Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe người tại khu vực mỏ đá ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.33 KB, 117 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________

NGUYỄN ĐÌNH ĐỀ

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI
TẠI KHU VỰC MỎ ĐÁ Ở HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số:
60.42.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN NGỌC HỢI

Vinh, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đã được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý
thầy cô trường Đại Học Vinh, Trung tâm kiểm định chất lượng thực
phẩm-môi trường Trường Đại Học Vinh, Trung tâm Y tế huyện Quỳ
Châu, UBND Xã Châu Hạnh, UBND Xã Châu Hội, UBND Xã Châu Tiến,
Trạm Y tế Xã Châu Hạnh, Trạm Y tế Xã Châu Hội, Trạm Y tế Xã Châu
Tiến, Bệnh viện đa khoa Quỳ Châu, Huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An.


Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ban Giám hiệu trường Đại Học Vinh, Phòng đào tạo sau đại học
Trường Đại Học Vinh, Bộ môn Sinh lí người và động vật- Khoa Sinh học,
Trường Đại Học Vinh, Bà con nhân dân ba xã Châu Hạnh, Châu Hội và
Châu Tiến, công nhân Công ty TNHH Thiên Sơn và Công ty TNHH Tùng
Cường tại Huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ sự cảm động sâu sắc và xin chân thành
cảm ơn thầy giáo PGS . TS Nguyễn Ngọc Hợi – chủ nhiệm chuyên ngành
Sinh Học Thực Nghiệm, GĐ Trung tâm Môi trường và Phát triển nông
thôn Trường Đại Học Vinh, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.
Cuối cùng xin được biết ơn sự hi sinh, động viên của gia đình và sự
giúp đỡ tận tình của bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn./.
Vinh, ngày 17 tháng 10 năm 2012


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………….i
MỤC LỤC………………………..................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………….............iv
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………...……………...v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………...…….vii

MỤC LỤC.............................................................................................................ii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1

1.Lí do chọn đề tài..............................................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.......................................................................................................2

TỔNG QUAN.......................................................................................................3
1.1 Môi trường và ô nhiễm môi trường..............................................................................................3
1.1.1 Khái niệm..............................................................................................................................3
1.1.2. Vài nét về tình hình ô nhiễm môi trường trên Thế giới và Việt Nam....................................3
1. 2. Ô nhiễm môi trường do khai thác đá..........................................................................................6
1.3. ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do khai thác đá lên sức khoẻ con người............................8
1.3.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do khai thác đá .............................................................8
1.3.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do khai thác đá..............................................................13
1.3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước do khai thác đá .................................................................27
1.3.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất do khai thác đá ....................................................................29

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................32
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu................................................................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................33
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu......................................................................................................33
2.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn.......................................................................................33
2.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng các khí, tiếng ồn, bụi lơ lửng trong môi trường không
khí ................................................................................................................................................34
2.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng các chỉ tiêu môi trường nước và môi trường đất.........34
2.2.5. Phương pháp xác định các chỉ số sinh lí..............................................................................34


iii
2.2.6. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu huyết học...............................................................35
2.2.7. Phương pháp xử lí số liệu..................................................................................................35
2.4. Thời gian thực hiện đề tài..........................................................................................................37


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.....................................................38
3.1. Thực trạng về sự ô nhiễm môi trường tại xã Châu Hạnh và Châu Tiến, huyện Quỳ Châu..........38
Biểu đồ 3.1. So sánh độ ồn tại hai khu vực khai thác đá ở xã Châu Hạnh và xã Châu Tiến...............39
Bảng 3.2. Tiếng ồn (dBA) tại các thời điểm trong ngày ở khu vực dân cư xã Châu Hội, xã Châu Hạnh
và xã Châu Tiến.................................................................................................................................40
Biểu đồ 3.2. So sánh tiếng ồn trong ngày của xã Châu Hội, Châu Hạnh và Châu Tiến.......................42
Bảng 3.3. Hàm lượng bụi lơ lửng trong ngày tại khu dân cư xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội và
tại mỏ khai thác đá xã Châu Hạnh và xã Châu Tiến...........................................................................43
Biểu đồ 3.3. Hàm lượng bụi lơ lửng tại khu vực mỏ và vùng dân cư các xã Châu Hội, Châu Hạnh,
Châu Tiến..........................................................................................................................................44

Bảng 3.4. Hàm lượng các khí ở khu dân cư xã Châu Hạnh,Châu Tiến, Châu Hội
và mỏ đá xã Châu Hạnh, Châu Tiến....................................................................45
Biểu đồ 3.4. Hàm lượng các khí ở khu dân cư xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội và mỏ đá xã Châu
Hạnh, Châu Tiến...............................................................................................................................46
Bảng 3.5. Hàm lượng một số kim loại trong đất ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội...................48
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu hóa sinh nước và hàm lượng một số kim loại trong nước ở xã Châu Hạnh,
Châu Tiến, Châu Hội.........................................................................................................................49
3.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do khai thác đá lên một số chỉ tiêu sinh lí ở người dân
quanh mỏ khai thác đá và công nhân mỏ khai thác đá tại xã Châu Hạnh và Châu Tiến, huyện Quỳ
Châu.................................................................................................................................................51
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu tim mạch ở nam tuổi 10-50 ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến và xã Châu Hội. 52
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu tim mạch ở nữ tuổi 10-50 ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến và xã Châu Hội....55
Biểu đồ 3.5. So sánh một số chỉ tiêu tim mạch của cư dân và công nhân mỏ xã Châu Hạnh, Châu
Tiến và xã Châu Hội..........................................................................................................................59
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu hô hấp ở nam tuổi 10-50 ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến và xã Châu Hội...61
Biểu ðồ 3.6. So sánh một số chỉ tiêu hô hấp của nam cý dân và công nhân ở xã Châu Hạnh, Châu
Tiến và Châu Hội...............................................................................................................................66
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu sinh lí máu của cư dân và công nhân mỏ ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến và
xã Châu Hội.......................................................................................................................................71

Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu bạch cầu ở nam xã Châu Hội..................................................................74
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu bạch cầu ở nam xã Châu Hạnh, Châu Tiến,Châu Hội và công nhân mỏ
khai thác đá......................................................................................................................................75


iv
3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do khai thác đá đến sức khỏe của người dân và công
nhân mỏ khai thác đá xã Châu Hạnh và Châu Tiến, huyện Quỳ Châu...............................................78
Bảng 3.18. Một số bệnh thường gặp ở người dân tuổi 16-50 đang sống tại xã Châu Hạnh và Châu
Tiến...................................................................................................................................................79
Bảng 3.20 Một số chứng thường gặp ở người dân tuổi 16-50 đang sống tại xã Châu Hạnh và Châu
Tiến...................................................................................................................................................92
Bảng 3.21 Một số chứng thường gặp ở người dân tuổi 16-50 đang sống tại xã Châu Hạnh, Châu
Tiến và Châu Hội...............................................................................................................................93

KẾT LUẬN.........................................................................................................95
PHỤ LỤC


v iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
BYT
BCTT
BCƯT
BCƯK
BC Mono
COPD


Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Bộ Y Tế
Bạch cầu trung tính
Bạch cầu ưa toan
Bạch cầu ưa kiềm
Bạch cầu Mono
Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính)
Đêxiben
Hemoglobin
Hematocrit
Huyết áp
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Hằng số sinh học
Quy chuẩn Việt Nam
Read Blood Cell
Số lượng
Số lượng bạch cầu
Số lượng hồng cầu
Trung bình
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam về tiếng ồn
Tần số
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
White Blood Cell

dBA
Hb
Hct

HA
HATT
HATTr
HSSH
QCVN
RBC
SL
SLBC
SLHC
TB
TCCP
TCVN5945-1995
TS
TCVSLĐ
WBC
WHO (World
Tổ chức Y tế thế giới
Health Organization)


vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tiếng ồn (dBA) tại nơi khai thác đá, đường giao thông, xưởng nghiền đá ở
xã Châu Hạnh và Châu Tiến

38

Bảng 3.2. Tiếng ồn (dBA) tại các thời điểm trong ngày ở khu vực dân cư xã Châu Hội,

xã Châu Hạnh và xã Châu Tiến.................................................................................. 40
Bảng 3.3. Hàm lượng bụi lơ lửng trong ngày tại khu dân cư xã Châu Hạnh, Châu
Tiến, Châu Hội và tại mỏ khai thác đá xã Châu Hạnh và xã Châu Tiến.................... 43
Bảng 3.4. Hàm lượng các khí ở khu dân cư xã Châu Hạnh,Châu Tiến, Châu Hội và
mỏ đá xã Châu Hạnh, Châu Tiến 45
Bảng 3.5. Hàm lượng một số kim loại trong đất ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu
Hội.............................................................................................................................. 47
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu hóa sinh nýớc và hàm lýợng một số kim loại trong nýớc ở xã
Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội.............................................................................. 48
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu tim mạch ở nam tuổi 10-50 ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến và
xã Châu Hội................................................................................................................ 50
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu tim mạch ở nữ tuổi 10-50 ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến và xã
Châu Hội.................................................................................................................... 53
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu tim mạch của cư dân và công nhân mỏ tại xã Châu Hạnh,
Châu Tiến và Châu Hội.............................................................................................. 55
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu hô hấp ở nam tuổi 10-50 ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến và
xã Châu Hội................................................................................................................ 58
Bảng 3.11. So sánh một số chỉ tiêu hô hấp ở nữ cư dân và công nhân xã Châu Hạnh,
Châu Tiến và xã Châu Hội.......................................................................................... 60
Bảng 3.12. So sánh một số chỉ tiêu hô hấp ở nam của cư dân và công nhân xã Châu
Hạnh, Châu Tiến và xã Châu Hội............................................................................... 62


vii
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu sinh lí máu cư dân và công nhân ở xã Châu Hạnh, Châu
Tiến và Châu Hội........................................................................................................ 65
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu sinh lí máu của cư dân và công nhân mỏ ở xã Châu Hạnh,
Châu Tiến và xã Châu Hội.......................................................................................... 67
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu bạch cầu ở nam xã Châu Hạnh và Châu Tiến.................69
Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu bạch cầu ở nam xã Châu Hội.......................................... 70

Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu bạch cầu ở nam xã Châu Hạnh, Châu Tiến,Châu Hội và
công nhân mỏ khai thác đá......................................................................................... 72
Bảng 3.18. Một số bệnh thường gặp ở người dân tuổi 16-50 đang sống tại xã Châu
Hạnh và Châu Tiến..................................................................................................... 75
Bảng 3.19. So sánh một số bệnh thường gặp ở người dân tuổi 16-50 đang sống tại xã
Châu Hạnh, Châu Tiến và Châu Hội

76

Bảng 3.20. Một số chứng thường gặp ở người dân tuổi 16-50 đang sống tại xã Châu
Hạnh và Châu Tiến..................................................................................................... 88
Bảng 3.21. Một số chứng thường gặp ở người dân tuổi 16-50 đang sống tại xã Châu
Hạnh, Châu Tiến và Châu Hội.................................................................................... 89


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. So sánh độ ồn tại hai khu vực khai thác đá ở xã Châu Hạnh và xã Châu
Tiến.......................................................................................................................... 39
Biểu đồ 3.2. So sánh tiếng ồn trong ngày của xã Châu Hội, Châu Hạnh và Châu
Tiến.......................................................................................................................... 42
Biểu đồ 3.3. Hàm lượng bụi lơ lửng tại khu vực mỏ và vùng dân cư các xã Châu
Hội, Châu Hạnh, Châu Tiến.................................................................................... 44
Biểu đồ 3.4. Hàm lượng các khí ở khu dân cư xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội
và mỏ đá xã Châu Hạnh, Châu Tiến........................................................................ 46
Biểu đồ 3.5. So sánh một số chỉ tiêu tim mạch của cư dân và công nhân mỏ xã Châu
Hạnh, Châu Tiến và xã Châu Hội........................................................................... 56
Biểu ðồ 3.6. So sánh một số chỉ tiêu hô hấp của nam cý dân và công nhân ở xã

Châu Hạnh, Châu Tiến và Châu Hội....................................................................... 62


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường đã và đang trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại và được cả thế
giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới đặc biệt là khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương, môi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi hủy hoại
nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên,
làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.
Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường thì sự ô nhiễm do công nghiệp,
giao thông, sinh hoạt, nông nghiệp gây nên những vấn đề trầm trọng đối với hệ sinh
thái toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, ennino, lanina, các tai biến môi trường làm các
thành phố, khu vực ngập chìm trong khói bụi, lũ lụt, hạn hán... ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe của con người và gây nên nhiều bệnh tật cho con người.
Kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường cùng
với sự mở mang các đô thị mới, sự phát triển công nghiệp đã và đang nảy sinh những
vấn đề về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và sức khỏe con người. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về vật liệu xây dựng như xi
măng, đá, gạch....là vô cùng lớn. Để đáp ứng lại nhu cầu đó của đất nước các mỏ khai
thác đá, sản xuất gạch ngói,...ngày càng mở rộng [2], [4], [5].
Ở Nghệ An, vùng được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều nguồn tài nguyên khoáng
sản, địa hình phức tạp, có vùng núi cao ở phía tây, vùng trung du và đồng bằng ven
biển. Chính vì thế nền công nghiệp khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác đá vôi
phát triển mạnh, có rất nhiều nhà máy và cơ sở khai thác được mở ra [2], [12]. Tuy
vậy, việc quản lý và đánh giá tác động của nó tới môi trường và sức khỏe con người
chưa được tiến hành chặt chẽ nên đã ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, đặc biệt là
môi trường đất, nước, không khí và hơn thế nữa là ảnh hưởng tới sức khỏe và cấu trúc

bệnh tật của con người.
Máu là môi trường trong cơ thể đảm bảo cho việc duy trì sự sống ở mức độ tế
bào và mô; máu đem lại dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến tất cả mọi nơi trong cơ


2
thể, đảm bảo sự cân bằng nước, các chất khoáng, lượng kiềm toan; máu tham gia điều
hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể. Máu chuyên chở các chất cặn bã, chất độc đến da,
phổi, thận để thải ra ngoài.
Cơ thể người được ngăn cách với môi trường bởi ba loại màng là da, biểu mô của
hệ tiên hóa và biểu mô của hệ hô hấp. Sự hấp thụ các chất từ môi trường vào cơ thể
qua ba con đường: tiếp xúc, qua hô hấp và qua tiêu hóa, sau đó các chất được vận
chuyển vào máu qua mạng lưới mao mạch phế nang, mao mạch dạ dày ruột và mao
mạch dưới da, nó ảnh hưởng tới các chỉ số sinh lí, huyết học và cấu trúc bệnh tật của
cơ thể.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có một số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của
môi trường tới sức khỏe con người như ở nhà máy xi măng Hoàng Mai, nhà máy sắn
INTIMEX, nhà máy xi măng Anh Sơn... Nhưng trên địa bàn huyện Quỳ Châu quá
trình khai thác đá ở các mỏ đá diễn ra mạnh nhưng vẫn chưa được đánh giá tác động
của nó lên môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Chính vì vậy để góp phần vào
đề án môi trường của tỉnh Nghệ An, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Ảnh
hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe người tại khu vực mỏ
đá ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm do khai thác đá gây ra gồm môi trường đất, nước,
không khí ở huyện Quỳ Châu – tỉnh Nghệ An.
- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý, huyết học và cấu trúc bệnh tật của cư dân sống
quanh khu vực mỏ khai thác đá và công nhân làm việc tại mỏ khai thác đá.
- Bước đầu đánh giá những ảnh hưởng của môi trường lên các chỉ tiêu sinh lí,

huyết học và cấu trúc bệnh tật của cư dân sống quanh khu vực mỏ khai thác đá và
công nhân làm việc tại mỏ khai thác đá.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên [19].
1.1.1.2 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành
độc hại.
Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như hoạt
động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão . . . Hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong
công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt [19].
1.1.2. Vài nét về tình hình ô nhiễm môi trường trên Thế giới và Việt Nam
1.1.2.1 Ô nhiễm không khí trên thế giới
Môi trường không khí đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề. "Trong những
năm gần đây ở các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp của thế giới không khí
đã bị ô nhiễm bởi bồ hóng và các loại khí khác như SO 2, NO2, H2S,SO3, CH3 CHO,
C6H6 thậm chí một phần thủy ngân kim loại chì, phenol và các chất hóa học khác ở
dạng bụi". Đó là kết luận của F. F. Daivitaia. [42], [49].
Theo tài liệu của ủy ban khoa học về các vấn đề môi trường (SCOPE) và
chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) thì mỗi năm 1978 , 1980, 1982 thế

giới thải ra 220 tấn CO, 146 triệu SO2, 600 triệu tấn NO2 và đặc biệt là CO2: 1,4-1,7 tỷ
tấn [10], [20].


4
Người ta ước tính hàng năm có khoảng 1.000 - 2.600 triệu tấn bụi bay vào khí
quyển trong đó có 800 - 2.200 triệu tấn có nguồn gốc từ thiên nhiên;
200 - 400 triệu tấn bụi công nghiệp. Tổ chức y tế thế giới công bố từ những năm 80
trở lại đây tất cả các thành phố trên Trái Đất độ ồn đã tăng 1 - 1,5 lần. Theo nghiên
cứu của X.W. Kalexnil: ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp độ ồn tăng 80
- 110 dBA [13], [27].
Hiện nay loài người cũng đã nhận thức được tác hại của ô nhiễm môi trường đã
và đang sẽ tiến hành nhiều biện pháp cải tạo bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, việc
này chỉ diễn ra ở đa số các nước phát triển, còn các nước đang phát triển do hạn chế về
nhận thức, kinh tế nên vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Do đó vấn đề toàn
cầu là bức tranh môi trường thế giới vẫn chưa có gì sáng sủa [8].
1.1.2.2 Ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam mặc dù việc thực hiện chính sách và pháp luật về
bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành quan tâm nhưng tình trạng ô nhiễm
môi trường không khí ở nước ta nơi xa thành phố, xa khu công nghiệp và xa đường
giao thông như: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), làng Vạn Phúc, vườn Bách
Thảo, đền Ngọc Sơn (Hà Nội), khu dân cư ở thị xã Rạch Giá (Kiên Giang), thị xã Mỹ
Tho (Tiền Giang), thị xã Cà Mau, hồ Tĩnh Tâm (Huế), trạm Thủ Đức, sân bay Tân Sơn
Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), bãi du lịch (Vũng Tàu), trạm mưa axít (Lào Cai). . .là
có nồng độ bụi lơ lửng trong không khí dưới hoặc xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép. Theo
thông tin quốc tế ta thấy rằng nồng độ bụi ở nước ta lớn hơn rất nhiều so với đô thị các
nước trong khu vực [17], [38].
Theo nghiên cứu của nhóm Phạm Thị Nga, Lê Văn Đức, Nguyễn Duy Duyệt,
Lê Việt Thành nghiên cứu tại trung tâm Địa chất và khoáng sản biển, cũng nhận thấy
rằng trong quá trình khai thác có sự Ô nhiễm nặng nề về môi trường, đặc biệt về môi

trường không khí [2], [3], [25].
Trong hội nghị khoa học mỏ Quốc Tế - 2010 [5], [20], [26]. Công nghiệp mỏ
tiên tiến vì sự phát triển bền vững, PGS. TS Hồ Ngọc Giao (Hội khoa học và công
nghệ mỏ Việt Nam) và TS Mai Thế Toàn (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) cũng nhận


5
định khai thác mỏ góp phần đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước… Tuy
nhiên quá trình hoạt động của nó không tránh khỏi gây ra những tổn thất về môi
trường ở mức độ khác nhau. Các tác giả đã chỉ ra sản lượng đất đá, các thành phần khí
gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư đô thị vùng có
khoáng sản [60].
Về ô nhiễm khí SO2: nồng độ SO2 trong không khí hầu hết ở các điểm đo thuộc
khu vực dân cư ngoại thành cũng như nội thành của các thành phố trên dưới tiêu chuẩn
cho phép, kể cả những nơi có nồng độ khí CO 2 tương đối lớn là quận Tân Bình (Thành
phố Hồ Chí Minh), khu dân cư ở Long An, khu dân cư ở thành phố Hải Phòng, Biên
Hòa và Vũng Tàu [73].
Nồng độ khí SO2 ở các đô thị và khu vực công nghiệp nước ta năm 1995- 1996
[80], còn nhỏ so với ở các nước trong khu vực năm 1980- 1984. Nhưng qua thông tin
quốc tế thì do quản lý môi trường tốt nên nồng độ khí SO 2 ở các thành phố trên thể
giới hiện nay đã giảm đi rất nhiều so với năm 1980 - 1984.
Về ô nhiễm NO2: chỉ có khu công nghiệp Biên Hòa cũ là ô nhiễm NO 2 (trị số
trung bình ngày là 0,117mg/l gấp 1,8 lần tiêu chuẩn cho phép) [7], tiếp theo là quận
Phú Nhuận (thành phố Hồ Chí Minh), khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) có nồng độ
khí CO2 xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép. Còn lại ở tất cả các điểm đo thuộc khu dân cư hay
khu công nghiệp thuộc các địa phương khác đều có nồng độ NO 2 rất nhỏ và dưới tiêu
chuẩn cho phép, có nơi không phát hiện được [13], [27] .
Theo Nguyễn Văn Quý (1996) [16], trong quá trình khai thác mỏ, các bãi thải,
thải các chất thải rắn làm Ô nhiễm đất nông nghiệp và giảm sút năng suất cây trồng, Ô
nhiễm không khí...

Nghệ An tại thành phổ Vinh: Môi trường không khí ở các nhà máy bia Vinh,
đường Sông Lam, mì VIFON (CO): 0,15 mg/l, (CO2): 0,57-0,77 mg/l, (SO2):
0,013mg/l. Môi trường xung quanh các cơ sở này bị ô nhiễm nhẹ.


6
1. 2. Ô nhiễm môi trường do khai thác đá
Hoạt động khai thác đá như: Khoan khai thác đá khối và khoan tạo lỗ mìn bằng
máy khoan, nổ mìn phá đá, xúc bốc đất đá, xe vận tải đá nguyên khai lên khu chế biến
làm tung bụi trắng trên đường vận chuyển [2], [5], [25], [74].
Hoạt động sàng tuyển và chế biến đá như: Gia công bề mặt đá khối, nghiền
sàng đá bằng tổ hợp nghiền sàng liên hợp công suất 100 m3/h, vận tải đá thành phẩm.
Nguồn các khí độc: Khi mỏ hoạt động ổn định với công suất lớn, hoạt động
của các phương tiện vận chuyển, bồn đựng nhiên liệu và nổ mìn khai thác đá làm
phát sinh các khí độc và phát tán trong không khí CO, NO x, SO2. và một số
hydrocacbon trên toàn bộ khu vực mỏ. Thường xuyên vận chuyển đá nở dời từ
khai trường tới khu vực chế biến và xe chở đá thành phẩm đi giao tới các cơ sở
khác. Ngoài ra hoạt động của các thiết bị thủy lực và diesel trong tổ hợp nghiền
sàng cũng phát sinh các khí này [45].
Khai thác mỏ trong quá khứ và hiện tại đã góp phần đáng kể vào sự phát triển
nền kinh tế của đất nước, tạo .việc làm cho hàng chục vạn lao động, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cũng như trình độ dân trí cho một số cộng đồng dân cư. Tuy
nhiên, quá trình hoạt động của nó không tránh khỏi gây ra những tổn thất về môi
trường ở mức độ khác nhau.
Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải
dưới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người
ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Trong chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất
sulfid - kim loại, chúng có thể tạo thành a xít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại
đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh [9], [72].
Tại Nghệ An, Ở mỏ thiếc Quỳ Hợp, dòng thải của nhà máy được thải trực tiếp

ra một con suối nhỏ gần đó. Các mỏ đá do quá trình đào bới và đổ thải, các khe Bản
sỏi, Khe Mồng, Tổng Huống - là nguồn cấp nước cho nông nghiệp của khu vực, bị xói
lở bờ, bồi lấp dòng chảy, đổi dòng, giảm khả năng tưới từ đó gây ra giảm vụ, giảm
năng suất cây trồng. Khe Nậm Tôn bị đục và bị ô nhiễm trên chiều dài hơn 20 km,
diện tích lên đến 280 ha. Khai thác đá quý ở Quỳ Châu đã làm một số suối và công


7
trình thuỷ lợi bị phá huỷ, các hố khai thác sâu là nơi tích tụ chất thải làm ô nhiễm
nguồn nước [28].
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí có nhiều bụi hoặc có mùi khó chịu,
làm giảm tầm nhìn,. . .Tác nhân gây ô nhiễm không khí là các phần tử bị thải vào
không khí do kết quả hoạt động của con người và gây tác hại đến sức khoẻ. Những
chất Ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển là CO - CO 2, SO2, Cl,
Pb, NO - NO2 Và bụi [68], [77].
Đất đá thải cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về sự
phát thải bụi từ các mỏ trong khu vực gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm
bụi ở khu dân cư vùng có các mỏ đá đang hoạt động. Trên các mỏ thường có mặt với
hàm lượng cao các nguyên tố Cr, Mg, Zn… Các nguyên tố này làm cho bụi mỏ trở nên
độc hại khi hít thở dài ngày [62].
Các máy nghiền đá phần lớn sử dụng động cơ diezen tạo ra tiếng ồn và một
lượng lớn khói dầu và khí CO, như G18 Phước Sơn (Quảng Nam). Bụi từ các quá
trình tuyển quặng. Qua đo đạc trực tiếp tại chỗ, hàm lượng khí CO tại khu vực này
đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép tới 8 lần [62]. Chỉ tiêu về tiếng ồn và nồng độ bụi
trong không khí đều vượt ngưỡng cho phép hàng chục lần, bụi trên các tuyến đường
có xe chở đá thường xuyên qua lại đều chứa các chất gây ô nhiễm như Benzen, SO 2
[69], [77]. Các hoạt động khai thác đá thường sinh ra bụi với khối lượng lớn, gây ô
nhiễm không khí. Bụi đá sinh ra trong hoạt động khai thác và chế biến đá là tác nhân
chính có thể gây ô nhiễm môi trường lao động. Về bản chất, bụi đá là bụi trơ, không

chứa các hợp chất có tính gây độc nào khác, do đó không dẫn đến các phản ứng phụ
trong cơ thể.
Bụi phát sinh hầu như từ tất cả các khâu trong hệ thống khai thác và nghiền
sàng đá. Do tỉ trọng bụi của đất và đá nặng (2,68 - 2,72) nên bụi chủ yếu có nồng độ
cao tại khu vực gần nguồn phát sinh và dễ được sa lắng. Lượng bụi do khai thác và
vận chuyển nội bộ trong mỏ có thể bốc cao 4 - 5m và có thể lan toả đi xa đến vài ba
trăm mét, theo chiều gió tới 500m (riêng nổ mìn thì đám mây bụi có thể bốc cao
1600m và lan toả rất xa). Hầu hết theo số liệu quan trắc được hàm lượng bụi phát thải


8
đều vượt tiêu chuẩn cho phép (từ 1,03 đến 1,97 lần) [10], [24]. Đây là cảnh báo đối với
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tây
trong việc lưu tâm đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Hậu quả nghiêm trọng là ô nhiễm
không khí cục bộ.
Trong quá trình khai thác và chế biến đá, tiếng ồn được gây ra từ các thiết bị
như máy phát điện, các hệ thống máy nghiền, đập đá, các phương tiện vận chuyển, san
ủi, máy khoan sẽ gây tiếng ồn, rung, ảnh hưởng trực tiếp đến người công nhân. Khi ở
gần các máy móc đang vận hành, tiếng ồn đạt từ 90 - 100 dBA, khi nổ mìn tiếng ồn đạt
> 130 dBA và gây nên độ rung trong khu vực [28], [29], [32].
Tiếng ồn và rung tại khu vực sản xuất xen kẽ trong khu dân cư được phép theo
TCVN 5949 là 75dBA vào ban ngày và giới hạn cho phép đối với các loại xe tải, ủi
theo TCVN 5948 - 1995 là 90 dBA [27], [29].
Kết quả đo đạc cho thấy, so với TCVN, tiếng ồn trong khâu khoan, nổ mìn,
nghiền sàng đá gây ảnh hưởng xấu đến người lao động và dân cư vùng lân cận.
1.3. ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do khai thác đá lên sức khoẻ con người
1.3.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do khai thác đá
Theo WHO, sức khoẻ là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể lực, tinh thần
và xã hội (không chỉ là không có bệnh) [9].
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng

trong thành phần không khí, làm cho không khí có nhiều bụi hoặc có mùi khó chịu,
làm giảm tầm nhìn, . . .[28] .
1.3.1.1 Các chất trong môi trường ảnh hưởng cụ thể tới sức khoẻ con người
CO (các bon monoxit): khi hít CO vào, CO sẽ qua thành phế nang, vào máu và
kết hợp với Hb (hemoglobin), làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu gây ra ngạt
thở, nhiễm độc CO thường gây đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, co giật
rồi hôn mê, sút cân.
SO2 (sulfur dioxit) và H2SO4 (axit sulfuric) với nồng độ thấp gây kích thích hô
hấp, với nồng độ cao gây ra bệnh tật và có thể gây chết.


9
NO2 (nitơ oxit): khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể làm chết người chỉ sau
vài phút, nồng độ 15-50 ppm gây nguy hiểm cho tim, phổi, gan sau vài giờ tiếp xúc.
Đây là loại khí gây nguy hại cho nhiều người [7], [26].
Bụi có thể gây ra một số bệnh như: Bệnh phổi nhiễm bụi, bệnh ở đường hô hấp
(viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hen. . .), bệnh ngoài da (khô da, viêm da, trứng
cá), bệnh về mắt viêm giác mạc, viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, có thể gây mù
loà), bệnh đường tiêu hoá (sâu răng, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hoá), thiếu máu, giảm
hồng cầu, . . .[23].
Tại các mỏ đá, các xưởng nghiền đá làm ô nhiễm không khí, nước và tiếng ồn,
bụi đá được tạo ra ở mọi giai đoạn của hoạt động nghiền đá, gây hậu quả nghiêm trọng
là ô nhiễm không khí cục bộ. Điều này có thể gây nguy hại sức khỏe như biến chứng
hô hấp, mắt, mũi và kích thích cổ họng, và ung thư phổi của công nhân.
Hoạt động khai thác khoáng sản đã làm cho không khí bị ô nhiễm do khí thải và
bụi từ các hoạt động khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải và chế biến gây ra. Kết quả kiểm
tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn một số tỉnh cho thấy, tại tất cả các
khâu sản xuất của dây chuyền công nghệ khai thác và chế biên đều gây ra hàm lượng
bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt ở các mỏ than, mỏ đá. Kết qủa kiểm tra ở một
số mỏ cho thấy nồng độ bụi lớn hơn và các vấn đề sức khỏe như tim mạch, phổi, gây

ung thư, hô hấp, viêm phế quản và hen suyễn [18], [30].
Do bị ô nhiễm bụi nên tỉ lệ các bệnh ở hệ hô hấp của công nhân mỏ chiếm tỷ lệ
khá cao so với toàn quốc. Gần một nửa số người mắc bệnh bụi phổi silic trong toàn
quốc tập trung tại các vừng khai thác mỏ. Ngoài ra, các bệnh khác như viêm phế quản
mãn tính chiếm tới 60% lao 4 - 5% [15].
1.3.1.2 Tác hại của bụi do khai thác đá
Trong vòng một năm (2004 - 2005), nhóm điều tra bệnh nghề nghiệp bụi phổi
silic Viện Vệ Sinh Y Tế Cộng Cộng đã tiến hành điều tra hơn một chục doanh nghiệp
khai thác đá tại núi Bà Đen - tỉnh Tây Ninh, 100% các doanh nghiệp đều làm việc
trong một môi trường quá ồn và bụi bặm. Nồng độ bụi toàn phần trung bình tại các


10
công đoạn sản xuất cao cả ở 2 mùa mưa nắng hầu hết đều vượt Tiêu Chuẩn Vệ Sinh
Cho Phép (TCVSCP) từ 1,5 - 3,71 lần [28] .
Nồng độ bụi toàn phần cao nhất tập trung ở khâu khoan đá và xay nghiền.
Ngoài ra, nồng độ bụi hô hấp ở các công đoạn sản xuất cũng rất cao ở cả 2 mùa mưa
nắng, trung bình 16,49 mg/m3 vượt tiêu chuẩn hơn 4 lần. Nồng độ bụi hô hấp hầu hết
các công đoạn sản xuất đều cao, nhiều vị trí sản xuất có nồng độ bụi vượt TCVSCP từ
4 - 10 lần.
Có những giai đoạn khai thác, hàm lượng bụi silic tự do trong bụi hô hấp lên
đến 80 - 90%. Trong khi đó, theo tiêu chuẩn vệ sinh 20% hàm lượng silic trong bụi hô
hấp là nguy cơ gây bệnh rất cao.
Bệnh bụi phổi - silic là một trong các bệnh nghề nghiệp lâu đời nhất cho đến
ngày nay. Hàng năm, vẫn có hàng ngàn người chết vì bệnh này trên khắp thế giới
Bệnh bụi phổi - silic là một bệnh nan y, do người lao động hít phải bụi có chứa
silic tự do. Đây là bệnh tiến triển không hồi phục, thậm chí cả khi đã ngừng tiếp xúc
với bụi. Nếu tiếp xúc với một lượng lớn bụi có hàm lượng silic tự đo cao trong một
thời gian ngắn thì có thể phát sinh bệnh. Bụi silic được phát sinh ra ở những nơi như
các mỏ, khu vực khai thác đá, khu xây dựng, ở các phân xưởng kính, gốm, phân xưởng

mài, phân xưởng nề,.... Phun cát là một trong hoạt động gây nguy cơ cao bị bụi phổi silic. Các thiết bị mài, thậm chí các thiết bị này không chứa silic, nhưng người công
nhân vẫn có thể bị bệnh do sử dụng để mài các vật liệu có chứa bụi silic. Một số hoạt
động khác như là làm sạch cát hoặc làm sạch các chỗ nề bằng thổi khí nén cũng có thể
tạo ra các đám bụi lớn, đây có thể là các nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh bụi phổi - silic gặp ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tiếp xúc
với bụi silic qua đường hô hấp năm này qua năm khác, có thể bị bệnh từ mức độ nhẹ
đến mất khả năng lao động và chết. Bệnh bụi phổi - silic là kết quả của quá trình xơ
hóa phổi. Thể loại và mức độ bệnh phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với
bụi, có thể mãn tính hoặc cấp tính. Diễn biến bệnh bụi phổi - silic thường âm thầm, từ
từ và kéo dài nhiều năm, không thể hồi phục được, bệnh không có thuốc đặc hiệu, chỉ
có thể chữa trị triệu chứng, giúp bệnh nhân bớt khó thở, bớt ho, nhiễm trùng (nếu có).
Về lâu dài khi bệnh nhân bị suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở oxy. Hầu hết bệnh nhân


11
mắc bệnh này đều có triệu chứng chính là khó thở và ho rất nhiều. Triệu chứng ho của
người bị bệnh phổi phụ thuộc vào chính họ và thời tiết (dễ ho khi thời tiết lạnh và ẩm
thấp). Trường hợp những người hút thuốc lá nhiều hay có tiền sử bệnh phổi, thì sẽ ho
thường hơn. Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân sẽ bị sốt nhẹ, khạc đờm nhiều,
đôi khi ho ra máu, tức phần ngực và có cảm giác như ngực bị bó chặt. Người bị bệnh
bụi phổi - silic có thể chết trong vòng 10 - 20 năm sau khi khởi bệnh. Tuy nhiên, bệnh
nhân chết thường không do bệnh bụi phổi - silic mà đa số là do biến chứng của bệnh
như dễ bị bệnh lao, dễ bị viêm phổi, giãn phế quản, viêm phế quản, viêm mủ màng
phổi, tràn khí màng phổi, khí thủng phổi,...[15], [21].
Có hai nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh bụi phổi - silic, đó là nhóm đối
tượng làm việc trong các nhà máy sản xuất về xây dựng, đặc biệt là ở các mỏ đá, bởi vì
các loại bụi này được sinh ra chủ yếu là trên các công trình xây dựng, các mỏ khai thác
khoáng sản, nhà máy sản xuất xi măng, các nhà máy nghiền đá. Nhóm người thứ hai
có nguy cơ mắc bệnh là nhóm người thường xuyên đi lại trên các tuyến đường giao
thông. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh bụi phổi đối với nhóm người này thưởng ít hơn

bởi hàm lượng dioxid silic tự do trên các đoạn đường giao thông thường không cao.
Phát biểu tại Hội thảo quốc tế về y học lao động và vệ sinh môi trường lần 1
(khai mạc chiều 12- 11 tại Hà Nội), viện trưởng Viện Y học lao động và vệ sinh môi
trường Việt Nam Nguyễn Khắc Hải cho biết: Trong sáu tháng đầu năm 2003, 19
phòng khám bệnh nghề nghiệp đã khám trên 20.000 công nhân ở 200 cơ sở có nguy cơ
mắc bệnh cao.
Kết quả có 2.358 công nhân mắc (chiếm 14%) tổng số 18 loại bệnh nghề
nghiệp. Trong đó, các bệnh có số công nhân mắc cao nhất là bụi phổi sức bù phổi
amiăng, viêm phế quản mãn tính, điếc do tiếng ồn. . . [14].
Về tai nạn lao động, trong cùng thời gian trên chỉ tính tại 38 bộ ngành và địa
phương, đã có tổng cộng 1.566 công nhân bị tai nạn lao động, trong đó 262 người tử
vong. Kết quả khám bệnh thường kỳ cho trên 16.300 công nhân cũng cho thấy 7,8%
trong số này sức khỏe yếu (loại 4-5), các loại bệnh tật thường mắc là đường hô hấp, cơ
xương khớp, các bệnh về mắt, tai, tim mạch . . . và hầu hết tỉ lệ công nhân mắc bệnh
đều tăng so với cùng kỳ 2002.


12
Loại bụi này khi tấn công vào phổi sẽ gây ra những vết thương, sau đó tạo
thành những vết chai trên phổi, tạo điều kiện cho các vi trùng có nguy cơ bội nhiễm,
nếu không có các biện pháp bảo vệ và không biết cách tự bảo vệ mình thì rất dễ mắc
bệnh. Mài đá, nghiền đá một trong những nghề dễ dẫn đến bệnh bụi phổi silic.
Có nhiều loại bụi rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người, gây ngộ độc từ từ
khó phát hiện dẫn đến phát sinh nhiều bệnh nghề nghiệp trầm trọng. Đối tượng có
nguy cơ cao là những công nhân đang làm việc trong môi trường: Sản xuất gạch, gốm
sứ thủy tinh, khai thác than, đá, sản xuất bột đánh bóng, các sản phẩm cao su có sử
dụng bột trực làm chất chống dính hay trong các nhà máy xi- măng, đúc thép. . .
Người lao động hít bụi khói lâu dần vào phổi sẽ sinh bệnh, mức độ tùy thuộc vào tính
chất và kích thước của bụi. Chúng ta nên biết, dưới dạng khói là vô số những hạt bụi.
Với loại hạt có đường kính nhỏ hơn 0,1-10 µm khi hít vào ít bị giữ lại ở phổi, nhưng

nếu hít phải những hạt bụi có kích thước lớn hơn 0,1 – 10 μm, bụi sẽ lắng đặng sâu
trong phổi, lâu dần ảnh hưởng đến phế quản và tiểu phế quản. Những hạt bụi mà
đường kính lớn hơn 10 µm sẽ gây viêm đường hô hấp trên, đặc biệt ở mũi họng, đây
cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ viêm mũi dị ứng. Về tính chất,
nguy hiểm hàng đầu của bệnh bụi phổi là bụi Silic; bụi Arsen, chì, Mangan gây ngộ
độc (chủ yếu ở da, tóc, móng); bụi A-mi-ăng có các tác nhân gây ung thư; bụi xi măng
gây kích ứng tại chỗ; bụi bông, vải, sợi gây kích ứng hô hấp, còn bụi phổi silic làm
cho phổi bị xơ hóa lan tỏa, không hồi phục với những triệu chứng: khó thở, tức ngực,
bệnh được phát hiện chủ yếu bằng X- quang.
Bệnh bụi phổi gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, viêm phế
quản mạn, nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi, những biến chứng này tăng lên khi
thời gian tiếp xúc dài, nồng độ bụi càng cao, tỉ lệ dioxid Silic tự do trong không khí
càng nhiều thì bệnh càng nặng.
Ngày nay, khoa học tiến bộ đã hạn chế phần lớn sự lan tỏa bụi sản xuất ra ngoài
không khí như: Sử dụng hệ thống lọc bụi, điều khiển từ xa hay hệ thống khử bụi tĩnh
điện trong các nhà máy xi-măng. Một số khu công nghiệp thay đổi quy trình công
nghệ như làm ẩm, phun nước, che chắn hay bao kín những nơi sản xuất sinh bụi, sử
dụng các vật liệu chứa ít dioxid Silic tự do. Để phát hiện sớm bệnh bụi phổi, người lao


13
động ở môi trường có nguy cơ cao nên thực hiện đúng chế độ khám định kỳ và khám
bệnh nghề nghiệp tại cơ sở y tế người mắc bệnh bụi phổi phải được bố trí làm công
việc khác hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bụi; không sử dụng những người bị bệnh về
đường hô hấp trên, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi làm việc ở nơi có bụi. Ngoài
ra, người lao động phải tuân thủ những quy định về bảo hộ cá nhân tại nơi làm việc,
hạn chế ăn uống tại nơi sản xuất có bụi, nên tiếp xúc thường xuyên với không khí
trong lành.
1.3.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do khai thác đá
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được

sắp xếp một cách không có trật tự, gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh
hưởng đến công việc và nghỉ ngơi. Nói cách khác, tất cả các âm thanh có tần số
lớn, hoặc xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ, cản trở người hoạt động và nghỉ ngơi
đều bị coi là tiếng ồn.
Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe, gây khó khăn cho sự đối
thoại, giảm tập trung vào công việc và giảm sản xuất, tăng tai nạn thương tích. Theo
Viện Quốc gia Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ [33], [40] công nhân tiếp xúc
với âm thanh cường độ 75 dBA trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và trong
tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng thẳng.
Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn là người làm việc nơi yên tĩnh. Họ cũng
hay vắng mặt tại sở làm và tai nạn lao động cũng thường xảy ra. Tuy nhiên cũng có
nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích .thích sự hứng khởi khi đang làm một
công việc có tính cách đơn điệu, đều đều.
Nghiên cứu cho thấy rằng ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực nghiên cứu chủ yếu
là do nổ mìn, khoan, nghiền, bốc, dỡ hàng, máy móc, và vận chuyển. Tiếng ồn do khai
thác đá đang đặt ra vấn đề nghiêm trọng, như các hoạt động này diễn ra rất gần khu
dân cư. Tại các vị trí đặt máy nghiền, sàng, mức ồn cao và thường xuyên lên đến
khoảng 85 - 95 dBA. Mỗi khi nổ mìn sẽ gây tiếng ồn lớn, có thể vượt quá 100dBA và
ảnh hưởng trong phạm vi rộng nhưng không thường, xuyên. Đặc biệt khi nâng công,
xuất khai thá mỏ, đá tần suất xe vận tải tăng sẽ làm gia tăng tiếng ồn tại nơi xúc bốc và
dọc đường vận chuyển [42], [55].


14
 Ảnh hưởng lên sức khoẻ
Trong những năm gần đây, đo lường của các hormone căng thẳng bao gồm
adrenaline, noradrenaline và cortisol đã được sử dụng rộng rãi để nghiên . cứu sự gia
tăng nguy cơ tim mạch của đối tượng tiếp xúc với tiếng ồn. Thay đổi nội tiết dẫn đến
các rối loạn sinh lý đi kèm và là nguyên nhân đầu tiên trong chuỗi các nguyên nhân
gây ra hiệu ứng cho tuyến thượng thận cảm nhận tiếng ồn, hiệu ứng tiếng ồn trong các

hormone của tuyến thượng thận do đó có thể được phát hiện trong các quần thể sau
một thời gian tương đối ngắn tiếp xúc với tiếng ồn. Các hormone của tuyến thượng
thận có thể được sử dựng trong các nghiên cứu tiếng ồn để nghiên cứu cơ chế của các
phản ứng sinh lý với tiếng ồn và xác định các nhóm dễ bị tổn thương [56]. Trong
những tình huống này kích thích giao cảm và nội tiết, nồng độ hormone căng thẳng
trong máu tăng lên. Năng lượng và oxy được huy động để đối phó với căng thẳng
(Ising và Braun, 2000, Spreng, 2000) [36], [74]. Mặc dù không phải là một yếu tố
nguy cơ như vậy (về dịch tễ học), kích thích tố căng thẳng như adrenaline,
norepinephrine và cortisol có thể được xem như là chỉ sô căng thẳng đáng tin cậy
(Vaemes et al., 1982, Grunberg, năm 1990. Baum và Grunberg, 1995) [43], [62], [50].
Chúng là một phần của một hệ thống phức tạp của cơ chế phản hồi tích cực và tiêu cực
ảnh hưởng đến hoạt động của tim, huyết áp, lipid máu, đường huyết và độ nhót máu.
Tất cả những yếu tố nguy cơ sinh học tăng huyết áp, xơ cứng động mạch hoặc nhồi
máu cơ tim (Chrousos năm 1992 , Baum và Grunberg, 1995) [38], [39], [43], [50],
[73], khi xem xét chuỗi nguyên nhân kết quả. Ví dụ như âm thanh (tiếng ồn) - kích thích
sinh lý (các chỉ số căng thẳng) thay đổi trong các yếu tố nguy cơ sinh học - bệnh tật - tỷ
lệ tử vong (Babisch et al, 2001) [44], [67]. ảnh hưởng lâu dài trên hệ thống tim mạch
đặc biệt tập trung trong lĩnh vực này (Anticaglia và Cohen, 1970, Cryer, 1980, Sapolsky
và cộng sự, 1986, Cohen et al, 1995, Babisch, 2000) [33], [42], [43], [62], [63].
Khả năng thu nhận âm thanh của con người có giới hạn nhất định, đạt đến một
ngưỡng cho phép. Nếu âm thanh vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe, cụ thể là thính giác, thị lực và thần kinh. Nếu phải làm việc, học tập ở những
nơi gần đường phố, luôn có tiếng còi xe hơi, tiếng động của máy móc sẽ làm cho người
mệt mỏi, đau đầu thiếu tập trung làm việc, học tập. âm thanh đó chính là tiếng ồn.


15
Tiếng ồn có thể gây ra mệt mỏi, và mức độ mệt mỏi ở mỗi người mỗi khác. Lứa
tuổi thanh thiếu niên có thể nghe nhạc với âm lượng cao trong thời gian dài mà vẫn
thoải mái những đối với những người lớn tuổi chỉ cần nghe vài phút đã cảm thấy mệt

mỏi. Tiếng ồn là những sóng âm phát ra với tần suất và cường độ khác nhau. Tiếng ồn
có thể quấy nhiễu sự yên tĩnh của mọi người, khiến tâm trạng con người bất an,
nghiêm trọng hơn là có thể gây ra ù tai, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa.
 Ảnh hưởng lên cơ quan thính giác
Ảnh hưởng của tiếng ồn lên thính giác đã được biết tới từ thuở xa xưa, khi
người thợ rèn, thợ hầm mỏ hoặc người giật chuông nhà thờ làm việc lâu năm với nghề
của mình. Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn. Tiếng ồn còn có ảnh
hưởng lên trưng tâm thính giác ở não, làm cho các tế bào thần kinh thính giác kém
nhạy .cảm trong việc thu nhận, phân tích, tổng hợp các kích thích âm thanh. Theo nhà
nghiên cứu A.J. Hudspeth, ĐH Y khoa Califomia, sự tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn
mạnh sẽ "đẵn, cắt, gọt" tan hoang những tế bào lông ở tai trong. Các tế bào này sẽ bị
bùng gốc, hủy hoại. Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các đợt sóng âm thanh,
chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát ra. Tiếng động
mạnh cũng gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác, đưa tới điếc tức thì và vĩnh
viễn với cảm giác ù tai. Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây ra mất
thính lực tạm thời, nhưng thường thì thính lực trở lại bình thường sau 16 - 18 giờ khi
không còn tiếng động. ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của
tiếng động và số lượng thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc
vĩnh viễn [41], [47].
Có nhiều khái niệm khác nhau về tiếng ồn. Ở khía cạnh vật lý, đó là một âm
thanh có cấu trúc hỗn tạp, phân bố không theo chu kỳ. Ở khía cạnh sinh lý tiếng ồn là
âm thanh không đem lại bất kỳ thông tin nào cho vỏ não, có cường độ thay đổi đột
ngột, không ổn định không theo quy luật. Về khía cạnh tâm lý, nó là âm thanh không
mong muốn (được phát ra không đúng nơi, đúng lúc), gây khó chịu cho người nghe [76].
Các nhà khoa học trên thế giới đều thống nhất rằng, ngưỡng tiếng ổn vượt quá
85 dBA có thể gây tổn thương cơ quan thính giác, về lâu dài có thể gây điếc. Họ
khuyến cáo, ngưỡng cho phép của tiếng ồn công nghiệp là 85 dBA, ở nơi cư ngụ là 55


16

dBA vào ban ngày và 45 dBA vào ban đêm. Nếu chia theo khu vực thì ngưỡng tiếng
ồn cho phép ở khu trung tâm thương mại là 105 dBA; khu công nghiệp là 75 dBA vào
ban ngày và 70 dBA vào ban đêm; khu yên tĩnh (trường học, bệnh viện) là 50 dBA vào
ban ngày và 40 dBA vào ban đêm [75], [58].
Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn cần được hạn chế trong ngưỡng sau:
Tiếng ồn có cường độ 115 dBA: Dưới 2 phút.
Tiếng ồn có cường độ 110 dBA.. Dưới 4 phút.
Tiếng ồn có cường độ 100 dBA: Dưới 15 phút.
Tiếng ồn có cường độ 95 dBA: Dưới 30 phút.
Tiếng ồn có cường độ 90 dBA: Dưới 1 giờ.
Tiếng ồn có cường độ 85 dBA: Dưới 2 giờ.
Tiếng ồn có cường độ 80 dBA: Dưới 4 giờ.
Tiếng ồn có cường độ 75 dBA: Dưới 8 giờ.
Tiếng ồn có cường độ 70 dBA: Dưới 16-24 giờ.
Tiếng ồn dẫn đến các tổn thương chức năng (gây stress, rối loạn về tim mạch,
tiêu hóa) và thực thể (gây tổn thương tại ốc tai, cơ quan tiếp nhận âm thanh). Nó cũng
tác động đến tâm sinh lý, hành vi ứng xử của con người trong xã hội.
Người ta chia tác hại của tiếng ồn làm 4 mức độ:
Độ 1: Nguy hiểm, đe dọa tính mạng, mất khả năng giao tiếp, điếc vĩnh viễn.
Độ 2: Gây rối loạn chức năng và gây bệnh (stress, điếc có thể hồi phục và điếc
vĩnh viễn).
Độ 3: ảnh hưởng đến khả năng lao động (stress, giảm kỹ năng thao tác
và giao tiếp, mất ngủ).
Độ 4: ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (mất sự yên tĩnh cá nhân, cản trở sự
giao tiếp, giảm thính lực).
*Nguyên nhân của nghe kém


×