Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

phân tích tầm quan trọng của các yếu tố trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.9 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Các nhà nước luôn dùng pháp luật để quản lý, duy trì và điều tiết các mối quan
hệ xã hội. Nhà nước ta cũng không phải là một ngoại lệ, nhà nước ta là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa nên pháp luật luôn được coi trọng. Tuy nhiên, trong xã
hội tốt đẹp của chúng ta lại có những lực lượng hay bộ phận dân cư chống lại Nhà
nước, chống lại pháp luật hoặc vì những lý do nào đó mà họ đã vi phạm pháp luật.
Và hiện nay, hiện tượng vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra một cách phổ biến
làm cho xã hội đáng lo ngại. Các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài,
báo… luôn nhắc đến tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta.
Trong đó mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật ngày càng cao làm cho
những cơ sở để đánh giá ngày càng trở nên cấp thiết. Những cơ sở này là căn cứ để
truy cứu trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật. Vì thế dựa vào những
kiến thức lý luận của mình em xin phân tích tầm quan trọng của các yếu tố trong
việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật.
I – Khái niệm vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các
mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Tính chất nguy hiểm của vi phạm
pháp luật thể hiện là nó đã xâm hại tới lợi ích hợp pháp của cá nhân nói riêng và
của toàn xã hội nói chung. Từ đó, mà vi phạm pháp luật được định nghĩa như sau:
“Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”.
Tuy nhiên, khi nhắc hành vi của chủ thể là tổ chức có thể được tội phạm hoá,
đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khả năng gây thiệt hại cho xã hội do vi phạm
pháp luật của các tổ chức ngày càng lớn và cần được hình sự hoá. Do vậy ta có thể
hiểu vi phạm pháp luật một cách cụ thể như sau:
“ Vi phạm phát luật là hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ do cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
trong điều kiện họ có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình”.
II – Các cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp
luật.
Nhìn chung, để đánh giá một mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp


luật thì có nhiều cơ sở để căn cứ nhưng cơ bản nhất là các yếu tố là: Mặt khách
quan, mặt chủ quan, mặt khách thể và mặt chủ thể của vi phạm pháp luật. Nếu
thiếu một trong các yếu tố này thì vi phạm pháp luật cũng không được tồn tại trong
thực tế. Vi vậy đây là bốn yếu tố cơ bản để xác định mức độ nguy hiểm của vi
phạm pháp luật. Tuy nhiên trong mỗi yếu tố lại có những nội dung tác động khác
nhau.
II.1 - Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
Nói đến mặt khách quan của vi phạm pháp luật là nói đến toàn bộ những
biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, thể hiện mối quan hệ cụ thể của chủ
thể vi phạm đối với quan hệ xã hội bị xâm hại của vi phạm pháp luật. Nó là cơ sở
đầu tiên để đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật. Mặt khách quan
của vi phạm pháp luật bao gồm các nội dung: hành vi trái pháp luật, hậu quả của
hành vi ấy, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các yếu tố bên ngoài
như hoàn cảnh, điều kiện, phương tiện, công cụ thực hiện.
II.1.2 – Hậu quả của hành vi trái pháp luật.
Thông thường thì ta phải nói đến những hành vi trái pháp luật trước sau đó
mới nói đến hậu quả nhưng trong thực tế thì những hành vi vi phạm pháp luật
thường để lại ở hiện trường là những hậu quả của nó. Vì vậy, muốn xác định được
vi phạm pháp luật thì phải đi từ hậu quả sau đó mới tìm được hành vi trái pháp
luật.
Hậu quả là một trong những căn cứ quan trọng để xác định mức độ nguy
hiểm của vi phạm pháp luật. Vì hậu quả là trạng thái thực tế mà hành vi trái pháp
luật tác động vào các quan hệ xã hội. Nếu hậu quả càng lớn thì mức độ tác động
trái pháp luật của hành vi càng cao và ngược lai nếu hậu quả nhỏ thì mức độ tác
động trái pháp luật của hành vi lại thấp. Thông thường khi xác định mức độ gây
nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật thông qua hậu quả thường xét theo
khía cạnh là xem xét trang thái biến đổi của quan hệ xã hội do tác động của hành
vi. Tại sao lại chỉ nên xét trên khía này là vì mức độ nguy hiểm của hành vi vi
phạm pháp luật chỉ được thể hiên qua nhưng hậu quả mang tính tiêu cực.
Tất nhiên, mức độ gây thiệt hại của hành vi vi phạm càng cao thì trách

nhiệm pháp lý càng lớn và mức độ nguy hiểm càng cao . Ví dụ như cùng một hành
vi dùng dao đâm vào người khác nhưng người A chỉ đâm vào tay khiến người bị
hại chỉ bị thương, còn người B lại đâm vào tim của người bi hại khiến cho người
này chết thì mức độ nguy hiểm của hành vi do người B gây ra là lớn hơn rất nhiều
so với người A.
Ngoài ra nếu hậu quả càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng nghiêm trọng.
Chẳng hạn, một người thực hiện hành vi trộm cắp bị phát hiện, người này muốn
chạy thoát nên đã giết chết một người và hành vi của một tên khủng bố đặt bom
làm chết rất nhiều người thì hành vi vi phạm pháp luật của tên khủng bố là có mức
độ nguy hiểm hơn hành vi do tên trộm gây ra.
Tuy nhiên, nhiều khi có những vi phạm chỉ có hành vi trái pháp luật mà
chưa gây ra thiệt hại thực tế. Hậu quả ở đây chỉ dừng lại ở nguy cơ gây hại. Ở đây
mức độ nguy hiểm của hành vi vẫn được thể hiện dưới nguy cơ tiềm tàng. Nhưng
để đảm bảo trật tư, tính nghiêm minh của pháp luật và uy quyền của nhà nước thì
những hành vi này vẫn bị xử lý.
II.1.2 – Hành vi trái pháp luật.
Trước hêt, ta định nghĩa “ hành vi trái pháp luật là hành vi làm ngược lạii hoặc
làm không đúng những quy định của pháp luật thể hiên ở chỗ làm không đúng điều
luật cho phép ( vượt quyền); không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật
buộc phải làm; làm điều pháp luật cấm.
Về nguyên tắc, hành vi trái pháp luật là dấu hiệu bắt buộc của mọi vi phạm
pháp luật. Hành vi trái pháp luật được xác định dựa vào tính chất biến đổi của quan
hệ xã hội bị tác động. Hành vi trái
pháp luật càng có kết cấu, cơ chế phức tạp thì khả năng gây hại và mức độ nguy
hiểm của nó càng cao. Ví dụ: Một chủ thể thực hiện hành vi giết người có chủ định
bằng cách anh lẻn vào bệnh viện nơi người anh ta cần giết điều trị và tẩm độc vào
trai nước đang truyền. Do đã đề phòng để không bị phát hiện hoặc không thành
công nên cá nhân thực hiện hành vi giết người này đã thực hiện thêm một hành vi
nữa là y đã tăng tốc độ truyền của chai nước truyền khiến cho người này chết
nhanh chóng hơn.

Các hành vi trái pháp luật này thường diễn ra một cách lén lút, nhanh chóng
và có sự che giấu rất kĩ lưỡng nên mức độ nguy hiểm tiềm ẩn trong đó là rất lớn.
II.1.3 - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Trong mối quan hệ này thì hành vi bao giờ cũng phải có trước, giữ vai trò
nguyên nhân, hậu quả là cái có sau và là kết quả tất yếu của hành vi.
Dựa vào mối quan hệ nhân quả này mà ta xác định được một vi phạm pháp
pháp luật do hành vi nào gây ra. Từ đó nhận định được chính xác mức độ nguy
hiểm của vi phạm đó. Ví dụ: Công ty A (công ty sản xuất tơ tằm) ký hợp đồng với
công ty B (công ty vận tải). Trong đó điều khoản hợp đồng có ghi đúng 8h00,
ngày 20 tháng 11 năm 2008 công ty B phải đến huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh để
vận chuyển 30 tấn tơ tằm về thành phố Hà Nôi (nơi có nhà máy sản xuất của công
ty A ). Trong hợp đồng còn quy định các bên phải bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng gây ra. Nhưng khi thực hiện hợp đồng thì đến tận 14h00, ngày 20 tháng
11 năm 2008 công ty B mới đến địa điểm nhân hàng. Trong khi đó vào lúc 11h00
ngày 20 tháng 11 năm 2008 thì số tơ tằm này bị cháy mất 25 tấn. Công ty A khởi
kiện đòi công ty B bồi thường toàn bộ thiêt hại của vụ việc. Nhưng nhờ vào mối
quan hệ nhân quả của hành vi và hậu quả mà toà án nhận định rằng việc cháy 25
tấn tơ tằm không phải là do việc công ty B đến muộn (không phải là cứ đến muộn
là cháy). Công ty B chỉ có hành vi trái pháp luật là vi phạm hợp đồng và phải chịu
2 – 12% phí vận chuyển. Như vậy, nhờ mối quan hệ nhân quả mà đánh giá được
hành vi đến chậm không gây ra mức độ nguy hiểm là gây ra cháy 25 tấn tơ tằm.
II.1.4 – Hoàn cảnh bên ngoài, điều kiện, công cụ và phương tiện.
Cùng với hành vi trái pháp luật, hậu quả, mối quan hệ nhân quả của hành vi
và hậu quả thì các yếu tố hoàn cảnh, điều kiện, công cụ, phương tiện vi phạm cũng
là các mặt nội dung của yếu tố khách quan trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm
của vi phạm pháp luật. Ngoài việc tác động của hành vi thì sự trợ giúp hay hạn chế
sức tác động của hoàn cảnh, điều kiện, công cụ, phương tiện ngoại cảnh có thể làm
tăng lên hoặc giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của hành vi.
Trước hết, hành vi trái pháp luật được thực hiện trong hoàn cảnh khác nhau
thì có mức độ nguy hiểm khác nhau. Vi dụ như: Cùng hành vi dùng lựu đạn, nhưng

trong trường hợp dùng lựu đạn để đánh bắt cá thì mức độ nguy hiểm nhẹ hơn khi
dùng lựu đạn đặt vào toà nhà quốc hội.
Nếu hành vi trái pháp luật được thực hiện trong điều kiện thuận lợi thì chủ
thể vi phạm có thể nhận thức được nó, chủ động tạo ra hay lợi dụng để vi phạm thì
hành vi này có tính nguy hiểm cao hơn và thường thì hành vi xảy ra trong điều kiện
này là có sự chủ động, chuẩn bị từ trước, do đó khả năng gây thiệt hai sẽ cao hơn,
đồng thời hành vi che giấu vi phạm pháp luật sẽ được thực hiện rõ rằng hơn. Ví dụ:
Một nhóm người thực hiện hành vi cướp ngân hàng trong điều kiện ngân hàng
không có lực lượng an ninh bảo vệ thì hành vi vi phạm của nhóm người này sẽ
được thực hiện một cách nhanh chóng và mức độ thiệt hại của ngân hàng sẽ nặng
nề hơn là khi có lực lượng an ninh bảo vệ trong ngân hàng.
Mặt khác, khi hành vi trài pháp luật được thực hiện với những công cụ và
phương tiên khác nhau thì mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau. Ví dụ: Thực hiên
hành vi giết người nếu sử dụng công cụ là súng ngắn thì mức độ nguy hiểm là cao
hơn khi ta sử dụng tay không.
II.2 – Khách thể của vi phạm pháp luật .
Ta định nghĩa “ khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ nhưng bị những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại”.
Trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật thì việc xác
định được khách thể vi phạm đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ khi xác định
được khách thể đó bị xâm phạm nhiều hay ít thì trách nhiệm pháp lý hay mức độ
nguy hiểm tương ứng với hành vi xâm hại.Ví dụ: Cùng phạm tội trộm cắp tài sản,
nếu trong hai vụ án có cùng các tình tiết khác như nhau, nhưng trong vụ án thứ
nhất M trộm cắp tài sản có giá trị 450.000 đồng, còn trong vụ án thứ hai N trộm
cắp tài sản có giá trị 195 triệu đồng, thì tuy cùng áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138
BLHS để xử phạt các bị cáo, song cần phải quyết định hình phạt đối với N nặng
hơn M. Cụ thể là M chỉ bị xử phạt hành chính còn N bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
Khách thể của vi phạm pháp luật được xác định qua đối tượng mà hành vi vi
phạm tác động tới. Tuy nhiên, không phải cứ đối tượng tác động giống nhau thì

khách thể là một. Điều này còn tuỳ thuộc vào việc xác định đối tượng ấy nằm trong
quan hệ nào và mục đích của chủ thể khi tác động tới đối tượng. Việc xác định

×