Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.78 KB, 129 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hoàng Trọng
Canh, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa
Ngữ văn, Phòng đào tạo Sau Đại học , Trường Đại học Vinh, các thầy cô giáo
Trường THCS Cao Xuân Huy, Diễn Châu, Nghệ An đã tạo mọi điều kiện cho
tôi trong học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Vinh, ngày 25 tháng 9 năm
2012
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc

1


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thị Ngọc, học viên lớp Cao học 18 - Ngôn ngữ học,
Trường Đại học Vinh.
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của
cư dân Nghệ An là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu
thu được từ thực tế và không sao chép.
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc



2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự hình thành và phát
triển của dân tộc Việt Nam suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Cơn
thử thách nặng nề và khốc liệt nhất của tiếng Việt và người Việt là một nghìn
năm Bắc thuộc và gần một trăm năm bị thực dân đô hộ. Kẻ xâm lược đã dùng
bạo lực và chính sách đồng hóa gắt gao áp đặt cho nhân dân Việt Nam một
thứ ngôn ngữ ngoại lai, một hệ thống ngôn ngữ nô dịch. Cái kỳ diệu của dân
tộc Việt Nam trong việc bảo vệ tiếng nói dân tộc mình là trong khi kiên quyết
không chấp nhận bất cứ ngôn ngữ nước ngoài nào làm ngôn ngữ chính thống,
thì đồng thời lại tỏ ra rất mềm dẻo và sáng tạo trong việc tiếp thu những cái
quý báu, cái ưu việt của ngôn ngữ nước ngoài, Việt hóa chúng làm cho tiếng
Việt thêm giàu, thêm đẹp. Trải qua một chặng đường lịch sử dài hàng thiên
niên kỷ, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ quốc gia, làm công cụ tư duy, và là
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của cộng đồng người Việt. Cùng với sự
phát triển của xã hội, vốn từ ngữ ngôn ngữ dân tộc càng ngày càng không
ngừng được bổ sung từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn phương ngữ. Nghiên
cứu thấu đáo và vẽ được chân thực bức tranh từ vựng phương ngữ là góp
phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói
“Tiếng nói là thứ của cái vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.
Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng
khắp” (Báo Nhân dân ngày 9.9.1964).
1.2. Một trong những nội dung quan trọng nhằm giữ gìn sự trong sáng,
sự giàu đẹp của tiếng Việt chính là giữ gìn và phát triển vốn từ vựng tiếng
Việt bởi “Từ vựng là chất liệu cần thiết để cấu tạo ngôn ngữ” (Nguyễn Thiện
Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, tr.15). Từ tiếng Việt gồm nhiều lớp hạng khác

nhau. Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của từ, ta có thể phân chia thành từ
toàn dân, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, từ nghề nghiệp... trong đó từ
toàn dân là lớp từ cơ bản, quan trọng nhất, được sử dụng phổ biến, rộng rãi
3


nhất trong mỗi ngôn ngữ, đồng thời các lớp từ khác góp phần tạo nên sự đa
dạng, phong phú cho bức tranh từ vựng tiếng Việt. Cho đến nay, vốn từ toàn
dân trong tiếng Việt đã được nghiên cứu sâu trên nhiều phương diện song các
lớp từ có phạm vi sử dụng hạn chế như từ địa phương, từ nghề nghiệp, vốn từ
tiếng lóng, hệ thống thuật ngữ... còn ít được sưu tầm và nghiên cứu, đặc biệt
đối với từ nghề nghiệp. Do đó, tìm hiểu vốn từ nghề nghiệp ở một địa
phương là góp phần tìm hiểu phương ngữ vùng và cũng là để thấy sự phong
phú của vốn từ tiếng Việt.
1.3. Văn hoá truyền thống là vốn quý mà mỗi dân tộc đều cố gắng lưu
giữ và phát triển. Trước xu thế công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã có nhiều
ngành nghề thủ công truyền thống mất đi. Cùng với sự mất đi của ngành nghề
thủ công, lớp từ nghề nghiệp cùng có nguy cơ biến mất. Hiện nay chúng ta
đang ra sức bảo tồn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong đó việc
lưu giữ và phục hồi các ngành nghề truyền thống là một công việc vừa có ý
nghĩa đối với kinh tế xã hội vừa có ý nghĩa về ngôn ngữ - văn hoá.
1.4. Nghệ An là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ của
nước Việt Nam. Địa hình lắm núi nhiều sông, hình thành 3 vùng: miền núi,
đồng bằng và ven biển. Đất đai và non nước tạo cho Nghệ An có vinh dự là
một trong những tỉnh lớn của Tổ quốc, lại cũng tự hào là vùng đất có truyền
thống văn hóa – lịch sử lâu đời và độc đáo của dân tộc. Đặc biệt, với bờ biển
dài 82 km, một phần cư dân sống và gắn bó với biển nên nghề đánh cá, làm
nước mắm và làm muối là những nghề truyền thống của người dân tỉnh Nghệ
An. Chính vì vậy mà chúng tôi muốn tìm hiểu, khảo sát vốn từ chỉ nghề đánh
bắt cá, nghề làm nước mắm và nghề làm muối của cư dân địa phương này để

phần nào thu thập được vốn từ của một ngành nghề thủ công truyền thống
mang đậm nét đặc trưng của cư dân vùng sông nước, mặt khác còn góp phần
bảo tồn, phát huy sự đa dạng của văn hóa dân tộc, thấy được nét văn hoá đậm
đà bản sắc dân tộc qua tên gọi và cách gọi tên. Gần đây, từ ngữ nghề biển
vùng này ít nhiều đã được khảo sát trên bình diện chung hoặc trên một địa

4


bàn cụ thể. Yêu cầu càng ngày càng có những khảo sát đầy đủ, toàn diện và
sâu hơn đặc điểm từ ngữ nghề biển của cư dân từng địa phương là cần thiết về
nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa địa phương.
Trên đây là những lí do khiến chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Đặc
điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An” .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay, việc nghiên cứu từ nghề nghiệp vẫn chưa được quan
tâm đúng mức. Kết quả nghiên cứu về từ nghề nghiệp (đặc biệt là liên quan
đến nghề cá) chỉ có một số công trình của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam,
nhưng việc nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở các quan niệm, định nghĩa.
Có thể nhắc tới những giáo trình khi viết về từ vựng tiếng Việt hoặc phương
ngữ Việt đều có một mục giới thiệu khái niệm, đặc điểm từ nghề nghiệp, như:
Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, HN; Đỗ Hữu Châu (1989), Từ vựng ngữ nghĩa
tiếng Việt, Nxb KHXH, HN; Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các
miền đất nước, Nxb KHXH, HN; Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học
tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, HN.
Ngoài những công trình nghiên cứu chung về từ vựng tiếng Việt có giới
thiệu từ nghề nghiệp như trên, thì cũng đã có một số tác giả đi vào nghiên cứu
vốn từ chỉ nghề nghiệp đối với một số ngành nghề cụ thể như:
Trần Thị Ngọc Lang (1982), Nhóm từ có liên quan đến sông nước

trong phương ngữ Nam Bộ - phụ trương Ngôn ngữ, số 2, HN; Phạm Hùng
Việt (1989), Về từ ngữ nghề gốm, Viện Ngôn ngữ học, HN; Nguyễn Nhã Bản,
Hoàng Trọng Canh (1996), Văn hoá người Nghệ qua vốn từ chỉ nghề cá, Tạp
chí Đông Nam á, số 1; Lương Vĩnh An (1998), Vốn từ chỉ nghề cá ở tỉnh
Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh; Võ Chí
Quế (2000), Tên gọi các bộ phận của cái cày qua một số thổ ngữ Thanh Hoá,
Ngữ học trẻ, Nxb Nghệ An; Nguyễn Viết Nhị (2002) Vốn từ vựng chỉ nghề
trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh;

5


Phan Thị Mai Hoa (2002), Thế giới thực tại trong con mắt người Nghệ Tĩnh
qua tên gọi một số nhóm từ cụ thể, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Vinh;
Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2004), Khảo sát vốn từ chỉ nghề cá trong phương
ngữ Nghệ Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh; Nguyễn Thị Như Quỳnh
(2004), Đặc điểm lớp từ chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh,
Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Vinh; Trần Thị Phương Thảo (2005), Vốn từ
chỉ nghề nước mắm Vạn Phần, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh; Trần Thị
Ngọc Hoa (2005), Vốn từ chỉ nghề mộc ở làng Yên Thái, Đức Thọ, Hà Tĩnh,
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.
Ngoài ra, còn có một số bài viết và đề tài nghiên cứu của tác giả Hoàng
Trọng Canh như: Phương thức định danh một số nhóm từ chỉ nghề cá và
nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Hội thảo, “Ngữ học trẻ”, 2004.
Hay bài viết Thực tế nghề cá được “phân cắt”, “chọn lựa” qua tên gọi và
cách gọi tên trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Tạp chí khoa học, Trường Đại học
Vinh, 2004, Từ nghề nghiệp trong phương ngữ Nghệ Tĩnh (bước đầu khảo sát
các lớp từ nghề cá, nước mắm, nghề làm muối), 2004...
Nhìn chung, các bài viết đã đi vào khảo sát tên gọi, nghiên cứu sự phản
ánh thực tại của các từ, chỉ ra nét độc đáo của lớp từ chỉ nghề nghiệp trên

từng địa phương cụ thể. Qua những công trình đó, chúng tôi thấy việc nghiên
cứu từ nghề nghiệp ngày càng được quan tâm, chú ý và nghiên cứu chuyên
sâu một cách cụ thể hơn. Tuy nhiên, các công trình này hoặc là khảo sát trên
bình diện chung toàn vùng hoặc đi vào khảo sát vốn từ một địa phương hẹp
mà chưa nghiên cứu cụ thể về từ ngữ nghề biển Nghệ An. Do đó, khảo sát và
nghiên cứu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An là đề tài cần
thiết có ý nghĩa.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng điều tra nghiên cứu của đề tài là từ ngữ chỉ nghề biển bao gồm từ
chỉ nghề đánh cá, làm muối, làm nước mắm của cư dân biển tỉnh Nghệ An.

6


- Phạm vi tư liệu điều tra và nghiên cứu là từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân
các huyện làm nghề biển là Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Điều mà đề tài muốn hướng tới đó là chỉ ra được vốn từ chỉ nghề đánh
cá, nghề làm nước mắm, nghề làm muối và nêu ra những đặc điểm riêng của
lớp từ này về mặt nguồn gốc, cấu tạo cũng như phương diện phản ánh. Bên
cạnh đó, chúng tôi làm rõ mối quan hệ giữa nghề đánh cá, nghề làm muối và
nghề làm nước mắm. Đồng thời còn làm rõ mối quan hệ giữa lớp từ này và
nét văn hoá thể hiện qua ngôn ngữ của một làng vùng trong cùng một nghề.
Theo phương hướng và để đạt được mục đích đó luận văn sẽ thực những
nhiệm vụ sau:
- Thu thập vốn từ chỉ nghề biển của cư dân các huyện biển tỉnh Nghệ An.
- Phân tích, miêu tả chỉ ra đặc điểm vốn từ nghề biển về phương diện
phản ánh, nguồn gốc, cấu tạo, định danh
- Chỉ ra những sắc thái văn hóa địa phương thể hiện qua cách định danh

của từ chỉ nghề biển.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp chung mang tính chất phổ biến
đối với nghiên cứu khoa học, do tính chất và nhiệm vụ của đề tài này, nên
chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp điều tra, điền dã
Chúng tôi đã tiến hành trực tiếp điều tra điền dã ở một số địa phương
có nghề đánh cá, nghề làm nước mắm và làm muối lâu đời ở các huyện biển
Nghệ An và chọn đối tượng phỏng vấn là những gia đình có truyền thống làm
nghề, những người cao tuổi có kinh nghiệm trong nghề. Tiếp cận những cơ sở
sản xuất các sản phẩm về cá, nước mắm, làm muối nổi tiếng để tìm hiểu về
tên gọi công cụ, sản phẩm, cách thức quy trình làm nghề.
- Phương pháp thống kê, phân loại

7


Qua thực tế điều tra, ghi chép, chúng tôi tiến hành thống kê, tập hợp
vốn từ nghề nghiệp và phân loại chúng theo các tiêu chí khác nhau.
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Đối chiếu từ nghề nghiệp địa phương với từ toàn dân, và so sánh từ
nghề nghiệp giữa vùng này với vùng khác.
- Phương pháp phân tích miêu tả
Sau khi phân loại, so sánh đối chiếu, chúng tôi đi vào phân tích, miêu tả
nghĩa của một số từ cũng như hình thức cấu tạo của chúng. Trên cơ sở đó, tiến
hành phân tích, miêu tả từ về mặt định danh để thấy được thế giới thực tại qua
lăng kính chủ quan của cộng đồng cư dân làm nghề đánh bắt cá, nước mắm và
làm muối ở tỉnh Nghệ An.
5. Những đóng góp của đề tài
Địa phương Nghệ An là một vùng đất truyền thống lịch sử, đồng thời

còn lưu giữ được nhiều nghề nghiệp truyền thống từ lâu đời với vốn từ nghề
nghiệp cổ xưa. Với khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đã thu thập vốn từ, miêu
tả đặc điểm của chúng trên các phương diện chủ yếu (cấu tạo, nguồn gốc, ngữ
nghĩa, định danh); đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu sâu và toàn diện về từ
nghề nghiệp của cư dân Nghệ An nên kết quả của luận văn sẽ có đóng góp
mới về cả ngôn ngữ và văn hoá.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục về bảng từ ngữ nghề biển
Nghệ An, nội dung của luận văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Đặc điểm vốn từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An
Chương 3: Đặc điểm định danh và sắc thái văn hóa thể hiện qua tên gọi
của từ chỉ nghề biển Nghệ An.

8


Chương1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ dân tộc và phương ngữ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ngôn ngữ dân tộc
Theo Từ điển giải thích các thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như ý
(chủ biên), Nxb Giáo dục, H.1996 thì khái niệm ngôn ngữ dân tộc được hiểu
là “Ngôn ngữ chung của cả dân tộc. Đó là một phạm trù lịch sử – xã hội biểu
thị ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của một dân tộc và được thực hiện dưới
hai hình thức nói và viết. Ngôn ngữ dân tộc hình thành cùng với sự hình thành
dân tộc đồng thời cũng là tiền đề và điều kiện hình thành, tồn tại của dân tộc,
và mặt khác, ngôn ngữ dân tộc là kết quả và sản phẩm của quá trình hình
thành, tồn tại của dân tộc”. Tuy có sự phân biệt về khái niệm nhưng nội dung
của thuật ngữ ngôn ngữ dân tộc gần gũi với nội dung thuật ngữ ngôn ngữ toàn

dân vì ngôn ngữ dân tộc là hình thức thống nhất của ngôn ngữ toàn dân và
ngôn ngữ toàn dân là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng
ngày, không bị hạn chế ở phong cách và phạm vi sử dụng, được mọi người
trong một quốc gia biết, chấp nhận và sử dụng.
Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chung của tất cả các thành
viên trong dân tộc không kể sự khác nhau về lãnh thổ hay hoàn cảnh xã hội
của họ. Ngôn ngữ dân tộc là sản phẩm của một thời kì lịch sử nhất định, đó là
thời kì hình thành dân tộc thống nhất. Quá trình hình thành và thống nhất dân
tộc cũng là quá trình hình thành và thống nhất ngôn ngữ dân tộc. Đất nước
chúng ta có 54 dân tộc anh em, nói các thứ tiếng khác nhau. Tuy ngôn ngữ
các dân tộc là khác nhau nhưng các ngôn ngữ này cùng lấy tiếng Việt làm
ngôn ngữ quốc gia thống nhất.
Trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, ngôn ngữ tồn tại, vận động và
phát triển cho tới ngày nay. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ của quốc gia, là
công cụ giao tiếp chính, phổ biến của toàn thể dân tộc Việt Nam. Có thể nói,
tiếng Việt được hội tụ các đặc điểm chung thống nhất của những phương ngữ

9


khác nhau. Cho nên, người Việt dù sống ở vùng phương ngữ nào trên đất
nước thì khi giao tiếp bằng tiếng Việt cũng vẫn hiểu. Ngôn ngữ của người
Việt thể hiện sự thống nhất ở chỗ dù ở thế kỷ nào, dù người miền xuôi hay
miền ngược, dù Nam hay Bắc nếu là người Việt Nam thì ngôn ngữ đó là ngôn
ngữ Việt. Tiếng Việt ngày nay có địa vị giống như các ngôn ngữ phát triển
trong số gần 5000 ngôn ngữ hiện có trên thế giới. “Người Việt Nam ngày nay
có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình. Và để tin tưởng
hơn nữa vào tương lai của nó. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng
“đẹp”, một thứ tiếng “hay”. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ
tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh diệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển

trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ
khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn
cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”. (Đặng
Thai Mai, Tuyển tập Đặng Thai Mai, Nxb Văn học,H.1984)
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm phương ngữ
Thuật ngữ tiếng địa phương đã có từ rất lâu trong ngôn ngữ học. Ở Việt
Nam, tiếng địa phương đồng nghĩa với các thuật ngữ lâu nay đã dùng:
phương ngôn, phương ngữ. Đã có khá nhiều cách định nghĩa về phương ngữ
được các nhà nhà ngữ học đề cập đến:
Hoàng Thị Châu, trong Phương ngữ học tiếng Việt (NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, H.2004), cho rằng: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ ngôn
ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể
với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương
ngữ khác”.
Đái Xuân Ninh, Vương Toàn trong Ngôn ngữ học, khuynh hướng, lĩnh
vực, khái niệm (Nxb Khoa học xã hội, H.1982) đã cho rằng: “Phương ngữ là
hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được
sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ”.

10


Nguyễn Như Ý, trong Từ điển giải thích các thuật ngữ ngôn ngữ học
(NXB Giáo dục, H.1996) xem phương ngữ là: “Biến dạng của một ngôn ngữ
được sử dụng với tư cách là phương tiện giao tiếp của những người gắn bó
chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng thống nhất về lãnh thổ, về hoàn cảnh
xã hội hay về nghề nghiệp”.
Như vậy, có thể cho rằng, phương ngữ là biến thể và dạng tồn tại về
các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ văn hóa ở một vùng địa lí –
dân cư nhất định hay một phạm vi xã hội nào đó. Nhìn chung, phương ngữ có

một số đặc điểm cơ bản sau:
- Phương ngữ là một biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân trong quá trình
biến đổi, phát triển theo quy luật ngôn ngữ. Hay nói cách khác, phương ngữ là
biến thể của ngôn ngữ toàn dân trong quá trình phát triển của ngôn ngữ dân
tộc.
- Sự phát triển, biến đổi của ngôn ngữ luôn luôn diễn ra trên hai mặt cấu
trúc và chức năng. Khi chức năng của ngôn ngữ được mở rộng sẽ kéo theo sự
biến đổi về cấu trúc bao gồm ngữ âm, từ vựng – ngữ pháp. Phương ngữ là nơi
thể hiện kết quả của những sự biến đổi ấy. Bởi vậy, phương ngữ khác với
ngôn ngữ toàn dân ở một vài khía cạnh nào đó, ở một mức độ nào đó, nhưng
trên căn bản, cái mã chung – tức là hệ thống cấu trúc ngữ âm, từ vựng – ngữ
pháp giữa các phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân là giống nhau.
- Phương ngữ là một hệ thống biến thể của ngôn ngữ toàn dân bị hạn
chế về phạm vi sử dụng. Nói cách khác, giới hạn sử dụng của phương ngữ là
những vùng địa lí – dân cư hoặc một tầng lớp xã hội nhất định.
- Phương ngữ là một hiện tượng lịch sử, nó ra đời như một tất yếu do sự
phát triển, biến đổi của ngôn ngữ cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội, do
đó, khi ngôn ngữ đi đến sự thống nhất thì phạm vi sử dụng của phương ngữ
ngày càng bị thu hẹp và sẽ lùi dần vào lịch sử.

11


Nói chung, phương ngữ là một hiện tượng rất phức tạp của ngôn ngữ
không chỉ về mặt hệ thống cấu trúc cũng như phương diện thể hiện mà bản
thân nó còn là sự phản ánh của nhiều mối quan hệ trong và ngoài ngôn ngữ.
1.1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và phương ngữ
Chúng ta đã biết, ngôn ngữ dân tộc là sản phẩm của một thời đại lịch sử
nhất định, thời đại hình thành thống nhất dân tộc. Nhưng không phải khi ngôn
ngữ dân tộc được hình thành và thống nhất thì không còn phương ngữ. Tiếng

Việt thống nhất trong sự đa dạng. Tuy nhiên do những điều kiện kinh tế, địa
lí, văn hoá xã hội khác nhau và do sự phát triển biến đổi liên tục không đều
của ngôn ngữ, cho nên, ngoài cái mã chung ngôn ngữ còn tồn tại những cái
riêng. Bên cạnh cái chung thì cái riêng ấy thể hiện ở phương ngữ mà đặc biệt
là ở thổ ngữ.
Ngôn ngữ địa phương hay phương ngữ được tạo ra do sự phát triển
biến đổi liên tục của ngôn ngữ, cho nên nó tồn tại trong lòng ngôn ngữ dân
tộc. Chính sự đa dạng của phương ngữ mà ta xem đó như là những bức tranh
muôn màu, muôn vẻ để tạo nên một bức tranh chung của ngôn ngữ dân tộc đa
màu sắc.
Xét về bình diện dân cư, ta thấy rằng nếu không có sự phân bố tách biệt
nhau về mặt địa lý dân cư thì không có phương ngữ. Chính sự ngăn cách về
không gian địa lí cư dân giữa các vùng đã tạo ra sự giao tiếp trở nên khó
khăn, không thường xuyên, liên tục, vì vậy đã tạo ra những thói quen sử dụng
ngôn ngữ không giống nhau. Việc sử dụng ngôn ngữ khác nhau chính là do
quy luật phát triển, biến đổi của ngôn ngữ, điều đó đã tạo nên phương ngữ.
Ngoài cái mã chung của ngôn ngữ mà ta gọi là ngôn ngữ toàn dân thì do sự
biến đổi và phát triển của ngôn ngữ đã tạo nên những khác biệt giữa các vùng
dân cư. Nơi thì sử dụng dạng mới của ngôn ngữ, nơi lại duy trì cách dùng cũ,
đồng thời ta lại thấy ở mỗi vùng như vậy có những giọng nói khác nhau, cách
gọi tên khác nhau. Chính vì vậy mà tạo nên sự khác nhau, sự đa dạng giữa các
vùng ngôn ngữ. Nói cách khác, nếu ngôn ngữ là một tập hợp những thói quen,

12


tập quán nói năng, thì sự tác động từ bên trong cấu trúc hệ thống ngôn ngữ
làm cho ngôn ngữ liên tục biến đổi, và sự biến đổi đó được thể hiện ra ở mặt
hành chức, ở hoạt động giao tiếp, điều đó đã thay đổi thói quen ngôn ngữ, tạo
ra sự khác biệt giữa các vùng, giữa các tầng lớp trong xã hội.

Như vậy, phương ngữ là biến thể của ngôn ngữ dân tộc trên một vùng
địa lí dân cư hay tầng lớp xã hội nào đó. Nhưng cũng phải nói thêm rằng,
những biến thể hay những khác biệt ấy lại được người địa phương đó quen
dùng. Cho nên, tập hợp những từ ngữ có sự khác biệt ít nhiều so với ngôn ngữ
toàn dân về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp được người địa phương quen
dùng thì gọi là phương ngữ.
Ngôn ngữ văn hóa (ngôn ngữ chung) và các biến thể địa phương vừa có
tính thống nhất vừa có sự khác biệt, trong đó tính thống nhất đóng vai trò chủ
đạo, là cơ sở tạo nên tính thống nhất của ngôn ngữ quốc gia. Vì vậy, mối quan
hệ giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ là mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng, giữa cái bất biến thể và cái biến thể, giữa cái trừu tượng và cái cụ
thể. Trên bình diện khu vực dân cư, tiếng Việt có nhiều vùng phương ngữ
khác nhau (vùng phương ngữ Bắc Bộ, vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ, vùng
phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ), trong đó phương ngữ Bắc Trung Bộ
mà điển hình là phương ngữ Nghệ Tĩnh còn tồn tại và bảo lưu nhiều yếu tố cổ
của tiếng Việt.
Tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc được thừa nhận như một thuộc
tính bản chất nhưng mặt biểu hiện của nó là sự tồn tại của các phương ngữ địa
lí và phương ngữ xã hội mà chúng ta có thể quan sát được trong bất kì một
ngôn ngữ nào đó. Nhìn một cách tổng quát, nói tới mối quan hệ giữa phương
ngữ và ngôn ngữ dân tộc là nói tới tính thống nhất trong cái đa dạng và đa
dạng trên một căn bản thống nhất.
1.2. Phương ngữ xã hội và lớp từ nghề nghiệp
1.2.1. Phương ngữ xã hội
1.2.1.1. Khái niệm phương ngữ xã hội

13


Có thể cho rằng, phương ngữ là biến thể và dạng tồn tại về ngữ âm, từ

vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ văn hóa ở một vùng địa lí - dân cư nhất định
hay một phạm vi xã hội nào đó. Tác giả Vương Toàn chia phương ngữ thành
hai loại: phương ngữ lãnh thổ (địa lí) và phương ngữ xã hội.
Phương ngữ lãnh thổ là những biến thể địa lí khu vực của nó. Bên trong
mỗi phương ngữ lại có rất nhiều thổ ngữ, là những biến thể của của phương
ngữ ở khu vực địa lí hẹp hơn như tỉnh, huyện hoặc làng.
Nếu nhìn ngôn ngữ trong một quan hệ khác – quan hệ xã hội của các
tầng lớp người sử dụng, chúng ta sẽ thấy những cộng đồng xã hội khác nhau
về tuổi tác, trình độ, địa vị, giới tính, nghề nghiệp,... có thể dùng ngôn ngữ
toàn dân với những biến thể khác nhau. Hệ thống những biến thể ngôn ngữ đó
gọi là phương ngữ xã hội. Khi ta nói ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ bình dân,
ngôn ngữ thành thị, ngôn ngữ nông thôn, ngôn ngữ thanh thiếu niên, ngôn
ngữ nghề nghiệp,... là đang nói đến phương ngữ xã hội.
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa phương ngữ xã hội với phương ngữ địa lí và ngôn
ngữ toàn dân.
Khi nói đến phạm vi tồn tại, sử dụng của từ nghề nghiệp, còn có một
vấn đề nữa đó là mối quan hệ giữa từ nhề nghiệp và từ địa phương. Quan hệ
đó nằm trong một quan hệ rộng hơn đó là quan hệ giữa phương ngữ xã hội và
phương ngữ địa lí. Có lẽ trong các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề ngôn
ngữ học địa lí và ngôn ngữ học xã hội trong tiếng Việt, Nguyễn Văn Khang là
người nói rõ nhất về mối quan hệ này. Trong công trình: Ngôn ngữ học xã
hội: Những vấn đề cơ bản (Nxb. KHXH, 1999) tác giả viết: “Một khi phương
ngữ địa lí cộng thêm giá trị xã hội sẽ trở thành phương ngữ xã hội”. Quan
niệm như thế cũng phản ánh đúng thực tế của từ vựng tiếng Việt. Vả lại,
không thể có đối lập cứng nhắc giữa phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội
cũng như giữa lớp từ địa phương với lớp từ nghề nghiệp, bởi phương ngữ xã
hội – tiếng nói của một tầng lớp người trong xã hội, bao giờ cũng tồn tại hiện
thực trên một vùng địa lý dân cư nào đó và vì thế, hai lớp từ vựng này tuy có

14



mối quan hệ không tách rời nhưng tồn tại với tư cách là hai lớp từ vì được
nhìn theo hai giá trị (địa lý và xã hội), phân chia không theo cùng một tiêu
chí.
Như ta đã biết, bất kì nghề nào trong xã hội cũng có phạm vi hoạt động
trong một khu vực địa lí nhất định. Xét về phạm vi sử dụng theo ranh giới địa
lí, cư dân làm bất cứ nghề gì trong vùng đều có thói quen chung về phát âm,
dùng từ địa phương của phương ngữ đó. Những từ ngữ địa phương họ quen
dùng có sự khác biệt với ngôn ngữ toàn dân (về âm, nghĩa hay ngữ pháp)
trong đó gồm cả lớp từ ngữ mà nếu xét theo tính chất xã hội, những từ ngữ
này lại thuộc lớp từ nghề nghiệp. Ví dụ như các từ ló, má, tóoc, me, tru bò,
gắt, sương, dắm, trục ló, mần rọng, đâm gấu..., các từ như lái, mói, nốc,
trang ô,... được xem là từ địa phương Nghệ Tĩnh bởi chúng có sự khác biệt
với ngôn ngữ toàn dân, người Nghệ Tĩnh quen dùng. Nhưng cũng chính
những từ này, nếu xét theo tính chất xã hội người dùng thì đây là những từ
nghề nông và nghề biển. Như vậy từ nghề nghiệp gắn liền với từ địa phương.
Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ địa phương diễn ra tự nhiên trong đời
sống hàng ngày, đó cũng là sự phản ánh mối quan hệ khăng khít không tách
rời giữa phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội. Mặc dù không tách biệt
khỏi phương ngữ địa lý, song từ nghề nghiệp cũng không đồng nhất với từ địa
phương. Quan hệ giữa từ nghề nghiệp với từ địa phương là quan hệ tác động
qua lại, đan xen phức tạp. Có những từ nghề nghiệp trùng với phương ngữ,
như ví dụ vừa nêu, cũng có những từ nghề nghiệp chỉ chịu ảnh hưởng của
cách cấu tạo từ phương ngữ. Cư dân của từng địa phương có thể có những từ
khác với ngôn ngữ toàn dân để chỉ những đặc điểm riêng của nghề, lại có
những từ nghề nghiệp mà phạm vi sử dụng của chúng rất hẹp, chỉ có những
người trong ngành nghề đó mới hiểu, thậm chí một vùng, một làng nào đó
mới hiểu, vì chúng gắn với thổ ngữ, vì thế cũng được xem là thổ ngữ, ví dụ
như rấm nước, giẫy muối...


15


Vì vậy có thể nói, đặt trong mối quan hệ vớ từ địa phương và từ vựng
toàn dân, từ nghề nghiệp có quan hệ khăng khít, giao thoa, đan xen với các
lớp từ vựng này. Từ vựng nghề nghiệp vừa có những đặc điểm riêng nhưng
cũng vừa mang những đặc điểm chung của lớp từ địa phương và từ toàn dân.
Khi xét từ nghề nghiệp không thể không đặt chúng trong mối quan hệ với
phương ngữ địa lí và ngôn ngữ toàn dân.
1.2.2. Từ và vốn từ nghề nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm từ nghề nghiệp
Có thể nói cho tới nay còn rất ít công trình nghiên cứu về từ nghề
nghiệp. Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về từ nghề nghiệp nói riêng, từ
vựng nghề nghiệp nói chung cũng còn chưa có sự nhất trí, dường như có hai
cách hiểu rộng hẹp khác nhau về phạm vi sử dụng của loại từ này.
Quan niệm của các tác giả Nguyễn Như ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt
Hùng, Đặng Ngọc Lệ sách Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (1996)
nhấn mạnh tính đặc trưng của từ nghề nghiệp. Theo các tác giả, từ ngữ nghề
nghiệp là “các từ, ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ của các nhóm người thuộc
cùng một nghề nghiệp hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó”. Từ một
hướng khu biệt khác, Nguyễn Văn Tu phân biệt lớp từ nghề nghiệp với thuật
ngữ: “Những từ nghề nghiệp khác thuật ngữ ở chỗ được chuyên dùng để trao
đổi miệng về chuyên môn chứ không phải dùng để viết. Từ nghề nghiệp cũng
khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh, có nhiều sắc thái vui đùa”
[29].
Khuynh hướng thứ hai, nhiều nhà nghiên cứu quan niệm từ nghề
nghiệp rộng hơn, bao gồm nhiều loại hơn. Trong định nghĩa về từ nghề
nghiệp mà các tác giả nêu lên, các loại từ nghề nghiệp cũng được chỉ ra cụ thể
hơn. Có thể kể tới quan niệm của Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng – ngữ nghĩa

tiếng Việt: “Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử
dụng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản

16


xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và ngành lao động trí óc (ngành thuốc,
ngành văn thơ...)” [11, tr. 234].
So với từ địa phương, tiếng lóng, thuật ngữ khoa học thì từ nghề nghiệp
cũng có những đặc điểm chung hơn các loại từ trên, phạm vi sử dụng hạn chế.
Tuy nhiên, từ nghề nghiệp khác tiếng lóng ở chỗ: Từ nghề nghiệp là tên gọi
duy nhất của hiện tượng thực tế nhưng không có từ đồng nghĩa trong ngôn
ngữ toàn dân (nó không song song tồn tại với từ của ngôn ngữ toàn dân).
Cũng chính vì vậy, mà từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành vốn từ toàn dân khi
khái niệm riêng của nghề nào đó đã trở thành phổ biến rộng rãi trong xã hội.
Ví dụ: Cưa, đục, xẻ, bào... (nghề mộc); quăng chài, thả lưới... (nghề cá); ướp
chượp, chượp... (nghề làm nước mắm); nước ót, nạo muối... (nghề làm muối).
Như vậy, từ nghề nghiệp chỉ sinh ra và tồn tại trong quá trình sản xuất
của nghề. Trong quá trình hoạt động, từ nghề nghiệp được tạo ra và sử dụng
phụ thuộc vào các yếu tố do hoạt động sản xuất của nghề quy định. Nói cách
khác từ nghề nghiệp chỉ có ý nghĩa trong môi trường của nó.
Ta biết rằng, khi một nghề nào đó ra đời thì cần phải có từ ngữ để đặt
tên cho những công cụ, quy trình, sản phẩm...trong nghề thì vốn từ đó, ngoài
các từ có thể do cộng đồng những người làm nghề tạo ra để gọi tên đối tượng
còn là những từ ngữ do người ta lấy trong vốn từ toàn dân và vốn từ địa
phương để lâm thời gọi tên cho các đối tượng trong nghề (đó là xét trên bình
diện ngôn ngữ học). Do vậy, ý nghĩa của từ nghề nghiệp chỉ tồn tại trong bối
cảnh giao tiếp tự nhiên của người trong nghề nghiệp mà thôi. Vì từ nghề
nghiệp không có vốn từ ngôn ngữ riêng. Từ nghề nghiệp chỉ ra đời khi có một
nghề mới ra đời, do nghề thủ công tồn tại và phát triển trong một phạm vi hẹp

nên tính xã hội của từ nghề nghiệp bị hạn chế, nó gần như biệt lập trong phạm
vi hoạt động của nghề. Địa bàn hoạt động sản xuất của nghề giữa các nghề
cũng khác nhau nên phạm vi hoạt động rộng hẹp của từ nghề nghiệp cũng
khác nhau. Những nghề truyền thống lâu đời và có ở nhiều vùng như nghề
nông và nghề đánh cá thì phạm vi sử dụng của từ nghề nghiệp có thể rộng hơn

17


những từ nghề nghiệp mà bản thân nghề đó có địa bàn hoạt động hẹp như
nghề giấy, nghề đúc,...
Nếu xét từ nói riêng các lớp từ vựng nói chung, về mặt lịch đại hay đồng
đại chúng ta có thể quan niệm về từ nghề nghiệp khác nhau. Bởi nếu nói về
phạm vi sử dụng trong nghề thì những từ những từ chỉ nghề như cày, bừa,
đục, cưa, bào, thuyền, lưới, câu,.. là những từ người trong nghề dùng thường
xuyên trong hoạt động của nghề nhưng xét về đồng đại, bộ phân từ vựng này
hiện nay cũng có mặt trong vốn từ toàn dân. Như vậy chúng vốn trước đây là
từ nghề nghiệp nay có thể có thể xem là thuộc vốn từ toàn dân. Có những từ
không phải thuộc vốn từ toàn dân nhưng lại được dùng trong một vùng
phương ngữ không chỉ người trong nghề mới dùng mà người ngoài nghề
trong vùng địa lý đó vẫn dùng, chúng vừa là từ địa phương vừa là từ nghề
nghiệp. Cho nên, trong luận văn này chúng tôi muốn áp dụng cách dùng khái
niệm từ nghề nghiệp có phân biệt với khái niệm từ chỉ nghề mà tác giả Hoàng
Trọng Canh đã đề nghị trong bài viết: Các lớp loại từ nghề nông ở Nghệ Tĩnh,
đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9 / 2011) [10]. Theo tác giả,
“Toàn bộ những từ chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm,...của một nghề thì gọi
là từ chỉ nghề. Như vậy lớp từ chỉ nghề bao gồm cả những từ như cày, bừa,
đục, cưa, bào,...” Cũng theo tác giả Hoàng Trọng Canh, “Đối với từ nghề
nghiệp, xác lập từ này không chỉ căn cứ về phạm vi sử dụng theo tính chất xã
hội của người dùng mà còn đặt chúng trong cả quan hệ với các lớp từ địa

phương, xét về phạm vi sử dụng theo địa lý” Như vậy, có thể hình dung từ
nghề nghiệp bao gồm những từ mà người của một nghề nào đó dùng để chỉ
hoạt động, công cụ, tính chất của nghề, những từ này đồng thời cũng được
dùng trong một địa phương nhất định, Nói như thế cũng thừa nhận khái niệm
từ nghề nghiệp được dùng để chỉ lớp từ mà người trong nghề sử dụng để chỉ
công cụ, hoạt động, sản phẩm của nghề (có phạm vi sử dụng hạn chế về mặt
người dùng - xét về mặt xã hội) vừa được dùng trong một vùng địa lý dân cư
nhất định (là từ địa phương – xét về mặt phạm vi địa lý được dùng).

18


1.2.2.2. Khái niệm “vốn từ nghề nghiệp”
Vốn từ của một ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm toàn bộ từ ngữ của
một ngôn ngữ nằm trong những quan hệ nhất định. Bao chứa trong vốn từ đó
là nhiều lớp từ vựng khác nhau. Nói cách khác, nếu vốn từ là một hệ thống thì
trong vốn từ của ngôn ngữ dân tộc có nhiều tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống
như vậy cũng được xem là vốn từ nếu xét theo số lượng từ ngữ và mối quan
hệ giữa các đơn vị từ vựng đó. Chẳng hạn, xét về phạm vi sử dụng, theo ranh
giới địa lí, ta có vốn từ toàn dân, vốn từ địa phương. Nếu xét theo tính chất xã
hội của người dùng, ta có vốn từ nghề nghiệp, vốn từ thuật ngữ, tiếng lóng...
Vốn từ nghề nghiệp là toàn bộ những từ ngữ của những người làm một
nghề nào đấy trong xã hội, phục vụ cho hoạt động sản xuất hành nghề của
nghề nào đó. Nói như vậy, chúng ta sẽ hiểu rằng vốn từ nghề nghiệp có phạm
vi sử dụng hẹp và thường được dùng trong khẩu ngữ của người cùng nghề, nó
cũng được sử dụng trong vốn từ chung của ngôn ngữ dân tộc khi cần và khi
phạm vi sử dụng của nó được mở rộng.
Ví dụ: Hình mẫu lí tưởng trong gia đình xã hội cũ là:
“Chồng đọc sách ngâm thơ
Vợ quay tơ dệt cửi”

Hay “Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”.
Nếu là người bình thường, không tham gia trực tiếp vào quá trình lao
động của nghề đó, thì mức độ hiểu biết về từ của họ cũng chỉ dừng lại ở hình
ảnh quay tơ, dệt cửi...mà không hiểu được nghĩa sâu của từ.
Như vậy, trong vốn từ chỉ nghề có những từ vừa được dùng trong nghề
lại vừa được dùng trong ngôn ngữ toàn dân. Có những từ chỉ nghề vừa được
dùng trong nghề vừa được dùng trong một vùng cư dân có địa bàn như 1 tỉnh
một vài tỉnh nên chúng vừa được xem là từ địa phương vừa được xem là từ
nghề nghiệp. Nhưng cũng có những từ lại dùng trong nghề và phạm vi tồn tại
chỉ trong một hay một vài thổ ngữ đó mà thôi. Như vậy, từ nghề nghiệp có
quan hệ với từ toàn dân, và từ địa phương là nơi cung cấp, làm giàu vốn từ

19


toàn dân. Chính điều đó làm cho việc xác định khái niệm từ nghề nghiệp nói
riêng, vốn từ nghề nghiệp nói chung chưa có sự thống nhất giữa các nhà
nghiên cứu. Nếu phát biểu một cách chung rằng: vốn từ nghề nghiệp là những
từ ngữ được dùng để chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm của một nghề trong xã
hội, thì có thể có 2 cách hiểu và vận dụng. 1) Có thể xem vốn từ nghề nghiệp
bao gồm cả những từ vừa được dùng trong nghề lại vừa được dùng trong
ngôn ngữ toàn dân. 2) Nhưng cũng có thể hạn định, vốn từ nghề nghiệp là
những từ ngữ được dùng để chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm của một nghề
trong xã hội có phạm vi tồn tại gắn liền với một địa phương nhất định. Như
phần trên đã nói, do có sự phân biệt từ chỉ nghề và từ nghề nghiệp nên chúng
tôi tạm xem vốn từ nghề nghiệp thuộc loại thứ hai theo cách hiểu ở trên,
1.2.2.3 Vốn từ nghề nghiệp trong phương ngữ và trong vốn từ toàn dân
Từ toàn dân thuộc lớp từ vựng tích cực, là những từ toàn dân biết, hiểu
và sử dụng thường xuyên. Từ nghề nghiệp khác từ toàn dân ở chỗ: Phạm vi sử
dụng bị hạn chế về mặt xã hội (địa lý dân cư), chỉ những người nội bộ ngành

nghề mới hiểu rõ và sử dụng một cách tự nhiên nhất.
Quan hệ từ nghề nghiệp với từ toàn dân là mối quan hệ giao thoa, đan
xen trong quy luật phát triển của ngôn ngữ. Trong một giai đoạn lịch sử nhất
định, theo một nhát cắt thời gian nào đó từ nghề nghiệp không có từ đồng
nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân, nó là tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế.
Chúng ta biết rằng từ toàn dân là lớp từ cơ bản nhất, quan trọng nhất
của mỗi ngôn ngữ, từ vựng toàn dân là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ dân
tộc, là bộ phận nòng cốt của từ vựng học. Từ vựng toàn dân biểu thị những sự
vật, hiện tượng, những khái niệm quan trọng và cần thiết trong đời sống, đồng
thời vốn từ toàn dân là những từ trung hòa về mặt phong cách. Bên cạnh đó,
từ nghề nghiệp lại có phạm vi sử dụng hẹp hơn mà chỉ người trong nghề mới
hiểu.
Ví dụ: Khi nói đến từ diệu giát, đổ ô không phải ai cũng hiểu được nghĩa
của từ nếu người đó không sống trong làng nghề làm muối. Diệu giát có thể

20


hiểu đây là một hoạt động lấy nước từ dưới khanh, mương (nơi nước biển
chảy vào) đổ lên cái hố hình chữ nhật gọi là giát; đổ ô: là đổ nước mặn vào
các ô, nước mặn sau quá trình được lọc, người ta dùng bầu đổ nước lên các ô
để phơi nắng (lượng nước mỗi ô dựa vào nhiệt độ trong ngay để điều chỉnh
lượng nước vừa phải) sẽ tạo ra muối...Như chúng ta đã biết từ nghề nghiệp
không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân, nhưng có một bộ phận từ
nghề nghiệp có thể dễ dàng trở thành ngôn ngữ toàn dân, đó là khi những
công cụ sản xuất, những khái niệm riêng của nghề đã trở nên phổ biến rộng
rãi. Trong xã hội Việt Nam có những nghề đặc biệt, có tính chất hạn chế về
phạm vi hoạt động thì từ nghề nghiệp thuộc các nghề này có phạm vi hoạt
động rất hạn chế. Ví dụ: nghề làm giấy, nghề làm sơn mài, nghề làm
muối...Lớp từ nghề nghiệp của những nghề này chỉ có những người trong

nghề mới hiểu.
Sở dĩ, nhiều từ chỉ nghề trồng lúa đã trở thành quen thuộc với mọi
người và trở thành lớp từ toàn dân là vì Việt Nam được xem có nền văn minh
lúa nước bởi tỷ lệ cư dân trồng lúa chiếm số đông, địa bàn cư dân làm nghề
lại phân bố rộng rãi từ bắc đến nam, từ miền xuôi đến miền ngược. Do vậy, có
một số lớp từ đã trở thành từ toàn dân như: Bừa, cày,cuốc, mạ, lúa,
gặt...Những từ này không hề xa lạ với những người làm ngành nghề khác
trong xã hội, chúng được dùng một các tự nhiên. Đây là một biểu hiện nói lên
mối quan hệ khăng khít giữa vốn từ toàn dân và vốn từ nghề nghiệp. Nhưng
không phải từ nào trong lớp từ nghề nghiệp cũng có tính chất phổ biến rộng
rãi như vậy, vì nghề nào cũng có lớp từ nghề nghiệp riêng nhưng mức độ phổ
biến của nó lại không giống nhau, tùy thuộc vào mức độ phạm vi của từng
nghề nên có những từ ngữ chỉ riêng người trong nghề mới hiểu và dùng, có từ
nghề nghiệp được hiểu trong vùng phương ngữ, có từ trở thành từ dùng chung
trong toàn dân tộc.
Ví dụ: Trong nghề đánh cá ngoài những từ khá quen thuộc với mọi
người như: Thuyền, thúng, lưới,... mang tính chất toàn dân thì có những từ rất

21


xa lạ với mọi người như: Rạo, xăm, bốn sào... có những từ mang tính chất
phương ngữ cả vùng như: Nốc, lái...
Đất nước Việt Nam trải dài từ địa đầu Móng Cái đến đất mũi Cà Mau
và hình thành nên nền văn minh lúa nước do ba nền văn hóa hội lại (văn hóa
núi - văn hóa đồng bằng và văn hóa biển). Mỗi nền văn hóa có những điểm
riêng và người của cư dân vùng biển cũng như nghề trồng lúa có tính chất ổn
định. Vì vậy, mà hình thành nên những nét văn hóa riêng biệt của cư dân chài
lưới. Từ nghề nghiệp trong mối quan hệ đó thường gắn với đặc điểm địa
phương, gắn với những biến thể ngôn ngữ, phương ngữ nơi cư dân làng nghề

cư trú, tổ chức sản xuất.
Từ nghề nghiệp còn có những đặc điểm riêng gắn với từng thổ ngữ. Bởi
vì. mỗi vùng dân cư, mỗi làng nghề do đặc điểm canh tác, đặc điểm khí hậu
môi trường, phong tục tập quán không giống nhau nên ngôn ngữ phản ánh
nghề nghiệp cũng có thể khác nhau trong một ngôn ngữ. Đó chính là cơ sở
làm nên tính đa dạng của từ nghề nghiệp.
Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với vốn từ địa phương diễn ra tự
nhiên trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi đối sánh ta thấy từ nghề
nghiệp không trùng khít hoàn toàn với từ địa phương và bản thân từ nghề
nghiệp cũng không tách khỏi vùng phương ngữ nơi sinh sống của cư dân làng
nghề. Quan hệ giữa từ ngữ trong phương ngữ (địa lý và xã hội) là quan hệ tác
động qua lại đan xen phức tạp. Có những từ nghề nghiệp trùng khít với từ địa
phương, nhưng có những từ lại chịu ảnh hưởng thói quen dùng ngôn ngữ của
cư dân làm nghề sống trên vùng phương ngữ đó nên có thể có những từ riêng,
như để chỉ phương tiện, công cụ đánh bắt hay công cụ làm nước mắm, làm
muối của làng nghề đó. Ngoài việc dùng chung một số từ ngữ toàn dân, họ
còn sử dụng những từ vừa là chỉ nghề nghiệp nhưng lại mang đặc điểm của
phương ngữ về âm và nghĩa.
Ví dụ các từ ngữ khác nhau được tạo ra do thói quen khác nhau giữa
các vùng nhưng đều cùng gọi một đối tượng: Làng chài, làng vạn, dân vạn,

22


kẻ vạn... Lại có những từ nghề nghiệp mà phạm vi sử dụng của nó rất hẹp, chỉ
người trong nghề mới hiểu, thậm chí chỉ có một vùng, một làng nào đó mới
có. Ví dụ: Chặn ô, đổ nước, đập mô (nghề làm muối); xã mắm, nước cốt, ...
(nghề làm nước mắm).
Từ những vấn đề đặt ra như trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận:
- Đặt trong mối quan hệ với từ địa phương và từ vựng toàn dân, từ nghề

nghiệp có quan hệ khăng khít, giao thoa, đan xen với các lớp từ vựng này. Từ
vựng nghề nghiệp vừa có những đặc điểm riêng nhưng cũng vừa mang những
đặc điểm chung của lớp từ địa phương, từ toàn dân.
- Tùy thuộc vào tính chất đặc điểm, quy mô phạm vi hoạt động của
từng nghề mà từ nghề nghiệp có phạm vi, mức độ sử dụng rộng hẹp khác
nhau. Tùy theo mức độ xã hội hóa của từng ngành nghề mà sự lan tỏa của từ
nghề nghiệp cũng có mức độ không giống nhau. Như vậy có thể hình dung từ
nghề nghiệp của nghề này có rất nhiều loại, số lượng lớn nhưng từ nghề
nghiệp của loại kia lại ít loại, số lượng ít; lớp từ ngữ nghề nghiệp này khá
quen thuộc với người ngoài nghề, với nhiều vùng nhưng lớp từ ngữ nghề
nghiệp kia lại xa lạ với mọi người, có thể lạ lẫm ngay cả đối với cư dân sống
trong cùng một vùng địa lí dân cư hẹp.
- Nên có sự phân biệt từ vựng chỉ nghề và vốn từ nghề nghiệp. Từ
vựng chỉ nghề là sự tập hợp các từ ngữ chỉ công cụ, sản phẩm, hoạt động của
nghề nào đó trong xã hội. Có thể hình dung từ vựng chỉ nghề bao gồm các
lớp từ: (1). Những từ ngữ mà người trong nghề dùng để chỉ những công cụ,
hoạt động, sản phẩm của nghề đồng thời lớp từ ngữ này cũng đã quen thuộc
với người ngoài nghề, đã được toàn dân hóa, trở thành từ toàn dân; (2).
Những từ ngữ mà người trong nghề dùng để chỉ những công cụ, hoạt động
sản phẩm của nghề nhưng người ngoài nghề cũng dùng quen thuộc trong một
vùng phương ngữ. Xét theo phương ngữ địa lí, các từ ngữ này đồng thời cũng
là từ địa phương; (3). Những từ ngữ mà người trong nghề dùng phổ biến để
chỉ những công cụ, hoạt động sản phẩm của nghề mà thường người ngoài

23


nghề ít dùng hoặc không hiểu. Lớp từ ngữ này thường có phạm vi sử dụng
trong một vùng địa lí hạn chế, gắn với từng thổ ngữ nhất định.
Nằm trong sự đối lập với từ toàn dân, xét trong quan hệ với phương

ngữ địa lí, vốn từ nghề nghiệp có quan hệ không tách rời phương ngữ và thổ
ngữ, vì thế cũng có thể hình dung vốn từ nghề nghiệp là những từ mà người
làm nghề dùng để chỉ công cụ, sản phẩm, hoạt động của nghề, đồng thời từ
ngữ đó cũng có thể được dùng quen thuộc trong vùng. Như vậy vốn từ nghề
nghiệp thuộc hai loại (2) và (3) nêu trên.
Trước khi đi vào khảo sát lớp từ chỉ nghề của cư dân vùng biển, cụ thể
là nghề đánh cá, làm nước mắm và làm muối, chúng tôi sẽ khái quát về vốn từ
vựng chỉ nghề của cư dân nơi đây, để thấy được mối quan hệ từ vựng chỉ
nghề trong phương ngữ Nghệ Tĩnh về đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa, cách thức
định danh gọi tên các từ này.
1.3. Nghề biển và vốn từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An
1.3.1. Vài nét về nghề biển ở Nghệ An
Bờ biển Nghệ An kéo dài trên 82 km dọc theo 3 huyện Quỳnh Lưu,
Nghi Lộc, Diễn Châu và thị xã Cửa Lò. Biển Nghệ An mang đầy đủ tính chất
vùng biển Vịnh Bắc Bộ, trữ lượng cũng như khả năng khai thác hải sản chịu
ảnh hưởng rất lớn vào hai mùa gió thịnh hành: gió mùa Đông Bắc và gió mùa
Đông Nam, tạo ra hai mùa vụ khai thác hải sản chính trong năm là vụ cá Bắc
và vụ cá Nam. Với nguồn hải sản phong phú, nghề đánh bắt cá ở Nghệ An
ngày càng phát triển mạnh, cùng với đó kéo theo sự phát triển của nghề làm
nước mắm và nghề làm muối – những ngành nghề truyền thống của cư dân
Nghệ An từ bao đời nay, lắm vất vả nhưng cũng đầy mặn nồng.
- Với nghề đánh cá
Biển Nghệ An gần các bãi cá trọng điểm vịnh Bắc Bộ như Cát Bà, bãi
giữa vịnh, biển giữa Hòn Mê – Hòn Mắt, gần dòng hải lưu nóng lạnh nên có
thể khai thác được cá đại dương di cư. Biển Nghệ An có nhiều loại hải sản có
giá trị kinh tế cao như tôm, mực, cá lưỡng, cá song, cá ngừ... Theo tài liệu của

24



Viện Hải Dương I Hải Phòng [13, tr.123], trữ lượng cá biển của Nghệ An
khoảng 83000 tấn, khả năng khai thác cho phép 40000 – 45000 tấn/năm, trữ
lượng cá ở vùng có độ sâu dưới 30m chiếm 40%, ở độ sâu trên 30m chiếm
60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%...có thể khai thác tạo nguyên liệu
cho chế biến xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thủy sản vùng ven
biển.
Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, nghề đánh cá không chỉ
dành riêng cho những người làm nghề cá (ngư nghiệp) mà cả người làm nghề
khác cũng tham gia vào việc đánh cá (như nông nghiệp, lâm nghiệp...). Cũng
theo xu hướng của thời đại, xã hội càng phát triển thì mọi hoạt động của xã
hội cũng đổi thay. Trong hoạt động đánh bắt cá cũng vậy, phương tiện công
cụ thay đổi theo thời gian, từ đánh bắt bằng tay đến các công cụ thô sơ, truyền
thống thì nay có thể đánh bắt bằng các công cụ rất hiện đại bằng tàu, thuyền
lớn. Ở Nghệ An, trên một phương tiện tàu cá có thể sử dụng hai đến ba nghề
khai thác như nghề “te xúc” thường kiêm luôn nghề ”lưới kéo”, nghề “chụp”
kiêm nghề “câu”... Theo số liệu điều tra tàu cá năm 2004 [13], tổng số tàu
thuyền khai thác hải sản ở Nghệ An là 4020 chiếc. Những phương tiện đánh
bắt thuận lợi giúp cư dân Nghệ An từ đánh bắt được loại cá nhỏ gần bờ đến
những loại cá to đánh bắt xa bờ, và từ đánh bắt ngắn ngày nay có thể đi dài
ngày, sản phẩm thu được là hàng trăm loài hải sản với nhiều tên gọi và nhiều
cách chế biến thành các món ăn khác nhau.
- Với nghề làm nước mắm
Trong các cách chế biến từ sản phẩm được đánh bắt từ biển thì ta phải
nhắc tới quy trình làm nước mắm, một sản phẩm được làm từ tôm tép, cá
biển... Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Đã
từ lâu các gia đình Việt Nam đã quen dùng nước mắm để chế biến thức ăn
mang hương vị riêng, vì vậy, chén nước mắm ngày càng đóng vai trò quan
trọng không thể thiếu trong bữa cơm thân mật ấm cúng của gia đình. Ở Nghệ
An, đặc biệt trong những ngày tết, các loại nước mắm thương hiệu nổi tiếng


25


×