CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
MỤC LỤC
I.CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG........................................................................2
I.CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG........................................................................2
II.NHIỆM VỤ KHẢO SÁT........................................................................................................4
II.NHIỆM VỤ KHẢO SÁT........................................................................................................4
III.PHẠM VI KHẢO SÁT..........................................................................................................4
III.PHẠM VI KHẢO SÁT..........................................................................................................4
Hình ảnh khu vực khảo sát.....................................................................................................6
.................................................................................................................................................. 6
IV.HỆ TỌA ĐỘ VÀ CAO ĐỘ ÁP DỤNG.................................................................................6
IV.HỆ TỌA ĐỘ VÀ CAO ĐỘ ÁP DỤNG.................................................................................6
V.NỘI DUNG CÔNG TÁC VÀ KHẢO SÁT ĐÃ THỰC HIỆN.....................................................7
V.NỘI DUNG CÔNG TÁC VÀ KHẢO SÁT ĐÃ THỰC HIỆN.....................................................7
V.1.KHỐI LƯỢNG ĐÃ KHẢO SÁT..........................................................................................7
V.1.KHỐI LƯỢNG ĐÃ KHẢO SÁT..........................................................................................7
V.2.NHÂN LỰC VÀ THIẾT BỊ..................................................................................................7
V.2.NHÂN LỰC VÀ THIẾT BỊ..................................................................................................7
VI.CÔNG TÁC KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU THÀNH LẬP BÌNH ĐỒ..................................8
VI.CÔNG TÁC KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU THÀNH LẬP BÌNH ĐỒ..................................8
VI.1.PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ BÌNH ĐỒ DƯỚI NƯỚC...........................................................8
VI.1.PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ BÌNH ĐỒ DƯỚI NƯỚC...........................................................8
1.Kiểm tra và kiểm nghiệm máy............................................................................................9
1.Kiểm tra và kiểm nghiệm máy............................................................................................9
2.Trạm nghiệm triều................................................................................................................ 9
2.Trạm nghiệm triều................................................................................................................ 9
3.Thiết kế đường đo............................................................................................................... 9
3.Thiết kế đường đo............................................................................................................... 9
VI.2.CÔNG TÁC ĐO THỰC ĐỊA............................................................................................10
VI.2.CÔNG TÁC ĐO THỰC ĐỊA............................................................................................10
1.Phương tiện phục vụ đo.....................................................................................................10
1.Phương tiện phục vụ đo.....................................................................................................10
Trang 1
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
2.Đo cao độ mực nước..........................................................................................................10
2.Đo cao độ mực nước..........................................................................................................10
3.Xử lý số liệu....................................................................................................................... 12
3.Xử lý số liệu....................................................................................................................... 12
4.An toàn lao động................................................................................................................14
4.An toàn lao động................................................................................................................14
VII.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN.....................................................................................................14
VII.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN.....................................................................................................14
VIII.SẢN PHẨM HỒ SƠ GIAO NỘP......................................................................................14
VIII.SẢN PHẨM HỒ SƠ GIAO NỘP......................................................................................14
IX.KẾT LUẬN........................................................................................................................ 14
IX.KẾT LUẬN........................................................................................................................ 14
CÔNG TY TNHH TVXDCT GTĐT
QUANG MINH
----------OOO----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------OOO----------
Số : 10.07.1/BCKS/QMC – 2015
CTRÌNH
RỪNG
Tp.hcm, ngày 07 tháng 10 năm 2015
: KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH
I.CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn áp dụng hệ
qui chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2001.
Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn kiểm tra, thẩm
Trang 2
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ - do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành; Công văn số 1034/ĐĐBĐ-CNTĐ ngày 4 tháng 10 năm 2007 của Cục Đo đạc và bản đồ
hướng dẫn chi tiết một số điều của Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm
2007 về kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ.
Quy chuẩn Quốc gia về Xây dựng lưới cao độ - QCVN11:2008/BTNMT của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường, ban hành theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12
năm 2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy chuẩn Quốc gia về Xây dựng lưới tọa độ - QCVN11:2008/BTNMT, Ban hành kèm
theo Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT, ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường
TCVN 9401:2012 “Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình – yêu cầu
chung”.
Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;1/1000; 1/2000;1/5000 (phần ngoài trời) 96
TCN 43-90 do Cục đo đạc và bản đồ Nhà nước xuất bản ngày 9 tháng 8 năm 1990 .
Ký hiệu qui ước đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 - 1:5000 do Tổng cục Địa Chính ban
hành kèm theo quyết định số 1125/ĐĐBĐ ngày 19/11/1994
Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình: TCXDVN
364:2006.
Tiêu chuẩn về khảo sát cho xây dựng TCVN 4419-87.
Tiêu chuẩn về “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung” TCXDVN
309:2004.
Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 theo Quyết định số
03/2007/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Tài liệu tham khảo: Engineering and Design, Topographic & Hydrographic Suvey (U.S.
Army Corp Of Engineers, 1 January 2002).
Trang 3
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
Tài liệu Tham khảo : Tài liệu quy chuẩn S44 – của Tổ chức Thủy đạc Quốc tế IHO
Standarrdas forr Hydrographic Surveys) về công tác khảo sát thủy đạc.
II.NHIỆM VỤ KHẢO SÁT
Công tác khảo sát địa hình được tiến hành nhằm kiểm tra độ sâu khu nước trước bến đò
Rạch Rừng đảm bảo cho tàu chở khách đi lại an toàn và thuận tiện phục cho việc quy hoạch xây
dựng phát triển cảng (Theo yêu cầu của chủ đầu tư).
Đo thủy chuẩn lập trạm đo mực nước.
Khảo sát độ sâu vùng nước của bến đò Rạch Rừng.
Lập bình đồ độ sâu vùng nước trước bến đò tỷ lệ 1/500.
Lập báo cáo kết quả khảo sát thủy đac.
III.PHẠM VI KHẢO SÁT
Theo yêu cầu của của chủ đầu tư; Phạm vi khảo sát là khu nước nằm trước khu vực bến
đò nằm trên sông Vàm Cỏ Đông; Một bên là xa An Ninh Tây, huyện Đức Hòa và một bên bến
đò thuộc xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An có diện tích ≈ 2.4 ha; được giới hạn
bởi các điểm có tọa độ như sau.
STT
X(m)
Y (m)
I
1209597.72
559901.72
II
1209616.32
560023.90
III
1209429.52
560061.44
IV
1209410.25
559926.33
Ghi chú : Hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 105045’
Trang 4
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
N
S
NG
TIM LU?
n Kéo
Ði C?ng B?
c H?a
Ði C?u Ð?
Phạm vi khu vực đo thể hiện hình vẽ dưới đây
Trang 5
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
Hình ảnh khu vực khảo sát
IV.HỆ TỌA ĐỘ VÀ CAO ĐỘ ÁP DỤNG
Tài liệu trắc địa cơ sở bao gồm các điểm Tọa độ, độ cao trên phần đất liền, điểm gốc tọa
độ được lấy tại mốc.
+ Hệ tọa độ VN-2000, Ellipsoid WGS 84, Bán kính trục lớn 6.378.137 m; Độ dẹt
1/298.25722, Lưới chiếu UTM
+ Múi chiếu 30, Kinh tuyến trung ương 107°45’ (Khu vực Đồng Nai ). Tỷ lệ chiếu cạnh
0.9999, Số gia theo trục đứng 0 m, Số gia theo trục ngang 500.000 m.
+ Hệ cao độ: Hệ cao độ số 0 Hòn Dấu.
Trang 6
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
V.NỘI DUNG CÔNG TÁC VÀ KHẢO SÁT ĐÃ THỰC HIỆN
+ Đo vẽ bình đồ dưới nước và địa hình trên bờ tỷ lệ 1/500 trên tòan khu vực khảo sát
+ Cao độ Thủy chuẩn được lấy theo Mốc cao độ thủy chuẩn của đoạn 10, có kiểm tra và
kết nối với Mốc Nhà Nước tại khu vực đo đạc
+ Mốc tọa độ được kiểm tra tại các Mốc tọa độ Nhà Nước tại khu vực đo đạc
+ Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 105045’Nhà Nước, múi chiếu 30.
+ Bản đồ xuất ra trên hệ : Hệ cao độ Hòn Dấu.
+ Mốc tọa độ và cao độ gốc: sử dụng mốc DCII 49 nằm trong nhà máy mía đường Hiệp
Hòa với cao độ: +2,84/0 m Hòn Dấu như hình bên dưới.
Hình ảnh mốc được sử dụng
V.1.KHỐI LƯỢNG ĐÃ KHẢO SÁT
STT
Tên công việc
Đ.vị tính
Thực hiện
1
Đo vẽ chi tiết phần dưới nước, tỷ lệ
1/500
Ha
2.4
2
Mốc khống chế mặt bằng :
Điểm
1
3
Mốc khống chế độ cao :
Điểm
1
V.2.NHÂN LỰC VÀ THIẾT BỊ
Nhân lực bao gồm 4 kỹ sư, 2 kỹ thuật viên, chuyên gia tham gia và họach định kế họach tổ
Trang 7
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
chức khảo sát, thu thập và phân tích số liệu ...
Các thiết bị sử dụng trong công tác khảo sát của dự án và đo vẽ bình đồ như sau:
Các thiết bị sử dụng trong công tác khảo sát địa hình dưới nước.
STT
1
2
Tên thiết bị
Máy thu DGPS Trimble SPS 351
Máy đo sâu hồi âm Hydrotrac II
3
Máy tính xách tay DELL
4
Cable trút số liệu và cable link các loại
5
Chân ba
6
7
Khóa cứng Hypack và Phần mềm
Hypack Max 2009a
Số lượng
01 bộ
01 bộ
02 bộ
01 cái
01 bộ
Máy phát điện, bình accquy, máy biến
-
điện các loại
8
Ghe máy
01 chiếc
9
Máy thủy bình Sokkia B20
02 bộ
10
Các thiết bị bảo hộ lao động
-
VI.CÔNG TÁC KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU THÀNH LẬP BÌNH ĐỒ
VI.1.PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ BÌNH ĐỒ DƯỚI NƯỚC
Phương pháp đo vẽ bình đồ dưới nước là phương pháp tự động. Dùng công nghệ DGPS
để định vị dẫn đường, đo sâu hồi âm, các máy móc trang thiết bị như đã nêu ở phần III.1. Máy
DGPS trimble là loại máy định vị vi phân thu tín hiệu DGPS thời gian thực từ vệ tinh địa tĩnh
của hãng. Nguyên tắc làm việc như sau: Hãng xây dựng trên toàn thế giới khoảng 80 trạm thu
Trang 8
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
tín hiệu GPS, các tính hiệu này được chuyển ngay về trung tâm xử lý, sau khi xử lý số cải chính
vị trí được truyền lên vệ tinh địa tĩnh và vệ tính phát xuống cho các máy thu để sử dụng cho việc
cải chính vị trí của mình. Độ trễ của hệ thống này khoảng 3-7 giây.
1.Kiểm tra và kiểm nghiệm máy
Đo kiểm tra máy đo sâu hồi âm: dùng chekbar đặt độ sâu từ 1m, 2m, 4m tùy theo độ sâu
khu đo. So sánh số liệu độ sâu của máy hồi âm với số đo của checkbar, kết quả: 2 số liệu không
sai quá ±0.02m cho độ sâu 1m, 2m và không sai quá ±0.05m với độ sâu 4m. Thiết bị dùng cho
việc đo sâu là máy đo sâu Hydrotrac. Máy được kiểm tra bằng phương pháp Bar-check : sử dụng
1 đĩa inox đường kính 800mm, dày khoảng 3mm (được gọi là đĩa kiểm nghiệm), đã tiến hành
kiểm tra tại các thang độ sâu phù hợp với độ sâu trong khu đo. Kết quả kiểm tra máy đo sâu đạt
yêu cầu.
2.Trạm nghiệm triều
Trạm nghiệm triều tại cách bờ khoảng 10 m, vị trí đặt mia có độ sâu đảm bảo khi triều
kiệt. Độ cao của mia được xác định bằng phương pháp đo thủy chuẩn kỹ thuật từ điểm mốc cao
độ đi và về.
- Vị trí đặt mia nước đã thỏa các điều kiện :
* Mực nước nơi đó phản ánh đặc trưng về sự dao động của mực nước ở vùng công tác .
* Mia nước được gắn chắc chắn , bảo đảm không bị ngã khi có sóng gió.
* Luôn luôn đọc được trị số mực nước trên mia dù lúc nước lớn hay nước ròng.
* Dễ dàng đọc kết quả mực nước và dễ dàng liên kết cao độ với mốc cao độ .
- Trước và sau mỗi buổi đo xác định cao độ số "0" mia nước và được kiểm tra cẩn thận
bởi các thành phần giám sát. Liên kết cao độ từ mốc thủy chuẩn đến mia nước bằng đường thủy
chuẩn kỹ thuật.
- Khoảng thời gian giữa hai lần đọc trị số mia nước là 10 phút.
- Số ghi thủy triều sạch sẽ, rõ ràng, mỗi buổi đo đều có chữ ký của người ghi, trưởng
đoàn công tác và các thành phần tham gia giám sát (nếu có).
- Viết báo cáo kỹ thuật : Nêu rõ quá trình đo đạc, các trạm mia nước và quá trình xử lý số
liệu.
3.Thiết kế đường đo
Tuyến đo được thiết kế theo hướng vuông góc với đường bờ, các tuyến cách nhau với
Trang 9
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
mật độ khoảng cách 10 mét một đường để dựng các trắc ngang sông, đo trắc dọc để kiểm tra.
VI.2.CÔNG TÁC ĐO THỰC ĐỊA
1.Phương tiện phục vụ đo
Phương tiện dùng cho công tác đo đạc đảm bảo an toàn và đủ không gian để lắp ráp hệ
thống máy.
Thời gian đo 01 ngày:
- Thời tiết thuận tiện trong thời gian đo, sóng gió không ảnh hưởng đến việc độ sâu bị
ảnh hưởng do độ cao của sóng. Có thể kiểm tra độ sâu tại các điểm cắt nhau của các tuyến đo và
tuyến kiểm tra, kết quả chênh nhau lớn nhất là 0.06 mét.
2.Đo cao độ mực nước
Trong suốt thời gian đo sâu, đồng hồ của trạm nghiệm triều và đồng hồ máy tính phần
mềm Hypack Max 2009a được đồng bộ . Độ cao nghiệm triều được đọc 10 phút một lần.
Số liệu độ cao nghiệm triều được tính cải chính cho độ sâu đáy biển trong quá trình xuất
dữ liệu file đo sâu ra dạng ASCII theo công thức:
Dt= D dot - H t.
Trong đó :
Dt là độ sâu đáy biển tại thời gian t
D dot là độ sâu đo được bằng máy hồi âm tại thời gian t
H t là độ cao nghiệm triều tại thời gian t
Đo sâu được thực hiện theo từng tuyến đo, lái tàu nhìn trên màn hình máy tính và lái tàu
đi theo các tuyến đã được chọn, tốc độ tàu chạy trung bình 6-8 km/giờ.
Chế độ chương trình ghi dữ liệu đo tự động, cứ 3m lấy ghi 1 số liệu đo và 1 giây ghi 1 số
liệu đo. Số liệu đo được ghi vào file Hypack Max 2009a và lưu máy tính.
- Công tác đo sâu được thực hiện bằng máy đo sâu hồi âm HYDROTRAC, định vị bằng
máy định vị vệ tinh DGPS Trimbles. Hai thiết bị này được kết nối với máy tính có cài đặt phần
mềm Hypack để thu thập đồng thời số liệu vị trí và độ sâu bằng kỹ thuật số.
Trang 10
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
- Các qui định trong công tác đo sâu và định vị đường đo sâu :
+ Các máy đo sâu bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật mà Nhà nước qui định.
+ Trước mỗi đợt công tác , kiểm nghiệm tất cả các máy móc, thiết bị. Hồ sơ kiểm nghiệm
được đưa vào hồ sơ lưu trữ.
+ Máy đo sâu được kiểm nghiệm trước và sau mỗi buổi đo theo qui định, kiểm nghiệm
bằng phương pháp Barcheck. Tín hiệu ghi trên băng có độ dài 15mm. Cần đọc và ghi lại các trị
số độ sâu chuẩn, độ sâu máy ghi vào băng.
- Trong quá trình đo sâu đã tuân thủ các qui định sau :
+ Cần đo sâu được đặt ở vị trí ổn định gắn chắc chắc vào tàu, gắn thẳng góc với mặt nước
và bảo đảm luôn luôn ngập trong nước. Được đo chính xác khoảng cách từ mặt nước đến bề mặt
của cần đo sâu để hiệu chỉnh vào độ sâu đo được.
+ Trong quá trình chạy đo sâu, tàu chạy ổn định, không bị nghiêng và tốc độ tàu phải đều
trên 1 chuyến đo.
+ Đo sâu khi sóng gió nhỏ hơn cấp 3.
Trang 11
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
+ Độ sâu được ghi lên băng đo sâu, băng đo bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật như : hình ảnh
của đáy địa hình là đường liên tục, rõ nét, đánh các dấu mark (hay các fix)
+ Trong qúa trình đo sâu ghi chép đầy đủ về tên tuyến đo, hướng chạy tàu, thời gian tại
thời điểm đánh dấu các mark , thời điểm thay đổi tốc độ tàu,khi độ sâu thay đổi đột ngột và các
ghi chú cần thiết khác giúp cho việc xử lý số liệu sau này được dễ dàng .
+ Công tác định vị đường đo sâu đã bảo đảm các yêu cầu : Lúc đo máy định vị DGPS
phải bắt được tín hiệu ít nhất của 4 vệ tinh với góc thiên đỉnh > 15°.
- Cách bố trí đường đo sâu :
+ Tuyến đo vẽ là các đường trắc ngang và các đường trắc dọc. Các đường trắc ngang là
các đường thẳng song song cách đều nhau và có hướng vuông góc với tuyến luồng hay vuông
góc với đường bờ, góc hợp bởi tuyến đo và tuyến luồng ∅ nằm trong giới hạn (70° ≤ ∅ ≤
110°).
+ Khoảng cách giữa các trắc ngang thay đổi tùy thuộc vào tỉ lệ bình đồ cần lập và mục
đích của công tác đo vẽ lập bình đồ. Với tỷ lệ 1 : 500 , khoảng cách giữa các trắc ngang đo sâu
là từ 10 mét.
+ Bố trí các trắc dọc được vuông góc với các trắc ngang .
3.Xử lý số liệu
Dùng phầm mềm Hypack Max 2009a xử lý tự động số liệu đo xuất dữ liệu từ dạng XYZ
file có cải chính độ cao nghiệm triều.
Lọc nhiễu số liệu đo vì số liệu là dạng số nên trong khi thi công có thể bị nhiểu trong quá
trình truyền số liệu.
Trên bản đồ thể hiện đầy đủ các số liệu độ sâu, đường bờ, địa hình bờ … theo quy định,
quy phạm của Nhà Nước ban hành hiện đang được áp dụng như : Phép chiếu bản đồ, danh pháp
bản đồ và tỷ lệ bản đồ theo Đề cương kỹ thuật.
Công tác biên vẽ được thể hiện trên bản vẽ Acad.
Trang 12
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
Công tác in ấn : in bản vẽ trên khổ giấy A0.
Nội dung bản đồ gồm các yếu tố cơ bản như sau :
- Bình đồ được lập theo hệ toạ độ nhà nước VN-2000, kinh tuyến trục 105 045’ ,
múi chiếu 30.
- Mực chuẩn quy chiếu độ sâu là mặt chuẩn số 0 Hòn Dấu.
- Tỷ lệ bình đồ : 1/500.
- Khoảng cách giữa các trắc ngang là 10 m có hướng vuông góc với đường bờ
+ Khung bản vẽ :gồm khung trong và khung ngoài
+ Lưới ô vuông và Lưới kinh vĩ độ
+ Khung tên và Ghi chú
+ Bảng tiếp biên hoặc tiếp hợp (nếu có)
+ Các trị số độ sâu
+ Các đường đồng mức và số hiệu đường đồng mức
+ Các báo hiệu hàng hải, đường thủy nội địa :phao, tiêu, đáy cá,...
+ Tuyến luồng, Đường bờ, cầu cảng, Địa hình, địa vật trên bờ gồm :các đối tượng
giao thông , thực vật, dân cư, ... Địa danh, tên sông rạch
+ Mốc khống chế tọa độ và độ cao
- Bình đồ độ sâu được xử lý bằng phần mềm Hypack, tu chỉnh bằng phần mềm AutoCad
và vẽ bằng máy Plotter.
- Độ sâu toàn bộ khu vực đo được thể hiện trên bản vẽ tỷ lệ 1/500.
- Hệ thống lưới ô vuông theo hệ tọa độ VN-2000, cạnh 10 cm với nét vẽ liên tục.
- Hệ thống lưới kinh vĩ độ với nét vạch chữ thập (+) cách nhau 2 giây.
- Độ sâu trên bình đồ tính bằng mét qui chiếu theo mực chuẩn số 0 Hòn Dấu.
Trang 13
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG NGUYỄN MINH TRÍ
CÔNG TRÌNH : KHẢO SÁT ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC TRONG KHU VỰC BẾN ĐÒ RẠCH RỪNG
4.An toàn lao động
Do đo đạc trong vùng sông sâu nên công tác đảm bảo an toàn loan động được đề cao và
tuyệt đối thi hành, các kỹ thuật viên làm việc được trang bị bảo hộ áo phao, việc đảm bảo an
toàn cho người và phương tiện được lập hàng ngày trước khi triển khai và theo dõi chặt chẽ tình
hình thời tiết để có biện pháp cụ thể.
VII.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
- Thời gian khởi công
: Ngày 07 -10-2015
- Thời gian hoàn thành xuất bản hồ sơ
: Ngày 14-10-2015
VIII.SẢN PHẨM HỒ SƠ GIAO NỘP
1. Báo cáo kỹ thuật kết quả khảo sát:
+ Mô tả công tác khảo sát địa hình, địa vật, độ sâu khu nước trong phạm vi đo đạc ... và
các đặc điểm kỹ thuật theo đúng yêu cầu Đề cương khảo sát của Chủ đầu tư.
2, Bản đồ địa hình 1/500.
Bình đồ độ sâu được vẽ tự động bằng phầm mềm Hypack Max 2009a và các phần mềm
chuyên dùng khác của khu đo, đường bình độ 1 mét . Đường bình đồ độ sâu được xuất sang
dạng Autocad trên hệ độ cao Hòn Dấu.
IX.KẾT LUẬN
Công tác khảo sát lập bình đồ địa hình khu vực bến đò, đã thực hiện theo khối lượng
được duyệt và theo đúng các yêu cầu của Chủ Đầu Tư; tuân thủ theo các qui trình qui phạm hiện
hành.
Trang 14