Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Ảnh hưởng của các mức protein trong thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của Cá vược (Lates calcarifer Bloch, 1790) giai đoạn cá giống trong môi trường nước ngọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN TRONG
THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ VƯỢC (LATES CALCARIFER BLOCH,
1790) GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG TRONG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC NGỌT (TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM
NƯỚC NGỌT HƯNG NGUYÊN – KHOA NÔNG
LÂM NGƯ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

VINH – 2012
1


LỜI CẢM ƠN.
Để thực hiện thành công đề tài này, ngoài sự nỗ lực vượt bậc của bản
thân, tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy các cô,
các cá nhân, tập thể.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo hướng dẫn
của mình là giảng viên Ths. Lê Minh Hải, người thầy đã định hướng và
hướng dẫn tận tình, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn các thầy các cô trong khoa Nông
Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu trong hơn 4 năm học tập tại trường vừa qua.


Tôi xin chân thành cảm ơn ban cán bộ công tác trên Trại Thực nghiệm
NTTS nước ngọt tại Hưng Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi về cơ sở
vật chất cũng như hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh, chị, em, bạn bè và
bố mẹ tôi, những người đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt
quãng thời gian đã qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 7 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Mạnh Cường

2


MỤC LỤC
1. 1.1.4. Khả năng thích ứng với môi trường...............................................................8
2. 2.4.5. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed conversion rate)...............................23

3


Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Cá Vược (Lates calcarifer Block,1790) còn gọi là cá Chẽm là loài cá ăn
thịt, được nuôi trong lồng và các ao đầm nước lợ, nước ngọt cũng như nước mặn.
Việc đưa cá Vược vào nuôi rộng rãi là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử
dụng trên một đơn vị diện tích mặt nước, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường
và đa dạng hoá đối tượng nuôi trồng thủy sản. Và góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản.

Cá Vược (Lates calcarifer) là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt ngon và là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Cá Vược có thể nuôi ở cả môi trường nước ngọt,
nước mặn và nước lợ. Cá Vược là loài phân bố rộng tại các vùng biển nhiệt đới và
cận nhiệt đới.
Tại Việt Nam, cá Vược có nhiều ở vùng vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền
Trung và vùng biển Nam Bộ. Là loài có giá trị thương phẩm cao nên cá Vược
được nuôi nhiều ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia…
Ở Việt Nam, cá Vược được đưa vào nghiên cứu, thử nghiệm sinh sản nhân
tạo từ những năm 1994. Việc sinh sản thành công giống cá Vược đã tạo điều kiện
cho các địa phương ven biển như Vũng Tàu, Cà Mau, Thái Bình, Quảng Ninh…
đưa cá vào nuôi đại trà. Ở Nghệ An, cá Vược cũng đã được nuôi tại một số địa
phương như Quỳnh Lưu, Diễn Châu từ khá lâu. Thực tế cho thấy đây là loài thủy
sản thích ứng tốt với tất cả các môi trường mặn, lợ và ngọt, dễ nuôi, chi phí đầu tư
thấp, cho giá trị kinh tế khá cao và được thị trường ưa chuộng.
Hiện nay, nuôi cá Vược chưa thực sự phổ biến trong nghề nuôi thủy sản
nước ngọt do tầm hiểu biết của ngư dân nuôi ngọt về loài này là khá hạn chế. Mặt
khác, đây là loài cá dữ ăn thịt nên thức ăn là vấn đề lớn mà nghề nuôi cá Vược
phải đương đầu. Cá tạp vẫn là nguồn thức ăn thường được dùng cho nuôi cá Vược,
đây là loại thức ăn gây ô nhiễm môi trường, có thể chứa nguy cơ mang mầm bệnh
lại không chủ động trong quá trình nuôi.

4


Trong các trại sản xuất giống, một số nơi vẫn còn sử dụng cá tạp làm nguồn
thức ăn cho cá giống. Những nơi khác lại sử dụng các loại thức ăn công nghiệp
dành cho các loài động vật thủy sản khác như thức ăn cho tôm, hay thức ăn của
các loài cá khác để cho ăn, giá trị dinh dưỡng không phù hợp ảnh hưởng đến tốc
độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Vược giống.
Mặc dù cá Vược là đối tượng ương nuôi thành công trong môi trường nước

ngọt nhưng chưa xác định được công thức thức ăn phù hợp trong khẩu phần ăn. Vì
vậy việc tìm ra và sử dụng các công thức thức ăn phù hợp sẽ giúp người nuôi chủ
động nguồn thức ăn khi nuôi cá Vược.
Để phát triển nuôi đối tượng này bền vững thì cần thiết phải nghiên cứu
xác định nhu cầu dinh dưỡng làm cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp, chủ động
được thức ăn, qua đó tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của
các mức protein trong thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Vược
(Lates calcarifer Bloch, 1790) giai đoạn cá giống trong môi trường nước
ngọt”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của các mức protein trong thức ăn đến sinh trưởng và
tỷ lệ sống cá Vược trong môi trường nước ngọt, từ đó góp phần xác định mức
protein phù hợp trong thức ăn cho cá Vược.
- Làm cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá Vược.

5


Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành :

Chordata

Lớp :

Osteichthyes

Bộ :

Perciformes
Họ :

Centropomidae
Giống :

Lates

Loài :

Lates calcarifer Bloch, 1790

Tên tiếng Việt: Cá Vược trắng, cá Chẽm.
Tên tiếng Anh: Seabas.
Tên địa phương khác: Tiếng Nhật: Akame
Tiếng Anh khác: Giant sea perch, white sea bass
Tiếng Trung: Maan cho.

Hình 1.1. Hình thái cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1790)

6


1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá Vược (Lates calcarifer) có thân dài dẹt, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu
nhọn, nhìn bên lõm về phía lưng và lồi phía trước vây lưng. Miệng rộng hơi so le,
hàm trên chồm tới phía sau mắt, răng dạng lông nhung, không có sự hiện diện của
răng nanh. Mép dưới của xương trước nắp mang có gai cứng, nắp mang có một gai

nhỏ và một vẩy bên có răng cưa trước đầu đường bên. Vây lưng có 7 – 9 gai cứng
và 10 – 11 tia mềm, tia vây ngực ngắn và tròn có các rãnh răng cưa cứng và ngắn
phía trên gốc, vây lưng và vây hậu môn có vảy bao phủ, vây hậu môn có 3 gai và
7 – 8 tia mềm, vây đuôi tròn, vẩy dạng lược rộng. Màu sắc cá Vược thay đổi theo
2 giai đoạn: giai đoạn còn nhỏ cá màu ôliu ở trên, màu bạc ở 2 bên và bụng, giai
đoạn trưởng thành cá có màu xanh lá cây hay xanh nước biển ở trên và màu bạc ở
dưới. Trên cơ thể và vây không có những đốm tròn hoặc những vệt sắc tố.
1.1.3. Đặc điểm phân bố



Phân bố theo địa lý :
Cá Vược phân bố ở vùng cận nhiệt đới và vùng nhiệt đới thuộc tây Thái

Bình Dương, Ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 50 0 đông đến 1600 tây, vĩ tuyến 260
bắc đến 250 vĩ tuyến nam, cá Vược còn tìm thấy khắp phía bắc Châu Á đến tận
Đông Châu Phi.



Phân bố theo sinh thái :
Cá Vược là loài rộng muối có thể sống ở các vùng nước mặn, lợ, ngọt, cá

có tính di cư xuôi dòng. Cá thành thục thường được tìm thấy ở các đầm hồ nước
lợ, các vùng cửa sông nơi có độ mặn cao và ổn định (30 – 32‰), độ sâu từ 10 –
15m.
Cá Vược trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2 – 3 năm) trong các thủy
vực nước ngọt như: sông, hồ nơi nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng trưởng
nhanh, thường đạt cở 3 – 5 kg sau 2 – 3 năm. Cá trưởng thành 3 – 4 tuổi di cư từ
vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển nơi có độ muối dao động 30 – 32‰

để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó. Cá đẻ trứng theo chu kỳ trăng
(thường vào lúc khởi đầu của tuần trăng hay lúc trăng tròn) vào lúc buổi tối (6 – 8
7


giờ) và thường cá đẻ đồng thời với thủy triều lên. Điều này giúp trứng và ấu trùng
trôi vào vùng cửa sông. Nơi đó, ấu trùng sẽ phát triển và di chuyển ngược dòng để
lớn. Hiện tại, đều chưa biết là cá trưởng thành có đi ngược dòng không, hay chúng
giữ giai đoạn còn lại cuối đời sống ở biển.
Smith (1965) ghi rằng, một số cá thể sống cả vòng đời trong nước ngọt nơi
chúng lớn lên đến cở 65cm dài và khối lượng 19,3kg. Tuyến sinh dục của những
cá đó thì không phát triển. Trong môi trường nước lợ, cá Vược đạt chiều dài 1,7cm
được tìm thấy ở vùng Indonesia – Úc (Weber và Beaufort, 1936).
Vòng đời của cá Vược được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bãi sinh sản
(độ mặn 30 – 32‰)

Bãi sinh trưởng

Bãi sinh trưởng của cá con

(Thủy vực nước ngọt lợ)

(độ mặn 25 – 30‰)

1.1.4. Khả năng thích ứng với môi trường
- Độ mặn: Cá Vược là loài rộng muối, cá có thể sống được ở độ mặn từ 0 –
32‰ thậm chí 45‰. Nhưng khoảng thích hợp nhất cho cá Vược phát triển là 20 –
25‰.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích ứng cho cá Vược phát triển 26 – 320C, thích hợp nhất

từ 28 – 310C, nếu nhiệt độ giảm xuống 200C thì cá chậm lớn và có tỷ lệ sống thấp.
- Độ pH: Độ pH thích hợp cho cá Vược phát triển là 7 – 9 tốt nhất là từ 7,5
– 8,5, pH từ 5 – 7 và 9 – 11 kéo dài thì sinh trưởng kém và có khả năng không sinh
sản, pH < 4 và pH > 11 thì cá sẽ chết.
- Oxy hòa tan: Hàm lượng oxy hòa tan (DO) thích hợp cho cá Vược phát
triển lớn hơn 4mg/l, ở phạm vi từ 1 – 4mg/l thì ảnh hưởng không tốt đến tốc độ
tăng trưởng của cá.

8


1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Vược là loài cá dữ, ăn mồi sống và có khả năng ăn thịt đồng loại, đặc
biệt là giai đoạn 10 – 100mm tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau là cao nhất. Chúng có thể ăn
được con mồi có chiều dài bằng 60 – 70% chiều dài cơ thể chúng (Schip, 1996).
Do vậy, không nên nuôi ghép loài cá Vược với các đối tượng khác, phải thường
xuyên phân cỡ khi nuôi chúng. Ngoài tự nhiên, thức ăn của cá Vược là các loài cá
nhỏ, tôm, cua, động vật thân mềm và mực. Giai đoạn nhỏ (cỡ 10 – 100mm) cá ăn
khoảng 20% thực vật phù du (chủ yếu là tảo khuê), 80% là động vật phù du và cả
tôm, cá nhỏ. Khi cá trên 200mm thì ăn 100% mồi động vật (Kungvanij et al,
1994). Trong điều kiện nuôi, cá con từ khi mở miệng đến cỡ 2cm cho ăn luân
trùng và ấu trùng Artemia, cá giống sau giai đoạn chuyển đổi thức ăn cho đến cỡ
trưởng thành, cá có thể ăn tốt cá loại thức ăn tổng hợp dạng viên hay thức ăn là cá
tạp (Kungvankij et al.,1994; Boonyatatpalin & Williams, 2002; Glencross, 2006;
Curnow et al, 2006).
Cá Vược là loài cá dữ nên có nhu cầu Protein trong thức ăn tổng hợp tương
đối cao, với cá giống yêu cầu mức protein thô trong thức ăn từ 40 – 50%, giai
đoạn nuôi thương phẩm từ 40 – 45% (Boonyatatpalin & Williams, 2002).
Ở nước ngoài hầu hết cá Vược nuôi được cho ăn thức ăn viên tổng hợp,
mặc dù cá tạp vẫn được sử dụng trong một số khu vực do có giá rẻ hoặc có sẵn

hơn so với thức ăn dạng viên tổng hợp. Cá ăn cá tạp được cho ăn 2 lần/ngày, cho
ăn lượng 8 – 10% khối lượng cơ thể khi cá khoảng 100g và giảm xuống còn cho
ăn từ 3 – 5 % khối lượng cơ thể khi cá hơn lớn hơn 600g. Vitamin và khoáng tổng
hợp có thể được thêm vào các cá tạp với tỷ lệ của 2%, và cám gạo hoặc tấm có thể
được thêm vào để giảm chi phí thức ăn. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của thức
ăn là cá tạp rất cao, thường khác nhau khoảng từ 4 – 8. Cá ăn thức ăn viên tổng
hợp thường được cho ăn 2lần/ngày trong những tháng ấm hơn và cho ăn 1lần/ngày
trong mùa đông. Trang trại lớn hơn sử dụng các hệ thống cho ăn tự động, trong
khi đó các trang trại nhỏ hơn có thể cho ăn bằng tay. Trong điều kiện thử nghiệm,
cá đã đạt được FCRs là 1 – 1,2. Nhưng trong điều kiện nuôi thực tế FCR đạt 1,6 –
9


1,8 là bình thường. FCR thay đổi theo mùa, thường tăng lên hơn 2,0 trong mùa
đông.
1.1.6.Đặc điểm sinh sản và phát triển của cá Vược
Đặc điểm nổi bậc trong việc sinh sản của cá Vược là có sự thay đổi giới
tính từ cá đực thành cá cái sau khi tham gia lần sinh sản đầu tiên và đây được gọi
là cá Vược thứ cấp. Tuy nhiên, cũng có những cá cái được phát triển trực tiếp từ
trứng và được gọi là cá cái sơ cấp. Chính vì thế trong thời gian đầu (1,5 – 2 kg)
phần lớn là cá đực, nhưng khi cá đạt 4 – 6 kg, phần lớn là cá cái.
Thông thường, rất khó phân biệt giới tính ngoại trừ vào mùa sinh sản, có
thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Mõm cá đực cong, cá cái thẳng.
- Cơ thể cá đực thon hơn cá cái.
- Khối lượng cá đực nhỏ hơn cá cái.
- Bụng cá cái to hơn cá đực vào mùa sinh sản.
Trong vòng đời của cá Vược có sự chuyển đổi giới tính, giai đoạn đầu hầu
hết là cá đực, sau đó trải qua ít nhất một lần sinh sản thì chuyển đổi thành cá cái.
Phần lớn những cá có kích thước lớn hơn là cá cái, ngoài tự nhiên sự chuyển đổi

giới tính thường được phát hiện khi cá đạt cỡ tuổi 7 + và kích thước khoảng 90cm.
Tuy nhiên trong điều kiện nhân tạo kích thuớc này có thể nhỏ hơn. Mặc dù vậy
trong quần đàn vẫn một số ít cá thể phát triển trực tiếp thành cá cái hoặc cá đực mà
không trải qua giai đoạn chuyển đổi giới tính.
1.1.6.1. Tuổi và kích thước thành thục
Cá Vược trong tự nhiên thường thành thục ở tuổi 3 + – 4+ và khối lượng 3 –
6 kg. Nhưng trong điều kiện nuôi nhốt thì kích thước của chúng có thể nhỏ hơn, vì
trong điều kiện nuôi nhốt thì chúng ta có thể áp dụng quy luật tổng nhiệt để nuôi
cá thành thục sớm hơn và có thể dùng các chất khoáng, chất vitamin… Để kích
thích sự thành thục của cá nuôi trong ao. Cá cái thành thục tốt thì kích thước dao
động từ 0,4 – 0,5 mm, trứng thường có màu vàng rơm và có giọt dầu để giúp trứng
nổi trong nước.
10


1.1.6.2. Mùa vụ và sức sinh sản
Cá Vược sinh sản quanh năm nhưng mùa vụ đẻ chính từ tháng 4 – 8. Cá đẻ
thành nhiều đợt trong tuần. Cá thường đẻ trứng theo chu kỳ trăng (thường vào lúc
khởi đầu của tuần trăng hay lúc trăng tròn) vào lúc buổi tối (6 – 8 giờ) và thường
cá đẻ đồng thời với thủy triều lên.
1.1.6.3. Sức sinh sản
TheoWongsomnuk và Maneewongsa, 1976 cá Vược có khối lượng 5,5 –11kg
cho 2,1 –7,1 triệu trứng. Anon, 1975 cho rằng cá có khối lượng 12kg cho 7,5 triệu trứng,
cá có 19,5kg cho 8,5 triệu trứng và cá 22kg cho 17 triệu trứng.
1.1.6.4. Phát triển phôi và ấu trùng
Trứng được thụ tinh có đường kính khoảng 0,8mm. Sau khi thụ tinh 30 –
40 phút trứng bắt đầu phân cắt, sự phân chia tế bào tiếp tục 15 – 20 phút/lần và
trứng phát triển tế bào trong vòng 3 giờ. Phôi được phát triển qua các giai đoạn:
phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh, phôi mầm. Sự phát triển phôi diễn ra trong môi
trường nước, ở điều kiện nhiệt độ 28 – 30ºC, độ mặn 30 – 32‰, sau 18 giờ trứng

nở thành cá bột. Sự phát triển của phôi chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
như: nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng… Ở giai đoạn này, đến khi cá nở mà nhiệt độ môi
trường nước quá cao hoặc quá thấp hay có các tác động cơ học mạnh thì khi trứng
nở sẽ có tỷ lệ dị hình cao (Kungvankij et al., 1994; Schipp, 1996).
Ấu trùng nở có chiều dài dao động từ 1,2 – 1,65 mm, có giọt dầu nằm ở
phía trước noãn hoàng làm cho cá mới nở nổi theo chiều thẳng đứng hay lệch 45º
so với mặt phẳng ngang. Sau 3 ngày, noãn hoàng sẽ bị sử dụng hết, giai đoạn này
cá mở miệng, bắt đầu cử động hàm, ấu trùng bắt đầu sử dụng thức ăn từ bên ngoài.
Giai đoạn ấu trùng cá có màu đen hoặc sẫm, giai đoạn cá hương cá có màu sáng
bạc, có khả năng bơi lội và bắt mồi chủ động.
1.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá Vược trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới

11


Cá Vược lần đầu tiên được nghiên cứu sản xuất giống thành công ở Thái
Lan vào những năm 1971 (Wongsomnuk và Maneewoongsa) bằng phương pháp
vuốt trứng những cá bố mẹ chín muồi sinh dục đánh bắt được từ tự nhiên.
Đến năm 1973, Wongsomnuk và Maneewoongsa tiếp tục thành công khi
tiêm hormone kích thích đàn cá nuôi đẻ tự nhiên trong bể.
Tới năm 1981, Kungvankij đã thành công trong việc kích thích cá Vược đẻ
bằng điều khiển các yếu tố môi trường và phát hiện ra những quy luật thay đổi của
các điều kiện môi trường cần thiết cho sự đẻ trứng tự nhiên.
Từ đó, quy trình sản xuất giống cá Vược ngày càng được hoàn thiện và lan
rộng ra nhiều nước trên thế giới như: Philippine, Indonexia, Malayxia, Singgapore,
Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Australia,…
Việc sản xuất giống cá Vược ở Malayxia được tiến hành đầu tiên tại Viện
nghiên cứu nghề cá Glugor – Penang vào năm 1982. Ở Philippine là vào tháng
3/1983, lần này kỹ thuật sản xuất được cải tiến và đơn giản hóa nên dễ sử dụng và

đã đạt hiệu quả cao hơn.
Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu về nhu cầu protein của cá Vược
được công bố trên các tạp chí, Sakaraset al.(1988) ước tính hàm lượng protein thô
khẩu phần cho cá Vược chưa trưởng thành là 50%. Các nghiên cứu sau đó cho
thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng cao nhất đạt được với mức protein 45%
(Sakaras etal.,1989). Mức protein tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của cá
Vược đã được ghi nhận trong khoảng 40 đến 45% (Wong và Cho, 1989).
Về nhu cầu các acid amin thiết yếu của cá Vược: Colosoet al.(1993) công
bố nhu cầu tryptophan của các Vược giai đoạn trưởng thành là 0,5% protein khẩu
phần. Yêu cầu đối với methionine, lysine và arginine có lần lượt là 2,24% – 4,5%
– 5,2% và 3,8% khẩu phần protein (Millamena năm 1994, Rimmer et al, 1998).
Ngoài ra, Boonyaratpalin et al, (1990) đã chỉ ra sự tập trung quá mức của tyrosine
trong khẩu phần ăn của cá Vược có thể dẫn đến những vấn đề về thận. Như vậy,
cần phải có nhiều nghiên cứu kỹ hơn để hiểu được nhu cầu các amino acid và mối

12


tương quan của chúng như thế nào là điều rất cần thiết cho sự phát triển tối ưu của
cá Vược.
Nghiên cứu của Catacutan và Coloso (1995) cho thấy cá Vược có thể phát
triển thích ứng với khẩu phần ăn chứa 42,5% protein thô (CP)với tỷ lệ protein
thô/năng lượng tiêu hóa (DE) khoảng 30,7mg CP/kJDE, tương ứng với năng
lượng tổng số 25,2mg CP/kJGEhoặc 27,1mg DP/kJDE. Williams và Barlow
(1999) chứng minh rằng với khẩu phần ăn 42% DP và 15,5 kJDE sẽ cho hệ số
chuyển hóa thức ăn (FCR) và nguồn dự trữ nitơ tối ưu nhất. Hai ông đề nghị công
thức tối ưu cho sự sinh trưởng cá Vược theo DP là 26,7 mg/kJDE hoặc 24,5
mg/kJGE. Những kết quả này phù hợp với các giá trị của CP lần lượt là25,8
mg/kJGEvà 25,2 mg/kJGE theo Tubongbanua (1987) và Catacutan và Coloso
(1995). Một nghiên cứu gần đây của Williams etal.(1999) cho thấy mức protein

phù hợp là 55% CP và 20kJ DE/g sẽ kích thích sự tăng trưởng tiềm năng của cá
Vược giai đoạn trưởng thành. Những kết quả này chỉ ra rằng khẩu phần ăn với
mức protein và năng lượng tương đối cao có thể góp phần nâng cao tỷ lệ sinh
trưởng của cá Vược so với việc áp dụng khẩu phần ăn chuẩn với 45% CP và
15,5kJ DE/g.
Giống với các loài cá ăn thịt khác, cá Vược có thể tiêu hóa tốt các thành
phần thức ăn có nguồn gốc trên cạn (Hajenetal,1993; Gomes etal,1995;Gaylord và
Gatin, 1996), Pongmaneerat và Boonyaratpalin (1995) nghiên cứu và thấy rằng
hỗn hợp đậu nành và ngô với tỷ lệ 5:3 có thể thay thế 25% protein trong khẩu
phần ăn của cá Vược Châu Á trưởng thành mà không có bất cứ ảnh hưởng xấu nào
đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cá Vược. Tương tự với nghiên
cứu đó, Boonyaratpalin et al, 1998 đã chỉ ra rằng có gần 37% lượng protein từ
nguồn cá của khẩu phần ăn dành cho cá Vược có thể được thay thế bởi dung môi
chiết xuất đậu nành mà không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động bình thường.
Nghiên cứu của Williams et al.(1999) cũng chỉ ra rằng nguồn thức ăn bột thịt có
thể thay thế cho bột cá trong khẩu phần ăn cá Vược mà không gây ra bất kỳ tác hại
về sự tăng trưởng nào cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn hay chất lượng bữa ăn
13


của chúng. Williams vàBarlow (1999) đã chứng minh một hỗn hợp gồm bột thịt và
bột máu khô với tỷ lệ 5,5 : 1 có thể được sử dụng nhằm thay thế bột cá trong quá
trình sinh trưởng phát triển của cá Vược mà không làm thay đổi sự tăng trưởng, hệ
số FCR hay tỷ lệ sống của chúng. Có thể áp dụng công thức thức ăn như sau:
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi hay viên khô ép đùn có khả năng
chìm chậm chứa 50% protein và 20% lipid. Nên cho ăn 2lần/ngày với cá có khối
lượng 20 – 100g và 1lần/ngày với cá đạt khối lượng lớn hơn 100g.
- Các loại cá tạp tươi hay đông lạnh: cho ăn với hàm lượng 2% khối lượng
cơ thể, 3lần/tuần. Bổ sung thường xuyên Vitamin và dầu cá trước mỗi lần cho cá
ăn.

1.2.2. Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về cá Vược ở Việt Nam được tiến hành đầu tiên là nghiên
cứu của Mai Đình Yên (1979) và tiếp sau đó là của Nguyễn Nhật Thi (1991) về
đặc điểm hình thái, phân bố, đặc điểm sinh học và đánh giá nguồn lợi cá Vược.
Năm 1994, Võ Ngọc Thám và ctv tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh
học sinh sản của cá Vược tại đầm Nha Phu – Khánh Hòa. Tác giả đã khẳng định
các điều kiện môi trường sống của đầm Nha Phu rất thuận lợi cho cá hoàn thành
vòng đời của mình. Tác giả cũng đã xác định được một số bãi đẻ của cá Vược là
nơi có độ sâu 5 – 6m, độ mặn 30 - 33‰, nhiệt độ 28 – 32ºC. Cá thường xuất hiện
vào mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 8), hoạt động sinh sản mạnh vào các tháng 4, 5
và 6 mùa sinh sản sẽ kéo dài đến mùa mưa.
Năm 2000, Nguyễn Duy Hoan và Võ Ngọc Thám đã thực hiện thành công
đề tài về nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống cá Vược (lates calcarifer) tại
Khánh Hòa. Các tác giả đã đưa ra được quy trình sản xuất giống nhân tạo và ương
nuôi cá Vược từ giai đoạn cá bột lên cá giống. Thành công này giúp cho nghề nuôi
cá Vược ở Việt Nam bước thêm một bước tiến mới.
Gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề cải tiến công
nghệ sản xuất giống cá Vược. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu sau:

14


Ngô Thế Anh (2005), tiến hành đề tài về nghiên cứu ứng dụng sinh sản
nhân tạo và ương nuôi giống cá Vược (Lates calcarifer Block, 1790) tại trại thực
nghiệm Yên Hưng – Quảng Ninh. Kết quả là đã tiếp nhận và ứng dụng thành công
quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo cá Vược, bao gồm các quy trình: nuôi vỗ cá
bố mẹ, cho đẻ, thu và ấp trứng cá, ương nuôi từ giai đoạn 1 đến 10 ngày tuổi và từ
10 – 30 ngày tuổi, nắm vững các vấn đề bệnh cá, gây nuôi thức ăn tươi sống ở quy
mô sản xuất tảo Chlorella, luân trùng Copepoda, kỹ thuật ấp trứng Artemia. Các
chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất giống cá Vược tại Việt Nam là: Năng suất sinh sản của

cá cái bình quân đạt được 76.363 trứng/kg cá cái/đợt sinh sản, tỷ lệ cá bột (so với
trứng thụ tinh) đạt từ 70 – 95% (trung bình là 82,38%), tỷ lệ sống của cá Vược giai
đoạn 1 – 10 ngày tuổi đạt 59 – 71% (trung bình đạt 62,25%), cỡ cá đạt được từ 3,9
– 6,1mm (trung bình đạt 4,81mm), tỷ lệ sống của cá Vược giai đoạn 10 – 30 ngày
tuổi đạt 40 – 55% (trung bình đạt 47,63%), sau 30 ngày nuôi cỡ cá đạt từ 4,2 –
6,3cm (trung bình là 5,16cm). Sản xuất được 7.986.000 cá bột, 5.254.250 cá
hương, và 2.400.000 cá giống .
Hoàng Tùng, Lưu Thế Phương và Huỳnh Kim Khánh (2007) đã thành công
trong việc nghiên cứu sử dụng mương nổi để ương nuôi cá Vược (Lates calcarifel
Block, 1790) từ giai đoạn kích thước từ 2 – 8 cm chiều dài thân. Kết quả ương cá
Vược chiều dài thân cỡ 1,5 – 2,0 cm bằng mương nổi đợt 1 cho thấy sau 15 ngày
ương cá đạt khối lượng trung bình 2,4 ± 0,1 g/con; chiều dài toàn thân trung bình
5,1 ± 0,05 cm/con, tỷ lệ sống đạt 81,9 ± 0,97%. Đợt ương 1 kéo dài 45 ngày, khối
lượng thân trung bình 16,4 ± 1,3 g/con, chiều dài toàn thân trung bình 10,0 ± 0,2
cm/con, tỷ lệ sống trung bình là 53,4 ± 1,4%. Tỉ suất lợi nhuận/chi phí là từ 0,3
đến 1,14 cho thấy hiệu quả kinh tế cao của mô hình ương này.
Đinh Văn Khương, Hoàng Tùng, Hoàng Thị Bích Đào (2008) đã tiến hành
đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ quang và cường độ chiếu sáng lên sinh
trưởng, sự phân đàn, tỷ lệ sống và tỷ lệ ăn thịt đồng loại của cá Vược. Thí nghiệm
được tiến hành với 3 chu kỳ quang (12L : 12D, 18L : 16D và 24L : 0D) và 3
cường độ chiếu sáng (486 lux, 972 lux và 1480 lux). Kết quả cho thấy tốc độ tăng
15


trưởng về chiều dài và khối lượng giảm khi tăng cường độ chiếu sáng. Tuy nhiên
sự khác biệt này không lớn, các chỉ tiêu tăng trưởng của cá nuôi dưới cường độ
chiếu sáng 486 lux (TL: 34,02 ± 0,8 mm; SGR L: 3,86 ± 0,07 %/ngày; BW: 0,66 ±
0,09 g/ngày; SGRW: 11,94 ± 0,63 %/ngày) lớn hơn cá ương dưới cường độ chiếu
sáng 1480 lux (TL: 32,48 ± 1,33 mm; SGRL: 3,64 ± 0,2 %/ngày; BW: 0,56 ± 0,07
g/ngày; SGRW: 11,11 ± 0,63 %/ngày). Chu kỳ quang không ảnh hưởng đến sinh

trưởng, mức độ phân đàn, tỷ lệ sống và tỷ lệ ăn thịt đồng loại. Trong đó, cá chết do
ăn thịt lẫn nhau chiếm 12 đến 31%. Chỉ có một phần nhỏ từ 0,44 đến 2,96% là
chết không rõ nguyên nhân.
Ngô Văn Mạnh, Hoàng Tùng (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ
cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Vược giống
trong mương nổi. Cá nuôi có kích thước thả giống là khoảng 17,8 ± 2,0 mm và
0,08 ± 0,03g, sử dụng 4 chế độ cho ăn là 2, 4, 6 và 8 lần/ngày, mỗi nghiệm thức
lặp lại 3 lần và kéo dài trong 17 ngày. Kết quả cho thấy: chế độ cho ăn khác nhau
ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cá, tốc độ tăng trưởng thấp ở chế độ cho ăn
2lần/ngày với 15,8%/ngày và không có sự sai khác đáng kể giữa các chế độ cho ăn
từ 4 đến 8lần/ngày với 16,2 – 17,0%/ngày. Tuy nhiên chế độ cho ăn không ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống là từ 68,5 – 79,5% và hệ số FCR đạt 0,57 – 0,61. Ăn thịt lẫn
nhau trong quần đàn là nguyên nhân chính làm giảm tỷ lệ sống của cá ương. Từ
kết quả nghiên cứu trên cho thấy, nên áp dụng chế độ cho ăn 4lần/ngày để ương cá
Vược trong mương nổi.
Hồ Văn Việt (2010) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn và biện pháp
thuần ngọt hoá đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Vược giai đoạn cá hương
lên cá giống.
Nhìn chung, tại Việt Nam việc nghiên cứu về loài cá Vược(Lates
calcarifer, Block 1790) đã phát triển mạnh mẽ và đã đi vào chiều sâu nghiên cứu,
đã và đang mang lại những kiến thức khoa học quý báu, từ đó chuyển giao công
nghệ, thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi cá Vược trong nước nói riêng và ngành
nuôi trồng thủy sản nói chung ngày càng phát triển.
16


CHƯƠNG 2.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu là cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1790) giai
đoạn giống, đây là đàn cá giống đã được mua tại Cửa Hội – Nghệ An và thuần hóa
giống trực tiếp tại trại cá Hưng Nguyên. Cá được chuyển về trại thực nghiệm thuỷ
sản nước ngọt ở Hưng Nguyên bằng các túi nylon bơm oxy.
+ Cá sau khi chuyển về và thuần hóa ngọt thì tiến hành nuôi thuần dưỡng
tập cho sử dụng thức ăn viên dành cho các loại cá khác 5 ngày rồi mới thử nghiệm
thức ăn theo kế hoạch của đề tài.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
+ Giai thí nghiệm: Kích thước 1,3m 3; Số lượng 9 cái, các giai được bố trí
trong cùng một ao, có hệ thống cấp và tiêu nước.
+ Thức ăn thí nghiệm được thiết lập với 3 công thức thức ăn theo hàm
lượng protein: CT1: 45%, CT2: 40%, CT3: 35% trong thức ăn cân đối các thành
phần khác chỉ khác nhau ở mức protein.
Trong các công thức thức ăn trong thí nghiệm này có hàm lượng lipid là
10% và các thành phần dinh dưỡng khác cũng giống nhau và đã cân đối theo nhu
cầu năng lượng.
- Thành phần nguyên liệu để phối trộn các công thức thức ăn: bột cá, bột
cám gạo, bột đậu nành, dầu mực, dầu gan cá, khoáng, Vitamin, chất kết dính.
Thức ăn được thiết kế cân đối các mức năng lượng, bằng cách sử dụng phần mềm
WINFEED.

17


Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu của các công thức thức ăn sử dụng trong thí
nghiệm.

Gluten ngô

CT3

35/10
(protein/lipid)
4

CT2
40/10
(protein/lipid)
5

CT1
45/10
(protein/lipid)
7

Menbia khô

5

5

5

Bột cá 60

25,34

34,04

38,04


Dầu cá

8

8

8

Bột máu

8

8

10

Cám mỳ

17,7

6

0

Khô đỗ

12

16


16

Bột sắn

18

16

14

Choline Chliride

0,5

0,5

0,5

Binder

0,25

0,25

0,25

Premix KVTM

1


1

1

Fermen

0,1

0,1

0,1

Phytase

0,01

0,01

0,01

Chống mốc

0,05

0,05

0,05

Vitamin C (coated)


0,05

0,05

0,05

TOTAL

100,00

100,00

100,00

Nguyên liệu (%)

18


Một số dụng cụ và thiết bị khác phục vụ nghiên cứu: xô, chậu, cân điện tử,
thước đo chiều dài, nhiệt kế thuỷ ngân, bộ test pH, DO.

Hình 2.1. Thiết bị thí nghiệm sử dụng
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của protein đến tốc độ tăng trưởng của cá Vược
(Lates calcarifer Bloch, 1790).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của protein đến tỷ lệ sống của cá Vược (Lates
calcarifer Bloch, 1790).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của protein đến hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
của cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1790).

- Đánh giá chí phí thức ăn dùng trong nuôi cá Vược

19


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Tổng đàn cá thí nghiệm là 450 con được phân bổ đều vào 9 giai có thể tích
1,3 m3/giai các yếu tố môi trường và các yếu tố khác được khống chế. Cá thí
nghiệm được cho ăn hai lần trong ngày (lúc 6h30 và lúc 17h30), với lượng thức ăn
thỏa mãn đến khi chúng không ăn nữa thì dừng lại. Thức ăn thừa trong giai được
thu lại bằng cách dùng vợt vớt sau khi hoàn tất việc cho ăn 60 phút. Thức ăn
thừa sau đó sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 oC trong thời gian 16 ÷ 24 giờ
và khối lượng của nó được dùng để tính toán lượng thức ăn mà cá ăn vào thật.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tương ứng với 3 công
thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, các yếu tố phi thí nghiệm được khống
chế giống nhau. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Giai 1

Giai 2

Giai 3

Giai 4

Giai 5

Giai 6


Giai 7

Giai 8

Giai 9

CT1

CT1

CT2

CT2

CT2

CT3

CT3

CT1

CT3

Ghi chú:
- Đơn vị thí nghiệm

: Giai thí nghịêm.

- Công thức thức ăn (CT) : Công thức thí nghiệm.


20


2.3.2. Sơ đồ khối nghiên cứu.

Ảnh hưởng của các mức protein trong thức ăn đến
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Vược ( Lates
calcarifer Block, 1790 ) ở giai đoạn giống trong môi
trường nước ngọt.

CT3

Giai 6

Giai 7

CT2

Giai 9

Giai 3

Giai 4

CT1

Giai 5

Theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi.

Xác định tốc độ tăng trưởng định kỳ.
Xác định tỷ lệ sống của cá.
Tính FCR

Kết luận và kiến nghị

Hình 2.3. Sơ đồ khối nghiên cứu

21

Giai 1

Giai 2

Giai 8


2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân chia vạch từ (0 oC ÷ 100oC)
có độ chính xác đến 0,5oC, đo hằng ngày vào lúc 6h30 và 14h.
Xác định pH bằng máy đo pH, đo hằng ngày vào lúc 6h và 14h.
Xác định hàm lượng oxy hòa tan (DO) bằng test DO.
2.4.2. Phương pháp đo chiều dài cá
- Do chiều dài tiêu chuẩn (SL) cá Vược vào thời điểm trước khi bắt đầu thí
nghiệm. Các lần tiếp theo cứ 10 ngày đo một lần vào lúc 7h30 sáng, với số lượng
mẫu là 30 con/giai. Đo bằng thước có độ chính xác đến 0,1cm.
+ Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối:
ADG (cm/ngày) =


Ls − Lt
∆t

+ Tăng trưởng chiều dài tương đối:
SGR (%/ngày) =

ln( Ls ) − ln( Lt )
* 100
∆t

Trong đó: DG là tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối.
SGR là tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối.
Ls là chiều dài trung bình tại thời điểm sau T2.
Lt là chiều dài trung bình tại thời điểm trước T1.
2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng cá
+ Cá được cân bằng cân tiểu ly có độ chính xác tới 0,01g.
+ Phương pháp cân cá: cho chậu và nước vừa đủ vào chậu đặt lên cân và
điều chỉnh cân về số 0 sau đó bắt cá vào cân được số và ghi số liệu vào sổ theo
dõi. Làm như vậy sẽ đảm bảo cho cá khi cân không bị yếu và chết do thao tác
trong quá trình cân.
+ Tăng trưởng khối lượng tuyêt đối của cá (g/ngày)
DG (g/ngày) =

(Ws − Wt )
∆t

22


+ Tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày)

SGR (%/ngày) =

ln(Ws ) − ln(Wt )
x 100
∆t

Trong đó: ADG là tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (g/ngày)
SGR là tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày)
Wt là khối lượng trung bình tại thời điểm trước T1
Ws là khối lượng trung bình tại thời điểm sau T2
2.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ sống
+ Tỷ lệ sống (% TLS) được tính bằng công thức:
Tổng số cá khi thu được
Tỷ lệ sống( %) = ------------------------------------ x 100
Tổng số cá đưa vào ương nuôi
2.4.5. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed conversion rate)
FCR =

Khối lượng thức ăn đã sử dụng
Khối lượng cá tăng trưởng

2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và phần mềm
Excel, SPSS.
2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại trại thực nghiệm
nước ngọt Hưng Nguyên – khoa Nông Lâm Ngư – trường ĐH Vinh.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/03/2012 đến 30/06/2012

23



CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm,các yếu tố môi trường được theo dõi
thường xuyên và kết quả được biểu diễn tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường trong các giai thực nghiệm
Nhiệt độ (ºC)
Sáng

Chiều

18 − 23
20,90 ± 0,05

26 − 36
31,50 ± 0,50

pH
Sáng

Chiều

6,8-8,1 7,2-8,4

DO (mg/l)
Sáng

Chiều


3,00 − 5,50
4,10 ± 0,18

3,50 − 6,50
4,80 ± 0,23

Nhiệt độ trong thời gian nuôi biến thiên trong khoảng 18 - 36ºC. Trong đó
nhiệt độ trung bình buổi sáng biến thiên trong khoảng 20,9 ± 0,05. Và dao động
trong khoảng 31,50 ± 0,50 vào buổi chiều. Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu
của Kungvankij và ctv (1986) thì nhiệt độ này nằm trong ngưỡng nhiệt độ chịu
đựng của cá Vược là từ 13 - 35ºC, tương đối thích hợp với ngưỡng nhiệt tối ưu là
từ 26 - 28ºC. Vì vậy có thể nói nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm là phù hợp với
sự sinh trưởng và phát triển của cá Vược.
Yếu tố pH biến động không lớn trong thời gian tiến hành thí nghiệm. pH
buổi sáng dao động trong khoảng 6,8 – 8,1 và buổi chiều trong khoảng 7,2 – 8,4.
Sự chênh lệch pH trong ngày là không đáng kể. Theo Kungvankij và ctv (1994) thì
pH thích hợp cho cá Vược phát triển là từ 7,0 - 8,5. So sánh 2 kết quả thì pH trong
suốt quá trình thí nghiệm đều nằm trong giới hạn cho phép, thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của đối tượng nuôi.
Trong thời gian thí nghiệm, hàm lượng oxy hòa tan (DO) dao động trong
khoảng từ 3 – 6,5 mg/l. Hàm lượng DO trung bình vào buổi sáng dao động trong
khoảng 4,10 ± 0,18 và buổi chiều thì dao động trong khoảng 4,80 ± 0,23. Trung bình

24


trong ngày từ 3,25 – 5,75 mg/l. Theo Kungvankij và ctv (1994) thì DO thích hợp cho
cá phát triển là > 4 mg/l, còn theo Nguyễn Hữu Hùng (2001) thì DO tốt nhất cho
ương nuôi cá Vược là > 5 mg/l. Vậy có thể thấy được DO trong ao nuôi phù hợp cho

sự phát triển của cá Vược thí nghiệm.
Theo nghiên cứu Hồ Văn Việt (2010) nhiệt độ thích hợp cho cá Vược phát
triển phát triển từ 25 ÷ 35oC, thích hợp nhất là 28 ÷ 30oC, pH từ 7,0÷ 8,5.
Kết quả nghiên cứu của tôi cũng có những yếu tố môi truòng phù hợp với các
kết quả của các công trình đã nghiên cứu trước đây.
3.2. Ảnh hưởng của các mức protein đến tốc độ tăng trưởng của cá Vược
3.2.1. Ảnh hưởng của các mức protein đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cá
3.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng trung bình chiều dài toàn thân của cá
Kết quả theo dõi tăng trưởng chiều dài trong suốt quá trình nghiên cứu
được thống kê theo bảng sau:
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng trung bình (± SD) về chiều dài của cá.
Ngày nuôi
CT1 (cm)
CT2 (cm)
CT3 (cm)
10

6,354 ± 0,354a

6,353 ± 0,343a

6,348 ± 0,351a

20

6,640 ± 0,407a

6,631 ± 0,338a

6,626 ± 0,334a


30

6,913 ± 0,370a

6,881 ± 0,329a

6,873 ± 0,294a

40

7,141 ± 0,357a

7,095 ± 0,309a

7,074 ± 0,341a

50

7,350 ± 0,334a

7,294 ± 0,296ab

7,255 ± 0,287bc

Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác
có ý nghĩa thống kê P <0,05).
Cá Vược sau 50 ngày nuôi thí nghiệm thì thu được chiều dài toàn thân
trung bình của cá vược cao nhất ở công thức CT1 (7,35 ± 0,334) tiếp theo là CT2
(7,294 ± 0,296cm) và thấp nhất ở CT3(7,255 ± 0,287cm). Từ ngày nuôi thứ 10 đến

ngày nuôi thứ 40 thì ta thấy có sự sai khác giữa công thức CT1 và CT2, CT3
nhưng là sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Ở ngày nuôi thứ 50 của quá trình thí nghiệm, ta thấy sự tăng trưởng đạt
được về chiều dài toàn thân trung bình của cá Vược là cao nhất ở CT1(7,350 ±
25


×