Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Ảnh hưởng của phân lân đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống khoai lang trong vụ Đông xuân 2011 2012 trên đất cát ven biển tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT
SỐ GIỐNG KHOAI LANG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN
2011 - 2012 TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN
TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH: NÔNG HỌC

VINH, 5/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT
SỐ GIỐNG KHOAI LANG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN
2011 - 2012 TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN
TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH: NÔNG HỌC


Ngêi híng dÉn:

ThS. NGUYỄN TÀI TOÀN

Ngêi thùc hiÖn :
Líp:

NGUYỄN THỊ HƯƠNG
49K - Nông học

VINH, 5/2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ ở một đơn vị nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.
Nghi Lộc, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Th.s Nguyễn Tài Toàn,
người đã chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành quá trình
thực tập của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Đinh Bạt Dũng – trưởng trại

thực nghiệm ngành Nông học, người đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ động viên
trong suốt quá trình tiến hành thực tập nghiệm tại trại.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy (cô) giáo trong khoa
Nông – Lâm – Ngư, trường Đại học Vinh, đặc biệt là tổ bộ môn Cây trồng, đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, tập thể lớp
49K_Nông Học, luôn bên cạnh, cổ vũ động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập cũng như trong suốt khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghi Lộc, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương

ii


KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
cs
CT
G
K
N
NSTL
NSTT
P
SE±

Nội dung

Cộng sự
Công thức
Giống
Phân kali
Phân đạm
Năng suất thân lá
Năng suất thực thu
Phân lân
Standard error (Sai số chuẩn)

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................ii
KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...........................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................xiii
Hình 3.1. Sự tăng trưởng chiều dài thân chính của 3 giống khoai
lang……………...41...................................................................xiii
MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề ........................................................................................1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.........................................................3
2.1. Mục đích.....................................................................................3
2.2. Yêu cầu.......................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................3

Chương

1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................4

1.1. Nguồn gốc, phân loại và lịch sử phát triển cây khoai lang ...........4
Khoai lang có nguồn gốc nguyên thuỷ từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Hầu hết
các bằng chứng về khảo cổ học, ngôn ngữ học và sử học đều cho
thấy châu Mỹ là khởi nguyên của cây khoai lang (Trung Mỹ hoặc
Nam Mỹ). Theo Engel (1970), từ những mẫu khoai lang khô thu
được tại hang động Chilca Canyon (Peru) sau khi phân tích
phóng xạ cho thấy có độ tuổi từ 8000 – 10000 năm [31]. Theo
quan điểm của Obrien (1972) và ý kiến của Yen (1982), trung
tâm khởi nguyên chính xác của cây khoai lang là Trung hoặc
Nam Mỹ [40][51]. Nhưng cây khoai lang thực sự lan rộng ở châu
Mỹ khi người châu Âu đầu tiên đặt chân tới. Vì vậy, khoai lang

iv


được xem là nguồn lương thực chính của người Mayan ở Trung
Mỹ và người Péruvian ở vùng núi Andet (Nam Mỹ)....................4
Vào năm 1492 trong chuyến vượt biển đầu tiên, Christopher Columbus đã
tìm ra Tân thế giới (châu Mỹ) và phát hiện ra khoai lang được
trồng ở Hispaniola và Cuba. Từ đó, khoai lang mới thực sự lan
rộng ở châu Mỹ và sau đó được di thực khắp thế giới..................4
Đầu tiên khoai lang được đưa về Tây Ban Nha, tiếp đó lan tới một số nước
châu Âu và được gọi là batatas (hoặc padada) sau đó là Spanish
Potato (hoặc Sweet Potato).


....................................................4

- Các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đã du nhập cây khoai lang vào châu Phi
(có thể từ Modambic hoặc Angola) theo hai con đường từ châu
Âu và trực tiếp từ vùng bờ biển Trung Mỹ, sau đó lan sang Ấn
Độ...................................................................................................4
- Các thương gia Tây Ban Nha đã du nhập cây khoai lang vào Philippin
(Yen, 1982)[51] và từ Philippin vào Phúc Kiến (Trung Quốc)
năm 1594. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng có thể sớm hơn từ
Ấn Độ hoặc Myanma.....................................................................5
- Người Anh đã đưa khoai lang đến Nhật Bản vào năm 1615 nhưng không
thể phát triển được. Đến năm 1674, cây khoai lang được tái nhập
vào Nhật Bản từ Trung Quốc.........................................................5
Hiện nay, khoai lang được trồng phổ biến trong phạm vi rộng lớn từ vĩ tuyến
400 Bắc đến 320 Nam, ở vùng xích đạo khoai lang còn được
trồng ở độ cao 3000m so với mặt nước biển ( Woolfe, 1992 )
[50]. Tuy nhiên, khoai lang được trồng nhiều nhất ở các nước
nhiệt đới, á nhiệt đới, châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.Là
một cây có củ, thời gian sinh trưởng ngắn từ 3 – 5 tháng và
không biểu hiện một đặc tính thời vụ rõ rệt, bởi vậy khoai lang
được trồng như một cây bảo hiểm phối hợp trong hệ thống canh

v


tác với cây có hạt (như lúa) ở Đông Nam Á, với các cây có củ
khác (khoai mỡ, khoai nước,...) ở châu Úc....................................5

1.2.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới ............................6
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới trong những năm gần

đây..................................................................................................6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở các châu lục trong năm 2010........8

1.2.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam ............................9
Bảng 1.3. Diện tích,năng suất, sản lượng bốn cây lương thực chính của .....10
Việt Nam 10
Bảng 1.4. Diện tích khoai lang phân theo địa phương qua các năm tại các
vùng sinh thái Nông nghiệp ở Việt Nam.....................................11
Bảng 1.5. Diện tích và sản lượng khoai lang phân theo điạ phương năm 2010
tại các vùng sinh thái Việt Nam...................................................13

1.3 Tình hình sử dụng và chế biến khoai lang trên thế giới và trong
nước ............................................................................................................14
Bảng 1.6. Tình hình sử dụng khoai lang ở Việt Nam (% tổng sản lượng).....15

1.4. Tình hình nghiên cứu khoai lang trên thế giới và Việt Nam .......15
1.4.1. Tình hình nghiên cứu giống khoai lang trên thế giới và Việt
Nam ........................................................................................................15
1.4.1.1. Tình hình nghiên cứu giống khoai lang trên thế giới ........15
Bảng 1.7. Giống khoai lang phát hành tại châu Á từ năm 1981 - 2000........16

1.4.1.2. Tình hình nghiên cứu giống khoai lang ở Việt Nam..........17
1.5.2 Tình hình nghiên cứu về phân bón khoai lang trên thế giới và
ở Việt Nam..............................................................................................19
1.4.2.1 Tình hình nghiên cứu phân bón khoai lang trên thế giới....19
1.4.2.2 Tình hình nghiên cứu phân bón khoai lang ở Việt Nam....21
Chương

2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................23


vi


2.1. Phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................23
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu.............................................................23
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................23
2.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................23
2.3. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.................................................24
2.31. Giống .....................................................................................24
2.3.2. Phân bón ...............................................................................24
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................24
2.4.1. Công thức thí nghiệm ...........................................................24
2.4.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm..........................................................25
2.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng...........................................................26
2.5.1 Kỹ thuật làm đất.....................................................................26
2.5.2 Phân bón.................................................................................26
2.5.3 Kỹ thuật trồng.........................................................................26
2.5.4 Chăm sóc................................................................................27
2.5.5 Phòng trừ sâu bệnh.................................................................27
2.6 Các chỉ tiêu theo dõi.....................................................................27
2.6.1 Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của các giống.........................27
2.6.1.1 Dạng thân: Quan sát đặc điểm hình thái của thân cây qua
các thời kỳ sinh trưởng và đánh giá.........................................................27
2.6.1.2. Hình dạng củ......................................................................27
2.6.1.3. Màu sắc thân .....................................................................28
2.6.1.4. Lông tơ ở đầu mút của thân...............................................28
2.6.1.5. Dạng lá trưởng thành..........................................................28
2.6.1.6. Màu sắc bộ lá......................................................................29

2.6.1.7. Màu sắc vỏ củ.....................................................................29

vii


2.6.1.8. Màu sắc thịt củ vừa thu hoạch và sau khi nấu chín............30
2.6.2 Các chỉ tiêu về động thái sinh trưởng.....................................30
2.6.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.........................31
2.6.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh..............................................32
2.6.5. Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh (1-5 điểm) ....32
2.7. Hiệu quả kinh tế..........................................................................32
2.8. Xử lý số liệu.................................................................................32
2.9. Điều kiện nghiên cứu thí nghiệm.................................................32
2.9.1 Đặc điểm địa hình..................................................................33
2.9.2. Khí hậu .................................................................................33
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí tượng trong thời gian thí nghiệm......................34
Chương

3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................36

3.1 Đặc điểm sinh vật học của các giống khoai lang nghiên cứu ......36
Bảng 3.1 Đặc điểm sinh vật học và hình thái của 3 giống khoai lang............36

3.2. Ảnh hưởng của các mức phân lân tới sự sinh trưởng và phát triển
.....................................................................................................................37
3.2.1. Sự sinh trưởng và độ che phủ luống.....................................38
Bảng 3.2. Sự sinh trưởng và độ che phủ luống của 3 giống ở các mức........38

3.2.2. Sự tăng trưởng chiều dài thân chính.....................................39

Bảng 3.3. Sự tăng trưởng chiều dài thân chính của khoai lang theo ngày của
các công thức thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012......41

3.2.3. Sự tăng trưởng số lá của thân chính......................................42
Bảng 3.4. Sự tăng trưởng số lá trên thân chính của 3 giống khoai lang tại vụ
......................................................................................................43
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính của 3 giống khoai lang. .44

3.2.3. Sự tăng trưởng số nhánh (cành) của thân chính..................44

viii


Bảng 3.5. Sự tăng trưởng số nhánh trên thân chính của 3 giống khoai lang
trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012................................................45
Hình 3.3. Tốc độ phân nhánh trên thân chính của 3 giống khoai lang...........46

3.3. Ảnh hưởng của giống và các mức phân lân đến chiều dài và số lá
cuối cùng trước thu hoạch...........................................................................46
Bảng 3.6a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến chiều dài và số lá
cuối cùng trên thân chính trước thu hoạch..................................47
Bảng 3.6b. Sự tương tác của giống và lân đến chiều dài thân chính và số lá
cuối cùng trước thu hoạch............................................................48

3.4. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh...........................49
Bảng 3.7. Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh (1-5 điểm).............49

3.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại.........................................................50
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các mức bón phân lân và giống đến tỷ lệ nhiễm . 50
sâu bệnh hại......................................................................................................50


3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất................................51
3.6.1 Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến củ nhỏ.........51
Bảng 3.9a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến củ nhỏ...............51
Bảng 3.9b. Sự tương tác của giống và lân đến củ nhỏ....................................52

3.6.2 Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến củ to...........54
Bảng 3.10a. Ảnh hưởng của các mức bón phân lân và giống đến củ to........54
Bảng 3.10b. Sự tương tác của giống và lân đến củ to.....................................55

3.6.3. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến tổng số củ và
khối lượng củ trên gốc.............................................................................57
Bảng 3.11a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến tổng số củ và
khối lượng củ trên gốc.................................................................58
Bảng 3.11b. Sự tương tác của giống và lân đến tổng số củ và khối lượng củ
......................................................................................................59
trên gốc

59

ix


3.6.4 Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến số củ trên ô
.................................................................................................................61
Bảng 3.12a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến số củ trên ô.....61
Bảng 3.12b. Sự tương tác của giống và lân đến số củ trên ô.........................62

3.6.5 Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến năng suất . .65
Bảng 3.13b. Sự tương tác của giống và lân đến năng suất ............................66


3.7. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến hàm lượng chất
khô của củ....................................................................................................68
Bảng 3.14a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến hàm lượng chất
khô của củ.....................................................................................68
Bảng 3.14b Sự tương tác của giống và lân đến hàm lượng chất khô của củ..69

3.9. Hiệu quả kinh tế của các giống thí nghiệm tạo các mức phân bón
lân khác nhau...............................................................................................70
Bảng 3.16. Chí phí của các công thức thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2011 2012..............................................................................................70
Bảng 3.17. Bảng hiệu quả kinh tế của các giống tại các mức phân bón lân
khác nhau trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012...............................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................73
MỘT

SỐ

HÌNH

ẢNH

TRONG

QUÁ

TRÌNH

TIẾN

HÀNH


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP...............................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................76

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới trong những năm gần
đây.............................................Error: Reference source not found
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở các châu lục trong năm 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 1.3. Diện tích,năng suất, sản lượng bốn cây lương thực chính của Error:
Reference source not found
Việt Nam ...................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.4. Diện tích khoai lang phân theo địa phương qua các năm tại các
vùng sinh thái Nông nghiệp ở Việt Nam. .Error: Reference source
not found
Bảng 1.5. Diện tích và sản lượng khoai lang phân theo điạ phương năm 2010
tại các vùng sinh thái Việt Nam..........Error: Reference source not
found
Bảng 1.6. Tình hình sử dụng khoai lang ở Việt Nam (% tổng sản lượng)Error:
Reference source not found
Bảng 1.7. Giống khoai lang phát hành tại châu Á từ năm 1981 - 2000...Error:
Reference source not found
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí tượng trong thời gian thí nghiệm.................Error:
Reference source not found
Bảng 3.1 Đặc điểm sinh vật học và hình thái của 3 giống khoai lang......Error:
Reference source not found
Bảng 3.2. Sự sinh trưởng và độ che phủ luống của 3 giống ở các mức phân

lân khác nhau............................Error: Reference source not found
Bảng 3.3. Sự tăng trưởng chiều dài thân chính của khoai lang theo ngày của
các công thức thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 Error:
Reference source not found

xi


Bảng 3.4. Sự tăng trưởng số lá trên thân chính của 3 giống khoai lang tại vụ
...................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.5. Sự tăng trưởng số nhánh trên thân chính của 3 giống khoai lang
trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012.......Error: Reference source not
found
Bảng 3.6a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến chiều dài và số lá
cuối cùng trên thân chính trước thu hoạchError: Reference source
not found
Bảng 3.6b. Sự tương tác của giống và lân đến chiều dài thân chính và số lá
cuối cùng trước thu hoạch........Error: Reference source not found
Bảng 3.7. Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh (1-5 điểm)........Error:
Reference source not found
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các mức bón phân lân và giống đến tỷ lệ nhiễm sâu
bệnh hại.....................................Error: Reference source not found
Bảng 3.9a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến củ nhỏ.........Error:
Reference source not found
Bảng 3.9b. Sự tương tác của giống và lân đến củ nhỏ. Error: Reference source
not found
Bảng 3.10a. Ảnh hưởng của các mức bón phân lân và giống đến củ to. .Error:
Reference source not found
Bảng 3.10b. Sự tương tác của giống và lân đến củ to. .Error: Reference source
not found

Bảng 3.11a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến tổng số củ và
khối lượng củ trên gốc..............Error: Reference source not found
Bảng 3.11b. Sự tương tác của giống và lân đến tổng số củ và khối lượng củ
trên gốc......................................Error: Reference source not found
Bảng 3.12a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến số củ trên ô
...................................................Error: Reference source not found

xii


Bảng 3.12b. Sự tương tác của giống và lân đến số củ trên ô..Error: Reference
source not found
Bảng 3.13a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến năng suất .......65
Bảng 3.13b. Sự tương tác của giống và lân đến năng suất......Error: Reference
source not found
Bảng 3.14a. Ảnh hưởng của các mức phân lân và giống đến hàm lượng chất khô
của củ.........................................Error: Reference source not found
Bảng 3.14b. Sự tương tác của giống và lân đến hàm lượng chất khô của củ
...................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.15. Bảng điểm đánh giá độ ngọt, độ bở của củ bằng phương pháp
cảm quan.......................................................................................69
Bảng 3.16. Chí phí của các công thức thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2011 2012...........................................Error: Reference source not found
Bảng 3.17. Bảng hiệu quả kinh tế của các giống tại các mức phân bón lân
khác nhau trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012.......Error: Reference
source not found

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sự tăng trưởng chiều dài thân chính của 3 giống khoai lang……………...41
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính của 3 giống khoai lang
...................................................Error: Reference source not found


xiii


Hình 3.3. Tốc độ phân nhánh trên thân chính của 3 giống khoai lang.....Error:
Reference source not found

xiv


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Khoai lang (Ipomoea batatas (L) Lam), là cây trồng quan trọng được trồng
rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới như Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ
La Tinh. Cây trồng đòi hỏi đầu vào thấp và quản lý ít hơn.Nó phát triển tốt trên đất
không biên,cho năng suất hợp lý hơn so với hầu hết các loại cây trồng củ khác
(Raemaekers, 2001) [46]
Trong số các cây lương thực, cây có củ giữ một vai trò quan trọng trong sản
xuất lương thực ở những nước nông nghiệp nghèo, chậm và đang phát triển (Trịnh
Xuân Ngọ, Đinh Thế Lộc, 2004) [21]. Trên thế giới, khoai lang là cây lương thực
quan trọng thứ sáu sau gạo, lúa mì, ngô, khoai tây và sắn. Nhưng ở các nước đang
phát triển, nó là cây lương thực thứ năm. Hơn 105 triệu tấn được sản xuất trên toàn
cầu mỗi năm, 95% trong số đó được trồng ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam,
khoai lang là một cây lương thực truyền thống đứng thứ ba sau lúa, ngô và đứng thứ
hai về giá trị kinh tế sau khoai tây trong hệ thống cây có củ. Khoai lang với thời
gian sinh trưởng ngắn, có khả năng thích ứng rộng, được trồng ở khắp mọi nơi trên
cả nước từ đồng bằng đến miền núi và Duyên Hải Miền Trung… Khoai lang còn có
thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái và chân đất khác nhau.
Khoai lang được sử dụng cho tiêu dùng cả con người và là một nguồn lành
mạnh, giá rẻ, thức ăn chăn nuôi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng động vật ăn

cây khoai lang có hàm lượng protein cao sẽ sản xuất khí mê-tan ít hơn so với thức
ăn khác, có khả năng góp phần quan trọng trong việc giảm khí thải độc hại toàn cầu
(Trung tâm khoai tây quốc tế - CIP) [22].
Mặt khác, năng suất khoai lang ở Việt Nam còn thấp, mới chỉ đạt 8,16 tấn/ha
trong khi đó năng suất bình quân của thế giới là 12,61 tấn/ha (năm 2008) [8]. Trong
sản xuất ở nhiều nơi khoai lang là cây quảng canh, tận dụng quỹ đất, phân bón hầu
như không được sử dụng. Tuy khoai lang là cây không đòi hỏi nhiều phân, nhưng bón
phân đủ và đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết dễ mang lại năng suất cao.
Cây khoai lang là cây ưa phân hữu cơ, phân chuồng vì ngoài cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây, phân hữu cơ còn cải thiện khả năng giữ nước, khả năng trao đổi cation, tạo

1


cho đất độ tơi xốp, thoáng cần thiết cho sự hình thành và phát triển củ (Đinh Thế Lộc,
1997; Bouwkamp JC, 1985) [5], [28]. Các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali rất
cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của khoai lang, đặc biệt là kali khi bón đơn lẻ
hay bón kết hợp với đạm đều tăng năng suất củ (Đinh Thế Lộc, 1979; Mai Thạch
Hoành, 2006; Bouwkamp JC, 1985) [6], [14], [28].
Lân có ảnh hưởng tới quá trình phát triển của rễ, khả năng quang hợp và vận
chuyển chất dinh dưỡng của cây. Mặt khác, bón lân còn giúp cây đồng hoá tốt hơn,
hút đạm và kai tốt hơn. Thiếu lân năng suất giảm, vật chất kém.
Theo Samvel G và cs., thấy rằng đạm và lân làm tăng tỉ lệ caroten trong củ,
năng suất tăng. Theo một nghiên cứu bón lân cho khoai lang trên đất cát ở Quảng
Ninh cho thấy rằng bón nhiều lân làm tăng năng suất củ nhưng ở mức 200 – 300
kg/ha thì có hiệu suất cao nhất. Về thời kỳ bón lân, kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy rằng với mức bón 300 kg/ha thì bón lót toàn bộ cho năng suất củ cao nhất và
hiệu suất 1kg lân cũng đạt cao nhất.
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ và Trung tâm Tài
nguyên thực vật chọn lọc từ các cá thể phân ly của giống khoai lang Nhật Bản đã

tạo ra giống khoai lang KTB1. Mặt khác, giống KTB2 được chọn lọc từ tổ hợp lai
xác định K51/KB1 trong vụ đông năm 2002 tại Trung tâm Cây có củ, Viện Khoa
học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (VASI cũ, nay là VAAS) và được Viện Khoa
học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ nghiên cứu chọn lọc tiếp từ 2006 đến nay.
Vụ đông năm 2009, năng suất giống KTB1 đạt 16 - 18 tấn/ha, còn giống KTB2 đạt
năng suất 20 tấn/ha, chất lượng khoai rất cao. Vụ xuân năm 2010 thu hoạch tại các
mô hình, năng suất củ của giống KTB1 đạt 18 tấn/ha và giống KTB2 đạt 23 tấn/ha,
cao hơn nhiều so với các giống khoai lang hiện trồng phổ biến trên địa bàn. Theo
đánh giá kết quả khảo nghiệm giống KTB1 và KTB2 từ năm 2008 đến 2010 tại Bắc
Trung bộ thì hai giống có nhiều triển vọng để phát triển như một cây trồng hàng
hóa trên dải đất cát ven biển của vùng Bắc Trung bộ [23]. Do đó, để phát triển rộng
hai giống trên trong sản xuất, cần nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh
hưởng của phân lân đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của

2


một số giống khoai lang trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 trên đất cát ven biển
tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Xác định giống khoai lang có năng suất cao, phẩm chất tốt thích hợp cho
vùng đất cát ven biển Nghệ An.
- Xác định được lượng phân lân bón thích hợp cho các giống khoai lang
trên đất cát ven biển Nghệ An.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất,
hàm lượng chất khô của các giống khoai lang dưới các mức bón phân lân khác nhau
trên đất cát ven biển Nghệ An.

- Đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại của
các giống khoai lang dưới các mức bón phân lân khác nhau trên đất cát ven biển
Nghệ An.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Tìm ra được mức bón phân thích hợp cho giống khoai lang góp phần vào
việc tăng năng suất cây trồng.
Đề tài nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn giống khoai lang có năng suất cao,
chất lượng tốt, khả năng thích ứng tốt. Trên cơ sở đó sẽ xác định được những giống
tham gia thí nghiệm có triển vọng. Các kết quả đó là dẫn liệu khoa học làm cơ sở
cho các nhà chọn giống nghiên cứu và tham khảo, qua đó góp phần bổ sung nguồn
giống khoai lang cho nghiên cứu và sản xuất đại trà ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp người nông dân có mức phân bón hợp lý, vừa giảm chi phí sản xuất mà
lại tăng năng suất, cho hiệu quả kinh tế cao.
Đưa giống khoai lang phù hợp với đất cát ven biển vào sản xuất.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc, phân loại và lịch sử phát triển cây khoai lang
Cây khoai lang Ipomea batatas (L.) Lam. là cây hai lá mầm thuộc loài
Ipomea batatas, chi Ipomea, họ Bìm bìm Convolvulaceae (Purseglove, 1974 ; Võ
Văn Chi và cs, 1969) [45][25]. Trong họ Convolvulaceae có 50 tộc và hơn 1000
loài thì chỉ có loài I. batatas là loài có ý nghĩa quan trọng và được sử dụng làm
lương thực, thực phẩm (Võ Văn Chi và cs, 1969) [25]. Trong chi Ipomea có hơn
400 loài nhưng chỉ có loài I. batatas là loại cây trồng duy nhất có củ ăn được [25].
Khoai lang có nguồn gốc nguyên thuỷ từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Hầu hết

các bằng chứng về khảo cổ học, ngôn ngữ học và sử học đều cho thấy châu Mỹ là
khởi nguyên của cây khoai lang (Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ). Theo Engel (1970), từ
những mẫu khoai lang khô thu được tại hang động Chilca Canyon (Peru) sau khi
phân tích phóng xạ cho thấy có độ tuổi từ 8000 – 10000 năm [31]. Theo quan điểm
của Obrien (1972) và ý kiến của Yen (1982), trung tâm khởi nguyên chính xác của
cây khoai lang là Trung hoặc Nam Mỹ [40][51]. Nhưng cây khoai lang thực sự lan
rộng ở châu Mỹ khi người châu Âu đầu tiên đặt chân tới. Vì vậy, khoai lang được
xem là nguồn lương thực chính của người Mayan ở Trung Mỹ và người Péruvian ở
vùng núi Andet (Nam Mỹ).
Vào năm 1492 trong chuyến vượt biển đầu tiên, Christopher Columbus đã
tìm ra Tân thế giới (châu Mỹ) và phát hiện ra khoai lang được trồng ở Hispaniola và
Cuba. Từ đó, khoai lang mới thực sự lan rộng ở châu Mỹ và sau đó được di thực
khắp thế giới.
Đầu tiên khoai lang được đưa về Tây Ban Nha, tiếp đó lan tới một số nước
châu Âu và được gọi là batatas (hoặc padada) sau đó là Spanish Potato (hoặc Sweet
Potato).
- Các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đã du nhập cây khoai lang vào châu Phi
(có thể từ Modambic hoặc Angola) theo hai con đường từ châu Âu và trực tiếp từ
vùng bờ biển Trung Mỹ, sau đó lan sang Ấn Độ.

4


- Các thương gia Tây Ban Nha đã du nhập cây khoai lang vào Philippin (Yen,
1982)[51] và từ Philippin vào Phúc Kiến (Trung Quốc) năm 1594. Tuy nhiên cũng
có ý kiến cho rằng có thể sớm hơn từ Ấn Độ hoặc Myanma.
- Người Anh đã đưa khoai lang đến Nhật Bản vào năm 1615 nhưng không
thể phát triển được. Đến năm 1674, cây khoai lang được tái nhập vào Nhật Bản từ
Trung Quốc.
Hiện nay, khoai lang được trồng phổ biến trong phạm vi rộng lớn từ vĩ tuyến

400 Bắc đến 320 Nam, ở vùng xích đạo khoai lang còn được trồng ở độ cao 3000m
so với mặt nước biển ( Woolfe, 1992 ) [50]. Tuy nhiên, khoai lang được trồng nhiều
nhất ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới, châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.Là một
cây có củ, thời gian sinh trưởng ngắn từ 3 – 5 tháng và không biểu hiện một đặc
tính thời vụ rõ rệt, bởi vậy khoai lang được trồng như một cây bảo hiểm phối hợp
trong hệ thống canh tác với cây có hạt (như lúa) ở Đông Nam Á, với các cây có củ
khác (khoai mỡ, khoai nước,...) ở châu Úc.
Ở Việt Nam, theo các tài liệu cổ như sách “thực vật bản thảo”, “Lĩnh nam tạp
kỷ” và “Quảng Đông tân ngữ” của Lê Quý Đôn (Bùi Huy Đáp, 1984; Viện Hán
nôm,1995) [1], [24], cây khoai lang có khả năng là cây trồng nhập nội và có thể đưa
vào nước ta từ nước Lã Tông (đảo Luzon ngày nay) vào cuối đời Minh cai trị nước
ta.
Trong “Thảo mộc trang” có đoạn viết: Cam thự (Khoai lang) là loài củ thuộc
loài thử dự, rễ và lá như rễ khoai, củ to bằng nắm tay, to nữa bằng cái bình, da tía,
thịt trắng, người ta luộc ăn (Bùi Huy Đáp, 1984; Viện Hán nôm,1995) [1][24].
Sách “Biên niên cổ trung đại Việt Nam” (Nhà xuất bản khoa học xã hội 1987 đã
có ghi): “Năm 1558, khoai lang từ Philippin được đưa vào Việt Nam, trồng đầu tiên ở An
Tường - thủ đô tạm thời của nhà Lê Trung Hưng (Hậu Lê), nay thuộc huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hoá” Như vậy, cây khoai lang đã có mặt tại Việt Nam khoảng gần 450 năm.
Cây khoai lang được giới thiệu vào Việt Nam có thể tính từ tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc
hoặc đảo Luzon, Philippin vào cuối thế kỷ 16 (Vũ Đình Hòa, 1996) [26].

5


1.2. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới
Nhờ tính thích nghi tương đối rộng, khoai lang được trồng khắp nơi trên thế
giới, từ 0 – 450 Bắc và Nam.
Theo FAO ( tháng 2/2012), tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới qua các

năm được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới trong những năm gần đây
Diện tích
(triệu ha)

Châu lục
Thế giới
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Châu Úc

Năng suất
(tấn/ha)

2008

2009

2010

8,263
3,306
0,284
4,509
0,001
0,158

7,979

3,219
0,33
4,301
0,005
0,124

8,106
3,203
0,342
4,417
0,004
0,14

2008

2009

Sản lượng
(triệu tấn)
2010

2008

2009

2010

12,618 12,871 13,147 104,26 102,7 106,57
4,557 4,602 4,437 15,065 14,812 14,214
9,738 8,828 8,918 2,768 2,917 3,048

19,01 19,585 20,041 85,711 84,226 88,511
11,646 11,639 12,441 0,063 0,061 0,054
4,104 5,525 5,292 0,648 0,687 0743
Nguồn: FAO, 2012 [8]

Tình hình sản xuất khoai lang có nhiều biến động qua các thập niên và trong các thập
niên gần đây sản xuất khoai lang không ngừng tăng lên. Qua bảng 1.1, ta thấy diện tích
trồng khoai lang trên thế giới có xu hướng tăng từ 7,979 triệu ha (năm 2009) lên 8,106
triệu ha (năm 2010). Diện tích trồng khoai lang lớn nhất là ở châu Á với 4,417 triệu ha
(năm 2010) và diện tích trồng ít nhất là châu Âu với 0,004 triệu ha (năm 2010).

Về năng suất, châu Á là châu lục có năng suất khoai lang cao nhất thế giới đạt
19,010 – 20,041 (tấn/ha) từ năm 2008 - 2010, tiếp theo là châu Âu đạt 11,646 –
12,441 (tấn/ha) từ năm 2008 - 2010. Châu Phi có năng suất khoai lang thấp nhất thế
giới và giảm dần từ năm 2008 – 2010: 4,557 – 4,437 (tấn/ha).
Châu Á có sản lượng hàng năm lớn nhất thế giới đạt 85,711 – 88,511 (triệu
tấn) từ năm 2008 – 2010. Còn châu Âu có sản lượng thu hoạch thấp nhất thế giới,
chỉ đạt 0,063 – 0,054 (triệu tấn) từ năm 2008 – 2010 do diện tích sản xuất khoai
lang ở châu Âu rất ít chỉ có 0,001 – 0,004 (triệu ha) từ năm 2008 – 2010. Sản lượng
khoai lang trên thế giới từ năm 2008 – 2010 có xu hướng không ổn định.

6


Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và
ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó. Tình hình sản xuất
khoai lang ở các châu lục trong năm 2010 (bảng 1.2) cho thấy, ở mỗi châu lục có số
nước trồng khoai lang khác nhau. Châu Phi có số nước trồng lớn nhất thế giới (40
nước), tiếp đến châu Mỹ có 34 nước trồng, châu Á có 18 nước trồng, châu Úc có 11
nước trồng và ít nhất là châu Âu chỉ có 4 nước trồng.

Tại châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích trồng khoai lang lớn nhất, đạt
3.683.581 ha, chiếm 83,4% diện tích trồng khoai lang của châu Á và chiếm 45,4%
diện tích khoai lang thế giới. Về năng suất thì Israel đạt năng suất cao nhất (30,91
tấn/ha), còn Brunei Darussalam là nước có năng suất thấp nhất chỉ đạt 5,25 tấn/ha.
Năng suất khoai lang ở trong từng châu lục cũng rất khác xa nhau. Ở châu Mỹ,
nước có năng suất cao nhất là Mỹ (22,84 tấn/ha), nước có năng suất thấp nhất là
Saint Vincent và Grenadines (1,31 tấn/ha). Ở châu Phi, nước có năng suất cao nhất
là Senegal (33,33 tấn/ha), nước có diện tích thấp nhất là Mauritania (0,79 tấn/ha). Ở
châu Âu, nước có năng suất cao nhất là Italy (19,01 tấn/ha), nước có diện tích thấp
nhất là Bồ Đào Nha (7,96 tấn/ha).

7


Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở các châu lục trong năm 2010

Châu lục

Số nước

Nước có diện tích (ha)

Nước có năng suất (tấn/ha)

trồng
Nước

Cao nhất

Nước


Thấp nhất

Nước

Cao
nhất

Nước

nhất

Châu Phi

40

Nigeria

933.500

Réunion

30

Senegal

33,33

Châu Mỹ


34

Haiti

103.000

Đảo Cayman

1

Mỹ

22,84

Châu Á

18

40

Israel

30,91

Brunei Darussalam

5,25

Châu Âu


4

Châu Úc

11

Trung
Quốc
Bồ Đào
Nha
Papua New
Guinea

3.683.581

Brunei
Darussalam

Mauritania

Thấp

Saint Vincent và
Grenadines

0,79
1,31

2.300


Hy Lạp

190

Italy

19,01

Bồ Đào Nha

7,96

123.400

Guam

10

Australia

24,21

Fiji

1,31

Nguồn: FAO, 2012 [8]

8



1.2.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam
Dù nguồn gốc của khoai lang là vùng nhiệt đới châu Mỹ, khoai lang
cũng được phát triển tại Việt Nam do năng suất tương đối cao của nó cho cả
đất và lao động. Khoai lang từ lâu đã được quan trọng để Việt Nam như là bảo
hiểm chống lại nạn đói, nhưng trong những năm gần đây đã trở thành một
nguồn quan trọng của thức ăn cho gia súc, đặc biệt là lợn. Nó được trồng rộng
rãi trên khắp Việt Nam, thường là do nông dân quy mô nhỏ theo điều kiện đầu
vào thấp.
Theo Trung tâm Quốc tế Khoai tây (CIP) [22]: Đối với nhiều năm sau
thống nhất của Việt Nam trong năm 1975, cây khoai lang Việt Nam đã giúp
cung cấp một biện pháp an ninh lương thực trong bộ mặt của sản xuất nông
nghiệp không ổn định. Việc tiêu hủy gây ra bởi chiến tranh đã được theo sau
bởi nhiều năm của thời tiết tàn phá, bao gồm cả một đợt hạn hán năm 1977 và
cơn bão và lũ lụt năm 1978 (US LOC: Nông nghiệp). Quốc tế trừng phạt sau
cuộc xâm lược của Việt Nam - Cam-pu-chia vào tháng Mười Hai năm 1978
tiếp tục trở nên trầm trọng hơn kinh tế khó khăn và an ninh lương thực (Mỹ
Lộc: nước ngoài Quan hệ: Lào và Cam-pu-chia), trong khi của chính phủ
chính sách tập thể hóa nông nghiệp và sản xuất Trung ương quản lý và tiếp thị
nói chung không đáp ứng mục tiêu sản xuất ( Mỹ LOC: Nông nghiệp).
Kể từ giữa những năm 1980, sau cải cách chính sách và cải tiến cơ sở
hạ tầng vật lý của đất nước (đặc biệt là thuỷ lợi), sản xuất lúa gạo đã tăng lên
đều đặn hơn với diện tích canh tác và sản lượng trung bình cao hơn có thể
được thực hiện một phần bởi việc áp dụng các giống hiện đại (FAOSTAT). Kể
từ những năm 1990, Việt Nam đã nổi lên như một nước xuất khẩu chính của
gạo và các mặt hàng nông nghiệp khác, bao gồm cà phê, thủy sản. Năng suất
củ khoai lang đã tăng từ khoảng 5,5 (tấn/ha) đầu những năm 1980 trên 7,00
(tấn/ha) kể từ năm 2002. Tuy nhiên, diện tích canh tác giảm, sản xuất tổng thể
đã giảm từ mức đỉnh điểm 2,6 triệu tấn trong năm 1981 và một lần nữa vào


9


×