Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Ảnh hưởng của môi trường lên các chỉ tiêu sinh lý và sức khỏe của dân cư làng nghề chế biến hải sản phường Nghi Hải, Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.52 KB, 121 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM LẬP QUỐC

¶ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
LÊN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SỨC KHỎE
CỦA DÂN LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN HẢI SẢN
PHƯỜNG NGHI HẢI, THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH
NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGHỆ AN, NĂM 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM LẬP QUỐC

¶ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
LÊN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SỨC KHỎE
CỦA DÂN LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN HẢI SẢN
PHƯỜNG NGHI HẢI, THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH
NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Chuyên ngành
Mã số

: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
: 60.42.30

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HỢI

NGHỆ AN, NĂM 2013


3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Sinh học thực
nghiệm, những người thầy, người cô đã trang bị cho tôi tri thức và kinh
nghiệm quý báu trong lĩnh vực khoa học nói chung và khoa học Sinh học nói
riêng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô ở Phòng Sau đại học, khoa Sinh
học trường Đại học Vinh, Gia đình cùng các bạn bè đồng nghiệp đã động
viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản
luận văn này.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hợi, Giảng viên
trường Đại học Vinh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tác giả

Phạm Lập Quốc



4

MỤC LỤC
NGHỆ AN, NĂM 2013.....................................................................................1
NGHỆ AN, NĂM 2013.....................................................................................2
1.Lí do chọn đề tài.........................................................................................9


5

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các dạng nước thải công nghiệp chế biến thủy hải sản [15]..........33
Bảng 1.2. Kết quả nghiên cứu nước thải ngành chế biến thủy hải sản [77]....35
Bảng 3.1. Kết quả đo đạc các chỉ số vi khí hậu và khí độc hại trong môi
trường không khí tại làng nghề CBHS Nghi Hải............................................55
Bảng 3.2. So sánh nồng độ khí H2S và NH3 tại khu vực nghiên cứu với các
kết quả nghiên cứu khác [76], [72], [21].........................................................60
Bảng 3.3. Nhận xét của người dân về mức độ mùi do việc CBHS phát ra.....61
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt lạch Lò.......................................64
Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu nước thải các hộ gia đình làng nghề..........70
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại các điểm xả thải cống lạch Lò
.........................................................................................................................74
........................................................................................................................79
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại các hộ gia đình tại làng nghề
CBHS Nghi Hải...............................................................................................80
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu tim mạch của các đối tượng nghiên cứu ...............82
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu tim mạch đối tượng nghiên cứu phường Nghi Hải 84
Bảng 3.10. Các chỉ số sinh lý của đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi ...........85

Bảng 3.11. Tần số mạch ở các lứa tuổi ........................................................86
Bảng 3.12. Phân loại tăng huyết áp (theo khuyến cáo WHO/ ISH 1999) [100]
.........................................................................................................................87
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hồng cầu và bạch cầu của đối tượng nghiên cứu
phường Nghi Hải và phường Nghi Hòa..........................................................88
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu hồng cầu và bạch cầu của đối tượng nghiên cứu
phường Nghi Hải ............................................................................................89
Bảng 3.15. Phân bố theo nhóm tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu phường
Nghi Hải .........................................................................................................94
Bảng 3.16. Phân bố theo thâm niên làm việc của đối tượng nghiên cứu tham
gia trực tiếp làm nghề tại phường Nghi Hải....................................................95
........................................................................................................................95
Bảng 3.17. Phân bố theo nhóm tuổi và giới của ĐTNC phường Nghi Hòa....95
Bảng 3.18. Tỷ lệ bệnh tật của đối tượng nghiên cứu ở hai phường................96
Bảng 3.19. Tỷ lệ bệnh tật của đối tượng nghiên cứu trực tiếp làm nghề và
không làm nghề ở hai phường Nghi Hải.........................................................98
........................................................................................................................98
Bảng 3.20. Tỷ lệ bệnh tật của dân cư phường Nghi Hải theo lứa tuổi..........102
Bảng 3.21. Tỷ lệ bệnh tật của đối tượng nghiên cứu theo thâm niên làm nghề
.......................................................................................................................104
(Kết quả thông qua phiếu điều tra phỏng vấn và sổ bệnh án).......................104


6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh nồng độ khí H2S ở hai địa điểm nghiên cứu.................57
Biểu đồ 3.2. So sánh nồng độ khí NH3 tại hai địa điểm nghiên cứu..............58
Biểu đồ 3.1. So sánh hàm lượng TSS..............................................................65
Biểu đồ 3.2. So sánh hàm lượng BOD5 nước mặt ở hai ĐĐNC.....................65

Biểu đồ 3.3. So sánh hàm lượng COD nước mặt ở hai ĐĐNC.......................66
Biểu đồ 3.4. So sánh N tổng nước mặt ở hai ĐĐNC.......................................66
Biểu đồ 3.5. So sánh thông số coliform nước mặt ở hai ĐĐNC.....................67
Biểu đồ 3.6. Hàm lượng P tổng, dầu mỡ động thực vật nước mặt ở hai ĐĐNC
.........................................................................................................................67
Biểu đồ 3.7. Hàm lượng TSS, N tổng nước thải ở các hộ gia đình làng nghề 71
Biểu đồ 3.8. Số lượng coliform nước thải ở các hộ gia đình làng nghề..........71
Biểu đồ 3.9. Hàm lượng P tổng, dầu mỡ ĐTV nước thải ở hộ gia đình làng
nghề.................................................................................................................72
Biểu đồ 3.10. Hàm lượng BOD5, COD nước thải ở các hộ gia đình làng nghề
.........................................................................................................................72
Biểu đồ 3.11. So sánh hàm lượng BOD5, COD nước thải cống ở các ĐĐNC
.........................................................................................................................75
Biểu đồ 3.12. So sánh hàm lượng TSS, N tổng nước thải cống ở các ĐĐNC 75
Biểu đồ 3.13. Số lượng coliform nước thải cống ở các ĐĐNC......................76
Biểu đồ 3.14. Hàm lượng P tổng, dầu mỡ động thực vật nước thải cống ở các
ĐĐNC..............................................................................................................76
Biểu đồ 3.15. Hàm lượng COD, Coliform nước ngầm ở các ĐĐNC.............80
Biểu đồ 3.16. Hàm lượng NH4+ trong nước ngầm ở các ĐĐNC...................80
Biểu đồ 3.17. So sánh các chỉ số sinh học giữa các đối tượng nghiên cứu nữ82
Biểu đồ 3.18. So sánh các chỉ số sinh học giữa các đối tượng nghiên cứu năm
.........................................................................................................................83
Biểu đồ 3.19. So sánh cơ cấu bệnh tật của đối tượng nghiên cứu ở 2 phường
.........................................................................................................................96
Biểu đồ 3.20. So sánh cơ cấu bệnh tật của đối tượng nghiên cứu trực tiếp làm
nghề và không làm nghề ở phường Nghi Hải..................................................98
Biểu đồ 3.21. So sánh cơ cấu bệnh tật của đối tượng nghiên cứu trực tiếp làm
nghề ở phường Nghi Hải theo lứa tuổi .........................................................102
Biểu đồ 3.22. So sánh tỷ lệ bệnh tật của đối tượng phường Nghi Hải theo
thâm niên làm việc........................................................................................104



7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBHS

Chế biến hải sản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


8

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

NTGĐ

Nước thải gia đình

NN


Nước ngầm

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTR

Huyết áp tâm trương


9

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nước ta có tài nguyên rừng vàng biển bạc được đánh giá là vô cùng trù
phú đem lại nguồn lợi to lớn về mặt kinh tế. Do vậy mà từ xa xưa ông cha ta đã
khai thác nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống của mình. Bên cạnh
việc khai thác thì việc chế biến những nguồn lợi thiên nhiên ấy thành những sản
vật đặc trưng và có khả năng lưu trữ lâu dài đã biến nhiều vùng miền trên cả
nước hình thành nên các làng nghề truyền thống và biến nó thành một trong
những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử
phát triển hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm song song với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước.
Trong những năm gần đây làng nghề đang thay đổi một cách nhanh chóng
theo nền kinh tế thị trường, nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi
phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những
phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn từ đó đã và
đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế
nông thôn nói riêng.

Song đi kèm đó bộ mặt nông thôn có làng nghề hiện nay đã “thay đổi”
theo nhiều nghĩa trong đó có cả sự thay đổi về chất lượng môi trường theo
hướng tiêu cực. Các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ
và công nghệ lạc hậu vẫn chiếm phần lớn (trên 70%). Vì vậy, đã và đang nảy
sinh nhiều vấn đề môi trường tại các làng nghề [13], [21]. Theo các nghiên cứu
đến nay, hầu hết các làng nghề Việt Nam đã có hiện tượng ô nhiễm môi trường.
Trong đó, ô nhiễm môi trường nước gần như 100% đã xảy ra ở tất cả các làng
nghề. Theo Đặng Kim Chi [21] chủ nhiệm đề tài KC 08.09, kết quả khảo sát 52
làng nghề điển hình trong cả nước có đến 46% làng nghề có môi trường bị ô


10

nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Các kết quả quan trắc trong
thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không những
không giảm mà còn có xu hướng gia tăng [1], [21]. Sự ô nhiễm có ảnh hưởng
không nhỏ không những tới sự phát triển sản xuất bền vững ở làng nghề, nền
kinh tế đất nước mà còn kéo theo sự tác động mạnh mẽ tới sức khỏe của con
người [9].
Theo Đào Ngọc Phong (1983) [49], [50] sức khoẻ theo quan niệm hiện
nay là một khái niệm tổng hợp về tính trạng cơ thể liên quan mật thiết với môi
trường. Một phía là cơ thể trong đó đang diễn ra sự sống và một phía là môi
trường bao quanh, trong đó có cơ thể sống. Mỗi sự thay đổi môi trường bên
trong hay bên ngoài đều tác động lên sức khoẻ ở một mức độ nhất định. Cho
tới nay tình hình sức khoẻ bệnh tật và tử vong ở các nước đang phát triển vẫn
bị chi phối chủ yếu bởi các yếu tố sinh học trong môi trường đất, nước, không
khí và thực phẩm thiếu vệ sinh [9], [29].
Theo báo cáo môi trường làng nghề 2010, so sánh giữa khu vực làng
nghề và không làm nghề cho thấy tỉ lệ mắc bệnh của các đối tượng khu vực
làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực thuần nông. Tại nhiều làng nghề tỷ lệ

người mắc bệnh (đặc biệt là người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng
tăng cao, tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm
đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không
làm nghề, tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5 đến 10 năm [9]. Điều này cho thấy
mức độ ô nhiễm môi trường của các làng nghề đã có ảnh hưởng đáng kể tới
sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Nghệ An nằm trong vùng Bắc Trung bộ với chiều dài bờ biển 82 km, là
tỉnh có tiềm năng để phát triển nghề khai thác hải sản [57]. Nằm cách khu
nghỉ mát Cửa Lò không xa, phường Nghi Hải - thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
từ lâu đã được nhiều người biết đến với nghề CBHS nổi tiếng của vùng đất xứ


11

Nghệ. Làng nghề không chỉ đã giải quyết được việc làm cho một số lượng lớn
lao động, giải quyết được bài toán đầu ra cho một lượng lớn hải sản đánh bắt
của cả khu vực thị xã Cửa Lò, mà còn trở thành điểm du lịch mua sắm hấp
dẫn đối với du khách về nghỉ dưỡng tại Cửa Lò. Sản phẩm chính của làng
nghề khá đa dạng như nước mắm, tôm, cá, mực, khô, các loại cá biển nướng
hoặc hấp... và cả các loại hải sản tươi sống. Phát triển làng nghề, nâng cao
cuộc sống cho người dân là một chủ trương đúng đắn của chính quyền thị xã
Cửa Lò. Thế nhưng, mặt trái của làng nghề truyền thống CBHS tươi sống đã
và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng nhiều tới
sức khỏe của cộng đồng.
Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề và giải pháp khắc phục là vấn đề
đã được đề cập nhiều trong thời gian qua. Đối với các làng nghề chế biến thủy
hải sản ven biển ở thị xã Cửa Lò thì vấn đề này lại càng được quan tâm hơn
nữa vì đây không chỉ là không gian sống mà còn là những địa điểm để khai
thác du lịch. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, với mong muốn đóng góp cho công
tác bảo vệ môi trường, làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ở làng

nghề lên sức khỏe của cộng đồng dân cư và thực hiện tốt chiến lược chăm sóc
sức khỏe, chúng tôi tiến hành để tài: “Ảnh hưởng của môi trường lên các
chỉ tiêu sinh lý và sức khỏe của dân cư làng nghề chế biến hải sản phường
Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Đánh giá thực trạng môi trường không khí và môi trường nước tại
làng nghề CBHS Nghi Hải
2.2. Xác định một số chỉ tiêu sinh lý và cơ cấu bệnh tật có trong cộng
đồng dân cư tại làng nghề CBHS Nghi Hải
2.3. Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của môi trường lên tình trạng sức
khoẻ và cơ cấu bệnh tật của dân cư làng nghề CBHS Nghi Hải


12

3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Làm rõ nội dung lý luận về ô nhiễm môi trường từ các hoạt động
của làng nghề CBHS trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của các
nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước
3.2. Điều tra thực trạng môi trường
3.2.1. Điều tra thực trạng môi trường không khí
- Chỉ số vi khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió
- Hàm lượng khí độc (NH3, H2S...)
3.2.2. Điều tra thực trạng môi trường nước
- Thành phần, tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước
- Ô nhiễm hóa chất
- Ô nhiễm vi sinh vật
3.3. Điều tra thực trạng sức khỏe của dân cư
3.3.1. Các chỉ tiêu sinh lí và chỉ tiêu huyết học
3.3.2. Các bệnh thông thường về đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ngoài

da, bệnh tim mạch, thần kinh, giác quan…
3.4. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường lên các chỉ tiêu sinh lý và
cơ cấu bệnh tật của dân cư làng nghề


13

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài
1.1.1. Môi trường và sức khỏe
1.1.1.1. Môi trường
- Khái niệm
Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu. Tuy
nhiên cho đến này vẫn chưa có một khái niệm nào thống nhất chung trong
khoa học sinh học. Tùy cách tiếp cận khác nhau, các tác giả có những định
nghĩa khác nhau.
Masn và Langenhim (1957) cho rằng môi trường là tổng hợp các yếu
tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Joe Whiteney
(1993) thì cho rằng môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan
mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: Đất, nước, không
khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozôn, sự đa dạng các loài. Lương Tử
Dung, Vũ Trung Giang (Trung Quốc) định nghĩa môi trường là hoàn cảnh
sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người đó không thể
tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó [40].
Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã
hội tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng (theo UNEP chương trình môi
trường của liên hợp quốc – 1980).
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam do Quốc hội khóa XI (ngày 29
tháng 11 năm 2005) có định nghĩa “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên

và yếu tố vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [28], [56].


14

Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) cũng đã đưa ra một định
nghĩa ngắn gọn và đầy đủ hơn về môi trường: “Môi trường là tổng thể các
thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội – nhân văn và các điều kiện tác động trực
tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người
trong thời gian bất kỳ” [28].
Môi trường là tập hợp các vật thể hoàn cảnh và ảnh hưởng bao quanh một
đối tượng nhất định nào đó (The Random House College Dictionary – USA)
[95]. Theo G.Tyler Miler môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động
lên một cơ thể sinh vật hoặc một cơ thể nhất định đang sống, là mọi vật bên
ngoài một cơ thể nhất định [85]. Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh
học bao quanh các sinh vật (Encyclopelia of Environmental, USA 1992) [59].
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người
bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra,
những cái hữu hình (tập quán, niềm tin) trong đó con người sống và lao động,
họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những
nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là
nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người
mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của
con người” [40], [71].
Như vậy hiểu một cách khái quát nhất thì môi trường của một khách thể
bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện
nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn
ra trong chúng.
- Phân loại môi trường

Có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau như theo thành phần tự
nhiên, theo chức năng, theo điều kiện sinh thái hoặc theo mục đích sản xuất
con người tuy nhiên có hai phương pháp phổ biến nhất là:


15

Theo thành phần tự nhiên, môi trường được chia thành:
* Môi trường không khí
Môi trường không khí được giới hạn trong lớp không khí bao quanh
Địa cầu có khối lượng 5,2.108 kg < 0,0001% trọng lượng Trái đất. Gồm nhiều
lớp khí khác nhau. Đây là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại khí: Dưỡng
khí (O2), đạm khí (N), thán khí (CO2) và một số khí hiếm như argon, neon,
heli và ngoài ra còn có khí trơ, hơi nước, bụi, vi sinh vật… [69].
Không khí là một trong các yếu tố quan trọng mà con người sống trong đó
suốt cả cuộc đời, làm việc, nghỉ ngơi. Sức khỏe và cảm ứng của con người, sự
sinh trưởng và phát triển của tất cả các loài động, thực vật phụ thuộc rất nhiều
vào: Thành phần hỗn hợp của không khí, độ trong sạch và đặc tính lý hóa của
nó. Có thể nói không khí vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đời
sống, sự sinh trưởng và phát triển của tất cả các loài động vật, thực vật nói chung
và con người nói riêng [62].
* Môi trường nước
Thủy quyển bao gồm tất cả những phần nước của trái đất như: Nước ao
hồ, sông ngòi, suối, đại dương, băng tuyết, nước ngầm,… Thủy quyển là thành
phần không thể thiếu được của môi trường toàn cầu, nó duy trì sự sống cho con
người và sinh vật [59].
Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của môi trường
sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực
chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được
sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải,

chăn nuôi, thủy sản v.v… Bởi vậy, tài nguyên nước có giá trị kinh tế và được
coi như một loại hàng hóa [41].
* Môi trường đất


16

Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất bao gồm lớp vỏ Trái
đất có độ dày 60 – 70 km trên phần lục địa và từ 2 – 8 km dưới đáy đại
dương, trên đó có các quần xã sinh vật [24].
Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô
sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật
sống trong lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt
chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ
môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu... [48].
Theo chức năng môi trường sống của con người được chia thành:
* Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người.
* Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo
nên sự thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và
cộng đồng loài người
* Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con
người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
1.1.1.2. Ô nhiễm môi trường
- Khái niệm
Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường là sự
làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường” [56].
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc

tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ
thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép
đã được xác định.


17

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì sự ô nhiễm
(hoặc sự nhiễm bẩn) là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi
trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát
triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Theo định nghĩa này
các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng
(nước thải) hoặc rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ
được gọi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các
tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật
và vật liệu hoặc vượt mức cho phép được quy định ở các Tiêu chuẩn chất
lượng môi trường.
Như vậy ô nhiễm môi trường là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố
(vật lý, hoá học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến
cho môi trường trở nên độc hại đối với con người, vật nuôi, cây trồng [28].
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được
quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường [69].
- Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương châu Âu đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói
chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây
nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi,
giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” [41].
Ô nhiễm nguồn nước do nông nghiệp và công nghiệp sẽ gây hậu quả là ô

nhiễm nguồn nước uống và sinh hoạt. Một cách tổng quát, bất cứ sự thay đổi
chất lượng nước về mặt vật lý, hóa học hay sinh học, mà sự thay đổi này có tác
hại đến sinh vật, hay sự thay đổi này làm cho nước không thích hợp cho bất cứ
mục đích sử dụng nào thì được xem là ô nhiễm môi trường nước [48].


18

Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí xảy ra khi không khí có chứa các thành phần độc hại
như các loại khí, bụi lơ lửng, khói, mùi. Hay nói cách khác những chất này trong
không khí có thể có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hoặc sự thoái mái của con người,
động vật hoặc có thể dẫn đến nguy hại đối với thực vật và các vật chất khác.
Trong không khí bị ô nhiễm có chứa các loại khí, các hạt vật chất lơ lửng và các
hạt chất lỏng dưới dạng bụi (aerosol) làm thay đổi thành phần tự nhiên của khí
quyển. Một số loại khí là những thành phần của không khí sạch như CO2 cũng sẽ
trở nên nguy hại và là chất ô nhiễm không khí khi nồng độ của nó cao hơn mức
bình thường. Ô nhiễm không khí có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và
những thành phần khác của môi trường như đất nước [19], [45].
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất khí trong bầu khí quyển do
các hoạt động của con người hoặc thiên nhiên và một nồng độ đủ lớn tồn tại
trong thời gian đủ lâu ảnh hưởng đến sự thoải mái của con người, động vật
[62], [31].
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Ô nhiễm đất là do những tập quán
mất vệ sinh do những hoạt động trong sản xuất công, nông nghiệp với những
phương thức canh tác khác nhau hoặc do các chất thải bỏ không hợp lý của
các chất cặn bã đặc và lỏng, ngoài ra còn do các chất gây ô nhiễm không khí
lắng xuống [2].

1.1.1.3. Sức khỏe và bệnh tật
- Sức khỏe
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới WHO (1946) thì "Sức khỏe
là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ


19

không phải chỉ là một tình trạng không bệnh tật hay tàn tật theo nghĩa thông
thường" [99].
Sức khỏe phải được nhìn ở trạng thái biến động: Con người và cộng
đồng người luôn dao động giữa hai lực đối kháng là lực gây tổn hại và lực bảo
vệ sức khỏe. Sức khỏe là một trạng thái cân bằng giữa hai lực kể trên. Đó là
điều chúng ta cần phải biết, để có thể dự đoán và dự phòng bảo vệ và nâng
cao sức khỏe.
Về phương diện sức khỏe, con người phải được nhìn toàn bộ ở ba kích
thước của sức khỏe: “Sức khỏe trên con người riêng lẻ, sức khỏe của cộng đồng
xã hội mà con người là thành viên, sức khỏe của con người và cộng đồng trong
môi trường” [64].
- Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do các tác hại nghề nghiệp,
mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Do tác
hại thường xuyên kéo dài của điều kiện lao động xấu [26], [64].
1.1.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên sức khỏe
Nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con
người có liên quan đến ô nhiễm môi trường và trong vòng 30 năm qua, đã xuất
hiện thêm 40 loại bệnh mới bắt nguồn từ các vấn đề về môi trường như ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, hay ô nhiễm tiếng ồn, trường điện từ,
phóng xạ… [11].
Sức khỏe có mối quan hệ mật thiết với môi trường. Sự phụ thuộc của sức

khỏe vào môi trường sống đã được đề cập từ thời xa xưa của lịch sử. Từ thế kỉ
XIX, trong cuốn “Nghiên cứu y học thực nghiệm” nhà sinh lý học người Pháp
Claode Bernat đã viết: “Hiện tượng về sự sống đã được quy định từ hai phía, một
là mặt cơ thể trong đó sự sống diễn ra, mặt khác là môi trường bên ngoài trong đó


20

cơ thể sống đã tìm thấy những điều kiện chủ yếu cho sự xuất hiện của những hiện
tượng của bản thân mình” [87].
- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí lên sức khỏe con người
* Ô nhiễm do nhiệt độ
Theo một nghiên cứu mới từ Trường Y tế công cộng Harvard được công
bố trực tuyến trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences về
những thay đổi nhỏ về nhiệt độ mùa hè có thể rút ngắn tuổi thọ ở người cao
tuổi bị các bệnh mạn tính. Họ thấy rằng, ở mỗi thành phố, những năm có nhiệt
độ mùa hè biến thiên càng lớn thì tỷ lệ tử vong càng cao hơn so với những
năm nhiệt độ biến thiên ít. Cứ tăng 1oC trong mùa hè thì tỷ lệ tử vong ở người
cao tuổi bị các bệnh mạn tính tăng 2,8 – 4%, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Nguy cơ tử vong tăng 4% đối với người mắc bệnh tiểu đường; 3,8% đối với
người đã từng bị đau tim; 3,7% đối với người bị bệnh phổi mạn tính và 2,8%
đối với người bị suy tim. Dựa vào sự gia tăng nguy cơ tử vong, các nhà
nghiên cứu ước tính rằng sự biến thiên lớn nhiệt độ mùa hè ở Mỹ có thể gây
thêm hơn 10.000 ca tử vong mỗi năm [80].
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, điều kiện nóng ẩm
kèm theo nhiệt độ cao dễ xuất hiện những tai biến nguy hiểm cho người tiếp
xúc: Rối loạn điều hòa nhiệt, say nắng, mất nước, mất muối…[19], [31].
Nhiều nghiên cứu cho thấy người nông dân lao động trong điều kiện thời
tiết nóng, phân phối máu nội tạng thiếu và mất thăng bằng muối nước, thường
ảnh hưởng đến chức phận của cơ quan tiêu hóa, bệnh đường ruột có cơ hội gia

tăng. Bệnh tiêu hóa mắc phổ biến ở người lao động là viêm dạ dày – tá tràng,
rối loạn tiêu hóa [70].
* Ô nhiễm không khí
Có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với
đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không


21

khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể
bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, viêm phế
quản; gây ung thư, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ của con người. Các
nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao
tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người
thường xuyên phải làm việc ngoài trời… Mức độ ảnh hưởng của từng người
tùy thuộc vào loại tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian
tiếp xúc với môi trường ô nhiễm [9].
* Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe con người
Nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) đóng vai trò rất quan trọng đối với
hầu hết các hoạt động của con người và sinh vật. Hàng ngày con người khai thác
và sử dụng một lượng lớn nước cho các hoạt động khác nhau như cấp nước sinh
hoạt, tưới tiêu trong nông nghiệp, công nghiệp, giải trí… Các nguồn nước cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nước toàn cầu, duy trì đa dạng sinh
học, điều hoà khí hậu [65].
Ước tính trên thế giới có đến 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do
thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường kém. Có khoảng 6 triệu người bị mù do
bệnh đau mắt hột và khoảng 500 triệu người có nguy cơ bị mắc bệnh này.
Theo thống kê sức khoẻ toàn cầu của trường Đại học Harvard, của Tổ chức Y
tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới thì hàng năm có khoảng 4 tỷ trường hợp bị
ỉa chảy, làm 2,2 triệu người chết mà chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi (tương

đương cứ 15 giây thì có một trẻ em bị chết). Con số này chiếm khoảng 15%
số trẻ em chết vì tất cả các nguyên nhân ở những nước đang phát triển. Nâng
cao chất lượng nước sinh hoạt và cung cấp các công trình vệ sinh phù hợp sẽ
giảm 1/4 đến 1/3 số ca bị ỉa chảy hàng năm [10].
Sự nhiễm bẩn của nguồn nước xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có thể
xảy ra theo hai cách là nhiễm bẩn tự nhiên và nhiễm bẩn nhân tạo. Nhiễm bẩn


22

tự nhiên do các quá trình phong hóa địa chất, hoạt động núi lửa, hoặc do nước
mưa chảy tràn trên bề mặt đất mang theo chất bẩn và vi khuẩn gây bệnh vào
nguồn nước tiếp nhận [40]. Nhiễm bẩn nhân tạo chủ yếu do xả nước thải
(sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp và nông nghiệp) vào nguồn nước tiếp
nhận. Nước thải từ các khu công nghiệp không được xử lý gây ô nhiễm nước
mặt và nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp và có thể
thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người [10], [31].
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen
để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung
thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải
nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm
asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có
thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm amoni, nitrat, nitrit gây mắc bệnh xanh
da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert – butyl ete là chất phụ gia phổ
biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Na gây
bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá.
Kali, cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc
trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo
quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu
dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng xenon

peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với
calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng
các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim
loại nặng các loại: Titan, sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần
kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu [60].
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho thấy, trong số 10
trên 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch được giám sát có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân,


23

cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, ly trực khuẩn, quai bị, lỵ amip,
viêm gan virut, thủy đậu... có liên quan đến nguồn nước bị nhiễm asen và nhiều
chất hữu cơ khác.
* Tác hại do ô nhiễm bụi
Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi
gây nên những bệnh hô hấp. Nói chung, bụi đất không gây bệnh phổi cấp tính,
nhưng nếu trong bụi có 2% silic tự do thì có thể phát sinh bệnh bụi phổi –
silic sau nhiều năm tiếp xúc [39], [48].
* Mùi hôi
Các chất gây mùi xuất hiện hầu hết mọi nơi do trực tiếp thải ra từ các
nguồn và quá trình phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển. Các chất gây mùi
dễ nhận biết do khứu giác của con người, nhưng do thành phần đa dạng, phức
tạp, phụ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động nên rất khó nhận danh các chất ô
nhiễm gây ra mùi là chất nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người ta
vẫn có thể nhận diện được các chất gây mùi hôi, ví dụ như trong công nghiệp
cao su, nhựa: Các hợp chất nitơ, SOx, dung môi, hydrocarbon bị oxy hoá chưa
hoàn toàn (aldehyde, keton, phenol,…); từ các súc vật chết: Các hợp chất
sulfua hữu cơ, disulfua, mercaptan, aldehyde, trometyl amin…; sản xuất thuốc
trừ sâu: H2S, Mercaptan, NH3, aldehyde, amin… [62], [31].

* Khí chứa Lưu Huỳnh
Khí acid SOx khi tiếp xúc với oxy và hơi nước trong không khí sẽ biến
thành các hơi acid gây kích thích khi tiếp xúc với niêm mạc. Hơi acid vào cơ
thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau
đó phân tán vào máu. Hơi acid khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi acid
lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 – 3 micromet sẽ vào tới phế nang, bị đại
thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SO 2 xâm nhập vào cơ
thể động vật qua đường hô hấp và tiếp xúc với các niêm mạc ướt hình thành


24

nhanh chóng các acid sau đó sẽ phân tán vào máu qua hệ thống tuần hoàn.
Hydro sunfur (H2S): Trong tự nhiên H2S là do chất hữu cơ, rau, cỏ hoặc các
ruộng lúa, đầm lầy, vùng đất ngập nước, nhiều tàn tích hữu cơ. Quá trình
phân giải yếm khí các hữu cơ chứa lưu huỳnh hay trong môi trường đất, nước
giàu lưu huỳnh sẽ tạo ra sản phẩm H2S. Trong công nghiệp, H2S sinh ra do
quá trình sử dụng nhiên – nguyên liệu có chứa lưu huỳnh. H 2S cũng được sinh
ra trong ngành hóa dầu, luyện than cốc. Đối với con người và động vật H2S có
tác dụng nhiễm độc toàn thân. Khí này ức chế men hô hấp có thể gây tử vong.
H2S có tác dụng kích thích tại chỗ lên niêm mạc vì tiếp xúc ẩm, hình thành
các loại sunfur. Các sunfur được tạo thành có thể xâm nhập hệ tuần hoàn, tác
động đến các vùng cảm giác – mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh
động mạch cảnh và thần kinh Hering.
* Khí NO2, NO và NH3
Khí NO2, NO là khí acid và có tác động tương tự như khí SO x. Các chất
khí này sau khi được hấp thụ qua màng nhầy sẽ lan toả và đi vào máu. Toàn
bộ phế nang có diện tích rất lớn với một mạng lưới mao mạch dày đặc giúp
chất độc khuếch tán nhanh vào máu, không qua gan và không được giải độc
như theo đường tiêu hoá mà đi ngay qua tim để đi đến các phủ tạng, đặc biệt

là đến hệ thần kinh trung ương. Do đó, chất độc xâm nhập qua đường hô hấp
tác động gây độc nhanh gần như là tiêm thẳng vào tĩnh mạch.
Nitơ oxit (NO) là một chất khí không màu, không mùi, không tan trong
nước. NO có thể gây nguy hiểm cho cơ thể do tác dụng với hồng cầu trong
máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy, gây bệnh thiếu máu. NO được biết
đến như một chất gây kích thích viêm tấy (viêm xơ phổi mãn tính) và có tác
hại đối với hệ thống hô hấp. NO với nồng độ thường có trong không khí
không gây tác hại đối với sức khoẻ của con người, nó chỉ nguy hại khi bị oxy


25

hoá thành NO2. Tiêu chuẩn Việt Nam qui định nồng độ NO 2 cho khu dân cư
nhỏ hơn 0,1mg/m3 (trung bình 24 giờ), khu vực sản xuất nhỏ hơn 0,5 mg/m3.
Đioxit Nitơ (NO2): Khi tiếp xúc với niêm mạc, tạo thành axit qua
đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá, sau đó vào
máu. Ở hàm lượng 15 – 50ppm, NO2 gây nguy hiểm cho tim, phổi và gan.
Tác dụng của NO2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc. Ở nồng độ
thấp thường gặp trong môi trường lao động hoặc trong không khí xung quanh,
tác hại của NO2 tương đối chậm và khó nhận biết...
Amoniac (NH3): Có mùi khó chịu và gây viêm đường hô hấp cho người,
động vật, gây loét giác mạc, thanh quản, khí quản. NH 3 thường gây nhiễm độc
cấp tính. Là một chất khí gây kích thích đường hô hấp, có mùi khai đặc trưng
và có khả năng gây ngạt. Người làm việc trong môi trường có nồng độ NH3
cao thường gặp các triệu chứng cay mắt, khó thở, viêm phế quản, ở nồng độ
quá cao có thể gây chết người. Tác động của NH3 lên cơ thể tuỳ thuộc vào
nồng độ NH3 trong môi trường lao động. Nồng độ không gây tác hại đáng kể
khi tiếp xúc trong vòng 1 giờ là 0,03% thể tích, khi tiếp xúc trong vòng 4 – 5
giờ là 0,01% thể tích. Trong trường hợp phải hít nhiều NH 3 và đột ngột, khí
NH3 chưa vào đến phổi mà đã gây phản xạ ở thanh quản, cuống họng, co rút

đột ngột đường hô hấp làm nạn nhân nghẹt thở chết. [10]
- Ảnh hưởng của chất thải rắn lên sức khỏe con người
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm
môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với
người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất
thải... Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da
liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một
nghiên cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu


×