Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 63 trang )

Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
--------- ---------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI :

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM TRỰC
TUYẾN

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Mạnh Thiên Lý
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hữu Dự

MSSV

: 0751070323

Lớp

: 48CQ107K

Nghệ An, 12/2011
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT



1


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 3
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI...........................................................................6

1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................6
1.2. Yêu cầu đề tài........................................................................................7
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG....................................................................9
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG....................................................................21
3.4.2.Chuẩn hóa......................................................................................................37
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG.......................................................................39
60
KẾT LUẬN............................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................63
2003.

[1] Lê Văn Tấn, Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống, Khoa CNTT- Đại học Vinh 63

2004.

[2] Nguyễn Văn Ba, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, NXB Đại học QGHN –
63


Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

2


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào cuộc sống
trở nên phổ biến trên toàn thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Công nghệ
thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng một
số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội. Công nghệ thông tin không chỉ áp dụng trong các ngành khoa học kĩ
thuật, lao động sản xuất mà đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Công nghệ thông tin
là công cụ hỗ trợ đắc lực đổi mới phương pháp giảng day, học tập và hỗ trợ công
tác giáo dục mà còn góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Hiện nay chất lượng giáo dục đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của
toàn xã hội.Trong khi nguồn lực tại các cơ sở đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng
kịp thời việc tăng nhanh về quy mô và các loại hình đào tạo thì chất lượng giáo
dục đang là một điểm nóng rất cần được quan tâm.
Một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục
chính là việc đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có việc đổi mới phương
pháp kiểm tra đánh giá kết quả của người học.
Công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy trong ngành giáo dục hiện
nay đang được quan tâm đặc biệt, các giảng viên, giáo viên được tập huấn về đổi
mới phương pháp giảng dạy, các phương pháp kiểm tra đánh giá, tuy nhiên hiệu
quả chưa cao. Sử dụng ngân hàng câu hỏi và thi trắc nghiệm khách quan đang

được các trường khuyến khích, tuy nhiên đa số các câu hỏi thi trắc nghiệm do
người dạy tự biên soạn chưa đúng quy trình, chưa đúng chuẩn và chất lượng
không cao. Đề tài “Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến” được xây
dựng nhằm khắc phục nhược điểm của hình thức thi cũ.
Đề tài của đồ án tốt nghiệp gồm :
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG CŨ
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MỚI
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Đồ án tốt nghiệp được hoàn thành tháng 12 năm 2011. Em xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS.Mạnh Thiên Lý, các
thầy cô giáo của khoa Công nghệ Thông tin, các bạn trong lớp 48K đã động
viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành đồ án. Mặc
dù đã cố gắng hoàn thiện đồ án với tất cả sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên, do
việc nghiên cứu và xây dựng chương trình trong thời gian có hạn nên đồ án
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

3


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

“Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến” chắc chắn sẽ không tránh khỏi
thiếu sót, do đó em rất mong nhận được sự quan tâm, thông cảm, và đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đồ án ngày càng hoàn thiện hơn.

Nghệ An, tháng 12 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hữu Dự

Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

4


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Công nghệ Thông
tin, trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài đồ án tốt
nghiệp này.
Xin cảm ơn cô giáo ThS. Mạnh Thiên Lý, người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Trong thời gian được làm việc
với cô, em không những học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích mà còn học hỏi
được tinh thần làm việc, thái độ làm nghiên cứu khoa học nghiêm túc của cô.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, ba mẹ và bè bạn vì đã luôn là
nguồn động viên to lớn, giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt quá
trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đồ án với tất cả sự nỗ lực của bản thân, tuy
nhiên, do việc nghiên cứu và xây dựng chương trình trong thời gian có hạn nên
đồ án “Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến” chắc chắn sẽ không tránh
khỏi thiếu sót, do đó em rất mong nhận được sự quan tâm, thông cảm, và đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đồ án ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và luôn mong nhận được sự đóng
góp của tất cả mọi người.


Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

5


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào cuộc sống trở
nên phổ biến trên toàn thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Công nghệ thông
tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng một số
ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội. Công nghệ thông tin không chỉ áp dụng trong các ngành khoa học kĩ thuật,
lao động sản xuất mà đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Công nghệ thông tin là
công cụ hỗ trợ đắc lực đổi mới phương pháp giảng day, học tập và hỗ trợ công tác
giáo dục mà còn góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Hiện nay chất lượng giáo dục đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của
toàn xã hội. Trong khi nguồn lực tại các cơ sở đào tạo còn hạn chế, chưa đáp
ứng kịp thời việc tăng nhanh về quy mô và các loại hình đào tạo thì chất lượng
giáo dục đang là một điểm nóng rất cần được quan tâm.
Một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục
chính là việc đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có việc đổi mới phương
pháp kiểm tra đánh giá kết quả của người học. Có thể nói việc kiểm tra và đánh
giá thường xuyên không thể thiếu của quá trình dạy và học. Thông qua việc
kiểm tra đánh giá trình độ nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học sẽ phát
hiện ra những sai xót, những lỗ hỗng về kiến thức…Từ đó, giúp giáo viên và

người học tự điều chỉnh hoạt động dạy và học. Từ xưa đến nay kiểm tra đánh giá
kết quả của người học dựa theo hai hình thức chủ yếu: thi viết (tự luận) và thi
vấn đáp. Thực tế, hai hình thức này chưa kiểm tra đánh giá đầy đủ kiến thức đã
học của người học một cách nhanh chóng, toàn diện và khách quan. Thi viết và
vấn đáp, phạm vi ra đề còn hạn chế về mặt kiến thức, không bao quát hết
chương trình học và không đánh giá chính xác được năng lực của người học.
Mặt khác, hai hình thức thi này còn hạn chế tính khách quan, giáo viên thường
huy động kiến thức một bài hoặc một chương để ra đề, dẫn đến người học chủ
quan học tủ, học lệnh, quay cóp…
Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả của
người học, để đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá người ta bổ sung các hình
thức đánh giá khách như sử dụng hình thức trắc nghiệm. Chú ý tới việc lĩnh hội
tri thức của người học, quan tâm tích cực tới hoạt động học của người học...
Trên cơ sở đó cần tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi (gồm cả trắc nghiệm
khách quan và tự luận) chuẩn hóa cho từng môn học. Việc sử dụng ngân hàng
này người học có thể tự ôn tập kiến thức đã học, giáo viên sử dụng nó để đánh
giá người học.
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

6


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

Công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy trong ngành giáo dục hiện nay
đang được quan tâm đặc biệt, các giảng viên, giáo viên được tập huấn về đổi mới
phương pháp giảng dạy, các phương pháp kiểm tra đánh giá, tuy nhiên hiệu quả
chưa cao. Sử dụng ngân hàng câu hỏi và thi trắc nghiệm khách quan đang được

các trường khuyến khích, tuy nhiên đa số các câu hỏi thi trắc nghiệm do người
dạy tự biên soạn chưa đúng quy trình, chưa đúng chuẩn và chất lượng không cao.
Nhằm khắc phục những hạn chế của hình thức thi tự luận Bộ GD-ĐT đã
quyết định áp dụng hình thức trắc nghiệm trong kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh
đại học, cao đẳng. Song xét cho cùng, để làm được bài tốt thì phải nắm vững
những kiến thức cơ bản vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Điều đáng bàn ở đây là
bàn về phương pháp học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và có thể làm bài
được tốt nhất với bất cứ hình thức thi nào.
Tiếp cận với hình thức thi trắc nghiệm trên mạng hiện nay đang là một trào
lưu và cũng là phương pháp học tập thu hút đông đảo các bạn học sinh. Không
phải quá căng thẳng và hồi hộp như trong phòng thi có giám thị, có đối thủ cạnh
tranh bên cạnh, nhưng thi trắc nghiệm tại một “phòng thi ảo” cũng tạo ra một áp
lực không kém gì các cuộc thi thật. Những con số chạy lùi về thời gian làm bài
quả thật kích thích sự nhanh nhẹn thao tác của thí sinh. Thí sinh có thể làm bài
trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó, các đề thi trắc nghiệm trên mạng vô
cùng phong phú với xác suất lặp rất thấp là một cơ hội để học sinh thử thách và
thể hiện kiến thức của mình đầy đủ, toàn diện nhất. Trong quá trình làm bài, các
sự hỗ trợ cần thiết mà không cần phải kiếm đâu xa, chỉ cần một chiếc máy tính
nối mạng và thực hiện thao tác. Khi hoàn thành bài thi, một trong những tiện ích
của việc thi trắc nghiệm qua mạng là cho phép bạn nhận ngay kết quả làm bài,
dễ dàng và nhanh chóng tìm được đáp án của đề thi và thậm chí có giải thích
được nguyên nhân đúng, sai của bài làm cũng những lời hướng dẫn, tư vấn học
tập….Kết quả thi trắc nghiệm vừa giúp học sinh tự đánh giá học lực và giúp học
sinh có thể bước vào các kì thi có áp dụng hình thức thi trắc nghiệm một cách tự
tin và làm bài thi đạt kết quả cao nhất.
Trước tình hình như vậy nên em lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ thống thi
trắc nghiệm trực tuyến”. Hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần nào đó để giải quyết
những vấn đề hạn chế nêu trên.
1.2. Yêu cầu đề tài
Hệ thống phải có giao diện phù hợp, dễ sử dụng, thông tin lưu trữ một cách

tối ưu. Các chức năng phải sát với những yêu cầu thực tế của hình thức thi trắc
nghiệm hiện nay. Hệ thống có khả năng hỗ trợ đa người dùng, độ bảo mật cao.
Với những đặc điểm như vậy, hệ thống thực hiện các công việc sau :

Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

7


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

Xây dựng ngân hàng đề thi cho các môn học được áp dụng hình thức thi
trắc nghiệm.
Sử dụng ngân hàng cho việc đánh giá kết quả học tập.
Quản lí quá trình tổ chức thi.
Giảm tải công tác chuẩn bị cho kì thi về nhân lực, tiết kiệm thời gian và
tiền bạc cho cả thí sinh và nhà trường.
Giúp cho thí sinh ôn luyện kiến thức một các hiệu quả nhất để đạt được
kết quả cao nhất trong các kì thi quan trọng.
1.3. Lựa chọn công cụ cài đặt
Vì hệ thống được xây dựng trên nền internet nên em lựa chọn ứng dụng
web bao gồm: Công nghệ ASP.NET, ngôn ngữ lập trình C#, hệ quản trị cơ sở dữ
liệu SQL 2008 R2, công nghệ AJAX.

Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

8



Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG

2.1. Một số vấn đề liên quan
2.1.1. Trắc nghiệm

Trắc nghiệm là một hoạt động để đo lường năng lực của một đối
tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Thi trắc nghiệm là hình thức
thi mà một đề thi gồm nhiều câu hỏi, một câu hỏi đưa ra những thông tin
cần thiết để cho thí sinh có thể lựa chọn đáp án tương ứng với câu hỏi đó.
Trắc nghiệm là một phương pháp đánh giá kết quả học tập của thí
sinh, trong đó ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan được hạn chế đến mức
tối thiểu. Điểm nổi bật của phương pháp này là số lượng câu hỏi của mỗi
đề thi lớn. Số câu hỏi càng lớn, độ chính xác của việc đánh giá càng cao.
Câu hỏi trắc nghiệm sẽ gồm một khái niệm, một nội dung đã có trong
chương trình học, kèm theo gợi ý để thí sinh trả lời. Từ cách gợi ý trả lời ta
sẽ có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Đồng thời trắc nghiệm khách
quan cũng được áp dụng cho nhiều mục đích đánh giá khác nhau :
 Trắc nghiệm về khả năng riêng biệt của từng người học nhằm mục
đích phân loại nhóm người học theo sở trưởng riêng của họ.
 Trắc nghiệm xếp hạng: nhằm mục phân loại học viên theo thành
tích học tập (khá, giỏi, trung bình, yếu).
 Trắc nghiệm chuẩn đoán: nhằm mục đích chuẩn đoán trong quá
trình đào tạo.
 Trắc nghiệm kiến thức: nhằm đánh giá kết quả học tập của người học
Trong đề tài chủ yếu đề cập đến hình thức trắc nghiệm kiến thức.

2.1.2. Ngân hàng đề thi trắc nghiệm

Là một tập hợp nhiều câu hỏi thi trắc nghiệm cho mỗi môn học, có
phân cấp theo các 3 cấp độ: dễ, trung bình, khó (thường theo tỷ lệ 1/3 cho
mỗi cấp) được sắp sếp từ dễ đến khó. Số lượng câu hỏi cho mỗi đề thi trắc
nghiệm từ khoảng 25 – 50 câu tùy theo số lương học trình của mỗi môn
học, trong mỗi câu hỏi ít nhất có từ 2 - 5 câu hỏi tương đương . Như vậy để
tạo được 1 ngân hàng đề thi trắc nghiệm cho mỗi môn học ít nhất từ 60 –
150 câu hỏi (Kể cả câu hỏi chính và câu hỏi tương đương) để từ đó có thể
rút trích một cách ngẫu nhiên, khách quan để cho ra 1 đề thi gốc không bị
trùng lặp.
Như vậy một bộ đề thi trắc nghiệm tốt sẽ là: Một bộ đề có nhiều câu
hỏi có nội dung kiến thức kiểm tra, thi bao trùm trên toàn bộ chương trình
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

9


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

giảng dạy cho học sinh, tránh cho học sinh học tủ, học lệch. Bộ câu hỏi
được phân cấp: câu dễ, câu trung bình, câu khó (tỷ lệ khoảng 1/3 cho mỗi
loại). Số lượng câu hỏi cho mỗi đề thi khoảng từ 25 - 50 câu (mỗi câu hỏi
chính trung bình có 3 câu hỏi tương đương, trong đó tương đương về độ
khó, tương đương về nội dung kiến thức, tương đương phần, mục nội
dung chương trình...). Thời gian làm bài từ 45 - 90 phút (Mỗi câu hỏi
TNKQ có thời gian làm bài trung bình 1-2 phút). Biểu điểm cho mỗi câu
là bằng nhau.

Ngân hàng đề thi tự luận : Cũng tương tự như ngân hàng đề thi trắc
nghiệm. Bộ đề thi tự luận cũng được chia thành nhiều phần , trong mỗi
phần có nhiều câu hỏi tương đương câu hỏi , nhằm việc rút trích đề thi một
cách ngẫu nhiên và khách quan. Số câu hỏi cho đề thi tự luận tùy theo môn
học, tuy nhiên không nên quá ít số câu hỏi trong một đề thi, số câu tương
đương nên từ 5 - 10 câu.
2.2. Các hình thức thi trắc nghiệm hiện nay
`Hiện nay có hai hình thức trắc nghiệm kiến thưc chủ yếu là trắc nghiệm
vấn đáp và trắc nghiệm khách quan.
2.2.1. Phương pháp trắc nghiệm vấn đáp
Với phương pháp này người dự thi phải trả lời trực tiếp câu hỏi của giáo
viên. Trong thời gian vấn đáp, giáo viên có thể hỏi bất kì câu hỏi nào trong lĩnh
vực đã học, qua đó giáo viên sẽ đánh giá được trình độ của người học.
Ưu điểm
Hình thức này có thể loại bỏ hoàn toàn gian lận, quay cóp trong thi cử.
Nhược điểm
 Quá trình tổ chức thi mất công sức và tốn thời gian. Bởi một giáo viên
chỉ được hỏi một người học tại một thời điểm.
 Thời gian cho học viên, số lượng câu hỏi không nhiều trong một lần thi
không nhiều. Do đó khó mà kiểm tra toàn bộ kiến thức của người học.
 Điểm của học viên được chấm ngay sau khi kết thúc vấn đáp cho thí
sinh đó. Vì vậy nó cũng hoàn toàn không chính xác, phụ thụ vào cảm quan của
người chấm thi.
2.2.2. Phương pháp trắc nghiệm khách quan
Đây là một hình thức thi trắc nghiệm, trong đó đề thi bao gồm nhiều câu
hỏi, được lấy ra trong ngân hàng câu hỏi có sẵn. Mỗi câu hỏi được nêu ra một
vấn đề với những thông tin cần thiết cho phép thí sinh lựa chọn đáp án.
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

10



Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

Ưu điểm
 Bài thi bao quát chương trình đã học, do đó bỏ qua tình trạng học lệnh,
học tủ của học viên.
 Lĩnh vực ra đề rộng, thời gian trả lời câu hỏi ngắn hạn chế được việc thí
sinh quay cóp, gian lận.
 Công tác chấm điểm nhanh chóng, dễ dàng, chính xác, khách quan.
 Đề thi được lấy một cách khách quan, tin cậy.
 Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi có tác dụng chuẩn hóa chương trình
giảng dạy của giáo viên. Khi giáo viên ra đề phải đối chiều câu hỏi với chương
trình để cho phù hợp.
 Tiết kiệm về tiền bạc, thời gian, nhân lực cho công tác chuẩn bị cho kì thi.
 Tránh được hoạt động tiêu cực trước, trong và sau thi cử.
Nhược điểm
Cũng như các phương pháp khác trắc nghiệm khách quan vấn không tránh
khỏi một số nhược điểm sau :
 Việc biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm rất khó. Đòi hỏi nhiều công sức
của các giáo viên. Mặt khác, muốn có bộ đề chất lượng người biên soạn phải có
kiến thức sâu rộng về môn học liên quan và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
 Không phát huy được tư duy và tính sáng tạo của học viên và do đó khó
phân loại được học viên.
 Khối lượng câu hỏi trong ngân hàng đề thi phải đủ lớn.
2.3. Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm
Hình thức trắc nghiệm khách quan có rất nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
Mỗi loại câu hỏi có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vì vậy chúng ta

sẽ nghiên cứu từng loại câu hỏi để tìm ra câu hỏi phù hợp cho hệ thống thi trắc
nghiệm trực tuyến.
2.3.1. Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết
Đây là dạng câu hỏi đưa ra dưới dạng một mệnh đề hoặc một đoạn văn
thiếu một bộ phận nhất định, nhiệm vụ của thí sinh là tìm ra nội dung thích hợp
để điền vào chỗ trống.
Ưu điểm
 Loại bỏ được hoàn toàn thí sinh lựa chọn hú họa, ngẫu nhiên một
phương án bất kì, như trong nhiều câu hỏi trắc nghiệm dang khác. Thí sinh nắm
vững kiến thức mới có thể trả lời.
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

11


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

Nhược điểm
 Nội dung câu hỏi không thể bao quát được toàn bộ kiến thức môn học.
Các câu hỏi thường không mang tính chất tư duy mà phụ thuộc vào sự thuộc bài
của thí sính.
 Công việc chấm thi cũng tương đối vất vả, mỗi thí sinh có một phương
án trả lời khác nhau. Người chấm thi phải sử dụng hết kiến thức chuyên môn để
xem xét, phán đoán ý tưởng của thí sinh trong những câu hỏi phức tạp hoặc mập
mờ, chưa rõ ràng.
2.3.2. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Đây là một dạng câu hỏi được xây dựng bằng cách đưa ra nhận định, thí
sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng đinh nhận định đó

đúng hay sai.
Ưu điểm
 Công việc xây dựng câu hỏi tương đối đơn giản, thích hợp với các câu
hỏi nhận biết sự kiện. Trong trường hợp bài thi có nhiều câu hỏi, phương pháp
có thể để kiểm tra kiến thức thí sinh ở nhiều lĩnh vực. Đồng thời công việc chấm
cũng khá đơn giản mà nhanh chóng.
Nhược điểm
 Xác xuất trả lời câu đúng câu hỏi rất cao đến 50%. Vì vậy, thí sinh dù
không nắm vững kiến thức có thể trả lời đúng nhiều câu hỏi.
 Nội dung câu hỏi không thể phản ánh được yêu cầu của đề thi bởi vì
một số câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời.
2.3.3. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu trả lời ngắn gọn
Đây là dạng câu hỏi đưa ra dưới dạng câu hỏi ngắn gọn về nội dung đòi hỏi
thí sinh cũng phải trả lời ngắn gọn nội dung.
Ví dụ : Bộ phận lưu trữ thông tin là gì ?
Trả lời: Bộ nhớ.
Ưu điểm
 Phương pháp này sử dụng các câu hỏi theo lối trực tiếp, ngắn gọn, súc
tích vì thế người học dể hiểu và nắm bắt được nội dung đề bài học. Thí sinh
không thể chọn hú họa, ngẫu nhiên các phương án trả lời như các dạng câu hỏi
kiểu khác, phải nắm vững kiến thức môn thi mới có thể trả lời đúng câu hỏi.

Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

12


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp


Nhược điểm
 Câu hỏi phải hết sức ngắn gọn, súc tích, rõ ràng đồng thời câu trả lời
cũng phải ngắn gọn, đủ ý. Vì vậy công việc ra đề hết sức vất vả, phải là giáo
viên có trình độ chuyên môn vững vàng và có phương pháp luận mới có thể xây
dựng được câu hỏi dạng này. Đặc thù này cũng làm cho nội dung câu hỏi tóm
lược, không thể bao quát được nội dung môn học.
 Công việc chấm thi cũng tương đối khó khăn do cùng một phương án trả
lời, nhưng mỗi thí sinh diễn đạt khác nhau, điều này gây ra sự phiền hà cho
người chấm. Do đó, điểm thi cũng của từng thí sinh cũng không chính xác.
2.3.4. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu ghép đôi
Trong loại hình này, một câu hỏi thi được tạo thành hai vế thông tin, một
vế chứa câu dẫn, một vế chứa câu trả lời. Yêu cầu thí sinh phải ghép hai vế với
nhau sao cho thích hợp. Trong trường hợp người ra đề thi thường cho hai vế
không bằng nhau, để tránh trường hợp thí sinh ghép câu trả lời cuối bằng cách
loại trừ các câu đã trả lời. Một hình thức câu hỏi kiểu khác cũng gần giống
phương pháp này đó là hình thức câu hỏi xác định thứ tự. Ở loại hình này, mỗi
câu hỏi là tập hợp các bước mô tả các bước của một công việc nào đó nhưng
không được sắp theo thứ tự. Yêu cầu thí sinh phải sắp xếp lại các bước này theo
đúng thứ tự ban đầu của nó.
Ưu điểm
 Công việc xây dựng câu hỏi cũng như chấm thi theo hình thức này hết
sức đơn giản và chính xác. Quá trình ghép đôi từng câu hỏi một với nhau hay
sắp xếp một dãy câu theo một trình tự hợp lý làm cho độ may rủi trong việc
chọn câu trả lời ngẫu nghiên của thí sinh cũng giảm bớt.
Nhược điểm
 Mỗi một câu hỏi gồm một dãy các câu khác nhau với lượng thông tin rất
lớn, điều này làm cho thí sinh không khỏi bối rối, nhầm lẫn. Vì vậy chất lượng
bài thi không đảm bảo.
2.3.5. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu nhiều phương án

Đây là một dạng câu hỏi được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt trong các
môn học đòi hỏi tư duy logic và trí nhớ của học viên. Mỗi câu hỏi được xây
dựng dưới dạng: Đưa ra một câu nhận định cùng với một số phương án trả
lời( thường thì có 4 phương án trở lên), học viên chỉ có thể chọn một phương án
đúng nhất trong các phương án đó làm phương án chọn.

Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

13


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

Ví dụ: Đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin là gì?
A. Byte
B. Kilobyte
C. Megabyte
D. Gigabyte
Câu trả lời đúng là phương án A.
Ưu điểm
Với số lượng phương án trả lời lớn, yếu tố may rủi trong việc trả lời

câu hỏi của thí sinh bị giảm đi nhiều.
Mỗi câu hỏi thường đi kèm với một số lượng phương án chọn. Do

đó nôi dung câu hỏi thi có thể bao quát được kiến thức toàn môn học. Vì
thể thí sinh phải huy động tối đa kiến thức cùng với sự phán đoán logic của
mình để trả lời.

Cho dù thí sinh không trả lời đúng câu hỏi, thì giúp thí sinh nắm

vững kiến thức môn học.
Công việc chấm điểm hết sức đơn giản, điểm được chấm một cách

khách quan và chính xác.
Nhược điểm

Công việc soạn thảo câu hỏi hết sức khó khăn và nặng nhọc, yêu cầu
người soạn phải am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn của mình cũng
như phải biết một số kiến thức văn phạm. Bởi vì, nội dung câu hỏi hết sức
rõ ràng mạch lạc, giúp cho thí sinh có thể hiểu được nội dung của câu hỏi,
đồng thời không cho thí sinh có thể phán đoán câu trả lời đúng.
Từ việc phân tích những ưu, nhược điểm của từng loại câu hỏi trong thi
trắc nghiệm khách quan. Ta nhận thấy câu hỏi có nhiều phương án trả lời là
dạng câu hỏi có nhiều ưu thế nổi bật, giảm mức tối đa yếu tố may rủi trong thi
cử, giúp cho thí sinh nâng cao kiến thức, giúp cho người dạy đánh giá chính xác
trình độ của người học. Qua đó, cải thiện các phương pháp giảng dạy và học tập.
Do đó, đề tài lựa chọn loại câu hỏi có nhiều phương án trả lời, để xây dựng ngân
hàng đề thi trắc nghiệm.
2.3. Khảo sát hiện trạng
Bắt đầu vào mỗi kì thi học kỳ của năm học, xác định được các môn thi trắc
nghiệm, cũng như mức độ kiến thức đề thi cần ra. Giáo viên phụ trách môn thi
đó sẽ lập ra đề thi trắc nghiệm bằng cách xây dựng các câu hỏi khác nhau, cùng
với điểm số từng câu và thời gian làm bài thi. Tùy theo cách ra đề của mỗi
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

14



Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

người, các câu hỏi được lấy từ ngân hàng đề thi hoặc viết câu hỏi mới trực tiếp.
Phụ thuộc vào quy mô của kỳ thi mà người ra đề xác định số lượng đề cần thiết,
với yêu cầu các câu hỏi cùng như đáp án của từng câu được hoán đổi vị trí một
cách ngẫu nhiên, đồng thời đảm bảo mức độ kiến thức, cũng như phân loại được
trình độ của từng thí sinh.
Sau khi xác định số lượng thí sinh đủ tư cách thi, giáo viên phụ trách môn
sẽ gửi danh sách học viên được thi lên phòng đào tạo. Sau đó phòng đào tạo sẽ
bố trí lịch thi cho môn học đó. Đến đúng ngày thi các thí sinh có đủ điều kiện thi
sẽ đến đúng phòng thi để làm bài.

 Quá trình tổ chức thi trắc nghiệm
- Biên soạn câu hỏi thi trắc nghiệm: Giáo viên phụ trách môn thi trắc
nghiệm nào sẽ có trách nhiệm biên soạn câu hỏi cho môn thi đó. Dựa vào mức
độ của câu hỏi (dễ, trung bình, khó) để biên soạn câu hỏi sao cho phù hợp phạm
vi kiến thức của môn học. Mỗi câu hỏi thường có từ 4 đến 5 phương án trả lời,
trong đó chỉ có duy nhất một phương án trả lời đúng nhất.
- Tạo đề thi trắc nghiệm: Lựa chọn ngẫu nhiên trong ngân hàng câu hỏi
để tạo một đề thi gốc, số lượng câu hỏi cho mỗi đề thi gốc tùy theo môn học (từ
25- 50 câu ). Tiến hành trộn đề thi gốc để sinh các mã đề thi, thông thường sinh
thêm từ 4 - 6 mã đề thi mới, các mã để thi này có thể cùng với nội dung của đề
thi gốc nhưng được đảo số thứ tự các câu hỏi, đảo các đáp án trả lời, hoặc có thể
là khác với đề thi gốc nhưng tương đương.
- Coi thi: Hội đồng thi sẽ cử danh sách cán bộ coi thi cho mỗi môn thi.
Trước khi vào phòng thi giám thị sẽ tiến hành đánh số báo danh của thí sinh theo
một quy tắc nhất định. Cán bộ coi thi sẽ kiểm tra thí sinh bằng cách đối chiếu
thẻ dự thi hoặc thẻ sinh viên, học sinh với danh sách để tránh trường hợp thi hộ.

Sắp xếp học sinh và phát đề thi, phiếu trả lời, các mã đề thi được phát sao cho 2
học sinh ngồi liền kề, ngồi trên và dưới không trùng mã đề thi. Cán bộ coi thi
sẽ phát trước phiếu trả lời, dành thời gian 5-10 phút để hướng dẫn học sinh và
cho học sinh điền các thông tin cần thiết vào phiếu làm bài, do chấm bằng máy
nên yêu cầu học sinh tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn đã ghi trong phiếu
trả lời. Sau đó phát câu hỏi thi trắc nghiệm cho học sinh và tính thời gian bắt đầu
làm bài. Cán bộ coi thi nên sắp xếp chéo giữa các khoa, lớp để trách việc giúp
đỡ học sinh khi làm bài kiểm tra.
- Tổ chức chấm và xử lý bài thi trắc nghiệm: Thành lập chấm thi và xử lý
phiếu trả lời của học sinh ( Tổ này không nên là giáo viên môn học đó, để đảm
bảo tính khách quan, có thể chỉ đơn thuần là cán bộ kỹ thuật máy tính). Bài trả lời
của học sinh là phiếu trả lời theo mẫu chung, học sinh trả lời bằng cách tô đầy ô
đáp án đúng, vì vậy trong mẫu phiếu trả lời sẽ không có nội dung kiến thức. Việc
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

15


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

chấm bài thi trắc nghiệm khách quan chỉ là việc xử lý kỹ thuật. Bài trả lời của học
sinh được quét theo từng mã đề thi để tạo thành tập ảnh (đây cũng là dữ liệu lưu
trữ để phúc tra điểm học sinh khi cần thiết). Việc chấm điểm cho học sinh được
thực hiện trên máy tính, không có sự tham gia trực tiếp của giáo viên. Giáo viên
chỉ kiểm tra lại khi thấy cần thiết. Kết quả điểm sẽ được kết xuất sang bảng tính
để làm báo cáo kết quả điểm thi .
Trong trường hợp không có điều kiện chấm bài thi bằng máy được có thể
chấm bằng phương pháp thủ công (Soi phiếu trả lời trên máy tính , hoặc soi qua

phiếu đáp án).
- Báo cáo kết quả thi: Sau khi kết thúc môn thi trắc nghiệm cán bộ coi thi
sẽ báo cáo lên hội đồng thi về danh sách thí sinh vắng thi, thí sinh vi phạm quy
chế thi để cho hội đồng có phương án xử lý.
- Công bố kết quả thi: Khi chấm thi xong hội đồng sẽ tiến hành công bố
điểm của môn thi trắc nghiệm. Thí sinh theo dõi điểm của mình, nếu vẫn chưa
hài lòng về kết quả, thì có thể nộp đơn phúc khảo và lệ phí yêu cầu hội đồng thi
chấm lại. Hội đồng thi sẽ xét duyệt đơn của thí sinh, và tổ chức chấm thi cho thí
sinh có đơn phúc khảo, và tiến hành công bố điểm sau khi chấm lại.

 Qui trình thi trắc nghiệm đối với thí sinh
Trước giờ làm bài thí sinh được phát một phiếu trả lời trắc nghiệm. Đây là
tờ giấy được in đặc biệt, là bài làm của thí sinh.
Thí sinh có thể dùng bút mực, bút bi để làm bài và chỉ được dùng một thứ
mực (không phải là mực đỏ). Tuy nhiên, nên dùng bút mực, bút bi để viết chữ và
dùng bút chì đen loại mềm (2B - 6B) để tô kín các ô tròn nhỏ. Như vậy, khi tô
sai có thể tẩy chì dễ hơn tẩy mực.
Thí sinh dùng bút mực điền đầy đủ vào các mục để trống như ngày thi,
môn thi... Đặc biệt, lưu ý ghi chính xác họ và tên thí sinh bằng chữ in hoa, ngày
sinh, chữ ký và ghi đầy đủ, chính xác phần số của mã số học sinh vào các ô
vuông nhỏ trên đầu các cột của khung dành cho mã số học sinh. Sau đó, dùng
bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô tròn có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu
cột.
- Nhận đề thi: Khi nhận được đề thi, thí sinh ghi tên và số báo danh của
mình vào đề thi, phải kiểm tra chắc chắn rằng. Đề thi có đủ số lượng câu hỏi như
đã ghi trong đề. Nội dung in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét, tất cả các trang
của đề thi đều có ghi cùng một số mã đề thi.
Nếu có những chi tiết bất thường, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.
Thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi


Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

16


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung chữ nhật dành cho mã đề thi, lần
lượt theo từng cột tô kín ô tròn có chữ số tương ứng với chữ số đầu mỗi cột.
- Làm bài: Khi làm từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu
trắc nghiệm, chọn phương án đúng nhất (A hoặc B, C, D), tô kín ô tròn tương
ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong Phiếu trả lời trắc nghiệm.
Cần hết sức chú ý làm đúng những điều sau:
+ Ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô tròn, nếu tô 2 ô trở lên máy
sẽ không chấm và câu đó không có điểm.
+ Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng
tẩy tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô khác (nếu tẩy không sạch, máy chấm sẽ xem
như có 2 ô đen và câu đó sẽ không được chấm điểm).
+ Tránh trường hợp trả lời câu hỏi này nhưng tô vào hàng của câu hỏi khác
trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
+ Chỉ có Phiếu trả lời trắc nghiệm mới được coi là bài làm của thí sinh, do
đó nếu thí sinh chỉ trả lời ngay trên đề thi hoặc giấy nháp thì bài làm sẽ không
được chấm.
+ Thí sinh phải giữ cẩn thận phiếu trả lời trắc nghiệm, không để phiếu bị
rách, bị gập, bị nhàu vì máy không chấm những phiếu này.
- Nộp bài: Ngay sau khi hết giờ thi, thí sinh phải ngừng làm bài, chờ nộp
phiếu trả lời trắc nghiệm và đề thi theo hướng dẫn của giám thị. Thí sinh không
làm được bài vẫn phải nộp phiếu trả lời trắc nghiệm và đề thi. Thí sinh không

nộp lại đề thi và giấy nháp sẽ bị xử lý kỷ luật qui định trong Qui chế thi.
2.4. Xác định các luồng thông tin và tác nhân
2.4.1. Các luồng thông tin
 Các luồng thông tin vào
- Thông tin thí sinh
+ Họ và tên
+ Ngày sinh
+ Giới tính
+ Quê quán
+ Lớp học
+ Số báo danh
- Thông tin cán bộ coi thi
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

17


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

+ Họ và tên
+ Giới tính
+ Ngày sinh
+ Quê quán
- Thông tin giáo viên
+ Họ và tên
+ Ngày sinh
+ Giới tính
+ Tổ chuyên môn

+ Môn học phụ trách
- Thông tin môn thi
+ Mã môn
+ Tên môn
- Thông tin lịch thi
+ Phòng thi
+ Môn thi
+ Ngày giờ thi
+ Ca thi
+ Học kỳ
- Thông tin câu hỏi trắc nghiệm
+ Mã câu hỏi
+ Nội dung câu hỏi
+ Các phương án lựa chọn (A, B, C, D)
+ Phương án đúng
+ Thuộc môn học
- Thông tin phòng thi
+ Phòng thi
+ Số lượng thí sinh tham dự thi
+ Số lượng thí sinh vắng thi
- Thông tin đề thi
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

18


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp


+ Mã đề thi
+ Mã câu hỏi
+ Thời gian làm bài
- Thông tin kì thi
+ Mã kì thi
+ Tên kì thi
 Các luồng thông tin vào
+ Danh sách giáo viên ra đề thi
+ Danh sách cán bộ coi thi
+ Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi theo từng môn thi
+ Danh sách thí sinh vắng thi
+ Danh sách thí sinh thi đậu
+ Danh sách thí sinh vi phạm quy chế
+ Danh sách thí sinh thi rớt
+ Danh sách môn thi
+ Lịch thi
+ Điểm theo môn của tất cả thí sinh
+ Danh sách phòng thi
+ Ngân hàng câu hỏi theo từng môn thi
+ Đề thi theo từng môn thi
2.4.2. Tác nhân
Từ mô tả hệ thống ta nhận thấy các tác nhân của hệ thống bao gồm :
+ Thí sinh
+ Cán bộ coi thi (Giám thị)
+ Hội đồng thi
+ Giáo viên
2.5.

Đánh giá hiện trạng


Toàn bộ quy trình tổ chức một kì thi trắc nghiệm khách quan theo kiểu cũ
đều được làm một cách thủ công. Do đó gặp phải một số nhược điểm và hạn chế
sau đây :

Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

19


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

Quá trình xây dựng đề thi được làm thủ công gây lãng phí thời gian, mất
công sức đối với giáo viên ra đề.

Đề thi được xây dựng dựa trên chủ quan của người ra đề, do đó sẽ làm
mất tính khách quan, số lượng đề thi nhưng phải đảm bảo nội dung bao quát
chương trình của môn học đó.

Bài thi được làm trên giấy phát đến từng thí sinh sẽ không tránh khỏi
những tình trạng tiêu cực xảy ra như: quay cóp, trao đổi bài, hay nội dung của đề
thi có thể bị lộ trước giờ làm bài thi.

Giám thị mất rất nhiều thời gian kiểm tra số lượng bài của thí sinh, khó
phát hiện những trường hợp thí sinh không nộp bài thi.

Giám thị mất thời gian để đánh dấu những thí sinh đến muộn.
Quá trình chấm điểm mất rất nhiều thời gian và công sức của người
chấm, với số lượng đề thi và bài thi của thí sinh lớn dễ xảy ra những sai sót.


Thí sinh không biết điểm ngay sau khi thi đề kịp điều chính phương pháp
học tập, khắc phục kịp thời những sai sót về kiến thức.

Giáo viên không nắm bắt ngay lập tức kết quả học tập của thí sinh để kịp
điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp, khắc phục các sai sót trên của
thí sinh.

Việc lưu kết quả thi vào sổ điểm cũng như lập báo cáo, thống kê mất rất
nhiều thời gian mà thường gây nhầm lẫn.
Đây là những nhược điểm và hạn chế của hình thức thi cũ. Do đó, đặt ra
yêu cầu đối với hệ thống trắc nghiệm trực tuyến là phải giải quyết những vấn đề
nêu trên và hoàn chỉnh các khâu trong kỳ thi một cách khép kín và tự động

Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

20


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

3.1. Mô tả hệ thống
Người dùng truy cập vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra quyền người dùng,
sau đó sẽ trao quyền và các tài nguyên của hệ thống cho người đó. Hệ thống sẽ
có 5 chức năng sau đây :
Quản trị hệ thống

- Quản lí người dùng: Để có thể truy cập vào hệ thống thi trắc nghiệm thì
nhất định phải có tài khoản. Quản trị viên sẽ tiến hành tạo mới tài khoản cho
giáo viên phụ trách môn thi trắc nghiệm, giám thị và thí sinh theo những nhóm
người dùng có sẵn trong hệ thống.
- Quản lí nhóm người dùng: Để có thể quản lí nhiều tài khoản truy cập và
cập quyền chặt chẽ, quản trị viên sẽ tạo ra các nhóm người dùng.
- Quản lí chức năng: Quản lí menu truy cập hệ thống bao gồm hệ thống
quản trị và hệ thống thi trắc nghiệm dành cho thí sinh.
- Quản lí phân quyền: Dựa vào nhóm người dùng và danh mục chức năng
mà quản trị viên cấp quyền cho từng nhóm theo các nhóm quyền sau: quyền
xem, quyền thêm, quyền sửa, quyền truy cập, quyền xóa.
-Quản lí cấu hình hệ thống: Cấu hình các thông số của hệ thống gồm:
Dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, năm
học, đối tượng chính sách…
Quản lí ngân hàng câu hỏi
- Biên soạn câu hỏi thi trắc nghiệm: Chức năng này chỉ có giáo viên phụ
trách môn mới có quyền vào biên soạn câu hỏi thi trắc nghiệm.
Khi soạn thảo câu hỏi thi trắc nghiệm cần lưu ý một số điểm sau :
+ Tránh có 2-3 câu trả lời đúng.
+ Tránh có phương án “Tất cả đều đúng”, “Tất cả đều sai”.
Vì có hai vấn đề khó: Trước tiên là học sinh dễ chọn đáp án là những câu
này và trong quá trình trộn đề sẽ khó khăn vì các đáp án này có thể sẽ không
nằm ở đáp án cuối cùng.
+ Hạn chế loại phương án lựa chọn câu trả lời đúng nhất, vì câu hỏi này
thường khó và cũng dễ gây khó khăn hoặc nhầm lẫn khi giáo viên ra đề.
+ Hạn chế cho học sinh lựa chọn phương án trả lời sai vì học sinh dễ
nhầm lẫn. Nếu yêu cầu chọn phương án phủ định hoặc sai thì phải in đậm, gạch
chân hoặc làm nổi rõ những từ đó ở câu dẫn.
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT


21


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

+ Không nhắc lại các thông tin của câu dẫn trong mỗi câu lựa chọn.
- Tạo cấu trúc đề thi: Giáo viên phụ trách có thể tạo cấu trúc đề thi gồm
số lượng câu hỏi, thời gian làm bài, mức độ khó của câu hỏi… để đề thi có thể
phản ảnh một cách khách quan, chính xác học lực của thí sinh.
- Xuất đề thi: Khi tạo được cấu trúc đề thi. Dựa vào số lượng thí sinh thi
môn đó, mà giáo viên phụ trách môn sẽ quyết định tạo ra bao nhiêu đề thi. Dựa
vào số lượng đề thi, mà hệ thống sẽ tiến hành trộn các câu hỏi và đáp án đã được
lựa chọn từ ngân hàng câu hỏi ra các mã đề khác nhau.
- Lưu trữ đề thi: Ngoài việc thi trắc nghiệm trực tuyến bằng máy tính, khi
có nhu cầu khác như tổ chức thi trắc nghiệm giấy, giáo viên có thể xuất ra các
dạng văn bản như word, pdf, html …phục vụ cho việc thi trắc nghiệm giấy.
Tổ chức thi:
- Cập nhập môn thi: Vào cuối học kì, nhà trường sẽ cập nhập danh sách
những môn thi trắc nghiệm vào hệ thống.
- Lập lịch thi: Dựa vào danh sách môn thi trắc nghiệm trong học kỳ, nhà
trường sẽ tiến hành lập lịch thi cụ thể cho từng môn thi. Sao cho đảm bảo không
bị trùng lặp với các môn thi khác.Thông tin lịch thi bao gồm: thời gian thi, hình
thức thi, ca thi, phòng thi.
- Lập phòng thi: Dựa vào số lượng thí sinh tham dự theo từng môn thi mà
nhà trường sẽ tiến hành lập phòng thi cụ thể.
- Cập nhập danh sách thí sinh: Giáo viên phụ trách môn sẽ gửi danh sách
thí sinh đủ điều kiện dự thi lên nhà trường. Sau đó nhà trường tiến hành cập
nhập danh sách thí sinh theo lịch thi đã có sẵn.

- Phân công xem thi: Dựa vào số lượng phòng thi, mà nhà trường sẽ phân
công cụ thể việc coi thi cho giáo viên, sao cho giáo viên dạy môn đó sẽ không
- Thi: Khi thí sinh dã được cấp tài khoản vào hệ thống, thí sinh đăng nhập
vào hệ thống thi trắc nghiệm. Trước khi làm bài, thí sinh cần xem lại các thông
tin cá nhân. Nếu bị sai sót, thí sinh kịp thời báo lại với giám thị để giải quyết kịp
thời. Ngược lại, thí sinh sẽ đăng nhập, để bắt đầu làm bài, thí sinh nhấn nút bắt
đầu. Trong quá trình làm bài thi, thí sinh sẽ bị giám sát chặt chẽ bởi giám thị, và
hệ thống thi trắc nghiệm.Thí sinh làm bài xong nhấn vào nút nộp bài thi, hoặc
hết giờ làm bài, hệ thống sẽ tự động nộp bài cho thí sinh.
- Ôn luyện: Để sử dụng chức năng này, bạn phải là học sinh, sinh viên của
nhà trường hoặc bạn phải là thành viên của hệ thống. Thành viên có thể chọn
môn học, độ khó của đề thi trắc nghiệm để ôn luyện. Chức năng này giúp các

Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

22


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp

người học ôn tập lại kiến thức, tự tin bước vào làm bài thi trắc nghiệm một cách
tự tin.
- Chấm điểm: Khi hết giờ làm bài thi, hoặc khi thí sinh nhấn vào nộp bài.
Hệ thống sẽ tự động tính điểm cho thí sinh. Thí sinh xem điểm ngay sau khi nộp
bài thi. Sau khi hết thời gian thi, thí sinh lên kí xác nhận đã làm bài thi.
Quản lí thành viên :
- Đăng kí thành viên: Nếu bạn muốn ôn luyện các môn thi trắc nghiệm, thì
hệ thống cho phép đăng kí thành viên miễn phí.

- Xem thông tin cá nhân: Khi đăng nhập thành công vào hệ thống, thành
viên có quyền xem thông tin của mình.
- Cập nhập thông tin cá nhân: Khi đăng nhập vào hệ thống, thành viên có
quyền cập nhập thông tin cá nhân cho mình.
Hệ báo cáo và thống kê
- Danh sách giáo viên ra đề thi: Khi nhà trường cần in ra danh sách giáo
viên ra đề thi cho từng môn thi trắc nghiệm thì chức năng này sẽ đáp ứng.
- Danh sách giám thị: Chức năng này cho phép in danh sách giám thị coi
thi theo từng môn thi.
- Danh sách thí sinh thi: Chức năng này cho phép in danh sách thí sinh
tham gia dự theo theo từng môn.
- Danh sách thí sinh vắng thi: Chức năng này cho phép in danh sách thi
sinh vắng thi theo từng môn thi.
- Danh sách thí sinh vi phạm quy chế: Chức năng này cho in danh sách
thi sinh vi phạm quy chế thi theo từng môn thi.
- Điểm theo môn thi của tất cả thí: Chức năng này cho phép in điểm thi
theo từng môn thi của tất cả thí sinh tham dự thi trắc nghiệm trực tuyến.
- Danh sách môn thi: Chức năng này cho phép in danh sách các môn thi
trắc nghiệm của nhà trường.
- Danh sách phòng thi: Chức năng này cho phép in danh sách các môn thi
trắc nghiệm của nhà trường.
- Kết quả thi: Chức năng này cho phép thống kê và in ra kết quả của kì
theo môn thi.
3.2. Xây dựng mô hình nghiệp vụ
3.2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng
Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

23



Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

3.2.2.

Đồ án tốt nghiệp

Lập bảng hồ sơ sử dụng và ma trận thực thể chức năng.

 Bảng hồ sơ sử dụng
Quan việc mô khảo sát hiện trạng và mô tả hệ thống. Ta có được bảng hồ
sơ sử dụng sau.
STT

Tên hồ sơ sử dụng

1

Môn thi

2

Lịch thi

3

Phòng thi

4

Thông tin thí sinh


5

Thông tin giáo viên

6

Thông tin giám thị

7

Câu hỏi

8

Đề thi

Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT

24


Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến
9

Thông tin người dùng

10

Thông tin kỳ thi


11

Thông tin thành viên

12

Thông tin nhóm người dùng

13

Thông tin phân quyền

14

Thông tin menu

15

Điểm thi

Đồ án tốt nghiệp

 Ma trận thực thể - chức năng
Quan việc mô khảo sát hiện trạng và mô tả hệ thống. Ta có được bảng hồ
sơ sử dụng sau.

3.3. Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu

Nguyễn Hữu Dự - Lớp: 48K_CNTT


25


×