Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Góp phần nghiên cứu chế biến vị thuốc trạch tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.49 MB, 45 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

GÓP PHẦN NGHIÊN c ứ u
CHÊ BIẾN VỊ THUỐC TRẠCH TẢ




KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC KHOÁ 1995-2000

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nga
Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Xuân Sinh
TS. Nguyễn Văn Đồng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền
Bộ môn Sinh hoá
Trường Đại học Dược Hà Nội
•.Thời gian thực hiện: Từ 1/3/2000 đến 10/5/2000

HÀ NỘI - 2000

Ê

ế é - Ĩ M

kl

4ẨŨ c



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đẹp Khoá luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của:
PGS. TS. Phạm Xuân Sinh - Bộ môn DHCT - Trường Đại học Dược Hà
Nội.
TS. Nguyễn Văn Đồng - Bộ môn Hoá Sinh - Trường Đại học Dược Hà Nội.
Bên cạnh đó tôi cũng nhận được sự giúp đỡ chu đáo của các thầy, cô ở Bộ
môn DHCT, Bộ môn Hoá Sinh, Phòng Giáo tài và các phòng ban khác trong
Trường Đại học Dược Hà Nội. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
tới sự giúp đỡ quí báu đó.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2000
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga


CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT

1 YHCT

Y học cổ truyền

2 YHHĐ

Y học hiện đại

3 XNDPTW m

Xí nghiệp dược phẩm Trung ương rn


4 SKLM

Sắc ký lớp mỏng

5 Choi.

Cholesterol

6 TTP

Trạch tả phiến

7 TTS

Trạch tả sống

8 TTC

Trạch tả chế

9 TTC3

Trạch tả chế dung dịch muối ăn 3%

10 TTC5

Trạch tả chế dung dịch muối ăn 5%

11 TTSV


Trạch tả sao vàng

12 VXĐM

Vữa xơ động mạch

13 HDL .

High Density Lipoprotein Cholesterol

14 LDL

Low Density Lipoprotein Cholesterol


MỤC LỤC
Phần 1. Đặt vấn đề.................. .................................................................................1
Phần 2. Tổng quan.................................................................................................. 2
2.1. Vài nét về Trạch tả........................................................................................ 2
2 . 1. 1.Đặc điểm thực vật................................................................ ................. 2
2.1.2.
Phân bố, thu hái, chế b iến ............................................................... 3
2.1.3.Thành phần hoá học................................................................................3
2.1.4.Tác dụng dược lý ............................................................................... 6
2 .1.5.Công năng - Chủ t r ị ............................................................................... 6
2 .1.6 .Một số phương thuốc sử dụng trong YHCT có chứa vị Trạch tả ......... 7
2.2.Vài nét về Cholesterol.................................................................................. 9
2 .2 . 1.Nguồn gốc - vai trò của cholesterol....................................................... 9
2.2.2.

Chuyển hoá - thải trừ ..................................................................9
2.2.3. Phân loại...............................................................................................10
2.2.4.Tác hại của sự tăng cao cholesterol trong máu.....................................10
Phần 3. Thực nghiệm và kết qiiả........................................................................... 11
3 . 1.Nguyên liệu, phương tiện và phương pháp nghiên cứu............................... 11
3.1.1.Nguyên liệ u .......................................................................................... 11
3.1.2.Phương tiện.......................................................................... ................ 11
3 . 1.3 .Phương pháp nghiên cứ u......................................................................12
3.2.
Kết quả thực nghiệm và nhận xét................................................... 17
3.2.1.Chế biến vị thuốc Trạch tả theo phương pháp YHCT ........................ 17
3.2.2.Kiểm định thành phần hoá học của Trạch tả trước và
sau khi chế biến.............................................................................................18
3.2.3.Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của Trạch tả trước và
sau khi chế biến.............................................................................................31
3.3.Bàn luận...................... ................................................................................35
3 .3 . 1.Về thành phần Saponin trong Trạch tả ................................................ 35
3.3.2.Về tác dụng ổin^ học.......................................................................... 36
Phần 4. Kết luận và đề xuất.....’.......................................................... ................. 37
4.1.Kết luận....................................................................................................... 37
4.1.1. v ế chế biến.......................................................................................... 37
4.1.2.Về hoá học........................................................................... ............... 37
4.1.3.Về tác dụng sinh h ọ c........................................................................... 37
4.2.Đề xuất....... .................................................................................................38
Tài liệu tham khảo................................................................................................ 39


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỂ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của YHHĐ, nền YHCT
Việt Nam đã và đang có nhiều bước tiến mới - Không thể thiếu được trong

phòng và điều trị bệnh. Nước ta có nguồn dược liệu phong phú, trong đó có
nhiều vị thuốc đã được nghiên cứu và sử dụng, song cũng còn có vị thuốc mới
chỉ được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian. Việc nghiên cứu các vị thuốc cổ
truyền dưới ánh sáng của Khoa học hiện đại nhằm sáng tỏ những kinh nghiệm
dân gian và nhằm đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng chúng, nâng cao tính an
toàn, hiệu quả là những vấn đề đáng được quan tâm.
Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một vị thuốcđã được sử dụng nhiều
để chữa các chứng bệnh: tiểu tiện khó, phù thũng, viêm thận, ỉa chảy... Tuy
nhiên, chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về hoạt chất cũng như tác
dụng sinh học của nó. XNDPTWIII đã dùng Trạch tả để bào chế Hoàn lục vị,
Sâm nhung hoàn, Hoàn sáng mắt... Trạch tả cũng là một trong những vị thuốc
nằm trong danh mục đăng ký đề tài cấp Bộ về chế biến của XNDPTWIII. Việc
chế biến Trạch tả như thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao mà vẫn đảm bảo được
tính chất của vị thuốc theo YHCT đồng thời nó có ảnh hưởng đến thành phần
hoá học và tác dụng sinh học của vị thuốc hay không là những vấn đề được đặt
ra trong khoá luận này.
Mục tiêu cùa Khoá luận là:
1. Nghiên cứu một số phương pháp chế biến Trạch tả theo YHCT.
2. Kiểm định thành phần hoá học chính của Trạch tả sống và một số dạng
chế biến.
3. Nghiên cứu một số tác dụng sinh học: tác dụng lợi tiểu, hạ cholesterol
trong máu trên động vật của Trạch tả trước và sau khi chế biến.

1


PHẦN 2. TỔNG QUAN
2.1 .VÀI NÉT VỀ TRẠCH TẢ
Tên Khoa học: Alisma pìantago-aquatỉca L. Họ Trạch tả (Alisrnataceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma alismatis) [1; 2; 7; 17; 20; 21].

2.1.1 .Đặc điểm thực vật:

Trạch tả thuộc loại cây thảo, cao từ 40-50 cm, có thân rễ trắng, hình cầu
hoặc hình con quay. Lá mọc ở gốc, hình trứng, thuôn hay lưỡi mác, dài từ 15-20
cm, rộng từ 3-7 cm, phiá cuống hơi hẹp lại, hình tim, cuống lá dài bằng phiến.
Hoa hợp thành tán có cuống dài đều, lưỡng tính có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa
trắng hoặc hơi hồng, lá noãn rời nhau xếp xoắn ốc. Mùa ra hoa vào tháng 10-11.
Quả bế hẹp [1; 7; 17; 20; 21]. Xem ảnh 1
Ảnh 1. Trach tả (Alisma plantago-aquatica Alismataceae)

1. Lá
2. Thân rễ
3. Hoa
4. Cụm hoa
5. Quả


2.1.2. Phân bố, thu hái, chế biến:

2.1.2.1.Phân bố:
Trạch tả mọc hoang ở những nơi ẩm ướt như ở bãi ao, ở ruộng, thuộc Tỉnh
Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn... Hiện nay được trồng nhiều ở Nam Hà,
Hải Phòng, Văn Điển, Thái Bình, Hà Tây, Hoà Bình... [1; 7; 17; 20; 21].
2.1.2.2.Thu hái:
Thường thu hái vào tháng 6 hoặc tháng 12. Đào lấy rễ củ, rửa sạch, cắt bỏ
rễ con, phơi hoặc sấy khô, có thể sấy diêm sinh để bảo quản chống mốc, mọt [ 1;
7; 17; 20].
2.1.2.3.C hế biến cổ truyền:
-Khi dùng, Trạch tả được chế biến bằng cách sao vàng, trích muối ăn rồi
sao vàng, hoặc tẩm rượu sao vàng [7; 15; 17; 20; 21].

-Lý do chế biến: Trạch tả được chế biến nhằm mục đích:
+Loại chất ngứa: Khi chưa chế biến, Trạch tả hơi ngứa.
+Tãng tác dụng qui kinh của thuốc (Trạch tả trích muối ăn).
2.1.3.Thành phẩnhoá học:

-Trạch tả chứa tinh bột (23%), chất nhựa (7%), protid, tinh dầu [1; 7; 17;
20 ; 21].
-Trong thân rễ của Trạch tả có chứa dẫn chất triterpenic 4 vòng, như:
Alisol A, Alisol B, Alisol c, Alisol D, Alisol A monoacetate, Alisol c acetate,
Alisol B monoacetate, Epi-alisol A, 24-acethyl Alisol A, 23-acethyl alisol B, 23acethyl Alisol c [1; 17; 20; 21]. Với một số công thức sau đây:

3


AlisolA
R= H '
Alisoi A monoacetat R=COCH3

AlỊsolB
R=H
Alisol B monoacetat R=COCH3

Gần đây, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phân lập từ thân rễ Trạch tả
thêm một số dẫn chất triterpenic mới nữa. Như vậy cùng với các chất đã được
xác định từ trước'nâng tổng số các hợp chất Saponin triterpenic lên tới 26 chất
[19]. Có thể xem ở bảng sau:

4



Bảng 1. Các Saponin triterpenic được phân lập từ thân rễ Trạch tả

TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20 .
21 .
22 .
23.
24.
25.
26.


Ngoài ra còn có:

Tên hợp chất
Alisol A
Alisol B
Alisol c
Alisol D
Alisol A monoacetate
Alisol B monoacetate
Alisol c acetate
Epi-alisol A
24-acethyl ạlisol A
23-acethyl alisol B
23-acethyl alisol c
11-desoxy alisol B 23-acetate
16ị3-hydoroxy alisol B 23 acetate
11-desoxy- 13Ị3, 17ị3-epoxy alisol B 23-acetate
11-desoxy alisol c 23-acetate
13p,17ị3-epoxy alisol B
16, 23 - oxydo alisol B
13Ị3,17ị3-epoxy alisol B 23-acetate
11-đesoxy alisol B
13Ị3,17ị3-epoxy alisol c
16-0X0 alisòl A
13Ị3-17P-epoxy alisol A
25-anhydro alisol A
25-O-methyl alisol A
ll-desoxy-13P,17ị3-epoxy alisol A
11-desoxy alisol A
Iod 6,1 mg/Kg [1]; Mn 1,2% [1]; Choline, Lecithin [20].


5


2.1.4.Tác dụng úược lý:

2.1.4.1.Tác dụng hạ cholesterol:
Sau khi tiêm dung dịch KN0 3 cho thỏ để gây viêm thận, xuất hiện hiện
tượng ứ đọng urê và cholesterol trong máu. Tiếp đến dùng dịch thuốc Trạch tả,
thấy rằng lượng urê và cholesterol trong máu giảm xuống [7]. Dùng Alisol A, B,

c thử nghiệm trên chuột cống trắng, thấy rằng chúng làm giảm cholesterol trong
máu [20].
2.1.4.2.TÚC dụng hạ huyết áp
Dịch chiết trạch tả có tác dụng hạ huyết áp trên chó, mèo , thỏ [20; 21].
2.1.4.3.Tác dụng hạ đường huyết:
Dịch chiết trạch tả được tiêm dưới da cho thỏ cho thấy sau 5 giờ lượng
đường huyết giảm xuống [19; 20].
2.1.4.4.Dược lý lâm sàng vê tác dụng lợi niệu:
Cho người khoẻ mạnh uống nước sắc Trạch tả thấy lượng nước tiểu, lượng
urê và lượng N aơ bài tiết tăng lên. Vậy nước sắc Trạch tả có tác dụng lợi niệu
[7; 17; 20; 21]. Alisol A và Alisol B là hai thành phần chủ yếu gây tác dụng lợi
niệu [20 ].
2.1.4.5.Trạch tả còn có tác dụng chống nôn, long đờm, nhuận tràng, lợi
sữa [7; 17; 20; 21].
2.1.5.Công năng - Chủ trị:

2.1.5.1.Tính vị - qui kinh:
Vị ngọt, tính hàn. Qui kinh can, thận, bàng quang [3; 7; 17; 20; 21].


6


2.1.5.2.Công năng:
-Lợi thuỷ, thẩm thấp, thanh nhiệt [3; 7; 17; 20; 21].
-Thanh thấp nhiệt ở thận [3; 7; 21].
-Thanh thấp nhiệt ở can [3; 21].
2.1.5.3.Chủ trị:
-Tiểu tiện khó, đái dắt, đái buốt, đái đục, đái ra máu, sỏi thận, viêm thận,
phù thũng [3; 7; 17; 20; 21].
-Bụng đầy trướng, tiết tả [3; 21].
-Đau đầu, vàng đầu, hoa mắt, đờm thực [3; 17; 21].
-Đái tháo đường [20].
2.1.5.4.Liều dùng:
-Dùng từ 12-16g/24h dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán, dùng riêng hoặc phối
hợp với vị thuốc khác [3; 7; 17; 20; 21].
-Chú ý: Trạch tả trích muối không nên dùng cho người bị phù nề, người bị
bệnh này nên dùng Trạch tả sao vàng hoặc Trach tả tẩm rượu sao vàng.
2.1.6.MỘỈ SỐ phương thuốc sử dụng trong YHCT có chứa vị Trạch ĩả:

2.1.6. l.Thận khí hoàn (Bát vị quế phụ) [4]
Thục địa
32
Sơn thù
16
Bạch linh . 16
Hoài sơn
16

g

g
g
g

Trạch tả
Đan bì
Phụ tử chế
Nhục quế

12 g
12 g
2g
4g

Công năng: Ấm thận hành thuỷ, bổ thận dương
Chủ trị:
Chức năng thận kém, dương khí không đủ, di tinh, di niệu,
lưng gối đau mỏi (nhất là người già).

7

>


2.1.6.2.Phục linh Trạch tả thang [7; 16].
Phục linh

6g

Trạch tả


6g

Bạch truật

4g

Cam thảo

4g

Quế chi

2g

Nước 600 ml

Sắc còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Công năng: Lợi thuỷ, thẩm thấp
Chủ trị:

Thuỷ thũng.

2.1.6.3.Lục vị địahoàng thang: [16]
Trạch tả

12 g

Hoài sơn


16 g

Thục địa hoàng

16 g

Mẫu đơn bì 12 g

Sơn thù du

16 g

Phục linh

12 g

Công năng: Bổ thận âm, bổ âm.
Chủ trị:

Cơ thể suy nhược, tai ù, mắt kém, đầu váng, di mộng tinh,

tiểu tiện ra máu (do tinh huyết hư).
2.1.6.4.Chân vũ thang gia giảm [16]:
Bạch truật

12 g

Trạch tả

12 g


Bạch thược

12 g

Sa tiền

12 g

Bạch linh

12 g

Trư linh

8g

Phụ tử chế.

8g

Nhục quế

4g

Sinh khương

6g

Công năng: Ôn thận, tỳ dương

Chủ trị:

Dùng trong các bệnh thận tỳ dươnghư: phù không rõ, phù ít,

bụng chướng, sôi bụng, phân sống nát, nước tiểu ít, sắc mặt trắng xanh, lưỡi bệu,
mệt mỏi, lưng mỏi lạnh, chân tay lạnh, sợ lạnh.

8


2.1.6.5.Lục vị qui thược thang [16]:
Trạch tả
Thục địa 10 g
Đan bì
Hoài sơn 12 g
Bạch thược
Sơn thù
8g
Đương qui
Phục linh 8 g
Công năng: Tư âm, hạ hoả, hạ áp.
Chủ trị:
Chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp,
lưỡi đỏ, ít rêu, cao huyết áp thể âm hư.

8g
8g
8g
8g


lòng bàn tay-bàn chân nóng,

2.1.6.6.Ngoài ra còn nhiều phương thuốc có chứa vị Trạch tả như:
Bát vị tri bá [16] ; Vị linh thang gia giảm [16] ; Kỷ cúc địa hoàng thang
[16] ; Chỉ thực đạo trệ hoàn [4; 16]; Ngũ linh tán [4]; Lục vị hoàn gia [4; 16]...
2.2.VÀI NÉT VỀ CHOLESTEROL (CHOL.).
2.2.1 .Nguồn gốc - vai ỉrò của choi.

-Nguồn gốc: Choi, là một thành phần của lipid. Trong cơ thể Choi, được
tạo ra do cung cấp thức ăn (Choi, ngoại sinh) hay do cơ thể tổng hợp nên (Choi,
nội sinh) [5].
-Vai trò: Choi, tham gia vào :
+ Cấu tạo màng tế bào [5; 14].
+ Tổng hợp hormon Steroid và acid mật [5].
2.2.2. Chuyển hoá - thải trừ:

ở người, Choi, toàn phần chiếm khoảng 200ml/dl máu, bao gồm Choi, tự
do và Choi, este (chiếm 66 %). Khoảng 1/2 Choi, chuyển thành acid mật và bài
xuất theo phân ra ngoài, số còn lại được đào thải ở dạng sterol trung tính:
Coprostanol-cholesterol [5, 11].

9


2.2.3. Phân loại: Cholesterol được chia làm 2 loại [5 ; 14].

2.2.3.1. HDL-Cholesterol: Còn gọi là Choi, tốt, chúng có vai trò bảo vệ vì
Choi, được HDL vận chuyển từ tế bào ngoại vi trở về gan để thải ra theo đường
mật làm cho Choi. ít bị ứ đọng ở tế bào (Nhất là tế bào thành mạch).
2.2.3.2. LDL- Cholesterol: Còn gọi là Choi, xấu, LDL mang Choi, từ gan

tới các tế bào ngoại vi (tại đây chúng được tổng hợp thành hormon steroid). LDL
vào được tế bào nhờ Receptor-LDL . Một phần LDL bị oxy hoá sẽ thoái hoá theo
con đường kém đặc hiệu hơn nhờ sự tham gia của đại thực bào thành mạch. Các
đại thực bào này ít Receptor-LDL nhưng lại có nhiều Receptor dọn rác, dẫn đến
sự tiếp nhận LDL không có sự kiểm soát và dần dần biến thành tế bào bọt, đây
chính là yếu tố hình thành bản VXĐM.
2.2.4.Tác hại của sự tăng cao Choi, trong máu:

Hiện tượng tăng cao Choi, trong máu là một nguyên nhân lớn gây hội
chứng tăng lipid máu. Hội chứng này là một trong những nguyên nhân gây
VXĐM-một bệnh gây nhiều tai biến nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, xuất
huyết não, tắc mạch ngoại vi và còn liên quan đến nhiều bệnh như : đái tháo
đường, hội chứng thận hư, thiểu năng tuyến giáp, tăng huyết áp.
*
Trên thế giới đã có nhiều loại dược phẩm sử dụng để phòng và điều trị
các bệnh này song hầu hết các thuốc đều có nguồn gốc hoá dược, chúng thường
phải dùng kéo dài và gây tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, đau đầu...
Hiện nay hướng nghiên cứu của YHHĐ về thuốc, đặc biệt là thuốc có tác dụng
trên huyết mạch là dùng nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên để khắc phục
nhược điểm trên. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và sản xuất thuốc trên cơ sở kế
thừa vốn YHCT, hiện đại hoá y học dân tộc đang được quan tâm nhiều. Do
những vấn đề đã nêu ra ở trên, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm về ảnh hưởng
của dịch sắc TTS, TTC và Saponin toàn phần chiết xuất từ Trạch tả đến hàm
lượng Choi, trên chuột nhắt trắng.

10


PHẦN 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3 . 1.NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u


3.1.1 .Nguyên liệu:

-Vị thuốc Trạch tả có nguồn gốc từ Hải Phòng.
-Vị Trạch tả sống (TTS)
-Vị Trạch tả chế với dung dịch muối ăn 3 % (TTC3)
-Vị Trạch tả chế với dung dịch muối ăn 5 % (TTC5)
-Vị Trạch tả sao vàng (TTSV)
3.1.2.Phưong tiện:

3.1.2.1. Súc vật thí nghiệm:
- Chuột nhắt trắng Swiss thuần chủng, có trọng lượng p = 18-20 g, khoẻ
mạnh, do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. Chuột được nuôi trong
điều kiện đầy đủ thức ăn và nước uống.
- Chuột cống trắng thuần chủng, khoẻ mạnh, có trọng lượng trung bình
100 g do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp.
3.1.2.2. Hoá ch ấ t-th u ố c thử:
Các hoá chất cần thiết đạt tiêu chuẩn phân tích do Phòng Giáo tài, Trường
Đại học Dược Hà Nội cung cấp.
3.1.2.3. Máy móc - thiết bị:
-Máy đo độ ẩm Precisa - Thuỵ sĩ
-Nồi cách thuỷ Trung Quốc, điện áp 220 V, công suất 500W.
-Máy cất chân không Rotavapor R-l 14-Buchi, Thuỵ Sĩ.
-Tủ ẩm Đức - Precitherm PFV, điện áp 220V - Hãng Boehringer
Mannhem.
-Máy li tâm Đức - hãng Clay Adams.
-Máy Photomett 722.
-Tủ lạnh, tủ sấy.

11



-ống nghiệm, pipet, lọ có nút kín, buồng tối và các dụng cụ cần thiết
khác.
3.1.3.Phương pháp nghiên cứu:

3.1.3.1.Chế biến vị thuốc theo phương pháp YHCT:
-Trạch tả phiến
-Trạch tả sao vàng [15]
-Trạch tả trích dung dịch muối ăn với các nồng độ 3%, 5% [15].
3.1.3.2.Nghiên cứu thành phần hoá học:
* Định tính một số nhóm chất chính trong vị Trạch tả:
-Định tính bằng thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu của từng nhóm
chất theo phương pháp ghi trong các tài liệu [1; 2; 10; 13; 22].
-Định tính bằng SKLM:
+Tiến hành với hợp chất Saponin:
Dùng bản mỏng Silicagel tráng sẵn, ký hiệu Silicagel GF 254-Merk.
Hệ dung môi CHC13: MeOH: NH4OH (50: 9: 1).
Thuốc thử hiện màu: dung dịch Vanilin-Sunfuric (Vanilin lg/100 ml cồn
ethylic tuyệt đối + 2ml H2S0 4 đặc).
+Tiến hành với hợp chất Sterol:
Dùng bản mỏng Silicagel GF 254-Merk.
Hệ dung môi: Toluen: Chloroíòrm: Aceton (8 : 3:1).
Thuốc thử hiện màu: dung dịch H2S0 4 đặc: H20 (1: 1).
* Định lượng Saponin toàn phần trong vị thuốc:
-Phương pháp định lượng: Phương pháp cân [1; 10; 13].
-Nguyên tắc định lượng:

12



Bột thô Trạch tả loại hết chất béo bằng ete dầu hoả, chiết bằng cồn 70-80°.
Sau đó thu hồi bớt cồn, chiết bằng n-Butanol bão hoà nước. Dịch chiết n-Butanol
đem cất thu hồi dung môi. cắn thu được hoà tan trong một thể tích nhỏ ethanol.
Tủa lại saponin bằng aceton. Để lắng, lọc, thu lấy tủa, sấy khô và cân [ 1; 10; 13].
Mỗi mẫu định lượng tiến hành 3 lần rồi lấy giá trị trung bình.
-Cồng thức tính:
Hàm lượng saponin toàn phần trong Trạch tả (Tính theo dược liệu khô).
^=

(Công thức 1).
100

A: Hàm lượng Saponin toàn phần (%).
m: Lượng Saponin toàn phần thu được (g).
M: Lượng bột thô Trạch tả đem cân định lượng (g).
a: độ ẩm của dược liệu (%).
Xác định độ ẩm của TTS, TTC, TTSV trên máy đo độ ẩm Precisa- Thuỵ Sĩ,
mỗi vị tiến hành xác định độ ẩm 3 lần rồi lấy giá trị trung bình.
3.1.3.3.Nghiên cứu một số tác dụng sinh học:
* Tác dụng lợi niệu: Theo phương pháp Lipschitz [8].
* Tác dụng hạ cholesterol thực nghiệm trên chuột nhắt trắng:
- Điều chế dịch sắc thuốc:
+ Cách tính liều cho chuột: Dựa trên nguyên tắc liều cho chuột gấp 10 lần
liều người lớn. Do đó, liều được tính dùng cho chuột là: 0,05 g Trạch tả/con
trong 24 giờ.
+ Điều chế dịch thuốc sắc để thực nghiệm: Dựa vào chuyên luận thuốc sắc
[18] để tiến hành:

13



Cân 35 g bột thô Trạch tả vào bình cầu có thể tích gấp 4-5 lần dược liệu.
Đổ nước cất thấm ẩm dược liệu, để yên trong khoảng lh.
Thêm nước ngập dược liệu khoảng 2-3 cm, lắp sinh hàn ngược, đun sôi 2
h, lấy dịch sắc 1, lọc.
Thêm nước như trên, đun 3 giờ lấy dịch sắc 2. Lọc. Cô dịch sắc 2 đến còn
1/2 thể tích. Đổ vào dịch sắc 1. Cô cách thuỷ đến thể tích để cao lỏng đạt tỷ lệ 1:
1 (1 ml dịch chiết ~ 1 g Trạch tả).

Cho cao lỏng 1: 1 vào lọ nút kín, bảo quản trong tủ lạnh, khi dùng pha
thành dung dịch có nồng độ thích hợp.
-Thực nghiệm Invivo:
+ Cách chế thức ăn nuôi chuột:
Cân chính xác mỡ lợn, cholesterol cho vào cối sứ, nghiền kỹ tạo thành hỗn
dịch rất mịn. Đem cơm rang cho se bề mặt. Đổ cơm vào cối có chứa hỗn dịch nói
trên. Trộn thật đều. Chia đều cơm cho từng lô.
+ Mô hình gây tăng cholesterol ngoại sinh trên chuột nhắt trắng:
Chuột sau khi mua về, nuôi ở điều kiện bình thường trong 7 ngày để thích
nghi với điều kiện thực nghiệm và để loại những con bất bình thường.
Chia đều chuột thành 4 lô, mỗi lô 10 con một cách ngẫu nhiên và có điều
chỉnh để trọng lượng các lô tương đương nhau.
• Lô 1 (lô chứng): Chuột được gây tăng Choi ngoại sinh bằng chế độ ăn
giàu Choi. Như: .
Ăn: lOg cơm + 0,5 g bột cá + 0,03 g Choi. + 0,3 g mỡ lợn/con/24h.
Uống : nước sôi nguội (tự do).
• Lô 2 (thử 1): Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch sắc vị Trạch tả sống đến
hàm lượng Choi.
Ăn : như lô 1
Uống: 0,05 ml cao lỏng 1: 1 + 1,5 ml nước sôi để nguội/con/24 h.


14


#
Lô 3 (thử 2): nghiên cứu ảnh hưởng của dịch sắc vị Trạch tả chế dung
dịch muối 5% đến hàm lượng Choi.
Ăn: như lô 1.
Uống : 0,05 ml cao lỏng 1: 1 + 1,5 ml nước sôi nguội/con/24h.
#Lô 4 (thử 3): nghiên cứu ảnh hưởng của Saponin toàn phần chiết từ
Trạch tả đến hàm lượng Choi.
Ăn : Như lô 1.
Uống: 1 mg Saponin toàn phần + 1,5 ml nước sôi nguội/ con/24h.
Nuôi chuột theo chế độ như trên, sau 7 ngày giết chuột, lấy máu làm xét
nghiệm.
+ Chuẩn bị huyết thanh làm xét nghiệm:
Phương pháp lấy huyết thanh [12].
+ Định lượng Cholesterol toàn phần trong huyết thanh:
# Phương pháp: Kỹ thuật Rapoport-Eichhom [6 ; 11].
# Nguyên tắc: Acid sulfosalicylic phá huỷ Protein huyết thanh và các dây
nối lipiđ-protein đồng thời giải phóng ra Choi., chất này được định lượng trực
tiếp bằng thuốc thử của phản ứng Lieberman-Burchardt [6 ].
. Công thức tính:
Hàm lượng Cholesterol (mg/dl) trong huyết thanh:
X = 4^.200
Dc

(Công thức 2).

X: hàm lượng Choi, (mg/dl)

DT: Mật độ quang đo được từ mẫu thử.
DC: Mật độ quang đo được từ mẫu chuẩn.
200: Nồng độ Choi, mẫu chuẩn.
- Phương pháp xử lý kết .quả thực nghiệm:

15


Phương pháp: Student-Fisher test [9]
Giá trị trung bình được tính theo công thức:
n

,=1

X

: Giá trị trung bình

ỵx,
i=l
n

: Tổng các giá trị từ X, đến Xn
: số súc vật thí nghiệm
X+ 5

Trị số của từng lô thí nghiệm được biểu thị:

i - 1 _____________________


V

nn --\ỉ

£ : độ lệch chuẩn
V

1

-| ô

1

____

_ 1_

1~

____ . 1

Để so sánh giá trị trung bình giữa lô dùng chế phẩm thử và lô chứng khác
nhau có ý nghĩa thống kê hay không phải so sánh hai giá trị t0 và tTO.
t0: tra bảng t-Student-Fisher căn cứ vào bậc tự do và xác suất p của mẫu
thử.
t-Ị^: được tính theo công thức:
V”l + ”2

' tn ~


ằ (* „ -* .) +f j (x2i- x 2)
i

Trong đó:

i—
1__________ Í2Ì_______
/ĩ| + «2 —2

Xj; X2 : giá trị trung bình của lô thử và lô chứng.
nj‘, n2 : số súc vật thí nghiệm của lô thử và lô chứng.

Đối chiếu tyN với bảng t-Student rồi phân tích kết quả:

16


nghĩa thống kê.
-Nếu tTO > t0 ờ p < 0,05 thì hai giá trị trung bình khác nhau có ý nghĩa
thống kê với độ tin cậy >95%.
-Nếu tTO > t0 ờ p < 0,01 thì hai giá trị trung bình khác nhau có ý nghĩa
thống kê rõ rệt với độ tin cậy > 99%.
-Nếu tyM > t0 ở p < 0,001 thì hai giá trị trung bình khác nhau Qi/y nghĩa
thống kê rất rõ rệt với độ tin cậy > 99,9%.
3.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT
3.2.1 .Chế biến vị thuốc Trạch tả theo phương pháp YHCT:

Vị thuốc được chế biến theo một số cách sau đây:
3.2.1.1.Trạch tả phiến (TTP)
Lấy củ Trạch tả sống đã được sơ chế, loại bỏ tạp (nếu còn có vỏ hoặc sót

rễ con phải gọt sạch mới dùng), rửa sạch đất cát, để ráo nước. Thái phiến mỏng
có thiết diện lớn nhất, dày 1-2 mm. Sấy khô ở nhiệt độ 70-80°C. XNDPTVVIII
tiến hành thái phiến bằng máy thái của Đức nên các phiến thái có kích thước lớn
hơn. Xem ảnh 2.
3.2.1.2.Trạch, tả trích dung dịch muối ăn 3% (TTC3)
Lấy Trạch tả phiến tẩm với dung dịch muối ăn 3% (150 ml/1 kg Trạch tả
phiến ). ủ trong 2h, đem phơi hoặc sấy khô. Sao vàng xém cạnh. Xem ảnh 2.
Trạch tả sau khi chế biến bề mặt phiến có màu vàng đậm, bên trong có
màu trắng ngà, vị hơi mặn, độ ẩm từ 5-6%. Đóng gói vào các túi Polyethylen hàn


3.2.1.3.Trạch tả trích dung dịch muối ăn 5% (TTC5)
Lấy Trạch tả phiến rồi tiến hành chế với dung dịch muối ăn 5% tương tự
như ở mục 3.2.1.2.
3.2.1.4.Trạch tả sao vàng (TTSV)

Lấy Trạch tả phiến, sao ở nhiệt độ 150-170°c, sao tới khi hai mặt phiến có
màu vàng đều, không xém cạnh. Xem ảnh 2 .
Ảnh 2: Hình dạng, màu sắc của vị Trạch tả sống và Trạch tả đã chế biến:

I

1.Thân rễ Trạch tả
2.Trạch tả phiến
3.Trạch tả ch ế m uối
4.Trạch tả sao vàng

3.2.2.Kỉểm định thành phần hoá học của Trạch ỉả trước và sau khỉ chế biến

3.2.2.1.Định tính các hợp chất chính trong Trạch tả:

Chúng tôi đã tiến hành định tính một số hợp chất chính trong Trạch tả
sống, đồng thời với những hợp chất cho phản ứng dương tính thì tiến hành song

18


song với Trạch tả chế thông qua đó xác định sự có mặt của các hợp chất đó trong
Trạch tả chế (xem bảng 2 và bảng 3).
* Định tính saponin:
- Chuẩn bị dịch chiết:
Cân 5 g bột thô Trạch tả vào bình nón. Thêm khoảng 15 ml cồn ethylic
90°. Đun cách thuỷ 5-10 phút. Lọc lấy dịch cồn để làm các phản ứng.
- T iế n h ành p h ản ứng:

+ Phản ứng tạo bọt: Cho vài giọt dịch chiết vào 5 ml nước cất trong ống
nghiệm, lắc mạnh, thấy xuất hiện cột bọt bền ít nhất trong 15 phút. Phản ứng
dương tính.
+ Phản ứng với acid H2S0 4 đặc.
Lấy 1 ml dịch chiết, thêm vài giọt H2S0 4 đặc. Thấy xuất hiện màu tím đỏ.
Phản ứng dương tính.
+ Phản ứng với thước thử Vanilin - Acid sunfuric (T.T.l)
Lấy 1 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm vài giọt T.T.l, đun cách
thuỷ 5 phút xuất hiện màu tím đỏ. Phản ứng dương tính.
+ Phản ứng tạo bọt phân biệt: Lấy 2 ống nghiệm 10 ml:
Óng 1: 5 ml dung dịch NaOH 0,1 N, thêm 5 giọt dịch chiết dược liệu.
Ống 2 : 5 ml dung dịch HC1 0,1 N, thêm 5 giọt dịch chiết dược liệu.
Lắc mạnh đồng thời cả hai ống trong 1 phút. Kết quả cột bọt ở hai ống
bằng nhau. Sơ bộ kết luận saponin thuộc loại saponin triterpenic.
+ Phản ứng Lieberman-Burchardt: lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm, cô
cách thuỷ đến cạn, thêm 1 ml anhydric acetic, hoà tan cặn. Cho từ từ lml acid

H2S0 4 đặc theo thành ống nghiệm. Lớp phân cách giữa hai lớp chất lỏng có màu
tím hồng. Phản ứng dương tính với saponin triterpenic.


+ Phản ứng Rosenthaler: Lấy 1 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm
vài giọt thuốc thử Vanilin 1% trong HC1 đặc, đun cách thuỷ vài phút xuất hiện
màu tím hoa cà. Phản ứng dương tính với saponin triterpenic.
Các kết quả định tính được ghi tóm tắt ờ bảng 2.
* Định tính Flavonoid: •
-Chuẩn bị dịch chiết: Cân 2 g bột thô Trạch tả cho vào ống nghiệm, thêm
10 ml cồn ethylic 90°. Đun cách thuỷ sôi vài phút. Lọc nóng. Thu dịch chiết cồn.
-Tiến hành phản ứng:
+ Phản ứng Cyanidin: Lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm nhỏ, thêm một
ít bột Mg kim loại, cho vài giọt acid HC1 đặc. Để yên vài phút, màu của dung
dịch vẫn không thay đổi. Phản ứng âm tính.
+ Phản ứng với dung dịch kiềm:
Lấy lml dịch chiết cho vào ống nghiệm nhỏ, thêm vài giọt dung dịch
NaOH 10%. Không thấy xuất hiện tủa vàng. Phản ứng âm tính.
+ Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%:
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5%.
Không thấy xuất hiện màu xanh đen. Phản ứng âm tính.
Kết quả được ghi tóm tắt ở bảng 2.
* Định tính Coumarin:
-Chuẩn bị dịch chiết: Tiến hành như phần định tính Flavonoiđ:
-Tiến hành phản ứng:
4- Phản ứng. mở-đóng vòng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1 ml

dịch chiết.
Ố n g 1: th êm 0 ,5 m l d u n g d ịc h N a O H 10% ; ố n g 2: đ ể n g u y ê n .


Đun cả 2 ống đến sôi, để nguội. Quan sát thấy:
Ống 1: có màu vàng đậm và tủa màu vàng; ống 2 : trong.
Thêm vào cả 2 ống, mỗi ống 2 ml nước cất, lắc đều, quan sát thấy:


ống 1: trong suốt; ống 2 : có tủa đục.
Acid hoá ống 1 bằng vài giọt acid HC1 đặc, ống 1 lại tủa đục như ống 2.
Phản ứng dương tính.
Kết quả được ghi ở bảng 2.
* Định tính Sterol:
-Chuẩn bị dịch chiết: Lấy lOg bột thô Trạch tả chiết bằng dụiig cụ Soxhlet
với dung môi ete dầu hoả. Cất thu hồi ete dầu hoả dưới áp suất giảm thu được
cặn. Cặn này đem xà phòng hoá với dung dịch NaOH 2N/cồn 96° bằng cách đun
hồi lưu cách thuỷ. Dung dịch thu được đem chiết lại bằng ete dầu hoả. Cất thu
hồi ete dầu hoả dưới áp suất giảm thu được hỗn dịch. Hoà tan hỗn dịch này trong
CHC13 (dịch A) để làm phản ứng.
-Tiến hành phản ứng:
+ Phản ứng Lieberman-Burchardt:
Lấy 1 ml dịch A cho vào ống nghiệm nhỏ, thêm 1 giọt thuốc thử (gồm 1
ml Anhydric acetic + 1 ml CHCI3 (để lạnh ở 0°C) + 1 giọt acid H2S0 4 đặc). Thấy
xuất hiện màu xanh lục. Phản ứng dương tính.
+ Phản ứng Rosenheim:
Lấy 1 ml dịch A cho vào ống nghiệm nhỏ, thêm vài giọt dung dịch acid
tricloacetic 90%. Thấy xuất hiện màu tím hồng. Màu này chuyển sang màu xanh
lơ sau 5 phút. Phản ứng dương tính.
+ Phản ứng với Iod và H2S0 4 đặc:
Cho 1 lượng nhỏ iod vào aciđ H 2S0 4 đặc rồi cho từ từ vào ống nghiệm đã
có sẵn 1 ml dịch A. Xuất hiện màu đỏ hồng. Phản ứng dương tính. Các kết quâ
được ghi tóm tắt ở bảng 2 .
* Định tính tanin:

-Chuẩn bị dịch chiết:
Lấy 2 g bột Trạch tả cho vào ống nghiệm 10 ml. Rồi tiến hành như ở phần
định tính ílavonoid.

21


×