Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống khoai lang trong vụ Đông xuân năm 2011 2012 tại huyện Nghi Lộc,, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

TRẦN THỊ HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT
SỐ GIỐNG KHOAI LANG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN
2011 - 2012 TẠI HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KỸ SƯ NÔNG HỌC

VINH, 5/2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT
SỐ GIỐNG KHOAI LANG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN
2011 - 2012 TẠI HUYỆN NGHI LỘCTỈNH NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KỸ SƯ NÔNG HỌC
Ngêi híng dÉn:
Ngêi thùc hiÖn :
Líp:



ThS. NGUYỄN TÀI TOÀN
TRẦN THỊ HÀ
49K - Nông học

VINH, 5/2012


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ ở một đơn vị nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.
Nghi Lộc, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn

Trần Thị Hà


2

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS Nguyễn Tài Toàn,
người đã chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành quá trình
thực tập của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Đinh Bạt Dũng – trưởng trại thực
nghiệm ngành Nông học, người đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ động viên trong
suốt quá trình tiến hành thực tập nghiệm tại trại.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy (cô) giáo trong khoa

Nông – Lâm – Ngư, trường Đại học Vinh, đặc biệt là tổ bộ môn Cây trồng, đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, tập thể lớp
49K_Nông Học, luôn bên cạnh, cổ vũ động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập cũng như trong suốt khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghi Lộc, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn

Trần Thị Hà


3

KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
cs
CT
G
K
N
NSTL
NSTT
P
SE±
LSD0,05

Nội dung
Cộng sự
Công thức

Giống
Phân kali
Phân đạm
Năng suất thân lá
Năng suất thực thu
Phân lân
Standard error (Sai số chuẩn)
Least Significant Different Test
(Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở 0,05)


4

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.................................................................Error: Reference source not found
1.1 Đặt vấn đề..........................................................Error: Reference source not found
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài.........................Error: Reference source not found
1.2.1 Mục đích………………………………………………………………………
Error: Reference source not found
1.2.2 Yêu cầu………………………………………………………………………..
Error: Reference source not found
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........Error: Reference source not found
1.3.1 Ý nghĩa khoa học……………………………………………………………...
Error: Reference source not found
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………………………
Error: Reference source not found
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. Error: Reference source not
found
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài..................................Error: Reference source not found

1.2. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới và ở Việt Nam........Error: Reference
source not found
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới
Error: Reference source not
found
1.2.2 Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam Error: Reference source not found
1.3. Tình hình nghiên cứu về khoai lang ở trên thế giới và Việt NamError: Reference
source not found
1.3.1 Nghiên cứu về chọn tạo giống khoai lang trên thế giới Error: Reference
source not found
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống khoai lang ở Việt Nam Error:
Reference source not found
1.4. Nghiên cứu phân bón cho khoai lang...............Error: Reference source not found
1.4.1 Nghiên cứu phân bón khoai lang ở trên thế
giới……………………………..Error: Reference source not found
1.4.2 Nghiên cứu phân bón khoai lang ở Việt
Nam………………………………..Error: Reference source not found
1.5. Tình hình sử dụng và chế biến khoai lang trên thế giới và trong nước........Error:
Reference source not found
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error: Reference source
not found


5

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................Error: Reference source not found
2.1.1 Đối tượng nghiên
cứu………………………………………………………..Error: Reference source
not found
2.1.2 Phạm vi nghiên

cứu…………………………………………………………..Error: Reference source
not found
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................Error: Reference source not found
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
………………………………………………………..Error: Reference source
not found
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………
Error: Reference source not found
2.3 Nội dung nghiên cứu.........................................Error: Reference source not found
2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm..........................Error: Reference source not found
2.4.1 Công thức thí nghiệmError: Reference source not found
2.4.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệmError: Reference source not found
2.5 Quy trình kỹ thuật áp dụng................................Error: Reference source not found
2.5.1 Kỹ thuật làm
đất……………………………………………………………...Error: Reference
source not found
2.5.2 Bón
phân…………………………………………………………………….Error:
Reference source not found
2.5.3 Chuẩn bị dây
giống…………………………………………………………..Error: Reference
source not found
2.5.4 Kỹ thuật
trồng……………………………………………………………….Error: Reference
source not found
2.5.5 Chăm sóc……………………………………………………………………
Error: Reference source not found
2.5.6 Phòng trừ sâu
bệnh………………………………………………………….Error: Reference source
not found

2.6 Các chỉ tiêu theo dõi..........................................Error: Reference source not found
2.6.1 Chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học của các
giống…………………………….Error: Reference source not found
2.6.2. Chỉ tiêu sinh trưởng, phát
triển……………………………………………...Error: Reference source not found


6

2.6.3 Chỉ tiêu về các tình trạng nông học của khoai lang và hàm lượng chất khô…
Error: Reference source not found
2.6.4 Các yếu tố cấu thành năng suất………………………………………………
Error: Reference source not found
2.6.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh………………………………………………
Error: Reference source not found
2.6.6 Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh (1-5 điểm)……………………
Error: Reference source not found
2.6.7 Phẩm chất củ…………………………………………………………………
Error: Reference source not found
2.6.8 Hiệu quả kinh tế..............................................Error: Reference source not found
2.7 Phương pháp xử lý số liệu.................................Error: Reference source not found
2.8 Điều kiện tự nhiên của vùng..............................Error: Reference source not found
2.8.1. Vị trí địa
lý…………………………………………………………………..Error: Reference
source not found
2.8.2 Địa hình………………………………………………………………………
Error: Reference source not found
2.8.3 Khí hậu và thời tiết...…………………………………………………………
Error: Reference source not found
2.8.4 Khí hậu và thời tiết tại huyện Nghi Lộc vụ Đông Xuân năm

20111012………………………………………………………………………….Error:
Reference source not found
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Error: Reference source not
found
3.1 Đặc điểm hình thái của các giống khoai lang ở các mức bón đạm khác nhau
..................................................................................Error: Reference source not found
3.2 Ảnh hưởng của các mức đạm đến sinh trưởng của các giống khoai lang khoai
lang...........................................................................Error: Reference source not found
3.2.1 Ảnh hưởng của phân đạm tới sự tăng trưởng chiều dài thân
chính................Error: Reference source not found
3.2.2 Ảnh hưởng của phân đạm và giống tới sự tăng trưởng số lá trên thân chính……
Error: Reference source not found
3.2.3 Ảnh hưởng của phân đạm và giống tới số nhánh trên thân
chính………………..Error: Reference source not found
3.3 Ảnh hưởng của các mức phân đạm và giống đến tính trạng nông học của khoai
lang...........................................................................Error: Reference source not found


7

3.3.1 Ảnh hưởng của các mức phân đạm và giống đến chiều dài thân chính và số là
cuối cùng trước khi thu
hoạch……………………………………………………..Error: Reference source not
found
3.3.2 Ảnh hưởng của các mức phân đạm và giống đến hàm lượng chất
khô……..Error: Reference source not found
3.4 Các yếu tố cấu thành năng
suất……………………………………………….Error: Reference source not

found

3.4.1 Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm và giống đến tổng số củ, số củ to và số
củ nhỏ trên ô…………………………………………………………………….Error:
Reference source not found
3.4.2 Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm và giống đến tổng số củ, số củ to, số
củ nhỏ trên
gốc……………………………………………………………………..Error:
Reference source not found
3.4.4 Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm và giống đến chiều dài, đường kính và
khối lượng củ lớn nhất trên ô………………………………………………………
Error: Reference source not found
3.4.5 Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm và giống đến chiều dài, đường kính và
khối lượng củ nhỏ nhất trên ô……………………………………………………
Error: Reference source not found
3.5 Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm và giống đến năng suất. Error: Reference
source not found
3.6 Khả năng chống chịu sâu bệnh..........................Error: Reference source not found
3.7 Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh Error: Reference source not found
3.8 Phẩm chất của giống..........................................Error: Reference source not found
3.9 Hiệu quả kinh tế.................................................Error: Reference source not found
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................Error: Reference source not found
1. Kết luận................................................................Error: Reference source not found
2. Kiến nghị..............................................................Error: Reference source not found
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
........................................................................... Error: Reference source not found
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................... Error: Reference source not found


8



9

DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................2
KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT........................................................................3
Hình 3.3. Tốc độ phân nhánh trên thân chính của 3 giống khoai lang……………..48
.....................................................................................................................................10


10

DANH MỤC CÁC HÌNH

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................2
KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT........................................................................3
Hình 3.3. Tốc độ phân nhánh trên thân chính của 3 giống khoai lang……………..48
.....................................................................................................................................10
Hình 3.3. Tốc độ phân nhánh trên thân chính của 3 giống khoai lang……………..48


11

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam), là cây lương thực đứng hàng thứ
bảy trên thế giới sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, sắn. Ở Việt Nam,
khoai lang là 1 trong 4 loại cây lương thực chính sau lúa, ngô, sắn. Nó chiếm vai trò
và vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Khoai lang trồng bằng dây, rất ít sâu bệnh nên chi phí đầu tư trên một đơn vị
diện tích trồng khoai lang rất thấp. Mặt khác, khoai lang là cây chịu hạn tốt và có
thời kỳ tăng trưởng ngắn, năng suất cao với các yếu tố đầu vào hạn chế trên các loại
đất tương đối cận biên (Oduro et al, 2000) [30].
Cây khoai lang cho thu hoạch cả hai bộ phận là củ dự trữ và thân lá. Củ khoai
lang có giá trị sử dụng rất cao. Phần thân lá, ngọn vừa được sử dụng làm rau xanh
cho người đồng thời là nguồn thức ăn tốt cho chăn nuôi gia súc.
Cùng với tinh bột, củ khoai lang cũng chứa nhiều xơ tiêu hóa, vitamin A,
vitamin C và vitamin B6. Tất cả các giống đều cho củ có vị ngọt, dù nhiều hay ít.
Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những người
mắc bệnh đái tháo đường do các nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy nó hỗ trợ
cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin. Năm
1992, người ta đã so sánh giá trị dinh dưỡng của khoai lang với các loại rau khác.
Lưu ý tới hàm lượng xơ, các cacbohydrat phức, protein, các vitamin A và C, sắt,
canxi thì khoai lang đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng. Theo các tiêu chuẩn này
thì khoai lang đạt 184 điểm và hơn loại rau đứng thứ hai (khoai tây) 100 điểm trong
danh sách này.(NCSPC -National Council for Specialist Palliative Care ).


12

Ngoài ra, Hiroshi et al (2000) [20]; Ifon và Bassir (1979) [21] cho thấy giá trị
của lá khoai lang là có chứa protein và chất xơ thô quan trọng để giải quyết bệnh đại
tràng. Các tác giả còn cho biết rằng cả củ và lá khoai lang có chứa các chất dinh
dưỡng vi mô cần thiết giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, củ và lá khoai lang cũng có chứa antinutrients, chẳng hạn như
phytate, oxalate và tannin… (Fleming 1981; Udoessien và Ifon 1990; Osagie 1998
[17] [33] [29]). Những antinutrients có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và các chất dinh
dưỡng khác sẵn có trong cơ thể. Nhưng nếu khoai lang được xử lý và nấu chín, thì
mức độ của antinutrient giảm xuống và làm cho nó không ảnh hưởng đến dinh

dưỡng khác của cơ thể.
Khoai lang là cây dân gian được trồng lâu đời ở nước ta. Có thể trồng ở khắp
cả nước, từ vùng đồng bằng đến trung du miền núi, từ Bắc vào Nam, thích hợp mọi
loại đất, mọi thời vụ, chỉ cần đất trồng không úng nước, với thời gian sinh trường
ngắn (khoảng 110 ngày), cho năng suất cao.
Vì vậy, đối với các vùng đất đai nghèo dinh dưỡng, bà con không có vốn, cây
khoai lang là cây đầy tiềm năng. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng khoai lang đã được
chứng minh như ở huyện biên giới Tuy Đức thuộc tỉnh Đăk Nông. Chỉ sau năm năm
thì tại địa phương này đã có hàng trăm nông dân thoát nghèo nhờ trồng khoai lang.
Nhờ đó mà tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện giảm nhanh chóng, từ 30,1% năm 2007 đã
giảm xuống còn 19% cuối năm 2008. Hơn nữa, do tác động tiêu cực của đợt khủng
hoảng kinh tế thế giới hiện nay, giá nhiều loại nông sản như cà-phê, hồ tiêu, điều,
cao su... hạ thấp và không xuất khẩu được, làm nản lòng không ít nông dân thì sản
phẩm khoai lang ở tỉnh Ðăk Nông giá tương đối ổn định và sản xuất không đủ để
xuất khẩu. Hay tại Kiên Giang, diện tích khoai lang phát triển khoảng 1.000 ha, tập
trung ở 2 huyện Hòn Đất và Giồng Riềng. Trong khi đó, theo Phòng NN-PTNT
huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ), nếu như tháng 9-2011 toàn huyện có khoảng 240 ha đất
trồng khoai lang, hiện nay diện tích đã lên tới trên 600ha.


13

Tuy nhiên, so với thế giới thì năng suất cũng như diện tích trồng khoai lang
của nước ta vẫn còn thấp. Trung bình năng suất khoai lang trên thế giới tại năm
2010 là 13,15 tấn/ha, trong khi đó năng suất khoai lang nước ta đạt được chỉ dừng
lại ở 8,71 tấn/ ha (theo FAO) [6]. Ở nhiều nơi cây khoai lang là cây trồng chỉ được
coi là cây tận dụng diện tích đất, quảng canh. Vì vậy đất để trồng khoai lang thường
là đất nghèo dinh dưỡng, cùng với đó là sự thiếu đầu tư về phân bón cũng như chăm
sóc cho cây khoai lang.
Mặc dù nhu cầu dinh dưỡng của khoai lang không cao như các cây trồng

khác nhưng việc bón phân cân đối và hợp lý có vai trò rất quan trọng đến việc quyết
định năng suất của cây. Một trong những điều kiện quan trọng để cho củ khoai lang
phát triển thuận lợi là đất phải thoáng, tơi xốp, đất dí chặt của khoai lang phát triển
chậm, cong queo. Vì vậy, phân hữu cơ và phân chuồng rất cần thiết cho sự phát triển
của khoai lang. Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, phân hữu cơ còn cải thiện khả
năng giữ nước, khả năng trao đổi cation, tạo cho đất độ tơi xốp, thoáng cần thiết cho sự
hình thành và phát triển củ (Đinh Thế Lộc, 1997; Bouwkamp JC, 1985) [5] [14]. Đối
với khoai lang nhu cầu dinh dưỡng khoáng cũng rất lớn kể cả các nguyên tố đa lượng
và vi lượng. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là 3 nguyên tố đạm, lân và kali tuy nhiên chỉ khi
nào phối hợp cả 3 nguyên tố thì mới cho năng suất thật cao. Ở thời kỳ phát triển thân lá,
khoai lang cần chủ yếu là đạm, thời kỳ phát triển củ cần chủ yếu là kali, còn lân thì cần
suốt trong thời kỳ sinh trưởng phát triển đặc biệt là phát triển rễ.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm, lân và kali đối với sự sinh trưởng và phát
triển của khoai lang, nhóm tác giả Trung Quốc đã nhận xét “đạm có tác dụng thúc
đẩy thân lá. Ở thời kỳ đầu cây khoai lang cần khá nhiều đạm. Thiếu đạm cây sinh
trưởng kém, lá nhỏ, chuyển vàng sớm, cành ít, quang hợp yếu, năng suất giảm. Tuy
nhiên nếu bón quá nhiều cây bị vống, nếu gặp mưa thân lá phát triển mạnh, lá che
khuất nhau nhiều ảnh hưởng tới quang hợp. Đất ẩm trong thời gian dài ảnh hưởng
tới quá trình phân hoá hình thành củ, củ ít, chậm lớn, năng suất giảm nhiều”.


14

Nghiên cứu về thời kỳ bón thúc đạm cho cây khoai lang cho thấy: Bón thúc
đạm sớm (sau trồng 20 - 45 ngày) làm tăng năng suất 10 - 20% so với đối chứng
không bón đạm, ngừng nếu bón đạm muộn (sau trồng 80 - 90 ngày), sẽ làm giảm
năng suất củ 10% so với đối chứng. Bón lót đạm không làm tăng năng suất củ rõ
như bón thúc nhưng cũng làm tăng năng suất 7%. Qua đó cho thấy, đạm là yếu tố
quan trọng trong quá trình nâng cao năng suất khoai lang. (Đinh Thế Lộc và cs,
(1979)) [4]

Như vậy, đạm là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình thâm canh tăng
năng suất khoai lang. Tuy nhiên cần phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý của loại giống
khoai lang, tính chất đất đai, mùa vụ, mục đích sử dụng mà xác định liều lượng và
phương pháp bón cho phù hợp.
Xuất phát từ thực tiến trên, để giúp người dân có cơ sở khoa học về liều lượng
bón đạm thích hợp cho cây khoai lang chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng của một số giống khoai lang trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 tại huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Xác định được lượng phân đạm bón thích hợp cho các giống khoai lang
trên đất cát pha ven biển, tỉnh Nghệ An.
- Xác định giống khoai lang thích hợp cho vùng đất cát pha ven biển, tỉnh
Nghệ An.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất, hàm lượng chất khô của các giống khoai lang dưới các mức bón phân
đạm khác nhau trên đất cát pha ven biển, tỉnh Nghệ An.


15

- Đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại của
các giống khoai lang dưới các mức bón phân đạm khác nhau trên đất cát pha ven
biển thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Trên cơ sở nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây khoai
lang ở các mức bón đạm khác nhau giúp xác định mức phân bón thích hợp đối với

từng giống nhằm đạt năng suất cao đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế.
- Từ thực tiễn nghiên cứu xác định giống khoai lang thích hợp với đặc điểm
khí hậu và điều kiện đất đai tại vùng.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được mức phân bón hợp lý cho khoai lang để đạt được năng suất
cao, hiệu quả kinh tế lớn.
- Xác định được giống khoai lang thích hợp với đặc điểm đất cát pha ven biển
tại địa phương.


16

Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Đất cát ven biển là loại đất nhẹ, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất không
cao, bên cạnh đó khả năng giữa nước và chất dinh dưỡng của đất quá kém kết hợp
với điều kiện khí hậu khô nóng nên quá trình khoáng hóa diễn ra mạnh làm mất chất
dinh dưỡng, vì vậy việc cung cấp các chất dinh dưỡng vào đất một cách cân đối và
hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Phân bón là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng nhất của tăng năng suất
cây trồng (Anon, 1997) [13]. Để có được năng suất tốt, các loại cây trồng khác nhau
đòi hỏi số lượng phân bón tương đối cao so với các giống truyền thống. Có rất nhiều
lọai phân bón giúp tạo độ phì nhiêu cho đất, tăng năng suất cây trồng. Đối với cây
có củ, đạm là một một yếu tố quan trọng trong việc xác định năng suất và thành
phần dinh dưỡng, đặc biệt đối với khoai lang (Constantin et at, 1984) [16].
Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết, quan trọng đối với sự phát triển của cây và
là một trong những chất dinh dưỡng thường bị thiếu nhất trong sản xuất nông
nghiệp. Cây trồng thường chứa 1 – 5 % đạm theo trọng lượng chất khô. Đạm tham
gia tạo nên protein và các axit amin giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động

sống của tế bào thực vật. Tỷ lệ protein trong nông phẩm rất dễ thay đổi và là một
trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nông phẩm. Đạm có trong nhiều hợp
chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các enzym thúc đẩy
quá trình quang hợp và các hoạt động sống của cây, kích thích sự phát triển của bộ
rễ giúp cây trồng huy động mạnh các thức ăn khác trong đất vì vậy ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng của nông phẩm.
Sự cung cấp đạm có liên quan đến sử dụng carbohydrate của cây trồng. Khi
không cung cấp đủ đạm, carbohydrate sẽ bị tích tụ trong các tế bào sinh trưởng làm
cho chúng trở nên dày hơn. Vì vậy, khi cây trồng thiếu đạm chúng sẽ trở lên cằn cỗi,


17

lá có màu vàng úa, quang hợp giảm, ảnh hưởng nghiệm trọng tới sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, nếu cây trồng được bón quá nhiều đạm thì lá
cây có màu tối, tỷ lệ nước trong thân lá cao, thân lá mềm dễ bị nhiễm sâu bệnh, quá
trình sinh trưởng dinh dưỡng (thân, lá) bị kéo dài, quá trình hình thành quả, hạt, củ
bị chậm lại. Cây thành thục muộn hơn, phẩm chất nông sản kém. Hơn nữa, bón thừa
đạm cây trồng dùng không hết đất không giữ lại được (đặc biệt là trên đất cát pha,
nghèo chất dinh dưỡng) nên đạm bị kéo xuống sâu hoặc bị rửa trôi làm ô nhiễm
nguồn nước (kể cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm).
Đối với cây khoai lang đạm giúp cho thân, lá và bộ rễ phát triển mạnh trong
giai đoạn đầu, hình thành củ và trọng lượng củ trong giai đoạn sau. Tuy nhiên phần
lớn đạm tập trung ở lá do vậy không nên bón nhiều đạm vì bón nhiều đạm khoai
lang sẽ chủ yếu phát triển thân lá và ảnh hưởng đến năng suất (nguồn: bảo vệ cây
trồng).
Vì vậy, việc bón đạm như thế nào để đáp ứng đủ với nhu cầu của cây trồng qua
từng giai đọạn sinh trưởng là rất cần thiết.
1.2 Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới

Khoai lang không chịu được sương giá. Nó phát triển tốt nhất ở nhiệt độ
trung bình khoảng 24°C (75°F). Phụ thuộc vào giống cây trồng và các điều kiện
khác, các rễ củ sẽ phát triển đầy đủ trong vòng từ 2 đến 9 tháng. Trong khu vực
nhiệt đới, khoai lang có thể để ở ngoài đồng và thu hoạch khi cần thiết, còn tại khu
vực ôn đới thì nó thường được thu hoạch trước khi sương giá bắt đầu (Bách khoa
toàn thư mở) [1].
Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai lang nhất; chiếm tới 76,17% sản
lượng toàn thế giới (với sản lượng năm 2010 là 81,17 triệu tấn) (theo FAO) [6].


18

Bắc và Nam Mỹ, quê hương của khoai lang nhưng ngày nay chỉ chiếm không
quá 3% sản lượng toàn thế giới. Châu Âu cũng có trồng khoai lang, nhưng sản
lượng không đáng kể, chủ yếu tại Bồ Đào Nha (nguồn: JRT, FAO) [6].
Khoai lang đã từng là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn tại Hoa Kỳ
trong phần lớn lịch sử của quốc gia này, đặc biệt là tại khu vực đông nam. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây thì nó đã trở nên ít phổ biến hơn. Tiêu thụ bình
quân trên đầu người tại Hoa Kỳ ngày nay chỉ khoảng 1,5-2 kg (4 pao) mỗi năm,
trong khi trong thập niên 1920 là 13 kg (31 pao). Kent Wrench viết: "Khoai lang đã
gắn liền với thời kỳ khó khăn trong suy nghĩ của tổ tiên chúng ta và khi họ trở nên
giàu có đủ để thay đổi thực đơn của mình thì người ta ít ăn khoai lang hơn ”.
Bảng 1.1 cho thấy trong những năm gần đây diện tích trồng khoai lang có xu
hướng giảm dần. Tuy nhiên, cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà năng suất
cũng như tổng sản lượng của khoai lang ngày càng tăng. Do khoai lang thích hợp
với khi hậu nhiệt đới hơn nên khu vực châu Á là khu vực đứng đầu thế giới về diện
tích, năng suất, cũng như tổng sản lượng thu hoạch được. Với sản lượng chiếm tới
83,06% tổng sản lượng của cả thế giới.
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới trong những năm gần đây


Châu Lục

Diện tích

Năng suất

Tổng sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008
2009
2010
Thế Giới 8,26 7,97
8,10 12,61 12,87 13,14 104,25 102,70 106,56
Châu Phi 3,30 3,21 3,20 4,55 4,60 4,43 15,06 14,81 14,21
Châu Mỹ 0,34 0,33 0,28 9,73 8,82 8,91
2,77
2,91
3,04
Châu Á
4,50 4,30 4,41 19,00 19,58 20,04 85,7
82,20 88,52
Châu Úc 0,15 0,12 0,14 4,10 5,52 5,29
0,65
0,69

0,74
Châu Âu 0,005 0,005 0,004 11,64 11,64 12,44 0,063 0,061 0,054
Nguồn: FAO, 2012
Trên thế giới, Châu Phi là khu vực có nhiều nước trồng khoai lang nhất (40
nước), trong khi đó Châu Âu có ít nước trồng nhất (chỉ có 4 nước). Trung Quốc luôn


19

là nước đúng đầu thế giới về diện tích cũng như sản lượng khoai lang. Tuy nhiên,
với nền nông nghiệp hiện đại thì Israel lại là nước cho năng suất khoai lang cao và
ổn định nhất thế giới (năng suất bình quân 5 năm trở lại đây là 34,14 tấn/ha). Vào
năm 2009, nước Senegal ở Châu Phi đã vươn lên là nước có năng suất cao nhất (với
năng suất bình quân là 40 tấn/ha).Tuy nhiên, tới năm 2010 thì năng suất này đã giảm
xuống chỉ còn 33,33 tấn/ha. Trong khi đó, cùng nằm trong khu vực Châu Phi thì
nước Mauritania lại là nước có năng suất khoai lang thấp nhất trên thế giới. Năng
suất trung bình của nước này chỉ đạt được chỉ là 0,79 tấn/ ha. Thấp hơn rất nhiều so
với năng suất bình quân trên thế giới.
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất khoai lang tại các châu lục năm 2010 (Diện tích)
Nước có diện tích (ha)

Châu lục

Số nước
trồng

Nước

Cao nhất


Nước

Châu Phi

40

Nigeria

933500

Mauritius

73

Châu Mỹ

35

Haiti

103000

Đảo Cayman

1

Châu Á

21


Trung Quốc

3683581

Maldives

40

Châu Âu

4

Bồ Đào Nha

2300

Hy Lạp

190

Châu Úc

11

Paupua New Gunia

123400

Guam


10

Thấp nhất

Nguồn: FAO, 2012


20

Bảng 1.3 Tình hình sản xuất khoai lang tại các châu lục năm 2010 (Năng suất)
Nước có năng suất (tấn/ha)

Châu lục

Số nước
trồng

Nước

Cao nhất

Nước

Thấp nhất

Châu Phi

40

Senegal


33,33

Mauritania

0,79

Châu Mỹ

35

Mỹ

22,84

Guyana

1,74

Châu Á

21

Israel

30,90

Maldives

0,95


Châu Âu

4

Italy

18,99

Bồ Đào Nha

7,95

Châu Úc

11

Australia

24,21

Paupua New Gunia

4,66

Nguồn: FAO, 2012
1.2.2 Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam
Trong số các cây lương thực, cây có củ giữ một vai trò quan trọng trong sản
xuất lương thực ở những nước nông nghiệp nghèo, chậm và đang phát triển (Trịnh
Xuân Ngọ, 2003) [12]. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nên rất thích hợp cho

sự sinh trưởng và phát triển của khoai lang. Vì vậy, nó là cây lương thực truyền
thống lâu đời ở nước ta. Tại một số vùng sinh thái có điều kiện đặc biệt cây khoai
lang được xếp ngang hàng thậm chí còn cao hơn cả lúa và có thể nói cây khoai lang
là cây chủ lực, củ khoai lang được sử dụng khá đa dạng.
Theo Mai Thạch Hoành và cs, (2003) [9] nhìn chung tiềm năng phát triển cây
khoai lang ở nước ta về 2 mặt: diện tích và năng suất còn rất nhiều khả năng cần
phát triển ở các địa phương của các vùng trong cả nước. Song nó đòi hỏi phải chọn
giống thích hợp để xác định được hệ thống canh tác hợp lý và có hiệu quả nhằm
đảm bảo sự phát triển đa dạng, bền vững của mỗi vùng sinh thái khác nhau.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích khoai lang có chiều hướng
giảm xuống một cách rõ rệt. Trong đó, nguyên nhân chính là do năng suất và chất
lượng khoai lang tăng lên một cách chậm chạp, hơn nữa với việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, người nông dân đã chọn lựa những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để
đầu tư thâm canh, nên việc phát triển mở rộng diện tích trồng khoai lang chưa được


21

quan tâm phát triển.
Nhìn vào bảng 1.3 cho thấy diện tích trồng khoai lang giảm dần qua các năm.
Nếu ở năm 2005, diện tích trồng khoai lang trên cả nước vào khoảng 185 300 (ha)
thì tới năm 2010 diện tích này giảm xuống chỉ còn khoảng 150 800 (ha).
Nhìn chung diện tích khoai lang của các vùng đều giảm qua các năm. Vùng
Đồng bằng sông Hồng giảm từ 42 000 (ha) năm 2005 xuống còn 27 000 (ha) năm
2010, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung diện tích cũng giảm, năm 2005
diện tích vào khoảng 73 000 (ha), thì tới năm 2010 chỉ còn lại khoảng 54 000 (ha).
Mặc dù vậy, 2 vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm
gần đây diện tích trồng khoai lang lại tăng lên nhanh chóng, do trồng khoai lang có
thương hiệu, khả năng xuất khẩu cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng. Vì
vậy, diện tích trồng khoai lang tại Tây Nguyên đã tăng từ 10 400 (ha) (năm 2005)

lên tới 14 000 (ha) (năm 2010). Cùng năm đó, đồng bằng sông Cửu Long diện tích
tăng từ 12 100 (ha) lên 15 800 (ha).
Bảng 1.4 Diện tích khoai lang phân theo địa phương qua các năm tại các vùng sinh
thái nông nghiệp ở Việt Nam (Đơn vị: nghìn ha)
Vùng
Cả nước
Đ.B Sông Hồng
Trung du & miền núi p.Bắc
BTB & D.Hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đ.B. Sông Cửu Long

2005
185,3
42,8
43,3
74,3
10,4
2,4
12,1

2006 2007 2008 2009 2010
181,2 175,5 162,6 146,4 150,8
39,0
36,5
32,3
22,8
27,0
44,7

44,2
41,4
38,1
39,0
69,8
66,7
61,1
55,4
54,0
12,3
12,3
13,0
14,1
14,0
2,0
2,0
2,1
2,5
2,0
13,4
13,8
12,7
13,7
15,8
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012 [11]

Do diện tích trồng khoai lang giảm nên sản lượng khoai lang trong những
năm trở lại đây cũng có xu hướng giảm theo (bảng 1.4). Tổng sản lượng khoai lang
của cả nước năm 2005 là 1 443 100 (tấn), tới năm 2009 chỉ còn 1 207 600 (tấn), tuy
nhiên tới năm 2010 sản lượng lại tăng nhẹ lên 1 317 200 (tấn). Ở nước ta thì vùng



22

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng khoai lang lớn nhất cả nước là
341 600 (tấn). Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 306 500 (tấn).
Điều đáng chú ý là diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ 2/5 diện tích của
vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nhưng sản lượng khoai lang của vùng
thì lại xấp xỉ bằng. Vùng Tây Nguyên, nếu như năm 2005 sản lượng trồng khoai
lang của vùng chỉ là 85 000 (tấn) thì tới năm 2010 sản lượng này đã tăng lên gần gấp
đôi là 150 700 (tấn). Qua đó ta thấy được, cây khoai lang được trồng tại hai vùng
này có độ thâm canh rất cao. Do điều kiện đất đai không thích hợp với sự phát triển
của khoai lang, với truyền thống trồng cây có quả, nên vùng Đông Nam Bộ có sản
lượng khoai lang thấp nhất cả nước chỉ đạt 15 800 (tấn) vào năm 2010.
Bảng 1.5 Sản lượng khoai lang phân theo địa phương qua các năm tại các vùng sinh
thái nông nghiệp ở Việt Nam (Đơn vị: 1000 tấn)
Vùng
Cả nước
Đ.B. Sông Hồng
Trung du & miền núi p.Bắc
BTB & D.Hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đ.B. Sông Cửu Long

2005
1443,1
376,7
270,6
458,2

85,9
15,5
236,2

2006
1460,9
347,2
278,3
426,3
125,0
12,6
271,5

2007
2008
2009
2010
1437,6 1325,6 1207,6 1317,2
327,6
291,8
194,7
247,0
285,1
267,5
339,1
256,2
407,6
374,7
330,7
341,6

125,2
131,1
151,0
150,7
12,6
17,4
20,7
15,8
279,5
243,1
274,1
306,5
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012 [11]

Năng suất khoai lang ở nước ta còn thấp. Trung bình chỉ đạt 8,71 (tấn/ha) (theo
FAO). Nhìn vào bảng 1.6 ta thấy, trên cả nước thì tỉnh Vĩnh Long đạt năng suất
khoai lang cao nhất lên tới 29 (tấn/ha), Khánh Hòa năng suất khoai lang lại rất thấp,
trung bình chỉ đạt được 7 (tấn/ha). Do tỉnh Vĩnh Long có những chính sách hỗ trợ
đặc biệt cho cây khoai lang, đầu tư thâm canh cao, ổn định, thị trường tiêu thụ rộng
lớn không chỉ ở trong nước mà có khả năng suất khẩu ra nước ngoài (như Trung
Quốc, Thái Lan, Campuchia…) vì vậy mà năng suất khoai lang tại vùng cao hơn
hẳn so với mặt bằng chung của cả nước. Còn lại đối với tỉnh khác, khoai lang được


23

sản xuất theo hướng tận dụng diện tích, không tập trung, mức độ đầu tư thấp, nên
khoai lang không phát huy được hết tiềm năng năng suất vốn có của nó.
Bảng 1.6 Tình hình sản xuất khoai lang của các địa phương đại diện cho các vùng
sinh thái trong cả nước năm 2010 (Diện tích)

Vùng

Tỉnh có diện tích (ha)
Tỉnh

Cao nhất

Tỉnh

Thấp nhất

Đ. B Sông Hồng

Hà Nội

5.9

Hà Nam

0.5

Trung du & miền núi p.Bắc

Bắc Giang

8.1

Lai Châu

0.4


BTB & D.Hải miền Trung

Thanh Hoá

11.6

Ninh Thuận

0.2

Tây Nguyên

Đắc Nông

6.6

Kon Tum

0.2

Đông Nam Bộ

Bình Phước

0.8

Tp Hồ Chí Minh

0


Đ. B Sông Cửu Long

Vĩnh Long

5.8
Cần Thơ
0
Nguồn: Tổng cục thống kê 2011


×