Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

điều tra thành phần loài thực vật hai lá mầm (dicotyldones) trên núi đá vôi xã cổ lũng, khu bảo tồn thiên nhien pù luông, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 80 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
tr-ờng đại học vinh

Lấ VN TON

IU TRA THNH PHN LOI THC VT HAI L
MM (DICOTYLDONES) TRấN NI VễI X C
LNG, KHU BO TN THIấN NHIEN P LUễNG,
TNH THANH HểA

Luận văn thạc sĩ sinh học

NGH AN, 2012


Bộ giáo dục và đào tạo
tr-ờng đại học vinh

Lấ VN TON

IU TRA THNH PHN LOI THC VT HAI L
MM (DICOTYLDONES) TRấN NI VễI X C
LNG, KHU BO TN THIấN NHIEN P LUễNG,
TNH THANH HểA

Luận văn thạc sĩ sinh học
Chuyờn ngnh Thc vt
Mã số: 60.42.20

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHM HNG BAN


Ngh An, năm 2012


Lời cảm ơn
hon thnh lun vn tt nghip Thc s Sinh hc này tôi xin đ-ợc bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Hồng Ban ng-ời thầy h-ớng dẫn khoa
học đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong
khoa Sinh hc, khoa Sau đại học - Tr-ờng Đại học Vinh. Cỏn b v nhõn dõn xó
C lng, huyn Bỏ thc, tnh Thanh Húa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện do còn hạn chế về mặt thời gian, trình độ và tài
chính nên bản luận văn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn nhận đ-ợc những
đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ngh An, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Tác giả

Lờ Vn Ton


Mc lc

Trang

Mở Đầu

1


Ch-ơng 1. Tổng quan tài liệu

2

1.1. Nghiên cứu v a dng thực vật trên thế giới

2

1.2. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam

3

1.3. Nghiờn cu a dng v ph dng sng ca h thc vt

6

1.4. Nghiờn cu a dng thc vt trờn nỳi ỏ vụi Vit Nam

7

1.5. Nghiờn cu thc vt Khu Bo tn Thiờn nhiờn Pự Luụng

9

1.6. iu kin t nhiờn, kinh t - xó hi khu bo tn Thiờn nhiờn Pự 9
Luụng
1.6.1. iu kin t nhiờn

9


1.6.2. iu kin kinh t - xó hi khu vc nghiờn cu

11

Ch-ơng 2. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu

14

2.1. a im, i tng v phm vi nghiờn cu

14

2.2.Thi gian nghiờn cu

14

2.3. Ni dung nghiờn cu

14

2.4. Phng phỏp nghiờn cu

15

2.4.1. Thu thp s liu thc a

15

2.4.2. Phng phỏp thu mu ngoi thiờn nhiờn


15

2.4.3. X lý v trỡnh by mu

15

2.4.4. Xỏc nh v kim tra tờn khoa hc

16

2.4.5. Xõy dng bng danh lc thc vt

17

2.4.6. Phng phỏp ỏnh giỏ a dng thc vt

17

2.4.7. Phng phỏp ỏnh giỏ a dng v dng sng

18

2.4.8 Phng phỏp ỏnh giỏ v giỏ tr ti nguyờn v mc b e da

18


Ch-ơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

19


3.1. a dng v thnh phn loi

19

3.2. a dng v bc h

35

3.3. a dng v bc chi

36

3.4. a dng v ngun ti nguyờn thc vt

37

3.5. Phõn tớch a dng v dng sng

38

3.6. a dng v ngun gen quý him

40

Kết luận

42

Kiến nghị


42

Nhng cụng trỡnh ó cụng b liờn quan n ti

43

Tài liệu kham thảo

44

Phụ lục

50


Các ký hiệu viết tắt
1. Dạng sống
Ph

Phanerophytes - cây có chồi trên đất

Mg

Megaphanerophytes - cây có chồi lớn

Me

Mesophanerophytes- Cây chồi trên vừa


Mi

Microphanerophytes - cây có chồi nhỏ trên đất

Na

Nanophanerophytes - cây có chồi lùn trên đất

Lp

Lianesphanerophytes - cây leo

Ep

Epiphytes phanerophytes - cây sống bám

Hp

Herbo phanerophytes - cây có chồi trên thân thảo

Pp

Parasit-hemiparasit-phanerophytes - Cây ký sinh hay bán ký sinh

Suc

Phanerophytes Succulentes - Cây mọng n-ớc

Ch


Chamaephytes - cây có chồi sát mặt đất

Hm

Hemicryptophytes - cây có chồi nửa ẩn

Cr

Cryptophytes - cây có chồi ẩn

Th

Therophytes - cây một năm

3- Công dụng
Or

Cây làm ảnh

T

Cây cho gỗ

M

Cây cho thuốc

Oil

Cây có tinh dầu bộo


F

Cây có thể làm thức ăn

E

Cõy cho tinh du

Mp

Cõy cho c

Tn

Cõy cho tanin


Danh mục các sơ đồ và bảng biểu
Trang
Bản đồ

Bn a hỡnh khu Bo tn Thiờn nhiờn Pự Luụng, Thanh 13
Húa

Bảng 1.

Danh lc thc vt lp hai lỏ mm xó C lng, huyn Bỏ thc,

19


tnh Thanh húa
Bảng 2.

So sỏnh t l % gia cỏc h nghiờn cu

34

Bn En vi Vit Nam
Bảng 3

So sỏnh h s chi, s loi trung bỡnh ca C Lng vi Cỳc Phng

34

Bảng 4

Thng kờ 10 h nhiu loi C Lng

35

Bảng 5.

Thng kờ cỏc chi a dng nht trong lp Hai lỏ mm C
Lng

36

Bng 6


Thng kờ cỏc giỏ tr s dng ca h thc vt C Lng

37

Bng 7

Thng kờ cỏc dng sng ca cỏc loi trong khu h thc vt C 39
Lng

Bng 8

Thng kờ cỏc loi b e da trờn nỳi ỏ vụi xó C Lng

40


Danh Mục hình và Phụ lục
Trang
Hình 1.

Cỏc nhúm cụng dng chớnh ca khu h thc vt C

38

Lng
Hình 2.

Ph dng sng c bn ca h thc vt cú mch C 39
Lng


Phụ lục 1. Phiếu ghi thực địa

49

Phụ lục 2. Phiếu Etiket

50

Phụ lục 3. Một số hình ảnh thực vật trên núi đá vụi Pự Luụng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nguồn tài nguyên mà trái đất cung cấp có vai trò vô cùng quan trọng
đối với cuộc sống của con người, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Rừng không
những đem lại cho con người những nguồn lợi vô giá như cung cấp gỗ, củi, dược
liệu, động, thực vật... Rừng còn giữ vai trò rất to lớn trong việc điều hoà khí hậu,
góp phần ngăn chặn lũ lụt, hạn hán, thiên tai, giữ vững sự cân bằng sinh thái…
Hiện nay, diện tích rừng ngày càng giảm suốt một cách nhanh chóng, chỉ tính
trong giai đoạn 1990-1995 ở các nước đang phát triển đã có hơn 65 triệu ha rừng
bi mất đi, đến năm 1995 diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,454 triệu ha (theo
FAO 1997), tỉ lệ che phủ còn khoảng 35%. Ngày nay, mỗi tuần trên thế giới có
khoảng 500.000 ha rừng tự nhiên bị mất do con người phá hoại.
Viêt Nam được đánh giá là nước có tài nguyên sinh học rất đa dạng và
phong phú. Hệ thực vật Việt Nam có ý nghĩa rất to lớn về măt kinh tế, văn hóa,
xã hội …. Cho nên, việc điều tra cơ bản là hết sức cần thiết để bảo tồn và khai
thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, có hiệu quả.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông với tổng diện tích tự nhiên là 17.662
ha, gồm 13.320 ha là phân khu được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện nay, công tác

điều tra đánh giá tính đa dạng thực vật ở núi đá vôi ở Thanh Hóa nói chung và
Pù Luông nói riêng còn ít ỏi và chưa mang tính hệ thống. Vì vậy, chúng tôi chọn
đề tài: “Điều tra thành phần loài thực vật Hai lá mầm (Dicotyledones) trên núi
đá vôi xã Cổ Lũng, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hoá”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định thành phần loài thực vật của lớp Hai lá mầm tại khu Bảo tồn
Thiên nhiên Pù Luông, Thanh hoá.
- Nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững các
loài thực vật trong khu vực nghiên cứu.


2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới
Những công trình đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập cổ đại cách đây hơn (3.000
năm TCN) [theo 12] và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) sau đó là ở Hy
Lạp, La Mã cổ đại cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật.
Théophraste (371 - 286 TCN) [theo 12] là người đầu tiên đề xướng ra
phương pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu
tạo cơ thể thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum)
và "Cơ sở thực vật" ông mô tả được khoảng 500 loài cây. Sau đó nhà bác học La
Mã Plinus (79 - 24 TCN) viết bộ "Lịch sử tự nhiên" (Historia naturalis) [theo 12]
Ông đã mô tả gần 1.000 loài cây. Cùng thời này có Dioseoride (20 -60) [theo 12]
một thầy thuốc của vùng Tiểu Á đã viết cuốn sách "Dược liệu học" chủ yếu nói
về cây thuốc. Ông nêu được hơn 500 loài cây và xếp chúng vào các họ.
Sau một thời gian dài, vào thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) với sự
phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển của thực vật
học. Thời kỳ này xảy ra 3 sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của thực vật
học đó là: Sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế kỷ XVI [theo 12] thành lập

vườn bách thảo (Thế kỷ XV - XVI) và biên soạn cuốn "Bách khoa toàn thư về
thực vật” Từ đây xuất hiện các công trình như: Andrea Caesalpino (1519 - 1603)
[theo 12] ông đưa ra bảng phân loại đầu tiên và được đánh giá cao; John Ray
(1628 -1705) [49] mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong cuốn "Lịch sử thực
vật”. Tiếp sau đó Linnée (1707-1778) [theo 12] với bảng phân loại được coi là
đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật. Ông đã đưa ra cách đặt tên bằng tiếng
La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng và ông đưa ra hệ
thống phân loại gồm 7 đơn vị: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.


3
Cho đến thế kỷ XIX việc nghiên cứu các hệ thực vật đã thực sự phát triển
mạnh mẽ với nhiều công trình có giá trị được công bố như: Thực vật chí Hồng
Công, thực vật chí Anh (1869), thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872-1897, thực vật
Vân Nam (1977), thực vật chí Malayxia, thực vật chí Trung Quốc, thực vật chí
Liên Xô, thực vật Australia, thực vật chí Thái Lan,... [theo 38].
1.2. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam
Từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, đó là bộ
thực vật chí Đông Dương do Lecomte H. chủ biên (1907 - 1951). Trong công
trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài
thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương [theo 12].
Trên cơ sở bộ thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) đã thống
kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi và 289 họ. Ngành Hạt kín có
3.366 loài (90,9%), 1.727 chi (93,4%) và 239 họ (82,7%). Ngành Dương Xỉ và
họ hàng Dương Xỉ có 599 loài (8,6%), 205 chi (5,57%) và 42 họ (14,5%). Ngành
Hạt trần 39 loài (0,5%), 18 chi (0,9%) và 8 họ (2,8%) [47].
Về sau Humbert (1938 - 1950) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc
đánh giá thành phần loài cho toàn vùng và gần đây phải kể đến bộ Thực vật chí
Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960 1997) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ gồm 74 họ
cây có mạch nghĩa là chưa đầy 20% tổng số họ đã có [49].

Trên cơ sở các công trình đã có, năm 1965 Pócs Tamás đã thống kê được
ở Miền Bắc có 5.190 loài [52] và năm 1969 Phan Kế Lộc thống kê và bổ sung
nâng số loài ở miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ (xếp theo hệ thống
Engler), trong đó có 5.069 loài thực vật Hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn
lại [28]. Song song với sự thống kê đó ở Miền Bắc từ 1969 - 1976, nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật đã cho xuất bản bộ sách "Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam"
gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên [23] và ở Miền Nam Phạm Hoàng Hộ công bố


4
hai tập “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” giới thiệu 5.326 loài, trong đó có 60 loài
thực vật bậc thấp và 20 loài Rêu còn lại 5.246 loài thực vật có mạch [20].
Để phục vụ công tác khai thác tài nguyên viện Điều tra Qui hoạch Rừng
đã công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 - 1988) giới thiệu khá chi tiết
cùng với hình vẽ minh hoạ [48]. Trần Đình Lý và tập thể (1993) công bố “1.900
loài cây có ích ở Việt Nam” [32]. Để phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen
thực vật năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã cho xuất bản cuốn "Sách đỏ
Việt Nam" phần thực vật đã mô tả 356 loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam có
nguy cơ tuyệt chủng và được bổ sung sữa chữa năm 2007 [6], [7]; Võ Văn Chi
(1997) công bố từ điển cây thuốc Việt Nam [14].
Trong thời gian gần đây hệ thực vật Việt Nam đã được hệ thống lại bởi
các nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam và đăng trong Kỷ yếu cây có mạch của
thực vật Việt Nam - Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora tập 1 - 2
(1996) và Tạp chí Sinh học số 4 (chuyên đề) 1994 và 1995 [35],[36].
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1991 - 1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam
trong những năm gần đây [17], [18]. Đây là bộ danh sách đầy đủ nhất và dễ sử
dụng nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam. Bên cạnh đó
một số họ riêng biệt đã được công bố như: Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân
(2000) [3], Lamiaceae của Vũ Xuân Phương (2002) [34], Myrsinaceae của Trần

Thị Kim Liên (2002) [26], Apocynaceae của Trần Đình Lý (2005) [31],
Verbenaceae (2005) của Vũ Xuân Phương [33]. Đây là những tài liệu quan trọng
nhất làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại thực vật Việt Nam.
Bên cạnh những công trình mang tính chất chung cho cả nước hay ít ra
một nửa đất nước, có nhiều công trình nghiên cứu khu hệ thực vật từng vùng
được công bố chính thức như “Danh lục thực vật Tây Nguyên” đã công bố 3.754
loài thực vật có mạch do Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc chủ


5
biên (1984) [4]; “Danh lục thực vật Phú Quốc” của Phạm Hoàng Hộ (1985) công
bố 793 loài thực vật có mạch trong một diện tích 592 km2 [19]; Lê Trần Chấn,
Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp (1994) về hệ thực vật Lâm
Sơn, Lương Sơn (Hoà Bình) [9], [10]; Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời
(1998) đã giới thiệu 2.024 loài thực vật bậc cao, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành
của vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan [44].
Trên cơ sở các bộ thực vật chí, các danh lục thực vật của từng vùng, việc
đánh giá tính đa dạng hệ thực vật của cả nước hay từng vùng cũng đã được các
tác giả đề cập đến dưới các mức độ khác nhau, trên những nhận định khác nhau.
Về đa dạng các đơn vị phân loại: Trên phạm vi cả nước Phan Kế Lộc
(1998) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 loài cây hoang dại có mạch,
2.010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng, như vậy tổng số loài lên tới 10.361 loài,
2.256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 57% tổng số các loài, chi và họ của thế
giới. Ngành Hạt kín chiếm 92,47% tổng số loài; 92,48% tổng số chi và 85,57%
tổng số họ. Ngành Dương xỉ kém đa dạng hơn theo tỷ lệ 6,45%, 6,27%, 9,97%
về loài. Ngành Thông đất đứng thứ 3 (0,58%) tiếp đến là ngành Hạt trần (0,47%)
hai ngành còn lại không đáng kể về họ, chi và loài [29]. Nguyễn Nghĩa Thìn
(1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệ thống Brummitt (1992) đã chỉ ra
hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ thực vật bậc cao và
30 họ có trên 100 loài với tổng số 5.732 loài chiếm 51,3% tổng số loài của hệ

thực vật [45]. Lê Trần Chấn (1999) với công trình "Một số đặc điểm cơ bản của
hệ thực vật Việt Nam" đã công bố 10.440 loài thực vật [8]. Gần đây tập thể các
nhà thực vật Việt Nam đã công bố “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” từ bậc
thấp đến bậc cao. Có thể nói đây là công trình tổng hợp đầy đủ nhất từ trước tới
nay và cũng là tài liệu cập nhật nhất. Cuốn sách đã giới thiệu 368 loài Vi khuẩn
lam, 2.200 loài Nấm, 2.176 loài Tảo, 461 loài Rêu, 1 loài Quyết lá thông, 53 loài


6
thông đất, 2 loài Cỏ tháp bút, 691 loài Dương xỉ, 69 loài Hạt trần, và 13.000 thực
vật Hạt kín đưa tổng số các loài thực vật Việt Nam lên trên 20.000 loài [2].
Ngoài ra Nguyễn Nghĩa Thìn, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Bá Thụ đã công
bố cuốn sách "Tính đa dạng thực vật Cúc Phương" (1996) [25] và Nguyễn Nghĩa
Thìn, Nguyễn Thị Thời công bố cuốn "Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa
Pa - Phan Si Pan" (1998) [44], Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô công bố cuốn
"Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và Thực vật ở Vườn Quốc gia Bạch Mã" (2003)
[41]; Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [39] đã công bố cuốn “Đa
dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Pù Mát”. Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) công bố
cuốn Đa dạng hệ thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Na hang [37]. Đó là những
kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của các tác giả, nhằm phục vụ cho công tác
bảo tồn của các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên ở Việt Nam.
1.3. Nghiên cứu đa dạng về phổ dạng sống của hệ thực vật
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều
kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ
chặt chẽ của các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác
động của điều kiện sinh thái đối với từng loài thực vật.
Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934)
[52] về phổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời
gian bất lợi của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản.
1- Cây có chồi trên đất (Ph)

2- Cây chồi sát đất (Ch)
3- Cây chồi nửa ẩn (Hm)
4- Cây chồi ẩn (Cr)
5- Cây chồi một năm (Th)
Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giả
Pócs Tamás (1965) [51] đã đưa ra một số kết quả như sau :


7
- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)

4,85%

- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me)

3,80%

- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)

8,02%

- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)

9,08%

- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)

6,45%

- Cây chồi sát đất (Ch)

- Cây chồi nửa ẩn (Hm)
- Cây chồi ẩn (Cr)



- Cây chồi một năm (Th)

40,68%

7,11%

Và phổ dạng sống như sau:
SB = 52,21Ph + 40,68 (Ch,H, Cr) + 7,11Th
Raunkiaer [52] đã phân tích hơn 1000 loài thực vật trên khắp thế giới và đưa
ra phổ dạng sống tiêu chuẩn sau:
SB = 48Ph + 9Ch + 26Hm + 8Cr + 15Th
Richard [46] đưa ra phổ dạng sống cho rừng mưa ẩm nhiệt đới:
SB = 88Ph + 12Ch + 0Hm + 0Cr + 0Th
Đối với Vườn Quốc gia Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và các tác giả (1996)
[25] đưa ra phổ dạng sống như sau:
SB = 57,78Ph + 10,46Ch + 12,38Hm + 8,37Cr + 11,01Th
Đối với Vườn Quốc gia Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003)
[41] đã công bố dạng sống như sau:
SB = 75,71Ph + 5,78Ch + 4,83Hm + 10,23Cr + 3,45Th
Còn ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn
(2004) [39] đã lập được phổ dạng sống :
SB = 78,88Ph + 4,14Ch + 5,76Hm + 5,97Cr + 5,25Th
Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn đưa ra phổ dạng sống ở Khu bảo tồn Na
Hang [37].



8
SB = 70,14Ph + 4,33Ch + 3,50Hm + 11,98Cr + 10,05Th
1.4. Nghiên cứu đa dạng thực vật trên núi đá vôi ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích rừng và rừng khoảng 19.164.000 ha. Trong đó, diện
tích núi đá vôi 1.152.500 ha, chiếm 6,01% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Núi đá
vôi chiếm một tỷ lệ tương đối lớn phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc và Bắc
Trung Bộ. Trong 1.152.500 ha núi đá vôi, núi đá vôi có rừng là 396.200 ha và
diện tích núi đá vôi không có rừng là 756.300 ha (theo tài liệu kiểm kê rừng năm
1995 của Viện điều tra quy hoạch rừng) [15].
Theo thống kê bước đầu trong vùng núi đá vôi hiện có 20 khu rừng đặc
dụng bao gồm: 3 Vườn Quốc gia, 14 khu bảo tồn thiên nhiên, 4 khu bảo tồn di
tích lịch sử văn hoá và môi trường với diện tích là 366.371 ha. Do vậy hệ sinh
thái rừng núi đá vôi đã và đang đóng góp một phần rất quan trọng đối với môi
trường, cảnh quan cũng như nghiên cứu khoa học ở nước ta [15].
Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi ở Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cập
đến, nhưng các tác giả chỉ đề cập theo từng chuyên đề riêng lẻ không tính đến
luận chứng kinh tế cũng như khoa học và kỹ thuật để xây dựng các Khu bảo tồn,
Vườn Quốc gia một cách có hệ thống.
Việc nghiên cứu hệ thực vật trên núi đá vôi một cách có hệ thống chưa
nhiều, ngay cả Vườn Quốc gia Cúc Phương từ khi Bác Hồ ký quyết định thành lập
Vườn Quốc gia đầu tiên 1962 đến nay ngoài những tài liệu về thực vật đã được hệ
thống một cách đầy đủ thì chưa có một thống kê nào mang tính hệ thống.
Nguyễn Nghĩa Thìn và các tác giả (2000, 2003, 2004); Phùng Ngọc Lan,
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1995); Lê Trần Chấn và cộng sự (1990 2004) đã công bố một số công trình về hệ thực vật trên núi đá vôi như Sơn La,
Hòa Bình, Ba Bể, Cát Bà, Na Hang... Các tác giả đã đánh giá về mặt phân loại,
về tính đa dạng quần xã thực vật, tổ hợp cấu thành cũng như yếu tố địa lý và phổ
dạng sống [9], [10], [25], [37], [40], [43].



9
Đặng Quang Châu (1999) [11] với công trình "Bước đầu điều tra thành
phần loài thực vật núi đá vôi Pù Mát - Nghệ An". Tác giả đã thống kê được 154
loài thực vật thuộc 60 họ, 110 chi (không kể ngành rêu).
Nguyễn Nghĩa Thìn (2001) [42] đã công bố 497 loài thực vật thuộc 323
chi, 110 họ trên núi đá vôi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát.
Averyanov và các cộng sự (2005), đã nghiên cứu hệ thực vật Pù Luông,
các tác giả đã đánh giá về đa dạng thảm thực vật và thành phần loài với 152 họ,
477 chi, 1109 loài [1].
Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) [37] với công trình "Nghiên cứu đa dạng thực vật
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang", đã công bố 1.162 loài thuộc 614 chi, 159 họ.
Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2007), khi nghiên cứu hệ thực vật bậc cao có mạch
trên núi đá vôi ở VQG Bến En, Thanh Hóa đã xác định được 412 loài [16]. Khi
nghiên cứu hệ thực vật trên núi Đông Bắc vùng Nghĩa Đàn, Nguyễn Đức Linh và
cộng sự (200), đã công bố hơn 300 loài thực vật bậc cao có mạch [27].
1.5. Nghiên cứu thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông
Averyanov và các cộng sự (2005), đã nghiên cứu hệ thực vật Pù Luông,
các tác giả đã đánh giá về đa dạng thảm thực vật và thành phần loài với 152 họ,
477 chi, 1109 loài [1].
1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (20021’-20034’ vĩ độ Bắc, 105002’105020’ kinh độ Đông) thuộc hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, phía Tây Bắc
tỉnh Thanh Hoá, Bắc Trung bộ Việt Nam.
Khu BTTN Pù Luông bao gồm các phần đất thuộc 5 xã huyện Quan Hoá:
Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm và 4 xã huyện Bá
Thước: Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao.


10

- Phía Đông giáp huyện Lạc Sơn của tỉnh Hoà Bình.
- Phía Bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc của tỉnh Hoà Bình.
- Phía Tây giáp với phần đất còn lại của các xã Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh
Xuân, Hồi Xuân.
- Phía Nam giáp với phần đất còn lại của các xã Thành Lâm, Phú Nghiêm.
+ Địa hình
Địa hình của Khu BTTN bao gồm 2 dãy núi chạy song song theo hướng
Tây Nam - Đông Bắc, được “ngăn cách” với nhau bởi một thung lũng ở giữa.
Địa hình của KBT cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên
1000m, cao nhất là đỉnh Pù Luông có độ cao 1.700m. Thấp nhất là khu vực xã
Cổ Lũng có độ cao 60 m. Địa thế khu vực nghiêng dần từ Tây Bắc sang Đông
Nam. Độ dốc bình quân 300, nhiều nơi độ dốc trên 450.
+Địa chất và thổ nhưỡng
Tổng quỹ đất tự nhiên thuộc vùng dự án: 28.208,92 ha. Trong đó: Đất nông
nghiệp: 25.912,13 ha; Bao gồm (Đất sản xuất nông nghiệp: 1.933,42 ha; Đất lâm
nghiệp: 23.963,81 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản: 14,90 ha); Đất phi nông nghiệp:
624,62 ha; Đất chưa sử dụng: 1.672,17 ha.
+Khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa,
có ảnh hưởng khí hậu của vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào.
Nhiệt độ trung bình năm: 230C, nhiệt độ trung bình cao nhất: 380C, nhiệt độ tối
thấp trung bình: 00C-100C.
Các tháng 12 đến tháng 1-2 năm sau nhiệt độ xuống rất thấp, nhiều vùng
nhiệt độ xuống dưới 00C, nhiều năm xuất hiện băng, tuyết.
Lượng mưa bình quân năm tương đối thấp biến động từ 1.500 mm đến
1.600 mm, tập trung vào các tháng 7-9; chiếm đến 65-70% lượng mưa cả năm.


11
Mưa phùn tập trung vào mùa xuân ( tháng 12, tháng 1 và tháng 2). Khư vực đỉnh

núi Pù Luông và Khu vực Son, Bá, Mười có khí hậu rất lạnh có nhiều sương mù.
Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc,
ngoài ra còn có gió Lào cũng xuất hiện và rất dễ gây cháy rừng.
Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Thủy văn
Hệ thống thuỷ văn: Có hệ thống suối ngắn, lưu vực hẹp và độ dốc chủ yếu
đổ về một hướng nên có tiềm năng về thuỷ điện nhỏ.
1.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
+ Dân số
Các thôn vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc
vùng sâu, vùng xa đầu nguồn Sông Mã, dân cư sinh sống chủ yếu là đồng bào
các dân tộc ít người. Tổng số 4.247 hộ, gồm 18.975 khẩu gồm:
Dân tộc Thái có 3.809 hộ, chiếm 90%; Dân tộc Mường có 431 hộ, chiếm 9,9 %.
Còn lại là các dân tộc khác có 7 hộ, chiếm 0,1%.
Trong tổng số 4.247 hộ có 913 hộ, 4.084 khẩu đang sinh sống trong vùng
lõi khu bảo tồn. chủ yếu là dân tộc Thái sinh sống.
+ Lao động và tập quán
Về lao động: Tổng số lao động vùng quy hoạch: 8.417 lao động. Nhìn
chung, các dân tộc sinh sống phân bố rãi rác trong các vùng thành các bản làng
bên cạnh trục đường giao thông, thung lũng bằng phẳng. Tập quán canh tác lạc
hậu, chủ yếu sản xuất lúa nước, nương rẫy để sản xuất lương thực và chăn nuôi
gia súc, gia cầm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao (0,72% năm), đời sống cộng đồng
khó khăn. Tuy lực lượng lao động dồi dào nhưng do trình độ thấp dẫn đến năng
suất không cao và thiếu ăn từ 3 - 5 tháng.


12
+ Văn hóa xã hội
Dân tộc Thái, dân tộc Mường ở đây có đời sống văn hoá riêng, mỗi dân

tộc có những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của mình. Hiện nay đã có nhiều
bản là nơi thu hút khách du lịch của nhiều nước như bản Hin - xã Lũng Cao; Bản
Kho Mường - xã Thành Sơn.
Mỗi xã đều có một trạm y tế ở trung tâm xã, các thôn có y tá thôn bản.
Trạm y tế xã là nhà cấp 4, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh thiếu, trình độ cán bộ
chưa cao, ở bệnh xá chỉ điều trị những bệnh thông thường chưa đáp ứng được
nhu cầu chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân.
Mỗi xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, đã có 37 thôn có trường mầm
non. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đi học đều đã đến trường. Học sinh đi lại khó khăn nhất
là vào mùa mưa bão, thời tiết xấu. Sau khi tốt nghiệp PTCS chỉ còn một số ít học
sinh có điều kiện kinh tế khá mới học tiếp PTTH, còn lại phần lớn là bỏ học.
+ Tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Khu bảo tồn có trên 20 km được Quốc lộ 15C nhưng chất
lượng xấu (đường hẹp, độ dốc lớn) dẫn đến việc đi lại rất khó khăn, nhất là về
mùa mưa, cùng với hàng trăm km đường liên xã, liên thôn cũng trong tình trạng
đường đất nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng địa
phương.
- Nước sạch: Nguồn nước sinh hoạt cho các thôn chủ yếu là nước suối,
nước giếng. Những năm vừa qua chương trình 135, chương trình nước sạch của
UNICEP, hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài....đã đầu tư xây dựng được một số
công trình nước tự chảy. Do điều kiện địa hình vùng núi đá vôi nên nguồn nước
chỉ mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
Điện sinh hoạt và thông tin liên lạc: Các xã hầu như đã có điện lưới quốc
gia. Các thôn ở xã trung tâm, ở phân tán chưa có đường dây kéo về được. Một số
hộ gia đình sống gần nguồn nước thì dùng máy thuỷ điện nhỏ. Phần lớn các xã


13
đã có bưu điện văn hoá xã và điện thoại.Tuy nhiên, mạng lưới điện thoại chỉ có ở
trung tâm xã do đó thông tin liên lạc giữa các thôn trong xã còn nhiều khó khăn,

phản ánh mức sống vật chất và tinh thần còn thấp.

Xã Cổ Lũng


14

Bản đồ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bao gồm toàn bộ các loài thực vật Hai lá mầm trên núi đá vôi ở xã Cổ
Lũng thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên, Pù Luông, Thanh hoá.
2.2.Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ tháng 12/2010 đến tháng 6/2012.
Chúng tôi đã tiến hành thu mẫu 3 đợt, mỗi đợt kéo dài từ 8 đến 10 ngày.
- Đợt 1: Từ 25/12/2010 đến 5/1/2011.
- Đợt 2: Từ 12/6/2011 đến 20/6/2011.
- Đợt 3: Từ 11/6/2012 đến 20/6/2012.
Trong đợt thu mẫu về thì chúng tôi phân tích và xác định tên khoa học.
Số mẫu thu được cả 3 đợt nghiên cứu: 350 mẫu, chúng tôi đã xác định
được 286 loài.Hiện nay số mẫu đã được lưu trữ tại phòng thực vật bậc cao khoa
Sinh học, trường Đại học Vinh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài thực vật hai lá mầm ở khu vực nghiên cứu.
- Lập danh mục thực vật và sắp xếp các taxon theo cách sắp xếp của
Brummitt 1992.
- Đánh giá đa dạng về dạng sống của thực vật (theo Raukiaer 1934) .
- Xác định ý nghĩa kinh tế của các loài thực vật.



15

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập số liệu ở thực địa
Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập mẫu là
nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh lục
chính xác và đầy đủ. Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến rộng
2m chạy qua tất cả các sinh cảnh nhằm thu kỹ hết các loài thực vật có ở trên đó.
2.4.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên
Thu mẫu theo nguyên tắc của Nguyễn Nghĩa Thìn [45] và Klein R.M.,
Klein D.T. [24].
- Đối với cây gỗ, cây bụi mỗi cây ít nhất thu 2 - 3 mẫu, kích cỡ phải đạt
29 x 41cm có thể tỉa bớt cành, lá, hoa và quả nếu cần thiết. Đối với cây thân
thảo, dương xỉ ... thì cố gắng thu cả rễ, thân, lá.
- Sau khi thu mẫu thì đánh số hiệu vào mẫu. Đối với mẫu cùng cây thì
đánh cùng một số hiệu. Đặc biệt khi thu mẫu phải ghi ngay những đặc điểm dễ
nhận biết ngoài thiên nhiên vào phiếu ghi thực địa (phụ lục) vì những đặc điểm
này dễ bị mất khi mẫu khô: nhựa mũ, màu sắc, hoa, quả, lá ...
Khi thu và ghi nhãn xong, đính nhãn vào mẫu, cho vào bao ni lông bó vào
bao tải buộc lại sau đó mới đem về nhà xử lý.
2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu
Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp của
Nguyễn Nghĩa Thìn [45].


16
Sau khi mẫu được xử lý ướt sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại
phòng Bảo tàng thực vật của trường Đại học Vinh. Các mẫu sau khi sấy khô
được ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 3 - 5 % HgCl2 để diệt khuẩn và chống

côn trùng phá hoại. Các mẫu tiêu bản đã được sấy khô và ép phẳng, sau đó trình
bày và khâu đính trên bìa giấy cứng Crôki kích thước 30 cm x 42cm.
2.4.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học
Đồng thời với việc xử lý mẫu thành những tiêu bản đạt yêu cầu, tiến hành
xác định tên loài, thực hiện theo trình tự gồm các bước như sau:
Xác định tên loài: Trong quá trình tiến hành xác định tên khoa học phải tuân
theo các nguyên tắc:
+ Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến chi tiết bên trong.
+ Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.
+ Phân tích đi đôi với việc tra khoá xác định.
+ Hoàn toàn trung thực, khách quan với mẫu thực.
+ Khi tra khoá luôn đọc từng cặp đặc điểm đối nhau cùng một lúc để dễ

phân định các cặp dấu hiệu.
Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học gồm:
+ Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993, 1999 - 2000) [17], [18].
+ Flora of China - Illustration (1994 - 2011) [53].
+ Thực vật chí Việt Nam (The Flora of Vietnam): Họ Na - Annonaceae

(Nguyễn Tiến Bân, 2000) [3], Họ Bạc hà - Lamiaceae (Vũ Xuân Phương,
2000) [34], Họ Trúc đào - Apocynaceae (Trần Đình Lý, 2005) [31], Họ
Đơn nem - Myrsinaceae (Nguyễn Thị Kiêm Liên, 2002) [26], Họ Cỏ roi
ngựa Verbenaceae (Vũ Xuân Phương, 2005) [33],…
Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các
tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót. Điều chỉnh


17
khối lượng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong "Vascular Plant Families
and Genera" (1992) [50], điều chỉnh tên loài theo tài liệu "Danh lục các loài thực

vật Việt Nam" (2001 - 2005) [2].
Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của các
loài về dạng sống, về công dụng và tình trạng đe doạ, bảo tồn, ngoài các tài liệu
trên, còn sử dụng các tài liệu khác như:
+ 1900 cây có ích (Trần Đình Lý, 1993) [32].
+ Sách đỏ Việt Nam (2007) [6].
+ Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997) [14].
+ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1999) [30].
+ Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập I-1999, tập II-

2002) [13].
+

Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, 2004 [5].

+ Cây gỗ rừng Việt Nam (Trần Hợp, 2002) [21].

2.4.5. Xây dựng bảng danh lục thực vật
Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt
(1992). Danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi tình
trạng bảo tồn trong sách đỏ và các thông tin khác gồm: dạng sống và công dụng.
2.4.6. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật
Đánh giá đa dạng loài của các họ
Xác định họ có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số
loài của cả hệ thực vật.


×