Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thử nghiệm bổ sung một số loại vitamin trong thức ăn ương nuôi cá chẽm (lates calcarifer, bloch 1790) giai đoạn cá hương lên cá giống tại trại thực nghiệm nước ngọt hưng nguyên nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.3 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
== & &==

NGUYỄN THỊ HẢI

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG MỘT SỐ LOẠI VITAMIN TRONG THỨC ĂN
ƯƠNG NUÔI CÁ CHẼM (Lates calcarifer Bloch 1790) GIAI ĐOẠN
TỪ CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM
NƯỚC NGỌT HƯNG NGUYÊN – NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KỶ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hải
Lớp

: 48K1 - NTTS

Người hướng dẫn : Lê Minh Hải

Vinh, 06/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận này ngồi sự cố gắng, nỗ lực của bản than, tơi cịn
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, bạn bè và nhiều cá nhân khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn NTTS cùng các thầy
cô giáo trong khoa Nông – Lâm – Ngư đã truyền đạt và bổ sung những kiến thức,


kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập ở trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Lê Minh Hải, là người trực tiếp chỉ
bảo, hướng dẫn, góp ý và chỉnh sửa cho tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài thí
nghiệm và hồn thành bài khóa luận này.
Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô, ban quản lý trại cùng các bạn trên
trại ngọt Hưng Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất cũng như mọi
sự góp ý và hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng xin cảm ơn sự động viên của gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, cùng tơi
học tập và cố gắng trong suốt khóa học.
Vinh, ngày 30/06/2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Hải

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Chẽm..............................................................3
1.1.1. Hệ thống phân loại...........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái bên ngồi (FAO, 1974)......................................................4
1.1.3. Đặc điểm phân bố và thích nghi......................................................................4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng..............................................................5
1.1.5. Tập tính sống....................................................................................................5
1.1.6. Vịng đời..........................................................................................................6
1.1.7. Tính ăn.............................................................................................................6
1.1.8. Đặc điểm sinh sản............................................................................................6

1.1.8.1. Phân biệt giới tính......................................................................................................6
1.1.8.2. Thành thục sinh dục...................................................................................................7
1.1.8.3. Sức sinh sản và đẻ trứng.................................................................................7

1.1.8.4. Phát triển phơi và ấu trùng.............................................................................8
1.2. Tình hình ni và sản xuất giống cá Chẽm trên thế giới và ở Việt Nam.........................8
1.2.1. Trên thế giới..................................................................................................................8
1.2.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................9

1.3. Nghiên cứu về việc sử dụng một số loại vitamin trong NTTS...........................10
1.3.1. Sử dụng Vitamin trong NTTS ở Việt Nam.....................................................11
1.3.1.1. Điều kiện chế biến và bảo quản...................................................................11
1.3.1.2. Khả năng tổng hơp Vitamin.......................................................................11
1.3.1.3. Tập tính bắt mồi và hình thức ni.............................................................11
1.3.1.4. Giai đoạn phát triển....................................................................................11
1.3.1.5. Chất khống Vitamim.................................................................................11
1.3.2. Cơng dụng của Vitamin trong NTTS..............................................................12
1.3.3.Tình hình sử dụng các loại vitamin trong NTTS.............................................13
1.3.4. Nhu cầu sử dụng vitamin................................................................................15
1.3.4.1. Vitamin C....................................................................................................15
1.3.4.2. Vitamin nhóm B.........................................................................................16
1.3.4.3. Sử dụng vitamin trong thức ăn nuôi cá.......................................................16

iii


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHÊN CỨU.........................................................................................................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................18
2.2. Vật liệu nghiên cứu...........................................................................................18

2.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................18
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm......................................................................18
2.4.2. Sơ đồ khối nghiên cứu...................................................................................19
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................20
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................21
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................22
3.1. Diễn biến các yếu tố mơi trường trong q trình thí nghiệm.............................22
3.1.1. Nhiệt độ.........................................................................................................22
3.1.2. pH.................................................................................................................. 24
3.1.3. Hàm lượng Oxy hòa tan – DO (mg/l)............................................................25
3.2. Ảnh hưởng của các loại vitamin đến tốc độ tăng trường của cá Chẽm..............26
3.2.1. Ảnh hưởng của các loại vitamin lên tốc độ tăng trưởng về chiều dài toàn thân
của cá Chẽm giai đoạn cá hương lên cá giống..........................................................26
3.2.1.1. Ảnh hưởng của các loại vitamin lên tốc độ tăng trưởng về chiều dài TB của
cá Chẽm giai đoạn cá hương lên cá giống................................................................26
3.2.1.2. Ảnh hưởng của các loại vitamin lên tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều
dài của cá Chẽm giai đoạn cá hương lên cá giống....................................................28
3.2.1.3. Ảnh hưởng của các loại vitamin lên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều
dài của cá Chẽm giai đoạn cá hương lên cá giống....................................................30
3.2.2. Ảnh hưởng của các loại vitamin lên tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá
Chẽm giai đoạn cá hương lên cá giống....................................................................32
3.2.2.1. Ảnh hưởng của các loại vitamin lên tốc độ tăng trưởng về khối lượng TB
của cá Chẽm giai đoạn cá hương lên cá giống..........................................................32
3.2.2.2. Ảnh hưởng của các loại vitamin lên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối
lượng của cá Chẽm giai đoạn cá hương lên cá giống...............................................33
3.2.2.3. Ảnh hưởng của các loại vitamin lên tốc độ tăng trưởng tương đối về khối
lượng của cá Chẽm giai đoạn cá hương lên cá giống...............................................35
3.3. Ảnh hưởng của các loại vitamin đến tỷ lệ sống của cá Chẽm giai đoạn cá hương

lên cá giống..............................................................................................................36
3.4. Hiệu số chuyển đổi thức ăn...............................................................................38
3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại vitamin vào khẩu phần thức ăn
trong q trình ương ni cá Chẽm..........................................................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................41
iv


DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

CT

Cơng thức

Ctv

Cộng tác viên

CTTA

Cơng thức thức ăn

DO

Oxy hịa tan

ĐVTS


Động vật thủy sản

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nation
(Tổ chức Nông – Lương Thế giới)

NH3

Amoniac

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SGRL

Tốc độ tăng trưởng tương đối ngày theo chiều dài

SGRw

Tốc độ tăng trưởng tương đối ngày theo trọng lượng

TB

Trung bình

Th.s


Thạc sỹ

TS

Thủy sản

TVPD

Thực vật phù du

TLS

Tỷ lệ sống

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số dấu hiệu bệnh do thiếu Vitamin trên cá...............................13
Bảng 1.2. Nhu cầu Vitamin C của một số loài cá.............................................16
Bảng 3.1. Biến động của nhiệt độ trong q trình thí nghiệm..........................22
Bảng 3.2. Biến động pH trong các giai thí nghiệm..........................................24
Bảng 3.3. Biến động DO trong q trình thí nghiệm........................................25
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng chiều dài TB của cá Chẽm (cm/con).................26
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của cá Chẽm (%/ngày). 28
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá Chẽm (cm/ngày). 30
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng TB của cá Chẽm (g/con)............32
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá Chẽm (g/ngày). 33
Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá Chẽm (%/ngày).
35

Bảng 3.10. Tỷ lệ sống của cá Chẽm ở các CT thí nghiệm (%).........................37
Bảng 3.11. Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Chẽm giai đoạn cá hương lên cá
giống................................................................................................................ 39
Bảng 3.12. Hoạch tốn kinh tế trong q trình ương ni cá Chẽm.................40

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cá Chẽm Lates calcarifer Bloch, 1970..............................................3
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.....................................................................19
Hình 2.2. Sơ đồ khối nghiên cứu......................................................................19
Hình 3.1. Đồ thị thể hiện sự biến động của nhiệt độ trong các giai thí nghiệm
23
Hình 3.2. Đồ thị thể hiện sự biến động hàm DO (mg/l) trong các giai thí nghiệm.. .26
Hình 3.3. Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng về chiều dài TB của cá Chẽm ở các
CT thí nghiệm..................................................................................................27
Hình 3.4. Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của cá Chẽm
ở các CT thí nghiệm.........................................................................................29
Hình 3.5. Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá
Chẽm ở các CT thí nghiệm..............................................................................30
Hình 3.6. Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng về khối lượng TB của cá Chẽm ở
các CT thí nghiệm............................................................................................32
Hình 3.7. Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá
Chẽm ở các CT thí nghiệm...............................................................................34
Hình 3.8. Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá
Chẽm ở các CT thí nghiệm...............................................................................35
Hình 3.9. Đồ thị thể hiện tỷ lệ sống của cá Chẽm giai đoạn cá hương lên cá giống
(%/ngày)..........................................................................................................37


vii


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành NTTS , nhiều mơ hình nuôi cá nước
ngọt đã được nghiên cứu vào trong sản xuất. Vì vậy nhu cầu về con giống cũng như
cung cấp thức ăn là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó đã có hàng loạt các nghiên cứu
khoa học về vấn đề sản xuất giống cũng như tìm ra các loại thức ăn cho ĐVTS [7].
Trong đó, cá Chẽm Lates calcarifer là một trong các đối tượng được đầu tư và chú
trọng phát triển hiện nay.
Cá Chẽm (Lates calcarifer) thuộc bộ Perciformes, họ Serranidae, giống Lates.
Chúng là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt ngon (vừa chắc, vừa thơm, vừa ngọt) và
là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Cá Chẽm là một đặc sản cho giá trị kinh tế cao
bởi dinh dưỡng mà chúng mang lại vượt trên nhiều loại cá khác, đặc biệt là hàm
lượng các acid béo khơng no EPA và DHA. Chúng có thể chế biến nhiều món ăn
dân dã như nấu riêu chua, kho nhừ, làm gỏi, … [1].
Cá Chẽm là loài dễ ni, có tốc độ phát triển tốt; Chúng có thể nuôi được ở 3
môi trường mặn, lợ, ngọt. Tốc độ tăng trưởng nhanh và có khả năng chống chịu tốt
với điều kiện mơi trường – có khả năng thích nghi rộng với sự biến động của các
yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ, độ mặn (Võ Ngọc Thám, 2000) [1].
Mặc dù là đối tượng nuôi mới, nhưng cá Chẽm đã được thuần hóa để ni cả
trong nguồn nước mặn và nước ngọt. Vậy kỹ thuật nuôi và kinh nghiệm để nuôi cá
Chẽm như thế nào để mang lại hiệu quả cao?
Vì vậy, cá Chẽm là đối tượng tiềm năng khơng chỉ cho phát triển ni biển mà
cịn là đối tượng cho phát triển nuôi gần bờ, nuôi trong mơi trường nước ngọt. Đã
có nhiều tác giả trong lĩnh vực TS quan tâm và nghiên cứu về ảnh hưởng của các
thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn lên tốc độ tốc độ tăng trưởng của cá Chẽm.
Bên cạnh những thành cơng đã đạt được, các cơng trình nghiên cứu, trong quy

trình ni cá chẽm cịn gặp nhiều khó khăn, chất lượng con giống và TLS cịn thấp.
Vì vậy cần có nhiều nỗ lực và cố gắng của các KS NTTS cùng các tác giả quan tâm
đến vấn đề này khắc phục những khó khăn đó.


Trong thành phần thức ăn cho các đối tượng TS người nuôi thường bổ sung thêm
các chất nhằm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu, khả năng chống chịu với điều kiện môi
trường, khả năng sinh trưởng và phát triển, tăng tính miễn dịch cho cá, … như các loại
acid amin, các chất béo, khoáng chất, men vi sinh, … đặc biệt là Vitamin [4].
Vitamin là những hợp chất hữu cơ có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo các
hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cá. Cá khơng có khả năng tự tổng hợp
được các loại Vitamin mà phải cung cấp thông qua thức ăn [14].
Ngày nay khi NTTS phát triển, quy mô nuôi trồng đa dạng hơn thì nguồn thức
ăn tự nhiên lại hạn chế, điều này đã làm khả năng sử dụng vitamin trong thức ăn tự
nhiên của ĐVTS cũng rất giới hạn. Ngoài ra khả năng sử dụng tổng hợp vitamin ở
ĐVTS nói chung và cá Chẽm nói riêng là rất kém, chưa kể đến các vitamin không
thể tổng hợp chẳng hạn như vitamin C [4]. Trong sản xuất giống và ương nuôi cá
Chẽm, thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp nhưng hàm lượng vitamin trong thức ăn
còn rất hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho cá.
Vì vậy, việc thử nghiệm bổ sung vào thức ăn các loại vitamin khác nhau để làm
cơ sở lựa chọn CTTA thích hợp cho cá Chẽm sinh trưởng, phát triển tốt và TLS cao
là việc làm rất cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế đối với đối tượng nuôi này.
Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại vitamin đến tốc độ tăng
trưởng và TLS của cá chẽm cịn rất hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thử nghiệm bổ sung một số loại vitamin trong thức ăn ương
nuôi cá Chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790) giai đoạn cá hương lên cá giống
tuổi tại trại thực nghiệm nước ngọt Hưng Nguyên, Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Đánh giá hiệu quả sử dụng của một số loại vitamin đến tốc độ tăng trưởng,
TLS của cá Chẽm; Từ đó xác định loại vitamin phù hợp bổ sung vào CTTA nhằm

nâng cao TLS và góp phần hồn thiện quy trình ương ni cá Chẽm.
- Tìm ra loại Vitamin phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Chẽm
1.1.1. Hệ thống phân loại
Tổ chức FAO (1974) đã tổng kết và đưa ra vị trí phân loại của cá Chẽm (tên
tiếng Anh là Sea Bass, Barramundi) như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Percifermes
Họ: Centropomidae
Giống: Lates
Loài: Lates calcarifer Bloch 1790.
Tên Tiếng Anh: Asian seabass hay barramundi
Tên Tiếng Việt: cá Chẽm hay cá Vược
Green Wood (1976) xếp Lates vào họ Centropomidae và cho biết họ này chia
làm 8 loài, loài L.calcarifer phân bố ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương, 7 lồi
cịn lại phân bố ở vùng biển Châu Phi [13]. Theo Mai Đình Yên (1979) và Nguyễn
Nhật Thi (1991) Việt Nam chỉ có một loài cá chẽm duy nhất, loài cá này được xếp
vào họ cá mú và tên thường gọi loài cá này là cá Chẽm hay cá Vược.

Hình 1.1. Cá Chẽm (Lates calcarifer) Bloch 1790
3



1.1.2. Đặc điểm hình thái bên ngồi (FAO, 1974)
Cá Chẽm có thân dài, dẹp, cuống đi khuyết sâu. Đầu nhọn, miệng cá rộng và
hơi so le, hàm trên chồm tới phía sau mắt, răng dạng lơng nhung. Vây lưng có 7-9
gai cứng và 10-10 tia mềm, tia vây ngực ngắn và trịn có các rãnh răng cưa cứng và
ngắn ở trên gốc. Vây lưng và vây hậu mơn có 3 gai, 7 – 9 tia mềm và có vẩy nhỏ
bao phủ. Vây đi trịn, vẩy dạng lược rộng [8].
Màu sắc: Ở giai đoạn cịn nhỏ cá có màu đen. Đến giai đoạn cá giống phía trên
có màu nâu Ơliu, hai bên và bụng có màu sáng bạc khi cá sống trong môi trường
nước mặn lợ, màu nâu vàng trong môi trường nước ngọt. Giai đoạn trưởng thành cá
có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc ở phần dưới. Màu sắc của cá
còn phụ thuộc vào chất lượng môi trường sống [8].
1.1.3. Đặc điểm phân bố và thích nghi
 Phân bố
* Phân bố theo vùng địa lý:
Cá Chẽm phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình
Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông – 1600 Tây, vỹ tuyến 260 Bắc – 250 Nam. Cá cịn tìm
thấy ở khắp Bắc Châu Á, phía Nam kéo dài đến Úc phía Tây đến Đơng Châu Phi [2].
Ở Việt Nam cá phân bố khắp các vùng biển, cửa sông, lạch, tập trung nhiều ở
các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ.
* Phân bố theo vùng sinh thái:
Cá Chẽm là lồi rộng muối và có tính di cư xi dịng, cá lớn lên chủ yếu tìm
thấy ở các vùng ven bờ gần các cửa sơng nước lợ. Trong khi đó, cá giống có thể gặp
trong mơi trường nước ngọt. Trong điều kiện tự nhiên, cá chẽm lớn lên ở nước ngọt,
lợ và di cư ra vùng nước mặn để đẻ trứng [2], [11].
Khi thành thục (3-4 năm tuổi ), chúng sẽ di cư ra vùng cửa sơng, ven biển có
độ mặn thích hợp từ 30 - 32%o để sinh sản. Ấu trùng sau khi nở ra sẽ đưa vào vùng
cửa sông, ven bờ và lớn lên, cá con sẽ dần dần di cư vào các thủy vực nước ngọt
sinh sống và phát triển thành cá thể trưởng thành.

4



 Thích nghi
Cá Chẽm là lồi có độ muối rộng (0-35ppt), có khả năng thích ứng rộng với sự thay đổi
của độ mặn nên chúng thích hợp cho sự phát triển trong điều kiện nuôi khác nhau
(Kungvankij và Ctv, 1994, Võ Ngọc Thám, 2000, Nguyễn Quang Huy, 2001) [8], [10], [11].
Là lồi có biên độ muối rộng, có thể sống trong môi trường nước mặn (S‰:
20-40‰) hoặc nước lợ (S‰: 3-10‰). Cá Chẽm thích ứng với nhiệt độ từ 21-39 oC
nhưng nhiệt độ thích hợp cho sự đẻ trứng từ 26-34 oC; giai đoạn phát triển phôi và
cá bột từ 25-35 oC, thích hợp nhất là 27-28 oC; cá giống đến cá trưởng thành là 2139 oC, thích hợp nhất là 27-30 oC (Huỳnh Văn Lâm, 2000, Tucker, 2000) [1].
Các yếu tố môi trường khác nhau như: pH, DO, NH3, … khi hàm lượng vượt quá
giới hạn cho phép đều ảnh hưởng lên sinh trưởng và TLS của cá. Độ pH cho cá phát
triển là 7,0 – 8,5; DO >4 ppm; NH3 < 0,25 ppm (Kungvankij và Ctv, 1994) [11].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá Chẽm là loài cá dữ, ăn mồi sống và có khả năng ăn thịt đồng loại, đặc biệt
là giai đoạn 10 – 100 mm tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau là cao nhất. Chúng có thể ăn được
con mồi có chiều dài bằng 60 – 70% chiều dài cơ thể chúng (Schipp, 1996).
Cá Chẽm là loài dữ nên nhu cầu protein trong thức ăn tổng hợp tương đối cao,
với cá giống yêu cầu mức protein thô trong thức ăn từ 40 – 50%, giai đoạn nuôi
thương phẩm từ 40 – 50%.
Cá Chẽm là lồi có kích thước lớn, khối lượng tối đa có thể nặng tới 60kg. Cá tăng
trưởng chậm ở giai đoạn đầu, khi đạt 20-30g tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và chậm lại khi
đạt 4kg. Khi cá mới lớn có chiều dài 1,44 mm sau 40 ngày đạt 17,4 mm; sau 50 ngày đạt
28,9 mm; sau 90 ngày đạt 93 mm và khối lượng là 9g (Kungvankij et al, 1994) [11].
Cá giống cỡ 20 – 25 mm sau thời gian ương từ 30 – 45 ngày đạt cỡ 50 – 110g,
sau từ 6 – 24 tháng nuôi thương phẩm cá đạt 350 – 3000g (Schipp, 1996, Võ Ngọc
Thám, 1994, Lưu Thế Phương, 2006).
1.1.5. Tập tính sống
Cá trưởng thành có tính di cư ra biển có độ mặn cao (S‰: 30-40‰) nước yên
tĩnh và trong để sinh sản vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8, cá con theo thủy

triều tiến sâu vào các thủy vực ven biển và cửa sông để sinh sống và phát triển. Hầu
hết thời gian sinh trưởng của chúng là thủy vực nước lợ ven bờ.

5


Nhiệt độ sống trong phạm vi 2- 36 oC, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất 15 – 30
o

C, có thể nuôi trong ao nước ngọt hoặc ao nước lợ có độ mặn 2-3‰. Cá ưa sống nơi

nước trong, pH 6,7-8,5, nước quá đậm (giàu dinh dưỡng) sẽ ảnh hưởng đến cường độ
bắt mồi. Tăng trưởng nhanh sau 10 tháng ni, cá đạt khối lượng khoảng 1-1,2kg/con.
1.1.6. Vịng đời
Cá vược trải qua thời gian sinh trưởng 2-3 năm trong các thuỷ vực nước ngọt,
nơi cửa sông nối liền với biển. Khi đạt cỡ trưởng thành (tuổi 3 – 5 + ) kích cỡ từ 35kg sau 2-3 năm. Cá trưởng thành 3-4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa
sơng và ra biển nơi có độ mặn 30-32‰ để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng.
Cá đẻ trứng theo chu kỳ trăng, vào lúc buổi tối (6-8 giờ) và cá thường đẻ vào thời
điểm thuỷ triều lên. Điều này giúp trứng và ấu trùng trôi vào cửa sơng. Tại đó ấu trùng
phát triển và di chuyển ngược dòng để lớn lên [13]. Hiện tại, đều chưa biết là cá trưởng
thành có đi ngược dịng khơng hay chúng giữ giai đoạn còn lại cuối đời sống ở biển.
Một số cá sống cả vòng đời trong nước ngọt, chúng lớn lên đạt cỡ 65cm và
khối lượng 19,3kg nhưng tuyến sinh dục thì khơng phát triển (Smith, 1965). Trong
mơi trường nước lợ, cá Vược đạt L=1.7cm, được tìm thấy ở vùng Indonesia - Úc
(Weber và Beaufort, 1936).
1.1.7. Tính ăn
Cá Chẽm là lồi cá dữ rất điển hình. Ngồi tự nhiên chúng ăn mồi sống và thức ăn
gồm: cá nhỏ, tôm, mực và cua. Khi còn nhỏ (cỡ 10 – 100 mm) chúng ăn TVPD (20%) chủ
yếu là to khuê, nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là ĐVPD, cá, tôm nhỏ (80%). Khi cá > 20 cm,
100% thức ăn là động vật gồm giáp xác 70% và cá nhỏ 30% (Kungvankij et al, 1994) [13].

Cá bắt mồi rất dữ, chúng ăn thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Chúng có thể bắt
con mồi có kích cỡ bằng ½ hay bằng cơ thể của chúng và chỉ bắt mồi sống và di động.
1.1.8. Đặc điểm sinh sản
1.1.8.1. Phân biệt giới tính
Cá Chẽm là lồi có khả năng chuyển đổi giới tính, giai đoạn nhỏ là cá đực sau
chuyển thành cá cái. Thời gian chuyển đổi giới tính là 4 – 8 + (70 – 90). Cá giống ở
vùng nhiệt độ cao thì tuổi thành thục lần đầu, thời gian chuyển đổi giới tính sớm
hơn so với cá sống ở vùng nhiệt độ thấp. Những con sống cả đời trong nước ngọt thì
khơng thành thục (Kungvankij và Ctv, 1994) [1].

6


Điểm nổi bậc trong việc sinh sản của cá Chẽm: có sự thay đổi giới tính từ cá
đực thành cá cái sau khi tham gia lần sinh sản đầu tiên và đây được gọi là cá chẽm
thứ cấp. Tuy nhiên, cũng có những cá cái được phát triển trực tiếp từ trứng và được
gọi là cá cái sơ cấp. Chính vì thế trong thời gian đầu (1.5- 2 kg) phần lớn là cá đực,
nhưng khi cá đạt 4- 6 kg, phần lớn là cá cái.
Thơng thường, rất khó phân biệt giới tính ngoại trừ vào mùa sinh sản, có thể
dựa vào đặc điểm sau:
- Cá đực có mõm hơi cong, cá cái thì thẳng
- Cá đực có thân thon dài hơn cá cái
- Cùng tuổi, cá cái sẽ có kích cỡ lớn hơn cá đực
- Trong mùa sinh sản, những vẩy gần lổ huyệt của cá đực sẽ dày hơn cá cái
- Bụng của cá cái to hơn cá đực vào mùa sinh sản.
1.1.8.2. Thành thục sinh dục
Theo Kungvankij và Ctv (1986) vào giai đoạn đầu của vòng đời (Cỡ 1,5 - 2,5
kg) phần lớn cá chẽm là con đực, nhưng khi đạt khối lượng cỡ 4-6 kg phần lớn cá
chuyển thành cá cái [11]. Tuy nhiên, sau 3-4 năm ni, với cùng nhóm tuổi có thể
phân biệt cá đực và cá cái dựa vào các chỉ tiêu, đặc điểm về ngoại hình như:

- Mõm cá đực hơi cong, cịn mõm cá cái thẳng.
- Cơ thể cá đực thon hơn cá cái.
- Khối lượng cá cái lớn hơn nếu cùng tuổi.
- Vây gần lỗ huyệt của cá đực dày hơn cá cái trong mùa sinh sản.
- Đến mùa sinh sản bụng cá cái phình to hơn cá đực.
1.1.8.3. Sức sinh sản và đẻ trứng
Sức sinh sản của cá vược có liên quan đến kích thước và khối lượng của cá. Cá
cái có khối lượng 5,5-11 kg cho khoảng 400.000 trứng/kg cá, cá 12-22 kg cho
khoảng 600-700.000 trứng/ kg cá [13].
Trước khi đẻ, cá đực và cá cái thành thục sẽ tách đàn và ngừng ăn một tuần, cá
đực và cá cái sẽ bơi lội thành cặp, thường xuyên ở tầng mặt khi sắp đẻ trứng. Cá đẻ
thành nhiều đợt trong vòng 7 ngày, thời gian đẻ thường vào lúc chiều tối đến đêm.
7


1.1.8.4. Phát triển phôi và ấu trùng
Trứng được thụ tinh có đường kính khoảng 0,8 mm.
Sau khi thụ tinh 30-40 phút trứng bắt đầu phân cắt, sự phân chia tế bào tiếp tục
15-20 phút/lần và trứng phát triển tế bào trong vịng 3 giờ. Sự phát triển phơi trải
qua các giai đoạn thông thường: Phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh, phôi mầm.
Sự phát triển phôi diễn ra trong môi trường nước, ở điều kiện nhiệt độ 28 – 30 oC,
độ mặn 30 – 32 ppt. Tim phôi bắt đầu hoạt động sau khoảng 15 giờ và trứng nở sau
18 giờ tính từ lúc trứng thụ tinh (ở nhiệt độ 280C-300C; độ mặn 30-32‰) [26].
Sự phát triển phôi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ
mặn, ánh sáng, ... Ở giai đoạn này nếu khi nở nhiệt độ nước quá cao hay quá thấp hay
có tác động cơ học cá nở có tỷ lệ dị hình cao (Kungvankij et al, 1994, Schipp, 1996)
1.2. Tình hình nuôi và sản xuất giống cá Chẽm trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Cá Chẽm là loài có giá trị kinh tế lớn ở vùng Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới, thuộc
Châu Á và Thái Bình Dương. Là lồi có giá trị thương phẩm cao nên nó trở thành

một đối tượng hấp dẫn được chú trọng. Tuy nhiên nó cũng có điểm hạn chế là làm
cho sản lượng ni hàng năm ở các quốc gia cịn thấp (do con giống chưa đảm bảo
về số lượng cũng như chất lượng; đồng thời giống còn phụ thuộc nhiều vào việc
đánh bắt tự nhiên). Nguồn giống còn phụ thuộc nhiều vào đánh bắt tự nhiên nên nên
rất khó khăn trong việc sản xuất giống và ương nuôi.
Sản xuất giống cá Chẽm được nghiên cứu thành công lần đầu tiên ở Thái Lan
vào những năm 1971 và nghiên cứu về sinh sản nhân tạo thành công năm 1976 bằng
phương pháp vuốt trứng từ những cá bố mẹ chín muồi sinh dục đánh bắt được từ
các bãi đẻ tự nhiên. Đến năm 1985, mỗi năm tại Thái Lan sản xuất trên 100 triệu
con giống, riêng Trạm thuỷ sản Satul mỗi năm cấp trên 30 triệu con [27].
Cùng với sự phát triển của công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm ở Thái
Lan cũng đó đạt những thành cơng đáng kể với tổng sản lượng nuôi qua các năm là:
năm 1981 (215 tấn), 1982 (145 tấn), 1983 (1059 tấn, 1984 (473 tấn), 1985 (512 tấn)
(Cục thống kê thủy sản Thái Lan, 1981-1985) và 1998 (4.200 tấn) (FAO, 1998).

8


Sau sự thành cơng của Thái Lan, quy trình sản xuất giống cá Chẽm đươc mở
rộng ra nhiều nước có tiềm năng trên thế giới như: Indonesia, Philipine, Trung
Quốc, Nauy, Singgapore, Ấn Độ, … (Mackinnon, 1984). Cá chẽm được sản xuất và
nuôi thương phẩm với quy mô công nghiệp trong ao đất, nuôi lồng trên biển với mật
độ từ 2-6 con/m3, năng suất đạt 10- 80 tấn/ha. Như vậy, giống nhân tạo đã trở thành
nguồn cung cấp giống chủ yếu cho các trại cá biển ở các nước này [27].
Thành công đầu tiên trong việc sản xuất cá bột và cá giống ở Malaysia được thực
hiện ở Viện Nghiên Cứu nghề ni cá Glugor – Penang, 1982. Cịn Philipine nghiên
cứu thành công việc cho cá sinh sản đạt hiệu quả hơn năm 1983 (Forter, 1987).
Một số nước có tiềm năng NTTS lớn như: Indonesia, Philipine, Trung Quốc,
Nauy, ... đã sản xuất và nuôi thương phẩm cá Chẽm với quy mô công nghiệp (trong
ao đất, lồng ) với mật độ 2 – 6 con/m 2 đạt năng suất 8 – 10 tấn/ha. Cá Chẽm được

nhiều nước trên thế giới nhập khẩu như Trung Quốc, Mỹ, Anh, … Trong đó,
Singapore là nước nhập khẩu thực phẩm cá biển lớn trong khu vực Châu Á tới 1000
tấn hàng năm. Sản lượng cá Chẽm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khoảng
25.399 tấn (2004), tổng giá trị khoảng 65,08 triệu USD (FAO, 2004) [27].
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghiên cứu cá Chẽm bắt đầu từ những nghiên cứu của Mai Đình Yên
(1979) và Nguyễn Nhật Thi (1991) về đặc điểm sinh học và đánh giá nguồn lợi cá Chẽm.
Năm 1994, việc nghiên cứu, thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Chẽm được tiến
hành tại Viện Nghiên Cứu NTTS II, Trường ĐH Cần Thơ, ĐH thủy sản Nha Trang.
Theo nghiên cứu của tác giả Trường ĐH thủy sản Nha Trang (Võ Ngọc Thám, Ctv
1994) các điều kiện thủy lý, thủy hóa, thủy văn, khí hậu rất thuận lợi cho cá Chẽm
sinh sống và phát triển, thành thục sinh dục và sinh sản. Đồng thời cá giống cũng
được tìm thấy ở vùng ven biển gần các ao tôm nhiều nhất vào các tháng 10, 11 [1].
Đến năm 2000, Viện Nghiên Cứu NTTS II đã nghiên cứu thành cơng và xây
dựng quy trình khép kín cơng nghệ sản xuất giống Cá Chẽm khép kín quy trình
thuần dưỡng và ni vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản và ương lên giống trong bể xi
măng (Nguyễn Duy Hoan, Võ Ngọc Thám, 2000) [8]. Sau khi thành công, Viện đã
tiến hành chuyển giao cho một số tỉnh ven biển. Từ đó các cơng ty, doanh nghiệp tư
nhân cũng như các trại sản xuất giống theo quy mô hộ gia đình đã đưa đối tượng
này vào sản xuất đại trà.

9


Tiếp thu công nghệ từ ĐH Nha Trang, Trạm thực nghiệm NTTS Cát Tiến
(Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm NTTS Bình Định) cho sinh sản, ương ni
thành cơng lồi cá chẽm này. Kết quả cho thấy tỷ lệ nở thông thường từ 80-85%,
đến 45 ngày, cá đạt chiều dài từ 2-3cm, đây là giai đoạn cá giống.
Trên cơ sở quy trình cơng nghệ ni vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, thu và ấp trứng cá,
ương nuôi cá Chẽm của Trường ĐH Nha Trang, tại Trại thực nghiệm NTTS Yên

Hưng - Quảng Ninh, năm 2005 Th.s Ngô Thế Anh và Ctv đã nghiên cứu ứng dụng
sinh sản nhân tạo và ương ni giống cá Chẽm. Nhóm nghiên cứu đã thu được kết
quả tốt: Năng suất trứng bình quân đạt 76.363 trứng/kg cá cái/đợt sinh sản; Tỷ lệ cá
bột đạt từ 70-90%, TB 82,38%; TLS giai đoạn từ 1-10 ngày nuôi đạt 59-71%, TB
62,25%; Cỡ cá đạt từ 3,9 – 6,1mm, TB đạt 4,81mm; TLS giai đoạn 10–30 ngày
nuôi đạt từ 40– 55%, TB đạt 47,63% [10].
Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long do xuất khẩu bị ép giá nên nghề ni cá
Tra giảm mạnh, nhiều cơng ty, hộ gia đình đã chuyển sang nuôi cá Chẽm thương
phẩm. Công ty cổ phần TS Nhất Giống, Bà Rịa – Vũng Tàu TB mỗi đợt sản xuất
khoảng 15 triệu con giống, cung cấp cho các địa phương trên cả nước; nuôi thương
phẩm đạt năng suất 30 – 50 tấn/ha. Công ty Saipac năng suất đạt 20 – 30 tấn/ha.
Trong những năm vừa qua, tuy số lượng và chất lượng con giống vẫn còn thấp
nhưng nghề nuôi cá Chẽm phát triển rất mạnh; sản xuất giống nhân tạo đang trong
giai đoạn phát triển. Cho đến nay đã có nguồn giống nhân tạo đảm bảo chất lượng
và số lượng cho nghề nuôi thương phẩm. Sau 6-8 tháng nuôi, cá đạt cỡ thương
phẩm 0,5- 0,8kg/con, TLS đạt trên 70 %, đạt năng suất khoảng 7 tấn/ha.
Cá Chẽm thương phẩm ngoài tiêu thụ nội địa, chủ yếu để xuất khẩu sang Hồng
Kông, Đài Loan, Pháp, Mỹ, ...
1.3.

Nghiên cứu về việc sử dụng một số loại vitamin trong NTTS
Vitamin còn gọi là sinh tố, là yếu tố dinh dưỡng khơng thể thiếu được ở cơ thể

sinh vật, nó cần cho tất cả các quá trình sinh trưởng, phát triển của mọi sinh vật
nhưng ở liều lượng rất nhỏ. Vitamin thường tính bằng microgram hoặc gam ma
(1γ= 10-6g) hoặc bằng đơn vị qui ước (Ui).
Phần lớn vitanlin được tổng hợp ở giới thực vật và vi sinh vật. ở mô bào động
vật cao cấp, khả năng tạo vitamin rất hạn chế và có nhiều loại hồn tồn khơng tổng
hợp được. Một số lồi có khả năng tự cung cấp được vitamin cũng phải nhờ vào hệ
vi sinh vật ký sinh trong đường tiêu hoá.

10


Các lồi động vật đều có nhu cầu về vitamin. Khác với nhu cầu về tinh bột,
đạm và mỡ cần số lượng lớn, vitamin chỉ cần một số lượng rất nhỏ có tác dụng bồi
bổ, giữ gìn sức khỏe, hạn chế “stress” ...
Ngày nay khi NTTS với quy mô thâm canh, bán thâm canh và ni trong lồng
bè thì nguồn thức ăn tự nhiên rất hạn chế, điều này làm cho khả năng sử dụng
vitamin trong thức ăn tự nhiên của ĐVTS rất hạn chế, ngoài khả năng sử dụng tổng
hợp vitamin ở ĐVTS là rất kém, chưa kể nhiều vitamin không thể tổng hợp chẳng
hạn như vitamin C [1].
Vitamin được sử dụng trong NTTS gồm 2 nhóm: Nhóm vitamin tan trong nước
và Nhóm vitamin tan trong dầu. Mỗi nhóm có tác dụng khác nhau nhưng khi cơ thể
cá thiếu một loại vitamin nào đó thì biểu hiện của cơ thẻ cũng khác nhau.
1.3.1. Sử dụng Vitamin trong NTTS ở Việt Nam
Trong tự nhiên, nguồn Vitamin của ĐVTS được lấy từ thức ăn tự nhiên, trừ một
số Vitamin nhóm B, K được vi sinh vật trong ruột cung cấp. Do đó, trong NTTS việc
bổ sung Vitamin vào thức ăn TS là rất cần thiết đặc biệt là trong mơ hình nuôi công
nghiệp. Khi sử dụng Vitamin trong TS cần lưu ý một vài điểm như sau: [23]
1.3.1.1. Điều kiện chế biến và bảo quản
Trong chế biến thức ăn, sự gia nhiệt trong quá trình ép viên thức ăn thường phân
hủy Vitamin C và B12. Để hạn chế sự hao hụt đó nên sử dụng loại Vitamin bền nhiệt
hoặc ép viên ở nhiệt độ không quá cao. Một phương pháp khác được sử dụng là pha
dung dịch “lipid – vitamin“ và phun áo ngoài bề mặt của viên thức ăn sau khi hạ nhiệt.
Một số Vitamin nhạy cảm với ánh sáng và tia UV như Vitamin B 12, E sẽ bị mất
đi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Các Vitamin tan trong chất béo như
Vitamin A, E, D, K sẽ bị biến chất khi điều kiện chế biến thức ăn khơng tốt vì chất
béo sẽ bị OXH khi độ ẩm và nhiệt độ cao. Khi thức ăn có hàm lượng Lipid cao thì
u cầu phải có hàm lượng Vitamin E cao, hạn chế quá trình OXH lipid.
1.3.1.2. Khả năng tổng hơp Vitamin

Khả năng tổng hợp Vitamin của ĐVTS là rất kém, nhiều Vitamin không thể
tổng hợp được như Vitamin C, do đó việc cung cấp đầy đủ nhu cầu các Vitamin này
là cần thiết. Một số vi sinh vật đường ruột của một số loài cá như cá Chép, Rơ phi,
cá Hồi có khả năng sinh tổng hợp vitamin nhóm B 12 nếu trong thức ăn được cung
cấp Co nhưng khả năng sinh tổng hợp này có thể bị hạn chế nếu có chất kháng sinh
trong thức ăn.
1.3.1.3. Tập tính bắt mồi và hình thức ni
11


Một trong những khó khăn để xác định nhu cầu Vitamin và giảm hiệu quả sử
dụng Vitamin trong thức ăn TS là tập tính bắt mồi. Những lồi TS có tập tính ăn
chậm (đặc biệt là giáp xác) các Vitamin trong thức ăn sẽ bị rửa trôi vào môi trường
nên nhu cầu Vitamin trong thức ăn sẽ phải tăng lên. Ngồi ra, tập tính cạp thức ăn
của giáp xác cũng góp phần vào việc thất thốt Vitamin vào mơi trường nước.
Hình thức ni có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu Vitamin của ĐVTS. Trong mơ
hình ni quảng canh, hay quảng canh cải tiến khơng cần cung cấp Vitamin vì ĐVTS
có thể sử dụng Vitamin từ thức ăn tự nhiên. Ở mơ hình bán thâm canh, thâm canh và
ni trong lồng bè, thức ăn tự nhiên rất giới hạn nên cần phải cung cấp đầy đủ Vitamin.
1.3.1.4. Giai đoạn phát triển
Nhu cầu Vitamin của ĐVTS thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu
trùng, tôm cá cần được cung cấp lượng Vitamin C nhiều hơn giai đoạn trưởng thành
và tơm cá bố mẹ. ĐVTS trong thời kì sinh sản cần một lượng lớn Vitamin A, E, C.
Ngoài ra, Vitamin C cịn có tác dụng tăng khả năng chịu đựng trên tôm cá khi
đánh bắt hay khi vận chuyển. Khả năng đề kháng bệnh của ĐVTS tăng lên khi bổ
sung Vitamin C, E, B6, pantothenic acid choline vào thức ăn.
1.3.1.5. Chất khoáng Vitamin
Trong một số loại nguyên liệu làm thức ăn cho ĐVTS có chứa một số chất
kháng Vitamin tự nhiên, các chất này làm giảm hoạt tính và hiệu quả sử dụng
Vitamin. Trong cá tạp có hiện diện của chất kháng Vitamin enzyme thiaminase ức

chế thiamine (B1). Trong thức ăn chứa nhiều chất béo sự OXH sẽ ảnh hưởng đến
các Vitamin nhóm A, D, E, K tan trong chất béo.
1.3.2. Công dụng của Vitamin trong NTTS
Vitamin giúp cho sinh vật phát triển bình thường, sinh sản đều đặn, có khả
năng chống đỡ bệnh tật cao. Ngược lại, chỉ thiếu một trong các vitamin cần thiết thì
cơ thể sẽ mất thăng bằng về sinh lý và dễ mắc các bệnh, gọi là bệnh thiếu vitamin.
Nếu thiếu vitamin sẽ dẫn đến nhiều tác động lớn đến sức khỏe và đời sống của
cá ni. Ở lồi cá da trơn nếu thiếu vitamin C xuất hiện vết rạn nứt, xuất huyết ở
đầu, mịn vây, miệng, mang, có thể cong vẹo cột sống; Nếu thiếu vitamin A, E có
dấu hiệu thiếu máu, xuất huyết mắt và màu sắc cơ thể có thể thay đổi dẫn đến giảm
sinh trưởng, thối hóa cơ, tích mỡ trong gan, tỷ lệ chết cao. Vì vậy khi nuôi thâm

12


canh, bán thâm canh cần phải cung cấp đầy đủ vitamin cho ĐVTS nhằm đảm bảo
khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng [23].
Vì vậy, việc thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng
bệnh lý như: các dạng dị tật xương sống, tật ưỡn lưng và hiện tượng xuất huyết ở
gốc vây, ở xung quanh miệng và mắt của cá, …
Bảng 1.1. Một số dấu hiệu bệnh do thiếu Vitamin trên cá
Loài

Dấu hiệu bệnh lý

Tác giả

1. Cá Trê Phi

Có sự rạn nứt và xuất huyết ở đầu. Ăn mòn Eya (1996)


2.Cá Nheo Mỹ

vây,mõm và mang.
Vẹo cột sống, ưỡn lưng, xuất huyết

3. Cá Chép

Tật cong thân, ăn mịn vây đi, biến dạng Dabrowksi và ctv

Lim và Lovell (1979)

mang và miệng

(1988)

4. Cá Trắm cỏ

Vây và mắt bị xuất huyết

Lin và ctv (1991)

5. Cá Rô Phi

Giảm hàm lượng khoáng, mất sắc tố và tổn Shiau và Jan (1992)
thương da, mất vẩy, xuất huyết da và vây.

Trong nghiên cứu về thức ăn cho NTTS, Vitamin C đã được nghiện cứu và
đánh giá là rất cần thiết cho tôm cá. Cá và giáp xác khơng có khả năng tự tổng hợp
Vitamin C. Chính vì thế Vitamin C được ĐVTS hấp thu chủ yếu từ thức ăn.

Vitamin C được ghi nhận là có vai trị quan trọng trong trao đổi chất, tham gia
vào quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, làm tăng tốc độ sinh trưởng,
tăng cường các phản ứng miễn dịch và sức đề kháng bệnh cho tơm cá, tổng hợp
corticosteroids – là chất có liên quan đến khả năng chịu đựng của tôm cá với sự thay
đổi của mơi trường.
1.3.3. Tình hình sử dụng các loại vitamin trong NTTS
Hầu hết người nuôi TS hiện nay đều cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, trong
thành phần thức ăn này đã có sẵn nguồn vitamin trong nguyên liệu (bột cá, bột thịt,
bột xương, bột đậu nành, ...). Quá trình chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt
tính và sự mất đi của Vitamin C. Qua quá trình gia nhiệt (ép đùn) sẽ làm mất đi đáng
kể hàm lượng các vitamin chẳng hạn như: Vitamin C tinh thể mất đi hơn 90%, vi bọc
mất đi 40-50%, còn Vitamin C dạng muối photphat chỉ mất đi khoảng 5-10%;
Vitamin A sẽ mất khoảng 20%; Vitamin PP mất đi khoảng 20%; Vitamin B2 bị mất
13



×