Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Đặc điểm từ ngữ trong các bản tin thời
sự trên Đài truyền hình Việt Nam”, chúng tơi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình, chu đáo của TS Trịnh Thị Mai và những ý kiến đóng góp thiết thực của
các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ, khoa ngữ văn trường ĐH Vinh cũng như
sự động viên khích lệ của người thân và bạn bè, đồng nghiệp. Nhân dịp này
cho phép chúng tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo hướng
dẫn, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Vinh, khoa đào tạo sau
đại học và những người thân cùng bạn bè đồng nghiệp.
Vinh, tháng 1/2012
Tác giả
Lê Thị Thuỷ
MỤC LỤC
Trang
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong đời sống hiện nay, truyền thông đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu của con người. Sự bùng nổ các phương tiện truyền thông là
điều tất yếu. Điều này được diễn ra trên cả hai phương diện: nội dung và hình
thức. Nội dung càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì hình thức phải hấp dẫn
bấy nhiêu. Hai phương diện này thực sự là những “ mặt trận “ ở đó diễn ra sự
cạnh tranh quyết liệt. Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để không ngừng
nâng cao chất lượng truyền thơng là một địi hỏi cấp bách.
1.2 Hiện nay, ngơn ngữ báo chí đang có xu thế được xem là một phong
cách chức năng trong ngôn ngữ. Trên cơ sở nhận thức rằng” phong cách là
những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, được hình thành từ những thói
quen sử dụng ngơn ngữ có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc
xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu” người ta đã tìm ra những luận cứ với các
mức độ thuyết phục khác nhau để khẳng định là ngơn ngữ báo chí có những
nét đặc thù, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng
khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách hành chính- cơng
vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận.
1.3. Trong các bộ phận của ngơn ngữ nói chung và ngơn ngữ báo chí
nói riêng thì từ ngữ là bộ phận nhạy cảm nhất, thay đổi nhiều nhất. Với tư
cách là một phương tiện thông tin đại chúng hàng đầu, truyền hình ln thu
hút sự chú ý của cơng chúng vì vậy nó được coi là mẫu mực trong việc dùng
từ. Chính vì thế nếu có sai sót gì trên truyền hình thì nó rất nhanh chóng trở
thành sai sót chung của tồn xã hội. Và từ đây nảy sinh một vấn đề khá quan
trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức là trách nhiệm của nhà báo,
người biên tập và trách nhiệm của phát thanh viên trong việc nói đúng và viết
đúng nhằm góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
3
Bản thân là một nhà báo đang làm việc tại Đài phát thanh truyền hình
Nghệ An, trực tiếp tổ chức sản xuất và thực hiện các chương trình thời sự,
hơn ai hết tôi luôn ý thức được trách nhiệm này. Bởi vậy tôi chọn vấn đề “
Từ ngữ trong các bản tin thời sự trên Đài truyền hình Việt Nam “ làm đối
tượng nghiên cứu, hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng
cao chất lượng truyền hình hiện nay….
2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói, báo chí là phương tiện truyền thơng đại chúng phổ biến và
quan trọng nhất, ra đời từ thế kỉ XVI và phát triển ngày càng mạnh. Báo chí
gồm nhiều loại hình như báo viết, báo truyền hình ( báo hình) , báo phát thanh
( báo nói) và báo điện tử.
Báo chí là một địa hạt rất rộng , vì thế nghiên cứu ngơn ngữ báo chí
địi hỏi phải bao qt những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Nghiên cứu về
ngơn ngữ báo chí nói chung đã có các tác giả như Vũ Quang Hào, Quang
Đạm, Hoàng Anh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Tri Niên, Trịnh Sâm….
Các tác giả này đã tập trung tìm hiểu những yêu cầu chung nhất,
những đặc trưng của báo chí.
Theo Vũ Quang Hào “ Ngơn ngữ báo chí trước hết và chủ yếu là lĩnh
vực của ngôn ngữ học xã hội. Sử dụng ngôn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp
và quyết định nhất tới hiệu quả của thơng tin báo chí. Do vậy ngơn ngữ báo
chí trước hết phải là một thứ ngơn ngữ văn hóa chuẩn”.
Tác giả cịn cho rằng “ Tính chuẩn mực này khơng loại trừ mà thậm
chí cịn cho phép sự sáng tạo của cá nhân nhà báo với tư cách là một
hiện tượng đi chệch ra khỏi chuẩn mực”. Hai vấn đề này được nêu và gọi
tên trong cuốn” Ngơn ngữ báo chí”. Những vấn đề mà Vũ Quang Hào đặt
ra rất có ý nghĩa về mặt lý luận và chúng tôi xem đây là cơ sở quan trọng
để triển khai đề tài này.
4
Liên quan đến vấn đề này, tác giả Hoàng Anh đã có cơng trình
nghiên cứu về “ Một số vấn đề về sử dụng ngơn từ trên báo chí, NXB Lao
động, Hà Nội, 2003 “ . Trong cơng trình này, tác giả đã nêu ra những vấn
đề: Trách nhiệm của nhà báo trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt ; các tính chất của ngơn ngữ báo chí , sự đan xen khuôn mẫu và biểu
cảm trong ngôn ngữ báo chí ; một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu
cảm trong ngơn ngữ báo chí ; về cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên
báo chí ; một số nét khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngơn ngữ
văn học; những kiểu lỗi về chính tả thường gặp trên báo chí và mấy kiểu
lỗi về dùng từ trên báo chí...
Tác giả Nguyễn Đức Dân trong cơng trình Ngơn ngữ báo chí – những
vấn đề cơ bản đã khái quát những đặc trưng cũng như những u cầu của
ngơn ngữ báo chí về từ ngữ, về câu văn, về tính biểu cảm. Đồng thời ông
cũng chỉ ra những khác biệt giữa ngôn ngữ báo chí và ngơn ngữ thuộc các
phong cách chức nămg khác. Ngồi cơng trình chun sâu này, ơng cịn viết
một số bài đăng trên tạp chí chuyên ngành bàn về việc vận dùng thành ngữ
tục ngữ, danh ngơn trên báo chí
Cùng với Vũ Quang Hào, Nguyễn Đức Dân, Quang Đạm, Hoàng Anh
thì tác giả Nguyễn Trí Niên trong cơng trình Ngơn ngữ báo chí cũng khái quát
những yêu cầu chung của ngơn ngữ báo chí nói chung. u cầu quan trọng
được ông nhấn mạnh là tính biểu cảm.
Tác giả Trịnh Sâm tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ báo chí nhưng gắn với
một địa phương cụ thể đó là ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong cơng trình Đặc
điểm ngơn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh
(Ngơn ngữ và đời sống số 12) năm 2008, ông đã nêu một số đặc điểm của
ngôn ngữ báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh về chính tả, về dùng từ, về dùng
câu, về tổ chức thông tin văn bản báo chí. Qua đó ơng cũng chỉ ra những điểm
tích cực và những điểm tiêu cực. Ngồi ra cịn có một số bài viết của các nhà
5
báo trẻ hay một số luận văn của sinh viên học viện báo chí tuyên truyền bàn
về nghệ thuật làm báo, nghệ thuật thơng tin, , phóng sự báo chí hiện đại, học
tập cách dùng từ , đặt câu trong báo chí của Hồ Chí Minh.
Riêng lĩnh vực báo hình (báo truyền hình đã) có một số cơng trình
nghiên cứu ngôn ngữ ở các mảng cụ thể như ngôn ngữ phỏng vấn, ngơn ngữ
bình luận bóng đá, ngơn ngữ quảng cáo… Hai tác giả Hoàng Anh và Nguyễn
Thị Yến trong cơng trình Trường nghĩa ẩm thực trong bình luận bóng đá
(Ngơn ngữ đời sống, số 7, 2009) đi sâu tìm hiểu hiện tượng chuyển trường
nghĩa từ trường ẩm thực sang bóng đá. Cịn tác giả Phạm Hữu Đức trong Một
số đặc điểm ngữ pháp liên nhân trong các bản tin tiếng Anh thì đi vào nghiên
cứu thức, nghĩa liên nhân và khơng khí diễn ngơn trong bản tin tiếng Anh.
Tác giả Vũ Anh nghiên cứu tính lịch sự trong phỏng vấn, tác giả này đã
chỉ ra những vấn đề đảm bảo tính lịch sự và chưa lịch sự của phóng viên khi
phỏng vấn…
Như vậy, đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu ngôn ngữ trong
bản tin thời sự, một bản tin quan trọng nhất của truyền hình. Vì vậy chúng tôi
chọn một phạm vi hẹp là từ ngữ trong loại bản tin này để nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ trong các bản tin thời sự
của Đài truyền hình Việt Nam. Từ ngữ được khảo sát trong 800 bản tin thời
sự của Đài truyền hình Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do dung lượng có hạn của một luận văn thạc sỹ , chúng tôi không thể
nghiên cứu hết cả từ và ngữ cố định nên luận văn chỉ đi sâu tìm hiểu về từ
trong bản tin thời sự.
6
Từ mà chúng tôi khảo sát trong 800 bản tin thời sự được phát trên Đài
truyền hình Việt Nam trong 2 năm 2010 và 2011 ( từ tháng 6-2010 đến tháng
12-2011).
Các bản tin được khảo sát chủ yếu được phát vào lúc 19h và một số
được phát vào lúc 12h trưa.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê phân loại các lớp từ trong các bản tin thời sự của Đài truyền
hình Việt Nam.
- Phân tích miêu tả các lớp từ trong các bản tin thời sự của Đài Truyền
hình Việt Nam: Về cấu tạo, về nguồn gốc, về ngữ nghĩa.
- Chỉ ra một số lỗi dùng từ trong các bản tin thời sự của Đài Truyền
hình Việt Nam.
- Trên các kết quả đã phân tích miêu tả chúng tơi rút ra những kết luận
để so sánh đổi chiếu, làm rõ đặc trưng riêng về cách dùng từ của các bản tin
thời sự khác với cách dùng từ của các bản tin khác, làm rõ yêu cầu riêng của
từ ngữ trên Đài truyền hình Việt Nam ( tức là báo hình ) khác với báo viết. Từ
đó đưa ra những đánh giá về việc dùng từ ngữ trong các bản tin thời sự trên
Đài truyền hình Việt Nam hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
6. Đóng góp của luận văn
- Đây là cơng trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu đặc điểm từ ngữ trên Đài
truyền hình Việt Nam qua một bản tin quan trọng nhất- bản tin thời sự.
Những đặc điểm trong sử dụng từ ngữ của bản tin thời sự là những điểm riêng
để phân biệt ngôn ngữ trong bản tin thời sự khác với các bản tin khác. Đây
7
cũng là những u cầu về ngơn ngữ nói chung và dùng từ ngữ nói riêng của
loại bản tin đặc biệt này.
- Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích miêu tả các lớp từ được sử
dụng trong bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam cũng như chỉ ra một
số lỗi dùng từ, cơng trình của chúng tơi sẽ là nguồn tư liệu đóng góp thiết
thực trong việc nâng cao chất lượng truyền hình về mặt ngơn ngữ.
- Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh hội nhập và phát trển như hiện nay,
ngôn ngữ cũng như các lĩnh vực khác đều bị tác động mạnh mẽ của các yếu
tố từ nước ngồi. Ngơn ngữ báo chí cũng bị tác động nhiều và tác động trước
tiên. Cơng trình của chúng tơi góp một phần vào việc giữ gìn bảo vệ sự trong
sáng của Tiếng Việt trên lĩnh vực truyền hình.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn có 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2. Từ trong các bản tin thời sự trên Đài truyền hình Việt
Nam xét về mặt cấu tạo và nguồn gốc
Chương 3. Từ trong các bản tin thời sự trên Đài truyền hình Việt
Nam xét về mặt ngữ nghĩa
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Từ trong ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp:
1.1.1. Từ trong ngôn ngữ
1.1.1.1 Định nghĩa từ
Bàn về khái niệm từ, từ trước đến nay có khá nhiều ý kiến .Tuy nhiên
khái niệm về từ đầu tiên là do các nhà ngôn ngữ Ấn – Âu đưa ra. Chẳng hạn,
học phái Alex-xan-dri đã định nghĩa: Từ là đơn vị nhỏ nhất trong chuỗi lời nói
(Dẫn theo V.A.Zveghinxep, Lịch sử ngôn ngữ học thế kỉ XIX – XX, bằng tiếng
Nga, M.1960, tr.13).
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác
nhau về từ như: Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Đỗ Thị Kim Liên, Lê Văn
Lý, Phan Khôi, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Kim Thản,
Hồng Tuệ, …
Sau đây, chúng tơi xin nêu một số định nghĩa tiêu biểu.
Giáo sư Đỗ Hữu Châu định nghĩa "Từ của tiếng Việt là một hoặc một
số âm tiết cố định bất biến, có ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức
cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn
nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu"..
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp, trong cuốn "Từ vựng học tiếng Việt" Nhà
xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm 1985 định nghĩa "Từ của
tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói: nó có hình
thức của một âm tiết, một "chữ" viết rời."
Tác giả Hồ Lê trong "Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại" đã viết
"Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc
chức năng mơ phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc
về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa" ..
9
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên định nghĩa: Từ là một đơn vị của ngôn ngữ
gồm một hoặc một số âm tiết có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hồn chỉnh và
được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu [Ngữ pháp tiếng Việt, tr.18].
1.1.1.2 Đặc điểm của từ
- Từ là đơn vị ngôn ngữ gồm một hoặc một số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất.
Trong tiếng Việt, âm tiết trùng với hình vị nên từ tiếng Việt được cấu
tạo bởi âm tiết, có thể một âm tiết hoặc nhiều âm tiết.
Ví dụ: Ăn, ở, nhà, xe, vội vàng, rung rinh, nóng nảy,…
Các từ: ăn, ở, xe, nhà là những từ gồm một âm tiết. Còn các từ: vội
vàng, rung rinh, nóng nảy, thơm tho… là những từ có hai âm tiết, trong đó
một âm tiết mang nghĩa gốc (vội, rung, nóng, thơm), cịn âm tiết cịn lại chỉ là
đơn vị khu biệt nghĩa (vàng, rinh, nảy, tho).
- Từ có cấu tạo hồn chỉnh
Từ ln xuất hiện với tư cách là một khối chặt chẽ cả về nội dung ngữ
nghĩa lẫn hình thức cấu tạo. Chúng ta khơng thể chêm xen bất cứ một yếu tố
phụ nào vào giữa các yếu tố cấu thành một từ như cụm từ. Ở ví dụ trên, vội
vàng, nóng nảy, thơm tho là một từ, ta không thể chêm xen yếu tố phụ vào
giữa vội và vàng, nóng và nảy, thơm và tho. Còn ở trường hợp khác như: ao
cá là cụm từ ta có thể chêm xen yếu tố phụ vào giữa: ao và cá để thành ao
ni cá, ao thả cá…
Tính hoàn chỉnh của từ mới giúp chúng ta xem xét trong cấu tạo nội bộ
của từ, phân biệt từ với cụm từ.
- Từ có khả năng vận dụng tự do để tạo câu
Khả năng tự do này thể hiện ở chỗ từ có thể kết hợp nhiều từ khác để
tạo nên các câu. Hình vị cũng giống như từ ở chỗ là đơn vị nhỏ nhất nhưng
hình vị khơng có khả năng hoạt động tự do mà luôn bị ràng buộc trong từ.
Đây là đặc điểm để ta phân biệt từ và hình vị.
10
Ví dụ: Biệt thự là một từ độc lập, nó có khả năng kết hợp tự do với từ
căn…này để cấu tạo thành cụm từ: Căn biệt thự này; hoặc cấu tạo thành câu:
Căn biệt thự này rất đẹp. Còn từ biệt (hình vị), thự (hình vị) khơng thể kết hợp
được như vậy.
1.1.1.3. Các lớp từ vựng
a. Các lớp từ xét về mặt cấu tạo
Xét về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được chia thành từ đơn và từ phức
( theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu).
- Từ đơn
Từ đơn là từ có một hình vị. Từ đơn có 2 loại: từ đơn đơn tiết và từ
đơn đa tiết.
Từ đơn đơn tiết như nhà, ăn, bút, sách, vở, quân áo, đi, đứng, nói, cười….
Từ đơn đa tiết như mồ hơi, bồ hóng, bồ câu, mặc cả, mát rượi….
- Từ phức
Từ phức là từ có 2 hình vị trở lên. Dựa vào phương thức cấu tạo từ có
thể chia ra từ láy và từ ghép.
- Từ láy
Từ láy là những từ được cấu tạo dựa trên phương thức láy ngữ âm
Ví dụ: long lanh, rì rào, rũ rượi, mấp mơ, lấp lánh, chập chờn, chon von
- Từ ghép
Từ ghép là một trong hai kiểu từ phức được tạo thành bằng cách ghép
hai hoặc hơn hai hình vị có quan hệ ngữ nghĩa.
Ví dụ: giàu sang, bn chuyến, cà pháo, ốc bươu, hợp tác xã, xã hội, tụ hội….
Từ ghép được chia thành 2 loại: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Từ ghép đẳng lập là từ mà các hình vị có quan hệ ngang hàng .
VD: Nhà cửa, đi đứng, ăn uống, khóc cười, mệt nhọc, trên dưới, trắng
đen, trong ngồi, xa gần, tươi sáng, sống chết, nghe nhìn, tìm kiếm….
11
Từ ghép chính phụ là từ ghép mà các hình vị có quan hệ chính-phụ.
Nghĩa là một hình vị giữ vai trị chính một hình vị giữ vai trị phụ.
Ví dụ: Rau cải, xe đạp, xe hơi, nghệ sĩ, chiến sĩ, nha sĩ, nhà báo, nhà
văn, tốt bụng, tốt mã, mát tay, mát dạ….
Cách phân loại này là cơ sở để chúng tôi khảo sát các lớp từ xét về cấu
tạo ở chương 2.
Việc phân định từ loại tiếng Việt theo cách thứ hai thành những lớp từ
cụ thể chủ yếu căn cứ vào các tiêu chuẩn:
b. Các lớp từ xét về nguồn gốc: có từ thuần Việt và từ vay mượn.
- Từ thuần Việt
Được quan niệm là những từ người Việt dùng quen thuộc, dễ hiểu, từ
thuần Việt trùng với bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt. Chúng biểu thị
những sự vật, hiện tượng cơ bản nhất, tồn tại từ rất lâu đời.
Ví dụ: ơng, bà, cha, mẹ, an,h chị, thầy, cô, đẹp xấu, béo, sửa, bền , gan
khát, trốn, gáy, mỏ, mâm, váy, cơm, cây, củ, mây, cỏ, gà, trứng, đường, rẫy,
bắt, bóc, buộc, ngắt, gọt, bánh, vắng, vải, mưa, đồng, móc, nụ, gà, chuột, đâm,
trời, trăng, đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, củi, hột, rắn, khô, mây, mưa, sấm, sét,
bàn chân, đầu gối, da, óc, thịt, mỡ, bố, mẹ, mày, nó, nuốt, cắn, nói, kêu, cịi,
mặc, bếp, chổi, sao, gió, sơng, đất, nước, lửa, đá, người, tóc, mặt, mắt, mũi,
răng, lưỡi, cổ, lưng, tay, chân, máu, xương, cằm, con, cháu, bão, bể, bát, dao,
gạo, ngà voi, than, cày, đen, gạo, giặt, thủ trưởng, bà con, đợi chờ, máu mủ,
xinh đẹp,...
- Từ vay mượn: Trong từ vay mượn có thì tiếng Việt chủ yếu là từ Hán
và ngơn ngữ châu âu.
- Từ vay mượn từ tiếng Hán: Từ ngữ gốc Hán là lớp từ tiếng Việt mượn
tiếng Hán, đọc theo âm Hán -Việt. Cách đọc này có từ đời Đường, là kết quả
trực tiếp của sự giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng Trung Quốc đời Đường, với
tiếng Việt cùng thời điểm. Sau đời Đường, hầu hết các từ mượn Hán qua con
12
đường sách vở được người Việt đọc theo cách này và đi vào kho từ vựng
tiếng Việt thường được coi là Từ Hán –Việt.
Phần lớn các từ Hán-Việt có từ hai tiếng trở lên. Các tiếng dùng để cấu
tạo từ Hán Việt gọi là các yếu tố Hán- Việt.
Ví dụ: Tư duy, thổ địa, tiên lợi, cốt nhục,...
Giống như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán-Việt cũng có loại từ ghép đẳng
lập ( giang sơn, sơn hà, quốc gia) ... và từ ghép chính phụ ( quốc kì, ái quốc....)
Sau hàng chục thế kỷ dưới sự cai trị và đồng hóa của người Hán chúng
ta có sự ảnh hưởng nhất định về văn hóa, kể cả trong tư tưởng triết học và
ngôn ngữ. Tuy vậy, người Việt vẫn giữ được tiếng nói và nhiều phong tục
riêng của mình. Chúng ta có lớp từ Hán -Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng
Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Sau này khi có sự
ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán -Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh.
Từ Hán -Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, nhiều khi
khơng tìm được từ thuần Việt tương đương để thay thế.
Ví dụ : hội nghị, phát triển, thương mại, hợp tác, đấu tranh, cảnh quan,
quan sát, bút danh, tọa đàm, âm hưởng, biệt phái, kỹ năng , kỷ cương, doanh
nghiệp, du hành, đồng chí, ngoại thương, kiên quyết, sản xuất, kinh doanh,
đơn vị, phù hợp, phát biểu, đổi mới, quản lý, giáo dục, đào tạo, đề nghị, ký kết,
chiến dịch, truyền thông, phát động, thành lập, giai đoạn, hội thảo, lực lượng,
vũ trang, cơng trình, hạ tầng, kỹ thuật, đầu tư, xây dựng, hệ thống, bổ sung,
chiến cơng, tham gia, góp ý, thế hệ, tài liệu, quy hoạch, bổ sung, chủ trì, bồi
dưỡng, chức năng, nhiệm vụ, đồng tình, hưởng ứng, phương châm, chương
trình, thử nghiệm , trách nhiệm, hệ thống, trau dồi, công ty, tiềm năng, khánh
thành, triển khai, giang sơn, quốc gia, sơn hà, …..)
-Từ vay mượn ngôn ngữ Ấn-Âu
Kể từ khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, tiếng Pháp đã có ảnh
hưởng đáng kể đến tiếng Việt và các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập khá nhiều
13
vào tiếng Việt, chỉ sau từ Hán-Việt. Sự ảnh hưởng này là do tiếng Pháp được
sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Nhà nước và trong giảng dạy ở nhà
trường, cũng như trong các loại sách báo khác.
Đồng thời qua tiếng Pháp, một số từ tiếng Anh, tiếng Đức cũng du
nhập vào tiếng Việt.
Ví dụ: mít tinh, boong ke, bồi bàn, axit, xà phòng, cà phê, game, catxe,
karaoke….)
c. Các lớp từ xét về phạm vi sử dụng:
Các lớp từ xét về phạm vi sử dụng có từ tồn dân và từ địa phương.
- Từ toàn dân “ là những từ ngữ tồn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ
chung cho tất cả những người nói tiếng Việt thuộc các địa phương khác nhau
trên toàn lãnh thổ. Từ toàn dân là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất trong
mỗi ngơn ngữ. Nó làm cơ cở cho sự thống nhất ngơn ngữ trong một quốc gia”.
Ví dụ: mưa, nắng, núi , sông, mắt mũi, tay , chân, nhà ,cửa, cuốc , cày,
đi , đứng, nói , cười, xấu, tốt, đỏ, đen….
Từ toàn dân cũng là cơ sở để cấu tạo các từ mới, làm giàu cho tự vựng
tiếng Việt. từ toàn dân là lớp từ thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng, đặc
điểm của từ vựng tiếng Việt.
- Từ địa phương : Nếu từ toàn dân được sử dụng trên phạm vi tồn
lãnh thổ thì từ địa phương chủ yếu được lưu hành, sử dụng trong một phạm vi
hẹp, gắn với một hoặc một số địa phương nào đó. “ Từ địa phương là bộ phận
tự vựng của ngơn ngữ nói hàng ngày ở một địa phương nào đó, chứ khơng
phải là từ vựng của ngơn ngữ văn học”.
Ví dụ: chi, rứa, mồ, nỏ, đọi, tơ, ghe, ngái, tê, heo, rứa, nác, ngáy, tru,
chén, nón, giã, ngá, mần…..
14
1.1.2. Từ trong hoạt động giao tiếp
Các phong cách chức năng, các ứng xử ngơn ngữ trong những hồn
cảnh giao tiếp khác nhau, được hình thành và nhận diện dần dần trong q
trình phát triển của ngơn ngữ và xã hội. Từ vựng học cũng phân lớp từ vựng
theo tiêu chí phong cách chức năng nhưng khơng hồn tồn là sự khảo sát,
phân loại của phong cách học.
Ngôn ngữ giao tiếp của con người tồn tại dưới hai dạng cơ bản là nói
và viết. Về mặt thuật ngữ, trước đây chúng ta vẫn thường gặp các tên gọi:
phong cách nói hoặc phong cách khẩu ngữ đặt trong thế đối lập với phong
cách viết hoặc phong cách sách vở.
Tuy rằng gọi tên như vậy, nhưng thực tế trong nội dung người ta muốn
phân biệt giữa một bên là ngôn ngữ thông tục, “đời thường”, chưa có sự gia
cơng, trau dồi, ít gắn với những chuẩn mực nguyên tắc; còn một bên là ngôn
ngữ được trau dồi, chọn lọc, gắn liền với những chuẩn tắc đó.
Thật ra, ngay trong phong cách nói cũng có sự phân biệt giữa lời nói
được chọn lọc, trau dồi (ví dụ như lời diễn giảng, thuyết trình, lời phát biểu
chính thức có chuẩn bị sẵn,...) với lời nói chưa được chọn lọc kĩ và trau dồi
cẩn thận (ví dụ như trong nói năng thân mật thơng thường hàng ngày, thậm
chí có thể chấp nhận cả tính chất thơng tục trong đó). Loại thứ nhất ở đây
nhích gần về phía ngơn ngữ thuộc phong cách viết hơn, cịn loại thứ hai, từ
bản chất của nó, được gọi đích danh là khẩu ngữ – một tên gọi mà tuy khơng
nói ra một cách hiển minh, nhưng ít nhiều bên trong, người ta có ý phân biệt
nó với ngơn ngữ nói, nói chung.
Như thế, có thể nhận ra trong từ vựng ba lớp từ mang đặc điểm của ba
phong cách: lớp từ khẩu ngữ, lớp từ ngữ thuộc phong cách viết, và cuối cùng
là lớp từ ngữ trung tính (hoặc cịn gọi: trung hồ về phong cách) có thể dùng
trong mọi phong cách khác nhau.
15
1.1.2.1. Từ trong khẩu ngữ
Cái gọi là khẩu ngữ mà chúng ta xét ở đây, chỉ gồm khẩu ngữ của tồn
xã hội nói chung.Có thể nhận thấy ở lớp từ khẩu ngữ của tiếng Việt một số
dấu hiệu sau đây:
Về mặt cấu trúc hình thức, các từ ngữ thuộc lớp này khi đi vào hoạt
động giao tiếp, ít nhiều có thể “tự do, phóng túng” nếu điều kiện cho phép.
Nói cách khác, chúng có nhiều khả năng biến đổi cấu trúc vốn có của mình.
Ví dụ:
- Tách rời ra và chen thêm những yếu tố khác vào:
học hành – học với hành, học với chả hành
chồng con – chồng với con
- Tăng cường các dạng láy hoặc lặp lại từ:
ông – ông ông ênh ênh
đàn ông – đàn ông đàn ang
con gái – con gái con đứa
Ưa dùng những từ ngữ có sắc thái đánh giá cực đại theo chiều nào đó
để cường điệu sự đánh giá của người nói, lơi cuốn sự chú ý của người nghe.
Ví dụ: lo thắt ruột, chờ đỏ mắt, đánh sặc tiết, chạy bở hơi tai, chẻ xác
ra, no địn, cứng họng, (tức) sơi máu, (giận) tím mặt,...
Chấp nhận những lối xung hơ thân mật hoặc đậm màu sắc bày tỏ thái
độ. Bên cạnh đó là những từ ngữ có sắc thái thơng tục, thậm chí thơ thiển.
Chẳng hạn, về xưng hơ, có thể dùng: mày, tao, cậu, tớ, mình, chúng
mình, bọn mình, y, hắn, hắn ta, bọn nó, tụi nó, thằng, thằng cha, con mẹ, mụ,
con mụ, mụ ta,...
Về những từ đánh giá hoặc miêu tả hành vi, có: ngu, tồi, mèng, chẳng
ra chó gì, chẳng nước mẹ gì, ăn thua gì, ăn thua mẹ gì, nước non gì, ăn vàng
ăn bạc gì, biết tay, phải lịng, cực, cực kì...
16
Về cách dùng các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón, hoặc diễn
đạt cho sinh động.
Ví dụ: của đáng tội, có đời thuở nhà ai, thơi thì..., thì đã đành là vậy, nó
chết một nỗi (một cái) là..., đánh đùng một cái, ấm ớ hội tề, chầu rìa hút thuốc
vặt, tuần chay nào cũng có nước mắt, ai biết quan đái mà hạ võng, luỵ như uỵ
đị...
Thậm chí, đôi khi để tỏ thái độ thân thương, quý mến của các bậc cha
chú, ông bà,... đối với trẻ em, người ta còn dùng cả những lời “mắng yêu”
nghe chừng rất thơng tục như: thằng chó con, con cún con, cha bố (cô, cậu),...
Sắc thái khẩu ngữ và biểu cảm của lớp từ khẩu ngữ còn thể hiện rõ ở sự
hiện diện và hoạt động của những từ thưa gửi (dạ, thưa,...), các từ ngữ cảm
thán (ôi, ối, ôi trời, trời ơi, trời đất ơi, cha mẹ ơi,...), ở các ngữ khía từ (à, ư,
nhỉ, nhé)...
Mặt khác, việc dùng các từ ngữ với sắc thái nghĩa mới, hoặc kèm theo
những nghĩa ngữ cảnh, nghĩa lâm thời, khá phổ biến. Bởi lẽ giản dị là: Khẩu
ngữ ít nhiều “phóng túng” về mặt chuẩn tắc.
Tuy vậy, dầu thế nào đi nữa thì cũng phải khẳng định lại rằng tính
thơng tục của khẩu ngữ nói chung và từ vựng khẩu ngữ nói riêng, khơng phải
là sự nói tục và các từ tục. Nếu không thấy sự khác biệt về bản chất này, lạm
dụng các từ tục thì sẽ dẫn đến chỗ làm vẩn đục ngôn ngữ, phá mất cái gọi là
thẩm mĩ ngôn ngữ, thậm chí vi phạm đạo đức trong giao tiếp.
1.1.2.2.. Từ trong văn bản
Từ trong văn bản là lớp từ ngữ thuộc phong cách viết.
Bản thân tên gọi này đã ngụ ý rằng ở đây gồm những từ ngữ chỉ chủ
yếu dùng trong sách vở, báo chí. Người ta cũng thường hiểu đằng sau tên gọi
này cịn có một ẩn ý khác: Đó là lớp từ ngữ có được sự chọn lọc, được trau
dồi, được “văn hoá hoá” và gắn bó với chuẩn tắc nghiêm ngặt.
17
Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết bao gồm chủ yếu những từ ngữ
thường xuyên được dùng gắn liền với nội dung của một số phong cách chức
năng cụ thể như:
Phong cách khoa học: Gắn bó với các thuật ngữ khoa học, các từ ngữ
chun mơn hố: đạo hàm, ẩn số, quỹ tích,... âm vị, hình vị, từ pháp, ngữ
pháp, âm tố, phụ tố,...
Phong cách hành chính sự vụ: Chủ yếu gồm các từ ngữ thường dùng
trong những văn bản pháp lí, ngoại giao, hành chính: cơng văn, cơng hàm,
cơng ước, hoà ước, tạm ước, hiệu lực, biên bản, sao lục, tố tụng, chiểu theo,
đơn phương,...
Phong cách chính luận báo chí: gồm những từ ngữ thường dùng trong
các văn bản chính luận, bày tỏ thái độ, quan điểm: cộng sản, vơ sản, tư sản, đế
quốc, thực dân, suy thối, vũ trang, xâm lược, chiến tranh, cánh tả, cánh hữu,
cấp trên...
Phong cách văn học (nghệ thuật): Có thể tổng hồ các phong cách
khác bằng những thủ pháp riêng của từng thể loại và từng truyền thống văn
học của mỗi dân tộc, mỗi giai đoạn.
Việc cố gắng xác định những tiêu chí thuần hình thức cho lớp từ ngữ
thuộc phong cách viết này là hết sức khó khăn, bởi vì chính bản thân nó hết
sức đa dạng và ln ln linh động. Tuy nhiên cũng có thể thấy có một số
biểu hiện tương đối rõ rệt như sau:
Khơng mang tính thơng tục, chính vì thế mà các từ ngữ của lớp từ ngữ
này và lớp từ khẩu ngữ hầu như không đi vào địa phận của nhau.
Chủ yếu gồm các thuật ngữ, các từ ngữ chun mơn hố của các lĩnh
vực: văn hố, văn học nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, chính trị, quân sự, hành
chính, pháp luật, triết học, kinh tế,... Trong các từ ngữ đó, nhìn chung, cấu
trúc hình thức của chúng là có tính hệ thống và theo chuẩn mực chặt chẽ.
18
Về mặt nội dung ý nghĩa, các từ ngữ ở đây nói chung mang tính khái
qt, trừu tượng hoặc gợi cảm, hình tượng... tuỳ theo phạm vi riêng của mỗi
phong cách chức năng.
Về mặt nguồn gốc, thì phần nhiều là các từ gốc Hán và gốc Ấn-Âu
được du nhập.
Ở đây, vai trị của các từ Hán -Việt có vị trí rất đặc biệt. Nó có mặt ở
khắp mọi địa hạt của các phong cách khác nhau và điều quan trọng là tính đa
dạng, tính tĩnh tại, gắn liền với thế giới của những ý niệm đã đem lại cho các
từ Hán-Việt trong tiếng Việt cái sắc thái trang trọng và bác học của chúng.
Cũng chính vì vậy mà chúng mới hoạt động một cách tích cực trong lớp từ
thuộc phong cách viết đến như thế (Nguyễn Nhữ Thành- Nhận xét về ngữ
nghĩa của từ Hán- Việt. Ngôn ngữ số 2/1977).
1.2. Ngơn ngữ báo chí và ngơn ngữ trong bản tin thời sự trên Đài
truyền hình Việt Nam
1.2.1. Báo chí và ngơn ngữ báo chí
1.1.1.1 Vai trị của báo chí
Chức năng của báo chí là dùng để thơng báo tin tức thời sự chính trị xã
hội trong nước và quốc tế, phản ánh dư luận quần chúng và quan điểm, chính
kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm hướng dẫn, giáo dục mọi người
theo quan điểm tiến bộ, phê phán những quan điểm sai trái, lạc hậu, thúc đẩy
tiến bộ của xã hội
Xã hội càng phát triển, đất nước càng hội nhập với thế giới thì thơng tin
trên các phương tiện truyền thơng và báo chí càng trở nên hết sức cần thiết và
ngày càng gắn bó với đời sống các tầng lớp người trong xã hội. Hơn lúc nào
hết, báo chí ngày nay đang trở thành một phương tiện cung cấp thông tin hiệu
quả nhất và đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Đối với báo chí cách mạng
Việt Nam, Bác Hồ là người sáng lập và dày cơng vun đắp, bồi dưỡng. Dưới
sự dìu dắt, dạy bảo của Người, báo chí nước ta đã khơng ngừng phát triển, lớn
19
mạnh về mọi mặt. Báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành một phương tiện
thông tin thiết yếu của đời sống xã hội, là công cụ của Đảng, diễn đàn của
quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, thực trạng báo chí của ta hiện nay, vẫn còn một số vấn đề
nổi cộm cần phải nghiêm túc nhìn nhận và sửa chữa. Một số nhà báo chưa
thực hiện tốt 9 quy định về đạo đức của người làm báo mà nghị quyết trung
ương 5 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X đã chỉ rõ.Để báo chí có
thể làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của nó, mỗi một nhà báo cần học tập
cách dùng từ, đặt câu của Bác. Đừng coi thường câu, chữ, vì cái vĩ đại thường
bắt nguồn từ những cái bình thường nhất, vì những con chữ nhỏ bé có thể nói
lên được bao vấn đề lớn lao, vĩ đại.
Có thể nói rằng báo chí cách mạng Việt Nam đã phát triển rất mạnh
mẽ. Chất lượng ngày càng được nâng cao. Vai trị của báo chí ngày càng được
coi trọng. Vị thế của nhà báo từng bước được khẳng định. Tuy vậy, vẫn cịn
tình trạng một số nhà báo quan liêu, xa rời quần chúng, vẫn cịn một số bài
báo rườm rà, khó hiểu, thơng tin sai lệch vấn đề, không thiết thực...
Trong bài “Sửa đổi lối làm việc” Bác Hồ cũng đã chỉ rõ “Nhiều
người cứ tưởng mình viết cái gì, nói cái gì người khác cũng hiểu cả...
khơng chịu khó hỏi quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì...
cứ ngồi ỳ trong phịng giấy mà viết, cứ tưởng như cái gì mình làm cũng
đúng, mình viết cũng hay”.
Để báo chí thực sự là công cụ tuyên truyền đắc lực của Đảng, nhà
báo thực sự là những chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của
Đảng, chúng ta phải làm theo lời dạy của Bác: “Muốn tuyên truyền quần
chúng phải học cách nói của quần chúng mới lọt tai quần chúng. Vì cách
nói của quần chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực mà lại đơn giản”
(Sửa đổi lối làm việc).
20
1.2.1.2. Các thể loại báo chí
Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Hiện nay
ở Việt Nam có những thể loại báo chí sau:
- Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện
trên giấy, có hình ảnh minh họa.
Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu.
Nhược điểm: thơng tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người
đọc và người viết) kém.
- Báo nói ( báo phát thanh) : Thơng tin được chuyển tải qua thiết bị đầu
cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ XIX.
Ưu điểm: thông tin nhanh.
Nhược điểm: khơng trình bày được các thơng tin bằng hình ảnh (phóng
sự ảnh) hoặc các thơng tin có hình ảnh minh họa.
-Báo hình: Thơng tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua
thiết bị đầu cuối là máy phát hình (Đài truyền hình) và máy thu hình
(television).
Ưu điểm: thơng tin nhanh;
Nhược điểm: khả năng tương tác hai chiều chưa cao.
- Báo điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải
thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh
động và âm thanh (video clip).
Ưu điểm: thơng tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao.
Nhược điểm: tính phổ cập yếu.
1.2.1.3. Đặc điểm của ngơn ngữ báo chí
Hiện nay, ngơn ngữ báo chí đang có xu thế được xem là một phong
cách chức năng trong ngôn ngữ. Trên cơ sở nhận thức rằng " phong cách là
những khn mẫu trong hoạt động lời nói, được hình thành từ những thói
quen sử dụng ngơn ngữ có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc
21
xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu, người ta đã tìm ra những luận cứ, với các
mức độ thuyết phục khác nhau, để khẳng định là ngôn ngữ báo chí có những
nét đặc thù, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng
khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách hành chính - cơng
vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận.
Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản, có vai trị quan trọng hàng đầu
của báo chí là thơng tin. Báo chí phản ánh hiện thực thơng qua việc đề cập các
sự kiện. Khơng có sự kiện thì khơng thể có tin tức báo chí. Do vậy, nét đặc
trưng bao trùm lên báo chí là có tính sự kiện.
Đinh Trọng Lạc, sau khi nêu rõ các đặc trưng của phong cách báo chí
(như: tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn ), đã chỉ ra các đặc điểm của
ngơn ngữ báo chí thuộc các phương diện như từ vựng, cú pháp, kết cấu .
Theo chúng tôi, đây phần lớn mới chỉ là các đặc điểm của một vài thể
loại báo chí cụ thể, vì thế chúng chưa đủ tầm khái quát để có thể khắc họa
diện mạo của cả một phong cách ngôn ngữ trong sự đối sánh với các phong
cách ngơn ngữ khác. Nói đến báo chí là nói đến tính chiến đấu, tính thẩm mỹ
và giáo dục, tính hấp dẫn và thuyết phục, tính ngắn gọn và biểu cảm. Do vậy
ngơn ngữ báo chí phải phục vụ để thể hiện những tính chất đó.
Như chúng ta đều biết, chức năng cơ bản, có vai trị quan trọng hàng
đầu của báo chí là thơng tin. Báo chí phản ánh hiện thực thơng qua việc đề
cập các sự kiện. Khơng có sự kiện thì khơng thể có tin tức báo chí. Do vậy,
theo chúng tơi, nét đặc trưng bao trùm của ngơn ngữ báo chí là có tính sự
kiện. Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngơn ngữ báo chí một loạt các tính
chất cụ thể như tính chính xác, tính cụ thể. Ngơn ngữ của bất kỳ phong cách
nào cũng phải bảo đảm tính chính xác. Nhưng với ngơn ngữ báo chí, tính chất
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư
luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho
22
độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thơng tin, nghĩa là có thể gây ra những gây hậu
quả xã hội nghiêm trọng khơng lường trước được.
Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ đặc trưng của các q tình chuyển tải
thơng tin báo chí. Mỗi thể loại có u cầu về cách sử dụng ngôn ngữ khác
nhau ( báo in, báo nói, báo hình…) . Do vậy ngơn ngữ báo chí một mặt được
hiểu là tổng thể ngôn ngữ các thể loại, mặt khác khái niệm ngơn ngữ báo chí
được xác lập chủ yếu trong sự khu biệt với khái niệm ngôn ngữ văn học và
ngôn ngữ đời sống tự nhiên. Trong tương quan đó, nếu như đặc trưng của
ngơn ngữ văn học là tính nghệ thuật và hiệu quả thẩm mỹ thì đặc trưng của
ngơn ngữ báo chí là tính chính xác, khách quan và hiệu quả thơng tin tối ưu,
tức làm nhằm chuyển tải trọn vẹn và nhanh chóng thơng tin tới người nhận.
Đối tượng mà báo chí hướng đến là ở nhiều lứa tuổi và nhiều trình độ
khác nhau. Do vậy vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo chí cần lưu ý là cách
sử dụng ngơn ngữ.
Thứ nhất, về phương diện ngữ âm. Báo chí Việt Nam đều sử dụng
những đơn vị ngữ âm của loại hình ngôn ngữ đơn lập và chịu sự chi phối chặt
chẽ của quy tắc ngữ âm tiếng Việt. Chữ viết trên báo chí nhất loạt đều sử
dụng hệ thống ký tự chữ cái la tinh , gọi là chữ quốc ngữ, tuân theo những
quy định về văn phạm tiếng Việt.
Thứ hai, về phương diện từ ngữ. Sự ra đời của báo chí nhằm cung cấp
thơng tin. Các thơng tin mà báo chí chuyển tải có nhiều loại, có chọn lọc,
phản ánh kịp thời những vấn đề nổi bật , nhiều mặt của đời sống xã hội. Mục
đích của báo chí rất rõ ràng. Đó là cung cấp thơng tin và định hướng dư luận.
Muốn thực hiện được mục đích này và khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt
động của báo chí địi hỏi nhà báo phải thực sự có vốn từ ngữ phong phú.
Thứ ba, về phương diện cú pháp. Do phải thực hiện chức năng thông
tin nên phong cách báo chí địi hỏi sử dụng mọi loại câu. Tùy theo đối tượng,
tùy theo thể loại chương trình của từng từ báo mà người viết có thể lựa chọn
23
những kiểu câu phù hợp. Tuy nhiên kiểu câu có cấu trúc chuẩn mực đầy đủ
các thành phần và ngắn gọn vẫn là sự lựa chọn tối ưu.
Thứ tư, về phương diện diễn đạt. Thơng tin báo chí được chọn lọc
và diễn đạt ngắn gọn. Viết ngắn là giữ được tính chính xác của ngơn ngữ,
nội dung phù hợp với ngôn từ diễn tả, không kéo dài “ viết ngắn là tốt,
viết ngắn và đơn giản còn tốt hơn. Viết ngắn, đơn giản mà gây được sự
chú ý là tốt nhất”.
1.2.2. Ngơn ngữ trên Đài truyền hình Việt Nam và ngơn ngữ trong
các bản tin thời sự
1.2.2.1 Truyền hình và ngơn ngữ trên truyền hình
a. Vai trị của truyền hình
Ngày nay, hệ thống báo chí bao gồm nhiều loại hình: báo in, báo phát
thanh, báo truyền hình, báo điện tử. Truyền hình là một loại hình báo chí có
lịch sử phát triển ngắn hơn so với các loại hình truyền thơng khác.
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ
như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một
kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là
phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình
trở thành vũ khí, cơng cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như
lĩnh vực kinh tế xã hội. Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử
dụng như là cơng cụ giải trí, rồi thêm chức năng thơng tin. Dần dần truyền
hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và
định hương dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng
cáo và các dịch vụ khác. Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ
thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số
lượng mà còn tăng về chất lượng. Cơng chúng của truyền hình ngày càng
đơng đảo trên khắp hành tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ,
24
truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cơ đọng lại, làm giàu thêm ý
nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung.
Truyền hình có 5 chức năng:
-Chức năng thơng tin
-Chức năng tư tưởng
-Chức năng tổ chức quản lý xã hội
-Chức năng chỉ đạo giám sát xã hội
-Chức năng văn hóa giải trí.
Hiện nay, truyền hình được coi là phương tiện truyền thơng thơng dụng
nhất hữu hiệu nhất. Tất cả mọi thông tin được truyền qua truyền hình đều
được đơng đảo khán giả lĩnh hội vì trong đới sống hiện nay hầu như gia đình
nào cũng có ti vi. Các thơng tin truyền qua truyền hình đến được với khán giả
nhanh nhất. Truyền hình có vai trị rất lớn trong việc thơng báo tin tức và tác
động mạnh mẽ đến người xem. Chính vì vậy mà mọi cuộc vận động như vận
động ủng hộ người nghèo, vận động ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam,
vận động học tập và làm theo lời Bác, vận động ủng hộ đồng bào bão lụt đều
được tổ chức qua truyền hình, và có hiệu quả rất cao.
b. Ngơn ngữ trên truyền hình
Truyền hình có nét đặc thù riêng khác hắn với các phương tiện báo chí
khác đó là khơng chỉ dùng ngơn ngữ lời mà truyền hình cịn dùng hình ảnh
để làm ngơn ngữ thể hiện . Đặc biệt, ngơn ngữ trên truyền hình được thể hiện
qua hai giai đoạn. Giai đoạn trước tiên là ngôn ngữ viết. Các phóng viên thu
thập tin tức và viết thành văn bản. Giai đoạn thứ hai và là giai đoạn cuối cùng
là ngơn ngữ nói. Các tin tức trong các văn bản viết của phóng viên được phát
thanh viên truyền lại cho khán giả qua hình thức nói. Do vậy, tin tức mà khán
giả tiếp nhận được đã qua hai lần mã hố. Chính vì điều này mà ngơn ngữ
trên đài truyền hình vừa mang những đặc điểm của ngôn ngữ viết lại vừa
mang đặc điểm của ngôn ngữ diễn đạt bằng lời nói. Cho nên có nhiều trường
25