Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.12 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Phạm Thị Kim Loan

TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA Ơ
THỊ XÃ HỒNG LĨNH TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỒNG

NghÖ an, 2013


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện tỉnh Hà Tĩnh, Bảo tàng tỉnh
Hà Tĩnh , Ban quản lý di tích - danh thắng Hà Tĩnh và nhân dân địa phương
đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thu thập tư liệu, khảo sát thực tế tại đơn vị,
địa phương.
Tôi xin trân trọng cám ơn các đồng chí lãnh đạo Sở, lãnh đạo Phòng
Quản lý Di sản văn hóa - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, đã quan
tâm, tạo điều kiện về thời gian trong suốt quá trình tôi học tập.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan Thị ủy, UBND,
Phòng Văn hóa - Thông tin Thị xã Hồng Lĩnh, UBND các phường, Ban quản
lý di tích cùng các đồng chí nguyên cán bộ lãnh đạo Thị xã Hồng Lĩnh qua
các thời kỳ, cán bộ Thư viện Nguyễn Thúc Hào - Trường Đại học Vinh , Kho


Lưu trữ Văn phòng Thị ủy đã cung cấp cho tôi những tư liệu hết sức quý báu
để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo - Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Quang Hồng đã dành thời gian và tận tâm trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt gần một năm qua, kể từ khi tôi bắt đầu xác định đề tài nghiên cứu
cho đến nay. Xin cám ơn các thầy (cô) phản biện đã đọc và có những nhận
xét về đề tài; cám ơn các thầy (cô) giáo trong Khoa lịch sử Trường Đại Học
Vinh đã đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình viết luận văn.
Ngoài ra tôi còn muốn gửi lời cám ơn chân thành tới nhà nghiên cứu
văn hóa xứ Nghệ - Thái Kim Đỉnh, trưởng tộc họ Lê ở Đức Thuận, họ Bùi ở
Đậu Liêu, và những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự lượng thứ, góp ý kiến của các thầy,
cô cùng bạn bè đồng nghiệp.
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác gia
Ph¹m ThÞ Kim Loan


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- UBND:

Ủy ban nhân dân

- THPT:

Trung học phổ thông


- DTLSVH:

Di tích lịch sử văn hóa

- BVHTTDL – DSVH: Bộ văn hóa thông tin du lịch – Di sản văn hóa
- VHTT – DL:

Văn hóa thể thao du lịch

- LSVH:

Lịch sử văn hóa

- THCS:

Trung học cơ sở


MỤC LỤC

MƠ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian trôi đi và phủ màn rêu phong lên mọi giá trị cuộc sống,
những giá trị văn hóa, tinh thần phải nhường chỗ cho cuộc mưu sinh, nhường
chỗ cho đời sống vật chất. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa đó vẫn tồn tại, bởi
đó là thước đo chiều sâu những giá trị lịch sử, lưu giữ phong tục, tập quán, là


“hồn cốt” của con người, vùng đất nào đó....Hồng Lĩnh trong dòng trôi của
lịch sử Hà Tĩnh cũng như trong dòng chảy lịch sử đất nước đang lưu giữ trong

mình những giá trị văn hóa tinh thần đó. Chứng tích cho điều này chính là hệ
thống các di tích lịch sử, các công trình đền miếu, đình chùa... ẩn mình dưới
chân “99 núi Hồng”, các lễ hội truyền thống của vùng đất Hồng Lĩnh dù trải
qua bao thăng trầm vẫn lưu giữ cho đến ngày nay.
Tìm hiểu về cụm di tích- văn hóa Tiên Sơn, di tích thắng cảnh chùa và
Hồ Thiên Tượng, chùa Long Đàm, đền thờ Bùi Cầm Hổ, đền thờ Song Trạng
Sử, đền Thánh thợ Vân Chàng, nhà thờ họ Lê và tìm hiểu về lễ hội truyền
thống của vùng đất Hồng Lĩnh là quyết tâm của cá nhân tôi với mục đích góp
một cách nhìn dưới góc độ lịch sử, địa lý,văn hóa cũng như đưa ra một số giải
pháp, giới thiệu bảo tồn và phát huy các giá trị tinh thần, vật chất... của các di
tích. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, chiến tranh, loạn lạc và cả
chính sự thờ ơ của con người ...các công trình đó vẫn tồn tại như những chứng
nhân của lịch sử của một vùng văn hóa xứ Nghệ. Những giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể vẫn tồn tại và rất cần những nghiên cứu đầy đủ, góp một cách
nhìn tổng quan hơn khi tìm hiểu về đất mảnh Hồng Lĩnh “địa linh nhân kiệt”.
Hướng nghiên cứu lịch sử địa phương nơi mình sinh sống cũng là cách
để giáo dục chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ biết hướng về nguồn cội, biết về
lịch sử mảnh đất “chôn rau cắt rốn” của mình. Đồng thời góp cái nhìn vào
chiều sâu lịch sử cho chính các em - những thế hệ tương lai của đất nước. Bản
thân tôi là một người đang sinh sống trên mảnh đất Hồng Lĩnh và giảng dạy
môn Văn - Sử cho học sinh nơi quê hương Hà Tĩnh. Điều mà tôi và rất nhiều
đồng nghiệp nhận thấy là học sinh ngày càng coi nhẹ, thậm chí là hờ hững với
môn Sử - vì sao vậy ? Ngoài các lí do mà cả xã hội đã lên tiếng thì bản thân
tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân chính là việc giảng dạy bộ môn
Sử khá chung chung, thiếu tính hấp dẫn. Tiết lịch sử địa phương thường
không được dạy trên thực địa nên không có sức thu hút học sinh...

5



Trong những năm gần đây, cùng với sự vươn mình mạnh mẽ trong xây
dựng và phát triển kinh tế, xã hội, những giá trị văn hóa tinh thần, những công
trình kiến trúc cổ, những sinh hoạt văn hóa dân gian được phục dựng, chú
trọng đầu tư, các dự án trùng tu, khôi phục đưa vào sử dụng đã được các cơ
quan đảng, chính quyền và nhân dân đầu tư nên các công trình đền chùa,
miếu, các lễ hội truyền thống đã trở lại, đó là một tín hiệu đáng mừng.
Với những lí do trên bản thân tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu
một số di tích lịch sử - văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình như là lời tri ân của người con với mảnh đất đã
sinh ra và nuôi tôi lớn. Đồng thời như là sự quảng bá xin mời mọi người về
thăm quê tôi - Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị kho
tàng di sản văn hóa - lịch sử đã được quan tâm. Tuy nhiên, mảng tài liệu viết
về đề tài này thường chỉ là những tài liệu nhỏ lẻ, chủ yếu có được trong các
tác phẩm viết về các danh nhân văn hóa, giới thiệu các dòng họ vinh hiển
hoặc liên quan đến các làng văn hóa. Trong mảng di tích lịch sử - văn hóa
Hồng Lĩnh đang chờ đợi một công trình nghiên cứu đầy đủ, nhằm giới thiệu
một cách tổng quan nhất các di tích này. Đã có một số cuốn sách đề cập đến
một vài khía cạnh nhỏ về các di tích ở Hồng Lĩnh như :
1. Trong tác phẩm “Di tích danh thắng” 1997, do Trần Chấn Thành
chủ biên. . Trong đó, tác giả đã giới thiệu đến độc giả di tích Chùa và Hồ
Thiên Tượng.
2. Chân dung các danh nhân văn hóa trên mảnh đất Hà Tĩnh.đã được
tập hợp trong cuốn “Danh nhân Hà Tĩnh” (tập 1) do sở Văn hóa thông tin
tỉnh Hà Tĩnh xuất bản năm 1997, có phần giới thiệu về quê hương, gia thế,
công trạng của danh nhân đất Hồng Lĩnh - Bùi Cầm Hổ, cha con trạng nguyên
Sử Hi Nhan - Sử Đức Hy.

6



3. Năm 2002 và năm 2012 nhân kỷ niệm 10 và 20 năm thành lập thị xã
Hồng Lĩnh, Hội nhà văn liên tiếp ấn hành tập 1 và tập 2 cuốn “ Dưới chân
núi Hồng” của nhiều tác giả . Cuốn sách này là tập hợp các các bài bút ký,
tản văn, thơ, truyện ngắn... viết về thiên nhiên, văn hóa và con người Hồng
Lĩnh trong quá khứ cũng như hiện tại.
4. Nhà nghiên cứu Thái kim Đỉnh với "Bãi Vọt - Đối diện quá khứ” là
một cuốn bút ký tư liệu kể lại một số sự kiện diễn ra trên vùng đất Bãi Vọt
trong quá khứ. Bãi Vọt là địa danh nổi tiếng trong lịch sử Hồng Lĩnh nói
riêng và Hà Tĩnh nói chung qua các thời kỳ lịch sử.
Ngoài ra các trang web của tỉnh Hà Tĩnh, sở văn hóa - thể thao- du lịch
Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, các bài viết đăng rải rác trên các báo của một số
nhà nghiên cứu, bạn đọc viết về vùng đất Hồng Lĩnh...
Nhưng các cuốn sách , bài viết trên chưa có một tác phẩm nào tập trung
nghiên cứu đầy đủ, hệ thống, chi tiết các di tích- văn hóa Hồng Lĩnh. Tuy
nhiên, đó là những nguồn tài liệu làm cơ sở cho chúng tôi tiếp cận và giải
quyết cho những vấn đề mà đề tài đặt ra.
Với việc hoàn thành đề tài này chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu về
nguồn gốc, quá trình tôn tạo, nhân vật thờ tự, đặc điểm kiến trúc điêu khắc và
giá trị của một số di tích lịch sử văn hoá ở thị xã Hồng Lĩnh. Từ đó Thị xã
Hồng Lĩnh - một vùng đất văn hóa được hiện lên rõ nét.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hóa ở
thị xã Hồng Lĩnh- Hà Tĩnh” nhằm trình bày một cách có hệ thống về Cụm
di tích- văn hóa Tiên Sơn, di tích thắng cảnh chùa và Hồ Thiên Tượng, chùa
Long Đàm, đền thờ Bùi Cầm Hổ, đền thờ Song Trạng Sử, đền Thánh thợ Vân
Chàng, nhà thờ họ Lê và các lễ hội truyền thống của vùng đất Hồng Lĩnh.
Mặt khác, nghiên cứu về hệ thống các di tích lịch sử- văn hóa này
còn giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ở những


7


thời kỳ lịch sử khác nhau, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ và phát huy
các di tích lịch sử - văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh trong những năm tới.
Với mục tiêu đó của đề tài, luận văn trước hết đề cập về điều kiện tự
nhiên, dân cư, truyền thống lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh. Trọng tâm
nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về nguồn gốc xây dựng, nhân vật thờ
tự, đặc điểm kiến trúc điêu khắc và giá trị của Cụm di tích- văn hóa Tiên
Sơn, di tích thắng cảnh chùa và hồ Tiên Tượng, chùa Long Đàm, đền thờ Bùi
Cầm Hổ, đền thờ Song Trạng Sử, đền Thánh thợ Vân Chàng, nhà thờ họ Lê
và các lễ hội truyền thống của vùng đất Hồng Lĩnh. Để luận văn góp phần
làm rỏ được giá trị lịch sử - văn hóa và công tác bảo tồn của một số di tích
lịch sử văn hóa ở Hồng Lĩnh trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có
liên quan, bao gồm các loại tài liệu như:
- Thư tịch, bi ký
- Gia phả của các dòng họ và thần tích về các nhân vật được thờ tự
- Các công trình khảo cứu về các di tích lịch sử văn hóa ở thị xã
Hồng Lĩnh.
- Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ Trung
ương đến địa phương về việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử
văn hóa.
Kết hợp với thực tế điền dã ở các di tích để hiểu sâu hơn về tình hình
hiện nay và để đối chiếu với kiến trúc điêu khắc của các di tích này khi mới
xây dựng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

+ Sưu tầm tài liệu: Để có nguồn tư liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu,
chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tham khảo và tích lũy tài liệu ở thu viện bảo
tàng tổng hợp Hà Tĩnh thư viện sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Tĩnh. Sao
8


chép các gia phả, dập chụp bia ký và câu đối. Nghiên cứu thực địa và thu thập
tài liệu tại các di tích, tìm kiếm tư liệu lưu trữ tại phòng văn hóa thông tin
huyện, gặp gỡ với cán bộ địa phương, người phụ trách tại các di tích tiêu biểu
của thị xã.
+ Xử lý tư liệu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng
phương pháp tổng hợp, logic để trình bày một cách có hệ thống về quá trình
xây dựng, bảo tồn các di tích lịch sử theo thời gian, diễn biến của lịch sử.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh, lý lịch các di tích với tư
liệu dân gian và chính sử để từ đó đánh giá, tổng hợp, phân tích, thống kê, so
sánh và đối chiếu các nguồn tư liệu khác nhau để xác minh chính xác.... để rút
ra cái chung và cái riêng của các di tích, nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc
điêu khắc các di tích lịch sử văn hóa của thị xã Hồng Lĩnh.
5. Đóng góp của luận văn
- Tập hợp những tư liệu có nội dung liên quan đến đề tài để thuận lợi
cho việc nghiên cứu trước mắt cũng như lâu dài.
- Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên dưới góc độ sử
học về các di tích lịch sử văn hóa trên vùng đất Hồng Lĩnh.
- Luận văn đưa ra những phân tích đánh giá về các giá trị của các di
tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh. Đây chính là đóng góp quan trọng
của luận văn về mặt khoa học.
- Ngoài ra luận văn còn đề cập đến các giá trị to lớn của các di tích đối
với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở Hồng Lĩnh nói riêng và Hà
Tĩnh nói chung. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, trùng tu
các di tích lịch sử văn hóa và khai thác các giá trị của nó để góp phần vào

công cuộc xây dựng phát triển quê hương.
- Luận văn còn là tài liệu để nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử
địa phương cho học sinh THCS và THPT, phát triển du lịch và góp phần giáo
dục cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương, truyền thống cách mạng, truyền thống
kiên cường, hiếu học của vùng đất Hồng Lĩnh.
9


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung của luận văn được bố cục trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát về vùng đất Hồng Lĩnh
Chương 2: Di tích lịch sử - văn hóa.
Chương 3: Giá trị lịch sử, văn hóa và công tác bảo tồn, phát huy giá
trị của các di tích..

B. NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT HỒNG LĨNH
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa
10


1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý
Hãy đặt tấm bản đồ lên bàn ta nhận ra ngay vị trí và dáng hình của thị
xã Hồng Lĩnh " Như một con chim bồ câu đang sải cánh bay về hướng mặt
trời. Trong cái khuôn ấy có sáu ô to nhỏ hơn kém nhau đôi chút" [42,12]. Thị
xã Hồng Lĩnh nằm ở toạ độ 105,45 kinh độ đông - 18,32 vĩ độ bắc, phía Bắc,
Đông Bắc giáp với huyện Nghi Xuân, cách thành phố Vinh 20 Km; phía Nam
giáp huyện Can Lộc, cách Thành phố Hà Tĩnh 30Km, phía Tây giáp huyện

Đức Thọ và cách cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo 85 km; phía Tây là dãy núi
Hồng Lĩnh sừng sững với 99 đỉnh. Hồng Lĩnh là trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh.
Hồng Lĩnh - một thị xã nhỏ nằm dưới chân dãy núi Hồng, cận kề với
dòng sông Lam trong xanh huyền thoại, là điểm nối 3 huyện Can Lộc, Nghi
Xuân và Đức Thọ, nơi tiếp giáp giữa hai con đường huyết mạch của quốc gia là
đường quốc lộ 1A nối liền con đường thiên lý Bắc - Nam và đường 8A với nước
bạn Lào, để từ đây thông thương với các nước Đông Nam Á. Tổng diện tích tự
nhiên 5.809,11 ha với 6 đơn vị hành chính, gồm 5 phường: Nam Hồng, Bắc
Hồng, Đậu Liêu, Trung Lương, Đức Thuận và xã Thuận Lộc. Hồng Lĩnh đang
từng ngày vươn mình trổi dậy để trở thành đô thị loại III trong năm 2015.
* Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm địa hình: Là thị xã miền núi, có độ dốc từ Đông sang Tây
nên có đặc điểm địa hình khác biệt với các địa phương khác trong tỉnh. Đó là
địa hình đa dạng song nổi trội lên có 3 dạng chính: Địa hình núi cao, địa hình
thung lũng hẹp và một phần đồng bằng. Đồng bằng nằm ở phí Tây dãy Hồng
Lĩnh trải dài từ Bắc đến Nam với diện tích 2.447,45 ha chiếm 42,1%. Đây là
sản phẩm phù sa của sông La. Độ cao trung bình 2m so với mặt nước biển, độ
dốc nghiêng dần từ Đông sang Tây. Đồi núi chiếm một phần của dãy núi
Hồng Lĩnh có đỉnh cao nhất 370m so với mặt nước biển. Núi Hồng Lĩnh là

11


rặng núi kỳ thú nằm ở hữu ngạn sông Lam, sườn Bắc thuộc địa phận huyện
Nghi Xuân, sườn Nam thuộc huyện Can Lộc. Độ dốc phần lớn trên 20o.
Được cấu tạo bởi khối đá macma axit (granit) với diện tích 2188,84ha
chiếm 37,8%. Nhìn chung đây là dạng địa hình xói mòn mạnh nên phần lớn
diện tích có tầng mỏng ít phù hợp với cây trồng nông nghiệp, chủ yếu là phát
triển rừng. Còn địa hình thung lũng hẹp Chạy dọc theo quốc lộ 8B (đường 18
cũ) thuộc phường Đậu Liêu, với diện tích 76,62ha chiếm 1,38%, có cao độ

trung bình từ 12- 15m.
- Khí hậu: Thị xã Hồng Lĩnh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
thời tiết mùa đông lạnh do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc; mùa hè khô, nắng
nóng do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam. Nhưng với sự che chắn của dãy Hồng
Lĩnh sừng sững, xét về mặt khoa học sẽ lý giải được vì sao nơi đây mùa đông
lạnh hơn còn mùa hè thì nóng gấp bội vùng miền khác ?
Mùa nóng thường bắt đầu từ tháng tư đến tháng 10, mùa này thường có
gió Tây Nam nhất là vào khoảng tháng 5 cho đến tháng 8 (còn gọi là gió Phơn
hay gió Lào) gây oi bức, thời gian nóng trong ngày thường kéo dài từ 6h sáng
cho đến 22h đêm, nhất là ở những ngày nhiệt độ cao cộng với sự tỏa nhiệt về
đêm của dãy núi Hồng Lĩnh nên ở vùng này nhiệt độ thường cao hơn so với
các vùng phụ cần từ 1 đến 2oC. Vào những ngày có gió Tây Nam nền nhiệt
trung bình lên tới 37 – 390C, có những năm còn cao hơn. Đây cũng là thời
gian có mưa, bão nhất là từ tháng 8 đến tháng 10. Thị xã Hồng Lĩnh nói
chung đã được che chắn bởi một tấm lá chắn khổng lồ là dãy núi Hồng Lĩnh
nên sức tàn phá của bão được hạn chế.
Mùa lạnh bắt đầu từ khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau, từ tháng 11
lượng mưa giảm dần vì thế mà kéo theo nhiệt độ cũng giảm dần. Vào khoảng
tháng 12 đến đầu tháng giêng năm sau những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh và
thường xuyên cộng với mưa phùn tạo nên cái lạnh tê tái, có khi kéo dài hàng
tháng với nhiệt độ xuống dưới 15 0C. Tuy nhiên, trong những năm gần đây

12


thời tiết có những biến đổi bất thường gây khó khăn cho việc sản xuất của
nhân dân.
*Nhiệt độ:
Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6: 31.1oC
Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12: 19.4oC

Tháng có nhiệt độ thấp tuyệt đối là tháng 2: 11oC
Tháng có nhiệt độ cao tuyệt đối là tháng 7: 39.8oC
Số giờ nắng trong năm đạt 1679 giờ.
*Lượng mưa:
Lượng mưa cả năm là 1468mm, phân bố không đều, tập trung vào
tháng 8 đến tháng 11 (>1000mm). Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9
(480mm). Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 7 (16mm). Hồng Lĩnh có
lượng mưa lớn và tập trung nên gây ra hiện tượng lũ lụt và xói mòn.
*Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm: 86%; độ ẩm trung bình tháng cao
nhất: 90%; độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 72%. Lượng bốc hơi lớn nhất
tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 đây là những tháng ảnh hưởng của gió Lào.
Lượng bốc hơi nhỏ nhất từ tháng 1 đến tháng 3 vì thời gian này có gió mùa
Đông Bắc đem hơi nước từ biển Đông gây ra mưa phùn. Các yếu tố này đều
bất lợi đối với cây trồng, trong các biện pháp canh tác thì người nông dân
dùng biện pháp điều chỉnh thời vụ là hiệu quả nhất.
- Đặc điểm thủy văn: Thị xã Hồng Lĩnh chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ
văn Sông La, Sông Lam (thuộc hệ thống sông Cả). Sông La là nguồn cung
cấp phù sa cho diện tích đất ngoài đê La Giang thuộc phường Trung Lương.
Phía tây bắc có kênh nhà Lê, kênh 19/5 nhập với sông Minh, nối với sông La
với chiều dài hàng chục km, chủ yếu phục vụ nước tưới và tiêu nước của toàn
thị xã và vận tải đường sông bằng phương tiện thuyền bè qua lại qua cống
Trung Lương đổ về sông Nghèn.
Ngoài ra, Hồng Lĩnh còn có các dòng suối bắt nguồn từ trên núi Hồng
Lĩnh chảy xuống các phường Trung Lương, Bắc Hồng, Đậu Liêu. Đây là
13


nguồn cung cấp nước tưới và phục vụ sinh hoạt. Như vậy Hồng Lĩnh có hệ
thống thủy lợi tương đối hoàn thiện, có đủ khả năng cung cấp nước cho trồng
lúa, hệ thống kênh mương được bê tông hóa để sử dụng hiệu quả nguồn nước.

-Tài nguyên thiên nhiên: Hồng Lĩnh có diện tích đất phù sa khá lớn
để phục vụ sản xuất nông nghiệp với 1798,4ha chiếm 30,76% diện tích tự
nhiên. Nguồn nước sạch đủ cung cấp cho sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp
toàn thị xã và các vùng lân cận với 3 hồ lớn nằm trên núi Hồng Lĩnh là Hồ
Thiên Tượng (Bắc Hồng) hồ nằm trên độ cao 100m, được tạo thành từ nguồn
nước của Suối Tiên. Hồ Thiên Tượng có hình dáng đẹp, chiều dài 650m,
chiều rộng 180m, sâu trung bình 8m, nơi sâu nhất khoảng chừng 15m. Diện
tích mặt hồ hơn 100.000 m2 với dung tích 1 triệu m3 nước tự nhiên trong sạch
là nguồn cung cấp nước sạch chính cho nhân dân; hồ Đá Bạc (Đậu Liêu) được
UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 2812 QĐ-UB-NL2 ngày
25/11/2002. Công trình có quy mô cấp III, diện tích lưu vực 5,6km2, dung
tích hồ chứa 3 triệu m3 nước, tổng mức đầu tư 18 tỷ 552 triệu; hồ Khe Dọc
(Trung Lương) 500.000 m3. Với 2 nhà máy nước sạch được xây dựng phục vụ
cho hơn 90% dân số của Thị xã. Có diện tích rừng phong phú, đặc biệt là diện
tích rừng thông chiếm 50%, nay đã đến thời gian khai thác.
Lợi thế của dãy núi Hồng Lĩnh với nguồn tài nguyên là Đá Granit nằm
trên diện tích khoảng 400ha, đá xanh, cung cấp vật liệu xây dựng, hàng năm
khai thác và chế biến hành nghìn mét khối đá phục vụ nhu cầu xây dựng cho
nhân dân Hồng Lĩnh và các vùng phụ cận.
1.1.2 Kinh tế - xã hội
*Kinh tế
Từ thuở ban đầu khai thiên lập địa trên vùng đất Bãi Vọt, cư dân nơi
đây chủ yếu làm nghề nông. Nhưng cuộc sống và nền kinh tế ở đây đã có
những bước phát triển liên tục. Từ những chòm nhỏ năm bảy gia đình đã phát
triển thành những xóm làng đông đúc với nghề trồng lúa. Đặc biệt, dưới thời
Lý - Trần, nền kinh tế không chỉ có nông nghiệp mà còn phát triển các nghề
14


như rèn, đan lát, hàng xáo, buôn bán…Từ đó, vùng đất dưới chân núi Hồng

trở thành những làng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trù phú và ngày càng
phát triển. “Trong vòng khoảng 200 năm từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XVIII, dân Bãi Vọt có cuộc sống khá ổn định, làm ăn khấm khá, đời sống vật
chất cũng như tinh thần đều rất tốt và có thể sánh vai cùng các vùng xung
quanh …” [19, 63]. Theo các tư liệu khảo cổ học cho biết vùng đất Bãi Vọt là
một trong những địa phương ở xứ Nghệ xưa có sự phát triển khá sớm và thịnh
vượng về kinh tế cũng như văn hóa. Tuy nhiên với những biến cố của lịch sử
dân tộc nên dưới thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh cho đến ngày hòa bình
lập lại nền kinh tế và cuộc sống của người dân ở đây có phần sa sút do chiến
tranh, thiên tai, dịch bệnh.
Theo tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc nền kinh tế ngày một phát
triển theo xu hướng đa nghành nghề. Đặc biệt, với chủ trương thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng ta đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(12/1986). Thị xã Hồng Lĩnh mới thành lập (02/3/1992) và được hưởng luồng
gió đổi mới như luồng sinh khí đến với đô thị non trẻ phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh
làm cho vùng đất đầy tiềm năng trỗi dậy. Năm 1992, dường như là mốc khởi
đầu cho một quá trình thay đổi liên tục cả về kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục
trên vùng đất còn chứa đựng những tiềm năng và khát vọng.
Hòa chung với sự thay đổi của cả nước, sau hơn 20 năm thành lập và
thực hiện đổi mới, nền kinh tế của thị xã Hồng Lĩnh đã có sự chuyển biến
toàn diện trên tất cả các ngành nghề. Đến nay, nhìn chung cơ cấu kinh tế của
thị xã đã chuyển dịch theo hướng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp,
thương mại- dịch vụ, nông - lâm nghiệp. Về cơ bản đã xóa được tình trạng tự
cung, tự cấp, đẩy mạnh phát triển theo hướng hàng hóa, nhiều thành phần.
Đến nay tỷ trọng các ngành Công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ
chiếm trên 90% GDP, đặc biệt trên lĩnh vực Công nghiêp - Tiểu thủ công
nghiệp đã có bước phát triển nhanh, ngoài những cơ sở hiện có như sản xuất
vật liệu xây dựng, phân bón, sắt thép.vv… Phát huy năng lực đầu tư và sản
15



xuất kinh doanh tại các cụm Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nhiều cơ
sở sản xuất khác, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị
trường, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Số doanh nghiệp ngày
càng tăng, đến nay trên địa bàn đã có 235 doanh nghiệp.
Về lĩnh vực nông nghiệp, trong những năm qua đã tập trung chuyển đổi
cơ cấu mùa vụ, các giống cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị trên đơn vị diện
tích, chú trọng phát triển chăn nuôi và xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp
đem lại giá trị kinh tế cao. Đến nay tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng
9,36% tổng cơ cấu kinh tế. Cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường đầu tư;
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại xã
Thuận Lộc đạt được nhiều kết quả quan trọng đến nay đã đạt 13/19 tiêu chí.
Trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đã huy động được sức mạnh nội lực và
tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, tập trung xây dựng mới các công
trình: điện, đường, trường, trạm, cấp thoát nước.
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và tài nguyên môi trường đã
đạt được những kết quả quan trọng. Thị xã Hồng Lĩnh hiện nay đã hoàn thành
việc điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các phường xã và hoàn
thành đề án quy hoạch mở rộng thị xã.
Thương mại, dịch vụ phát triển khá, cơ sở vật chất ngày càng được tăng
cường, hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển nhanh, các hoạt động thương
mại sôi động, giải quyết thường xuyên cho gần 3 ngàn lao động với mức thu
nhập bình quân trên 2 triệu đồng/tháng.
Như vậy, cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ thương
mại và dịch vụ đang dần trở thành ngành kinh tế chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao
trong toàn bộ nền kinh tế của thị xã Hồng Lĩnh.
Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế khá cao (14,13%/năm), nhưng sản xuất
hàng hoá vẫn chuyển biến chưa đồng bộ; các tiềm năng và lợi thế về vị trí địa
lý, tài nguyên, lao động chưa được khai thác ở mức độ cao. Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp tuy có bước phát triển nhưng quy mô còn nhỏ bé, sản phẩm

16


đơn điệu, công nghệ chậm đổi mới, chi phí sản xuất còn cao. Các ngành
thương mại - dịch vụ, du lịch chưa phát huy được lợi thế kinh tế đường 8A,
quy mô bán buôn nhỏ bé, thị trường chưa sôi động. Nông nghiệp tuy đã có
một số mô hình, nhưng việc nhân ra diện rộng còn yếu, các chương trình
khuyến nông hiệu quả chưa cao, việc ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản
xuất còn lúng túng dẫn đến năng suất và hiệu quả thấp, kinh tế hàng hoá trong
nông nghiệp chưa phát triển. Thu ngân sách đạt thấp, thiếu tính vững chắc và
không đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội còn bất cập, tốc độ đô thị hoá chậm. Công tác quản lý
quy hoạch, tài nguyên môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
*Xã hội
Hồng Lĩnh là vùng đất “giang sơn tụ khí”. Thời kỳ nào Hồng Lĩnh cũng
xuất hiện những anh hùng, chí sỹ, danh nhân tiêu biểu như cha con Song
Trạng Sử Hy Nhan, Sử Đức Hy thời Trần, Đô Đài Ngự sử - Bình quân Đại
Vương - Thường đẳng thần Bùi Cẩm Hổ đến Tiến sỹ Thái Kính, Tiến sỹ
Phạm Hưng Tạo, Tiến sỹ Bùi Đăng Đạt đời Lê….đã làm rạng danh vùng đất
học Hồng Lam.
Nơi đây xứng danh là vùng “Địa linh, Nhân kiệt” như vậy nhưng cùng
với hành trình lịch sử của dân tộc, Hồng Lĩnh cũng từng oẳn mình trải qua
những trang sử đau thương. Bãi Vọt – Hồng Lĩnh đã từng được coi là nơi đất
dữ, đã có thời trên đường thiên lý Bắc – Nam, khách lữ hành khi nghe đến cái
tên “Treo vọt” là đã phải rùng mình, chùn bước. Ngày nay, nhân dân trong
vùng còn truyền tụng nhau câu nói “cướp Bãi Dài, khái (hổ) Bãi Vọt”, “cướp
Bãi Dài, khái (hổ) Cửa Trẹm” những câu nói đó đã phần nào gợi lên cảnh
hoang sơ của vùng đất Bãi Vọt một thời bởi chiến tranh phiêu tán, loạn lạc.
Do vị trí địa lý có tầm quan trọng đặc biệt trên tuyến đường vận chuyển
vũ khí, lương thực vào miền Mam, khi phát động cuộc chiến tranh phá hoại

miền Bắc, đến đế Quốc Mỹ đã coi ngã ba Bãi Vọt – Hồng Lĩnh là vùng trọng
điểm bắn phá. Trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã trút
17


xuống đây hàng trăm tấn bom đạn các loại, pháo đài bay B52, đã từng ném
bom rãi thảm xuống đây hàng ngàn lượt hòng cắt đi con đường tiếp viện của
miền Bắc đối với miền Nam và nước bạn Lào. Nhưng quân dân Hồng Lĩnh đã
ngoan cường đánh trả, hàng trăm trận bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, giữ mạch
máu giao thông thường xuyên thông suốt.
Năm 1973, Hiệp định Pari được ký kết, Mỹ ngừng ném bom phá hoại
miền Bắc, sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước chưa hoàn thành,
nhưng hoà bình đã được lập lại trên miền Bắc. Trong không khí tràn đầy phấn
khởi nhân dân miền Bắc nói chung và nhân dân Hà Tĩnh nói riêng bắt tay vào
khôi phục hậu quả chiến tranh, tái thiết đất nước, Bãi Vọt – Hồng Lĩnh cũng
từ đó mà dần dần thay da đổi thịt.
Sau ngày thành lập (2/3/1992), với tên gọi thị xã Hồng Lĩnh, cái tên Bãi
Vọt hoang sơ, thưa thớt một thời chỉ còn là dấu ấn trong lịch sử và ký ức.
Người về an cư lạc nghiệp bên Núi Hồng - Sông Lam ngày một đông. Thành
phần dân cư ở đây chủ yếu là dân góp từ các huyện thị lân cận đến. Trong xu
thế phát triển của một đô thị trẻ với nền kinh tế đa dạng nghành nghề đã tạo ra
sự phong phú trong đối tượng người lao động.
Về dân cư tính đến ngày 31/12/2012, dân số của thị xã Hồng Lĩnh là
36.745 nhân khẩu, trong đó:
- Nữ có: 18.776 người, chiếm 50,9%
- Dân tộc Kinh có: 36.599người, chiếm 99,88%
- Dân tộc khác có: 46 người, chiếm 0,12%
- Dân số ở khu vực thành thị: 32.436 nhân khẩu, chiếm 88,5%
- Dân số ở khu vực nông thôn: 3916 nhân khẩu, chiếm 11,5%.… [86, 7]
Nguồn nhân lực Thị xã Hồng Lĩnh hiện nay có 17.505 lao động. Trong

đó: Lao động Nông Lâm nghiệp 9.517 người (chiếm 54,3%); Công nghiệp
chế biến 2.126 người (chiếm 12,1%); Thuỷ sản 436 người (chiếm 2,4%);
Công nghiệp khai thác mỏ 452 người (chiếm 2,5%); các ngành lắp ráp, sửa
chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân 1.732 người (chiếm
18


9,8%); các ngành khác như Khách sạn, nhà hàng 346 người; Vận tải và thông
tin liên lạc 487 người; Tài chính và tín dụng 59 người; Hoạt động kinh doanh
tài sản và dịch vụ tư vấn 22 người; Quản lý Nhà nước và Quốc phòng - An
ninh, đảm bảo xã hội bắt buộc 335 người; Giáo dục - Đào tạo 750 người; Y tế
và hoạt động chính trị xã hội 166 người; Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao
20 người; Hoạt động Đảng, Đoàn thể và Hiệp hội 89 người; Hoạt động phục
vụ cá nhân và cộng đồng 12 người. Trong đó có khoảng hơn 37,6% lao động
đã được qua đào tạo. Lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên 1.100
người chiếm 6,2%. [86, 9]
Với nguồn nhân lực như vậy sẽ là điều kiện thuận lợi để thị xã phát
triển kinh tế. Nhưng đó cũng là sức ép cho cấp ủy, chính quyền trong giải
quyết việc làm thường xuyên.
1.1.3 Truyền thống văn hóa
Là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên không mấy
ưu đãi, nhưng Hồng Lĩnh được coi là nơi ''Địa linh nhân kiệt'', là nơi "đế
vương" sớm nhận ra thế rồng bay hổ chầu để chọn nơi đây làm kinh đô của
Việt Thường quốc. Trong niềm tự hào ấy các thế hệ người dân Hồng Lĩnh quê
tôi luôn phải dựa vào sức mạnh của mình đoàn kết, cần cù, sáng tạo, kiên
cường, cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức. Trong khó khăn, gian khổ,
con người đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú, để
lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của các bậc danh
nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hồng Lĩnh như Ngọc Sơn, Vân Chàng, Tiên
Sơn, Giao Tác, Kẻ Treo nổi tiếng văn chương, khoa bảng và cũng rất đổi anh

hùng, được quy tụ cạnh những làng quê nổi tiếng nằm trải dài theo dãy Hồng
Lĩnh với phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Phía tây nam
núi Hồng Lĩnh là làng bát cảnh Trường Lưu của dòng họ Nguyễn Huy nổi
tiếng. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên
một "Hồng Sơn văn phái" với những tác phẩm tiêu biểu như "Hoa tiên" (của
Nguyễn Huy Tự), "Mai Đình mộng ký" (của Nguyễn Huy Hổ), Truyện Kiều..
19


Tất cả những truyền thống văn hoá đó sẽ mãi là di sản quý báu cần được lưu
giữ và phát huy.
Đất trời ban tặng cho Hồng Lĩnh một cảnh sắc thiên nhiên hài hòa, thơ
mộng đến thế, để núi Hồng – sông Lam trở thành một trong những danh thắng
nổi tiếng được khắc trên cửu đỉnh của triều đình nhà Nguyễn ở Huế. Sự gắn
bó sông núi hài hòa ấy đã được thi sĩ Xuân Hoài viết lên rằng:
“Nếu không có sông Lam.
Núi Hồng buồn biết mấy.
Núi Hồng không đứng đó.
Sông Lam xanh cũng thừa....”.
Núi Hồng – sông Lam đâu chỉ đẹp trong mắt nhìn mà chính sông núi đã
kiến tạo nên những tập tục văn hóa, những truyền thống lao động sản xuất và
góp phần hun đúc nên những người con tài hoa cho quê hương Hồng Lĩnh.
Sông Lam tuy chảy qua thị xã Hồng Lĩnh không nhiều, chỉ một nhánh rẽ tạo
thành con sông Minh âm thầm chảy, âm thầm bồi đắp phù sa màu mỡ cho
đồng ruộng và là một trong những đoạn đẹp nhất của Ngàn Hống cũng đã
kiến tạo nên một vùng văn hóa đặc sắc.
Sông núi ấy cũng đã dồn tụ tinh hoa tạo nên những danh nhân đất Việt
nơi chính mảnh đất hoang sơ vốn chỉ là truông Vọt mênh mông. Người Hồng
Lĩnh lấy sự học để vươn lên mở mang tri thức và cống hiến cho quê hương
đất nước. Có thể tự hào là quê hương của những danh nhân nổi tiếng như hai

cha con Trạng Sử - Sử Hy Nhan, Sử Đức Huy là những người khai khoa ở
Bình Lãng, mở ra một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ ở vùng Bãi Vọt hẻo
lánh xưa, nhân dân đã có bài thơ ca ngợi:
Cha Trạng đầu con lại Trạng đầu,
Mấy đời phúc ấm nối truyền nhau.
Phong vân gặp hội đua tay bút,
Nức tiếng khoa danh khắp mọi châu.
Hay Quan ngự sử triều Lê - Bùi Cầm Hổ “Đức cả, tài cao vua trọng
dụng/Tính ngay, rộng lượng Sử lưu truyền”. Rồi tiến sỹ giám sát Ngự sử
20


quyền tham chánh Bùi Đăng Đạt,… Kế thừa truyền thống văn hóa đó ngày
nay con em Hồng Lĩnh trên mọi miền Tổ quốc đã và đang ra sức học tập, lao
động cống hiến cho quê hương đất nước như Phó Giáo sư - Tiến sỹ Lê Minh
Đức - Chủ nhiệm khoa Kinh tế đối ngoại trường Đại học kinh tế Quốc dân đã
có nhiều đề tài khoa học được ứng dụng trong và ngoài nước; Tiến sỹ Trần
Thị Hương - giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là giáo viên
xuất sắc có nhiều học sinh tham gia đạt giải cao trong chương trình Đường
lên đỉnh Ôlimpia và thi môn sinh học quốc tế. Giáo sư - Tiến sỹ y khoa Kiều
Hùng - Trưởng khoa chấn thương sọ não bệnh viện Việt - Đức, người được
giới y học thế giới tôn là "bàn tay vàng" trong phẫu thuật chấn thương, chỉnh
hình sọ não, Tiến sỹ Toán học Kiều Phương Chi - giảng viên khoa Toán
Trường Đại học Vinh... Lĩnh vực nào người Hồng Lĩnh cũng có đóng góp
xứng đáng. Đặc biệt, trong năm học 2012 - 2013 vừa qua có em Đinh Lê
Công đạt giải Bạc Toán quốc tế và em Trần Xuân Bách thủ khoa Trường Đại
Học Y Hà Nội với điểm thi 29,5.
Thổ nhưỡng núi sông ấy cũng tạo cho vùng đất này những truyền thống
văn hóa, lao động đặc sắc. Hiện nay cùng với những câu ca, điệu ví, thị xã
Hồng Lĩnh còn nổi tiếng với lễ hội hát Sắc Bùa ở xã Thuận Lộc. Sau hội hát

sắc bùa, ngày mùng 3, mùng 4 Tết Nguyên Đán người Hồng Lĩnh lại được
vui với hội đua thuyền ở Trung Lương. Đặc sắc nhất, gắn bó với truyền thống
lao động của người Hồng Lĩnh xưa là lễ hội “Báo Ân” Đô đài Ngự sử Bùi
Cầm Hổ (Đậu Liêu); lễ hội văn hóa Tiên Sơn được tổ chức tại quần thể di tích
lịch sử - văn hóa Tiên Sơn. Đây là lễ hội văn hóa vật thể và phi vật thể truyền
thống dân gian nhằm tri ân các bậc tiền nhân đã có công với nước với làng xã.
Trong lễ hội có tục Hầu Đồng hát chèo văn các thánh ở cung tứ phủ của đền
trong quần thể di tích.
Để có được cuộc sống ổn định và phát triển như ngày hôm nay, nhân
dân Hồng Lĩnh đã phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức trong quá
trình xây dựng và phát triển.
21


Thị xã Hồng Lĩnh mang truyền thống văn hóa đặc trưng của vỉa tầng
văn hóa xứ Nghệ - văn hóa Lam Hồng. Trong quá trình xây dựng và phát
triển nhân nhân dân Hồng Lĩnh đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà
nước về: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc”; thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hóa, khối phố văn hóa, phường văn
hóa; thực hiện tốt “Nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội”...
Từ năm 2001 đến nay, đã có 6/6 phường xã xây dựng quy ước, hương ước về
nếp sống văn hóa đã được UBND thị xã phê duyệt và triển khai thực hiện.
Trên địa bàn thị xã hiện nay có khá nhiều dòng họ lớn như họ Bùi, họ Thái
(Đậu Liêu), họ Sử, họ Phan, họ Lê (Đức Thuận), họ Kiều (Trung Lương), họ
Đặng và họ Hoàng (Bắc Hồng) …có lịch sử lâu đời gắn liền với sự hình thành
và phát triển của vùng đất Bãi Vọt - dưới chân núi Hồng Lĩnh.
Cùng với những di tích danh thắng nổi tiếng trên suốt 99 đỉnh núi
Hồng, thị xã Hồng Lĩnh cũng tự hào khi được sở hữu những danh thắng đẹp
nổi tiếng với 3 di tích xếp hạng Di tích cấp quốc gia: Đền thờ Đô đài Ngự sử

Bùi Cầm Hổ (phường Đậu Liêu), Đền thờ Song Trạng Sử (phường Đức
Thuận), Hồ và Chùa Thiên Tượng (phường Bắc Hồng - Trung Lương); 9 di
tích xếp hạng Di tích cấp tỉnh: Chùa Long Đàm, Đền Thánh thợ Vân Chàng,
Đền thờ Tích Thiện, Nhà thờ Nguyễn Trọng Tương, nhà thờ Phan Hưng Tạo,
nhà thờ họ Lê (phường Đức Thuận), nhà thờ Thái Kính (phường Đậu Liêu),
nhà thờ Bùi Đăng Đạt (phường Trung Lương), Cum di tích Tiên Sơn.
Do những đặc điểm riêng của yếu tố địa - văn hóa , trải qua các thời kì
lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương đất nước và
chống thiên tai khắc nghiệt để bảo vệ cuộc sống. Nhân dân Hồng Lĩnh đã
sáng tạo và hun đúc nên những nét riêng về cốt cách, những giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể đặc sắc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bởi trong tâm thức họ Núi Hồng - Ngàn Hống - Hồng Lĩnh là kinh đô đầu
tiên của người Việt và quê tôi nằm trong bộ Cửu Đức nước Văn lang của các
22


Vua Hùng. Thì đấy, trầm tích văn hóa vùng đất quê tôi đã kết nên cổ tích,
huyền thoại, phong tục, thơ ca, lễ hội, làng nghề, chùa chiền, đền miếu, ... rồi
danh thần, lương tướng, hiền tài xuất chúng thời nào cũng có.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hồng Lĩnh
1.2.1 Hồng Lĩnh trước thế kỷ X
Trước hết ta tìm về cội nguồn của "Núi Hồng - Đệ nhất Hoan Châu".
"Cách đây khoảng 25 triệu năm, trái đất bắt đầu diễn ra những hoạt động tạo
núi mở ra một chu kỳ dài, chu kỳ Himalaya. Hàng chục triệu năm sau đó, các
vùng Trường Sơn, Thiên Nhẫn, Trà Sơn, Hoành Sơn lần lượt được nâng thành
núi. Đến kỷ đệ tứ, cách đây khoảng một triệu năm, vùng đất có bậc địa hình 500
- 800 mét được tiếp tục nâng lên. Núi Hồng được bắt đầu từ đó". [43, 49]
Dãy núi này có tới 7 tên gọi, bốn tên nôm và ba tên Hán Việt. Dân
gian gọi là: Ngàn Hống, Núi Hồng, Rú Lớn, Rú Cao. Còn sử sách chép theo
nghĩa từ Hán Việt là Hương Tượng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Núi Hồng lớn hơn

tất cả khối núi thuộc đồng bằng ven biển Hà Tĩnh . Theo truyền thuyết dân
gian, thì lai lịch của tên rặng núi như sau:
Đứng ở phía Bắc đồng bằng ven biển, người quan sát nhận rõ được ba
dãy núi hợp lại giống như chim “hồng” giương hai cánh để lấy đà “lĩnh”. Từ
đó người ta mới đặt tên là “Hồng Lĩnh”.
Các thi nhân muốn xem nét đặc sắc của cả chín mươi chín đỉnh, nhưng
chỉ có mấy đỉnh là đáng chú ý. 1. Đỉnh Đôn Lân, các nhà thơ nói nó “biến mất
trong mây”. Trên đỉnh Đôn Lân, thời nhà Lê có một “bảng nhãn” tên là Trần
Bảo Tín ở đó. Do đó ngọn núi mang tên là Cù Sơn, lấy tên “Trần Sơn”, để
nhắc lại vị quan ấy là một nhà thơ nổi tiếng. 2. Ngọn Sư Tử là một ngọn núi
có hình dáng con sư tử trong thần thoại Hán Việt (?). Đặc biệt ai cũng biết
đến ngọn núi này vì đó là một công trình của thiên nhiên, là “Chiếc cầu mà
các nàng tiên tắm ở đó”. 3. Đỉnh Hương Tích quả thực là đỉnh đẹp nhất. Đây
là một địa điểm du lịch thu hút người từ những nơi xa đến. Họ đến đây để thăm
“đền hay đài Trang Vương”, lầu của vua Trang, “Am Thánh Mẫu”, nơi Thánh
23


Mẫu - một nữ thần của nhà Phật, đã ở ẩn. Nhất là chùa Hương Tích mà năm thứ
17 đời Minh Mạng (1857), đã được khắc tên vào Anh đỉnh của cung điện nhà
vua ở Huế, thắng tích này được liệt vào những nơi đẹp nhất của Đại Nam.
Vả lại, cần phải chú ý rằng: “Núi Hồng Lĩnh” được người Tàu cho là
đẹp, họ đã xếp danh lam này vào số “Hai Mươi Mốt Ngọn Núi đẹp nhất của
nước An Nam”. Trong các văn bản Tàu, người ta gọi ngọn núi này là Thiên
Tượng và đỉnh Hương Tích là Hương Tượng. Các họa sĩ Tàu vẽ những đỉnh
núi đẹp nhất và dâng tác phẩm của mình lên Hoàng đế Hồng Võ - người khai
sáng ra triều đại nhà Minh (cuối thế XIV)”. [36, 92 – 93].
Non Hồng 99 ngọn cao tận trời xanh , chân núi vờn ra tận biển, có thế
rồng bay hổ chầu, dáng núi sừng sững soi bóng dòng Lam. Với bao trang
huyền thoại và bí ẩn " Chín mươi chín chim phượng hoàng bay từ đâu tới/ Mỏ

ngậm tơ trời dệt lụa hóa dòng Lam" Nơi đây, được thiên nhiên ban tặng
những gì kỳ diệu nhất của đất trời . Bởi thế, từ thuở hồng hoang đi mở nước,
khi đi xem phong cảnh núi sông để tìm nơi xây dựng kinh đô, Dương Vương
đã chọn vùng Ngàn Hống.
Trên vùng đất Bãi Vọt - Hồng Lĩnh cổ xưa này đã từng lưu truyền nhiều
huyền thoại: “ông Đùng lấy ngón tay móc quặng sắt trong lòng rú Hống, đốt
cả rừng lim lấy than luyện sắt, rèn dao rựa, rồi dạy nghề cho dân trong vùng”
là cơ sở tạo ra làng rèn truyền thống Vân Chàng - Trung Lương. Lại chuyện
vua Kinh Dương Vương đi mở nước và dựng đô ở Ngàn Hống .... Qua khúc
xạ của lăng kính huyền thoại, huyền sử ấy, những giá trị lịch sử cũng dần hiện
lên. Một Bãi Vọt trong quá khứ lại được xá định rõ ràng. Các công trình khảo
cổ học đã tìm thấy các di chỉ về một bộ tộc Việt Thường ở vùng đất này. Bản
đồ khảo cổ học đã ghi lại 2 di chỉ đồ đá mới Suối Tiên, Trung Lương ở đây
cũng đã có rìu đá, tìm thấy mộ thuyền. Điều đó chứng minh rằng con người
đã đến khai hoang, mở ruộng thành lập xóm làng ở nơi đây từ rất sớm.
Cho đến nay, thời kỳ tiền Hùng Vương được các nhà sử học khẳng định
là thời kỳ có thật trong lịch sử. Tuy nhiên, không có một tư liệu thành văn nào
24


ghi chép về thời kỳ này cho nên chúng ta tạm bằng lòng với việc “dựng” lại
lịch sử bằng các truyền thuyết dân gian , dân tộc học, ngôn ngữ học, địa
phương học, . . kết hợp với kết quả của ngành Khảo cổ học. Vì vậy, nếu đề
cập tới thời kỳ tiền Hùng Vương thì chúng ta cắt nghĩa thế nào về những ghi
chép của các sử gia Trung Hoa về một đất nước Việt Thường xuất hiện rất lâu
trước thời kỳ Hùng Vương ? Chúng ta cắt nghĩa thế nào về một cố đô Ngàn
Hống xuất hiện trước khi có Kinh đô Văn Lang ? Nhất là khi những ghi chép
đó lại xuất hiện trong Ngọc phả Hùng Vương, như một sự truy niệm về kinh
đô cũ ?
Trong truyền thuyết “Cố đô Việt Thường” ghi : " Tục truyền, cha của

Long Vương là Dương Vương, khi mới mở nước, đi xem phong cảnh núi sông,
tìm nơi xây dựng kinh đô. Khi về phương Nam, đến vùng Ngàn Hống, thấy
phong cảnh núi non trùng trùng điệp điệp, 99 ngọn cao tận trời xanh, chân
núi vờn đến gần cửa Đơn Hay (tức cửa Đan Nhai, tức Cửa Hội), có thế rồng
vây hổ chầu, Dương Vương rất lấy làm vừa ý. Vương bèn quyết định đắp
thành dưới núi, lấy nơi này làm đô ấp, cứ như vị trí ngày nay thì thành ấy là
đất Nội - Tả – Hữu Thiên Lộc thuộc Châu Hoan” (Nay thuộc phạm vi các xã
Thiên Lộc, Phúc Lộc, Tùng Lộc thuộc huyện Can Lộc và Thị xã Hồng Lĩnh Hà Tĩnh).
“Dựng xong đô ấp, Dương Vương lại cưỡi thuyền thẳng về hướng bắc,
tiếp tục đi xem phong cảnh đất nước. Thuyền đang đi, bỗng có một người con
gái “tóc dài người đẹp, da phấn mặt hoa” từ dưới nước nổi lên, tự xưng là
Thần Long. Sau khi chào hỏi ân cần, vương mời nàng lên thuyền, đôi bên trò
chuyện rất ăn ý. Dương Vương đưa nàng về đô ấp Ngàn Hống và cưới làm
vợ. Vương lại tiếp tục tuần thú phương Bắc. Đến vùng núi như ngày nay là
Sơn Tây, vương thấy cảnh núi sông thật là hùng vĩ đặc biệt ngã ba Hạc là nơi
thủy bộ thuận lợi, xem ra nhiều chỗ ưu việt hơn đất Hoan Châu. Vương bèn
cho xây dựng đô ấp mới ở vùng Nghĩa Lĩnh, từ ngã ba Hạc đến vùng núi Hi
Cương , làm nơi hành tại. Dương Vương lại lên vùng Hưng Hóa - Tuyên
25


×