Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Ảnh hưởng của môi trường khai thác đá lên một số chỉ tiêu sinh lý và tình hình sức khỏe của công nhân mỏ đá vũ kỳ, huyện yên thành, tỉnh ngệ an luận văn thạc sĩ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.33 KB, 86 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Nghiêm Xuân
Thăng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình học tập và nghiên
cứu cũng như giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh
Khoa Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Vinh
Bộ môn Sinh lý người và động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh
Lãnh đạo và tập thể công nhân Công ty TNHH Kỳ Sơn
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình và sự giúp
đỡ tận tình của bạn bè trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Thị Hằng


ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU............................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ..............................................................................vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................4
1.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài..........................................................4


1.1.1. Môi trường và các khái niệm liên quan............................................4
1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường........................................................................5
1.1.3. Khái niệm về sức khỏe và bệnh nghề nghiệp...................................7
1.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn lên con người..............................8
1.1.5. Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí..................................................9
1.2. Tình hình nghiên cứu.............................................................................15
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam................................................20
Chương 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........28
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu.........................................................28
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................28
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................28
2.2. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................29
2.3.1. Phương pháp đo một số chỉ số vi khí hậu.......................................29
2.3.2. Phương pháp đo nồng độ bụi tồn phần.........................................30
2.3.3. Phương pháp đo nồng độ khí CO2 và khí CO.................................30
2.3.4. Phương pháp đo độ ồn...................................................................30
2.3.5. Phương pháp đo một số chỉ tiêu sinh lý.........................................30
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.................................................31
2.3.7. Phương pháp điều tra phỏng vấn....................................................31


iii
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN........................................32
3.1. Kết quả nghiên cứu................................................................................32
3.1.1. Thực trạng môi trường lao động tại mỏ đá Vũ Kỳ.................................32
3.1.2. Một số chỉ tiêu hình thái của đối tượng nghiên cứu.......................36
3.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý của đối tượng nghiên cứu...........................37

3.1.4. Thực trạng sức khỏe của công nhân...............................................46
3.2. Bàn luận.................................................................................................50
3.2.1. Thực trạng môi trường lao động tại mỏ đá Vũ Kỳ................................50
3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý của đối tượng nghiên cứu...........................56
3.2.3. Thực trạng sức khỏe của công nhân...............................................63
KẾT LUẬN.......................................................................................................69
KIẾN NGHỊ......................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................72
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÍ HIỆU
Thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Chữ viết tắt
BC
ĐĐNC
ĐTNC
HSSH

HGB
HATT
HATTr

MCH

Tên thường của chữ viết tắt
Bạch cầu
Địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hằng số sinh học
Hemoglobin: Nồng độ hemoglobin trong máu
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Lao động
Mean Corpuscular Hemoglobin: Lượng huyết sắc tố
trung bình trong Hồng cầu

10
11
12
13
14
15
16
17

RBC
SX
SL

TSHH
TST
TCVSLĐ
WBC
WHO

Red Blood Cell: Số lượng Hồng cầu
Sản xuất
Số lượng
Tần số hô hấp
Tần số tim
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
White Blood Cell: Số lượng Bạch cầu
World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ số vi khí hậu và nồng độ bụi tồn phần trong thời gian LĐ...32
Bảng 3.2. Nồng độ khí CO2 trong thời gian LĐ.......................................................34
Bảng 3.3. Nồng độ khí CO trong thời gian LĐ........................................................34
Bảng 3.4. Độ ồn trong thời gian LĐ........................................................................35
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu hình thái của ĐTNC........................................................36
Bảng 3.6. Sự thay đổi TST trước, trong và sau LĐ ở nữ.........................................37
Bảng 3.7. Sự thay đổi TST trước, trong và sau LĐ ở nam.......................................37
Bảng 3.8. Sự thay đổi HATT trước, trong và sau LĐ ở nữ......................................39
Bảng 3.9. Sự thay đổi HATT trước, trong và sau LĐ ở nam ..................................39
Bảng 3.10. Sự thay đổi HATTr trước, trong và sau LĐ ở nữ...................................41
Bảng 3.11. Sự thay đổi HATTr trước, trong và sau LĐ ở nam ...............................41
Bảng 3.12. Sự thay đổi TSHH trước, trong và sau LĐ ở nữ....................................43

Bảng 3.13. Sự thay đổi TSHH trước, trong và sau LĐ ở nam.................................43
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu huyết học ở nữ..............................................................45
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu huyết học ở nam...........................................................45
Bảng 3.16. Kết quả khám và phân loại sức khỏe chung..........................................46
Bảng 3.17. Tỷ lệ một số bệnh tật liên quan đến ô nhiễm môi trường lao động do bụi
và tiếng ồn...............................................................................................................47
Bảng 3.18. Tỷ lệ bệnh tật ở công nhân theo thâm niên làm việc.............................49
Bảng 3.19. So sánh nồng độ bụi toàn phần tại ĐĐNC với các kết quả nghiên cứu
khác (đơn vị đo: mg/m3/h).......................................................................................53
Bảng 3.20. So sánh độ ồn tại ĐĐNC với các kết quả nghiên cứu khác (đơn vị đo:
dBA)........................................................................................................................ 55


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh nồng độ bụi tồn giữa các vị trí trong thời gian LĐ...............33
Biểu đồ 3.2. So sánh độ ồn giữa các vị trí trong thời gian LĐ.................................36
Biểu đồ 3.3. So sánh sự thay đổi TST trước, trong và sau LĐ giữa các nhóm tuổi ở nữ.38
Biểu đồ 3.4. So sánh sự thay đổi TST trước, trong và sau LĐ giữa các nhóm tuổi ở nam. 38
Biểu đồ 3.5. So sánh sự thay đổi HATT trước, trong và sau LĐ giữa các nhóm tuổi
ở nữ......................................................................................................................... 40
Biểu đồ 3.6. So sánh sự thay đổi HATT trước, trong và sau LĐ giữa các nhóm tuổi
ở nam....................................................................................................................... 40
Biểu đồ 3.7. So sánh sự thay đổi HATTr trước, trong và sau LĐ giữa các nhóm tuổi
ở nữ......................................................................................................................... 42
Biểu đồ 3.8. So sánh sự thay đổi HATTr trước, trong và sau LĐ giữa các nhóm tuổi
ở nam....................................................................................................................... 42
Biểu đồ 3.9. So sánh sự thay đổi TSHH trước, trong và sau LĐ giữa các nhóm tuổi
ở nữ......................................................................................................................... 44

Biểu đồ 3.10. So sánh sự thay đổi TSHH trước, trong và sau LĐ giữa các nhóm tuổi
ở nam....................................................................................................................... 44
Biểu đồ 3.11. So sánh tỷ lệ phân loại sức khỏe chung ở công nhân.........................46
Biểu đồ 3.12. So sánh tỷ lệ một số bệnh tật ở cơng nhân theo nhóm tuổi................48
Biểu đồ 3.13. So sánh tỷ lệ một số bệnh tật ở công nhân theo thâm niên làm việc......49


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường là một khái niệm rất gần gũi và quen thuộc đối với các nhà sinh
học cũng như mọi người dân khắp nơi trên thế giới. Học thuyết Paplop và học
thuyết tiến hóa của S. Đacuyn đều đã chỉ rõ: "Cơ thể là một khối thống nhất và
thống nhất với môi trường" [15].
Con người ln có mối quan hệ mật thiết với mơi trường xung quanh, bởi
con người tìm thấy ở đó những yếu tố thiết yếu nhất cho sự sống như không gian
sinh thái, nguồn thức ăn, nơi vui chơi giải trí,... Sechenov – Nhà sinh lý học vĩ đại
người Nga cũng đã nêu rõ rằng: "Cơ thể không thể tồn tại ngồi mơi trường, nếu
khơng có mơi trường xung quanh đương nhiên khơng có trao đổi chất và cũng có
nghĩa là khơng có sự sống" [18]. Như vậy, mỗi cơ thể sinh vật đều sống và hoạt
động trong môi trường xác định, ln có sự tác động qua lại giữa cơ thể và môi
trường.
Từ khi xuất hiện đến nay, con người nhờ ưu thế vượt bậc về tiến hóa đã trở
thành nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất tới mơi trường xung quanh. Những tác
động ấy có thể mang tính tích cực giúp cải tạo hoặc theo xu hướng tiêu cực gây ô
nhiễm môi trường. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các vấn đề
môi trường và ô nhiễm môi trường ngày càng được đặt ra một cách cấp thiết bởi
diễn biến phức tạp và khó lường cùng những hệ lụy mà nó gây ra với đời sống của
động thực vật nói chung và sức khỏe con người nói riêng. Bởi vậy, nghiên cứu thực
trạng mơi trường và mức độ ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên con người là

vấn đề quan tâm của nhiều nhà khoa học, lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và mọi
tầng lớp nhân dân.
Bằng khả năng lao động, con người tạo nên sự tiến bộ xã hội nhờ chuỗi hoạt
động làm thay đổi môi trường. Nhưng ngược lại, con người phải chịu sự tác động
trở lại của điều kiện môi trường lao động. Trong xã hội hiện đại, tùy theo từng
ngành nghề và hình thức lao động thì mơi trường lao động cũng có tính đặc thù
riêng. Nhưng nhìn chung, môi trường lao động đặc trưng bởi những áp lực về lượng
khí thải độc hại, bụi, tiếng ồn, sự ẩm ướt. Bên cạnh đó là cường độ lao động, thời
gian lao động hay bầu khơng khí làm việc căng thẳng,... Môi trường lao động
thường khắc nghiệt, tạo sức ép trực tiếp đến hệ thần kinh, hệ hô hấp và tim mạch.


2
Khi tác động liên tục trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng bệnh lý hay cịn gọi là
bệnh nghề nghiệp.
Đặc biệt, tại những cơ sở sản xuất công nghiệp mang tính nhỏ lẻ và thơ sơ
như khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may,… Các chế độ
dành cho người công nhân hầu như không thỏa đáng, điều kiện làm việc không đảm
bảo thì vấn đề mơi trường lao động và sức khỏe của người cơng nhân càng mang
tính bất cập. Do đó, việc cải tạo môi trường lao động để giảm tải những tác động có
hại lên các chỉ tiêu sinh lý, sức khỏe và nâng cao hiệu quả lao động của người lao
động nói chung và người cơng nhân trực tiếp nói riêng cần được khoa học và xã hội
quan tâm một cách thích đáng.
Cùng với sự phát triển của ngành cơng nghiệp xây dựng thì ngành khai thác
đá hiện nay đang được mở rộng quy mô ở nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam.
Bên cạnh mặt tích cực về giải quyết nhu cầu việc làm và đảm bảo đời sống cho
nhiều người lao động thì thực trạng cịn nhiều vấn đề đáng báo động về điều kiện
môi trường làm việc. Do đặc trưng cơng việc là loại hình lao động nặng nhọc với
cường độ lao động cao trong mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm nặng vì bụi đá và
tiếng ồn quá lớn. Lao động trong điều kiện có nhiều yếu tố bất lợi như vậy bệnh tật

dễ phát sinh, thần kinh suy nhược dẫn đến sức khỏe giảm sút và gây ảnh hưởng tới
khả năng lao động cũng như năng suất lao động. Những ảnh hưởng xấu của điều
kiện môi trường lao động không chỉ tác động đến người công nhân trong hoạt động
lao động sản xuất mà cịn gây tác hại trong suốt q trình sống của họ. Đặc biệt tại
Nghệ An, với đặc thù khí hậu chịu ảnh hưởng của gió nóng khơ Tây Nam tức Phơn
Trường Sơn và thường xuyên chịu tác động của các điều kiện tự nhiên bất lợi như
nhiệt độ cao, nóng ẩm và nóng khơ, mưa nhiều, bức xạ lớn, vi sinh vật phát triển
thuận lợi,… thì mức độ ơ nhiễm môi trường lao động tại các khu khai thác đá càng
trở nên trầm trọng.
Nhằm làm sáng tỏ thực trạng mơi trường lao động và ảnh hưởng của nó
tới người lao động. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của môi trường
khai thác đá lên một số chỉ tiêu sinh lý và tình hình sức khỏe của cơng
nhân mỏ đá Vũ Kỳ, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Đánh giá thực trạng môi trường lao động tại mỏ đá Vũ Kỳ (thơng qua
một số chỉ số vi khí hậu, nồng độ bụi, khí thải, tiếng ồn).
2.2. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường lao động tại mỏ đá Vũ Kỳ lên một
số chỉ tiêu sinh lý và tình hình sức khỏe của công nhân.
2.3. Đề xuất các vấn đề cần được quan tâm tại địa điểm nghiên cứu.


4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài
1.1.1. Môi trường và các khái niệm liên quan
Định nghĩa về môi trường cho đến nay vẫn chưa được thống nhất chung

trong khoa học sinh học, bởi xét theo những khía cạnh khác nhau, mơi trường được
hiểu theo những cách khác nhau.
Căn cứ vào luật bảo vệ mơi trường do Quốc hội khóa XI (ngày 29 tháng 11
năm 2005) thơng qua thì: “Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật” [35].
1.1.1.1. Môi trường sống
Môi trường sống là tổng các điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng tới sự sống và
sự phát triển của các cơ thể sống.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học,
sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của
từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người. Môi trường sống của con người là vũ trụ
bao la, trong đó có hệ mặt trời và trái đất. Các thành phần của mơi trường sống có
ảnh hưởng trực tiếp tới con người trên trái đất gồm sinh quyển, thủy quyển, khí
quyển và thạch quyển [24].
1.1.1.2. Mơi trường khơng khí
Mơi trường khơng khí (Khí quyển) là lớp khơng khí bao phủ xung quanh bề
mặt trái đất có khối lượng 5,2.108 kg < 0,0001 % trọng lượng trái đất.
Khí quyển có tác dụng duy trì sự sống trên trái đất, ngăn chặn tác động độc
hại của các tia tử ngoại, tia hồng ngoại hay các sóng từ. Khí quyển đóng vai trò
quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng của trái đất thơng qua q trình hấp
thụ tia tử ngoại phản xạ từ mặt trời và phản xạ tia nhiệt từ mặt đất lên. Khí quyển ở
tầng thấp có chức năng cung cấp oxy và dioxitcacbon cần thiết cho sự sống trên trái
đất, cung cấp nitơ cho quá trình cố định đạm ở thực vật và là môi trường vận
chuyển nước từ đại dương vào đất liền, tham gia vào q trình tuần hồn nước.
Thành phần khơng khí bao gồm 78,09 % thể tích khí N 2; 20,94 % thể tích khí


5
O2; 1-4 % thể tích hơi nước; 0,03 % thể tích CO2; các khí trơ khác như Xe, He, H2 [40].

1.1.1.3. Môi trường đất
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn,
là nền móng cho các cơng trình xây dựng dân dụng, cơng nghiệp và văn hóa
của con người.
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển cơng nghiệp
và hoạt động đơ thị hố như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp,
chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình qn đầu người giảm.
Khi nghiên cứu về môi trường đất chúng ta nghiên cứu trên bề mặt trái đất và
sâu vào lịng đất 60-70 km. Ngồi biển khơi chúng ta nghiên cứu đến phía dưới đáy
sâu nhất của biển 2-8 km [18], [29].
1.1.1.4. Môi trường nước
Môi trường nước bao gồm tất cả các loại nguồn nước như: nước đại dương,
sơng hồ, nước đóng băng, nước ngầm,…
1.1.1.5. Môi trường xã hội
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo nên sự
thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng
loài người [26].
1.1.1.6. Môi trường lao động
Môi trường lao động bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội mà trong đó con
người tiến hành các hoạt động lao động chân tay và trí óc của mình [22].
1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường
Trước khi tìm hiểu về ơ nhiễm mơi trường chúng ta cần biết về tiêu chuẩn
môi trường. Trong bộ môn khoa học môi trường, tiêu chuẩn môi trường được hiểu
là những chuẩn mực cần thiết đảm bảo để thành phần môi trường đó phù hợp với
đối tượng sử dụng nó. Cụ thể như đối với mơi trường nước thì tiêu chuẩn nước
phục vụ sinh hoạt khác với tiêu chuẩn nước phục vụ nơng nghiệp, tiêu chuẩn nước
sinh hoạt nói chung như tắm giặt, ăn uống,… lại khác với chất lượng nước yêu cầu
cho công nghiệp thực phẩm (nước giải khát), nước y tế,...



6
Ơ nhiễm mơi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường [18].
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc
hại. Thông thường, tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép
được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Sự ô nhiễm mơi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên như
hoạt động núi lửa, thiên tai, lũ lụt, bão,… hoặc các hoạt động do con người thực
hiện trong công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt [32].
1.1.2.1. Ơ nhiễm khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt của các chất trong khí quyển sinh ra từ hoạt
động của con người hoặc các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn và thời gian
đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khỏe hoặc lợi ích của con
người hoặc mơi trường.
 Ơ nhiễm khơng khí do bụi
Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong khơng khí
dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù.
Về mặt sinh học, bụi gây tổn hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng và dị ứng,
… Đặc biệt với kích thước nhỏ hơn 10 µm, bụi gây tổn thương cho cơ quan hô
hấp, nhất khi phổi nhiễm bụi thạch anh do hít phải khơng khí có chứa bụi bioxit
silic lâu ngày [32], [40].
1.1.2.2. Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác
nhau, được sắp xếp một cách khơng có trật tự, gây ra cảm giác khó chịu cho
người nghe, cản trở người ta làm việc và nghỉ ngơi.
Nói cách khác, tất cả các âm thanh có tác dụng kích thích quá mức,
hoặc xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ, cản trở con người hoạt động và nghỉ
ngơi đều bị coi là tiếng ồn.

Tần số của tiếng ồn cũng như tần số âm được đo bằng số lần rung động
trong một giây, đây là âm thanh cộng hưởng, đơn vị tính là hertz (Hz). Tai ta có
thể tiếp thu được âm thanh trong khoảng 16-20.000 Hz, ở mức 16 Hz tai ta đã
cảm nhận được và ở mức 20.000 Hz là ngưỡng chịu đựng cuối cùng của tai
những người bình thường. Mức nghe bình thường trong khoảng 500-5.000 Hz,


7
khả năng tách âm của tai ta giới hạn từ 0,3% đến 1 % Hz.
Về biên độ của tiếng ồn cũng là sự cộng hưởng của các biên độ hay
cường độ âm thanh cụ thể. Xuất phát từ áp lực của âm thanh lên thính giác chúng
tạo ra một năng lượng âm Egr/cm2/s, 1 Egr/cm2/s: 6,4 Bar (Bar là đơn vị đo áp
lực dễ thực hiện). Thông thường ngưỡng cảm ứng với áp lực âm thanh (tiếng
ồn) của tai ta là từ 10-9 Egr/cm2 cịn ngưỡng đau tai ta khơng chịu được là đến
10+4 Egr/cm2/s. Trên cơ sở này người ta lấy khoảng 10-9-10+4 Egr/cm2/s bao gồm
13 bậc và lấy làm đơn vị thể hiện cường độ của tiếng ồn, nó sẽ được quy định là
13 Bell. Trong thực hành vệ sinh lao động người ta còn chia nhỏ ra thành Dexibell
(dB) để dễ ứng dụng [14], [32].
1.1.3. Khái niệm về sức khỏe và bệnh nghề nghiệp
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO – World Health Organization), Sức khỏe là
trạng thái thoải mái dễ chịu toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải
chỉ bao gồm có tình trạng khơng bệnh hay thương tật. Có một sức khỏe tốt nhất là
một trong những quyền cơ bản của con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tơn giáo,
chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế – xã hội nào [70].
Sức khỏe là một đặc điểm, một nhu cầu thiết yếu đồng thời là một trong
những quyền cơ bản của con người. Mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ và nâng cao
sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Sức khỏe cũng là một tài nguyên cơ bản mà mọi
người cũng như cộng đồng đều có trách nhiệm bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý
hơn bất cứ loại tài nguyên nào khác [32].
Bệnh nghề nghiệp là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề

nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Do tác hại thường xuyên và kéo dài của
điều kiện lao động xấu.
Thơng thường, người ta hiểu bệnh nghề nghiệp mang tính chất đặc trưng
của một nghề nào đó do yếu tốc độc hại trong nghề tác động thường xuyên lên cơ
thể người lao động, gây nên những rối loạn bệnh lý cấp hoặc mạn tính. Có thể nói
bệnh nghề nghiệp là một trong các loại bệnh môi trường bao gồm cả tình trạng
cấp tính và mạn tính (nhiễm độc cấp tính do oxytcarbon, viêm phế quản mạn tính
trong mơi trường có nhiều bụi) [14].


8
1.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn lên con người
1.1.4.1. Tác hại toàn thân
Những ảnh hưởng của tiếng ồn lên cơ thể con người được đặc biệt quan tâm
bởi ngày nay ô nhiễm tiếng ồn càng trở nên nghiêm trọng do sự phát triển của
nghành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải và sự gia tăng dân số. Mức tiếng
ồn từ 50 dBA trở lên ở các khu nhà ở có thể gây ra các rối loạn một số quá trình
thần kinh ở vỏ não. Chỉ những tiếng ồn ở mức 40-45 dBA là không gây ra những
biến đổi đáng kể nào về mặt chức phận ở con người.
Tiếng ồn gây tác hại toàn thân trên cơ thể người tiếp xúc thường gặp nhất
là rối loạn sinh lý cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
tiếng ồn kích thích thần kinh trung ương dẫn đến hiện tượng mất cân bằng trong
điều chỉnh hệ thần kinh thực vật gây nên suy nhược cấp tính hệ thần kinh thực vật
của cơ thể. Quá trình suy nhược kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính bởi lẽ
tác động của tiếng ồn thường xuyên, sự kích thích liên tục, q trình ức chế xuất
hiện do ngưỡng đáp ứng của hệ thần kinh tăng lên, xuất hiện và ức chế bảo vệ, hệ
thần kinh ngoại tiên có thể bị viêm và khả năng điều hoà của hệ thần kinh thực vật
có thể bị rối loạn.
Về tim mạch, thường có những biểu hiện như đau vùng trước tim, đánh
trống ngực, hạ huyết áp tâm thu, mạch chậm,... Nếu khám thực thể có thể thấy

dấu hiệu hưng phấn cơ quan tiền đình (điều khiển thăng bằng và định hướng), cơ
lực giảm, run mi mắt, run các đầu chi, giảm phản xạ xương khớp, dấu hiệu
vạch da đỏ lâu mất, mạch và huyết áp không ổn định, điện tâm đồ có những
thay đổi bất thường,... Các triệu chứng trên đây là những dấu hiệu chủ yếu của
một bệnh được gọi là bệnh ồn. Hậu quả của những rối loạn bệnh lý trên đây là
sức khỏe bị giảm sút, giảm khả năng lao động và tạo tiền đề cho những bệnh lý
tiếp theo [15], [33].
1.1.4.2. Tác hại tới cơ quan thính giác
Những âm thanh rất mạnh và đột ngột như tiếng bom, tiếng súng lớn,
tiếng mìn nổ,... có thể gây rách màng nhĩ, xô đẩy lệch các xương nhỏ ở tai
giữa, làm tổn thương cả tai trong, máu chảy ra ngoài tai, gây đau nhức dữ dội.
Các thương tổn này có thể phục hồi nhờ điều trị tích cực, nhưng chức năng
nghe của tai vẫn bị giảm sút nhiều.


9
Trong điều kiện lao động sản xuất, tổn thương bệnh lý ở cơ quan
thính giác thường xảy ra một cách từ từ, qua nhiều giai đoạn và khó phục hồi.
Hậu quả sau cùng là gây ra điếc nghề nghiệp. Điếc nghề nghiệp diễn biến rất
chậm, hàng chục năm. Chậm nhưng vẫn tiến triển và khơng có quy luật về thời
gian. Diễn biến lâm sàng có thể chia ra thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn thích nghi là thời gian mới tiếp xúc với tiếng ồn quá tiêu
chuẩn cho phép, ngưỡng nghe tạm thời tăng lên khoảng 10-15 dBA so với bình
thường (10 dBA) như vậy lúc này ngưỡng nghe khoảng 20-25 dBA, tuy nhiên
nếu tách ra khỏi mơi trường có tiếng ồn cao thì ngưỡng nghe trở lại bình
thường (hồi phục).
Giai đoạn mệt mỏi thính giác: do thính giác chịu tác động quá lâu,
ngưỡng nghe tăng lên 30-40 dBA kéo dài nên khi ra khỏi môi trường lâu mới
hồi phục lại bình thường.
Giai đoạn điếc nghề nghiệp: cơ quan thính giác bị tổn thương không hồi

phục mặc dù người bệnh được đưa ra khỏi mơi trường có tiếng ồn vượt tiêu
chuẩn cho phép. Cả cơ quan Cotri và dây thần kinh thính giác ở tai trong đều
bị tổn thương [15], [33].
1.1.5. Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí
1.1.5.1. Ảnh hưởng lên sức khỏe con người và động vật sống trên mặt đất
Những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một hàm lượng lớn các chất ơ
nhiễm khơng khí góp phần vào hoặc gây ra những bệnh liên quan đến đường hô
hấp. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy hàng năm có khoảng 60.000
người chết do các bệnh có liên quan đến ơ nhiễm khơng khí dạng hạt bụi. Riêng
tại nước Mỹ có tới 28 triệu người mắc các bệnh hơ hấp mãn tính nhưng vẫn
thường xun phải tiếp xúc với khói mù độc hại hàng ngày làm cho bệnh tật của
họ càng trên trở nên trầm trọng hơn [23].
Ơ nhiễm khơng khí đối với cơ thể con người và động vật trước hết là qua
đường hô hấp cũng như là tác động trực tiếp lên mắt và lên da của cơ thể. Nguy
hiểm nhất là một số chất ô nhiễm không khí gây bệnh ung thư. Tác động của các
chất ô nhiễm vào đường hô hấp mạnh hay yếu, một phần cịn phụ thuộc vào sự
hồ tan của chúng trong nước. Nếu các chất ơ nhiễm có tính hồ tan trong nước thì
khi ta hít thở khơng khí, chúng sẽ hoà tan với dung dịch lỏng trên đường hô hấp và


10
gây tác động lên cơ quan này. Tính chất xâm nhập vào phổi của nhiều loại chất ơ
nhiễm cịn liên quan đến sự có mặt của các khí dung trong khơng khí. Bình thường
các chất ơ nhiễm này khơng xâm nhập vào sâu trong khí quản và phế quản nhưng
nhờ có các khí dung hấp thụ mà có khả năng thâm nhập vào sâu hơn trong phổi và
cho đến tận các phế nang.
Ơ nhiễm mơi trường khơng khí đã làm tăng tỷ lệ số người mắc các bệnh về
đường hô hấp ngồi (viêm họng, viêm mũi, viêm xoang), bệnh hơ hấp dưới (viêm
phổi, hen, lao), bệnh suy nhược thần kinh, bệnh đau đầu, bệnh tim mạch, bệnh
ngoài da, bệnh về mắt và các chứng dị ứng. Ở nơi nào môi trường khơng khí càng

bị ơ nhiễm nặng thì tỷ lệ người mắc bệnh càng lớn. Với những tác nhân gây ô
nhiễm khác nhau thì gây ra những ảnh hưởng khác nhau về bản chất và mức độ
lên cơ thể người và động vật. Cụ thể như sau:
- Cacbon monoxit: có tác dụng mạnh với hemoglobin (mạnh gấp 250 lần
so với oxy), lấy oxy của hemoglobin và tạo thành cacboxyhemoglobin, làm
mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ra ngạt.
Nhiễm độc cấp CO thường bị đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nơn, mệt
mỏi, co giật, rồi bị hơn mê. Nếu bị nhiễm nặng thì bị hơn mê ngay, chân tay
mềm nhũn, mặt xanh tím, bị phù phổi cấp. Nhiễm độc mãn tính CO thường bị
đau đầu dai dẳng, chóng mặt, mỏi mệt, sút cân.
- Sulfur dioxit: với nồng độ thấp gây kích thích hơ hấp, với nồng độ cao
gây ra bệnh tật và có thể tử vong.
- Khí clo: có tác dụng đoạn trên của đường hơ hấp. Khí clo gây độc hại
cho người và động vật. Tiếp xúc với mơi trường có nồng độ clo cao sẽ bị xanh
xao, vàng vọt, bệnh tật và có thể bị chết.
- Chì và các hợp chất của chì: Chì rất độc đối với người. Chì qua
đường hơ hấp, tiêu hóa và gây độc cho hệ thần kinh, sự tạo máu và làm rối
loạn tiêu hóa. Người bị nhiễm chì có thể bị đau bụng, táo bón, kèm theo
huyết áp cao, suy nhược thần kinh, rối loạn cảm giác, tê liệt, giảm bạch cầu,
viêm dạ dày, viêm ruột,…
- Nitơ dioxit: Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể làm chết người chỉ sau
vài phút, với nồng độ 5 ppm có thể gây tác hại bộ máy hô hấp sau mấy phút tiếp
xúc, với nồng độ 15-50 ppm gây nguy hiểm cho tim, phổi, gan sau vài giờ tiếp


11
xúc, với nồng độ khoảng 0,06 ppm cũng có thể gây bệnh phổi cho người nếu
tiếp xúc lâu dài. Đây là loại khí gây nguy hại nhiều cho người [32].
- Bụi có thể gây ra một số bệnh như:
+ Bệnh phổi nhiễm bụi: do người hít thở bụi khống, bụi amiang, bụi than

và kim loại. Người sẽ bị xơ phổi, suy giảm chức năng hô hấp.
+ Bệnh ở đường hô hấp: Tùy theo nguồn gốc các loại bụi mà gây ra
bệnh viêm mũi, họng, phế quản. Bụi hữu cơ như bơng, gai, đay dính vào niêm
mạc gây viêm phù thụng tiết nhiều niêm dịch, về lâu dài bụi gai lanh có thể gây
viêm lt lịng khí phế quản.
Bụi vơ cơ rắn có cạnh góc sắc nhọn lúc đầu thường gây ra viêm mũi làm
cho niêm mạc đầy lên, tiết nhiều niêm dịch, hít thở khó. Sau vài năm chuyển
thành viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, gây ra bệnh phổi
nhiễm bụi. Bụi crom, asen gây viêm loét thủng vách mũi vùng trước sụn lá mía.
Bụi len, bột thuốc kháng sinh gây dị ứng, gây ra viêm mũi, viêm phế quản, hen,…
Bụi mangan, phốt phát, bicromat kali, gỉ sắt gây ra bệnh viêm phổi, làm
thay đổi tính miễn dịch sinh hóa của phổi. Một số bụi kim loại có tính phóng xạ
gây ra bệnh ung thư phổi như bụi uran, coban, crom, nhựa đường.
+ Bệnh ngoài da: Bụi đồng gây ra bệnh nhiễm trùng da rất khó chữa. Bụi
tác động các tuyến nhờn làm cho da bị khô gây ra các bệnh ở da như trứng cá,
viêm da. Loại bệnh này các thợ đốt lò hơi, thợ máy sản xuất xi măng sành sứ hay
bị mắc phải.
Bụi gây kích thích da, sinh mụn nhọt lở loét như bụi vôi, bụi dược phẩm,
thuốc trừ sâu, đường. Bụi nhựa than dưới tác dụng của ánh nắng làm cho da
sưng tấy bỏng, ngứa, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt. Bụi còn gây chấn thương
mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt,… Bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng
giác mạc, để lại sẹo, làm giảm thị lực, nặng hơn có thể bị mù.
+ Bệnh ở đường tiêu hóa: bụi đường, các loại bột có thể gây sâu răng, làm
hỏng men răng. Bụi kim loại, bụi khống to nhọn có cạnh sắc đi vào dạ dày gây
viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Bụi chì gây ra bệnh thiếu máu, giảm
hồng cầu và gây rối loạn thận.
Bụi vi sinh vật có nhiều tác hại tới sức khỏe con người, gây ra các bệnh
dịch, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt và bệnh đường tiêu hóa.



12
Theo các nghiên cứu mới đây cho biết, các hạt rất nhỏ trong khơng khí
bị ơ nhiễm có thể gây ra hiện tượng vón cục trong máu vì khi phổi bị sưng tấy
do ơ nhiễm khơng khí đã tiết ra interleukin - 6, đây là một hợp chất thuộc hệ
thống miễn dịch dẫn tới chứng viêm tấy và dường như làm vón cục máu.
Với động vật được chăn ni cũng như động vật hoang dã đều nhạy cảm
đối với ô nhiễm mơi trường khơng khí lớn hơn con người. Ở một số nước cơng
nghiệp lớn, một số lồi động vật đã bị diệt vong vì ơ nhiễm mơi trường [19], [32].
1.1.5.2. Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí đối với thực vật
Hầu hết các chất ô nhiễm trong môi trường khơng khí đều có tác hại xấu
đến thực vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nơng và nghề làm vườn. Các loại
tác hại do chất ô nhiễm không khí có thể gây ra cho thực vật là: chết hoại, tổn hại
sắc tố và tác động đến sự sinh trưởng, phát triển. Trong đó, biểu hiện chính là làm
cho cây trồng chậm phát triển đặc biệt là sương khói quang hoá đã gây tác hại rất
lớn đối với các loại rau: rau diếp, đậu Hà Lan, lúa, ngô, các loại cây ăn quả và các
loại phong lan.
Những thành phần ô nhiễm trong môi trường không khí như sulfurơ: SO2,
hydro florua: HF, natri clorua: NaCl, các hơi, bụi từ công nghiệp luyện đồng, chì,
kẽm, nhuộm,… Đặc biệt là hơi khí bốc ra từ các lị nung vơi, nung gạch thủ cơng,
ngay cả khi nồng độ của chúng cịn thấp cũng đã làm chậm quá trình sinh trưởng
của thực vật, nồng độ cao làm vàng lá, làm hoa quả bị lép, bị nứt, bị thúi và mức
độ cao hơn thì lá cây cũng như hoa quả đều bị rụng, chết hoại. Các loại bụi đất đá
bám vào cây lá nhiều cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật vì làm giảm
q trình lục diệp hố quang hợp của cây.
Tuy nhiên, cũng có chất ơ nhiễm có tác dụng tốt đối với thực vật, có tác
dụng tăng cường sinh trưởng cây, đặc biệt là đối với các loại tảo như là các chất
photpho, nitơ và cacbon. Nhưng trong truờng hợp chúng làm kích thích sự phát
triển thì chúng lại phát triển các lá quá nhanh, là nguyên nhân làm cho các phiến là
bị quăn xoắn lại.
1.1.5.3. Ảnh hưởng đối với vật liệu

Chất ăn mịn kim loại nhiều nhất là SO2. Nó ăn mòn gián tiếp hợp kim
cứng như thép ở nồng độ trung bình 0,002 ppm. Ở nồng độ 0,009 ppm SO 2 có tác
dụng đối với vải sơn, tranh ảnh, cơng trình xây dựng. Giấy cũng đổi màu do SO 2


13
tác đồng làm chúng trở nên giòn và dễ rác. Sương mù H 2SO4 làm hư hỏng và làm
giảm giá trị các vật liệu xây dựng như đá cẩm thạch và đá vôi.
NOx gây thiệt hại đối với các loại bơng tơ nhân tạo ở nồng độ 0,6-2 ppm
trong vịng 2-3 tháng. Khi có hơi ẩm, các hạt nitrat (từ HNO 3) được hấp thụ làm
biến chất các hợp kim đồng-niken, gây cứng giòn cao su.
Bụi gây bẩn quần áo, nhà cửa và các vật dụng, có tác dụng tăng cường han
gỉ kim loại đặc biệt là bụi than, bụi xi măng có chứa SO2 [6], [32].
1.1.5.4. Ảnh hưởng đến khí hậu
Ơ nhiễm mơi trường khơng khí khơng những gây ảnh hưởng xấu đối với
khí hậu khu vực mà cịn gây ảnh hưởng tới khí hậu tồn cầu.
- Mưa axit: Mưa axit hình thành do các khí SO X, NOX, Cl2,… phản ứng với
hơi nước trong khí quyển tạo thành các axit H 2SO3, H2SO4, HNO3, HCl, HNO2,
… làm các giọt mưa mang tính axit (pH ≤ 5). Mưa axit làm tăng độ axit của đất,
hịa tan và rửa trơi các nguyên tố dinh dưỡng trong đất (Ca, Mg, K), hòa tan các
kim loại độc hại (Hg, Cd, Al,…), hủy hoại mùa màng, gây độc cho ao hồ, ô
nhiễm nước ngầm. Mưa axit gây nguy hại đối với người và động vật, làm hỏng
cơng trình xây dựng.
- Hiệu ứng nhà kính: Các khí nhà kính (greenhouse gas) gồm cacbon dioxit
(CO2), metan (CH4), các khí cloflocacbon (CFC), các khí oxit nitơ (NOX), ozon (O3)
có đặc tính khơng hấp thu các bức xạ sóng ngắn của mặt trời mà nó giữ lại các bức
xạ hồng ngoại (sóng dài) phản xạ từ trái đất, ngăn khơng cho năng lượng thốt ra
ngồi khơng gian, làm nhiệt độ khí quyển tăng lên. Nhiệt độ trái đất đã tăng lên
khoảng 0,5 oC trong 100 năm qua. Hậu quả trực tiếp của sự gia tăng hiệu ứng nhà
kính là gia tăng nhiệt độ mơi trường tồn cầu và dẫn đến những ảnh hưởng đến đời

sống kinh tế và hệ thống sinh thái toàn cầu. Các sinh vật khơng thích nghi được với
tốc độ gia tăng nhiệt độ sẽ bị suy thoái. Hạn hán, lũ lụt, bão sẽ diễn ra thường xuyên
hơn, mạnh hơn, mực nước biển dâng cao, ngập lụt vùng đồng bằng, xói mịn bờ
biển, muối hóa cửa biển, biến động trầm tích,…
- Tầng ozon và lỗ thủng tầng ozon: Ozon tập trung nhiều nhất trong tầng
bình lưu của khí quyển (ở độ cao 25 km). Tầng ozon ở trạng thái bình thường ngăn
được 90 % tia tử ngoại loại B (UVB) (bước sóng λ = 280-320 nm) do mặt trời chiếu
xuống trái đất. Tuy nhiên khi trong khơng khí có các chất có khả năng phản ứng với


14
ozon trên tầng bình lưu dưới tác động của các tia tử ngoại, làm giảm nồng độ ozon
tại một số nơi trên trái đất (Nam cực). Các chất phá hủy tầng ozon là dẫn xuất
halogen của hydrocacbon được ứng dụng nhiều như CFCs (cholorofluorocarbons)
như CFC – 11 (CFCl3) và CFC – 12 (CF2Cl2) dùng làm tác nhân lạnh, dung môi tẩy
rửa, chất đẩy, chất tạo xốp,… halon 1301 là hóa chất chữa cháy, cacbon tetraclorua
(CCl4), metyl cloroform (C2H3Cl3) dùng làm dung môi, metyl bromua (CH 3Br) dùng
làm chất diệt khuẩn, bảo quản lương thực, chất phụ gia cho nhiên liệu vận tải, các
hợp chất oxit nitơ (NOX) là sản phẩm của đốt cháy nhiên liệu. Ozon ở tầng bình lưu
suy giảm làm tăng các tia tử ngoại loại B (UVB) trên bề mặt trái đất gây bệnh ung
thư da, đục thủy tinh thể cho con người và động vật, làm biến đổi gen các sinh vật,
ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hủy hoại hệ sinh thái trên trái đất.
Riêng với khí hậu địa phương, ơ nhiễm khơng khí gây ra những ảnh hưởng sau:
- Tăng cao nhiệt độ
Nhiệt độ tối thiểu trong ngày ở vùng đô thị cao hơn vùng nông thôn xung
quanh 2-5 oC và nhiệt độ trung bình năm thường cao hơn 0,5-1,3 oC. Nguyên nhân
là do đốt nhiên liệu và các quá trình sản xuất theo phương pháp gia công nhiệt đã
tỏa lượng nhiệt lớn vào mơi trường khơng khí, đồng thời diện tích bề mặt nhà cửa,
đường xá, sân bãi chiếm nhiều, chúng hút bức xạ mặt trời nhiều hơn mặt đất có
cây xanh ở nông thôn. Mặt khác, lượng nước bốc hơi hút nhiệt ở thành phố ít hơn

ở nơng thơn. Ngược lại, độ ẩm tương đối của khơng khí ở thành phố thấp hơn ở
nông thôn 2-8 %.
- Giảm bức xạ mặt trời và tăng độ mây
Các bụi khói, sương mù ơ nhiễm mơi trường khơng khí đơ thị có tác dụng
hấp thụ 10-20 % bức xạ mặt trời và làm giảm tầm nhìn, tức là làm giảm độ trong
suốt của khí quyển. Các bụi, các sol khí do hoạt động sản xuất, giao thông và sinh
hoạt của con người thải vào không khí có khả năng tạo ra các hạt nhân ngưng
đọng hơi nước trong khí quyển. Hơi nước kết tủa ở vùng đô thị thường lớn hơn
vùng nông thôn 5-10 %.
Dựa vào các thành quả khoa học kỹ thuật ngày nay con người đã có thể
chủ động điều khiển một phần sự biến thiên của khí hậu như là phương pháp nhân
tạo làm giảm bớt sương mù ở sân bay, làm mưa nhân tạo, làm tan cơn bão,… [6].



×