Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đóng góp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đối với lịch sử dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.15 MB, 101 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
---------------------

NGUYễN THị hải

đóng góp của
la sơn phu tử nguyễn thiếp
đối với lịch sử dân tộc
Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Ngời hớng dẫn khoa học:
PgS.TS. Nguyễn quang hồng

Nghệ An, 2012


Lời Cảm ơn.
Để hoàn thành được bản luận văn này trong quá trình nghiên cứu tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Quang Hồng, Tôi xin
chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thầy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Nam Kim- Nam Đàn – Nghệ An,
UBND xã Kim Lộc- Can Lộc- Hà Tĩnh đã giúp tôi trong việc thu thập tài liệu.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo khoa Lịch sử, phòng đào tạo Sau đại học, trường Đại học Vinh, thư viện
Nghệ An, cùng gia đình và bạn bè đã cung cấp tài liệu, động viên, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Vinh, tháng 10/ 2012


Tác giả
Nguyễn Thị Hải


MỤC LỤC
Trang
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o.........................................................................................1
Trêng ®¹i häc vinh................................................................................................1


Mở Đầu
1.Lý do chọn đề tài.
1.1.Về mặt khoa học.
Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc thế kỷ XVIII là một trong
những thế kỷ có nhiều biến động nhất. Chế độ phong kiến Việt Nam khủng
hoảng nghiêm trọng, mâu thuẫn giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội cả
Đàng Trong và Đàng Ngoài ngày càng sâu sắc, các cuộc khởi nghĩa nông dân
liên tiếp nổ ra trong đó đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn. Nền thống
trị của chúa Nguyễn ở đàng Trong và Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài lần lượt sụp
đổ, tiếp đó là kháng chiến chống ngoại xâm, vương triều Tây Sơn thành lập
rồi khủng hoảng, Nguyễn Ánh từng bước khôi phục lại vương nghiệp của
dòng họ Nguyễn…. Nhưng trong chính bối cảnh lịch sử đầy biến động ấy dân
tộc ta lại sinh ra không biết bao anh hùng hào kiệt như: Phan Huy Chú, Ngô
Thì Nhậm, Lê Hữu Trác, Quang Trung… La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là
một danh nhân nổi tiếng trong thời đại ấy.
Cuộc đời và sự nghiệp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, cho đến nay
vẫn có nhiều cách đánh giá, nhìn nhận chưa thống nhất. Do đó, thực hiện đề
tài, chúng tôi hy vọng sẽ tổng hợp một cách khá đầy đủ các tư liệu lịch sử liên
quan đến cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật lịch sử khá đặc biệt này.
Thứ nhất, nhằm nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về một

nhân vật lịch sử mà cuộc đời và sự nghiệp của ông không chỉ có ảnh hưởng
đối với quê hương đất nước ở thế kỷ XVIII mà còn có ảnh hưởng cho đến
hôm nay và tận mai sau trên cả phương diện tài năng và đức độ.
Thứ hai, đây không phải là công trình đầu tiên nghiên cứu về cuộc đời
và sự nghiệp của Nguyễn Thiếp nhưng trên cơ sở kế thừa những thành tựu
của những người đi trước chúng tôi hy vọng dựng lại một cách toàn diện có
hệ thống toàn bộ cuộc đời sự gnhiẹp của ông từ: Nguồn gốc gia đình, những
đóng góp của ông đối phong trào Tây Sơn, đối với văn hoá, với quê hương
4


v,v… Thực hiện điều này chúng tôi hy vọng sẽ khoả lấp được những khoảng
trống của các nhà nghiên cứu trước đây về nhà văn hoá Nguyễn Thiếp và rút
ra những đánh giá khách quan về nhân vật lịch sử nổi tiếng này.
Thứ ba, ngoài phần nghiên cứu đánh giá những đóng góp to lớn của La
Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đối với lịch sử dân tộc chúng tôi còn giành một
phần nội dung của đề tài để nghiên cứu sự đánh giá và tôn vinh của các thế hệ
từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XXI. Đây là một trong những nét mới khi
nghiên cứu về La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
1.2. Về mặt thực tiễn.
Để nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện về cuộc đời và sự
gnhiệp của Nguyễn Thiếp, chúng tôi dành một phần nội dung để nghiên cứu
về bối cảnh quê hương đất nước, gia đinh, dòng họ, trước những thăng trầm
của lịch sử dân tộc. Do đó, thực hiện đề tài góp phần nghiên cứu về đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội của cư dân Can Lộc nói riêng và Nghệ An nói chung
trong suốt thế kỷ XVIII.
Đề tài tập hợp một khối lượng khá lớn tư liệu liên quan đến bối cảnh
lịch sử, cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Thiếp, do đó tiện cho việc nghiên cứu
về ông cũng như nghiên cứu về lịch sử Can Lộc.
Là một giáo viên giảng dạy lịch sử ở trường Trung học phổ thông,

chúng tôi hy vọng công trình này sẽ giúp tôi và đồng nghiệp trong việc biên
soạn và giảng dạy lịch sử địa phương.
Với những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Đóng góp của La Sơn
Phu Tử Nguyễn Thiếp đối với lịch sử dân tộc” làm luận văn thạc sỹ khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Là một nhà văn hoá nổi tiếng, một mưu sĩ, lúc làm quan, lúc ở ẩn, lúc
ngao du sơn thuỷ vịnh cảnh làm thơ,… cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn
Thiếp được một số công trình nghiên cứu.

5


Trong số các công trình nghiên cứu về Nguyễn Thiếp, đầu tiên phải kể
đến, đó là tác phẩm "La Sơn phu tử" của tác giả Hoàng Xuân Hãn (Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2003) đó là một công trình lớn nghiên cứu khá đầy đủ, tỉ
mỉ, về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Thiếp. Đặc biệt tác giả đã tiếp cận
được với nhiều nguồn sử liệu gốc có giá trị về tính xác thực, đồng thời tác giả
đã dịch nhiều tác phẩm thơ văn từ chữ Hán . Tuy nhiên cách bố cục và sắp
xếp thời gian lại gây khó hiểu đối với lớp trẻ hiện nay. Dù vậy đây cũng là
công trình có giá trị nhất, là căn cứ cho nhiều đề tài sau này khi nghiên cứu về
Nguyễn Thiếp.
Tác giả Phạm Hồng Phong chủ biên cuốn "Lịch sử xã Nam Kim" NXB
Nghệ An(xuất bản 2003) đã viết về điều kiện địa lý tự nhiên, truyền thống
lịch sử văn hóa, đời sống của nhân dân xã Nam Kim, vùng đất Nguyễn Thiếp
dành phần lớn cuộc đời mình nơi đây, có thể nói nơi đây là quê hương thứ hai
gắn bó với Nguyễn Thiếp cho đến những năm tháng cuối đời và là nơi ông
yên nghỉ muôn đời.
Với Cuốn "Thơ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp" của tác giả Nguyễn Sỹ
Cẩn (Nxb Nghệ An, 1998) đã đề cập chủ yếu đến sự nghiệp thơ ca Nguyễn
Thiếp, qua đó bổ sung một số nguồn tài liệu mới được phát hiện.

Với tác phẩm "Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp ba
bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam" của tác giả Trần Lê Sáng (Nxb Giáo
dục, 1990) nêu lên những đóng góp của Nguyễn Thiếp trên lĩnh vực giáo dục
cùng những bổ sung về các truyền thuyết trong dân gian về Nguyễn Thiếp còn
lưu lại đến ngày nay. Tác phẩm là sự tôn vinh một số nhà giáo xuất sắc trong
lịch sử giáo dục Việt Nam thời kỳ phong kiến.
Bên cạnh các tác phẩm nêu trên thì việc tìm hiểu về danh nhân La Sơn
phu tử Nguyễn Thiếp còn được đề cập trong một số công trình nghiên cứu
khác, hay một số sách báo, tạp chí.

6


Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề
cập đến danh nhân La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp một cách đầy đủ, trọn vẹn,
có hệ thống. Đây là một vấn đề khá phức tạp bởi nó liên quan đến nhiều cách
hiểu và đánh giá khác nhau. Mặt khác khi tìm hiểu về vấn đề này lại gặp
nhiều khó khăn về sự hạn chế của nguồn tài liệu. Dù vậy các công trình trên là
cơ sở hết sức quan trọng cho chúng tôi tập hợp, tìm hiểu và hoàn thành đề tài
nghiên cứu khoa học của mình.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
• Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống những đóng góp của Nguyễn
Thiếp đối với dân tộc được thể hiện trên nhiều lĩnh vực.
• Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài dừng lại ở những đóng góp của Nguyễn Thiếp đối với dân tộc
Việt Nam.
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thông qua nguồn tư liệu chúng tôi phân tích và trình bày một cách hệ
thống nội dung chính sau đây:

- Những tác động bên ngoài liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của
Nguyễn Thiếp như: Hoàn cảnh lịch sử, quê hương và gia tộc…
- Những đóng góp của Nguyễn Thiếp đối với phong trào Tây Sơn, với
văn hoá, giáo dục.
- Đóng góp của ông đối với miền quê nơi ông sinh sống và lập
nghiệp.
- Những bài học mà Nguyễn Thiếp để lại cho hậu thế.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
*Nguồn tài liệu:

7


Để phục vụ nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sưu tầm tập hợp các
nguồn tư liệu có liên quan đến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng với đền thờ,
khu mộ của ông.
- Tác phẩm “ La Sơn Phu Tử” của Hoàng Xuân Hãn.
- Gia phả dònh họ Nguyễn Thiếp
- Hồ sơ di tích lịch sử- văn hoá Nguyễn Thiếp tại Can Lộc, Hà Tĩnh.
- Tài liệu thông sử viết về lịch sử Việt Nam thời cận đại.
- Các hồ sơ di tích lịch sử văn hoá- địa phương.
- Kế thừa và phát triển những công trình nghiên cứu, những bài viết
của các tác giả đi trước về những vấn đề có liên quan.
- Chúng tôi còn tham khảo thêm trên mạng Intenet.
-Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với công tác đi thực tế , trực tiếp tham
quan, ghi chép về đền thờ, khu mộ Nguyễn Thiếp.
*Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng chủ yếu hai phương pháp truyền
thống là: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgich, kết hợp với phương
pháp so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung đề tài.

Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành khảo sát hiện trường lịch sử, điều tra xã hội
học.
5. Đóng góp của luận văn.
Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về
cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thiếp trên những khía cạnh : Nhà quân sự
thiên tài, nhà văn hoá lớn,quê hương nơi ông sinh cơ lập nghiệp.
Thông qua nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, rút ra những đánh giá,
nhận xét về cuộc đời của một nhà văn hoá mà ảnh hưởng của ông đối với
quốc gia dân tộc không dừng lại ở thế kỷ XVIII.
Hệ thống các tư liệu có thể tiếp tục mở rộng, nghiên cứu về cuộc đời và
sự nghiệp của ông.
8


Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng
dạy về truyền thống văn hoá dân tộc hay lịch sử địa phương.
Luận văn còn có tác dụng bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ, biết học
tập, biết noi gương, biết trân trọng và nhớ ơn những người có công với dân
với nước.
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang thực hiện cuộc vận động: “ Uống
nước nhớ nguồn”, Luận văn chúng tôi hoàn thành là một đóng góp thiết thực
trong phong trào ấy.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm
có 3 chương:
Chương 1. Khái quát hoàn cảnh lịch sử, quê hương và gia tộc
Nguyễn Thiếp.
Chương 2. Những đóng góp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đối
với Lịch sử và Văn hóa dân tộc.
Chương 3. Sự tri ân của hậu thế đối với La Sơn Phu Tử Nguyễn

Thiếp.

9


Nội dung
Chương 1. Khái quát hoàn cảnh lịch sử, Quê hương
và gia tộc Nguyễn Thiếp
1.1. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII.
1.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội Đàng Ngoài.
Đầu thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam từng bước lâm vào tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sau khi vua Lê Túc Tông qua đời, nội bộ
triều Lê lục đục, rối ren bởi sự tranh giành quyền lực diễn ra gay gắt, quyết
liệt. Chưa bao giờ chính quyền phong kiến Việt Nam chỉ trong một thời gian
ngắn đã đưa lên rồi lại nhanh chóng hạ bệ đến mấy ông vua. Nhà Lê suy sụp
dần tạo điều kiện cho nhà Mạc tiếm quyền, lộng hành. Năm 1527, Mạc Đăng
Dung cướp ngôi nhà Lê, dựng lên nhà Mạc. Sự lên ngôi ấy mang tính chất ăn
cướp nên không nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tấng lớp nhân dân.
Kể từ đó đất nước liên tục bị chấn động dữ dội bởi những cuộc nội chiến ác
liệt triền miên. Cục diện Năm Bắc triều chưa chấm dứt thì cục diện Đàng
Ngoài - Đàng Trong lại nổi lên. Không khí chết chóc, thê lương bao trùm
khắp cõi.
Năm 1592, sau nhiều cuộc giao tranh quyết liệt và dai dẳng, Nam Triều
đã đánh bại được Bắc Triều giành quyền thống trị đới với hầu hết các địa
phương trong cả nước lúc bấy giờ. Sử cũ gọi thời kỳ này là thời “Lê trung
hưng”. Thế nhưng từ đây quyền lực của vua Lê dần rơi vào tay của Nguyễn
Kim, rồi chẳng bao lâu sau lại chuyển sang tay con rể của ông là Trịnh Kiểm.
Hơn hai thế kỷ liền nhà Trịnh làm mưa làm gió trên vũ đài chính trị, danh
nghĩa là vua Lê mà thực quyền là Chúa Trịnh. Chính sự rối bời lên đến đỉnh
điểm.


10


Các chúa Trịnh không chỉ thay nhau nắm giữ quyền lực mà trong thực
tế còn nắm giữ cả tính mạng vua Lê. Chúa Trịnh mặc sức tung hoành, tự ý
đưa người này lên, đặt người kia xuống. Các vua Lê thời kỳ này trở thành nạn
nhân của nhiều vụ sát hại: Lê Anh Tông (1566 – 1573), Lê Kính Tông (1599
– 1619), lê Đế Duy Phương (1729 – 1732). Điều đáng nói là cuộc thanh trừng
đẫm máu không chỉ có xảy ra từ phía Phủ Chúa đối với cung Vua mà còn
diễn ra quyết liệt ngay trong chính nội bộ Phủ Chúa. Những cảnh “nồi da nấu
thịt”diễn ra liên miên khiến triều đình không lúc nào yên ổn. Khi mà đạo làm
vua, đạo làm chúa bị rẻ rúng thì hẳn nhiên đạo làm quan cũng chẳng thể được
coi trọng. Trong triều đình liên tục diễn ra cảnh chia bè kết cánh, vu oan
giáng hoạ và hãm hại lẫn nhau. Trên mục ruỗng dẫn đến dưới bại hoại, cương
thường đạo lý bị xói mòn, nhường chỗ cho những tham vọng nắm giữ quyền
lực ngày càng lấn tới.
Đầu thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng,
suy vong biểu hiện trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hoá giáo
dục.
- Về Kinh tế.
Nền nông nghiệp và kinh tế hàng hoá gặp nhiều khó khăn, ruộng đất
công nhiều nơi bị thu hẹp nghiêm trọng. Nạn chiếm đoạt ruộng đất của giai
cấp Địa chủ đối với nông dân diễn ra tràn lan, chính sách thuế khoá nặng nề.
Thêm vào đó là hiểm hoạ thiên tai. Nhà nước phong kiến không chăm lo đến
đê điều và hệ thống thuỷ lợi nên hạn hán và lụt lội hoành hành thường xuyên
ở Bắc Bộ. Theo thống kê và ghi chép của các bộ sử cũ: Trong thế kỷ XVIII
riêng ở Đàng Ngoài có 16 năm xảy ra nạn lụt vỡ đê và 10 năm bị hạn hán.
Với sưu cao thuế nặng, thiên tai đói kém, mất mùa đổ lên đầu người nông
dân. Họ lâm vào cảnh cơ hàn, chết đói đầy đường, làng xóm tiêu điều hiu

quạnh, phải dắt díu nhau đi tha phương cầu thực. Nạn đói trầm trọng diễn ra
bắt đầu từ năm 1739, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng. Phạm Đình Hổ
11


trong “ Vũ trung tuỳ bút” từng viết: “ ruộng đất hầu như thành rừng rậm”, “
người chết vật vạ đầy đường”, “ những người dân còn sống sót lại phải đi bóc
vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn, có khi ăn thịt lẫn nhau”. Nông dân làng xã buộc
phải rời làng, lưu tán khắp nơi kéo dài trong suốt thế kỷ XVIII. Đây là tình
trạng chung của xã hội đàng Ngoài từ miền xuôi đến miền ngược.
Trong khi nền nông nghiệp sa sút nghiêm trọng thì nền thương nghiệp
cũng theo chiều hướng suy giảm dần. Nguyên nhân chính là do sau khi cuộc
nội chiến kết thúc, nhu cầu quân sự không còn quan trọng như trước nữa thì
nhà nước phong kiến không còn mặn mà với phương tây nữa. Những khó
khăn trở ngại về luật lệ phiền phức, sự độc quyền cùng thái độ lam tham vô
nguyên tắc của hàng ngũ quan lại thừa hành làm cho các lái buôn nước ngoài
nản chí, họ tìm cách rút dần khỏi thị trường nước ta. Giữa lúc đó thì thị
trường khổng lồ Trung Quốc được mở cửa, lái buôn nước ngoài lần lượt nhảy
sang Trung Quốc, nước ta bỏ qua những cơ hội để phát triển kinh tế thương
nghiệp.
Đứng trước thực trạng xã hội đó, chúa Trịnh Doanh ban hành nhiều
chính sách với hy vọng sẽ khôi phục được nền kinh tế, ổn định chính trị như
đưa nhân dân phiêu tán trở về quê làm ăn, chính sách ban cấp ruộng đất, tu bổ
đê điều… song vẫn còn quan liêu, chính sách nhà nước đề ra nhưng công việc
cụ thể lại bỏ mặc cho quan lại địa phương nên kết quả của những chính sách
đó không có hiệu lực. Nền nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp vẫn không
thể phát triển được. Ruộng đồng bỏ hoang, đê điều hư hỏng nặng, nông dân
phiêu tán chết đói tràn lan. Các cảng thị một thời sầm uất như Thăng Long,
Phố Hiến… nay nhanh chóng lụi tàn, phố phường không còn tấp nập cảnh kẻ
mua người bán như xưa.

- Về Chính trị.
cơ chế hai chính quyền song song tồn tại vua Lê- chúa Trịnh bị phá vỡ.
Vua Lê bị vô hiệu hoá, chúa Trịnh lộng quyền. Mâu thuẫn giữa vua Lê và
12


chúa Trịnh trở nên sâu sắc. Cung điện của vua Lê ngày càng tiêu điều và
xuống cấp trong khi phủ chúa Trịnh lại xây dựng nguy nga tráng lệ “ việc xây
dựng đền đài cứ liên miên…Trong phủ tuỳ chỗ điểm xuyết bày vẽ hình núi
non bộ trông như bến bể đầu non” . Chua Trịnh lao vào ăn chơi sa đoạ.
-

Về mặt Văn hoá.

thế kỷ XVIII là thế kỷ có nhiều chuyển biến lớn về tư tưởng. Tư tưởng
Nho giáo ngày càng suy vi do sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền, sự tranh chấp giữa các thế lực, phe phái phong kiến
cũng như sự ảnh hưởng ngày càng tăng của quan hệ hàng hoá tiền tệ. Tôn ti
trật tự xã hội không còn như trước. Bộ máy quan lại bị đồng tiền chi phối một
cách sâu sắc.
Phật giáo và đạo giáo tiếp tục được phục hồi và phát triển. Chúa Trịnh
tổ chức cho xây dựng lại nhiều chùa chiền, cấp ruộng đất thêm cho nhà chùa.
Nhiều chùa lớn được chúa Trịnh cùng nhiều quan lại bỏ tiền của ra, điều động
nhân lực vào xây dựng như Quỳnh Lâm, Tây Phương…
Cùng với Phật giáo thì Đạo giáo ở thế kỷ XVIII cũng được truyền bá
rộng rãi. Nhiều đapọ quán ở Thăng Long, Lạng Sơn… được xây dựng nên để
thoả mãn một phương diện tín ngưỡng của nhân dân. Nhiều nho sỹ nổi tiếng
cũng theo Đạo giáo như: Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích…
Ngoài các học thuyết tư tưởng và tôn giáo cổ truyền nói trên thì Thiên
chúa giáo thời kỳ này cũng có điều kiện mở rộng. được du nhập từ thế kỷ

XVI, trong suốt thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII các giáo sỹ Phương Tây
ráo riết hoạt động truyền bá. Từ thế kỷ XVII Thiên chúa giáo đã trở thành một
tôn giáo mới tồn tại ở Việt Nam song do tôn giáo mới này xa lạ với giáo lý
truyền thống thêm vào đó nó lại gắn liền với gót chân của kẻ xâm lược nên ít
người thiện cảm và bị chính quyền ngăn cản, cấm đoán. Nửa cuối thế kỷ
XVIII chính quyền đàng Trong cũng như Đàng Ngoài thi hành chính sách

13


cấm đạo Thiên chúa hết sức nghiệt ngã. Nhiều giáo đường bị đốt phá, giáo sỹ
bị bắt, bị giết hoặc bị trục xuất.
-Về mặt Giáo dục thi cử.
Thế kỷ XVIII giáo dục Đàng ngoài xuống cấp. Tư tưởng nho giáo ngày
càng suy giảm nên thi cử cũng sa sút dần, khoa cử không còn mang tính
nghiêm túc. Sinh đò chạy theo danh lợi mà đua nhau vào trường thi , cảnh “
người ta đạp nhau chết ở trường thi” như Lê Quý Đôn ghi chép không phải là
xa lạ.Bởi việc mua bán văn bằng, học vị công khai có chủ trương của nhà
nước: Ai nộp tiền ba quan được vào dự thi Hương mà không cần thi khảo
hạch. Vì vậy mà “ Người làm ruộng, người đi buôn, cho chí người hàng thịt,
người bán vặt cũng đều làm đơn, nộp tiền xin đi thi cả” [32,19] . Cảnh thi cử
bằng con đường mua bán đã gây ra lộn xộn ở chốn quan trường. Quan trường
coi nhẹ kỷ cương, tình trạng chạy chọt, gửi gắm diễn ra nhan nhản khắp nơi,
người đậu đạt phần nhiều không có thực học. Chúa Trịnh còn cho phép thu
tiền thông kinh làm cho tình trạng mua bán học vị ngày càng tràn lan không
cần che đậy. Những kẻ leo lên làm quan được thể tìm mọi cách vơ vét làm
giàu.
-

Về Xã hội.


Khủng hoảng bao trùm xã hội Đàng Ngoài, tác động đến tất cả mọi
tầng lớp nhân dân trong đó nông dân là tầng lớp chịu tác động nhiều nhất.
Quan trên vô đạo thì bọn cường hào ác bá trong khắp mọi xã thôn lại càng
mặc sức tung hoành. Chưa bao giờ thân phận của người dân thấp cổ bé họng
bị đày đoạ khổ nhục đến vậy. Đời sống của nhân dân càng rơi vào bế tắc khi
nạn đói xẩy ra liên tục trong nhiều năm. nhiều nơi vừa bị mất mùa vừa bị dịch
bệnh hoành hành. Nhân dân rên xiết trong sự khốn quẫn, tình trạng dắt díu,
bồng bế nhau đi ăn xin diễn ra tràn lan, người chết đói ngổn ngang đầy
đường, người sống sót cũng chỉ còn là cái bóng vật vờ.

14


Sự đối lập giữa cảnh sống của triều đình và nhân dân làm cho sự phân
hoá xã hội vốn đã sâu sắc từ trước nay càng trở nên quyết liệt, dữ dội hơn.
Con đường tất yếu của những người cùng khổ này là phải vùng lên cầm vũ
khí nổi dậy. Khởi nghĩa nông dân bùng nổ là biểu hiện cao nhất của khủng
hoảng chính trị- xã hội.
Những cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài bắt đầu nổ ra âm ỉ
và liên tục từ cuối thế kỷ XVII cho đến năm Kỷ Mùi (1739). Phong trào khởi
nghĩa nông dân Đàng Ngoài thực sự bùng lên thành cơn bão táp với những tên
tuổi tiêu biểu: Khởi nghĩa Nguyễn Tuyển- Nguyễn Cừ (1739 -1741) ở Ninh
Xá, khởi nghĩa của Vũ Đình Dung(1740) ở Sơn Nam Hạ, v.v… Sau năm
1741 phong trào nông dân dồn lại trong 4 cuộc khởi nghĩa kéo dài đó là:
Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751) hoạt động ở Việt Trì
sau đó chiếm vùng núi Tam Đảo, ông tự xưng là Thuận thiên khải vận đại
nhân lấy núi Ngọc Bội ( giữa hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên – Vĩnh
Phúc) làm đại đồn.
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (quận He) ở Hải Dương, An Quảng, Kinh

Bắc, Nghệ An từ năm 1741 đến năm 1751.
Khởi nghĩa Hoàng Công Chất hoạt động ở Sơn Nam Hạ (vùng Hưng
Yên Cũ và Thái Bình) từ năm 1739 đến năm 1750, sau đó chuyển lên Hưng
Hoá hoạt động cho đến năm 1769.
Khởi nghĩa Lê Duy Mật (còn gọi là Hoàng Mật), ông vốn là hoàng thân
con vua Lê Dụ Tông, hoạt động ở Thanh Hoá, Nghệ An từ năm 1738 đến năm
1770.
Đến năm 1770, các cuộc khởi nghĩa nông dân hầu như đã bị dập tắt,
nhưng hơn 30 năm phát triển rầm rộ của các phong trào đã làm rung chuyển
cả Đàng Ngoài. Cơ đồ thống trị của tập đoàn Lê- Trịnh bị lung lay đến tận
gốc. Mặc dù từng cuộc nổi dậy lúc đầu chỉ mang tính chất cục bộ địa phương,
nhưng càng về sau phong trào càng có xu hướng liên kết và mở rộng địa bàn
15


hoạt động. Phong trào đã lôi cuốn được đông đảo nông dân nghèo khổ tham
gia.có cuộc khởi nghĩa, lực lượng tham gia lên đến mấy vạn người.phong trào
nổ ra ở hầu khắp mọi nơi, từ miền xuôi đến miền ngược. Bộ phận lãnh đạo
thuộc nhiều thành phần khác nhau. Có người là những lãnh tụ nông dân thuần
tuý, có người là nho sĩ bất mãn, lại có người là tôn thất nhà Lê. Điều đó chứng
tỏ xã hội đã bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng.
Nghệ An, Hà Tĩnh nơi Nguyễn Thiếp sinh ra và lớn lên cũng nằm trong
bối cảnh lịch sử chung đó của dân tộc.
1.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị – xã hội Đàng Trong.
Đàng Trong thuộc phạm vi thống trị của họ Nguyễn. Do những ưu thế
của đất đai Đàng Trong đã giúp các chúa Nguyễn giữ được tình trạng ổn định
xã hội một thời gian khá dài. Nhưng rồi những mâu thuẫn cố hữu của chế độ
phong kiến cũng phát huy tác dụng vào giữa thế kỷ XVIII. Giữa thế kỷ XVIII
xã hội Đàng Trong lâm vào khủng hoảng toàn diện mà biểu hiện rõ nét nhất là
trên lĩnh vực kinh tế và chính trị – xã hội.

-

Về Kinh tế.

Trong thời Trịnh- Nguyễn phân tranh và sau đó là giai đoạn đất nước bị
chia cắt, kinh tế Đàng Trong phát triển có phần mạnh mẽ hơn Đàng Ngoài.
với ưu thế đó,những dấu hiệu suy thoái kinh tế ở vùng đất phía nam cũng đến
chậm hơn. Hai nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở đàng Trong
là kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp và ngoại thương bắt đầu có chiều
hướng sa sút từ những năm đầu thế kỷ XVIII. Lúc này, tàu buôn phương tây
hầu như không đến nữa, tàu buôn nước ngoài tham gia vào hoạt động ngoại
thương ở đàng Trong chủ yếu chỉ còn các thương nhân Hoa kiều.Nếu như
trong 10 năm cuối thế kỷ XVII số tàu Trung Quốc nối liền quan hệ thương
mại giữa đàng Trong với Nagadaki( Nhật Bản) còn 29 chuyến thì đến 10 năm
đầu thế kỷ XVIII rút xuống còn 11 chuyến và 10 năm tiếp theo chỉ còn
chuyến. Đến giữa thế kỷ XVIII, thương cảng Hội An vốn sầm uất đã trở nên
16


rất thưa thớt tàu bè ra vào. Ngoài nguyên nhân do tình trạng sa sút của thương
mại quốc tế và khu vực nói chung, sự vắng dần tàu buôn nước ngoài còn do
sự sách nhiễu phiền hà của chính quyền.
Đàng Trong không có mỏ đồng nên thứ nguyên liệu này phảI nhập
khẩu hoàn toàn. khi ngoaih thương suy giảm, đồng dùng để đúc tiền cũng
không đủ. Năm 1746, Nguyễn Phúc Khoát đã cho đúc tiền bằng kẽm để lưu
thông. Hoj Nguyễn lại cho phép tư nhân được đúc tiền để thu lợi. Kết cục đã
gây ra tình trạng rối loạn tiền tệ mà sử gọi là “ nạn tiền hoang” hoành hành ở
đàng Trong suốt mấy chục năm.
Trong tình hình ngoại thương suy thoái gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến kinh tế hàng hoá thì sự rối loạn hệ thống tiền tệ đã dẫn tới nạn đầu cơ tích

trữ, làm ngưng trệ hoạt động lưu thông. các đô thị vừa mới hưng thịnh như
Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn dần dần lụi tàn.
Sự suy thoái kinh tế thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp. Tình trạng
chấp chiếm ruộng đất xẩy ra thường xuyên, chế độ tô thuế nặng nề phiền
phức, mà chế độ thuế khoá thì có hàng trăm loại. Nhà nước cần gì thì đặt ra
thứ thuế đó để thu. Ruộng đất tập trung vào tay Địa chủ, quan lại nhhũng
nhiễu, hạch sách nhân dân. Nhân dân Đàng Trong khổ sở trăm bề. Bên cạnh
đó các ngành thủ công nghiệp, khai thác lâm sản… cũng sa sút. Kinh tế đàng
trong lâm vào tình trạng đình đốn, suy thoái nghiêm trọng.
-Về chính trị.
Đến cuối thế kỷ XVIII bộ máy nhà nước quân chủ quan liêu Đàng
Trong trở thành bộ máy ăn bám vô cùng nặng nề. Bất lực trước tình trạng
kinh tế suy thoái, chính quyền Đàngtrong tỏ ra bàng quan, chỉ biết chăm lo
củng cố quyền lực và lợi ích riêng của mình. Năm 1744 Nguyễn Phúc Khoát
xưng vương, cho xây dựng kinh đô ở Phú Xuân. Quan lại thối nát, phân chia
bè cánh, đua nhau ăn chơi xa xỉ bằng tiền thu được từ tham nhũng hay bóc lột
nhân dân.
17


- Về Văn hoá giáo dục. Các chúa Nguyễn đã cố gắng duy trì những lễ
giáo nho gia mà họ tiếp thu được từ Đàng Ngoài. Nhưng do phải tập trung
vào việc khai hoang mở đất, xây dựng xóm làng và cuộc sống nên nho giáo
cũng lu mờ dần. Việc giáo dục Đàng Trong không được thịnh hành như Đàng
Ngoài nhưng nhà nước vẫn lấy Nho giáo làm trụ cột. Phật giáo được các chúa
Nguyễn sùng bái nên đã cho xây dựng nhiều chùa chiền có quy mô lớn và
được truyền bá rộng rãi.Nhiều sư tăng Quảng đông (Trung Quốc)theo thuyền
buôn người Hoa vào Hội An, Huế… truyền đạo. Đạo giáo cũng được phục
hồi và nhanh chóng hoà nhập vào tín ngưỡng dân gian.
Thiên chúa giáo du nhập và truyền bá vào Đàng Trong tương đối yên

ổn hơn đàng Ngoài. Trong khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, tuy vẫn bị các chúa
nguyễn cấm đoán nhưng việc giảng đạo diễn ra dễ dàng hơn. Từ năm 1750
việc cấm đạo trở nên gắt gao hơn, nhiều giáo đường bị phá, giáo sỹ bị bắt và
trục xuất.
- Về Xã hội. Kinh tế suy thoái, thuế khoá nặng nề, quan lại tham
những đã làm cho đời sống nhân dân Đàng trong cơ cực, gây bất bình cho
mọi tầng lớp nhân dân. từ giữa thế kỷ XVIII , Các cuộc khởi nghĩa nông dân
bùng nổ , trong đó đỉnh cao là phong trào Nông dân Tây Sơn.
Như vậy, khung cảnh xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII là một
khung cảnh xã hội đặc biệt. Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong đang có
những chuyển biến dữ dội. Sau bao nhiêu cuộc chém giết và xâu xé nội bộ,
giai cấp phong kiến suy đồi, chế độ phong kiến khủng hoảng bế tắc. Trong
bối cảnh lịch sử đầy biến động đó khí thiêng sông núi lại hun đúc nên những
con người đầy tài năng bản lĩnh, có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử ở nhiều
lĩnh vực: Bảng nhãn Lê Quý Đôn(1726- 1784) – nhà bác học lớn, một người
tiên phong tiếp cận các thông tin mới, mở đường cho nhiều ngành khoa học
mới của Việt Nam. Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ (1753- 1792) người anh
hùng áo vải vĩ đại, tài ba kiệt xuất diệt Trịnh phò Lê, đại phá quân Thanh,
18


giành lại giang sơn, thống nhất đất nước. Hải thượng lãn ông Lê Hữu trác ở
Hương Sơn( Hà tĩnh) được coi là nhà y học nổi tiếng của dân tộc.Nguyễn Du,
một nhà văn hoá, một đại thi hào đã hiến dâng cho đời tuyệt tác “Truyện
Kiều” bất hủ, đưa sự nghiệp thơ của nước nhà lên tầm cao mới.
ở Hà tĩnh những dòng họ Ngô, họ Trần, họ Đặng... cũng có nhiều đóng
góp to lớn trong các lĩnh vực văn hoá cũng như sự nghiệp chống ngoại xâm
bảo vệ đất nước. La sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Một người tài cao đức rộng,
không chỉ thông thạo địa lý, thiên văn mà còn có nhiều kế sách giúp vua
Quang Trung đánh giặc Thanh, xứng đáng là một trong những danh sỹ tiêu

biểu trong thời đại ấy.
1.2.Vài nét về quê hương, gia tộc.
1.2.1.Quê hương huyện Can Lộc.
Can Lộc là một huyện thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh có diện tích
373km2, năm từ 18,2 đến 18,3 vĩ độ Bắc, 105,37 đến 105,44 kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây giáp huyện Đức Thọ, phía Tây
Nam giáp huyện Hương Khê, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Hà, phía
Đông giáp Biển Đông.
Đồng bằng Can Lộc có hai vùng rõ rệt: vùng thượng Can Lộc được phù
sa Sông La, Sông Lam bồi tích, nay có hệ thống đê điều và các công trình
thuỷ lợi đảm bảo nguồn nước cho cây trồng. Vùng hạ Can Lộc đất cát pha
thích hợp với nhiều loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. "Khoai ích
Hậu, gấu (gạo) Đồng Huề", câu ngạn ngữ này thể hiện rõ tính chất đất đai của
hai vùng và tập quán canh tác khác nhau.
Tiếp cận với vùng đồng bằng là vùng bán sơn địa Trà Sơn - Hồng Lĩnh
đây là hai hệ thống núi chính. Hệ thống núi Trà Sơn nằm trên 7 xã: Nga Lộc,
Phú Lộc, Nhân Lộc, Thương Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc ngày nay.
Dáng núi ở đây thoai thoải, các ngọn đồi hình bát úp nên dân gian gọi là núi
Trà. Núi Trà Sơn là vị trí khá hiểm yếu và cơ động trong kháng chiến chống
19


xâm lược qua các thời kỳ lịch sử. Hệ thống núi Hồng Lĩnh có quy mô đồ sộ,
trùng điệp nằm trên địa bàn 8 xã thuộc Can Lộc: Vượng Lộc, Tiến Lộc, Phục
Lộc, Tùng Lộc, Hồng Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc.
Núi Can Lộc chia thành hai nhóm chính gồm cụm Hương Tích và cụm
Tiên Am là nơi gắn với các truyền thuyết phật thoại với những di tích lịch sử
văn hóa nổi tiếng như Chùa Hương, Chùa Chân Tiên, các khe suối xuất phát
từ hai hệ thống núi lớn dồn nước xuống sông, khiến cho giao thông đường
thủy thuận tiện, dễ dàng.

Ngoài đồng bằng, núi có thêm đường bờ biển. Ven biển ở đây thích
hợp cho việc trồng cây phi lao, chăn nuôi gia súc có sừng, phát triển nghề
nuôi trồng, đánh bắt hải sản. Kiến tạo tự nhiên của huyện tạo ra khả năng phát
triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch và mở rộng giao lưu văn hóa.
-Về khí hậu: thời tiết ở đây rất phức tạp, gió Tây Nam nóng thường thổi
vào lúc lúa chiêm Xuân đang trổ, lũ tiểu mạn thường xảy ra vào thời kỳ thu
hoạch lúa mùa vụ Đông Xuân gây thiệt hại đáng kể cho mùa màng, nắng hạn
kéo dài vào đầu mùa vụ, mưa lũ gió bão vào cuối vụ làm cho sản xuất bấp
bênh.
- Dân cư. Cư dân ở đây đã có mặt trong lịch sử dân tộc ngay từ những
ngày đầu dựng nước. Qua khảo sát bước đầu những công cụ đồ đá mới cách
đây 4000 năm đến 5000 năm tìm ở làng Thổ Sơn, núi Nghèn, Hồng Lĩnh đều
có niên đại tương ứng với hiện vật đồ đá mới ở di chỉ Bàu Tró (Quảng Bình).
Dân số toàn huyện năm 1930 là 59.000 người, tuyệt đại đa số là nông dân,
sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng. Cho đến nay theo báo cáo của Tổng
cục thống kê Hà Tĩnh số dân Can Lộc là 175.996 người, phân bố không đều.
Qua các thời kỳ lịch sử huyện Can Lộc mang nhiều tên gọi khác nhau.
Xưa Can Lộc thuộc huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân. Về sau lần lượt đổi là
Phù Lĩnh (217) huyện Việt Thường (679) huyện Phi Lộc (1010), huyện Thiên

20


Lộc (1469). Đầu năm Tự Đức thứ 15 (1862) đổi thành huyện Can Lộc như tên
gọi ngày nay.
Nền kinh tế chính của Can Lộc chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, sau là
khoai lang kết hợp với chăn nuôi trâu bò phục vụ sức kéo cho trồng trọt. Chăn
nuôi gà vịt cũng đang được đẩy mạnh, tiêu biểu là nghề ấp trứng vịt.
Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất vừa tranh thủ thời gian nông nhàn, đa
số nông dân đều thành thạo các nghề thủ công khác nhau: đan lát, dệt chiếu,

đúc lưỡi cày…
Với đường ven biển dài, thoải, đáy biển có lớp bùn mỏng nên ở Can
Lộc có hai nghề đánh cá và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt. Tuy
không phát triển mạnh như các huyện khác trong tỉnh song nghề biển đã làm
tăng thu nhập cho số dân trong xã như Thịnh Lộc.
Can Lộc cũng là vùng nơi hội đủ những dòng họ lớn tiếng tăm: Họ
Mai ở làng Phù Lưu Thượng (nay thuộc xã Hồng Lộc), họ Ngô ở Trảo Nha,
họ Đặng ở xã Tùng Lộc, họ Bùi ở xã Đậu Liêu, họ Nguyễn ở xã Kim Lộc…
và một số họ khác. Mỗi dòng họ từ các nơi về đây sinh sống, hội tụ, đều mang
theo những tinh hoa văn hóa, những phong tục lễ nghi riêng. Khi quần tụ trên
một vùng đất cái riêng đó hòa đồng kết hợp tạo nên văn hóa Can Lộc ngày
nay. -Truyền thống văn hóa. Nhân dân Can Lộc có sẵn bề dày truyền thông
văn hóa. Can Lộc là tiểu vùng văn hóa đậm sắc thái riêng của văn hóa xứ
Nghệ. Nơi đây lưu dữ những huyền thoại, truyền thuyết, về các vị thần linh,
các câu chuyện về các danh nhân văn hóa hay võ tướng đại tài.
Can Lộc có truyền thống lâu đời về học hành khoa cử, đã sản sinh ra
nhiều nhà khoa bảng, nhiều quan lại có tư chất, tài năng, đóng góp lớn lao cho
sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy,
thời xưa đây được xem là mảnh đất hiếu học của xứ Nghệ. Trong chế độ khoa
cử Hán học bắt đầu từ nhà Lý (1075) kết thúc dưới nhà Nguyễn (1919) nước
ta có tổng số 187 khoa thi hội, thi đình và lấy đỗ 2291 tiến sĩ. Kể từ khoa thi
21


thế kỷ thứ XIII thời Trần đến 1919 thì Can Lộc có 42 người đỗ đại khoa. Năm
ất Hợi (1275) đời Trần Thánh Tông có Đào Tiêu đỗ trạng nguyên khai khoa.
Tiếp đó đất Thiên Lộc có hai ông trạng họ Sử ở ấp Ngọc Sơn là Sử Hy Nhan
(? - 1421) đỗ trạng nguyên khoa Quý Mão (1363) và Sử Đức Hy (1363 –
1430 đỗ khoa Tân Dậu (1381). Đỗ Thám Hoa đời Trần còn có Đặng Bá Tĩnh,
Đặng Dung.

Đến đời Lê, Thiên Lộc là đất học nổi tiếng không những ở xứ Nghệ mà
còn cả Kinh Kỳ. Người Thăng Long thường có câu cửa miệng "Bút cấm chỉ,
sĩ Thiên Lộc" (bút tốt bán ở Cấm Chỉ, học trò giỏi phải là học trò Thiên Lộc)
đời Nguyễn, Thiên Lộc có "tứ hổ" là Lưu Công Đạo, Mai Thế Chuẩn, Phan
Quý, Lê Hồng Hàn.
Các nhà nho xưa dốc lòng "nấu sử sôi kinh" là cốt để thi đỗ làm quan.
Hầu hết các nhà khoa bảng ở Can Lộc từ tiến sĩ đến cử nhân đều ra làm quan.
Các vị đại khoa và một số vị hương khoa (hương cống) đều giữ chức cao
trong triều đình: Phan Đình Tá người xã Phù Lưu làm thừa chính xứ Nghệ An
khoảng 1522 - 1527, làm đến lại bộ thượng thư. Dương Trí Dục, Võ Toại,
Mai Thế Quý, Trần Quang Hiển, Hoàng Dật là những người có công lao lớn
trong sự nghiệp xây dựng giữ gìn nhà nước phong kiến qua các triều đại.
Bên cạnh đó nhân dân Can Lộc còn có truyền thống yêu nước. Qua các
thời kỳ dựng nước và giữ nước Can Lộc có nhiều danh thần, danh tướng. Quá
trình đấu tranh lâu dài đã hun đúc lên lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần
tương thân, tương ái cho con người nơi đây. Trong công cuộc bảo vệ đất
nước, sử sách ghi tên nhiều anh hùng hào kiệt được các triều đại phong kiến
cho lập đền thờ, phòng sắc thần, dựng bia đá. Tiêu biểu: cha con Sử Hy Nhan
- Sử Đức Hy; cha con Đặng Tất, Đặng Dung. Tinh thần quật khởi có sẵn
trong mọi người dân Can Lộc, nhiều nghĩa sĩ trong đám quần chúng bình dân
đã tự chiêu mộ thủ hạ phất cờ khởi nghĩa: Nguyễn Biên, Nguyễn Xí.

22


Những năm đầu thế kỷ XX là những năm sôi nổi của lịch sử đấu tranh
của nhân dân Can Lộc, để lại những dấu ấn khó phai trong lịch sử Việt Nam.
Trong phong trào Cần Vương, Can Lộc là địa bàn luôn luôn sôi động. Trong
vụ chống thuế ở Trung Kỳ, nổi lên một số tên tuổi xuất sắc: Trịnh Khắc Lập,
Nguyễn Hàng Chi. Trong phong trào Duy Tân theo đường lối bạo động có

Nguyễn Canh, Nguyễn Trạch tham gia sôi nổi. Khi phong trào Đông Du được
phát động đã thôi thúc nhiều thanh niên Can Lộc hăng hái lên đường: Nguyễn
Quỳnh Lâm ở Nguyệt Ao theo Phan Bội Châu sang Nhật tiếp đó nhiều thanh
niên khác tìm đường sang Thái Lan học tập chiến đấu dưới sự chỉ đạo của
Đặng Thúc Hứa. Từ 1925 trở đi ở Can Lộc xuất hiện những tổ chức cách
mạng tiền thân của Đảng Cộng Sản. Trong phong trào Xô Viết đạt đỉnh cao là
ở đỉnh Lự sau đó giành chính quyền sớm hơn ba ngày so với các địa phương
khác trên toàn quốc (16/08/1945). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Can
Lộc nổi tiếng với chiến thắng Ngã Ba Đồng Lộc. Nhân dân Can Lộc tự hào về
những năm tháng lịch sử truyền thống văn hóa của mình.
Quê hương Can Lộc với những giá trị tốt đẹp của một vùng đất hiếu
học, giàu truyền thống,đời sống người dân lam lũ chất phác sẽ là khởi thuỷ
hình thành nhân cách của mỗi danh nhân trong đó có Nguyễn Thiếp.
1.2..2. Vùng đất Nam Kim- Nam Đàn- Nghệ An, nơi Nguyễn thiếp
sinh sống.
- Điều kiện tự nhiên.
Mặc dù sinh ra ở Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng cuộc đời của Nguyễn Thiếp
lại gắn bó bền chặt với mảnh đất Nam Kim - một xã nằm khiêm tốn phía
Nam, cuối huyện Nam Đàn.
Nam Kim nằm gọn trong một vùng đất tương đối hiểm trở, là một bộ
phận của mảnh đất Nam Đàn xưa nay vốn nổi tiếng là vùng địa linh nhân kiệt.
Về vị trí địa lí xã Nam Kim phía Bắc giáp xã Nam Phúc, Khánh Sơn
(Nam Đàn); phía Tây có dãy núi Thiên Nhẫn ngăn cách với huyện Hương
23


Sơn (Hà Tĩnh), huyện Thanh Chương (Nghệ An); phía Nam giáp xã Đức
Trường, Đức Tân; phía Đông giáp xã Đức Châu (Đức Thọ) và xã Nam Cường
(Nam Đàn).
Xưa kia Nam Kim vốn nổi tiếng bởi các địa danh núi Thiên Nhẫn, suối

Ngũ Hoa, Vực Nàng, mỗi địa danh đều ẩn chứa trong mình biết bao điều kỳ
bí.
Dãy núi Thiên Nhẫn xuất phát từ huyện Tương Dương chạy qua Anh
Sơn, Đô Lương, Thanh Chương vòng xuống xã Nam Kim và dừng lại ở Tuần
Tam Sa bờ tả ngạn Sông La. Núi Thiên Nhẫn nằm trên địa phận xã Nam Kim
0có độ cao 287m so với mực nước biển còn gọi là Động Chủ (đỉnh núi cao
nhất) Thiên Nhẫn xưa là nơi rừng sâu nước hiểm vừa có nhiều gỗ quý lại có
nhiều động vật hoang dã như hổ, voi, lợn rừng… là vị trí yếu địa chiến lược
quân sự của vùng Nghệ Tĩnh cũng là là nơi danh lam thắng cảnh đẹp trong
vùng. Rung động trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, tiến sĩ Bùi Dương
Lịch đã có bài vịnh:
"Đất giáp ba sông hiểm
Núi hình vạn ngựa phi
Chương, Hương chia hai ngã
Lam phố hợp ba chi
Hoan Đức khoe trấn hiểm
Trà cao giữ biên thùy
Bình Ngô ngày thửa nọ
Phế giặc hưng quốc ky" {23,5]
Suối Ngũ Hoa bắt nguồn từ năm ngọn khe thuộc dãy núi Thiên Nhẫn
gồm khe Su, khe Cạn, khe Lau, khe Nu, khe Truông Thành. Nguồn nước năm
khe đổ về hội tụ ở Vực Nàng. Đầu nguồn của suối Ngũ Hoa uốn lượn vòng
quanh địa phận Nam Kim theo hướng Tây Đông tiếp tục chảy qua xã Khánh

24


Sơn, Nam Phúc, Nam Cường (Nam Đàn) xuống Đức Châu, Đức Tùng (Đức
Thọ) đổ ra Sông Lam.
Trước kia hai bên bờ Vực Nàng cây cối rậm rạp, là môi trường sinh

sống thuận lợi của các loại trăn, rắn, kì đà, cá… nước ở đây bốn mùa trong
xanh có nơi sâu tới 4 - 5m. Truyền thuyết xưa kể lại nơi đây có Diêm Vương
Phủ Thủy ở chẳng ai dám đến đây đánh bắt cá, do đó có những con nheo, con
chép sống lâu to nặng đến vài chục cân. Qua một quá trình lâu dài con người
đến sinh sống đã biến núi rừng thành đồi trọc, nhiều cơn lũ bồi đắp không còn
Vực Nàng như xưa nữa.
Khí hậu thời tiết Nam Kim cũng giống Can Lộc mang đặc thù kiểu khí
hậu Bắc Trung Bộ với mùa hè nắng nóng, gió Tây Nam (gió Lào) thổi mạnh,
nhiệt độ có khi lên cao đến 39 - 400C. Mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nhiệt độ có khi hạ xuống 9 - 100C.
- Dân cư. Cư dân Nam Kim có từ bao giờ? Từ xưa đến nay chưa có nhà
khảo cổ hay dân tộc học nào đến đây nghiên cứu. Tuy nhiên các nguồn tài
liệu lịch sử địa phương đều thống nhất ghi: năm 1041 Lý Thái Tổ (Lý Công
Uẩn) đã cử con trai thứ tám là Lý Nhật Quang vào trấn thủ đất Hoan Châu
(Nghệ An) lúc bấy giờ Thiên Nhẫn còn là vùng núi hoang vu chưa có dân cư
khai khẩn. Để khắc phục thiên tai, phát triển kinh tế nông nghiệp, Lý Nhật
Quang chủ trương chiêu tập dân ở đây từ vùng ngoài Quỳnh Lưu, Diễn Châu
(Nghệ An) sau núi Hồng Lĩnh, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ra. Họ đến đây đắp đê
hai bên sông Lam và khai phá ruộng lập nghiệp tại tổng Nam Hoa. Năm 1910
vua Thành Thái hoạch định lại địa giới hành chính cắt tổng Nam Hoa về
thuộc huyện Nam Đàn, đặt tên là xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, phủ Anh
Sơn, tỉnh Nghệ An.
Trước năm 1945 ở Nam Kim có 14 họ, đông nhất là họ Nguyễn, hiện
nay có 3 họ con cháu đông nhất: họ Võ, họ Phạm, họ Đặng. Dân số Nam Kim
theo thống kê 01/04/1999 có 9287 nhân khẩu.
25


×