Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana bertoni) giống M2 tại xã Nghi Đồng, Nghi Lộc, Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.61 KB, 58 trang )

i

Trờng đại học vinh
Khoa NÔNG LÂM NGƯ
=== ===

NGUYN VN CNG

KHóA LUậN tốt nghiệp
Đề tài:

NH HNG CA CC MC BểN M N S SINH
TRNG, PHT TRIN V NNG SUT CY C NGT
(Stevia rebaudiana) GING M2 TI X NGHI NG,
NGHI LC, NGH AN

ngành: NễNG HC
Lớp: 49K2 Nụng hc

Ging viờn hng dn: ThS. Nguyn Vn Hon


ii
VINH - 2012


iii

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các mức phân bón đạm đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) giống


M2” tại Nghi Hưng, Nghi Lộc, Nghệ An. Là một đề tài hoàn toàn mới do chính
tôi xây dựng nên dưới sự dẫn dắt của thầy giáo hưỡng dẫn.
Các số liệu được đưa ra trong phần kết quả trong khoá luận tốt nghiệp
này là hoàn toàn đúng sự thật và chưa từng được công bố ở một công trình khoa
học nào.
Tôi xin cam đoan những những điều trên là kết quả của chính bản thân
tiến hành nghiên cứu,các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc
Vinh, tháng 5 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Văn Cường


iv
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo Ths.Trần Văn Hoàn,Ths. Nguyễn Tài Toàn đã luôn động viên,khuyến
khích,giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm, cùng tất cả bạn bè khoa Nông
Lâm Ngư và tập thể cán bộ trong công ty cổ phần đầu tư phát triển Stevia Á
Châu đã luôn giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lòng cảm ơn tới bố mẹ, những người thân đã động viên và tạo
mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành khoá luận này
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót,kính mong được sự đóng góp của toàn thể thầy cô giáo và bạn bè
để đề tài được hoàn thiện hơn

Vinh,tháng 5 năm 2012

Sinh viên
Nguyễn Văn Cường


v
MỤC LỤC
Trang

......................................................................................................................i


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Nội dung

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

STT

Năng suất thực thu


LSD0.05

Sai khác có ỹ nghĩa ở mức 0,05


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

......................................................................................................................i


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
......................................................................................................................i
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới phát triển không ngừng ,vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân ngày càng được chú trọng, đặc biệt là hai vấn đề sức khoẻ và thẩm
mỹ. Ngày nay con người đang đối mặt với những thách thức lớn do bệnh tiểu
đường (một căn bệnh nan y của thế giới hiện đại mà vẫn chưa có phương thức
hữu hiệu nào có thể chăn đứng được). Theo nhận định của tổ chức y tế thế giới
(WHO) vào những năm 20 của thế kỉ này,hành năm thế giới phải chi khoảng 425
tỷ USD để phòng và trị bệnh tiểu đường.
Làm thế nào để ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi bệnh tiểu đường đang làm
đau đầu các nhà y học - thực phẩm, và người ta chú ý đến cây Cỏ ngọt. vì từ lá
cây Cỏ ngọt các nhà kỹ nghệ đã chế biến ra đường Rebaudiana (Reb–A), một sản
phẩm có đọ ngọt gấp 300 – 400 lần đường thực phẩm người bình thường nhưng
lại không sinh năng lượng ( No caoriies ). Cây Cỏ ngọt là một trong những cây
có ý nghĩa lớn đối với những căn bệnh trầm kha này.

Lợi thế của cây cỏ ngọt là rất lớn và bao hàm nhiều góc độ khác nhau.
Đây là cây trồng có chu kỳ thu hoach ngắn, vốn đầu tư ban đầu không cao, nhu
cầu thị trường rộng lớn, đầu ra ổn định, điều kiện canh tác đơn giản, hiệu quả
kinh tế cao. Trung bình doanh thu cây cỏ ngọt đạt trên 100 triệu đông/ha/năm.
Bên cạnh đó, đặc tính sinh học của cây trồng có những thuận lợi rất đáng lưu tâm
như:
Giai đoạn tăng trưởng và chu kì phát triển của cây kéo dài trong vòng 3
tháng kể từ đã cho thu hoạch 1 lứa đầu tiên. Cỏ ngọt cho thu hoạch 5-6 lứa trong
năm. Vì thế tính luân chuyển của đồng tiền cũng thuận lợi hơn các cây trồng


ix
khác, đối với những nông dân chăm chỉ sẽ có thu hoạch ổn định và cao hơn hẳn
các cây trồng khác như: Lúa, Ngô, Khoai, Sắn và một số loại mầu khác.
Cây Cỏ ngọt rất dễ thu hoạch, không cần phải mất nhiều thời gian lựa
chọn tường lá một để thu hoạch như chè xanh. Điều cần quan tâm hơn cả là chăm
sóc cây, tưới tiêu nước đầy đủ. Sau khi phơi khô việc thu mua và vận chuyển rất
dễ dàng, đơn giản.
Cây Cỏ ngọt rất ít gặp sâu bệnh, và những vấn đề về bảo vệ thực vật. Điều
này làm giảm rất nhiều chi phí cho phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc là việc kiểm
soát về bệnh của cây.
Kiểm soát sâu hại không phải là vấn đề chính nếu áp dụng đúng quy trình
phủ nilon, sẽ giảm thiểu công lao động và tăng hiệu quả sản xuất.
Cây Cỏ ngọt sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm, đăc biệt là ở giai đoạn trồng cây
và thu hoạch lá khô
Với những tác dụng, tiềm năng lớn như vậy, nên sản phẩm Cỏ ngọt không
chỉ tiêu thụ mạnh trong thị trường nội địa mà còn được thị trường thế giới đặc
biệt quan tâm.
Tại Nghệ an,cỏ ngọt được công ty cp đầu tư và phát triển Stevia Á Châu
đưa vào khảo nghiệm từ tháng 11/2009 tại nghi lộc nghệ an.Qua hơn hai năm

nghiên cứu và khảo nghiệm,cây cỏ ngọt đã cho thấy cỏ ngọt đang dần thích nghi
và phù hợp với điều kiện khí hậu,đất đai của tỉnh nhà
Nghệ An tuy là địa phương đi sau về trồng cây Cỏ ngọt nhưng lại có lợi
thế so sánh so với các địa phương đi trước. Nghệ An có diện tích đất trông hoa
màu tương đói lớn (diện tích đất trồng cây hang năm khoảng 280 ngàn ha), trong
đó diện tích đất trồng màu có khả năng chủ động tưới tiêu ước tính đạt được hàng
ngàn ha
Nghi Lộc,Nam Đàn đã chuyển sang trồng cây cỏ ngọt thay cho hoa màu
cho Với nhiều đặc tính ưu việt như là cây ngắn ngày,chu kì kinh doanh ngắn
khoảng 2 tháng /lứa,chịu thâm canh,chu kì kinh doanh hai năm,kĩ thuật đơn
giản,cỏ ngọt đang ngày càng chiếm được lòng tin của người nông dân,khẳng định


x
được vị thế của mình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.Hiện tại nhiều xã
thuộc huyện Diễn Châu,Hưng Nguyên, thu nhập ổn định trung bình 150 triệu
/ha/năm
Sản lượng và phẩm chất cỏ ngọt được quyết định bởi nhiều yếu tố,trong
đó phân đạm là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất cây cỏ ngọt. Hiện nay quy trình sản xuất cây cỏ ngọt đang từng
bước hoàn thiện,nhằm nâng cao năng suất,và chất lượng cây cỏ ngọt. Để đóng
góp Cho việc nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật trồng cây cỏ ngọt,chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các mức phân bón đạm đến sinh
trưởng,phát triển và năng suất giống cỏ ngọt M2 (Stevia rebaudiana Bertoni)” tại
xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghê An”
2.Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1.Mục đích
Xác định mức bón phân đạm thích hợp cho giống cỏ ngọt M 2 góp phần
hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác của giống này trên đất thịt nhẹ.
2.2.Yêu cầu:

- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất và các chỉ tiêu sinh
lý của giống cỏ ngọt M2 ở các mức phân bón khác nhau.
- Đánh giá mức độ gây hại của các loại sâu bệnh hại trên giống cỏ ngọt M 2
ở các mức bón phân đạm khác nhau.
3.Phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống cỏ ngọt M2 trên đất thịt nhẹ
- Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của giống cỏ ngọt M 2 trên đất thịt nhẹ thuộc xã Nghi Hưng,
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghê An
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của từng mức bón đạm đến khả năng chống chịu
của giống cỏ ngọt M2 với các loại sâu, bệnh


xi
4.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1.Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp một số dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh trưởng, phát triển
và tính chống chịu sâu bệnh cho các công trình nghiên cứu về sau.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm căn cứ khoa học cho việc xác định
lượng phân đạm thích hợp cho cỏ ngọt trồng ở đất thịt nhẹ Nghi Hưng,Nghi Lộc
4.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp người dân có thêm kiến thức đúng
đắn để trồng và chăm sóc cỏ ngọt nhằm đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế khi
mở rộng vùng trồng cây.
- Việc đánh giá mối tương quan giữa các mức bón phân đạm với các yếu
tố cấu thành năng suất và hiệu quả kinh tế là dẫn liệu quan trọng để lựa chọn
công thức bón hiệu quả trong thực tế sản xuất.
- Góp phần vào việc xây dựng quy trình sản xuất cây Cỏ ngọt hoàn chỉnh

mang lại thu nhập cao cho người dân.


xii
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây Cỏ ngọt
1.1.1. Nguồn gốc
Cây Cỏ ngọt thuộc chi Stevia họ cúc Asteraceae (Compositae). Trong hơn
80 loài của chi Stevia chỉ có Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana bertoni) là chứa chất Cỏ
ngọt (Grashoff) và đựơc chuyển thành dạng cây trồng từ năm 1931
Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới
Brazil và Paraguay, ngày nay nhiều nước trên thế giới đã và đang phát triển sử
dụng cây cỏ ngọt trong đời sống hàng ngày. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ
20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát; đến
những năm 70 cỏ ngọt đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước ở Đông Nam Á.
Ví dụ: Năm 1987 sản xuất và sử dụng lá cỏ ngọt ở Nhật Bản là 200 tấn, ở Đài
Loan 200 tấn và Trung Quốc là 1.300 tấn. Ở Việt Nam từ tháng 8 năm 1988 cây
cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây,
Lâm Đồng (Đà Lạt), Đắc Lắc v.v...
Các chất ngọt chiết xuất từ lá cỏ ngọt khô được Công ty RSIT ở Canada
gọi là “chất ngọt hoàng gia” bởi giá trị tuyệt vời của nó. Đây cũng là một công ty
có bản quyền về chế tạo “chất ngọt hoàng gia” mà không gây ô nhiễm môi
trường, không sử dụng hóa chất, sử dụng chất trao đổi ion để phân lập, chiết xuất
và tinh chế các thành phần glucozit tự nhiên của (steviozit).
1.1.2. Đặc điểm nông học
* Hệ rễ: Cỏ ngọt là cây lâu năm có thân rễ khoẻ, ít phân nhánh, mọc nông
từ 0-30cm tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu, tơi xốp, tầng canh tác và mực nước ngầm
của đất. Rễ của cây gieo hạt là hệ rễ cọc, ít phát triển hơn rễ từ cành giâm (hệ rễ

chùm). Hệ rễ chùm lan rộng ở đường kính 40cm, hệ rễ phát triển tốt trong điều
kiện đất tơi xốp đủ ẩm.


xiii
* Thân cành: Cỏ ngọt có dạng thân bụi, chiều cao 60 - 70cm, thâm canh
tốt có thể đạt 80-90cm, phân cành cấp I nhiều, cành cấp I thường xuất hiện từ các
đốt lá cách mặt đất 3 - 10cm (tuỳ vào cách đốn tỉa ở giai đoạn đầu), sau đốn cành
có thể xuất hiện ở các đốt trên thân.
* Lá: Mọc đối từng cặp hình thập tự hoặc mọc cách, mép lá có từ 12 - 16
răng cưa, lá hình trứng ngược, lá trưởng thành dài khoảng 50 - 70mm, rộng 17 20mm.
* Hoa, quả, hạt: Hoa phức, giao phấn khả năng tự thụ phấn thấp. Quả màu
nâu thẫm, năm cạnh khi chín dài 2 - 2,5mm, hạt không có nội nhũ. Cây con gieo
từ hạt sinh trưởng yếu, chậm.
1.1.3. Đặc điểm sinh thái của cây cỏ ngọt
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự trưởng và
phát triển của thực vật nói chung và cây cỏ ngọt nói riêng. Cỏ ngọt Là một cây
trồng nhiệt đới sinh trưởng và phát triển được trong khoảng nhiệt độ từ 10-35 0c,nhưng thích hợp để phát triển thuận lợi là 20-25 0c.Mỗi giai đoạn phát triển yêu
cầu nhiệt độ cũng khác nhau, ở thời kỳ nảy mầm nhiệt độ thích hợp nhất là
200c,khoảng nhiệt độ mà hạt có thể nảy mầm là 15-35 0c.Nếu nhiệt độ cao quá
350c cây sinh trưởng kém
b. Ẩm độ
Cỏ ngọt là cây trồng ưa ẩm,không chịu được ngập úng,ẩm độ thích hợp
khoảng 60-85% lượng mưa trung bình 150- 170mm.Mỗi giai đoạn sinh trưởng và
phát triển khác nhau thì yêu cầu ẩm độ cũng khác nhau,thời kỳ thu hoạch yêu cầu
ẩm độ thấp nhất khoảng 60-70%,thời kì nảy mầm là 70-85%.
c.Ánh sáng
Là cây trồng mẫn cảm tương đối với ánh sáng,ánh sáng có vài trò quan
trọng trong sự tích luỹ steviozit



xiv
d. Đất
Cỏ ngọt sinh trưởng và phát triển tốt trên đất có kết cấu tơi xốp,thoáng khí
và nhiều mùn.Đất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hàm lượng chất ngọt
của lá vì vây cần cung cấp một lượng phân nhất định phù hợp,kết hợp với làm cỏ
xới xáo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tạo môi trường để cây phát triển tốt.Về
PH cỏ ngọt ưa đất trung tính,PH đất 6-7 là thích hợp
e. Nước
Cần cung cấp đủ nước, đảm bảo độ ẩm cây sẽ sinh trưởng tốt, khoẻ, trẻ
lâu, nhiều cành và cho sản lượng thu hoạch cao, ngoài ra còn cho tăng số lần thu
hoạch trong năm. Nếu thiếu nước cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá nhỏ, khả năng
ra cành yếu dẫn đến năng suất thu hoạch giảm. Ruộng trồng bị úng nước cây bị
chết do bộ rễ nhanh chóng bị thối trong điều kiện thừa nước.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên thế giới
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng
cỏ ngọt như một loại nước giải khát. Đến những năm 70, cỏ ngọt đã bắt đầu được
dùng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông
Nam Á..
Chỉ tính trong vòng 6 năm, từ 1998- 2003,sản lượng cây Cỏ ngọt đuợc
tiêu thụ trên thế giới đã tăng lên gần 2 lần (năm 1998 thu nhập về sản lượng ước
tính 20 tỷ USD đến năm 2004 đã tăng lên 32 tỷ USD
Trong đó:
Trung Quốc: Xem cỏ ngọt như 1 loại dược liệu thiên nhiên rất tốt để giúp
làm giảm cân, ăn ngon và tiêu hóa tốt. Nay Trung Quốc là nước trồng nhiều Cỏ
Ngọt Stevia nhất thế giới chiếm tới 75% tương đương 24,000 hectare.
Nhật Bản: Bắt đầu cấy trồng Stevia từ năm 1954; và kể từ năm 1969, khi chính
phủ khuyến nhủ thần dân tránh saccharine hay cyclamate vì có thể dính ung thư

thì lượng tiêu thụ Stevia tăng vọt, chiếm tới 40% thị trường đường! Hiện nay


xv
Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, khoảng 1.000 tấn lá Stevia
mỗi năm, Stevia được dùng cùng khắp, trong các món mắm, kẹo bánh, nước giải
khát, trong đó có Coca Light
Bangladesh: Có diện tích trồng cỏ ngọt là 1.000 ha, với sản lượng 2.500
tấn và năng suất đạt 2.500 kg lá khô/ha/năm
Canada: Cây Stevia cũng được thấy trồng ở các tỉnh bang Alberta, British
Columbia, Ontario và Quebec. Bộ Canh Nông và Thực phẫm Canada củng có
trồng thí nghiệm loại thảo mộc nầy tại nông trại thực nghiệm Delhi (Ontario).
Còn tại các tiệm thực phẫm thiên nhiên ở Canada, liquid stevia ( dịch chiết )
được bán với giá khá đắc, 4 $ chai nhỏ xíu 10ml, mổi khi uống café chỉ cần nhỏ
vào 3 giọt là đủ ngọt rồi.
Kể từ tháng 12 năm 2008, khi FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Y tế
Mỹ) thông qua thủ tục đăng kiểm, công nhận tính hợp pháp đối với sử dụng
Rebaudoside A (một thành phần hoạt tính của cây cỏ ngọt, từ đó sản xuất ra
đường Rebaudiana) trong nhàng thực phẩm và đồ uống tại Mỹ, thị trường tiêu
thụ cỏ ngọt trên thế giới đã bắt đầu tăng vọt. Đến trung tuần tháng 7 năm 2009,
doanh thu từ cây cỏ ngọt đạt mốc 95 triệu đôla, vượt xa con số 21 triệu đôla của
cả năm 2008. Hãng Mintel dự đoán thị trường cây cỏ ngọt có thể vượt quá con số
2 rỷ đôla vào cuối năm 201
Chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2009, Hệ thống Cơ sở dữ liệu vè Sản
phẩm mới toàn cầu của Mintel (GNPD) đã ghi nhận sự ra đời của hơn 110 loại
thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khoẻ làm từ
cây cỏ ngọt. Số sản phẩm mới liên quan tới cây cỏ ngọt đã tăng hơn hai lần chỉ
trong 2 năm 2007, 2008. Những nước có nhu cầu cao trong nghề trồng Cỏ ngọt là
Paranay 4,5 tỷ USD/ năm, Mỹ 3,9 USD/năm, Nhật Bản 3,2 tỷ USD/ năm…..Các
nước ở Đông Nam Á có sản lượng Cỏ ngọt lớn là : Thái Lan, Đài Loan, Trung

Quốc. Riêng thành phố Côn Minh (Trung Quốc) có 200 ha Cỏ ngọt tập trung,
được đầu tư tiến tiến và hiện đại.


xvi
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và sử dụng Cỏ ngọt ở một số nước trên thế
giới.
Sản
Nhật Bản

Nguồn lá Cỏ ngọt (tấn)
Hàn
Đài Loan
Trung

Năm

lượng

1982

(Tấn)
700

200

30

1983


1000

300

1984

1400

1985

Quốc

Các nước

Quốc

khác

200

200

70

30

150

450


70

200

0

200

1000

0

1600

200

0

150

1200

50

1986

1500

200


0

150

1100

50

1987

1700

200

0

200

1300

100

Các nước khác gồm: Paraguay, Braxin, Thái Lan, Malaixia
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt ở Việt Nam
Tại việt Nam cỏ ngọt đã được đưa vào trồng tại các tỉnh Cao Bằng,Hà
Giang,Hà Nội,Hoà Bình,Hưng Yên,Thái Bình,Nghệ An,Lâm Đồng.Kết quả
nghiên cứu.khảo nghiệm sản xuất cho thấy cỏ ngọt phù hợp với thổ nhưỡng và
khí hậu ở Việt Nam,năng suất bình quân 6-9 tấn lá khô/ha.
Từ một vài năm trở lại đây, do nhu cầu dần tăng cao, bán cho thương lái
được giá, nông dân các vùng đã mở rộng diện tích canh tác một cách tự phát.

Tổng cộng diện tích cây Stevia toàn quốc hiện nay vào khoảng trên dưới 40
hecta, phân bố rải rác tại các địa phương như Hoà Bình, Bắc Kạn, Thái Bình và
Hưng Yên. Đây cũng chính là ngưỡng tới hạn của diện tích canh tác do tính hạn
chế của đầu ra thị trường nội địa. Chính vì lý do này mà mặc dù trong năm vừa
qua, các địa phương trồng cây cỏ ngọt có thu nhập rất cao (gấp 6 lần cây lúa và
màu) nhưng cũng không thể nhân rộng diện tích canh tác.


xvii
Nhằm xây dựng đề án để phát triển cây cỏ ngọt để phát triển lợi thế có sẵn
của nước ta bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đồng ý và đề nghị hiệp
hội giống cây trồng Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng của bộ,như
cục trồng trọt vụ khoa học công nghệ môi trường,trung tâm khuyến nông quốc
gia và một số đơn vị chuyên môn xây dựng đề án nghiên cứu sản xuất,chế biến
tiêu thụ cỏ ngọt theo hướng công nghệ cao tại Việt Nam
Một số nghiên cứu về cây cỏ ngọt.
Bảng 1.2 Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến năng suất
(Thanh Trì, 1992)
Khoảng

Năng suất
NS

cách
Năm
Cm x
cm
1992 30x30
30x15
30x30(2)

1993 25x25
30x30
35x20

NS khô

NS lá khô

Mật độ

xanh

(Cây/m2)

g/m2

g/m2

tấn/ha

g/m2

tấn/ha

13
24
20
16
13
15


1674,0
1882,3
1386,8
1900,0
1659,0
1905,0

251,1
281,3
208,0
296,7
253,1
295,2

2,5
2,8
2,1
2,9
1,5
2,9

150,7
169,4
124,8
175,4
155,4
169,1

1,5

1,7
1,2
1,7
1,6
1,7

* Tỷ lệ chất xanh là 14-15% ; ** Tỷ lệ lá/ thân là 60%.
Nguồn: Lê Thị Thảo 2001
Trên cơ sở kết hợp với tài liệu đã công bố, thí nghiệm với các mật độ
trồng khác nhau đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy (số liệu bảng 9) : đối với
đất có độ phì trung bình, Cỏ ngọt trồng với mật độ 15-16 cây /m 2 cho hiệu quả
cao nhất.
- Chiều cao thu hoach đến năng suất
Bảng1. 3 Ảnh hưởng của chiều cao thu hoạch đầu lên năng suất Cỏ ngọt
(kg/m2 )
Lần nhắc
Công thức

I

II

III

Trung bình


xviii
I.Cắt cao 10cm


0,52

0,52

0,41

0,49

II.Cắt cao 10cm

0.48

0,51

0,45

0,48

III.Cắt cao 20cm

0,39

0,51

0,43

0,44

IV.Cắt cao 25cm


0,43

0,36

0,35

0,38

V. Tuốt lá

0,75

0,15

0,18

0,17

Về chiều cao tạo tán khi thu hoạch lần thứ nhất cũng đã có nhiều kết quả
nghiên cứu trên thế giới cho thấy : Cỏ ngọt nếu thu lần đầu cách mặt đất 1520cm thì những lứa sau vừa cho thu hoạch cao mà tỉ lệ cây chết giảm. Nghiên
cứu của chúng tôi cũng nhận được kết quả tương tự, được chỉ ra ở số liệu của
bảng 10.
Qua số liệu thu được cho thấy, ở Việt Nam, Cỏ ngọt nên thu hoạch ở độ
cao cách mặt đất ở lứa thu đầu tiên 10-20cm sẽ cho tỷ lệ ra chồi cao, số cây chết
sau thu hoạch là ít nhất
Hiện đã có một số

công ty như công ty cổ phần phát triển stevia

venture,công ty cổ phần đầu tư phát triển stevia Á Châu đầu tư phát triển tại Việt

Nam và kết quả rất khả quan
1.2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đầu tháng 11/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Stevia Á Châu
triển khai dự án “Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trồng cây Cỏ ngọt làm dược liệu
xuất khẩu tại xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”. Qua trồng khảo
nghiệm cây Cỏ ngọt rất thích hợp với chất đất, khí hậu cũng như địa hình vùng
đồi núi Nghi Đồng (Xuân Thông, 2010 - Báo công an Nghệ An) [12].
Sau gần 2 năm kể từ khi tiến hành dự án thì hiện nay diện tích trồng cây
Cỏ ngọt đã không chỉ dừng lại ở xã Nghi Đồng mà mở rộng vùng nguyên liệu ở
các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, các xã khác thuộc huyện Nghi Lộc. Theo
thống kê cả công ty CP đầu tư phát triển Stevia Á Châu: Huyện Nam Đàn được
trồng ở các xã như Nam Anh (20 sào), Nam Thanh (14 sào) và thử nghiệm trồng
2 sào trên đất phù sa ven sông Lam ở xã Hồng Long. Tại Hưng Nguyên, có xã
Hưng Yên Nam và Hưng Yên Bắc đã dưa vào trồng và cho hiệu quả cao. Sau khi


xix
tiến hành dự án ở xã Nghi Đồng với diện tích 6 ha thử nghiệm thì đến nay, các xã
thuộc huyện Nghi Lộc cũng đã bắt đầu đưa vào trồng sản xuất như: Nghi Lâm
(4 sào), Nghi Phương (2 sào) và Nghi Hưng (9 sào).
Tính đến tháng 6/2011 thì diện tích ở các huyện trong tỉnh như sau:
Bảng 1.4. Diện tích trồng Cỏ ngọt ở các huyện trong tỉnh Nghệ An
Huyện
Diện tích

Nghi Lộc

Nam Đàn

Hưng Nguyên


Viện KHKT

135
36
64
80
(Sào)
(Nguồn: Phòng nguyên liệu - Công ty CP đầu tư, phát triển Stevia Á Châu)
Không chỉ dừng lại ở đó, khi mô hình được nhân rộng đến các vùng

nguyên liệu và thấy rõ hiệu quả của việc trồng cây Cỏ ngọt thì nhiều xã thuộc các
huyện như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành cũng đang và sẽ đưa cây Cỏ ngọt
vào sản xuất thay thế các loại cây trồng khác.
Có thể nói Cỏ ngọt là một loại cây có rất nhiều tiềm năng và cũng là loại
cây triển vọng thay thế đường hóa học trong tương lai. Việc cây Cỏ ngọt đã có
mặt tại Nghệ An sẽ hứa hẹn cho chúng ta thêm một loại hàng hóa có giá trị kinh
tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho bà con
nông dân.
1.3. Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà luận văn cần nghiên cứu,
giải quyết.
1.3.1. Những vấn đề còn tồn tại
Cỏ ngọt đang trong giai đoạn kháo sát,thử nghiệm và bước đầu đưa vào
trồng theo hướng sản xuất do vậy mà quy trình kỹ thuật còn chưa đầy đủ,hoàn
thiện.Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng,nghiên cứu về liều lượng bón phân còn
rất hạn chế.
1.3.2. Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.
Để hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng cây cỏ ngọt đề tài tập trung nghiên
cứu :
Nghiên cứu ảnh hướng của phân đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng

suất cây cỏ ngọt ở lứa thu hoạch đầu tiên


xx
Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón đạm đến tình hình sâu bênh hại
cây cỏ ngọt


xxi
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Vài trò của phân đạm
Thông thường trong đất có hai nguồn phân đạm dễ hút đối với cây trồng
là đạm amoniac và nitrat. Nói chung những dạng đạm khoáng cây hút rất nhanh
và chuyển thành những dạng đạm hữu cơ
Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân đơn cung cấp chất đạm cho cây
Đạm giữ vài trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ,thúc đẩy nhanh
quá trình đẻ nhánh,giúp cho chồi, cành lá phát triển,làm lá có kích thước to,xanh,
quang hợp mạnh và làm tăng năng suất cây trồng.Phân đạm cần cho cây trong
suốt quá trình sinh trưởng,đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh, nhất là các
loài rau ăn lá
Thiếu đạm cây trồng sinh trưởng còi cọc,đẻ nhánh kém,ít phát triển mầm
non,phân cành ra lá đều kém, lá nhỏ, trên lá già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng
nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tuỳ thuộc vào mức độ thiếu
đạm. Cây ra hoa kết quả muộn,ít hoa,ít quả, khả năng tích luỹ các chất có đạm,
bột đường đều kém.
Tuy nhiên nếu bón nhiều đạm cho cây sẽ có tác dụng ngược lại : cây lớn
nhanh, đẻ nhánh nhiều, phân nhánh nhiều, lá phát triển quá mức, bộ rễ phát triển

kém,thân non mềm.Đó là hiện tượng “lốp cây”, cây dễ bị đổ,chậm ra hoa,hoa ít
và khó đậu quả,quả không chắc, củ khó hình thành vì tinh bột tích luỹ về củ
chậm,nhiều rễ đực,ít rễ củ. Mặt khác bón nhiều đạm làm tăng mức độ nhiễm sâu
bệnh do màu sắc xanh đậm của lá thu hút bướm đến đẻ trứng, lá mềm sâu dễ đục,
nấm bệnh,vi khuẩn đễ xâm nhập
Khi bón đạm cần lưu ý một số điểm sau : Bón đúng lúc vào thời kì cây
sinh trưởng mạnh nhất. Bón đúng liều lượng và cân cân đối với lân, kali. Bón


xxii
phải kết hợp với xem xét thời tiết, khí hậu, không bón lúc trời đang mưa, ngập
nước. Bón kết hợp với làm cỏ,sục bùn, bón phân đạm làm nhiều đợt dể tránh bị
rửa trôi hay bay hơi mất đạm
Để đảm bảo cho cây trồng cho năng suất cao, trước hết phải đảm bảo cân
đối phân hữu cơ và phân hóa học trong chế độ phân bón, như thế mới tạo được
môi trường đất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và duy trì được kết cấu đất,
đảm bảo cho đất có tính chất vật lý tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc hút dinh
dưỡng của cây.
Qua đó cần xác định ảnh hưởng của từng tỷ lệ phân bón lên khả năng sinh
trưởng, phát triển, sâu bệnh hại và năng suất cây Cỏ ngọt để nâng cao hiệu quả
kinh tế.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Cỏ ngọt là cây trồng hoàn toàn mới, qua khảo nghiệm cho thấy đây là loại
cây trồng khá phù hợp điều kiện thổ nhưỡng ở Nghệ An. Hiện nay, tại xã Nghi
Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã trồng thử nghiệm và bước đầu đưa vào
sản xuất thay thế các loại cây hoa màu. Nhằm nâng cao năng suất cây trồng và
đạt hiệu quả kinh tế cao góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho địa
phương đem lại thu nhập cho bà con nông dân. Việc nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật trồng làm tăng năng suất cây Cỏ ngọt như phân bón là rất cần thiết. Đây là
loại cây lấy đường, dùng thân lá làm sản phẩm, do đó việc nghiên cứu ảnh hưởng

của các mức bón đạm là phù hợp với thực tiễn sản xuất.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân 2012 trên đất thịt nhẹ tại xã
Nghi Hưng– huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An.
2.2.2. Thời gian:
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12-3/ 2012
2.3. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu


xxiii
* Cây Cỏ ngọt Stevia, giống M2: Đặc điểm của giống M2: Cỏ ngọt là cây
đa niên bán nhiệt đới, thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Là một trong số
154 loại Cỏ ngọt thuộc họ Stevia. Cây mọc thành bụi, lúc trưởng thành cao
75cm, thân và cành tròn có nhiều lông mịn. Bản lá dài 5-7cm, có mép hình răng
cưa. Hoa nhỏ màu trắng, lưỡng tính, tụ họp thành đầu trắng ở ngọn thân. Chất
ngọt tập trung trong lá. Lá già, ở dưới thấp chứa nhiều chất ngọt hơn lá non ở
phía trên cao.
* Thời gian sinh trưởng của giống: Giống được ươm trong vườn ươm
khoảng 15-18 ngày, sau khi đưa ra ruộng trồng có thời gian 75-90 ngày là có thể
thu hoạch lứa đầu tiên, mỗi năm thu hoạch khoảng 5-6 lần.
2.3.2. Vật liệu nghiên cứu
Phân bón : phân NPK.đạm urea,kali,phân bón lá,vôi bột
Thước đo chiều dài
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.4.1 Công thức thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức và 3 lần nhắc lại
Khối lượng phân bón quy thành ha
Công thức nền: phân chuồng 30 tấn,phân + 600 kg NPK(16:16:8) + 80 kg

đạm + 600 kg vôi bột
Công thức I : nền + 0 đạm
Công thức II : nền + 20 kg
Công thức III : nền + 40 kg
Công thức IV : nền + 60 kg
Công thức V : nền +80 kg
2.4.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo RCB (khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh) với 5
công thức và 3 lần nhắc lại
- Tổng số ô thí nghiệm là 15
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 1.2m x 8,3 m = 10m2


xxiv
- Tổng diện tích là 15 x 10 = 150m2
- Thí nghiệm được bố trí như sau:
Ia

Va

IIa

IIIa

IVa

IIb

IIIb


Ib

Ivb

Vb

IVc

IIc

Vc

Ic

IIIc

Trong đó: I, II, III, IV, V là công thức thí nghiệm
a, b, c là các lần nhắc lại
2.4.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng
2.4.3.1. Làm đất:
Đất tiến hành thí nghiệm cần: Cày bừa kỹ, san phẳng, nhặt sạch cỏ dại
đảm bảo đất tơi xốp, thoáng khí.
Lên luống : Sau khi làm đất xong tiến hành lên luống, chia làm 15 ô thí
nghiệm.
Luống Dài : 8,3m
Rộng :1, 2m
Cao: 0,2m
Rãnh : 0,3m
2.4.3.2. Mật độ
Mật độ: 160 cây/10 m2

Khoảng cách: 25cm x 25cm (cây cách cây 25cm và hàng cách hàng
25cm)
2.4.3.3. Phân bón:
Bón lót : toàn bộ( phân chuồng + Vôi bột) khi làm đất
Sau khi vét luống bốn thêm 25kg NPK(16:16:8)/ sào rồi đảo đều
Bón thúc: Lần 1: Sau trồng 10-15 ngày, lượng bón: 2kg Đạm Ure/sào,
cách bón: hòa đạm vào nước và tưới vào gốc cây


xxv
Lần 2: Sau thúc đạm 15 ngày, lượng bón :5kg NPK(16:16:8)/ sào, cách
bón: Rải phân quanh mép lỗ nilon, tuyệt đối không bón phân sát gốc hay cho
phân vương vào lá.
2.4.3.4. Phương pháp trồng:
Dùng dụng cụ đục thủng nilon theo khoảng cách đã định
Dùng khui đảo tơi đất trong lỗ rồi tạo lỗ đặt cây vào và lấp đất vào lỗ
ngang bề mặt nilon
Trồng cây ở độ sâu bằng 1/3 chiều cao của cây con.
2.4.3.5. Chăm sóc:
Chăm sóc ngay sau khi trồng:
Ngay sau khi trồng cần tưới nước đẫm cho cây, trong 7 ngày đầu cần duy
trì cho đất luôn ở trạng thái ẩm ướt (độ ẩm từ 80-85%). Dùng thùng doa tưới cho
cây một ngày 1-2 lần hoặc có thể lấy nước vào 1/2 rãnh đối với ruộng không phủ
nilon
Sau trồng 2 ngày phun phân bón lá và thuốc trừ nấm cho cây để kích thích
rễ cây phát triển và kháng nấm bệnh cho cây, nên phun vào buổi sáng sớm hoặc
chiều mát và phun ướt mặt lá. Sử dụng phân bón lá ĐT 502 (sản phẩm phân bón
lá của Bình Điền)
Trong 10 ngày sau cấy cần tiến hành kiểm tra cây con và cấy bổ sung để
đảm bảo số lượng và mật độ cây trồng.

+ Chăm sóc cây con:
Giai đoạn cây con được tính từ sau khi trồng đến khi thu hoạch sản phẩm
lần đầu, thường khoảng 2-2,5 tháng
Bấm tỉa: Sau trồng 7-10 ngày (tuỳ vào tình hình sinh trưởng của cây)
Mục đích: Tạo hình thái sinh trưởng phát triển của cây
Kỹ thuật: Đối với cây có mầm mới mọc lên từ các bộ phận dưới mặt
đất, tiến hành bấm bỏ thân chính sát mặt đất. Đối với cây không có mầm
mới mọc lên từ các bộ phận dưới mặt đất bấm bỏ thân chính để lại 2 cặp lá
dưới cùng sát mặt đất.


×