Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu kiểm nghiệm một số dược liệu mang tên sâm bằng phương pháp hiển vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.69 MB, 28 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Dược HÀ NỘI

NGHIÊN c ú u KIỂM NGHIỆM MỘT s ố

DƯỢC LIỆU MANG TÊN SẢM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP HIEN VI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ ĐẠI HỌC KHOÁ 1995-2000

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Phương Lan

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Viết Thân
PGS.TS. Nguyễn Kim cẩ n

Nơi thực hiện:
Thời gian thực hiện:

Bộ môn Dược liệu
3/2000 - 5/2000

HÀ NỘI - 5.2000

N9/I2. u



Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới các thầy TS. Nguyễn Viết Thân, PGS.PTS Nguyễn Kim
Cẩn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Em xin chân thành cảm ơn DS. Thái Nguyễn Hùng Thu cùng các
thầy cô giáo, các kỹ thuật viên bộ môn Dược liệu đã nhiệt tình giúp đỡ và
tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Cuối cùng em xin bày tợ lỏng biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo đã
dạy bảo em trong suốt năm năm học qùa.
Hà Nội 201512000.
Sinh viên
t /pỳuyển 3ÏU Ỉỹíu ỉcln ỹ ỉ£an .


M ỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỂ

1

II. TỔNG QUAN

2

III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

2

1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu.


2

1.1. Nguyên liệu

2

1.2. Phương pháp nghiên cứu

2

1.2.1 .Thu mẫu và bảo quản

2

1.2.2. Quan sát đặc điểm hình thái

3

1.2.3. Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu

3

2. Kết quả thực nghiệm.

4

2.1. Huyền sâm

4


2.2. Đảng sâm

9

2.3. Đan sâm

16

2.4. Sâm cau

21

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ

24

TÀI LỆU THAM KHẢO

25


PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỂ
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn cây cỏ quí giá của đất
nước để phòng và chữa bệnh. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thế hệ này
truyền lại cho thế hệ khác, đến nay dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc
từ thực vật vẫn được sử dụng rộng rãi, mặc dù nền công nghiệp hoá dược
phát triển rất mạnh sản xuất ra nhiều thuốc mới có tác dụng tốt. Trong các

loại dược liệu, Nhân Sâm là một vị thuốc quí, đây là vị thuốc có tác dụng
bồi bổ khí lực tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ, vì thế đông y đã coi
Nhân sâm là vị thuốc đứng đầu các vị thuốc bổ theo thứ tự sâm, nhung, quế,
phụ. Do tác dụng như vậy nên một số cây thuốc có tác dụng bổ được gọi là
Sâm. Theo đánh giá sơ bộ, ngoài Nhân sâm, có khoảng 40 loại dược liệu
cũng mang tên Sâm với các tác dụng khác nhau, vì thế trong khi sử dụng
không tránh khỏi nhầm lẫn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành khoá luận: "Nghiên cứu
kiểm nghiệm một số dược liệu mang tên Sâm bằng phương pháp hiển vi"
với mục tiêu là:
1. Phân biệt một số dược liệu mang tên Sâm bằng phương pháp hiển vi.
2. Nghiên cứu một sô mẫu dược liệu mang tên Sâm để bổ sung tư liệu và
góp phần vào việc thành lập các chuyên luận kiểm ngiệm
chúng vê mặt hiển vù


PHẦN II

TỔNG QUAN
Để thuận tiện cho việc theo dõi và tránh lặp lại, chúng tôi sẽ trình bày
phần tổng quan theo từng phần tương ứng với từng vị dược liệu.

PHẦN III

THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

cứu

1.1. Nguyên liệu:


Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các dược liệu
mang tên Sâm sau:
1. Huyền sâm: Scrophularia ningpoensis Hemsl., họ Hoa mõm chó
ịScrophulariaceae).
2. Đảng sâm: Codonopsis sp., họ Hoa chuông (Campanulaceae).
3. Đan sâm: Salvia miltiorrhiza Bunge, họ Hoa môi (Lamiaceae).
4. Sâm cau: Curculigo orchioides Gaeitn., họ Sâm cau (Hypoxidaceae).
1.2. Phương pháp nghiên cứu:

Chúng tôi tiến hành quan sát đặc điểm hình thái bên ngoài và nghiên
cứu cấu tạo giải phẫu, bột của từng vị dược liệu.
Với mỗi dược liệu tiến hành theo các bước sau:
1.2.1. Thu mẫu và bảo quản:
-

Dược liệu khố mua ở các cửa hàng bán cho người bệnh và cho các

cơ sở sản xuất được sấy cho vào túi P.E, đóng kín để nơi khô ráo. Riêng với

2


Sâm cau là rễ lấy từ cây tươi, để thuận tiện cho việc bảo quản, mẫu được cắt
thành từng đoạn và ngâm trong hỗn hợp cồn: glycerin: nước (1:1:1).
1.2.2. Quan sát đặc điểm hình thái:
Dược liệu được quan sát bằng mắt thường về hình dạng kích thước,
màu sắc, thể chất.
1.2.3. Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu:
♦ Vi phẫu:

- Các bộ phận nghiên cứu được làm mềm trước (nếu cần thiết) bằng
nước hoặc cồn: nước: glycerin (1:1:1), tuỳ tính chất từng dược liệu.
- Chọn phần dược liệu nguyên không hỏng, cắt một phần có các đặc
điểm đặc trưng, thường có hình chữ nhật hoặc hình bán nguyệt.
- Tiến hành cắt bằng máy cắt mỏng cầm tay.
- Sau đó các lát cắt được xử lý theo trình tự:
Tẩy sáng:
* Ngâm hoặc đun các lát cắt trong dung dịch cloramin 5-10% khoảng
hai đến năm phút từ lúc sôi, tuỳ từng trường hợp.
* Rửa bằng nước cất nhiều lần đến hết cloramin.
* Ngâm trong dung dịch axit acetic 10% trong khoảng năm phút.
* Rửa lại bằng riiĩớc cất đến hết axit.
Nhuộm bằng phương pháp nhuộm kép thông thường với đỏ son phèn
và xanh metylen.
* Các lát cắt sau khi rửa hết axit acetic, nhuộm đỏ son phèn.
* Rửa lại bằng nước cất đến khi nước rửa không còn màu hồng.
* Nhuộm xanh bằng xanh metylen.
* Rửa lại bằng nước cất đến khi nước rửa không còn màu xanh.
Thời gian nhuộm tuỳ thuộc vào tính chất bắt màu của mỗi dược liệu.
Loại nước:
Vi phẫu cần được loại hết nước trước khi cố định.

3


* Các lát cắt được khử nước từ từ với cồn có độ cồn tăng dần 20°, 30°,
80°, 90°, sau đó là cồn tuyệt đối.
* Rửa xylen nguyên chất ba lần.
Lên kính:
* Nhỏ lên phiến kính một giọt bôm canada (đã được pha loãng trong

xylen).
* Đặt vi phẫu vào giữa giọt bôm và đậy lá kính.
* Để tiêu bản ỏ' nơi thoáng mát một đến hai tuần.
* Tiêu bản đã khô được đưa lên kính hiển vi quan sát, mô tả các đặc
điểm giải phẫu.
Chụp ảnh:
Vi phẫu được chụp ảnh bằng hệ thống kính hiển vi chụp ảnh với các
độ phóng đại khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể.
♦ Bột dược liệu:
- Dược liệu được rửa sạch, đem sấy khô và nghiền thành bột. Quan
sát bằng mắt thường màu sắc của bột, nếm, ngửi, để nhận biết mùi vị từng
bột.
- Lên tiêu bản. Thường dùng nước để lên tiêu bản bột dược liệu, đôi
khi có thể dùng thêm cloranhydrat 10%, glycerin: nước (1:1).
- Quan sát các đặc điểm của bột bằng kính hiển vi. Mô tả các đặc
điểm đó.
- Chụp ảnh bột dược liệu bằng hệ thống kính hiển vi chụp ảnh với các
độ phóng đại khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể.

4


2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
2.1. Huyền sâm:

Dược liệu là rễ cây Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis HemslJ,
họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) [3].
Còn có tên gọi khác QuảnỄíg huyền sâm, Nguyên sâm, Hắc sâm, Ô
nguyên sâm. Phân bố chủ yếu ở các huyện Đông Dương, Tiêu Cư, Đông
Hương. Loài này có sản xuất ở các tỉnh Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tây,

Thiểm Tây,Quí Châu, Cát Lâm, Liêu Ninh. Cây thảo cao l,5-2m, thân có
bốn cạnh, màu lục, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép có
răng cưa, dài 3-8cm, rộng l,5-2cm. Hoa màu tím nâu, có bốn nhị mọc
thành chùm ngắn ở ngọn thân, kẽ lá, đầu cành, quả và hạt màu đen. Bộ
phận dùng là rễ có hình trụ không đều thon dần về một đầu. Dài khoảng 613cm , đường kính 0,6-2,5cm. Rễ có thể phân nhánh. Mặt ngoài có màu
vàng nhạt mang các vết sẹo ngang và các rễ phụ. Thể chất chắc [2,5].
Trước đây Việt Nam ta phải nhập Huyền sâm từ Trang Quốc. Vào
những năm 1960, Huyền sâm đã bắt đầu di thực vào nước ta. Hiện nay
Huyền sâm đã được trồng nhiều ở miền núi cao và đồng bằng trung du Việt
Nam [2,9].
Có một số cây thuộc chi Scrophularia được trồng và sử dụng ở các
địa phương khác nhau:
-

Scrophularia buergeriana Miq. (S. oldhami Oliv.) : Bắc huyền sâm,

Dã huyền sâm. Có một số đặc điểm khác Huyền sâm - Scrophularia
ningpoensis Hemsl.. Hoa mọc từng chùm, núm hoa màu xanh vàng, lá hình
trứng có loại hình trứng dài, chiều dài lá khoảng 5-12cm. Quả non hình
trứng dài 6mm. Củ tròn dài, có nếp nhăn dọc, vỏ màu nâu tối, có củ con
hoặc nốt củ con. cắt ngang mặt củ trong vỏ không có tế bào mô cứng. Củ
ngâm nước thành màu đen, ưa trồng ở nơi ẩm ướt. Có trồng tại các vùng

5


Hắc long giang, Cát lâm, Liên minh, Hà bắc, Sơn đông, Sơn tây, Nội mông,
Giang tô [6,7,12].
-


S. spicata Franch: Thổ huyền sâm, Xuyên huyền sâm, Huyền sâm

đại sâm, thường trồng và sử dụng ở tây bắc tỉnh Vân nam. Cây có hoa mọc
thành bông, hoa có tán không có cuống chung xếp lại như những bánh xe.
Cuống hoa ngắn, dài 3mm. Lá hình trứng có khía hình kim, hai mặt không
có lông, gân lá liền nhau như mặt võng. Cành mang lá dài 3-5cm, không có
lá kèm. [12].
Rễ củ chứa nhiều thành phần hoá học khác nhau đặc biệt là harpozit
một iridoitlglycosũl không bền vững dễ bị chuyển hoá thành dẫn chất màu
đen.
Thường chữa sốt, viêm họng, táo bón [2,9].
Yêu cầu kiểm nghiệm:
Hình dạng bên ngoài: Rễ nguyên hầu như hình trụ, phía trên phình
to, phía dưới thuôn nhỏ dần, có chỗ cong queo như sừng dê, dài 3-15cm,
đường kính 0,5-l,5cm. Mặt ngoài màu nâu tro, có nếp nhăn và rãnh lộn
xộn, nhiều lỗ bì nằm ngang và nhiều vết tích của rễ con hay đoạn rễ nhỏ
còn lại. Mặt cắt ngang màu đen, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía
trong có nhiều vân toả ra (bó libe-gỗ) [3].
Vỉ phẫu: Lớp bần có 4-5 hàng tê bào nhăn nheo, có chỗ bị rách nứt.
Mô mềm vỏ gồm những tế bào có màng mỏng nhăn nheo. Trong mô mềm
có những đám mô cứng gồm 2-3 tế bào có màng dày với ống trao đổi rõ và
những tế bào mô cứng riêng lẻ xếp rải rác lộn xộn. Ở gần lófp bần, các đám
mô cứng và tế bào xếp mô cứng xếp dày hơn. Libe cấp 2 cấu tạo bởi những
tế bào nhỏ xếp đều đặn, bị những tia ruột rộng cắt libe ra thành từng đám
ứng với đám gỗ bên trong. Tầng sinh libe-gỗ. Gỗ cấp 2 xếp liên tiếp thành
những đoạn dãy mạch thẳng hàng từ trong ra ngoài, tia ruột rộng, màng
không hoá gỗ, ở giữa tâm điểm có đám mạch gỗ cấp 1 [3].

6



Bột: Màu đen nhạt, vị hơi mặn. Soi dưới kính hiển vi thấy: nhiều tế
bào mô cứng tập hợp thành từng đám, hoặc rải rác những tế bào riêng lẻ có
ống trao đổi rõ, đa số hình thoi. Mạch gỗ hầu hết là mạch vạch. Mảnh bần
gồm những tê bào nhiều cạnh đều đặn có thành dày. Mảnh mô mềm. Rải
rác tinh bột nhỏ có hình tròn [3].
Kết quả kiểm nghiệm:
Hình dạng bên ngoài: Bộ phận dùng là rễ có hình trụ thon dần một
đầu. Dài khoảng 6-13cm, đường kính 0,6-®*2¿5cm. Rễ có thể phân nhánh.
Mặt ngoài có màu vàng nhạt mang các sẹo ngang và các rễ phụ, thể chất
chắc (Ảnh 2).
Vỉ phẫu: Mặt cắt có hình tròn. Từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm
1-3 hàng tê bào thành nhăn nheo xếp thành hàng, có chỗ bị rách nứt. Mô
mềm vỏ gồm các tế bào có màng mỏng hình đa giác xếp sít nhau. Trong mô
mềm có những đám tế bào mô cứng gồm 2-3 tế bào có thành rất dày hoặc
những tế bào mô cứng riêng lẻ xếp rải rác gần bần. Libe cấp 2 cấu tạo bởi
những tế bào nhỏ xếp đều đặn, libe phát triển thành tạo thành các bó nhỏ
nằm ứng với bó gỗ bên trong. Tầng phát sinh libe-gỗ liên tục thành vòng.
Gỗ cấp 2 liên tiếp thành những đoạn, dãy mạch thẳng hàng từ trong ra
ngoài. Giữa tâm điểm có một đám mạch gỗ cấp 1. Tia ruột rộng (Ảnh 3).
Bột: Màu đen xám nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần có màu
vàng gồm các tế bào thành dầy (1). Mảnh mô mềm (2). Rải rác có các sợi
thành mỏng (3). Nhiều mảnh mạch vạch (4). Những tế bào mô cứng liêng lẻ
hoặc tập trung thành từng đám có ống trao đổi rõ^Có khi gặp những hạt tinh
bột tròn có rốn phân nhánh (Ảnh 4).
Bàn luận:
Kết quả nghiên cứu cho thấy các mẫu Huyền sâm có đặc điểm hiển
vi đáp ứng các yêu cầu của Dược điển Việt Nam II tập 2.

7



Ảnh 1: Cây Huyền sâm

Ảnh 2: Rễ Huyền sâm

Ảnh 3: Vi phẫu rễ Huyền sâm

Ảnh 4: Một số đặc điểm bột Huyền sâm
8


2.2. Đảng sâm.

Dược liệu dùng là rễ phơi hay sấy khô của nhiều loài Đảng sâm
(Campanumoea sp.), họ Hoa chuông (Campanulaceae) [3].
Còn có tên khác là Phòng đảng sâm, Lộ đảng sâm, Xuyên đảng sâm,
Đông đảng sâm, Rầy cáy, Mần cáy... [6].
Trên thực tế người ta trồng, thu hái và sử dụng các loài:
- Codonopsis javanica Blum.e, Đảng sâm nam. Là loài Đảng sâm mà
ta khai thác trong nước [1].
- Codonopsispilosula (Tranch) Nannf. ,Đảng sâm bắc [12]..
- Codonopsis tangshen Oliv., Xuyên đảng sâm [6,12].
- Codonopsis viridiỷlora Maxim, Đảng sâm hoa xanh[5].
- Codonopsis tubulosa Kom, Đảng sâm hoa ống [5].
- Codonopsis nervosa Nannf, Đảng sâm mõm chó [5].
- Codonopsis lanceolata Benth. et.Hook, Đảng sâm bốn lá[12].
- Codonopsis ussuriensis Hemsl. [12].
- Codonopsis clematidea Clarke [12].
Đông y coi Đảng sâm có thể dùng thay thế nhân sâm trong các bệnh

thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có
anbumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm,
lợi tiểu tiện. Người ta còn gọi Đảng sâm là Nhân sâm của người nghèo vì
có mọi công dụng của Nhân sâm lại rẻ tiền hơn [6].
Đảng sâm bắc có saponin và đường. Đảng sâm nam có đường, chất
béo [2,6].
Rễ khô của cây Đảng sâm nam (Codonopsis jơvanica) hơi giống rễ
khô cây Tục đoạn (Dipsacus ịaponicus Miq., họ Tục đoạn Dipsaceae) [10].
Ở đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu các mẫu Đảng sâm bắc, Đảng
sâm nam thường dùng trên thị trường.

9


2.2.1. Đ ả n g sâm nam
Yêu cầu kiểm nghiệm:
Hình dạng bên ngoài: Dược liệu là rễ hình trụ, có khi phân nhánh,
đường kính 0,5-2cm, dài 6-15cm, có khi tới 20cm. Đầu trên phát triển to, có
nhiều sẹo của thân. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, trên có những rãnh dọc
và ngang, chia rễ thành đường lồi lõm. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt [3].
Vỉ phẫu: Lófp bần gồm 5-6 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ
cấu tạo bởi tế bào hình nhiều cạnh. Trong mô mềm rải rác có đám mô cứng
và ống nhựa mủ. Một sô tế bào chứa inulin và tinh bột. Libe chiếm phần lớn
lát cắt, có ống nhựa mủ. Mạch gỗ họp thành 2 hàng phân cách nhau bởi tia
ruột có có tế bào thành mỏng[3].
Bột: Màu vàng nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột
nhỏ, đường kính 3-20|Lim. Khá nhiều mảnh mạch mạng. Tế bào mô cứng
màu vàng nhạt. Mảnh mô mềm với ống nhựa mủ. Mảnh bần màu vàng nâu
[3].
Kết quả kiểm nghiệm:

Hình dạng bên ngoài: Dược liệu thường có kích thước lớn và phân
nhánh nhiều, màu sẫm, có nhiều nếp nhăn dọc, cứng chắc (ảnh 5,6).
Vi phẫu: Mặt cắt có hình tròn. Từ ngoài vào trong có: Lớp bần
khoảng 4-5 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng tâm và
dãy xuyên tâm, hơi rách. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi các tế bào hình nhiều
cạnh hơi dài dẹt, xếp lộn xộn, rải rác có các đám tế bào mô cứng. Các tế
bào libe nhỏ xếp xít nhau, trong libe có ống nhựa mủ xếp rải rác thành hàng
và thành vòng ứng với bó libe gỗ. Libe thành dải dài chiếm phần lớn lát cắt.
Các mạch gỗ xếp thành hàng (hai hàng) tạo thành hệ thống hình nan quạt
toả ra từ tâm. Các bó libe-gỗ phân cách nhau bởi tia ruột rộng có tế bào
thành mỏng (Ảnh 7).

10


Bột: Màu vàng nhạt, mùi thơm, vị ngọt nhạt sau đắng. Soi kính hiển
vi thấy: Mảnh mô mềm (1) có thể mang hạt tinh bột. Đám tế bào mô cứng
riêng lẻ màu vàng nhạt thành dầy (2). Mảnh mạch điểm (3). Tinh thể calci
oxalat hình khối (4), kích thước 0,01-0,02 mm. Khối inulin nhiều hình
dạng, thường có hình quạt (5). Hạt tinh bột hình tròn thường đơn lẻ có rốn
phân nhánh kích thước 0,015-0,025 mm (6) (Ảnh 8).
Bàn luận:
Kết quả nghiên cứu cho thấy các mẫu Đảng sâm nam có đặc điểm
hiển vi đáp ứng các tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam II Tập 2.

11


?


Ảnh 5: Cây Đảng sâm nam

^

Anh 6: Rễ Đảng sâm nam

Anh 7: Vi phẫu rê Đảng sâm nam

0,05 mm

:o Ö o

Ảnh 8: Một số đặc điểm bột Đảng sâm nam
12


2.2.2. Đ ả n g sâm bắc
Yêu cầu kiểm nghiệm:
Hình dạng bên ngoài: Dược liệu là rễ, có hình tròn dài dẹp, dài
khoảng 8-22cm, đường kính 7-10mm, cũng có củ to dài hơn. Đầu củ trông
hơi giống đầu sư tử. Mặt ngoài màu vàng nhạt có những rãnh sâu nằm
ngang không đều, gần đầu rễ có những rãnh ngang thưa. Thể chất dễ bẻ
gẫy, mặt gẫy không phẳng. Không mùi, vị ngọt.
Vi phẫu: Qua kính hiển vi quan sát mặt cắt ngang thấy : Ngoài cùng
là lớp bần, sát lớp bần là mô mềm gồm những tế bào vách mỏng có nhiều
ống nhựa mủ. Libe phát triển. Tầng phát sinh libe- gỗ tạo thành vòng liên
tục. Các mạch gỗ hình tròn to nhỏ không đều nhau xếp thành dải trong mô
mềm gỗ không hoá gỗ [12].
Bột: Có màu vàng nhạt. Soi dưới kính hiển vi thấy: các mảnh bần.
Các tế bào thành dầy hoá gỗ. Mảnh mô mềm có các ống nhựa mủ. Các

mảnh mạch điểm. Rải rác có các hạt tinh bột nhỏ.
Kết quả kiểm nghiệm:
Hình dạng bên ngoài: Dược liệu là rễ có hình trụ dài 15-20cm,
đường kính 0,3-0,5cm. Có khi phân nhánh thon dần về một đầu, mang
nhiều sẹo của thân. Mặt ngoài có màu vàng nhạt ,trên có những 1'ãnh dọc,
ngang. Thể chất dẻo dai khó bẻ gãy, mặt cắt ngang thấy rõ lõi màu trắng
(Ảnh 9).
Vỉ phẫu: Mặt cắt ngang có hình tròn. Ngoài cùng là lóp bần gồm 5-6
lớp tế bào hình chữ nhật xếp thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô
mềm vỏ cấu tạo từ những tế bào thành mỏng hình đa giác xếp lộn xộn, lớp
ngoài bị ép dẹp. Libe phát triển chiếm phần lớn lát cắt xếp thành dải dài.
Trong libe có nhiều ống tiết nằm rải rác. Tầng phát sinh libe-gỗ tạo thành
vòng liên tục. Gỗ phát triển tạo thành các bó hình nan quạt gồm các mạch

13


gỗ hình tròn kích thước không đều nhau. Xen kẽ các bó libe-gỗ là nhữnơ tia
ruột rõ (Anh 10).
Bột: Có màu vàng nhạt, mùi thơm, vị hơi ngọt. Soi dưới kính hiển vi
thấy: Mảnh mô mềm có thể mang hạt tinh bột (1). Mảnh mạch chủ yếu là
mạch vạch (2). Mảnh bần (4). Các hạt tinh bột thường đơn lẻ có hình tròn
hay hình trứng (5), kích thước 0,015-0,02mm. Có rất nhiều tế bào thành dày
màu vàng nhạt (6), hình dạng khác nhau, có khoang tế bào rộng thấy rõ ống
trao đổi (3, 6). Mảnh mang tuyến tiết có chứa các chất tiết màu vàng (7)
(Anhll).
Bàn luận:
Kết quả nghiên cứu cho thấy các mẫu Đảng sâm bắc có đặc điểm éệe
hiển vi đáp ứna tiêu chuẩn kiểm nghiệm [12.13].


14


Anh 9: Đảng sâm bắc

Ảnh 10: Vi phẫu rễ Đảng sâm bắc

0,05 mm

Anh 11: Một số đặc điểm bột Đảng sâm bắc

45


2.3. Đan Sâm.

Dược liệu là rễ đã chế biến của cây Đan Sâm {Salvia miltiorrhiza
Bunge), họ Hoa môi (Lamiaceae) [3].

Còn được gọi là Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn [6].
Cây này mới di thực vào nước ta, hiện đang gây giống ở Tam Đảo.
Rễ thu hoạch vào mùa đông. Đào rễ, cắt bỏ cây và rễ con, phơi hoặc sấy
khô [6].
Trên thực tế người ta trồng, thu hái một số cây kháe chi Salvia với tên
gọi Đan sâm:
♦ Salvia bowleyana Dunn., Nam đan sâm: Dược liệu là rễ củ có hình
ống dài, dài 5-8cm, đường kính 0,5cm. Mặt ngoài đỏ nhờ, chất hơi cứng, dễ
bẻ gãy, mặt gãy không phẳng. Vị hơi đắng [12].
♦ Salvia przewalskii Maxim., Đan sâm cam túc: Dược liệu có hình
dùi tròn, trên to dưới nhỏ dài 10-20cm, đường kính 1-4cm. Mặt ngoài màu

đỏ tối. Đầu củ có 1 hoặc nhiều cành chụm lại. vỏ ngoài có nhiều chỗ bị
bong ra, màu hạt dẻ. Chất xốp, giòn, dễ bẻ gãy, mặt gãy không phẳng, vị
hơi đắng [12].
♦ Cây Xuyên dã đơn sâm (chưa xác định được tên khoa học) có màu
vỏ cũng giống như vỏ loài Đan sâm trồng, ruột màu tím, củ già có vỏ thô
xốp, gầy. Mọc hoang ở huyện Trung Giang tỉnh Tứ Xuyên [5,7].
Ngoài các loài Đan sâm kể trên người ta còn dùng một số loài khác
thuộc chi Salvia:
-

Salvia yunnanensis C.H.Wright., Vân nam đan sâm, Tiểu hồng đan

sâm, Tiểu đan sâm: thân rễ ngắn, rễ con hình chùy, màu hồng. Phân bố ở
Tứ nam, khu Vân nam.

16


- Salvia trijuga Diels., Đan sâm 3 lá (Vĩ thử 3 lá), Tiểu hồng sâm: Rễ
ngắn hình trụ tròn màu hồng gạch. Phân bố ở Tứ xuyên, Vân nam, Tây
tạng.
- Salvia plectranthoides Griff., Đan sâm đuôi chuột (Vĩ thử trường
quán), Mao đan sâm, Hồng cốt sâm: Rễ ngắn hình trụ tròn hoặc hình lăng
trụ, màu trắng hổng. Phân bố ở Hồ bắc, Thiểm tây, Quảng tây, Tứ xuyên,
Vân nam, Quì châu.
- Salvia digitaloides Diels., Mao địa hoàng đuôi chuột, Đan sâm
ngân tử, Bạch bối đan sâm, Bạch nguyên sâm: Rễ to chắc hình dùi trống,
màu hồng. Phân bô ở phía bắc Vân nam [12].
Người ta đã phân lập từ Đan sâm ra 15 chất xeton [12].
Đan sâm là vị thuốc có tác dụng trục huyết ứ, dùng để chữa các bệnh

về máu cho phụ nữ trước và sau đẻ, như kinh nguyệt không đều, rong kinh,
đau bụng, tử cung xuất huyết, ngoài ra chữa đau khớp xương, phong tê, ung
nhọt sưng đau, ghẻ lở và là thuốc bổ máu [2,6,9].

Yêu cầu kiểm nghiệm:
Hình dạng bên ngoài: Rễ hình trụ, dài 10-25cm, đường kính 0,8l,5cm, đầu trên phình to. Mặt ngoài màu đỏ nâu hay đỏ gạch bẩn, có nhiều
nếp nhăn dọc, lộn xộn và còn vết tích của rễ con. Mặt cắt ngang có tầng
sinh libe-gỗ mảnh, ngoằn ngoèo, vùng gỗ rộng chiếm gần 2/3 bán kính, bó
gỗ màu trắng ngà sắp xếp theo tia toả ra. Vị hơi ngọt, sau đắng chát.
Vi phẫu: Lớp bần gồm nhiều tầng tế bào có thành dày bị bẹp. Mô
mềm vỏ dầy cấu tạo bởi tế bào hình tròn hay hình bầu dục, thành mỏng,
xếp đều đặn theo hướng tiếp tuyến. Libe cấp hai gồm những tế bào nhỏ,
thành mỏng, xếp đều đặn và liên tục thành vòng tròn, tí

17

b


những chỗ tương ứng với các nhánh gỗ. Tầng sinh libe-gỗ. Gỗ cấp hai từ
tâm điểm chạy ra chia thành nhiều nhánh. Mạch gỗ nằm trong mô mềm có
màng dầy hoá gỗ. Tia ruột rộng, mỗi tia gồm 6-35 dãy tê bào có thành
mỏng xếp theo hướng xuyên tâm từ gần trung tâm xuyên qua gỗ đến libe
cấp 2 [3],
Bột: Có màu đỏ nâu, mùi thơm, vị ngọt, sau đắng chát. Soi kính hiển
vi thấy: mảnh bần gồm tế bào màu đỏ nâu, hình nhiều cạnh, thành dầy. Tê
bào mô mềm hình gần tròn, thành mỏng. Mảnh mạch điểm rộng 20-50 |Lim.
Sợi dài, thành dầy [3] .

Kết quả kiểm nghiệm:

Đặc điểm bên ngoài: Dược liệu là rễ có hình trụ dài 10-28cm, đường
kính 0,5-l,2cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc, lộn xộn và
còn nhiều vết tích của rễ con. Mặt cắt ngang phẳng, bó gỗ có màu trắng
ngà. Thể chất giòn, dễ.bẻ gãy. (Ảnh 12)

Vi phẫu: Mặt cắt ngang có hình tròn. Từ ngoài vào trong thấy: Lớp
bần gồm 4-5 hàng tế bào nhỏ có thành khá dầy và ngoằn ngèo. Mô mềm vỏ
cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng hình dạng khác nhau xếp đều đặn
theo hướng tiếp tuyến không để hở khoảng gian bào, có hiện tượng chèn ép
ở phía ngoài. Libe phát triển tạo thành lóp dầy. Tầng phát sinh libe-gỗ liên
tục thành vòng. Gỗ kém phát triển gồm các mạch gỗ nhỏ riêng lẻ hoặc
thành từng đám xếp rải rác thành hàng từ tâm toả ra hình nan quạt. Phần
tâm là bó gỗ cấp 1. Tia ruột rộng gồm nhiều dãy tế bào có thành mỏng.
(Ảnh 13).

18


Bột: Dược liệu có màu nâu đỏ, mùi thơm, vị hơi ngọt sau chát. Soi
kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm nhiều tế bào hình chữ nhật mầu nâu đỏ
(1). Mảnh mô mang mầu đỏ (2). Mảnh mô mềm (3). Có nhiều sợi thành
dầy, có thể xếp thành bó (4). Nhiều mảnh mạch chủ yếu là mạch điểm (5).
Đám tế bào thành dầy. (Ảnh 14)

Bàn luận:
Qua nghiên cứu thấy rằng các mẫu Đan sâm có đặc điểm bột
đáp ứng yêu cầu của Dược Điển Việt Nam, vi phẫu có đặc điểm
tương tự với đặc điểm vi phẫu loài Nam đan sâm {Salvia kowleyana
Dunn.).


19


20


2.4. Sâm eau

Dược liệu là rễ của cây Sâm Cau (Curculigo orchioides Gaertn.), họ
Sâm cau (Hypoxvdaceae) [2,6,9].

Cây Sâm cau còn có tên khác là Tiêm mao, Ngải cau, Sâm đỏ, Soạng
cà (Tày), Nam sáng ton (Dao), Cồ nốc lan [6,9].
Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta,còn thấy mọc
ở Campuchia, Ân độ, Malayxia, Thái lan, Trung Quốc,Philippin

[6].

Một số cây khác cũng có tên là Sâm cau:
♦ Sâm cau lá lớn: Curculigo capitulata Lour, Hypoxidaceae [2].
♦ Sâm cau lá rộng hay còn gọi Cồ nốc lá lứn Curculigo latifolia
Dryand. ex Ait.f.) Hypoxidaceae [2].
♦ Sâm mây, Sâm cau, Huệ đá: Peliosanthes teta Andrews, họ Hoàng
tinh ịConvallariaceae). Cây mọc ở sườn núi, chân núi đá nhiều nơi thuộc
miền Bắc Việt Nam [2] .
Rễ Sâm cau chứa nhựa, tanin, nhiều calci [9].
Công dụng của Sâm cau dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương,
phụ nữ đái đục, bạch đới, người già suy nhược phong thấp, vận động khó
khăn [2].
Kết quả nghiên cứu:

Mô tả cây: Cây cỏ, caol0-20cm, thân ngầm hình trụ dài, lá hẹp dài
15-30cm, rộng l,5-3,5cm, hai đầu nhọn. Hoa màu vàng mọc thành từng
cụm 3-5 hoa, trên một trụ ngắn, nằm trong bẹ lá (Ảnh 15).
Bộ phận dùng là rễ có hình trụ mặt ngoài đen mọc thẳng chia ngấn và
mang nhiều rễ con (Ảnh 16).
Vi phẫu: Mặt cắt có hình tròn, từ ngoài vào trong có: Bần gồm 10-15
hàng tế bào hình chữ nhật xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô
mềm là những tế bào thành mỏng hình dạng khác nhau xếp lộn xộn. Nhiều

21


tế bào chứa chất nhầy ,có kích thước lớn hơn các tế bào xung quanh. Vòng
nội bì và trụ bì đôi khi không rõ. Libe-gỗ xếp thành từng bó tròn riêng biệt.
Gỗ gồm các mạch gỗ nhỏ xếp thành vòng bên ngoài, libe ở trong. Các bó
libe-gỗ xếp thành vòng sát trụ bì và rải rác trong mô mềm ruột. Tinh thể
hình kim thường xếp thành bó có kích thước 0,07-0, lmm (Hình 1).
Bột: Màu trắng, mùi thơm, vị hơi chua. Nhìn dưới kính hiển vi thấy:
các mảnh mô mềm chứa tinh bột (1). Mảnh bần (2). Tinh thể hình kim, hai
đầu nhọn, thường xếp thành bó (3). Mảnh mạch vạch, mạch điểm (4). Hạt
tinh bột hình tròn thường kép 3-4, kích thước khoảng 0,01-0,025mm riêng
lẻ (5) hay tập trung thành khối (6). Sợi thành mỏng (7) (Ảnh 17).
Bàn luận:
Mẫu sâm cau chúng tôi nghiên cứu có tên khoa học Curculigo
orchioides Gaertn., Hypoxidaceae có các đặc điển hiển vi: Vi phẫu có lớp
bần ở ngoài, tiếp theo mô mềm có nhiều tế bào chứa chất nhầy. Libe-gỗ xếp
thành từng bó tròn riêng biệt, gỗ ở ngoài libe ở trong. Soi bột dược liệu thấy
hạt tinh bột tròn thường kép 3-4 riêng lẻ hay tập chung thành khối. Tinh thể
hình kim hai đầu nhọn thường xếp thành bó. Mảnh mạch vạch, mạch điểm.
Sợi thành mỏng.


22


×