Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Sympiesis sp1. (Hymenoptera: Eulophidae) ngoại ký sinh sâu cuốn lá lạc đầu đen Archips asiaticus Walsingham ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN VĂN NAM

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
CỦA ONG Sympiesis sp1. (Hymenoptera: Eulophidae)
NGOẠI KÝ SINH SÂU CUỐN LÁ LẠC ĐẦU ĐEN
Archips asiaticus Walsingham Ở HUYỆN NGHI LỘC,
NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

NGHỆ AN - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN VĂN NAM

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
CỦA ONG Sympiesis sp1. (Hymenoptera: Eulophidae)
NGOẠI KÝ SINH SÂU CUỐN LÁ LẠC ĐẦU ĐEN
Archips asiaticus Walsingham Ở HUYỆN NGHI LỘC,
NGHỆ AN

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.42.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC



Ngưới hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. TRẦN NGỌC LÂN
TS. NGUYỄN THỊ THANH

NGHỆ AN - 2013


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa được ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Nghệ An, ngày

tháng 10 năm 2013
Tác giả

Trần Văn Nam


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sát sao chu đáo của PGS.TS. Trần

Ngọc Lân, TS. Nguyễn Thị Thanh, tác giả xin gửi tới thầy cô lời cảm ơn và lòng
biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới NCS. Đoàn Văn Tài, người luôn tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại học Vinh, các thầy cô
giáo, cán bộ phòng Sau đại học, khoa Sinh học và đặc biệt là các thầy cô giáo, cán
bộ phòng thí nghiệm khoa Nông – Lâm – Ngư đã tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian
cũng như vật chất thiết bị thí nghiệm cho tôi làm việc trong thời gian qua.
Xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và bà con nông dân huyện Nghi
Lộc đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè gần xa và đồng nghiệp đã
động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nghệ An, ngày

tháng 10 năm 2013
Tác giả

Trần Văn Nam


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x

MỞ ĐẦU

1

1.

Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nghiên cứu ong Sympiesis sp1.
ngoại ký sinh sâu cuốn lá lạc đầu đen (Archips asiaticus
Walsingham) hại lạc.

1


2.

Mục đích nghiên cứu

2

3.

Phạm vi nghiên cứu

2

4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

4

1.1.1.


Cơ sở khoa học.

4

1.1.1.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của côn trùng ký sinh

4

1.1.1.2. Mối quan hệ giữa ký sinh - vật chủ

5

1.1.1.3. Biến động số lượng côn trùng

7

1.1.1.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus
Walsingham)

10

1.1.2.

Cơ sở thực tiễn

12

1.2.

Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng


13

1.2.1.

Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng trên thế giới

13

1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc

13

1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc

14

1.2.2.

Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng ở Việt Nam

15


iv

1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc

15


1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc

17

1.2.3.

Tình hình nghiên cứu ong Sympiesis sp1. ngoại ký sinh sâu cuốn lá
lạc đầu đen (Archips asiaticus Walsingham)

19

1.3.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

20

1.3.1.

Điều kiện tự nhiên của Nghệ An

20

1.3.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

20

1.3.3.


Cây lạc ở tỉnh Nghệ An

20

CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

2.1.

Đối tượng và nội dung nghiên cứu

22

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu

22

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu

22

2.1.2.1. Tỷ lệ ký sinh và mối quan hệ của ong ngoại ký sinh Sympiesis sp1.
với sâu cuốn lá lạc đầu đen.


22

2.1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Sympiesis sp1.

22

2.1.2.3. Đặc điểm ký sinh ngoài của ong Sympiesis sp1.

22

2.1.2.4. Hiệu quả ký sinh của ong Sympiesis sp1.

22

2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

22

2.2.1.

Địa điểm nghiên cứu

22

2.2.2.

Thời gian nghiên cứu:


23

2.3.

Phương pháp nghiên cứu

23

2.3.1.

Phương pháp nghiên cứu côn trùng ký sinh

23

2.3.2.

Phương pháp thu thập mẫu ngoài đồng ruộng

23

2.3.3.

Phương pháp nhân nuôi ong ký sinh Sympiesis sp1.

23

2.3.4.

Phương pháp xác định vòng đời, tổng nhiệt hữu hiệu, nhiệt độ thềm
của ong Sympiesis sp1.


25

2.3.5.

Phương pháp xác định tỷ lệ vũ hoá, tỷ lệ giới tính của ong Sympiesis sp1.

25

2.3.6.

Phương pháp xử lý, bảo quản mẫu vật

26

2.3.7.

Phương pháp xử lý số liệu

26


v

2.3.8.

Hoá chất, thiết bị, dụng cụ

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.


28

Tỷ lệ ký sinh của ong ngoại ký sinh Sympiesis sp1. trên sâu cuốn lá
đầu đen theo giai đoạn sinh trưởng của cây lạc

3.1.2.

28

Tỷ lệ ký sinh và mối quan hệ của ong ngoại ký sinh Sympiesis sp1.
với sâu cuốn lá lạc đầu đen.

3.1.1.

27

28

Tương quan giai đoạn sinh trưởng của cây lạc - mật độ sâu cuốn lá
đầu đen - tỷ lệ ký sinh của ong Sympiesis sp1.

29

3.2.

Đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Sympiesis sp1.

33


3.2.1.

Đặc điểm hình thái của ong Sympiesis sp1.

33

3.2.2.

Vòng đời của ong Sympiesis sp1.

38

3.2.2.1. Vòng đời của ong Sympiesis sp1. trong tủ định ôn ở điều kiện nhiệt
độ 200C, độ ẩm 60%RH

39

3.2.2.2. Vòng đời của ong Sympiesis sp1. trong tủ định ôn ở điều kiện nhiệt
độ 250C, độ ẩm 68%RH

40

3.2.2.3. Vòng đời của ong Sympiesis sp1. trong phòng thí nghiệm ở điều kiện
nhiệt độ 28,730C, độ ẩm 71,43%RH

41

3.2.3.

Tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm của ong Sympiesis sp1.


43

3.2.4.

Tỷ lệ vũ hóa của ong Sympiesis sp1.

44

3.2.4.1. Tỷ lệ vũ hóa của ong Sympiesis sp1. trong tủ định ôn

44

3.2.4.2. Tỷ lệ vũ hoá của ong Sympiesis sp1. trong phòng thí nghiệm

46

3.2.4.3. Tỷ lệ vũ hoá của ong Sympiesis sp1. ngoài đồng ruộng

47

Tương quan giới tính của ong Sympiesis sp1.

49

3.2.5.

3.2.5.1. Tương quan giới tính của ong Sympiesis sp1. trong tủ định ôn

49


3.2.5.2. Tương quan giới tính của ong Sympiesis sp1. trong phòng thí nghiệm

50

3.2.5.3. Tương quan giới tính của ong Sympiesis sp1. ngoài đồng ruộng

51

3.3.

Đặc điểm ký sinh ngoài của ong Sympiesis sp1.

3.3.1.

Vị trí đẻ trứng của ong ngoại kí sinh Sympiesis sp1. trên sâu cuốn lá
đầu đen

53

53


vi

3.3.2.

Tính thích hợp của ấu trùng ong ngoại ký sinh Sympiesis sp1. với
tuổi vật chủ sâu cuốn lá đầu đen Archips asiaticus Wals.


3.3.3.

54

Đặc điểm ký sinh ngoài trên các đốt thân sâu non sâu cuốn lá lạc đầu
đen của ấu trùng ong Sympiesis sp1.

55

3.4.

Hiệu quả ký sinh của ong Sympiesis sp1. trong điều kiện thí nghiệm

57

3.4.1.

Hiệu quả ký sinh ở các mật độ vật chủ sâu cuốn lá đầu đen khác nhau

57

3.4.1.1. Hiệu quả ký sinh bởi tỷ lệ 1 đực : 1 cái của ong Sympiesis sp1. ở các
mật độ vật chủ sâu cuốn lá đầu đen khác nhau

57

3.4.1.2. Hiệu quả ký sinh bởi tỷ lệ 1 đực : 2 cái của ong Sympiesis sp1. ở các
mật độ vật chủ sâu cuốn lá đầu đen khác nhau

59


3.4.1.3. Hiệu quả ký sinh bởi tỷ lệ 1 đực : 3 cái của ong Sympiesis sp1. ở các
mật độ vật chủ sâu cuốn lá đầu đen khác nhau
3.4.2.

Hiệu quả ký sinh bởi các tỷ lệ

60

đực : cái khác nhau của ong

Sympiesis sp1.

61

3.4.2.1. Hiệu quả ký sinh bởi các tỷ lệ đực : cái khác nhau của ong Sympiesis
sp1. ở mật độ vật chủ 5 sâu cuốn lá đầu đen.

61

3.4.2.2. Hiệu quả ký sinh bởi các tỷ lệ đực : cái khác nhau của ong Sympiesis
sp1. ở mật độ vật chủ 10 sâu cuốn lá đầu đen.

63

3.4.2.3. Hiệu quả ký sinh bởi các tỷ lệ đực : cái khác nhau của ong Sympiesis
sp1. ở mật độ vật chủ 15 sâu cuốn lá đầu đen.

64


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt STT

Nội dung viết tắt

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

GĐST


Giai đoạn sinh trưởng

3

NSG

Ngày sau gieo

4

KS

Ký sinh

5

TB

Trung bình

6

TG

Thời gian

7

CT


Công thức

8

STT

Số thứ tự

9

Ctv

Cộng tác viên

10

IPM

Integrate Pests Management - Quản lý
dịch hại tổng hợp


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng. 3.1.

Tỷ lệ ký sinh của ong Sympiesis sp1. trên sâu cuốn lá đầu

đen theo giai đoạn sinh trưởng của cây lạc ở Nghi Lộc, Nghệ
An, vụ lạc xuân 2012

Bảng 3.2.

28

Mối quan hệ giữa giai đoạn sinh trưởng của cây lạc - mật độ
sâu cuốn lá Archips asiaticus Wal. - tỷ lệ ký sinh của ong
Sympiesis sp1. ở Nghi Lộc, Nghệ An, vụ lạc xuân 2012

30

Bảng 3.3.

Kích thước các pha phát triển của ong Sympiesis sp1.

38

Bảng 3.4.

Vòng đời của ong Sympiesis sp1. trong tủ định ôn ở điều
kiện nhiệt độ 200C, độ ẩm 60%RH

Bảng 3.5.

Vòng đời của ong Sympiesis sp1. trong tủ định ôn ở điều
kiện nhiệt độ 250C, độ ẩm 68%RH

Bảng 3.6.


39

41

Vòng đời của ong Sympiesis sp1. trong phòng thí nghiệm ở
điều kiện nhiệt độ 28,730C, độ ẩm 71,43%RH

42

Bảng 3.7.

Tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm của ong Sympiesis sp1.

44

Bảng 3.8.

Tỷ lệ vũ hóa của ong Sympiesis sp1. trong điều kiện tủ định
ôn ở nhiệt độ 200C, 250C và 300C

Bảng 3.9.

45

Tỷ lệ vũ hóa của ong Sympiesis sp1. trong điều kiện phòng
thí nghiệm vào các tháng IV - VII năm 2012

46


Bảng 3.10. Tỷ lệ vũ hoá của ong Sympiesis sp1. ngoài đồng ruộng ở
Nghi Lộc, Nghệ An, vụ lạc xuân 2012

48

Bảng 3.11. Tương quan giới tính của ong Sympiesis sp1. trong tủ định
ôn ở điều kiện nhiệt độ 200C, độ ẩm 60%RH

49

Bảng 3.12. Tương quan giới tính của ong Sympiesis sp1. trong phòng thí
nghiệm vào các tháng IV - VII năm 2012

50

Bảng 3.13. Tương quan giới tính của ong Sympiesis sp1. ngoài đồng
ruộng ở Nghi Lộc, Nghệ An, vụ lạc xuân 2012

52


ix

Bảng 3.14. Vị trí đẻ trứng của ong Sympiesis sp1. trên sâu cuốn lá đầu đen

53

Bảng 3.15. Tính thích hợp tuổi vật chủ đối với ong Sympiesis sp1.

54


Bảng 3.16. Số lượng và tỷ lệ ấu trùng ong Sympiesis sp1. ký sinh ngoài
trên các đốt thân sâu cuốn lá đầu đen

56

Bảng 3.17. Hiệu quả ký sinh bởi tỷ lệ 1 đực : 1 cái của ong Sympiesis
sp1. ở các mật độ vật chủ khác nhau

58

Bảng 3.18. Hiệu quả ký sinh bởi tỷ lệ 1 đực : 2 cái của ong Sympiesis
sp1. ở các mật độ vật chủ khác nhau

59

Bảng 3.19. Hiệu quả ký sinh bởi tỷ lệ 1 đực : 3 cái của ong Sympiesis
sp1. ở các mật độ vật chủ khác nhau

60

Bảng 3.20. Hiệu quả ký sinh bởi các tỷ lệ đực : cái khác nhau của ong
Sympiesis sp1. ở mật độ 5 sâu

62

Bảng 3.21. Hiệu quả ký sinh bởi các tỷ lệ đực : cái khác nhau của ong
Sympiesis sp1. ở mật độ 10 sâu

63


Bảng 3.22. Hiệu quả ký sinh bởi các tỷ lệ đực : cái khác nhau của ong
Sympiesis sp1. ở mật độ 15 sâu

64


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1.

Sơ đồ biểu thị diễn biến mật độ quần thể của 2 loài trong các
mối quan hệ vật chủ - ký sinh hoặc vật mồi - vật ăn thịt.

7

Hình 1.2.

Sơ đồ chung về tác động của các yếu tố lên quần thể côn trùng

9

Hình 3.1.

Mối quan hệ giữa giai đoạn sinh trưởng của cây lạc - mật độ
sâu cuốn lá Archips asiaticus Wal. - tỷ lệ ký sinh của ong
Sympiesis sp1.


Hình 3.2.

31

Tương quan giữa tỷ lệ ký sinh và mật độ sâu cuốn lá hại lạc
của chúng ở ruộng lạc, vụ xuân 2012 ở Nghi Lộc – Nghệ An.

32

Hình 3.3.

Các giai đoạn phát triển của ong Sympiesis sp1.

34

Hình 3.4.

Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến thời gian phát triển của ong
Sympiesis sp1.

Hình 3.5.

43

Tỷ lệ vũ hóa của ong Sympiesis sp1. trong tủ định ôn ở nhiệt độ
200C, 250C và 300C

45

Hình 3.6.


Tỷ lệ vũ hóa của ong Sympiesis sp1. trong phòng thí nghiệm

47

Hình 3.7.

Tỷ lệ vũ hoá của ong Sympiesis sp1. ngoài đồng ruộng

48

Hình 3.8.

Tương quan giới tính của ong Sympiesis sp1. trong phòng thí nghiệm

51

Hình 3.9.

Tương quan giới tính của ong Sympiesis sp1. ngoài đồng ruộng

52

Hình 3.10. Tính thích hợp tuổi vật chủ đối với ong Sympiesis sp1.

55

Hình 3.11. Số lượng và tỷ lệ ấu trùng ong Sympiesis sp1. ký sinh ngoài
trên các đốt thân sâu cuốn lá đầu đen


57

Hình 3.12. Ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong
Sympiesis sp1. ở tỷ lệ 1 đực : 1 cái

58

Hình 3.13. Ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong
Sympiesis sp1. ở tỷ lệ 1 đực : 2 cái

59

Hình 3.14. Hiệu quả ký sinh bởi tỷ lệ 1 đực : 3 cái của ong Sympiesis sp1.
ở các mật độ vật chủ khác nhau

61


xi

Hình 3.15. Hiệu quả ký sinh ở mật độ 5 sâu với các tỷ lệ đực : cái khác
nhau của ong Sympiesis sp1.

62

Hình 3.16. Hiệu quả ký sinh ở mật độ 10 sâu với các tỷ lệ đực : cái khác
nhau của ong Sympiesis sp1.

63


Hình 3.17. Hiệu quả ký sinh ở mật độ 15 sâu với các tỷ lệ đực : cái khác
nhau của ong Sympiesis sp1.

64


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nghiên cứu ong Sympiesis sp1. ngoại ký sinh
sâu cuốn lá lạc đầu đen (Archips asiaticus Walsingham) hại lạc
Từ lâu cây lạc đã được trồng phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Đây là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị cao về nhiều mặt: dinh dưỡng, sinh học
và kinh tế
Ở Việt Nam, cây lạc được trồng phổ biến khắp nơi trong cả nước. Tại tỉnh
Nghệ An, lạc là một loại cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực, có diện tích và sản
lượng lớn.
Trên thực tế, sự phát triển của cây lạc còn nhiều hạn chế, năng suất lạc còn
thấp và không ổn định, mà nguyên nhân chủ yếu là do nhiều loại sâu bệnh phá hại.
Các nghiên cứu cho thấy sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus) là một trong
những đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất trên cây lạc ở nước ta. Chúng có thể gây
hại đến diện tích lá, làm giảm mạnh tới năng suất lạc và đã phát triển thành dịch hại
ở nhiều vùng trồng lạc. Để phòng trừ, người nông dân thường sử dụng thuốc hóa
học với nhiều lần phun (có thể lên tới 2-5 lần/vụ lạc). Tuy nhiên, việc lạm dụng
thuốc trừ sâu không những làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, thoái hóa
đất mà còn dẫn đến việc hình thành tính kháng thuốc của sâu hại, ảnh hưởng đến
côn trùng và động vật có ích, làm mất cân bằng sinh thái, để lại dư lượng thuốc hóa
học trong các sản phẩm nông nghiệp, tổn hao đến sức khỏe con người thông qua các
sản phẩm nông nghiệp (Trương Xuân Lam, Vũ Quang Côn, 2004)
Vì vậy, để phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen hại lạc giảm tối thiểu ô nhiễm môi

trường nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao, xu hướng hiện nay là sử dụng biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), mà muốn phát triển quản lý dịch hại một
cách tốt nhất thì phải có sự hiểu biết về mối quan hệ giữa cây trồng - sâu hại, đặc
biệt là sự hiểu biết về thiên địch của chúng.
Ở Việt Nam, trong những năm qua thiên địch của sâu hại lạc đã được một số
tác giả quan tâm nghiên cứu như Lê Văn Thuyết và nnk (1993), Phạm Thị Vượng


2

(1996), Trần Ngọc Lân (2000), Nguyễn Thị Thanh (2002), Nguyễn Thị Hiếu
(2004)… Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ điều tra thành phần loài,
tỷ lệ ký sinh mà ít đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái, nhân nuôi lây thả
chúng vào tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng thiên địch phòng trừ sâu cuốn lá hại
lạc là hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Các nghiên cứu côn trùng ký sinh sâu hại lạc ở tỉnh Nghệ An đã cho thấy, sâu
cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus) bị nhiều loài thiên địch ăn thịt và ký sinh, trong
đó ong ngoại ký sinh Sympiesis sp1. là loài ký sinh với tỉ lệ cao nhất, là yếu tố chính
hạn chế sự phát triển của loài sâu hại này nhưng cho đến nay vẫn chưa được nghiên
cứu nhiều.
Xuất phát từ các lý do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm sinh học,
sinh thái của ong Sympiesis sp1. (Hymenoptera: Eulophidae) ngoại ký sinh sâu
cuốn lá lạc đầu đen (Archips asiaticus Walsingham) ở huyện Nghi Lộc, Nghệ
An” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Sympiesis sp1.
nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu ứng dụng côn trùng ký sinh và loài
ong Sympiesis sp1. để phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus
Walsingham) hại lạc góp phần cung cấp các dẫn liệu khoa học cho sử dụng côn
trùng ký sinh trong biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sâu hại lạc.

3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học, đặc điểm ký sinh của một loài
ong ký sinh ngoài là Sympiesis sp1. trên sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus
Walsingham.) hại lạc.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm một số dẫn liệu khoa học về đặc
điểm sinh học, sinh thái của loài ong ký sinh ngoài Sympiesis sp1. trên sâu cuốn lá
đầu đen (Archips asiaticus Walsingham) hại lạc.


3

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở hiểu biết những dẫn liệu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài ong
ký sinh ngoài Sympiesis sp1. làm cơ sở cho nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi ong
Sympiesis sp1. để phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsingham.)
hại lạc.


4

CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của côn trùng ký sinh
Côn trùng (Insects) có cấu tạo cơ thể và tập tính bản năng phát triển cao, có
khả năng thích nghi hữu nhiệt tốt đối với sức ép của chọn lọc tự nhiên trong quá
trình tiến hoá. Chính vì thế chúng phân bố rộng ở mọi nơi. Chúng có điểm chung là

cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
Trong quá trình sinh trưởng, phát dục và sinh sản côn trùng hình thành nên
những chu kỳ của các giai đoạn phát triển. Toàn bộ chu kỳ từ lúc trứng nở cho tới
khi trưởng thành phải trải qua một loạt biến đổi gọi là biến thái (biến thái hoàn toàn
và biến thái không hoàn toàn).
Trứng là pha đầu tiên trong vòng đời côn trùng. Trứng có cấu tạo gồm 3
phần: vỏ trứng, tế bào chất và nhân. Quá trình phát triển của phôi thai trong trứng
chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện sống. Do đó ngay từ lúc phát triển phôi thai có
thể tạo ra những điều kiện sống khác nhau để hướng sự phát triển theo ý muốn của
con người.
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn sâu non là sự lột xác và sinh trưởng lớn lên.
Thời gian lột xác và số lần lột xác có sự khác nhau giữa các loài và chịu sự ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn. Sâu non sau mỗi lần
lột xác thêm một tuổi và tuổi sâu được tính theo công thức n + 1 (n là số lần lột xác).
Giai đoạn sâu non là giai đoạn tích luỹ dinh dưỡng và sinh trưởng lớn lên nên có
những hoạt động đặc biệt của sâu non sâu hại. Đối với các loài thiên địch đây là giai
đoạn thể hiện rõ nét nhất vai trò khống chế, điều hoà số lượng sâu hại góp phần bảo
vệ cây trồng. Do đó nghiên cứu hoạt động này nhằm giúp cho việc tìm hiểu, ứng
dụng các phương pháp điều tra phát hiện và phòng trừ sâu hại cho hiệu quả cao.


5

Côn trùng sau vũ hoá bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn chỉnh có thể bắt đầu
giao phối, thụ tinh, đẻ trứng. Côn trùng trưởng thành đẻ trứng có tính chọn lọc, vị trí
đẻ, cách đẻ, số lượng trứng đẻ khác nhau; chúng thường chọn vị trí có lợi cho sự
sống, phát triển của sâu non sau này. Thời gian hoàn thành đẻ trứng, sức đẻ ở các
loài có sự khác nhau và chịu sự chi phối của điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh.
Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trưởng thành, trong quá trình nghiên cứu
nhân nuôi các loài ong ký sinh, ruồi ký sinh, ngài, bướm ta thường bổ sung thức ăn

là nước đường hoặc mật ong.
Trong vòng đời phát triển của côn trùng ký sinh, pha ấu trùng thường sống ký
sinh vào mô cơ thể vật chủ và làm vật chủ chết ngay sau khi hoàn thành pha phát
dục của nó.
Côn trùng ký sinh là loài biến thái hoàn toàn trong đó chỉ có pha trứng và pha
ấu trùng của chúng là có kiểu sống ký sinh, còn pha trưởng thành chúng sống tự do.
Ở pha trứng: Đối với loài nội ký sinh thì trứng nằm trong cơ thể vật chủ, sau
một thời gian nở ra ấu trùng, chúng sống và phát triển trong cơ thể vật chủ. Còn với
các loài ngoại ký sinh, trứng thường được đẻ ngoài bề mặt cơ thể vật chủ.
Pha ấu trùng: Sau khi đục vỡ vỏ trứng, ấu trùng chui ra và hút dịch từ cơ thể
vật chủ để sống, một số loài ấu trùng có thể ăn thịt lẫn nhau. Gai đoạn này chúng
trải qua các lần lột xác để sinh trưởng, phát triển, thường ấu trùng có 3 đến 4 tuổi.
Pha nhộng: Nhộng có các dạng nhộng màng và nhộng trần, nhưng nhộng
màng thường phổ biến hơn. Ấu trùng tuổi cuối rời khỏi cơ thể vật chủ để tìm nơi dệt
kén hoá nhộng.
Pha trưởng thành: Chúng sống tự do, thức ăn không phải là những chất hút
dịch từ cơ thể vật chủ mà chủ yếu từ nguồn mật hoa tự nhiên. Chỉ sau khi ghép đôi
giao phối chúng mới tìm đến vật chủ để đẻ trứng [29], [30].
1.1.1.2. Mối quan hệ giữa ký sinh - vật chủ
Hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ tương hỗ giữa các loài sinh vật rất
phức tạp và đặc trưng. Có nhiều định nghĩa về ký sinh, theo Dogel (1941) thì các
loài ký sinh là những sinh vật sử dụng các sinh vật sống khác (vật chủ) làm nguồn


6

thức ăn và môi trường sống. Theo Viktorov (1976) thì hiện tượng ký sinh là một
dạng quan hệ tương hỗ có lợi một chiều, trong đó loài được lợi (ký sinh) đã sử dụng
loài sinh vật sống khác (vật chủ) làm thức ăn và nơi ở trong một phần nào đó của
chu kỳ vòng đời của nó. Bondarenko (1978) định nghĩa ký sinh là loài sinh vật sống

nhờ vào loài khác (vật chủ) trong thời gian dài dần dần làm vật chủ chết và suy
nhược (Dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [20].
Hiện tượng ký sinh có tính chất chuyên hoá cao về mối tương quan giữa các
loài sâu hại và loài ký sinh, pha sinh trưởng phát triển và đặc biệt tương ứng với thời
vụ sản xuất cây trồng. Tuỳ theo mối quan hệ của loài côn trùng ký sinh với pha phát
triển của loài sâu hại mà xuất hiện các nhóm ký sinh như ký sinh trứng, ký sinh sâu
non, ký sinh nhộng và ký sinh trưởng thành.
Hiện tượng ký sinh phổ biến trong tự nhiên, đặc biệt là côn trùng ký sinh,
trong đó thông thường vật ký sinh (loài ký sinh) sử dụng hết hoàn toàn các mô của
cơ thể vật chủ và vật ký sinh thường gây chết vật chủ ngay sau khi chúng hoàn
thành chu kỳ phát triển.
Đặc trưng của sự tác động qua lại trong hệ thống ký sinh, ký chủ, bắt mồi ăn
thịt - con mồi là sự chậm trễ của ký sinh hay bắt mồi ăn thịt đối với sự thay đổi mật
độ của ký chủ hay con mồi. Điều đó được thể hiện bằng sơ đồ biểu diễn mối tương
quan vật chủ - ký sinh, con mồi - vật ăn thịt gọi là đường cong Lotka - Volterra Gause (Dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [20].


7

N1

Mật độ quần thể

N2

N2

N1

Hình 1.1. Sơ đồ biểu thị diễn biến mật độ quần thể của 2 loài

trong các mối quan hệ vật chủ - ký sinh hoặc con mồi - vật ăn thịt.
N1-Mật độ quần thể loài vật chủ hoặc con mồi
N2-Mật độ quần thể loài ký sinh hay vật ăn thịt
(Dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [20].
Vấn đề quan trọng nhất để lợi dụng mối cân bằng sinh học đó là làm thế nào
để tăng số lượng của các loài thiên địch.
Sự liên quan mật thiết giữa các loài sâu hại với côn trùng ký sinh trong quá
trình phát triển quần xã có ý nghĩa to lớn không những trong lý luận mà còn có ý
nghĩa trong thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu, xem xét và thiết lập mối quan hệ
tương hỗ đó góp phần quan trọng trong các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng
theo hướng bảo vệ sự đa dạng, cân bằng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp.
1.1.1.3. Biến động số lượng côn trùng
Số lượng của các loài sâu hại nói riêng và côn trùng nói chung thường có sự
dao động giữa các pha với nhau và từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự biến động số
lượng của sâu hại có mối quan hệ với thiên địch và yếu tố gây bệnh. Đối với côn
trùng ăn thịt, sự điều chỉnh số lượng quần thể quan trọng là sự cạnh tranh trong loài.
Sự cạnh tranh trong loài là cơ chế điều hoà cao nhất. Cơ chế này tác động ở mức độ
số lượng cao, khi nguồn thức ăn dự trữ bị cạn kiệt và sự át chế lẫn nhau của các cá
thể cùng loài. Ngoài sự cạnh tranh, các mối quan hệ trong loài có một số cơ chế cơ


8

bản tự điều hoà số lượng như tác động tín hiệu thường xảy ra trong sự tiếp xúc giữa
các cá thể cùng loài.
Trên cơ sở xem xét hàng loạt dẫn liệu về sự biến động số lượng và các dạng
cơ chế điều hoà số lượng, Viktorov (1967) đã tổng hợp khái quát thành sơ đồ chung
của biến động số lượng côn trùng. Một trong những đặc trưng của quần thể là mật
độ cá thể trong quần thể được xác định bởi sự tương quan của các quá trình tăng
thêm và giảm bớt đi số lượng cá thể. Tất cả các yếu tố biến động số lượng đều tác

động đến các quá trình này khi chúng làm thay đổi sức sinh sản, tỷ lệ tử vong và sự
phát tán của các cá thể. Các yếu tố vô sinh mà trước tiên là điều kiện khí hậu, thời
tiết tác động biến đổi lên côn trùng được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
thức ăn, thiên địch.
Sự điều hoà được đảm bảo bằng sự tồn tại của các mối liên hệ ngược trở lại.
Điều đó phản ánh ảnh hưởng của mật độ quần thể lên sức sinh sản, tỷ lệ tử vong và
sự di cư trực tiếp thông qua mối quan hệ bên trong loài cũng như sự thay đổi đặc
điểm của thức ăn và đặc tính tích cực của thiên địch. Chính nhờ mối quan hệ ngược
này đã đảm bảo cho quần thể luôn cân bằng giữa sự tăng lên và giảm xuống của số
lượng cá thể trong quần thể (Dẫn theo Phạm Bình Quyền, 1994) [28]
Các sinh vật ăn côn trùng chuyên hoá có khả năng thực hiện sự điều hoà số
lượng cá thể ở cả mật độ thấp được xác nhận trong thực tiễn của phương pháp sinh
học đấu tranh chống côn trùng gây hại. Còn đối với các loài ký sinh và ăn thịt
chuyên hoá chúng có thể hoạt động trong phạm vi rộng hơn của mật độ quần thể vật
chủ (con mồi) nhờ khả năng tăng số lượng với sự gia tăng mật độ của sâu hại.
Điều này đã được ghi nhận trong thực tế ở những trường hợp khả năng khống
chế sự bùng phát sinh sản hàng loạt của sâu hại bởi sinh vật ăn côn trùng chuyên
hoá. Vai trò quan trọng của ký sinh, ăn thịt được coi là yếu tố điều hoà số lượng của
côn trùng và được thể hiện ở hai phản ứng đặc trưng là phản ứng số lượng và phản
ứng chức năng.
Phản ứng số lượng thể hiện khi gia tăng quần thể con mồi và vật chủ thì kéo
theo sự gia tăng số lượng vật ăn thịt, vật ký sinh. Phản ứng chức năng được biểu thị


9

ở chỗ khi mật độ quần thể con mồi (vật chủ) gia tăng thì số lượng cá thể của chúng
bị tiêu diệt bởi vật ăn thịt (vật ký sinh) cũng tăng lên.

Thức ăn


Quan hệ
trong
loài

Yếu tố
vô sinh

Sức sinh sản,
Tỷ lệ chết,
Di cư

Mật độ
quần thể

Thiên địch

Hình 1.2. Sơ đồ chung về tác động của các yếu tố lên quần thể côn trùng
(Theo Victorov, 1967)
Như vậy, sự điều hoà số lượng côn trùng được thực hiện bằng một hệ thống
hoàn chỉnh các cơ chế điều hoà liên tục kế tiếp nhau. Các cơ chế điều hoà rất tốt ở
cả những loài có số lượng cao và cả những loài có số lượng thấp. Phòng trừ tổng
hợp sâu bệnh hại cây trồng (IPM) dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa cây trồng sâu hại - thiên địch trong hệ sinh thái nông nghiệp và các nguyên tắc sinh thái, tính
đa dạng sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp.


10

1.1.1.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus
Walsingham)

Tên Việt Nam: Sâu cuốn lá đầu đen
Tên khoa học: Archips asiaticus Walsingham
Họ: Ngài cuốn lá (Tortricidae)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)

Trứng

Sâu non

Trưởng thành

Nhộng

1) Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: là một loại ngài kích thước đạt 6,7 – 10,2 mm; sải cánh rộng
17,4 – 21,3 mm. Râu đầu hình sợi chỉ. Lúc đậu cánh xếp hình mái nhà. Đôi cánh
trước có góc đỉnh hơi vuông. Mép trước của đôi cánh trước hơi lõm xuống ở vị trí


11

3/4 tính từ gốc cánh, và cũng tại đó có một vân hình bán nguyệt màu nâu. Mép
ngoài của cánh trước hình lượn sóng, có viền lông tơ màu nâu đậm. Mặt trên của đôi
cánh trước có những vệt vân nâu, trắng xen kẽ loang lỗ. Tấm lưng ngực trước và
ngực giữa màu nâu cùng với màu của đầu. Đôi cánh sau và bụng có màu vàng rơm.
Trứng: Có hình cầu, khi mới đẻ màu vàng nhạt, sắp nở chuyển sang màu
vàng sẫm.
Sâu non: Có 5 tuổi, trải qua 4 lần lột xác. Đầu mảnh mai đốt ngực trước và
đôi chân ngực trước màu đen.
Sâu non tuổi 1 rất linh hoạt, chiều dài dao động từ 1,64 – 2,05 mm. Cơ thể có

màu vàng nhạt, sắp lột xác có màu vàng đậm hơn. Tuổi 2 khi mới lột xác có màu
vàng xanh, kích thước dài khoảng 3,3 – 3,9 mm. Sâu non tuổi 3 có màu xanh lục hơi
vàng, kích thước dài khoảng 7,3 – 9,4 mm. Tuổi 4 có màu xanh đậm, kích thước dài
khoảng 15,3 – 17,5 mm. Tuổi 5 khi mới lột xác, cơ thể dài khoảng 18,6 mm; đẫy
sức có thể dài tới 23,2 mm. Cơ thể có màu xanh lục, cuối tuổi chuyển sang màu
vàng xanh
Nhộng: Khi mới hoá có màu xanh lá mạ ở phần bụng; mặt lưng các đốt bụng
có màu cánh dán; ở giữa mặt lưng mỗi đốt bụng có một vân đen nằm ngang tạo
thành một vệt đen chạy dọc thân. Kích thước nhộng dài khoảng 8,6 – 12,9 mm.
Mầm cánh kéo dài đến đốt bụng thứ 5. [15]
2) Vòng đời
* Vòng đời: 31 – 38 ngày
- Trứng: 5 ngày
- Sâu non (5 tuổi): 17 - 22 ngày
+ Sâu non tuổi 1: 2 -3 ngày
+ Sâu non tuổi 2: 3 -4 ngày
+ Sâu non tuổi 3: 4 -5 ngày
+ Sâu non tuổi 4: 4 -5 ngày
+ Sâu non tuổi 5: 4 -5 ngày
- Nhộng: 7 - 8 ngày


12

- Trưởng thành: 2 – 3 ngày [15].
3)Tập tính hoạt động
Trưởng thành: Ban ngày thường ẩn nấp dưới lá cây lạc hoặc cỏ dại, tập trung
nhiều ở các ruộng rậm rạp xanh tốt, gần bờ hoặc đường đi. Khoảng thời gian hoạt
động mạnh nhất vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khi giao phối quan sát bên ngoài
con đực và con cái trên cùng một đường thẳng, đầu ngược nhau, phần sau của con

đực (cả mép cánh và bộ phận sinh dục) nằm trong (bên dưới) mép cánh của con cái.
Trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ, thường ở mặt dưới (thỉnh thoảng có
những ổ ở mặt trên) lá bánh tẻ (gần ngọn), trứng được xếp thành hàng, bề mặt được
che phủ bởi một lớp dung dịch màu xanh nhạt, khi khô trở thành một lớp sáp mỏng
để bảo vệ.
Trưởng thành có khả năng ăn thêm, tùy vào điều kiện thức ăn trên đồng
ruộng (mật, phấn hoa) .
Sâu non mới nở rất linh hoạt, nó có thể bò khắp trên lá, ăn thịt lá còn chừa lại
lớp biểu bì. Sâu non tuổi 1 có kích thước rất nhỏ nên rất khó quan sát trên đồng
ruộng. Sâu non tuổi 2 bắt đầu phân tán, nó nhả tơ quấn hai mép lá lại với nhau hoặc
chập nhiều lá lại ở trong đó và ăn chất diệp lục của lá. Tuổi 3 trở đi chúng bắt đầu
gây hại mạnh, tuổi 3 có khả năng nhả tơ nhảy dù sang chỗ khác nếu có tác động từ
bên ngoài. Sâu non tuổi 4 có khả năng di chuyển tốt, chúng nhả tơ gập lá theo chiều
dọc từ 1 – 4 lá thành tổ. Đôi khi chúng bò lên ngọn cây lạc cuốn các lá ngọn lại với
nhau, nằm trong đó thò đầu ra ăn. Sâu non tuổi 5 khi đẫy sức ngừng ăn hoàn toàn,
cơ thể chuyển dần sang màu vàng, nó nhả tơ một lớp dầy trong bao lá, làm tổ và hóa
nhộng trong đó [37].
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, trên các vùng trồng lạc của nước ta một trong những đối tượng gây
hại mạnh nhất là sâu cuốn lá đầu đen. Ở Nghệ An cũng như nhiều vùng khác có
những đợt sâu cuốn lá đầu đen phát triển thành dịch gây hại nghiêm trọng cho cây
lạc. Để hạn chế chúng, bà con nông dân thường sử dụng thuốc hóa học trừ sâu nhiều
lần. Điều đó không những làm tăng tính kháng thuốc của sâu hại mà còn để lại nhiều


×