dạng không bình thường. Bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác để chẩn
đoán đái tháo đường.

Xét nghiệm đường huyết đói (Fasting Plasma Glucose Test- FPG):
Xét nghiệm đường huyết đói thường được chỉ định để chẩn đoán tiền
đái tháo đường và đái tháo đường. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể bỏ sót
một số trường hợp đái tháo đường hay tiền đái tháo đường mà test dung nạp
glucose có thể phát hiện được.
Xét nghiệm đường huyết đói được làm vào buổi sáng. Bệnh nhân được
yêu cầu nhịn đói ít nhất 8 giờ, như vậy, bệnh nhân chỉ cần không ăn khuya là
sáng sớm có thể thực hiện xét nghiệm được.
Kết quả: nếu đường huyết đói từ 100 tới 125 (mg/dL) chẩn đoán tiền
đái tháo đường: gọi là rối loạn đường huyết đói (IFG). Bệnh nhân rối loạn
đường huyết đói tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2. Đường huyết bệnh


10
nhân ≥ 126 mg/dL , chẩn đoán đái tháo đường, trường hợp này nên lặp lại xét
nghiệm 2 lần để xác định.
Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Kết quả đường huyết (mg/dL)
Chẩn đoán
≤ 99
Bình thường
Tiền đái tháo đường
100 tới 125
(Rối loạn đường huyết đói)
≥ 126
Đái tháo đường
Nếu bệnh nhân không có triệu chứng điển hình của tăng đường huyết
nặng thì lập lại xét nghiệm vào ngày khác để xác định chẩn đoán.
Xét nghiệm đường huyết đói để chẩn đoán đái tháo đường phải thực
hiện bằng máu tĩnh mạch, không được thực hiện bằng máu mao mạch.

Test dung nạp Glucose (Oral glucose tolerance test - OGTT):
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng Test dung nạp glucose nhạy hơn so
với xét nghiệm đường huyết đói trong việc chẩn đoán tiền đái tháo đường
nhưng ít tiện lợi cho bệnh nhân hơn.
- Test dung nạp glucose đòi hỏi bệnh nhân nhịn đói hơn 8 giờ trước khi
thực hiện test.
- Bệnh nhân ăn uống không giới hạn lượng carbohydrate 3 ngày trước
ngày làm test.
- Không uống cafe, không hút thuốc,... trước khi thực hiện test.
- Đường huyết được đo ngay trước và ở thời điểm 2 giờ sau khi uống
dung dịch 75 grams glucose được hòa tan trong nước.
- Dung dịch glucose có thể làm bệnh nhân buồn nôn và nôn.
Nếu đường huyết sau 2 giờ uống dung dịch glucose giữa 140 và 199
mg/dL: bệnh nhân có tình trạng rối loạn dung nạp glucose – Một dạng tiền đái
tháo đường, có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 sau này.
Đường huyết sau 2 giờ ≥ 200 mg/dL, chẩn đoán đái tháo đường. Xác
định bằng cách lập lại vào ngày khác.


11
Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Kết quả đường huyết (mg/dL)
Chẩn đoán
< 139
Bình thường
Tiền Đái tháo đường
140 tới 199
(Rối loạn đường huyết đói
≥ 200
Đái tháo đường

Xét nghiệm phải được lập lại vào ngày khác để xác định chẩn đoán.
1.1.7. Phương pháp điều trị
Hướng dẫn từ American College of Hormon đề nghị như sau để điều
trị bệnh tiền tiểu đường:
Ăn uống lành mạnh. Chọn thực phẩm ít chất béo và calo và nhiều chất
xơ. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc.
Hoạt động thể chất. Mỗi ngày tập thể dục 30 đến 60 phút ở cường độ
vừa phải và ít nhất năm ngày một tuần. Bài tập có thể lựa chọn như đi bộ,
yoga, đi xe đạp, bơi.
Giảm cân. Nếu đang thừa cân, chỉ cần giảm 5 đến 10% trọng lượng cơ
thể là có thể làm giảm nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2.
Để giảm trọng lượng cần có sự kết hợp giữa việc ăn uống hợp lý và vận động
tập luyện.
Dùng thuốc khi cần thiết. Một số phương thuốc điều trị, bao gồm: beta
glucans, mướp đắng, rượu quế, nhân sâm,… được cho là có khả năng điều trị
hay phòng ngừa đái tháo đường type 2, tuy nhiên không có bất cứ bằng chứng
nào kết luận các phương thuốc trên hiệu quả.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1. Thực trạng tiền đái tháo đường trên thế giới
Theo Cơ quan về dịch vụ Sức khỏe và con người của Mỹ (HHS) cho
hiết có khoảng gần 60 triệu người Mỹ mắc tiền đái tháo đường. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng hầu hết những người có đường huyết nằm trong ngưỡng
tiền đái tháo đường đều tiến triển lên đái tháo đường type 2 trong vòng 10


12
năm; nghiên cứu cũng cho thấy 50% người mắc tiền đái tháo đường có nguy
cơ bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Tiền đái tháo đường có thể kiểm soát
được và trong nhiều trường hợp có thể đẩy lùi được thông qua việc điều chỉnh
lối sống. Tình trạng tiền tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu cao

hơn bình thường, nhưng nó chưa đủ cao để được phân loại như bệnh tiểu
đường loại 2. Tuy nhiên, không can thiệp, tiền tiểu đường có khả năng trở
thành bệnh tiểu đường type 2 trong vòng 10 năm hoặc ít hơn. Và, nếu bạn có
tiền tiểu đường, thiệt hại lâu dài của bệnh tiểu đường - đặc biệt là tim và hệ
thống tuần hoàn - có thể đã được bắt đầu.
Như vậy, 1/3 người Mỹ mắc tiền đái tháo đường, và 1/3 số người này
sẽ chuyển thành đái tháo đường thực sự trong vòng 10 năm.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết những người có đường huyết
nằm trong ngưỡng tiền ĐTĐ đều tiến triển lên ĐTĐ týp 2 trong vòng 10 năm;
nghiên cứu cũng cho thấy, 50% người mắc tiền ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh tim
mạch hoặc đột quỵ. Tiền ĐTĐ có thể kiểm soát được và trong nhiều trường
hợp có thể đẩy lùi được thông qua việc điều chỉnh lối sống. Nghiên cứu gần
đây cho thấy một số bộ phận cơ thể đã bị tổn thương, đặc biệt là tim và hệ
tuần hoàn trong thời gian bị tiền ĐTĐ.
Theo Cowie CC, Rust KF, Ford ES, Eberhardt MS, Byrd-Holt DD, Li
C, et al [14], sự phổ biến toàn cầu của bệnh tiểu đường loại 2 đã thể hiện một
xu hướng tăng trưởng nhanh chóng trong vài thập kỷ qua. Theo số liệu thống
kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF). Tin tức từ International
Diabetes Federation hai cá nhân mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới mỗi
10 giây, và hai cá nhân chết vì các triệu chứng liên quan đến bệnh đái tháo
đường trên toàn thế giới mỗi 10 giây.
Bệnh đái tháo đường đã trở thành một vấn đề y tế công cộng rất nghiêm
trọng tăng thêm gánh nặng kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Châu Á là khu
vực đông dân cư nhất trên thế giới và hơn 56% dân số thế giới sống ở lục


13
địa [2]. Châu Á ảnh hưởng nặng nhất với bệnh tiểu đường và hiệu quả việc
kiểm soát bệnh đái tháo đường ở châu Á có thể có một tác động quan trọng
trên toàn cầu để đáp ứng căng thẳng liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Trong bối cảnh của sự gia tăng chung của các bệnh nhân tiểu đường
trên toàn thế giới, một sự tăng trưởng nhanh hơn được nhìn thấy trong khu
vực châu Á. IDF ước tính cho năm 2010 chỉ ra rằng sáu nước châu Á trong
top 10 quốc gia trên toàn thế giới về tỷ lệ của bệnh tiểu đường United Arab
Emirates (18,7%), Ả-rập Xê-út (16,8%), Bahrain (15,4%) Kuwait (14,6%),
Oman (13,4%) và Malaysia (11,6%). Năm quốc gia hàng đầu châu Á chi phí
cho chữa đái tháo đường nhiều nhất là: Ấn Độ (50,8 triệu USD), Trung Quốc
(43,2 triệu USD), Pakistan (7,1 triệu USD), Nhật Bản (7,1 triệu USD) và Inđô-nê-xi-a (7 triệu), trong đó Bangladesh được dự kiến sẽ thay thế Nhật Bản
vào năm 2030.
Theo nghiên cứu Yang W, Lu J, Weng J, Jia W, Ji L, Xiao J, et al
(2010) [24] cho thấy: Tại Trung Quốc, ở tuổi 20 trở lên, tỉ lệ tiền đái tháo
đường chiểm 17,7-25,5% và tỉ lệ đái tháo đường chiếm 9,7 - 15,5%. Ước tính
có 92,4 triệu người lớn ở tuổi 20 trở lên và 148,2 triệu người lớn sẽ có tiền đái
tháo đường.
Nghiên cứu trên cũng cho thấy, sự phổ biến của bệnh đái tháo đường tại
Trung Quốc có các đặc điểm sau: (i) Tăng lên với tuổi tác, (ii) Nam giới có tỷ
lệ cao hơn so với nữ giới, trong số những người lớn tuổi 20-60 năm,(iii) tỷ lệ
cao hơn đáng kể giữa các đô thị cư dân hơn giữa những người dân nông thôn,
(iv) Có sự tương quan giữa béo phì, thừa cân, học vấn thấp, giáo dục với tỉ lệ
mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường .
Nghiên cứu của Song KH, Nam-Goomg IS, Han SM, Kim SM, Lee EJ,
Lee YS, et al (2007) [22] cho thấy, ở vùng nông dân tại Hàn Quốc năm 1997,
tỉ lệ đái tháo đường là 6,9%, tiền đái tháo đường 21,9%, năm 2003 tỉ lệ đái
tháo đường 11,7% và tiền đái tháo đường 38,8% vào năm 2003 .


14
Sáu cuộc điều tra được tiến hành từ năm 1991 và 2004 trong khu vực
Okinawa của Nhật Bản cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng từ 4,7% năm
1991 đến 8,4% vào năm 2004. Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nam

cao hơn nữ và cho thấy một mối tương quan tích cực giữa tỉ lệ đái tháo đường
và người thường xuyên đi bằng xe ô tô [23] .
Sự phổ biến của bệnh tiểu đường ở Hồng Kông và Đài Loan, phát triển
kinh tế nhanh chóng bắt đầu cách đây hơn một thập kỷ, cao hơn đáng kể hơn
so với trong đất liền của Trung Quốc 1985-1994 giai đoạn 19952003 [25]. Do đó, đô thị hóa, những thay đổi trong môi trường và lối sống có
ảnh hưởng rất quan trọng về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.
Lão hóa dân số làm gia tăng tỉ lệ tiền đái tháo đường và đái tháo
đường. Tại Singapore, tỉ lệ người cao tuổi tăng nhanh thế giới trong những
năm gần đây. Tỷ lệ bệnh tiểu đường ở độ tuổi [17]. Qiao et al [12] tóm tắt từ
11 nghiên cứu của 4 quốc gia mà tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Trung Quốc và
Nhật Bản tăng với tuổi tác, và trong số người ở độ tuổi 70-89 có tỉ lệ đái tháo
đường cao nhất.
Sự gia tăng nhanh chóng của nền kinh tế và dân số lớn ở châu Á dẫn
đến một sự gia tăng rất lớn ở bệnh nhân tiểu đường. Phải đối mặt với những
thách thức, cả nước cần hành động ngay lập tức can thiệp bệnh tiểu đường ở
những người có nguy cơ cao hiệu quả, ngăn chặn sự tăng trưởng của tỷ lệ mắc
bệnh tiểu đường, có nhiều yếu tố kiểm soát biến chứng lâu dài ở những bệnh
nhân tiểu đường và giảm thiểu thiệt hại đối với sức khỏe gây ra các biến
chứng mạn tính của bệnh tiểu đường.
1.2.2. Thực trạng tiền đái tháo đường tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên
những số liệu về bệnh tiền ĐTĐ mới chỉ giới hạn ở một số thành phố lớn,


15
những số liệu về tiền ĐTĐ thai kỳ cũng như các yếu tố nguy cơ của bệnh tiền
ĐTĐ còn rất hạn chế.
Việt Nam hiện là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo
đường (ĐTĐ) nhanh nhất thế giới (từ 8 đến 10%/năm). Theo báo cáo mới

nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khoảng 4% dân số nước ta bị ĐTĐ
và tỷ lệ người tiền ĐTĐ chiếm gần 10% tổng số dân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
ngày càng gia tăng một phần là do lối sống với chế độ dinh dưỡng chưa hợp
lý và nhận thức cộng đồng về phòng, chống bệnh còn hạn chế. Bệnh ĐTĐ
thường dẫn đến các biến chứng như mù lòa, suy thận... Những người ở lứa
tuổi từ 40 đến 50 khi mắc bệnh, nhất là ĐTĐ tuýp 2 sẽ mất đi trung bình
khoảng mười năm sống. Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần nâng cao sự hiểu
biết về phòng, chống bệnh ĐTĐ, nhất là những người tiền ĐTĐ, từ đó thay
đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp.
Nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương trên phạm vi toàn quốc
năm 2001 thì tỷ lệ ĐTĐ tại 4 tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam (Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) trong lứa tuổi 30-64 là 4,0%, tỷ lệ rối
loạn dung nạp glucose là 5,1%. Tỷ lệ đối tượng điều tra có các yếu tố nguy cơ
của bệnh ĐTĐ là 38,5%. Cũng qua số liệu điều tra, số bệnh nhân ĐTĐ không
được chẩn đoán là 44%.
Điều tra toàn quốc năm 2002, tỷ lệ bệnh lứa tuổi 30-64 của Việt Nam là
2,7%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,3%, riêng khu vực thành thị và khu
công nghiệp tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 4,4%.Tỷ lệ bệnh nhân chưa được chẩn đoán
bệnh là 64,6%. Tại Cao Bằng (2004), tỷ lệ ĐTD là 6,8%. Tỷ lệ rối loạn đường
huyết lúc đói và sau làm nghiệm pháp là 30,2%.
Theo Vũ Quang Huy - phó trưởng bộ môn xét nghiệm, Đại học Y dược
TP.HCM - đã báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học khảo sát tình
hình mắc đái tháo đường, rối loạn tăng lipid máu có nguy cơ tim mạch và đề


16
tài khảo sát tình hình nhiễm virút viêm gan B, chỉ số men gan. Kết quả cho
thấy tỉ lệ người mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường là 7,2% trên
54.390 người được khảo sát đường huyết. Số ca mắc này tăng theo độ tuổi với

tỉ lệ 1,7% cho nhóm dưới 45 tuổi, 19,1% ở nhóm 45-65 và 33,3% ở người
trên 65 tuổi. Đặc biệt, trong lần khảo sát này, tỉ lệ nam mắc đái tháo đường và
tiền đái tháo đường chiếm đến 10,6%, cao hơn ở nữ chỉ 5,1%. Ngoài ra, kết
quả hiện nhiễm viêm gan B (HBsAg dương tính) trên 29.801 người được
khảo sát là 9% (nam chiếm 11,3%, nữ 6,7%).
Cả hai đề tài được thực hiện từ tháng 11-2011 đến tháng 6-2012 trên bộ
phận dân cư làm việc trong khối hành chính tại TP.HCM.
Theo nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng, tại huyện cầu ngang, tỉnh Trà
Vinh ở độ tuổi 45 trở đi có tỉ lệ tiền đái tháo đường là 19,3% (17,8%21,00%), tỷ lệ đái tháo đường là 9,5% (8,4% - 10,8%) [8]. Tác giả cũng chỉ ra
các yếu tố liên quan đền tiền đái tháo đường và đái tháo đường trong nghiên
cứu này là:
- Các yếu tố nhân khẩu, gia đình và môi trường có liên quan là: tuổi
càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng tăng, giới nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam,
dân tộc Khmer có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn dân tộc Kinh, nhóm đối tượng có
người thân cùng huyết thống mắc bệnh tiền ĐTĐ - ĐTĐ có khả năng mắc
bệnh này nhiều hơn 2,04 lần nhóm không có.
- Hiểu biết về tiền đái tháo đường - đái tháo đường: Nhóm có mức hiểu
biết kém về tiền ĐTĐ - ĐTĐ có khả năng mắc bệnh cao hơn nhóm có hiểu
biết tốt.
- Hành vi sức khỏe: Nhóm đối tượng có các thói quen uống nhiều rượu
bia, ăn uống nhiều đường, ăn nhiều mỡ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhóm
không có các thói quen đó.


17
- Một số chỉ số sức khỏe trung gian: Nhóm đối tượng tăng huyết áp,
béo phì dạng nam, thừa cân - béo phì, tăng mỡ nội tạng, tăng mỡ cơ thể có tỷ
lệ mắc bệnh cao hơn nhóm không có.
Tình trạng tiền tiểu đường có thể là một cơ hội để bạn cải thiện sức
khỏe, vì sự tiến triển từ tiền tiểu đường bệnh tiểu đường loại 2 không phải là

không thể tránh khỏi. Với những thay đổi lối sống lành mạnh như ăn thức ăn
lành mạnh, bao gồm cả hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày và duy
trì một trọng lượng khỏe mạnh – người tiền đái tháo đường có thể điều chỉnh
lượng đường trong máu về mức bình thường.
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC
THỂ THAO LÊN CÁC CHỈ TIÊU SINH HỌC
1.3.1. Tác dụng của đi bộ sức khỏe
1.3.1.1. Đi bộ sức khỏe
Đi bộ sức khỏe là bài tập có chu kỳ, cường độ trung bình, có tác dụng
tăng cường sức khỏe, phòng và chữa bệnh. Đi bộ là hình thức tập luyện phù
hợp với mọi người, dễ dàng xác định được lượng vận động theo tốc độ và
quãng đường đi. Đi bộ có sự tiêu hao năng lượng ít hơn so với chạy chậm.
Nguồn năng lượng cung cấp cho đi bộ chủ yếu từ con đường ưa khí, từ các cơ
chất mang năng lượng như đường và mỡ. Chính vì vậy mà đi bộ sức khỏe là
phương pháp hữu hiệu giảm cholesterol máu, giảm béo, tăng cường sức khỏe.
Dựa vào tốc độ và tần số bước, chia bài tập đi bộ thành 2 loại:
 Đi bộ chậm
Đi bộ chậm là hình thức tập luyện phù hợp với sức khỏe của những
người có bệnh lý, với bài tập khoảng 70-90 bước/phút. Đây là loại hình tập
luyện có tính an toàn cao. Nhiều nghiên cứu nhận định rằng, đi bộ chậm có
tác dụng phòng bệnh khớp, nhất thoái hoá khớp gối. Các nhà nghiên cứu tại
Đại học Colorado tại Boulder đã đưa ra nhận xét, đi bộ chậm có tác dụng
giảm nguy cơ các bệnh về khớp, bởi khi đi bộ chậm, lực tác động đã làm cho


18
dịch khớp được luân chuyển, bao hoạt dịch tăng cường bài tiết chất bôi trơn,
làm cho khớp được linh hoạt hơn, tránh được các tổn thương khớp. Đi bộ
chậm đốt cháy calo nhiều hơn đi bộ nhanh, do đó có tác dụng giảm cân, giảm
mỡ máu, vừa có tác dụng đề phòng tổn thương khớp do trọng lượng cơ thể đè

nén lên khớp. Thông qua việc kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế
bào đối với insulin, đi bộ là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như
điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Ngoài ra, đi bộ chậm còn tăng cường sự lưu thông khí huyết, giúp bắp
thịt săn chắc, kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon, ngủ sâu như đi bộ nhanh .
Tiến sĩ Caroline Richardson, M.D., người chủ trì cuộc nghiên cứu đã
đặc biệt nhấn mạnh “Đối với nguy cơ dẫn đến tử vong do tim mạch, mọi
người đều được hưởng lợi từ việc đi bộ. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất, sự giảm
bớt lớn nhất, là ở những người đang có nguy cơ cao.”
Một báo cáo được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên lần thứ 95
của Hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ ngày 29.3.2004 cũng cho thấy thực
hành đi bộ có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột già và
ung thư tử cung. Nghiên cứu được công bố tại hội nghị đã cho thấy tỷ lệ sống
còn của những người bị ung thư này đã tăng đến 54% nếu đi bộ từ 30 đến 60
phút mỗi ngày. Những nhà khoa học cho rằng đi bộ đã làm gia tăng các loại tế
bào bạch cầu và những loại kháng thể chống lại sự xâm nhập hoặc phát triển
cúa các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
 Đi bộ nhanh
Trong các loại hình TDTT củng cố và tăng cường sức khoẻ thì đi bộ
nhanh (120 – 140 bước/phút) có vị trí quan trọng và có tính đại chúng cao,
đặc biệt là ở những người cao tuổi. Đi bộ nhanh là loại hình tập luyện có tính
an toàn cao, không đòi hỏi chi phí, đơn giản và dễ tập. Đi bộ nhanh có ảnh
hưởng tốt lên toàn bộ cơ thể, đây còn là phương pháp hữu hiệu giảm cân,
chữa béo phì và xơ vữa thành mạch. Tuy nhiên, ở những người thừa cân, béo


19
phì bị thoái hoá khớp cần thận trọng khi lựa chọn bài tập này. Đi bộ nhanh là
một hình thức cực kỳ đơn giản và dễ dàng tập luyện thể chất rất có lợi trong
việc duy trì sức khoẻ của người bệnh tiểu đường [18].

1.3.1.2. Các nghiên cứu về tác dụng của bài tập đi bộ sức khỏe lên glucose
máu
Theo nghiên cứu của Steward KJ, 10.000 bước mỗi ngày tương đương
90 phút hoặc 5 dặm có tác dụng giảm 25% lượng glucose máu và tăng nhạy
cảm insulin, cải thiện hemoglobin A1C mức 1,1%, cải thiện cholesterol,
triglycerides, huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim. Giảm chi phí y tế của họ
với hơn 1200$ / năm.
Các chương trình phòng chống bệnh tiểu đường phát hiện ra rằng đi bộ
150 phút một tuần sẽ mất 7% mỡ trên cơ thể và có thể làm giảm nguy cơ phát
triển bệnh tiểu đường loại 2 bằng một con số đáng kể, thực tế 58%. Những
người đàn ông đi bộ nhiều hơn 2 dặm mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn 50 %
của việc có một cơn đau tim, và theo Điều dưỡng y học, những phụ nữ đi bộ
hơn 150 phút mỗi tuần có nguy cơ thấp hơn 35% của việc có một đau tim.
Đối với cá nhân thừa cân hoặc béo phì, những người có thể chất không
hoạt động, đi bộ nhanh có thể là đơn thuốc tập thể dục tốt nhất cho đổ kg dư
thừa và giảm nguy cơ của hội chứng chuyển hóa và tiền tiểu đường.
Dữ liệu từ một phân tích mới cho thấy một nguy cơ ở tuổi trung niên cơ
thể không hoạt động dân số, tập thể dục cường độ vừa phải trong trường hợp
không có thay đổi chế độ ăn uống giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tiền tiểu
đường và hội chứng chuyển hóa.
Điều tra viên cao cấp Tiến sĩ William Kraus (Trung tâm y tế Đại học
Duke, Durham, NC) nói rằng: "Những kết quả này cho rất nhiều sự tin tưởng
đến thực tế rằng các cá nhân không nhất thiết phải đi ra ngoài và làm rất nhiều
bài tập chuyên sâu để nhận được lợi ích sức khỏe ".


20
Kraus cho biết mục đích của nghiên cứu là để xác định ảnh hưởng của
các chương trình tập luyện khác nhau về hội chứng chuyển hóa. Nghiên cứu
bài tập trước đã xem xét những ảnh hưởng của tập thể dục vào các thành phần

khác nhau của hội chứng tăng vòng bụng, thấp lipoprotein mật độ cao (HDL)
cholesterol, tăng nồng độ chất béo trung tính, tăng huyết áp, suy giảm đường
huyết lúc đói - nhưng rất ít nghiên cứu đã xem xét làm thế nào tập thể dục ảnh
hưởng đến hội chứng chuyển hóa như một toàn thể.
Trong phân tích này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 171
người đàn ông và phụ nữ có dữ liệu đào tạo hoàn chỉnh trước và sau cho tất cả
năm tiêu chí hội chứng chuyển hóa. Tất cả các đối tượng bị thừa cân nhẹ
người lớn béo phì ít vận động - chỉ số khối cơ thể (BMI) 25 đến 35 kg/m2 không có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường, hoặc tăng huyết áp.
Một kế hoạch tập thể dục bệnh tiểu đường nên liên quan đến một sự kết
hợp các bài tập ưa khí như đi bộ và đào tạo sức mạnh . Những lợi ích của đi
bộ bao gồm:
-

Làm giảm mức độ glucose trong máu.
Cải thiện khả năng của cơ thể sử dụng insulin.
Giảm nguy cơ bệnh tim hay đột quỵ.
Nâng cao mức độ cholesterol tốt, trong khi làm giảm mức độ

cholesterol xấu.
- Giảm mức độ căng thẳng.
- Tăng cường cơ bắp và xương.
Cũng lưu ý rằng có đi bộ và sau đó có đang đi thực sự chọn tốc độ.
Bằng cách đi bộ tại một tốc độ nhanh, bạn có thể làm tăng nhịp tim của bạn,
cung cấp cho tim và phổi của bạn một tập luyện tốt hơn. Đi bộ nhanh cũng
đốt cháy nhiều calo hơn.
Đã có các nghiên cứu chứng minh rằng sự phát triển đến bệnh tiểu
đường type 2 có thể bị trì hoãn hay ngay cả ngăn ngừa vĩnh viễn nếu việc
chữa trị được tiến hành ngay từ khi bị tiền tiểu đường. Hai biện pháp điều trị
chính yếu của tiền tiểu đường là giảm cân và tăng cường vận động thể lực.



21
Chỉ cần giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì đã đủ để ổn định được lượng
glucose trong máu cùng với một chương trình tập thể dục trung bình trong 30
phút 3 – 4 lần một tuần. Với các chữa trị này của tiền tiểu đường thì đồng thời
các vấn đề sức khỏe khác cũng được cải thiện: tăng huyết áp, tăng cholesterol,
và các khó chịu của khớp.
1.3.2. Tác dụng của tập luyện Yoga
1.3.2.1. Khái niệm về Yoga
Yoga là một nghệ thuật cổ xưa có nền tảng là một môn khoa học cực kỳ
tinh tế nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần. Yoga có nguồn gốc từ Ấn
Độ từ khoảng 5000 năm trước, là một trong sáu hệ thống chính của triết học
Ấn Độ. Từ yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn là yuj, có nghĩa là “hợp nhất lại”
hoặc “kết nối lại”, còn một nghĩa khác có liên quan là “đặt trọng tâm vào”
hoặc “sử dụng”. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa cá nhân và vũ
trụ paramatma chính là yoga.
Yoga là môn khoa học trị liệu có nguồn gốc từ Ấn Độ chứa đựng tinh
hoa trí tuệ nhân loại đang được nhiều nước áp dụng tập luyện để tăng cường
sức khoẻ, phòng chữa bệnh tật có hiệu quả [15].
Hatha yoga là một khoa luyện Âm Dương hợp nhất. Vần HA tiêu biểu
cho Mặt Trời là Dương. Vần THA tiêu biểu cho Mặt Trăng là Âm. Khoa học
này dùng cách hô hấp và phương pháp thể dục để thu thập sinh lực vô mình.
Có thể gọi nó là Khoa Luyện Trường Sinh. Ngày nay môn Yoga phổ biến và
thịnh hành ở các nước Tây Phương là Hatha Yoga.
Một yogi (người tập luyện yoga) muốn đạt đến đỉnh cao phải qua
ngưỡng cửa của Hatha Yoga. Hatha Yoga là nền tảng của tất cả các môn
Yoga, là cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi. Gọi Hatha Yoga
là dưỡng sinh tức là đánh thấp giá trị của nó vì trong Hatha Yoga có các môn
khác và trong các môn khác đều có Hatha Yoga. Dù ở vào pháp môn nào, các
bước căn bản mà một yogi phải theo là:



22
 Giới (Yama): Đây là một trong những phần quan trọng nhất. Một yogi
(người tập yoga) cần có những yếu tố đạo đức của một con người tốt như:
không bạo lực, chân thật, không trộm cắp, trong sáng và không ham muốn sở
hữu những gì không phải của mình. Đây là những điều cơ bản nhất trong cách
sống của một con người theo con đường tập yoga và cũng là nguyên lý về đạo
đức cho xã hội và các cá nhân nói chung.
 Luật (Niyama): Nếu yama là những tiêu chuẩn luyện tập đạo đức mang
tính xã hội bên ngoài thì Niyama là sự luyện tập hướng về cá nhân bên trong.
Nó bao gồm sự trong sạch của thân thể và tinh thần, sự nhiệt tình và hăng hái,
sự khám phá học hỏi bản thân, và sự cống hiến, niềm tin, sự suy nghĩ và hành
động cho một đấng tối cao.
 Điều thân (Asana): Đây là nhánh mà người tập yoga tiếp cận nhiều nhất.
Asana là các tư thế động tác nhằm luyện tập cho sức khoẻ mạnh mẽ, dẻo dai,
mang lại cảm giác thư thái. Theo hệ thống yoga cổ, có tới gần 840.000 động
tác asana khác nhau gắn liền với sự vận động đa dạng của toàn cơ thể con
người. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, sau hệ thống Yoga Sutra của Patanjali,
các động tác được cô đọng lại khoảng 3000 động tác mà một trong những
thầy dạy yoga nổi tiếng người Ấn Độ ngày nay B.K.S Iyengar đã có công
trình hệ thống hoá lại dựa trên giải phẫu và tập trung vào độ chính xác của
động tác.
 Điều khí (Pranayama): kiểm soát và điều hòa hơi thở sau khi thân thể đã
ngồi vững. Nên hiểu "khí" nơi đây trên cả dưỡng khí, là năng lượng vì thế chỉ
có thể dẫn dắt bằng tâm trí đến một nơi hay toàn cơ thể. Luyện khí khá phức
tạp và đa dạng. Người tập nên theo hướng dẫn của thầy, thầy sẽ đưa ra từng
cách vì lộ trình của người này tốt nhưng với người khác thì không, và cũng
tùy theo từng mục tiêu theo đuổi của mỗi cá nhân.
Thở trong yoga là thở bằng bụng hay còn gọi là thở bằng cơ hoành.

Thở có 3 động tác: thở ra, thở vào và ngưng thở, và điều khiển tùy theo vị trí,


23
thời gian và số. Về nơi chốn, chú ý quan sát hơi thở khi vào thì đến vị trí nào
trong ngực và bụng, khi ra thì đến đâu trong vũ trụ. Về thời gian, hơi thở đều
đặn theo sự dài, ngắn, nhất định. Về số, tức đếm hơi thở, theo một con số với
giới hạn nào đó. Như vậy, cho đến khi hơi thở dài và tế nhị. Cuối cùng là tâm
và cảnh hợp nhất; tâm được tập trung trên một điểm duy nhất của đối tượng,
không còn tán loạn.
Tập trung vào hơi thở và vận chuyển khí bao gồm hít vào và thở ra,
luyện tập khống chế nhịp thở. Theo quan niệm của yoga, hơi thở bao gồm
không khí bên ngoài và khí bên trong cơ thể. Prana là sự kết nối giữa cơ thể
con người (bên trong) và vũ trụ (bên ngoài).
 Điều tâm (Pratyahara): Sự khống chế các giác quan và tập trung vào bên
trong cơ thể, “đóng cửa” và tránh sự ảnh hưởng tác động của thế giới bên ngoài.
 Tập trung (Dharana): Khi cơ thể được khoẻ mạnh bởi việc luyện tập thể
dục (asana), khí thông suốt bởi hơi thở (pranayama), và các giác quan được
khống chế tập trung sẽ dẫn đến việc tập luyện nhánh thứ sáu là dharana – một
sự tập trung cao độ vào một vật thể, hoặc một thứ cụ thể. Để đạt được mức độ
này cần có một sự luyện tập lâu dài bền bỉ.
 Thiền (Dhyana): Tại nhánh này, sự tập trung đã tăng lên cao độ nhất, toàn
bộ cơ thể, hơi thở, cảm giác và tâm lý tụ lại tập trung vào vật thể hoặc một
hình ảnh nào đó.
 Định (Samadhi): Khi cơ thể đã lên đến đỉnh cao của thiền, người tập yoga
tiến đến nhánh cuối cùng – Samadhi tức là khi cơ thể và mọi giác quan đều
tiến đến sự thư giãn đến mức gần như thiếp đi, nhưng thực ra tâm trí vô cùng
tỉnh thức và biết hết mọi thứ xung quanh, lúc này, người tập yoga đã đi vào
sâu hơn chiều sâu ý thức của mình.
1.3.2.2. Cơ sở khoa học của tập luyện Yoga trong chữa trị tiền đái tháo

đường


24
- Phương pháp thở bụng trong yoga có tác dụng matxa các tạng trong ổ
bụng, làm tăng tuần hoàn máu đến tuyến tuỵ và kích thích tuỵ bài tiết Insulin
để điều tiết đường trong máu. Trong yoga, phương pháp thở bụng gồm thở 2
thì: hít vào sâu – thở ra chậm, dài. Thì thở ra chậm, dài có tác dụng kích thích
hệ phó giao cảm; sẽ kích thích tuyến tuỵ tăng tiết insulin vào máu .
- Khi thực hiện các tư thế (asana) trong yoga, các cơ và dây chằng bị
kéo căng có tác dụng tăng tuần hoàn máu đến tế bào làm tăng tăng cường độ
nhạy cảm của thụ thể insulin trên tế bào cơ, làm tăng sự dụng glucose ở cơ và
giảm glucose máu. Đồng thời nhiều tư thế (asana) khi thực hiện sẽ chèn ép ổ
bụng, làm thay đổi áp suất ổ bụng, từ đó tăng lượng máu đến các cơ quan
trong ổ bụng và tăng cường chức năng bài tiết insulin của tuyến tuỵ [15], [18].
- Các kỹ thuật thở như trong yoga như: Bhastrika Pranayama,
Kapalbhati Pranayama, Anuloma-Viloma Pranayama, Ujjayi Pranayama. Đây
là các kỹ thuật thở có thể chữa bệnh tiểu đường thông qua cơ chế làm dịu tâm
trí, làm giảm mức độ căng thẳng, giảm bài tiết glucagon của tuyến tuỵ
(hormon làm tăng đường huyết) và do đó có tác dụng điều trị bệnh tiểu
đường. Đồng thời các kiểu thở này có tác dụng làm tăng nồng độ oxy và làm
giảm nồng độ carbon dioxide trong máu, loại bỏ gốc tự do và làm chậm lão
hoá các cơ quan, trong đó có tuyến tuỵ.
- Khi thực hành thiền định trong yoga, bạn sẽ quên đi các yếu tố bên
ngoài đang làm bạn căng thẳng và làm giảm căng thẳng trí não, từ đó giúp
bạn quên đi bệnh tật. Tập trung vào tuyến tụy trong việc thực hành thiền định
đã cho thấy tác dụng tích cực đối với lượng đường trong máu do đó chữa bệnh tiểu
đường.
Ngoài tác dụng trên, yoga có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, giảm
cholesterol, giảm huyết áp, giảm adrenaline, nor-adrenalin và cortisol trong máu.



25
Yoga còn có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý sinh dục, tăng
cường sức khoẻ tình dục, nhất là đối với những người bị ĐTĐ. Hãy tập luyện
yoga hàng ngày, bạn sẽ có những phút giây khoái cảm trong tình dục [15; 13].
Yoga thường được xem là an toàn đối với người bị tiền ĐTĐ và ĐTĐ.
Tuy nhiên, một số bài tập yoga đặt ra có thể gây ra tổn thương cơ bắp, khớp
nếu tập luyện không đúng cách hoặc có thể căng thẳng cơ hoành và gây căng
thẳng thần kinh nếu thở không đúng. Do đó, người bị tiền ĐTĐ và ĐTĐ nên
tham gia khoá học Yoga cho người bị đái tháo đường và có chỉ dẫn của giáo
viên có kinh nghiệm và kiến thức cũng như hiểu rõ thực trạng sức khoẻ của
bạn, để theo dõi mọi thay đổi của cơ thể bạn trong quá trình tập luyện. Hãy
lựa chọn các bài tập yoga kéo dài 50-60 phút với các kỹ thuật thư giãn và
thiền định.
Tóm lại, cơ sở khoa học của yoga đối với giảm đường huyết là:
- Tiết glucagon được tăng cường bởi sự căng thẳng. Yoga có hiệu quả làm
giảm căng thẳng, do đó làm giảm glucagon và có thể cải thiện hoạt động của
insulin.
- Giảm trọng lượng cơ thể.
- Thư giãn cơ bắp, cải thiện nguồn cung cấp máu đến các cơ bắp có thể
làm tăng biểu hiện thụ thể insulin trên cơ gây gia tăng sự hấp thu glucose của
cơ bắp và do đó làm giảm lượng đường trong máu.
- Huyết áp lực đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của các biến
chứng tiểu đường và có liên quan, được chứng minh được hưởng lợi bởi yoga.
Tương tự cũng đúng cho tăng mức cholesterol.
- Yoga giảm adrenaline, noradrenalin và cortisol trong máu, được gọi là
hormone stress. Đây là một cơ chế có khả năng cải thiện hoạt động.
- Nhiều tư thế yoga làm căng các sản phẩm trên các tuyến tụy, đó là có
khả năng kích thích chức năng tuyến tụy.



×