Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quản lý học sinh trong giờ dạy mĩ thuật và nâng cao chất lượng môn học qua việc dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.6 KB, 11 trang )

ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NĂM HỌC 2015-2016

QUẢN LÝ HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MĨ
THUẬTVÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN HỌC MĨ THUẬT QUA VIỆC DẠY TÍCH HỢP
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong môi trường giáo dục. Đối tượng học sinh là một
chủ thể giáo dục, công việc mỗi giáo viên cần quan tâm
hàng đầu trong mỗi nhà trường là việc quản lý các em,
bằng những bài dạy cụ thể sinh động của chương trình
giáo dục, người giáo viên thực tài tình khi chuyển hóa
những kiến thức cơ bản khô khan thành những bài dạy có
giá trị về tinh thần, không những trang bị cho các em
vốn tri thức cần thiết mà còn trang bị cho các em những
kỹ năng sống, những phẩm chất đạo đức làm tiền đề cho
cuộc sống của các em sau này.
Trước tiên đứng trên phương diện là một lớn tuổi,
chúng ta hãy nhìn và suy ngẫm một vài điều mà cha ông
ta đã đặt vị trí cho việc giáo dục đạo đạo đức con người.
“ Tiên học Lễ, hậu học Văn”
Sinh thời Bác Hồ luôn nhấn mạnh đến vấn đề học tập của
các thế hệ thanh, thiếu niên; Bác cũng đặc biệt chú trọng


đến việc giáo dục đạo đức con người. Bác đã từng nói
trong bài thơ Nửa đêm.
Hiền dữ đâu phải là tính sẵn.
Phần nhiều do giáo dục mà nên.


Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con
người. Trước hết, Bác phủ nhận quan điểm cho rằng, đức
tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh hưởng
phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng sự
phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành
những con người thiện, ác khác nhau. Người cho rằng để
mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân
tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt
là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Quan
điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta
muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì
xã hội cần quan tâm đến GDĐT.
Trong một lần nói chuyện với học sinh. Bác Hồ đã chỉ rõ:

Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng.
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Cái đức luôn được con người đặt lên vị trí hàng đầu.Vậy
nên việc kết hợp gia đình- nhà trường, xã hội, nghiên cứu
nội dung chương trình, phương pháp giáo dục để tích


hợp giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường là một
việc làm hết sức cần thiết trong sự nghiệp trồng
người…
Nhưng thực tế chương trình giáo dục hiện nay vẫn xem
trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức việc dạy
làm người ( giáo dục đạo đức). Và rồi giật mình quay lại,
nhìn theo những mầm non tương lai của đất nước đang
bước những bước đi lệch vai bởi gánh nặng trí thức và
đang vơi dần và lệch lạc trong đạo đức, lối sống.

Toàn xã hội đang được sống trong cuộc sống hiện đại
của công nghệ thông tin, văn hóa mạng... chính những
thứ đó có tác động tích cực đến môi trường sống của các
em... Nhưng đằng sau đó là bao mối nguy hại của tệ nạn
xã hội, của mối quan hệ xã hội... Chúng ta không thể làm
ngơ khi thế hệ măng non, những học sinh thân yêu của
chúng ta đạo đức, lối sống bị xuống cấp một cách
nghiêm trọng. Thử hỏi ai có thể thống kê được một ngày
có bao nhiêu học sinh, sinh viên vi phạm đạo đức lối
sống, vi phạm pháp luật, tai tệ nạn xã hội, vi phạm luật
giao thông…Đặc biệt là các vi phạm nghiêm trọng như
giết người, cướp của, bạo lực học đường. Cũng như bài
viết sáng kiến của năm học trước tôi đã đề cập đến một


vụ việc ở trường THCS Kỳ bá thành phố Thái Bình chỉ
một việc hết sức nhỏ không nhặt hộ cặp bạn mà bị đánh
chết…rồi không ít những em giải quyết mâu thuẫn với
nhau bằng bạo lực, bằng vũ khí.Sẵn sàng chà đạp lên
nhân phẩm, cướp mạng sống của bạn bè, của cả những
người thân yêu nhất, những người sinh thành ra mình,
thầy cô… đã từng yêu thương dạy dỗ chỉ vì những lý do
nhỏ nhất…
Tôi đã tự hỏi, trong xã hội hiện nay liệu còn bao nhiêu
học sinh thuộc và hiểu những câu thơ, ca, hò, vè nói về
đạo đức con người, về công cha nghĩa mẹ, ơn thầy:
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
“ Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ.
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha”

“ Nhất tự vi sư- bán tự vi sư”
Nhưng dù sao chúng ta vẫn có thể tự hào, không thể quá
mất lòng tin vào thế hệ trẻ. Thực tế gần đây thôi, được
chứng kiến giàn khoan 981 của Trung Quốc vi phạm
quyền chủ quyền vùng biển của Việt Nam, người dân
Việt Nam, các bạn trẻ bằng nhiều hình thức đấu tranh, đã
đoàn kết khôn khéo để giữ vững chủ quyền biển đảo


bằng biện pháp hòa bình. Các bạn trẻ thể hiện lòng mình
khi chứng kiến sự ra đi của đại tướng Võ nguyên Giáp,
rồi những tấm gương sống động, gần gũi đáng được nhân
rộng điển hình đó là: em Nguyễn Anh Thư (SN 2000,
ngụ phường Mỹ Bình, học sinh Trường THCS Lý
Thường Kiệt nhặt được 40 triệu đồng trả lại người mất,
em Bùi Duy Nhất (học sinh lớp 6, trường THCS Đoàn
Lập, Tiên Lãng, Hải Phòng) trên đường đi học về nhặt
được chiếc ví màu đen có 30 triệu đồng. cậu bé tìm tới
nhà anh Trần Ngọc Tín, người cùng huyện Tiên Lãng, để
trả lại ví tiền. Được trả lại ví tiền, anh Tín tặng Nhất một
triệu đồng mua đồ dùng học tập, cậu bé nhất quyết không
nhận, cứu sống được 5 người.Cậu bé Trần Văn
Nguyên (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi)
cũng từng làm lay động không ít người. 10 đứa trẻ rủ
nhau tắm ao, một em sụp chân xuống hố sâu chới với,
Trần Văn Nguyên vì cứu bạn nên kiệt sức, qua đời tại
bệnh viện. Năm đó em mới 14 tuổi, và còn nhiều nữa
những gương người tốt việc tốt đáng được biểu dương
của các em.
Điều thứ hai mà mỗi chúng ta cũng cần phải làm ngay

trong môi trường giáo dục đó là việc giáo dục kỹ năng


sống. Bởi thực tế trong cuộc sống hiện đại ngày nay, môi
trường văn hóa hội nhập, khoa học công nghệ được phát
triển một cách vượt bậc... đời sống con người nâng cao
và đã quá dựa dẫm và phụ người khác chỉ biết học mà
không biết hành, con người trở nên như một cái máy
được cài đặt sẵn chương trình. Môi trường sống ảnh
hưởng tiêu cực đến các em, một năm ở lứa tuổi trung
học cơ sở có biết bao nhiêu học sinh vi phạm pháp luât
với sự chứng kiến của rất nhiều người mà ko ai lên tiếng,
chỉ biết đứng xem và quay phim chup ảnh đưa lên mạng
lấy tin giật gân xem được bao nhiêu like, có bao nhiêu
học sinh thân yêu của chúng ta bị tai nạn giao thông, bị
đuối nước…
Nhưng may sao, trong cuộc sống hiếm hoi chúng ta vẫn
tìm thấy những tấm gương như:
- Em Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường
THPT Đô Lương 1, Nghệ An).anh dũng cứu năm bạn bị
đuối nước rổi bị hy sinh.
- Chàng trai Trần Hữu Hiệp (sinh năm 1988) – một trong 9
nạn nhân đã dũng cảm nhường áo phao cho những người
gặp nạn khác, cứu sống được 5 người.


- Cậu bé Trần Văn Nguyên (xã Bình Chánh, huyện
Bình Sơn, Quảng Ngãi) cũng từng làm lay động không ít
người. 10 đứa trẻ rủ nhau tắm ao, một em sụp chân
xuống hố sâu chới với. Trần Văn Nguyên vì cứu bạn nên

kiệt sức, qua đời tại bệnh viện. Năm đó, em mới 14 tuổi
- Em Lê Như Thiện (học sinh lớp 12A Trường phổ
thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu, xã An Ninh Tây, Tuy An, Phú
Yên). Cách đây gần 4 năm, khi nước lũ lớn để về trên
sông Cái, mọi người cùng trên đường đi sơ tán, thì Thiện
phát hiện bố con anh Lê Hòa đang chơi với giữa dòng
nước, nhìn anh đã đuối sức. Với lòng tốt của chàng trai
trẻ, Thiện đã bỏ đồ đạc lao vào cứu hai cha con anh
Hòa. ... Đó chính là những kỹ năng sống mà các em đã
được giáo dục từ môi trường nhà trường, gia đinh và xã
hội.
Đứng trước hoàn cảnh xã hội đó trách nhiệm của
chúng ta như thế nào. ” Là một giáo viên tôi luôn đặt ra
câu hỏi cho bản thân mỗi khi lên lớp “Bài học mĩ thuật
hôm nay có tác dụng gì với các em...” phải dạy như thế
nào để sau mỗi bài học các em không chỉ có được kiến
thức cơ bản về mĩ thuật, có kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ
năng kiên định, có tính đoàn kết, biết hy sinh giúp đỡ bạn


bè mỗi khi gặp khó khăn, các em có kĩ năng sắp xếp thời
gian, đặt ra mục tiêu, đủ tự tin ... để hoàn thành trách
nhiệm được giao của mình, hoàn thành sản phẩm mĩ
thuật. Qua môn học các em có thái độ tích cực trong
việc tự giáo dục bản thân, các em biết lên tiếng cổ động
cho những điều tốt và biết lên tiếng phê phán cho những
thói hư tật xấu, các em dám nhận trách nhiệm khó khăn
về mình để hoàn thành nhiệm vụ, biết phân biệt phải trái,
biết bảo vệ và giúp đỡ mọi người, đồng thời các em có kĩ
năng cơ bản trong việc đánh giá giá trị của sản phẩm

trước những sản phẩm mình tạo ra, sản phẩm con người
và thiên nhiên tạo đó là ( những công trình mĩ thuật tiêu
biểu, những phong cảnh, những di tích của quê hương,
đất nước và của thế giới),. Từ việc xác định được giá trị
các em cần phải đoàn kết cùng bạn bè gìn giữ, bảo tồn,
xây dựng... Đó chính là những kĩ năng sống hết sức quan
trọng trong cuộc sống, giúp cho các em trở người có ích
cho xã hội.
Song hành với nó là việc nhận thức sâu sắc được vai
trò của việc giáo dục đạo đức lối sống của học sinh,
nghành giáo dục đã biên soạn khung chương trình giáo
dục đạo đức học sinh phù hợp, khoa học với từng cấp


học, đầu tư, đào tạo, định biên giáo viên chuyên trách
giáo dục công dân trong trường phổ thông… Trong
những năm trở lại đây, phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” “ Học sinh chăm ngoanMôi trường giáo dục lành mạnh” đã được triển khai và
hưởng ứng mạnh mẽ trong các trường học, cấp học để
giúp cân bằng trong việc rèn đức luyện tài cho thế hệ
tương lai của đất nước.
Bản thân tôi là một giáo viên tôi luôn ghi nhớ lời dạy
của Bác:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây.
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Chúng ta còn phải chứng kiến đến bao giờ những
hành vi phi đạo đức của thế hệ trẻ đang hiện hữu trước
mắt chúng ta. Chúng ta phải lên tiếng và vào cuộc cấp
thiết. Đó chính là trách nhiệm của những người làm giáo
dục. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài đổi mới phương

pháp “ Quản lý học sinh trong giờ dạy mĩ thuật và nâng
cao chất lượng môn học qua việc dạy tích hợp giáo dục
kỹ năng sống, giáo dục đạo đức học sinh , đưa vai trò của
môn học mĩ thuật về đúng đích trong môi trường giáo
dục phổ thông”


II. Thực tiễn để thực hiện đề tài:
Khi thực hiện đề tài bản thân tôi luôn có những thuận lợi
làm nên sự thành công cho đề tài đó là:
* Một là:Việc thực hiện đề tài luôn được song hành trong
các hoạt động giáo dục của nhà trường đó là điều kiện
thuận lợi để háng ngày hàng giờ mỗi chúng ta được trao
đổi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, nắm bắt được cá tính
của từng học sinh trong giai đoạn lứa tuổi.
* Hai là: Bản thân tôi được giảng dạy, tiếp xúc với tất cả
10 lớp, 316 học sinh của nhà trường.
* Ba là: Trực tiếp dạy môn giáo dục công dân 6.
Tuy nhiên trong những thuân lợi vẫn còn tồn tại những
khó khăn đó là:
- Dạy môn ít giờ, thời gian tiếp xúc với học sinh ít.
- Môi trường, hoàn cảnh, nhận thức của học sinh không
đồng đều.
- Thời gian thực hành thực tế không cho phép.
III. Kỳ vọng trong thực hiện đề tài:
Việc thực hiện đề tài trong hoàn cảnh và điều kiện có khá
nhiều thuận lợi. Sẽ giúp tôi thành công và đạt được
nguyện vọng sau:
- Đạo đức học sinh được nâng lên.



- Giảm thiểu học sinh cá biệt, học sinh vi phạm pháp luật
trong nhà trường.
- HS bước đầu có những kỹ năng sống tối thiểu như kỹ
năng tự bảo vệ mình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ
người thân, kỹ năng phòng tránh tai tệ nạn xã hội



×