Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến lương thực Hà Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.33 KB, 61 trang )

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU..............................................................4
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KINH DOANH & CHẾ
BIẾN LƯƠNG THỰC HÀ VIỆT.....................................................................6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty......................................6
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty....8
1.2.1. Đặc điểm kinh doanh...................................................................8
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ đang vận hành tại đơn vị............9
1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh .....................................12
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.................................14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
KINH DOANH & CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC HÀ VIỆT............................16
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.....................................................16
2.2 Đặc điểm vận dụng chính sách kế toán.............................................17
Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ...................20
2.3 Đặc điểm chung về kế toán nguyên vật liệu tại công ty....................21
2.3.1 Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu tại công ty......21
2.3.2 Vấn đề tổ chức chứng từ ban đầu tại công ty.............................25
PHIẾU NHẬP KHO................................................................................29
PHIẾU XUẤT KHO...................................................................................32
2.3.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty................................33
THẺ KHO....................................................................................................35
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU.......................................................................38
2.3.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty.............................41
CHỨNG TỪ GHI SỔ..............................................................................49
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ....................................................53
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC HÀ


VIỆT................................................................................................................55
3.1 Những ưu điểm..................................................................................55
3.2 Những hạn chế...................................................................................57
3.3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại
công ty.....................................................................................................57
3.4 Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty.......................59
KẾT LUẬN.....................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................61
Báo cáo kiến tập
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
2
Báo cáo kiến tập
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BTC : Bộ Tài chính
2. CCDC : Công cụ dụng cụ
3. KD&CB : Kinh doanh và chế biến
4. GTGT : Giá trị gia tăng
5. NVL : Nguyên vật liệu
6. PX : Phân xưởng
7. SXKD : Sản xuất kinh doanh
8. TK : Tài khoản
9. TGĐ : Tổng giám đốc
10.TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
11.TSCĐ : Tài sản cố định
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
3
Báo cáo kiến tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1 Dây chuyền sản xuất mì ăn liền..................................................10

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý.............................................................14
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán...................................................16
Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ...........................20
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song.. 33
Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ của công ty theo hình thức Chứng từ ghi sổ......43
Biểu 01 Hóa đơn giá trị gia tăng.................................................................27
Biểu 02 Biên bản kiểm nghiệm……………………………………...........28
Biểu 03 Phiếu nhập kho .............................................................................29
Biểu 04 Giấy đề nghị cấp vật tư..................................................................31
Biểu 05 Phiếu xuất kho....................................................................... .......32
Biểu 06 Thẻ kho..........................................................................................35
Biểu 07 Thẻ kho..........................................................................................36
Biểu 08 Sổ chi tiết nguyên vật liệu................................................. ...........38
Biểu 09 Sổ chi tiết nguyên vật liệu.............................................................39
Biểu 10 Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu………………..................40
Biểu 11 Chứng từ ghi sổ.............................................................................47
Biểu 12 Chứng từ ghi sổ.............................................................................48
Biểu 13 Chứng từ ghi sổ.............................................................................49
Biểu 14 Chứng từ ghi sổ…………………….............................................50
Biểu 15 Chứng từ ghi sổ………………….................................................51
Biểu 16 Chứng từ ghi sổ………….............................................................52
Biểu 17 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ...........................................................53
Biểu 18 Sổ cái tài khoản 152………...........................................................54
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
4
Báo cáo kiến tập
LỜI NÓI ĐẦU
Là sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân từ năm 2006, sau 3 năm học tập và
rèn luyện dưới sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường
em đã dần có những kiến thức cơ bản về chuyên ngành kế toán. Để những

kiến thức được học không chỉ là những lý thuyết xuông thì việc đi vào kiến
tập ở các doanh nghiệp, các công ty là rất cần thiết đối với em cũng như tất cả
các bạn sinh viên trong khoa kế toán.
Đất nước đang trên con đường đổi mới, đang trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh
tranh gay gắt trên thị trường. Để duy trì, tồn tại và bảo vệ những thành quả đã
đạt được cũng như theo đuổi những mục tiêu trong dài hạn doanh nghiệp cần
tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trong đó tiết kiệm nguyên vật liệu là
mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.
Nhận thấy vai trò quan trọng của kế toán nguyên vật liệu đối với công
tác quản lý của doanh nghiệp em đã chọn đề tài : “Thực trạng kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến lương thực Hà
Việt”. Bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến
lương thực Hà Việt.
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Kinh doanh
và Chế biến lương thực Hà Việt.
Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty TNHH
Kinh doanh và Chế biến lương thực Hà Việt.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Anh và
các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán của Công ty TNHH Kinh doanh và
Chế biến lương thực Hà Việt đã giúp em hoàn thành báo cáo kiến tập này.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
5
Báo cáo kiến tập
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KINH
DOANH & CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC HÀ VIỆT
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty : Công ty TNHH Kinh Doanh & Chế Biến lương thực Hà
Việt

Trụ sở chính : Km 9 – Quốc lộ 1A Pháp Vân – Thanh Trì – Hà Nội
Thành lập ngày 08/09/1996 theo quyết định số 035876 của ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội, với số vốn điều lệ 65 tỷ VND.
Ngành ngề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất các loại mì ăn liền
Ban đầu việc đi vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, lực lượng cán bộ
công nhân viên chỉ có 40 – 50 người, sản xuất trên dây chuyền công suất 150
tấn/tháng. Công ty phải thuê mặt bằng tại khu vực nước sạch nông thôn thuộc
quận Cầu Giấy. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của ban giám đốc cũng
như toàn thể công nhân viên trong Công ty TNHH kinh doanh và Chế biến
lương thực Hà Việt ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Năm 1997, do nhu cầu phát triển của thị trường mì ăn liền ngày càng
tăng, công ty đã thuê thêm mặt bằng tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất
khẩu – Bộ Thương mại nằm trên Km9 – Quốc lộ 1A – Pháp Vân – Hoàng
Mai – Hà Nội và khu công nghiệp Gián Khẩu – Gia Viễn – Ninh Bình, công
ty đã lắp đặt thêm 3 dây chuyền sản xuất mì ăn liền với công suất 450 tấn/
tháng, số công nhân lên tới 200 người.
Năm 2004 – 2005 do nhu cầu của thị trường tăng cao nên công ty đã
xây dựng thêm một nhà máy ở Hà Tây (cũ), khu công nghiệp Cầu Rẽ - Phú
xuyên với diện tích là 5 Hecta. Sau khi đã đi vào sản xuất ổn định với việc áp
dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất, các mặt hàng của công ty từ 10
loại nay đã lên tới 30 loại. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên thị trường nội
địa và xuất khẩu với doanh số bán ra khoảng 60 tỷ đồng. Đặc biệt sản phẩm
mỳ ăn liền VIAMI của công ty đã có mặt trên 30 tỉnh thành trong cả nước.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
6
Báo cáo kiến tập
Năm 2005 – 2006 trong điều kiện thuận lợi công ty đã lắp ráp thêm 2
dây chuyền sản xuất hiện đại của Đài Loan và Nhật Bản với tổng tài sản hơn
15 tỷ đồng, nâng năng suất lên từ 700 đến 1000 tấn/ tháng, góp phần tạo công
ăn việc làm cho một lực lượng lao động lớn. Số công nhân đã có 400 – 500

người làm việc.
Năm 2006 – 2008 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất bằng cách nhập
khẩu thêm 5 dây chuyền sản xất mới, đem lại doanh thu cho công ty lên tới
gần 130 tỷ đồng. Công ty đã cho ra nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng cao
và ổn định với sản lượng bình quân 60.000 tấn/ năm (tương đương 70 triệu
gói/tháng). Sản phẩm của HAVICO đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2000
liên tục dành được thứ hạng cao như cúp vàng cho thực phẩm an toàn vì sức
khỏe cộng đồng ( Hội chợ công nghệ thực phẩm chất lượng hợp chuẩn), huy
chương vàng Hội chợ hàng hóa người tiêu dùng ưa thích, huy chương vàng
triển lãm hàng Việt nam chất lượng cao… Khẳng định vững vàng vị thế trong
nước và tạo được thương hiệu của mình trên trường Quốc tế như: Nga, Cộng
hòa Séc, Đức, Maroc, Argentina, Nam Phi, Chi Lê...
Có thể đánh giá sự phát triển của Công ty TNHH Kinh doanh & Chế
biến lương thực Hà Việt qua việc thực hiện một số chỉ tiêu từ năm 2005 đến
năm 2008 như sau:
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
7
Báo cáo kiến tập
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu 58.885.139 69.367.245 105.158.910 130.089.780
Lợi nhuận trước thuế
4.066.275 5.218.950 9.552.075 12.887.067
Lợi nhuận sau thuế
2.927.430 3.757.650 6.877.500 7.075.485
Số lao động bình quân 405 510 620 650
Giá trị TSCĐ bình
quân trong năm
18.534.270 18.291315 18.360.000 32.540.070
Vốn lưu động bình
quân trong năm

10.098615 10.944.105 14.034.105 12.231.300
Tổng CFSX 41.442765 41.442.765 87.482.145 90.397.200
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
1.2.1. Đặc điểm kinh doanh
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chế biến, cung cấp các sản phẩm
mì ăn liền chất lượng cao mang thương hiệu MIO như: Mì Kim Chi, Mì Bò
Lúc Lắc, Mì Gà Sa Tế, Mì Thịt Băm…phục vụ nhu cầu ngày càng khắt khe
của thị trường. Phương châm hoạt động của công ty đó là: Mang đến cho
người tiêu dùng những sản phẩm mì ăn liền chất lượng cao; đáp ứng nhu cầu
đa dạng hóa các sản phẩm mì ăn liền với nhiều chất dinh dưỡng phục vụ sức
khỏe và cuộc sống của người tiêu dùng trong cộng đồng; tổ chức nghiên cứu
thị trường, nắm vững thị hiếu người tiêu dùng để hoạch định các kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm đúng đắn, đảm bảo cho kinh doanh phát triển và mang lại
hiệu quả kinh tế nhằm khẳng định vị thế của loại hình doanh nghiệp trong hệ
thống nền kinh tế quôc dân.
Khẳng định vị trí và sức mạnh của thương hiệu mì MIO trên thị trường
sản xuất và kinh doanh mì ăn liền tại Việt Nam và vươn xa tới các nước trên
thế giới.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
8
Báo cáo kiến tập
Ngoài chức năng nhiệm vụ về sản xuất, cung ứng các sản phẩm mì ăn
liền chất lượng cao, công ty còn tham gia nhiều hoạt động xã hội khác như:
ủng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, tạo công ăn việc
làm cho hàng trăm lao động địa phương và đóng góp nguồn ngân sách lớn
cho nhà nước.
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ đang vận hành tại đơn vị
 Nguyên liệu dùng để sản xuất mì bao gồm:
- Bột
- Nước

- Muối
- Phụ gia:
+ chất làm đông đặc
+ kensui
+ muối
- Dầu shorterning
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
9
Báo cáo kiến tập
Sơ đồ 1.1 Dây chuyền sản xuất mì ăn liền
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
Cắt sợi
Hấp và cắt miếng
Qua nước lèo
Làm nguội
Bảo quản
Chiên dầu ăn
Pha chế nước lèo
(Hương gà, tôm, bò…)
Cân đóng gói
Thành phẩm
10
Bột mì
Làm sạch, tơi
Nhào trộn
Cán thô
Cán dày
Cán mỏng
Phẩm màu, phụ gia
NướcHòa tan

Báo cáo kiến tập
 Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
• Quá trình trộn:
Người ta đổ bột vào thiết bị gọi là thùng trộn có các tay đánh theo
đường xoắn ốc, tưới muối trộn đều vào, nước trộn đã được hòa tan các phụ
gia khác một cách tuyệt đối. Trong khoảng từ 3 đến 5 phút đầu, bột được nhào
trở nên tơi xốp, sau đó khoảng 14 đến 15 phút chúng tạo thành các viên nhỏ.
Thời điểm này coi như kết thúc quá trình nhào trộn
• Quá trình cán:
Bột sau khi trộn xong được xả xuống mâm chứa và được phân phối
xuống một cặp lô cán đôi, qua từng cặp lô được ép từ dày đến mỏng dàn đều.
Thường thì phần cán được sử dụng 8 cặp lô cho 7 cấp, xong sau này vì yêu
cầu của từng nơi mà sử dụng 9 cặp lô cho 8 cấp. Người ta cho rằng càng
nhiều cấp cán mì sẽ càng dai.
Đến cặp lô cuối cùng, băng bột được chảy qua cặp lô cắt sợi có ghép
lược đồng để tạo cho vắt mì có 2 lớp. Hai lớp sóng này nằm so le nhau để tạo
khe hở cho hơi hấp và dầu chiên thẩm thấu vào làm chín mì.
• Quá trình hấp:
Sau khi băng bột được cắt thành sợi, qua một băng tái tạo sóng và qua
lưới vào buồng hấp. Trong buồng hấp có các ống dài cho hơi đẩy ra. Mục
đích của việc này là làm cho chín các sợi mì, các sợi mì được hồ hóa, chúng
trở nên dẻo và dính – đi qua buồng hấp, các dải mì được bộ phận cắt định
lượng cho đúng trọng lượng và qua băng tải vào chảo chiên mì.
• Quá trình chiên:
Yêu cầu của việc chiên mì là tách nước ra khỏi mì, dầu thực vật sẽ
chiếm chỗ một phần trong sợi mì làm tăng giá trị dinh dưỡng cho mì. Đây là
quá trình trao đổi nhiệt giữa dầu short và nước có sẵn trong sợi mì sau quá
trình trộn, cán, và hấp mì. Mì sau khi chiên có độ ẩm từ 2 – 5%, quá 5% rất
khó bảo quản. Hàm lượng dầu trong mì khoảng 1,8% - 3% dễ sinh ra hiện
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C

11
Báo cáo kiến tập
tượng vỡ, khét vì các axit béo bị phân hủy và trở mùi. Thời gian để mì đi qua
chảo chiên khoảng 90 đến 120 giây và nhiệt độ trong chảo chứa dầu khoảng
150 đô C. Nếu nhiệt độ quá cao dầu sẽ bị phân hủy mạnh, chúng trở nên đen,
nhớt, có bọt và rất chóng hỏng, nếu cố tình để chiên mì sẽ có mùi xà phòng
sau đó vài ngày.
• Quá trình thổi nguội:
Sau khi mì đã được chiên, từng ổ mì sẽ được đưa vào băng tải, phía
trên có những quạt thổi khô những hơi dầu còn đọng, bám ở từng vắt mì sao
cho khi đi qua hết băng tải, từng vắt mì sẽ được thổi nguội, nhiệt độ vào
khoảng 30 độ C. Mì càng khô càng dễ bảo quản.
Như vậy là đã xong phần thành phẩm, người ta chỉ việc đưa vào máy
đóng gói bằng giấy opp hoặc giấy thiếc để bảo quản. Loại mì này có thể bảo
quản trong thời gian 6 tháng.
Những gói mì đã được đóng gói sẽ được đóng vào thùng carton và xếp
trên các kệ gỗ hoặc sắt cách mặt đất tối thiểu 0,3m và cách tường 6,0m để
tránh ẩm thấp và dễ kiểm kê.
1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
• Bộ phận sản xuất chính:
Quá trình sản xuất mì ăn liền là một quá trình khép kín, các công nhân
chỉ thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra, giám sát, vận hành cụ thể ở mỗi
khâu sản xuất như sau:
- Đứng vận hành máy trộn: Kiểm tra chất lượng bột sao cho bột trở nên
tơi và xốp, tạo thành các viên nhỏ sau khi được trộn, pha chế thêm các loại
phụ gia trong quá trình trộn.
- Giám sát quá trình cán bột trên băng chuyền: Điều chỉnh hệ số cán
bột sao cho băng bột đạt tỷ lệ mỏng dần,giám sát quá trình cắt sợi mì.
- Kiểm tra quá trình hấp và điều chỉnh máy cắt định lượng.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C

12
Báo cáo kiến tập
- Điều chỉnh quá trình mì đi qua chảo chiên sao cho mì sau khi đi qua
chảo chiên phải đạt tiêu chuẩn quy định, không quá khô và không quá ẩm.
Kiểm tra nhiệt độ chảo chiên mì.
- Giám sát dây chuyền thổi nguội mì sao cho sau khi đi qua dây chuyền
thổi nguội mì còn lại độ ẩm và độ nguội thích hợp sau đó chuyển sang cho
công nhân ở bộ phận sản xuất phụ để đóng gói sản phẩm
• Bộ phận sản xuất phụ trợ:
- Bộ phận cơ khí: làm nhiệm vụ thiết kế, chế tạo thiết bị và chuyển giao
công ngệ sản xuất mới.
- Bộ phận sửa chữa máy móc thiết bị: Làm nhiệm vụ sửa chữa máy
móc của công ty khi có sự cố xảy ra.
• Bộ phận sản xuất phụ thuộc:
Là bộ phận sản xuất gia vị và đóng gói sản phẩm. Sau khi quá trình sản
xuất đã hoàn thành người ta chuyển mì qua dây truyền đóng gói sản phẩm tự
động dưới sự giám sát của người điều khiển dây chuyền đóng gói. Sau đó mì
lại tiếp tục được công nhân đóng gói vào thùng giấy để bảo quản một lần nữa
và để vận chuyển được dễ dàng hơn
- Song song với quá trình đóng gói sản phẩm là quá trình tra gia vị vào
trong mỗi gói mì nhờ có bộ phận sản xuất phụ thuộc – đóng gói gia vị theo
định mức quy định.
• Bộ phận cung cấp – bộ phận vật tư, kho:
Để sản xuất được mì cũng như chế biến các loại gia vị trong các loại mì
thì phải qua kho để được cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong sản
xuất và trợ giúp sản xuất.
• Bộ phận vận chuyển – bộ phận bốc vác và lái xe:
Mì được sản xuất và đóng gói xong thì việc vận chuyển về kho bãi và
từ kho bãi chuyển đến các điểm bán buôn bán lẻ trong và ngoài nước là nhờ
bộ phận vận chuyển.

SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
13
Báo cáo kiến tập
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý
 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
• Đứng đầu là Tổng Giám Đốc công ty:
Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu
trách nhiệm về hành vi pháp nhân và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Tổ chức thực hiện các phương pháp sản xuất kinh doanh và phát
triển vốn…Nói chung, Tổng Giám Đốc phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu
hàng năm như sau:
− Bảo toàn và phát triển vốn.
− Bảo đảm việc làm cho nhân viên.
− Đạt chỉ tiêu tổ chức.
− Phát triển sản xuất kinh doanh.
• Giúp việc cho Tổng Giám Đốc là hai Phó Tổng Giám Đốc và các phòng
ban chức năng:
- Phó Tổng Giám Đốc phụ trách kỹ thuật: Phụ trách về công tác kỹ
thuật, chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra đánh
giá chất lượng sản phẩm và vật tư hàng hóa nhập kho.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
Tổng giám đốc
Phó Tổng Giám
Đốc Kỹ thuật
Phòng
tài
chính
kế
toán

Phó Tổng Giám
Đốc Kinh doanh
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
KCS
Phòng
KT
sản
xuất
Xưởng
sản
xuất
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phòng
kinh
doanh
thi
trườn
g
14
Báo cáo kiến tập
- Phòng kinh doanh: Là phòng chức năng có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm, thực hiện công tác Marketing, tổ chức xúc tiến các

chương trình bán hàng của công ty.
- Phòng kế hoạch vật tư: Là phòng chức năng, giúp việc cho công ty
trong lĩnh vực cung ứng vật tư. Xây dựng các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn về nguyên vật liệu, bao bì.
- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng chức năng giúp Tổng Giám Đốc
Công ty trong công việc thực hiện công tác tổ chức cán bộ và lao động, giải
quyết các chế độ chính sách đối với người lao động; thực hiện công tác thi
đua khen thưởng, văn thư lưu trữ hồ sơ, quản lý văn phòng công ty, quản lý
nhà đất,bảo vệ, tiếp khách, quản lý con dấu của công ty…
- Phòng kỹ thuật sản xuất: Là phòng chức năng của công ty, tham mưu
giúp việc trong lĩnh vực nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển
các thiết bị mới, quản lý kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra phòng
còn có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm theo quy trình công nghệ, đầu
tư, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa,nguyên vật liệu mua về kho dự trữ.
- Phòng tài chính kế toán: Là phòng nghiệp vụ, giúp việc cho Tổng
Giám Đốc Công ty về mặt tài chính, thu thập số liệu phản ánh vào sổ sách và
cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra các quyết định của
Tổng Giám Đốc. Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có và tình hình luân
chuyển tài sản, nguyên vật liệu, tiền vốn, quá trình tập hợp chi phí, phân bổ
chi phí cho từng hoạt động. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc điều hành
hoạt động kinh doanh tạo điều kiện cho người quản lý quyết định được các
phương án kinh doanh tối ưu.
- Xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ trực tiếp xản xuất sản phẩm, đảm bảo
việc sản xuất theo đúng dây chuyền công nghệ. Đảm bảo đạt năng suất và
chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn, mục tiêu và định mức của công ty đề ra.
Đảm bảo quá trình lao động an toàn, hợp vệ sinh.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
15
Báo cáo kiến tập
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI

CÔNG TY TNHH KINH DOANH & CHẾ BIẾN LƯƠNG
THỰC HÀ VIỆT
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và nội dung công tác kế toán
trong công ty do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy, việc tổ chức bộ máy kế
toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ, có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp
thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, hữu ích cho đối tượng sử dụng
thông tin, phát huy và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kế toán.
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
• Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm
tra công việc của từng cán bộ công nhân viên. Chịu trách nhiệm trước
giám đốc và nhà nước về thông tin kinh tế của công ty.
• Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: Là người giúp việc cho kế toán
trưởng, chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính và các văn bản khác
trước khi trình kế toán trưởng và giám đốc.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
NVL,CCD
C
Thủ quỹKế toán
bán
hàng&the
o dõi công
nợ
Kế toán
công
nợ&than

h toán
Kế toán trưởng
16
Báo cáo kiến tập
• Kế toán công nợ và thanh toán: Là người có nhiệm vụ theo dõi tiền
mặt, các khoản vay, thanh toán với khách hàng và cán bộ công nhân
viên.
• Kế toán theo dõi tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ giao dịch với nhân
viên ngân hàng, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan
đến nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng.
• Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình tăng,
giảm TSCĐ.
• Kế toán NVL, CCDC:Là kế toán theo dõi tình hình nhập – xuất NVL,
CCDC
• Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, nhận phiếu. Căn cứ chứng
từ hợp lý, hợp pháp để tiến hành nhập xuất quỹ tiền mặt và ghi vào sổ
quỹ.
2.2 Đặc điểm vận dụng chính sách kế toán
• Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán
Chế độ kế toán áp dụng trong công ty là theo Quyết dịnh số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
Niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày
31/12.
Kỳ hạch toán theo tháng, quý, năm..
Đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong công ty là Đồng Việt Nam.
Công ty hạch toán tổng hợp: hạch toán hàng tồn kho, hạch toán chi phí
sản xuất, hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Trị giá vốn hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ
dự trữ.

Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng.
Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
17
Báo cáo kiến tập
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 28%.
• Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Công ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán trong doanh nghiệp theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và một số văn bản pháp luật khác. Công ty
sử dụng hệ thống các chứng từ về lao động, tiền lương, hàng tồn kho,bán
hàng, tiền tệ, TSCĐ theo đung quy định của nhà nước. Ngoài ra công ty còn
sử dụng các chứng từ do công ty lập phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và được Bộ tài chính chấp nhận.
Việc sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với nghiệp vụ, tổ chức chứng
từ luân chuyển theo đúng phần hành, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ,hợp pháp
của các chứng từ sử dụng.
Cụ thể, hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng gồm:
Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuât kho, biên bản
kiểm nghiệm, bảng kê mua hàng, bảng phân bổ nguyên vật liệu…
Chứng từ về bán hàng: Bảng thanh toán hàng đạo lý, ký gửi, thẻ quầy
hang.
Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy
thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền…
Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ; biên bản thanh lý
TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ.
Các chứng từ khác: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, danh sách
người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản,hóa đơn GTGT…
• Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành

theo Quyết đinh số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Công ty sử dụng các TK cấp 1 và cấp 2 theo đúng chế độ kế toán tài
chính hiện hành. Các tài khoản của công ty được chi tiết hóa theo từng đối
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
18
Báo cáo kiến tập
tượng cụ thể để phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
Do hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên nên hệ
thống tài khoản mà công ty sử dụng bao gồm các tài khoản chính sau:
TK 111, 112, 131, 133, 138, 141, 142, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 211, 212,
214, 311, 331, 333, 334, 338, 341, 342, 344, 411, 421, 621, 622, 627, 632,
641, 642, 635, 711, 811, 821, 911.
• Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán
Để thực hiện công tác hạch toán trong công ty, Công ty TNHH Kinh
doanh và Chế biến lương thực Hà Việt đang áp dụng hình thức sổ kế toán
Chứng từ ghi sổ.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
19
Báo cáo kiến tập
Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
 Trình tự ghi sổ được tiến hành như sau:
(1) Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập Chứng từ ghi sổ, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký
Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán

sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán
chi tiết có liên quan.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
20
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng cân đối số
phát sinh
Sổ cái
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Sổ quỹ
Báo cáo kiến tập
(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra
Tổng phát sinh Nợ, Tổng phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ
Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo
tài chính.

• Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính của công ty được lập tuân thủ theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 20/03/2006 về chế độ báo cáo tài
chính.
Các Báo cáo tài chính của công ty được lập theo quý, theo năm do phó
phòng kế toán chịu trách nhiệm lập dưới sự giám sát chỉ đạo của Kế toán
trưởng, bao gồm các báo cáo sau:
− Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
− Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
− Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
− Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
2.3 Đặc điểm chung về kế toán nguyên vật liệu tại công ty
2.3.1 Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu tại công ty
• Đặc điểm nguyên vật liệu
Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến lương thực Hà Việt sản xuất
và kinh doanh các loại mì. Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường
rộng lớn trong và ngoài thành phố, công ty phải sử dụng một lượng vật tư
tương đối lớn. Đặc thù nguyên liệu chính của công ty là sản phẩm nông
nghiệp, công nghiệp chế biến. Chúng được mua từ nhiều nguồn khác nhau
chủ yếu là của các hợp tác xã lương thực và của các hộ nông dân với khối
lượng lớn.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
21
Báo cáo kiến tập
Nguyên vật liệu của công ty có các đặc điểm như sau:
− Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp
dịch vụ.
− Khi tham gia vào quá trình sản xuất, vật liệu thay đổi hoàn toàn hình
thái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển một lần vào chi phí sản
xuất kinh doanh.

− Với nguyên liệu chính để sản xuất mì là bột mì và dầu, trong đó dầu
phải nhập khẩu từ nước ngoài với khối lượng lớn. Do đó cần phải
quản lý chặt chẽ và xem xét từ đơn vị đối tác với đơn vị ủy thác,
đơn vị vận chuyển để vật liệu đến kho công ty được an toàn, đảm
bảo về số lượng, quy cách, phẩm chất mà chi phí phải bỏ ra là thấp
nhất. Bên cạnh đó công ty còn đưa ra nhiều phương pháp để bảo
quản, dự trữ vật liệu một cách phù hợp.
• Công tác quản lý nguyên vật liệu
Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH Kinh doanh và Chế
biến lương thực Hà Việt được thực hiện ở tất cả các khâu từ khâu thu mua,
bảo quản, sử dụng và dự trữ.
− Khâu thu mua:
Kế hoạch mua nguyên vật liệu được xây dựng trên kế hoạch sản xuất
kinh doanh đồng thời dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng
loại sản phẩm. Do vậy hàng tháng, quý căn cứ vào khả năng sản xuất và khả
năng tài chính mà công ty lên kế hoạch thu mua vật tư cho phù hợp. Nhờ vậy
quá trình sản xuất luôn được đảm bảo liên tục, đều đặn. Nguyên vật liệu trước
khi nhập đều được kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại,
quy cách.
− Khâu bảo quản:
Do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty là khối lượng lớn, phong phú
chủ yếu là hàng thực phẩm mau hỏng, khó bảo quản và đòi hỏi cao về chất
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
22
Báo cáo kiến tập
lượng nên việc bảo quản nguyên vật liệu là vấn đề được công ty rất chú trọng.
Công ty xây dựng hệ thống kho bảo quản tương đối đủ tiêu chuẩn, sạch sẽ, có
đầy đủ phương tiện bảo quản, các phương tiện đo lường cần thiết.
Vật liệu trong kho được sắp xếp gọn gàng, mỗi loại được xếp riêng
đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về bảo quản, tạo điều kiện cho việc nhập,

xuất, kiểm kê được dễ dàng.
Mỗi kho, ngoài thủ kho trực tiếp quản lý còn có các nhân viên bảo vệ
trung thực và có trách nhiệm.
− Khâu sử dụng:
Trước hết nguyên vật liệu được đưa vào sử dụng cho sản xuất đều phải
đảm bảo yêu cầu về số lượng, chủng loại và quy cách. Để sử dụng tiết kiệm
và có hiệu quả nguyên vật liệu, công ty tiến hành xây dựng các định mức tiêu
hao vật tư cho mỗi loại sản phẩm.
− Khâu dự trữ:
Công ty xây dựng định mức dự trữ tối đa và tối thiểu cho từng loại
nguyên vật liệu. Các định mức này do phòng kỹ thuật kết hợp với phòng kế
hoạch vật tư thiết lập căn cứ vào đặc điểm nguyên vật liệu, nhu cầu sản xuất
kinh doanh, tình hình biến động giá cả thị trường và khả năng tài chính của
công ty. Điều này sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất dược diễn ra liên tục,
không xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu trong quá trình sản xuất hoặc thừa
nguyên liệu dẫn đến tình trạng hư hỏng lãng phí.
• Phân loại nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu của công ty có nhiều loại, mỗi loại lại có những đặc
tính, vai trò công dụng khác nhau nên việc phân loại nguyên vật liệu là rất cần
thiết. Công ty phân loại nguyên vật liệu theo vai trò và tác dụng của nguyên
vật liệu. Theo cách phân loại này nguyên vật liệu của công ty được phân loại
như sau:
− Nguyên vật liệu chính: Gồm bột mì và dầu ăn.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
23
Báo cáo kiến tập
− Vật liệu phụ: Tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng nó
co tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện cho quá
trình sản xuất được tiến hành bình thường. Bao gồm các loại nêm
như hành, tỏi, ớt, bột ngọt, các loại sa tế, gừng bột, thịt bò…

− Nhiên liệu: Bao gồm than, điện, xăng, dầu dùng để chạy lò nấu.
− Phụ tùng thay thế: Bao gồm các phụ tùng chi tiết dùng để sửa chữa
máy móc thiết bị sản xuất như vòng bi, dây curoa, đồ dùng sửa chữa
máy.
− Thiết bị xây dựng cơ bản: Dùng để sửa chữa các công trình xây dựng
cơ bản của công ty như xi măng, gạch, sắt thép…
− Vật liệu khác: Như túi, thùng đựng mì và thiết bị dùng để đóng sản
phẩm.
• Tính giá nguyên vật liệu
− Giá nhập kho:
Nguyên vật liệu nhập kho ở công ty chủ yếu là mua trên thị trường tự
do và nhiều nguồn khác nhau nên thường mua theo giá thỏa thuận của hợp
đồng cộng với chi phí vận chuyển.
Giá thực tế NVL = Giá mua ghi trên + Chi phí + Chiết khấu mua hàng
nhập kho hóa đơn vận chuyển (nếu có)
Đối với nguyên vật liệu thừa nhập kho: Tại công ty do đã xây dựng
định mức tiêu hao NVL nên thông thường NVL thừa trong quá trình sản xuất
là không đáng kể. Với lượng NVL này công ty vẫn để lại trong phân xưởng
để tiếp tục sản xuất cho tháng tiếp theo.
− Giá xuất kho:
Khi xuất kho vật liệu để sản xuất, kế toán tính giá vật liệu thực tế xuất
kho theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ cộng nhập trong kỳ (đơn giá bình
quân):
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
24
Báo cáo kiến tập
Giá thực tế vật liệu xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá bình quân
Giá thực tế tồn ĐK + giá thực tế nhập trong kỳ
Đơn giá BQ =
Số lượng tồn ĐK + số lượng thực tế nhập trong kỳ

Ví dụ: có số liệu sau đây:
- tồn đầu tháng 1/2008:
Số lượng là: 3.100 kg
Thành tiền: 12.136.500 đồng
- nhập trong tháng 1/2008:
Số lượng là: 119.000 kg
Thành tiền: 457.912.000 đồng
Cuối tháng 4/2004 tính được đơn giá vật liệu xuât kho là:
12.136.500 + 457.912.000
Giá đơn vị bình quân = = 4.040 đ/kg
3.100+ 119.000
2.3.2 Vấn đề tổ chức chứng từ ban đầu tại công ty
• Đối với nguyên vật liệu nhập kho
Hiện nay hầu hết các loại nguyên vật liệu của công ty là do công ty tự
tổ chức tìm hàng và thu mua. Nguồn hàng hết sức đa dạng và phong phú, có
thể từ công ty quốc doanh, hợp tác xã hoặc thị trường tự do theo giá thỏa
thuận. Phòng kế hoạch vật tư của công ty có nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch
sản xuất và dự trữ nguyên vật liệu tiến hành điều tra, thăm dò thị trường và
tìm kiếm nhà cung cấp và ký kết hợp đồng kinh tế.
 Chứng từ chủ yếu của công ty về nhập kho gồm có:
− Hóa đơn GTGT.
− Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm hàng hóa.
− Phiếu nhập kho.
SV: Trịnh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
25

×