Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích các yếu tố làm cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.07 KB, 5 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống
xã hội, làm mất ổn định xã hội. Một vi phạm pháp luật được nhận diện, đánh giá và là cơ sở
để truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhờ có cấu thành cơ bản xác định.Nó bao gồm các yếu
tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật. Thiếu một
trong những yếu tố này thì sẽ không tồn tại một vi phạm pháp luật trong thực tế. Việc xác
định từng bộ phận này là cơ sở quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lý,nhờ đó mà tìm
ra được mối quan hệ giữa chúng với nhau, xác định được các biện pháp trách nhiệm pháp lý
tương ứng, tìm ra nguyên nhân của vi phạm pháp luật, và còn đánh giá được mức độ nguy
hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp
luật thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, nhà
nước cũng như của toàn xã hội. Vì vậy mà ta có thể thấy việc phân tích các yếu tố làm cơ sở
để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật là rất quan trọng.
II. NỘI DUNG
1.Khái niệm: “ Hành vi” và “ Vi phạm pháp luật”Hành vi là xử sự của con người trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra thế giới
khách quan bằng lời nói, thao tác,cử chỉ nhất định hoặc bằng sự thiếu vắng những thao tác,
cử chỉ, lời nói nào đó. Và hành vi phải là xử sự có sự kiểm soát của ý chí và lý trí của những
người có ý thức cùng với thể trạng tâm thần bình thường.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2.Các yếu tố làm cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm
pháp luật: Yếu tố thứ nhất: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp
luật là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật.Nó bao
gồm: hành vi trái pháp luật, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
hậu quả, địa điểm, phương tiện và công cụ, phương tiện vi phạm.
+ Hành vi trái pháp luật
Là những xử sự của con người không phù hợp với các quy định của pháp luật.
Thông thường, hậu quả càng lớn thì sự tác động của hành vi nên lên các quan hệ xã hội
mạnh mẽ và chứng tỏ tính nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi vi phạm càng có kết cấu, cơ chế phức tạp thì khả năng gây hại cho nó càng cao, do
đó nhiều khi thiệt hại thực tế xảy ra nhưng đã phải xác định tính nguy hiểm của nó. Ví dụ:


Hành vi đưa và nhận hối lộ. Bình thường các hành vi dạng này luôn không có tính công
khai , thậm chí còn diễn ra một cách lén lút và được che đậy một cách rất kỹ như hứa làm
hay không làm một việc gì đó trước đó trước khi thực hiện hành vi đưa và nhân hối lộ. Quan
hệ xã hội bị biến dạng ở đây không trực tiếp bị gây ra bởi hành vi đưa hay nhân hối lộ mà
nó lien quan đến việc “ tiếp tay” của người nhận(có chức quyền hạn) khi làm một việc gì
đó(qua hành động cụ thể) hoặc không làm một việc mà theo chức trách, người đó phải thực
hiện và vì thế đã gây thiệt hại cho xã hội. Tính nguy hiểm của hành vi trong trường hợp này
là nguy cơ thực tế đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được bảo vệ.
Hành vi trái pháp luật gồm: hành động và không hành động
Quan điểm chung về không hành động bất hợp pháp là hành vi của chủ thể không thực hiện
một nghĩa vụ pháp luật của mình. Nghĩa vụ pháp luật đó có thể phát sinh do luật định (điển
hình là nghĩa vụ cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy định tại
Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999, nghĩa vụ yêu thương, nuôi nấng giáo dục con cái quy


định tại điều 34 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 hoặc phát sinh do quyết định bản án
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nghĩa vụ nhập ngũ khi có quyết định gọi nhập ngũ
của hội đồng nghĩa vụ quân sự đại phương, nghĩa vụ thi hành án…) hoặc phát sinh do hợp
đồng( nghĩa vụ giao vật, trả tiền trong hợp đồng dân sự…) hoặc phát sinh do vi phạm pháp
luật trước đó của chủ thể( trách nhiệm bồi thương thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra…)
hoặc phát sinh do nghề nghiệp, công vụ ( nghĩa vụ bảo vệ tài sản của nhân viên bảo vệ cơ
quan…). Tính nguy hiểm cho xã hội của không hành động bất hợp pháp thể hiện ở chỗ
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, của xã hội đã không được thực hiện hoặc đã
không ngăn chặn được thiệt hại xảy ra cho xã hội vì sự thiếu vắng hành động(hành vi) hợp
pháp.
Hành động: về nguyên tắc, pháp luật chỉ mô hình hóa cấp độ hành động và hoạt động của
hành vi thành một đơn vị hành vi ( bởi vì thao tác chỉ bao gồm các dạng thức bên ngoài),
việc lựa chọn mô hình hóa hành vi ở cấp độ hành động hay hoạt động tùy thuộc vào yêu cầu
điều chỉnh pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.Ví dụ; hành vi sản xuất, buôn bán hang
giả ( Điều 156 bộ luật hình sự năm 1999, chỉ được mô hình hóa ở cấp độ hoạt động) hành vi

phản bội Tổ quốc( Điều 78 Bộ luật hình sự năm 1999)chỉ được mô hình hóa ở cấp độ hoạt
động (hoạt động câu kết vơi nước ngoài nhằm gây hại cho độc lập, chủ quyền… của Tổ
quốc)
+ Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật:
Là sự thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
Chúng ta đã biết bằng xâm hại các hành vi xã hội, vi phạm pháp luật làm biến đổi trạng thái
bình thường của các quan hệ xã hội, phá vỡ sự ổn định của đời sống xã hội, gây ra những
tổn thất về vật chất hoặc tinh thần cho xã hội. Bất cứ hành vi nào cũng có thể gây ra hoặc
đe dọa gây ra những hậu quả nhất định.
Hậu quả của hành vi trái pháp luật là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi trái pháp luật. Vì : Hậu quả có thê là hậu quả lớn hay nhỏ, nhiều hay ít.
Và hậu quả của vi phạm pháp luật được biểu hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường
của các quan hệ xã hội bị xâm phạm.Nó có thể là những thiệt hại cụ thể có thể cân đo, đong
đếm(định lượng) được như tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản của cá nhân, tổ
chức…Nó cũng có thể là những thiệt hại trừu tượng không thể định lượng được và chỉ có chỉ
có thể định tính được, như nhân phẩm, danh dự của con người, uy tín của tổ chức, sự biến
biến dạng hành vi của con người…
Ví dụ: Ông Dương Văn A và ông Nguyễn đã mâu thuẫn tranh chấp về đất đai. Ông Dương
Văn A bị thua kiện và ông đã cầm dao chém ông Nguyễn.Hậu quả là ông Nguyễn chết.
Hậu quả gây chết người ở đây khác với hậu quả trong tình huống Ông Dương Văn A cũng
cầm dao nhưng việc cầm dao thường xuyên đe dọa và có những hành động xúc phạm đến
nhân phẩm của ông Nguyễn và làm cho ông Nguyễn sợ hãi và có vấn đề về đầu óc.
Vậy hậu quả của hành vi trái pháp luật gây ra là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật.
+Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
Trong mối quan hệ nhân quả giưa hành vi và hậu quả, hành vi với tư cách là nguyên nhân
phải là cái gây ra những biến dạng cho các quan hệ xã hội mà nó tác động tới. Theo đó hậu
quả không thể nhiều hơn kết quả của sự tác động. Nói đến mối quán hệ này, ít nhiều ta thấy
sự liên quan của nó đến sự xác định lỗi( vơí hành vi và hậu quả) rồi động cơ và mục đích
trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Có nhiều khi thiệt hại xảy ra trong thực tế còn

có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác,do vậy, phải “khoanh vùng tác động” của hành


vi. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với công tác điều tra, xác định chứng cứ, đòi hỏi phải sớm
phát hiện và làm rõ vi phạm, tránh được những điều kiện ngoại cảnh, thời gian ảnh hưởng
đến “ hiện trường”sau sự tác động của hành vi. Vì vậy mà mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi và hậu quả cũng có cũng góp phần làm cơ sỏ đánh giá cho mức độ nguy hiểm của hành vi
vi phạm pháp luật.
+Các yếu tố bên ngoài liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật như: Thời gian , địa điểm,
công cụ, phương tiện…
Các yếu tố điều kiện, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện vi phạm cần phải xem xét đầy đủ,
toàn diện hơn đối với một vi phạm pháp luật. Nó vừa là “ hiện trường”, vừa là “môi trường”,
“điều kiện” của vi phạm. Ngoài sự tác động của hành vi đến quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ, sự trợ giúp hay hạn chế sức tác động của các điều kiện, phương tiện ngoại cảnh có
thể làm tăng lên hay giảm đi sự nguy hiểm của hành vi. Hành vi nào xảy ra trong hoàn cảnh
thuận lợi mà chủ thể vi phạm nhận thức được nó, chủ động tạo ra hay lợi dụng được để vi
phạm thì hành vi này có tính nguy hiểm cao hơn và thường hành vi xảy ra trong điều kiện
này là có chủ động , chuẩn bị từ trước, do đó khả năng gây thiệt hại sẽ cao hơn đồng thời
với khả năng che giấu hành vi vi phạm sẽ dễ dàng hơn.
- Yếu tố thứ 2: Khách thể của vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị
hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.Đó chính là những lợi ich chung chính đáng của cá nhân,
tổ chức trong xã hội, của quốc gia, dân tộc được pháp luật ghi nhận, bảo vệ, bị hành vi vi
phạm pháp luật xâm hại.
Tính chất của khách thể là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi vi phạm pháp luật.
Thông thường, khách thể của vi phạm pháp luật có thể là độc lập, chủ quyền, thống nhất,
và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; tính mạng sức khỏe của con người; sở hữu của cá nhân, tổ
chức , trật tự quản lí nhà nước trên các lĩnh vực; thuần phong mĩ tục, truyền thống tốt đẹp,
giá trị đạo đức xã hội.

Ví dụ 1: theo điều thứ 78 “ tội phản bội tổ quốc” Bộ luật hình sự năm 1999
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây cho độc lập thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc , lực lượng quốc phòng , chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ hai năm đến hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì phạt tù từ bảy năm đến mười
lăm năm.
Ví du2: Cùng là hành vi trộm cắp, khách thể bị xâm hại ở đây là quyền tài sản của công
dân(hay tập thể hoặc Nhà nước…) nhưng giá trị tài sản dưới 500000đ thì chỉ bị xử phạt hành
chính nếu không phải là tái phạm, còn từ 500000đ trở lên thì nị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
- Yếu tố thứ 3: Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi
phạm pháp luật. Bao gồm : Lỗi, động cơ, mục đích vi phạm.
3 yếu tố: lỗi , động cơ, mục đích có những giá trị khác nhau nhất định để xác định trách
nhiệm pháp lý, trong đó lỗi là yếu tố quan trong hàng đầu cần được xem xét kỹ hơn.
+, Lỗi :
Được hiểu là thái độ( hoặc trạng thái) tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của nó
tại thời điểm thực hiện hành vi.


Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội trong hành vi trái pháp luật của mình
và hậu quả của mình và hậu quả của hành vi đó. Chủ thể bị coi là có thái độ tiêu cực đối với
xã hội khi họ có ý thức phủ định lợi ích xã hội, đi ngược lại lợi ích xã hội. Dựa vào thái độ
của chủ thể đối với hành vi và hậu quả cảu nó, lỗi được chia thành 2 loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý
. Cần phân biệt nỗi cố ý và vô ý. Vì việc phân biệt này có ý nghĩa rất lớn đối với khả năng
phải chịu trách nhiệm pháp lý về hậu quả do hành vi vi phạm gây ra vì nó nó được coi là “
Thước đo trách nhiệm pháp lý”.
Ỏ cùng một loại tội thì lỗi cố ý và lỗi vô ý có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Khái niệm : “ Lỗi cố ý” và “Lỗi vô ý”:

Được coi là lỗi cố ý trong trường hợp chủ thể khi thực hiện hành vi nhận thức được hành vi
của mình sẽ gây thiệt hại cho xã hội mà vẫn thực hiện . Yếu tố cố ý thể hiện rất rõ ở chỗ
người vi phạm có ý thức để xảy ra thiệt hại cho xã hội( mong muốn cho thiệt hại xảy ra,
hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để cho thiệt hại xảy ra)
Được coi là lỗi vô ý trong trường hợp chủ thể khi thực hiện hành vi không nhận thức được
thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình hoặc hoàn toàn tin rằng thiệt hại không thể xảy ra.
Trong trường hợp này yếu tố vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể hoàn không có ý, không chủ ý gây
ra thiệt hại cho xã hội.
Ví dụ: Theo như Bộ luật hình sự năm 1999:
Điều 108. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
+, Động cơ, mục đích:
Kháiniệm: “Động cơ” và “ Mục đích”:
Động cơ vi phạm được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật.
Mục đích vi phạm là kết quả trong ý thức mà chủ thể vi phạm pháp luật đặt ra và mong
muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Đối với mọi vi phạm, lỗi là dấu hiệu bắt buộc không thể thiếu trong mặt chủ quan, còn động
cơ và mục đích sẽ được xem xét có tính chất bổ sung, trừ một số hành vi vi phạm pháp luật

đòi hỏi chúng ta là dấu hiệu bắt buộc. Động cơ và mục đích của người vi phạm cũng có thể
làm tăng lên hay làm giảm đi tính chất nguy hiểm của hành vi.
- Yếu tố 4: Chủ thể của vi phạm pháp luật.
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân được xác định trên cơ sở độ tuổi và khả năng
nhận thức điều khiển hành vi của họ.


Chủ thể của vi phạm pháp luật là một yếu tố không thể thiếu để đánh giá mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật.
Để đánh giá được chủ thể với tư cách là một bộ phận cấu thành của vi phạm pháp luật cần
phải căn cứ vào những tiêu chí cơ bản theo thứ tự sau : Lứa tuổi , khả năng nhận thức, điều
kiện và môi trường xã hội, địa vị xã hội , những yếu tố nhân thân khác của chủ thể vi phạm.
+, Về lứa tuổi :
Lứa tuổi là yếu tố làm cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Ví
dụ: Trong bộ luật hình sự năm 1999, do tính chất của các hành vi cần phải được phân hoá
chính xác hơn. Nên độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội
rất nghiêm trọng với lỗi cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng… Thực ra việc quy định đó xuất
phát từ khả năng về nhận thức và điều khiển hành vi một cách rõ rang hơn và cũng từ đó
khả năng gánh chịu về hậu quả cũng được xác định chính xác cho chủ thể thực hiện hành
vi.
+, Địa vị xã hội:Do địa vị xã hội của các chủ thể không giống nhau mà tính chất của các vi
phạm do họ thực hiện cũng khác nhau, cũng vì vậy mà năng lực trách nhiệm pháp lý của
các chủ thể theo địa vị xã hội cũng phải có sự phân hoá. Thông thường, người có địa vị xã
hội thấp mà vi phạm thì hậu quả ( theo cả nghĩa rộng và hẹp) sẽ bị hạn chế hơn và mang
tính cục bộ, ngược lại, người có địa vị xã hội cao thực hiện thì hậu qảu thường rất lớn, rất
nghiêm trọng. Thực tế khi xét xử các vụ vi phạm nhất là về kinh tế thì hậu quả do những
người có chức quyền thực hiện thường rất lớn, nhất là những hậu quả thường có tính chất
“trừu tượng” mà họ gây ra cho trật tự xã hội. Những chủ thể vi phạm mà có địa vị xã hội

cao thì thủ đoạn càng tinh vi, có chỗ dựa dễ bề trốn tránh, điều kiển vi phạm cũngthuận lợi
hơn và đặc biệt họ la đối tượng khó bề kiểm soát.
+, Những yếu tố nhân thân khác của chủ thể vi phạm:
Hiện nay tái phạm và tái phạm nguy hiểm đang được xem là một tình tíêt tăng nặng. Với
những trường hợp này, tính chất, thái độ chống đối xã hội là rất rõ rang và ngày càng trở
nên nguy hiểm hơn khi mức độ của những lần vi phạm sau càng tinh vi, xảo quyệt về thủ
đoạn, càng quyết liệt về cường độ… Ngược lại, những người có nhân thân tốt thì vi phạm
của họ thường xảy ra với lỗi vô ý mặc dù hậu quả của hành vi cũng có thể rất nghiêm
trọng…Nhưng tính chất chống đối xã hội của họ lại rất mờ nhạt, vì vậy mà hậu quả thì
nghiêm trọng nhưng ý thức về việc gây ra nó lại hạn chế( không muốn gây ra hậu quả đó)…
+, Điều kiện môi trường:
Những chủ thể có điều kiện môi trường xã hội giống nhau, được hưởng chế độ giáo dục xã
hội giống nhau thì phân biệt khả năng ghánh chịu hậu quả và trách nhiệm trước xã hội theo
lứa tuổi, kinh nghiệm.Những chủ thể ngang nhau về lứa tuổi, sức khoẻ lại phân biệt khả
năng chịu trách nhiệm về hậu quả theo điều kiện xã hội mà họ sống.
III, Kết thúc vấn đề:
Quả thực, qua việc xác định, và phân tích những yếu tố làm cơ sở đánh giá mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm pháp luật giúp cho chúng ta định hướng phần nào để
giảm mức độ nguy hiểm của cho xã hội. Đồng thời, qua việc phân tích này giúp cho sinh
viên chúng ta có những nhận thức đúng đắn và cần thiết.



×