Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Ảnh hưởng của mật độ ương, tần suất cho ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá Rô đầu vuông (Anabas testudineus) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG GIA KỲ

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG, TẦN SUẤT
CHO ĂN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (Anabas testudineus)
GIAI ĐOẠN TỪ 0 ĐẾN 60 NGÀY NUÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Vinh, 10/2012

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG, TẦN SUẤT
CHO ĂN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG


CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (Anabas testudineus)
GIAI ĐOẠN TỪ 0 ĐẾN 60 NGÀY NUÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
MÃ SỐ: 60.62.70

HOÀNG GIA KỲ


Người thực hiện:
Người hướng dẫn khoa học:

TS. TRẦN NGỌC HÙNG

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Khoa
Sau Đại học, khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn của
mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS.
Trần Ngọc Hùng, người đã định hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn đến chi cục Nuôi Trồng Thuỷ Sản Hà Tĩnh đã
tạo điều kiện cho tôi thực hiện Đề tài nghiên cứu ứng dụng nuôi khảo
nghiệm cá Rô Đầu vuông tại Hà Tĩnh, vì đã cung cấp, hỗ trợ vật tư và
kinh phí để cho tôi thực hiện đề tài.
Cảm ơn tới Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn tốt nghiệp không thể tránh
khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học,
thầy, cô và các bạn.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Hoàng Gia Kỳ



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN TẢ NGHĨA

1

mm

milimet

2



Mật độ

3

TSCA

Tần suất cho ăn

4




Mật độ

5

AGR

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối

6

g

gam

7

n

Số lượng mẫu

8

SD

Độ lệch chuẩn

9


RGR

Tốc độ tăng trưởng tương đối

10

TN

Thí nghiệm

12

SR

Tỉ lệ sống

13

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................vii
MỞ ĐẦU


1

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3
1.1. Một số đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu tại Hà
Tĩnh.....................................................................................................3
1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá Rô đầu vuông...............................................5
1.2.1. Vị trí phân loại...............................................................................................5
Giới (regnum): Animalia.........................................................................................5
1.2.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng...................................................................5
1.2.3. Phân bố...........................................................................................................7
1.2.5. Đặc điểm dinh dưỡng (Tính ăn).....................................................................8
1.3. Đặc điểm sinh trưởng của đối tượng nghiên cứu..............................................8
* Sinh trưởng của cá................................................................................................8
1.4. Sản xuất nhân tạo giống cá Rô đầu vuông........................................................9
* Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam........................................................................9
1.5. Quy trình sản xuất giống cá Rô đang được áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống
theo quy mô công nghiệp..................................................................10
(Kiểm tra mẫu cá để định lượng thức ăn cho ăn hàng ngày).................................10
1.5.1. Giai đoạn từ cá hương lên cá giống( giai đoạn 0 đến 60 ngày nuôi)...........10
1.5.2. Mật độ ương.................................................................................................10
1.5.3. Lọc và phân cỡ cá........................................................................................11
1.6. Dinh dưỡng của cá hương giống.....................................................................12
1.7. Bệnh cá và phương pháp phòng trị bệnh tổng hợp.........................................12


Theo Carmen Lopez, , bệnh là sự sai khác không bình thường so với trạng thái sức
khoẻ bình thường của động vật thuỷ sản (hay tổ chức sống). Sự sai khác
có thể là: chức năng hay cấu trúc do vậy bệnh không chỉ là yếu tố lây

nhiễm mà còn gồm cả vấn đề về dinh dưỡng và môi trường ảnh hưởng
đến năng suất. Tác hại của bệnh đối với cá nuôi là: Cá chậm lớn, giảm tỷ
lệ sống, gia tăng hệ số thức ăn, làm cá thay đổi màu sắc, thức ăn, làm cá
thay đổi màu sắc, hình dạng, giảm chất lượng thịt cá dẫn đến giảm năng
xuất và hiệu quả kinh tế. Theo Snieszko (1974), bệnh trên động vật thuỷ
sản xảy ra khi kết hợp đồng thời các yếu tố như: mầm bệnh( virus, vi
khuẩn, nấm. ký sinh trùng), vật nuôi ( tôm, cá) và yếu tố môi trường
(nhiệt độ, pH, khí độc…). Trong nuôi thuỷ sản khi đối tượng nuôi bị bệnh
thì hiệu quả chữa bệnh thấp, chi phí cao, do đó, nên áp dụng quy tắc
phòng bệnh tổng hợp [14], [15].........................................................12
1.8 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ tăng trưởng.......................................13
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật độ có những ảnh hưởng nhất định tới tỷ lệ sống
và tăng trưởng của cá và qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, do vậy,
trong mỗi điều kiện ương nuôi cần xác định được mật độ ương cho phù
hợp.....................................................................................................13
1.9Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến tốc độ tăng trưởng....................................13
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tần suất cho ăn có những ảnh hưởng nhất định tới
tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá và qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản
xuất, do vậy, trong mỗi điều kiện ương nuôi cần xác định tần suất cho ăn
cho phù hợp.......................................................................................13
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................13
2.1 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.........................................................................13
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................13
Là cá rô đầu vuông (Anabas testudineus) từ 15 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi.........14
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm........................................................................................14
2.1.3. Thức ăn, bể và các dụng cụ thí nghiệm khác...............................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................15
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.....................................................................15



2.2.2. Phương pháp thu mẫu..................................................................................16
+ Thu lượng cá chết: hàng ngày xi phông đáy bể để thu lượng cá chết.................16
+ Phương pháp thu mẫu: Mẫu giống cá Rô đầu vuông được thu hoàn toàn ngẫu nhiên
từ các bể ương vào thời điểm trước khi cho ăn. Số lượng mẫu 30 mẫu/bể.
Các chỉ tiêu đánh giá mẫu thí nghiệm:..............................................16
2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu............................................16
- Chiều dài thân toàn phần (mm): xác định bằng phương pháp đo trên giấy ô li, kết
hợp dùng thước Panmer với độ chính xác 0,1mm.............................17
- Khối lượng cá (g): được xác định bằng phương pháp cân trên cân cơ do Hàn Quốc
sản xuất với độ chính xác 0,1g..........................................................17
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................17
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................17
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................18
3.1. Một số yếu tố môi trường nước trong ương cá Rô đầu vuông giai đoạn thí nghiệm.
...........................................................................................................18
3.1.1. Diễn biến nhiệt độ nước giai đoạn triển khai thực nghiệm..........................18
Bảng 3.1. Kết quả theo dõi yếu tố nhiệt độ nước trong thí nghiệm.......................18
3.1.3. Diễn biến pH nước trong quá trình thực nghiệm.........................................20
3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá Rô đầu vuông
giai đoạn 0 đến 60 ngày nuôi.............................................................21
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông giai đoạn 0
đến 30 ngày nuôi...............................................................................21
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của giống cá Rô đầu vuông giai đoạn 30
đến 60 ngày nuôi...............................................................................22
3.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng của giống cá
Rô đầu vuông giai đoạn 0 đến 30 ngày nuôi.....................................23
3.2.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều dài của cá Rô
đầu vuông giai đoạn 30 đến 60 ngày nuôi.........................................24
3.2.5. Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng khối lượng cá Rô đầu
vuông giai đoạn 30 đến 60 ngày nuôi................................................25



3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng
của cá Rô đầu vuông giai đoạn 0 đến 60 ngày nuôi..........................27
3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến tỷ lệ sống của cá Rô đầu
vuông giai đoạn 0 đến 30 ngày nuôi..................................................27
3.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến tỷ lệ sống của cá Rô đầu
vuông giai đoạn 30 đến 60 ngày nuôi................................................29
3.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến tăng trưởng của cá Rô
đầu vuông..........................................................................................30
3.3.3.2. Tăng trưởng về khối lượng của cá Rô đầu vuông ương giai đoạn 30 đến 60
ngày nuôi...........................................................................................33
Qua đồ thị ở hình 3.16 cho thấy tăng trưởng tương đối ở.....................................41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................41
Kết luận

41

- Thức ăn cho cá Rô đầu vuông là các loại thức ăn có hàm lượng protêin cao(30%35%N).Trong thí nghiệm tôi dùng thức ăn CP.9950s cho giai đoạn từ 130 ngày nuôi.Giai đoạn 31-60 cho ăn loại CP9950 có kích thước hạt lớn
hơn.....................................................................................................42
- Trong ương nuôi ta nên áp dụng mật độ 200con/lít cho giai đoạn 1-30 ngày ương(1545 ngày tuổi)......................................................................................42
- Cần chú ý về ảnh hưởng của tần suất cho ăn trong quá trình nuôi đến tỷ lệ sống và
tăng trưởng của cá Rô đầu vuông đạt kết quả tốt hơn. Nên sử dụng tần
suất cho ăn ngày 4 lần sẽ mang lại hiệu quả ương nuôi tốt nhất.......42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................43
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


5
Hình 1.1. Cá Rô đầu vuông......................................................................................5
7
Hình 1.2. Phân bố của cá Rô theo vùng địa lý.........................................................7
Hình 1.3. Sơ đồ di cư sinh sản của cá Rô.................................................................8
Hình 1.4. Chế độ quản lý thức ăn và môi trường trong ương cá Rô đầu vuông....10
Bảng 1.2. Mật độ ương và tỷ lệ sống của cá giống ở trong bể qua các giai đoạn khác
nhau...................................................................................................10
14
Hình 2.2. Sơ đồ xử lý nước trước khi đưa nước vào bể ương................................14
Hình 3.2. Biến động nhiệt độ nước trong giai đoạn triển khai thực nghiệm..........19
Bảng 3.2. Kết quả theo dõi hàm lượng oxy hoà tan trong thí nghiệm...................19
Hình 3.2. Biến động oxy hoà tan trong quá trình thí nghiệm.................................20
Hình 3.3. Diễn biến pH nước trong quá trình thí nghiệm......................................21
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn 0 đến 30 ngày nuôi
( TB ± SD,%)....................................................................................22
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống cá giai đoạn 30 đến 60 ngày
nuôi....................................................................................................23
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông
giai đoạn từ 5 đến 30 ngày nuôi........................................................24
Đơn vị tính: mm.....................................................................................................24
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông
giai đoạn từ 30 đến 60 ngày nuôi......................................................25
Đơn vị tính: mm.....................................................................................................25


Hình 3.5. Tăng trưởng khối lượng của cá Rô đầu vuông từ 30 đến 60 ngày nuôi.26
Hình. 3.6. Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông ở các công thức tần suất cho ăn giai đoạn 5
đến 30 ngày.......................................................................................28
Qua đồ thị biểu hiện cho thấy TSCA I đạt tỷ lệ sống cao và không biến động nhiều

trong thời gian từ 5 – 30 ngày nuôi...................................................28
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tần suất cho ăn khác nhau lên tỷ lệ sống của cá Rô đầu
vuông trong giai đoạn 30 đến 60 ngày nuôi......................................29
Đơn vị tính: %........................................................................................................29
Hình 3.7. Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông thí nghiệm từ 30 đến 60 ngày...........30
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của TSCA lên tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu
vuông giai đoạn từ 5 đến 30 ngày nuôi.............................................30
10

30

15

30

20

31

25

31

30

31

Hình 3.8. Tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông giai đoạn 5 đến 30 ngày. .31
Qua hình trên thể hiện tăng trưởng chiều dài giai đoạn từ 5 – 25 ngày nuôi không có
biến động nhiều giữa các tần suất ăn khác nhau. Từ ngày 25 – 30 TSCA

III có tốc độ tăng trưởng chiều dài lớn hơn so với TSCA I và TSCA II 31
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tần suất cho ăn khác nhau lên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
chiều dài của cá Rô đầu vuông giai đoạn từ 5 đến 30 ngày nuôi......31
Đơn vị tính: mm/ngày............................................................................................31
11-15

32

16 - 20

32

21- 25

32

26 - 30

32

Hình 3.9. Tốc độ trăng trưởng tuyệt đối theo chiều dài của cá Rô đầu vuông giai đoạn
5 đến 30 ngày nuôi............................................................................32
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tần suất cho ăn khác nhau lên tốc độ tăng trưởng tương đối
chiều dài của cá Rô đầu vuông từ 5 đến 30 ngày nuôi......................32


Đơn vị tính: % /ngày..............................................................................................32
Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu chữ mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý
nghĩa thống kê với P<0,05.................................................................33
Qua bảng trên cho thấy tần xuất cho ăn khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá rô

đầu vuông ở giai đoạn từ 5 – 30 ngày nuôi sử dụng TSCA I (4 lần/ngày)
đạt tỷ lệ sông cao hơn TSCA II (3 lần/ngày) và TSCA III(2 lần/ngày)33
Hình 3.10 tốc độ tăng trưởng tương đối của cá Rô đầu vuông giai đoạn 5 đến 30 ngày
nuôi....................................................................................................33
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tần suất cho ăn khác nhau lên tăng trưởng khối lượng của
cá Rô đầu vuông giai đoạn 30 đến 60 ngày nuôi...............................33
Đơn vị tính: g.........................................................................................................33
40

34

45

34

50

34

55

34

60

34

Hình 3.11. Tăng trưởng khối lượng của cá từ 30 đến 60 ngày..............................34
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của TSCA khác nhau lên tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của
cá Rô đầu vuông giai đoạn 30 đến 60 ngày nuôi...............................34

Đơn vị tính:g/ngày.................................................................................................34
36-40

34

41 -45

34

46-50

34

51-55

35

56-60

35

Hình.3.12. Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối cá Rô đầu vuông 30 - 60 ngày nuôi35
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tần suất cho ăn khác nhau lên tốc độ tăng trưởng tương đối
khối lượng của cá Rô đầu vuông giai đoạn 30 đến 60 ngày nuôi......35
Đơn vị tính:g..........................................................................................................35
Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu chữ mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý
nghĩa thống kê với P < 0,05...............................................................36


Hình 3.13. Tăng trưởng khối lượng tương đối của cá thí nghiệm giai đoạn 30 đến 60

ngày nuôi...........................................................................................36
Đơn vị tính: mm.....................................................................................................37
35

37

40

37

45

37

50

37

55

38

Hình 3.14. Tăng trưởng chiều dài trung bình cá Rô đầu vuông giai đoạn 30 đến 60
ngày...................................................................................................38
Đơn vị tính: mm/ngày............................................................................................38
36 - 40

38

41 - 45


39

46 - 50

39

51 - 55

39

56 - 60

39

Hình 3.15. Tăng trưởng tuyệt đối chiều dài giai đoạn 30 đến 60 ngày..................39
Qua đồ thị ở hình 3.15 thể hiện tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài của cá Rô đầu
vuông giai đoạn 30 đến 60 ngày có sự sai khác giữa TSCA III và TSCA
III.Ở TSCA III có tốc độ tăng trưởng lớn hơn..................................39
Bảng 3.19. Tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài của cá 30 đến 60 ngày..........39
Đơn vị tính: mm.....................................................................................................39
Hình 3.16. Tăng trưởng tương đối chiều dài của cá 30 đến 60 ngày nuôi.............41
Hình 1. Kiểm tra mẫu cá để định lượng thức ăn hàng ngày...................................46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cá Rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792) là đối tượng nuôi mới,
mang lại giá trị kinh tế quan trọng cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản(NTTS) ở vùng
đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trong mấy năm gần đây. Là đối tượng cá

nước ngọt được nuôi thương phẩm ở các vùng nước như: ao hồ kênh rạch cũng
như nuôi lồng trên sông và là đối tượng nuôi hấp dẫn cho các cơ sở nuôi thuỷ sản
cũng như các hộ dân ở quy mô nhỏ hay quy mô công nghiệp, có thể nuôi ghép với
một số loài cá khác như: cá Mè, cá Chép, cá Trắm…. Đây là đối tượng dễ nuôi bởi
chúng có thể sống được trong các môi trường khắc nghiệt ở ao hồ nước ngọt, ao tù
nước đọng, kênh rạch. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây khi người dân đưa vào
nuôi thương phẩm ồ ạt thường gặp khó khăn về vấn đề con giống [11]. Tại vùng
(ĐBSCL) từ năm 2008 các hộ dân đã bắt đầu nuôi thử nghiệm. Sau đó tốc độ phát
triển nuôi đối tượng này rất nhanh.Trong khi đó nhu cầu về con giống để nuôi
thương phẩm rất lớn nên một số Trung tâm khuyến ngư phải nghiên cứu sinh sản
con giống và hoàn thiện quy trình kỹ thuật để đưa vào chương trình phổ biến cho
nông dân. Sự phát triển nhanh ở các tỉnh phía Nam như: Tiền Giang , Đồng tháp,
TP Hồ Chí Minh, An Giang… cho đến các tỉnh phía Bắc như: Thanh Hóa, Hải
Phòng, Thái Bình đã làm cho nhu cầu con giống ngày càng tăng.
Năm 2012, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã phê duyệt cho Trung tâm giống
thuỷ sản Hà Tĩnh thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ, xây dựng mô
hình nuôi khảo nghiệm cá Rô đầu vuông (Anabas testudineus) tại Hà Tĩnh”.
Sau khi triển khai thực hiện nhóm đề tài đã sản xuất được 1,4 tấn cá và hoàn
thành các mục tiêu và nội dung đề ra. Để triển khai nhân rộng mô hình, từ
năm 2013 - 2014,Trung tâm giống thuỷ sản Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện dự án:
“Xây dựng mô hình sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm giống cá Rô
đầu vuông (Anabas testudineus) trong điều kiện tại Hà Tĩnh” thuộc chương
trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi đến năm 2015. Tuy


2
nhiên, trong quá trình ứng dụng công nghệ vào sản xuất thực tiễn thường gặp
những khó khăn trong giai đoạn ương nuôi từ giai đoạn 0 đến 60 ngày nuôi.
Giai đoạn 0 đến 30 ngày nuôi, cá còn nhỏ nên tỷ lệ hao hụt lớn. Giai đoạn cá
30 đến 60 ngày nuôi cá đã lớn, nên dễ nuôi hơn và dễ theo dõi. Khi ương

trong bể composite 1,5m3 mức độ phân đàn lớn, cá có tập tính hay cắn lẫn
nhau nên ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá.
Xuất phất từ những nhu cầu bức thiết trên cần đưa ra một số giải pháp để
nâng cao tỷ lệ sống cho công tác ương nuôi, nuôi thương phẩm và được sự hỗ
trợ kinh phí từ đề tài: “Xây dựng mô hình sinh sản nhân tạo và nuôi
thương phẩm giống cá Rô đầu vuông (Anabas testudineus) trong điều kiện
tại Hà Tĩnh”.
Đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của mật độ ương, tần suất cho ăn đến
tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá Rô đầu vuông (Anabas testudineus) giai
đoạn 0 đến 60 ngày nuôi” được thực hiện nhằm giải quyết một số vướng mắc
trong công tác sản xuất giống đối tượng này.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ ương, tần suất cho ăn đến tỷ lệ sống và
tăng trưởng của cá Rô đầu vuông (Anabas testudineus) giai đoạn 0 đến 60 ngày
nuôi.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ nuôi, tần suất cho ăn đến tỷ lệ sống của
cá Rô từ giai đoạn 0 đến 60 ngày nuôi.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ ương nuôi, tần suất cho ăn đến tăng
trưởng của cá Rô đầu vuông từ giai đoạn cá 0 đến 60 ngày nuôi.


3
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đối tượng nghiên
cứu tại Hà Tĩnh.
* Vị trí địa lý
Hà Tĩnh nằm trong khoảng 17 053’50” đến 18045’40” vĩ độ Bắc 1050

05’50” đến 16030’20” kinh độ Đông, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Đông Bắc thịnh hành làm nhiệt độ
giảm thấp. Từ tháng 4 đến tháng 10 có gió Tây Nam thịnh hành, nhiệt độ
trung bình cao hơn nhưng cũng là thời kỳ chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.
* Địa hình
Nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, có địa hình bề ngang hẹp và dốc
thoải từ phía Tây sang Đông được chia làm 3 dạng như sau:
+ Vùng núi: thuộc sườn Đông của dãy Trường Sơn, có nhiều núi cao.
+ Vùng Trung du bán sơn địa: chạy dọc theo phía Tây nam đường 15, là
địa hình núi trung bình xuống vùng đồng bằng có xen lẫn các đồi trung bình
và thấp với ruộng, địa hình không bằng phẳng .
+ Vùng đồng bằng – ven biển: chạy dọc giữa đường quốc lộ 15 và 1A,
theo chân núi Trà Sơn và ven biển. Địa hình vùng này tương đối bằng phẳng
dân cư đông đúc. Do có nhiều của sông cửa lạch tạo nên những bãi triều rộng
lớn có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn, ngọt. Vùng có
thế mạnh về tiềm năng tốt nhất cho phát triển thủy sản tạo sản phẩm xuất
khẩu có giá trị cao.
* Khí tượng
Hà Tĩnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, mang đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, tương đối khắc nghiệt. Nhiệt độ cao tập trung vào các
tháng V – VIII, đặc biệt doảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn ở phía Tây
chạy dọc theo chiều dài tỉnh. Do đó, trong thời gian từ tháng V đến tháng VII
có gió Nam Lào rất khắc nghiệt, thời gian này lượng mưa thấp, tổng lượng


4
bốc hơi cao và độ ẩm thấp... ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất,
đặc biệt là Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Mặc dầu, trên toàn tỉnh có trên 266 hồ
chứa nhưng vào mùa khô nhiều hồ thường bị khô hạn, thiếu nước cho sinh
hoạt và sản xuất.

- Chế độ nắng:
Số giờ nắng ở Hà Tĩnh khá cao: Mùa hè có 180 – 190 giờ nắng, mùa
Đông có 70 – 80 giờ. Màu đông nắng yếu, mùa hè có ánh nắng gay gắt, nhất
là tháng 7 và tháng 8 ảnh hưởng rất lớn độ mặn trong ao nuôi. Trong những
tháng này cần đảm bảo đủ lượng nước trong ao và lượng nước ngọt nhất định
để pha đấu giảm độ mặn. Bình quân hằng năm có tới 1500 – 1700 giờ nắng
- Nhiệt độ:
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm
trong năm khí hậu phân chia thành 2 mùa rõ rệt.
+ Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình 32,5 oC, nhiệt
độ tương đối 40oC, tháng nóng nhất là tháng 6,7. Gió thịnh hành về mùa nóng
là gió Nam, Tây Nam và Đông Nam. Đặc biệt một số vùng trong Tỉnh còn
xuất hiện gió Lào (Gió Tây Nam nóng, khô, nhiệt độ có khi lên tới 40 oC và độ
ẩm thấp dưới 55%) làm cho lượng nước bốc hơi nhanh, mức nước trong các
ao hồ giảm rất nhanh, nhiệt độ nước tăng cao hơn nhiệt độ không khí rất
nhiều. Những nét đặc trưng về nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của
các loài thủy sản nuôi.
+ Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình
20,3oC nhiệt độ thấp tuyệt đối 7,5 oC, gió thịnh hành là gió Đông, Đông Bắc
và Tây Bắc và thường có mưa nhiều, giá rét nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng, phát triển của các giống loài nuôi thủy sản trong ao hồ.
Kết quả thu thập trong quá trình nghiên cứu sản xuất đối tượng cá Rô
tại Hà Tĩnh cho thấy: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ nước trung
bình đạt thấp 17 đến 18oC, nên không thích hợp cho việc nuôi vỗ đàn cá bố
mẹ. Theo Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn nuôi trồng thủy sản-Sở Thủy Sản [13].


5
1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá Rô đầu vuông
1.2.1. Vị trí phân loại

Giới (regnum): Animalia
Ngành(phylum):Chordata
Lớp(Class):
Bộ(ordo):

Osteichthyes
Perciformes

Bộ phụ(subordo): Anabantoidei
Họ(familia):

Anabantidae

Giống(Genus):
Loài(Species):

Anabas
Anabas sp

Tên tiếng Anh: Square-head anabas /Climbing perch square head
Tên tiếng Việt: Cá rô đầu vuông

Hình 1.1. Cá Rô đầu vuông
1.2.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng
Đây là loài cá rô đồng, tuy nhiên do đột biến mà cá có tốc độ lớn nhanh
và to hơn nhiều so với cá rô đồng, cá rô đầu vuông được ông Nguyễn Văn


6
Khải, thuộc ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thuỷ phát hiện đầu tiên năm

2008 với số lượng khoảng 70 con lẫn trong ao nuôi cá rô đồng. Khi thu hoạch
ao cá, ông Khải thấy có một số con cá rô có hình dáng lạ so với cá rô thường,
với vóc dáng to lớn nên giữ lại nuôi tiếp. Lúc nhỏ hình dáng cá rô đầu vuông
giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi cá có
kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, môi trề, bụng sệ, đuôi dài, vây dưới
dày. Thân cá dài, vẩy màu vàng sậm, đuôi xòe và đỏ lợt, mình dài và hơi
cong, có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Cá rô đầu vuông có ưu điểm
lớn nhanh, hệ số tiêu thụ thức ăn thấp, theo kinh nghiệm của các hộ nuôi thì
chỉ tốn 1,4 kg thức ăn cho 1 kg cá, trong khi đó nuôi cá rô đồng bình thường
tốn đến 2 kg thức ăn.
Đặc điểm khác giữa cá rô đầu vuông và cá rô đồng bình thường là cá đực
và cá cái có tốc độ tăng trưởng tương đương (cá rô đồng cái thường tăng
trưởng nhanh gấp đôi cá rô đồng đực).
Cá rô có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần
lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Các gờ
của vảy và vây có màu sáng. Nắp mang cá có hình răng cưa. Chúng có một cơ
quan hô hấp đặc biệt dưới mang là mang phụ, cho phép chúng có thể hấp thụ
được ôxy trong không khí. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai
hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn: hàm răng ở giữa to hơn hai bên và
răng có trên xương lá mía. [1], [2].
Màu sắc: Ở giai đoạn còn nhỏ khi biến thái chưa hoàn chỉnh cá có
màu đỏ, đến giai đoạn cá giống có màu nâu Ôliu phía trên, có màu xám ở
các bên và bụng có màu nâu vàng trong môi trường nước ngọt. Giai đoạn
trưởng thành cá có màu vàng nhạt ở phần trên và màu bạc ở phần dưới,
màu sắc cá còn phụ thuộc vào chất lượng môi trường sống.


7
1.2.3. Phân bố
+ Phân bố theo vùng địa lý:


Hình 1.2. Phân bố của cá Rô theo vùng địa lý
Cá rô Đầu vuông phân bố ở Miền tây Nam Bộ(Việt Nam) nói riêng,cá rô
đồng nói chung được phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Ấn
Độ Dương.
Cá rô thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao,
mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch... Trên thế giới, cá rô phân bố trong khoảng
vĩ độ 28°Bắc - 10° Nam, chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Ấn Độ, Philippines, châu Phi và
các quần đảo giữa Ấn Độ và châu Úc là những khu vực có nhiệt độ trung bình
thích hợp cho sự sinh trưởng (từ 22 - 30°C). Độ sâu sinh trưởng: - 0 m. Chúng
được biết đến với khả năng di cư từ ao hồ này sang ao hồ khác bằng cách
vượt cạn (cá rô rạch), nhất là trong mùa mưa và thông thường diễn ra trong
đêm.
Ở Việt Nam cá phân bố khắp các sông suối ao hồ đầm lầy, lạch, tập
trung nhiều ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ
[1].


8
+ Phân bố theo vùng sinh thái:

Cá trưởng thành

Di cư ngược dòng

Trứng nổi có dọt dầu,
cá bột phát triển

Bãi sinh trưởng, thuỷ vực

nước ngọt

Bãi sinh trưởng của cá con,
Nơi nước nông có nhiều cây cỏ thủy sinh

Hình 1.3. Sơ đồ di cư sinh sản của cá Rô
1.2.5. Đặc điểm dinh dưỡng (Tính ăn)
Mặc dù cá trưởng thành được xem là loài cá ăn tạp, phân tích dạ dày cá
thu được từ tự nhiên thì thấy khoảng 20% thức ăn là phiêu sinh vật, chủ yếu là
nhóm khuê tảo và thực vật phù du, phần còn lại là động vật nhỏ như cá con,
tép, cào cào châu chấu.... Đối với cá đạt chiều dài trên 10cm trong dạ dày
chứa đến 70% là mồi động vật, chủ yếu là giáp xác và cào cào,châu chấu và
nó được xem là bạn của nhà nông[2].
1.3. Đặc điểm sinh trưởng của đối tượng nghiên cứu
* Sinh trưởng của cá
Tốc độ sinh trưởng của cá có dạng đường cong sigma. Cá tăng trưởng
chậm ở giai đoạn đầu, khi đạt 2 đến 3 gam tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
(Bảng 1.1)


9
Bảng 1.1. Tăng trưởng trung bình của cá trong thí nghiệm
ngày nuôi
0
1
7
30
40
50
60


Chiều dài trung bình

Khối lượng cơ

(mm)

thể trung bình

8,49
9,20
13,61
18,12
20,36
28,92
42,85

0,1
0,5
1,2
3,5

1.4. Sản xuất nhân tạo giống cá Rô đầu vuông
* Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghề nuôi cá Rô thương phẩm ở Việt Nam đã có từ lâu nhưng đối với cá
rô đầu vuông thì mới được phát hiện ở huyện Vị Thuỷ - Hậu Giang vào năm
2008, con giống được đưa vào nuôi thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự
nhiên hoặc sinh sản nhân tạo. Vì vậy, sản lượng hàng năm đạt thấp, chỉ tiêu
dùng nội địa. Từ năm 2009, Viện Nghiên cứu NTTS II và Đại học Cần Thơ
đã tiến hành nghiên cứu sinh sản đối tượng này bằng việc thu thập đàn cá bố

mẹ lấy từ các hộ nuôi lưu lại. Thành công đạt được chỉ trong quy mô nghiên
cứu và chưa đáp ứng nhu cầu thương mại. Trước nhu cầu về con giống, năm
2010 chúng ta đã sản xuất trên 2000000 con giống từ Miền tây để thả nuôi tại
các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Bắc Bộ [3].
Đến năm 2010, quy trình sản xuất nhân tạo giống cá Rô đã được Viện
nghiên cứu NTTS II Thực hiện quy trình kỹ thuật từ khâu nuôi vỗ cá bố mẹ,
kích thích sinh sản, ương nuôi cá bột, cá hương, giống và nuôi thương phẩm.
Quy trình này được chuyển giao cho các tỉnh, các công ty sản xuất giống
thuỷ sản tư nhân và trở thành đối tượng có giá trị kinh tế theo quy mô thương
mại.


10
1.5. Quy trình sản xuất giống cá Rô đang được áp dụng cho các cơ sở sản
xuất giống theo quy mô công nghiệp

Hình 1.4. Chế độ quản lý thức ăn và môi trường trong ương cá Rô đầu vuông
(Kiểm tra mẫu cá để định lượng thức ăn cho ăn hàng ngày)
1.5.1. Giai đoạn từ cá hương lên cá giống( giai đoạn 0 đến 60 ngày nuôi)
1.5.2. Mật độ ương
Mật độ ương giống cá Rô đầu vuông trong bể ương thay đổi theo ngày
nuôi (Bảng). Trong 1 đến 2 tuần nuôi mật độ ương có thể 60 đến 100cá thể/lít,
và được giảm dần xuống 20 đến 40 cá thể từ tuần nuôi thứ 3, 10 đến 20 cá
thể/lít ở tuần thứ 4. Sau đó mật độ ương có thể giảm xuống từ 1đến 10 con/lít
thích hợp với thời gian ương. [18]

Bảng 1.2. Mật độ ương và tỷ lệ sống của cá giống ở trong bể qua các giai đoạn
khác nhau
Nuôi


Chiều dài thân

Mật độ ương

Tỷ lệ sống


11
(ngày nuôi)

(cm)

(con/m3)

(%)

1 ÷ 14

1,5 ÷ 5

60 000 ÷ 100 000

70 ÷ 80

15 ÷ 20

5÷8

20 000 ÷ 40 000


60 ÷ 80

21 ÷ 28

8 ÷ 10

10 000 ÷ 20 000

70 ÷ 80

29 ÷ 35

10 ÷ 13

5 000 ÷ 10 000

80 ÷ 90

36 ÷ 42

13 ÷ 15

1 000 ÷ 5 000

80 ÷ 90

Theo Phương Thanh và cộng sự [10]. Có thể ương cá Rô đầu vuông
giống từ 1 cm đến 10 cm chiều dài toàn thân trong mương nổi SMART ở mật
độ 3 con/lít. Sau 15 ngày ương cá đạt khối lượng trung bình 2,4 ± 0,1g/con;
chiều dài toàn thân trung bình 5,1 ± 0,05 cm/con, tỷ lệ sống đạt 81,9 ± 0,97

%.
Theo Ngô Tuấn Tính(Trung Tâm khuyến nông An Giang) và ctv [12].
Cá Rô đầu vuông được ương trong mương nổi bố trí trong ao Cá Rô đầu
vuông giống 30 ngày tuổi, có chiều dài từ 15 đến 22 mm (17,8 ± 2,0 mm),
khối lượng từ 0,04 đến 0,18 g (0,08 ± 0,03 g), mức độ phân đàn (CV) về
chiều dài là 11,4%, mật độ cá thả là 10 con/lít.
Theo nghiên cứu của tác giả Dương Nhật Long[9]. Không có sự khác
nhau về sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Rô đầu vuông ương ở các mật độ 20
con/lít, 50 con/lít và 100 con/lít nếu lượng thức ăn cho ăn tăng tỉ lệ thuận theo
mật độ và có thể ương cá Rô đầu Vuông ở mật độ cao (100đến 200 con/lít)
với việc tăng lượng thức ăn, áp dụng kỹ thuật phối trộn thức ăn công nghiệp
với Vitamin-khoáng, sử dụng chế phẩm vi sinh trong môi trường nuôi.
1.5.3. Lọc và phân cỡ cá
Theo Bùi Viết Hùng, từ ngày thứ 21 cá phân đàn rõ rệt, để quá trình
chăm sóc hợp lý cần tiến hành lọc phân cỡ cá, công việc này được tiến hành
định kỳ 7 ngày/lần. Khi cá đạt cỡ 2.0 ÷ 2.2cm, cá bắt đầu tấn công, cắn lẫn
nhau. Ta tiến hành lọc cá, phân cỡ để bể sung thức ăn hợp lý, nâng cao tỷ lệ
sống. Dùng các rổ lọc bằng nhựa hoặc Inox có kích cỡ mắt lưới khác nhau


12
thích ứng với từng cỡ cá. Ở giai đoạn cá trên 45 ngày tuổi định kỳ từ 5 đến 7
ngày phân cỡ, lọc cá một lần. [18]
1.6. Dinh dưỡng của cá hương giống
Dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông. Thức ăn chủ yếu cho cá giai đoạn
cá hương là thức ăn tổng hợp (CP). Tuy nhiên, để cá tăng trưởng và đủ dinh
dưỡng để vượt qua các giai đoạn phát triển thì các acid béo không no như
ARA, EPA, DHA là không thể thiếu. Thiếu EPA có thể gây những rối loạn
như: Thối loét vẩy, vây, tăng tỷ lệ tử vong, viêm cơ tim, giảm sinh trưởng và

giảm khả năng sinh sản. Theo Faulk and Holt (2005): Hàm lượng DHA tỷ lệ
thuận với hàm lượng DHA có trong Artemia (P<0.05),làm giàu bằng tảo đơn
bào có chiều dài và tỷ lệ sống thấp hơn so với các sản phẩm làm giàu công
nghiệp.
Theo Takeuchi et al.(1978), sinh trưởng của cá hồi vân không bị ảnh
hưởng khi Protein khẩu phần giảm từ 48% xuống 35% nếu Lipid tăng từ 15%
lên 20%.
1.7. Bệnh cá và phương pháp phòng trị bệnh tổng hợp
Theo Carmen Lopez, , bệnh là sự sai khác không bình thường so với trạng
thái sức khoẻ bình thường của động vật thuỷ sản (hay tổ chức sống). Sự
sai khác có thể là: chức năng hay cấu trúc do vậy bệnh không chỉ là yếu tố
lây nhiễm mà còn gồm cả vấn đề về dinh dưỡng và môi trường ảnh hưởng
đến năng suất. Tác hại của bệnh đối với cá nuôi là: Cá chậm lớn, giảm tỷ
lệ sống, gia tăng hệ số thức ăn, làm cá thay đổi màu sắc, thức ăn, làm cá thay
đổi màu sắc, hình dạng, giảm chất lượng thịt cá dẫn đến giảm năng xuất và
hiệu quả kinh tế. Theo Snieszko (1974), bệnh trên động vật thuỷ sản xảy ra khi
kết hợp đồng thời các yếu tố như: mầm bệnh( virus, vi khuẩn, nấm. ký sinh
trùng), vật nuôi ( tôm, cá) và yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, khí độc…).
Trong nuôi thuỷ sản khi đối tượng nuôi bị bệnh thì hiệu quả chữa bệnh thấp,
chi phí cao, do đó, nên áp dụng quy tắc phòng bệnh tổng hợp [14], [15].


13

1.8 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ tăng trưởng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật độ có những ảnh hưởng nhất định
tới tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá và qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất,
do vậy, trong mỗi điều kiện ương nuôi cần xác định được mật độ ương cho phù
hợp.


1.9

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến tốc độ tăng trưởng.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tần suất cho ăn có những ảnh hưởng

nhất định tới tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá và qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả
sản xuất, do vậy, trong mỗi điều kiện ương nuôi cần xác định tần suất cho ăn
cho phù hợp.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu


×