Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tìm hiểu độ ổn dịnh và hạn dùng của một số thuốc lưu hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 42 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

TÌM HlỂư ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ
HẠNDÙNG CỦA MỘT s ố
THUỐC LƯU HÀNH
KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆPDƯỢC
s ĩ ĐẠI
HỌC





KHOÁ 1995 - 2000

Sinh viên thực hiện
Ngưòi hướng dẫn

: Trần Thị Minh Thu
: Thạc sỹ. Nguyễn Thị Song Hà
Tiến sỹ. Trịnh Văn Lẩu
: BỘ MÔN Tổ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

Nơi thực hiện
Thời gian thực hiện

: Từ tháng 3 đến tháng 6/2000

/ '



Hà Nội 6/2000

'v

■'
V■
'
(
J
U
Í
J
V l y ĩ i ị i h ặ ^.■ị/
■V
X

.Ẩ.

J'


LỜI CẢM ƠN

Lần đầu tiên thực hiện một đề tài với các công việc như thụ thập dữ liệu,
đánh giá, phân tích vấn đ ề ... em đã gặp rất nhiều khó khăn. Song nhờ sự giúp đỡ và
chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô, em đã hoàn thành được đề tài.
Trước hết em xỉn bày tỏ tấm lòng vô cùng biết ơn tớ i:
Cô Nguyễn Thị Song Hà - Bộ môn tổ chức quản lý dược.
Thầy Trịnh Văn Lẩu - Viện kiểm nghiệm - Bộy tế

Đồng thời em cũng vô cùng cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn tổ chức quản
lý dược cùng các Thầy, Cô Trường đại học dược Hà Nội đã truyền đạt cho em
những kiến thức để em cố thể hoàn thành được đề tài này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Côi
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2000
Sinh viên
Trần Thị Minh Thu


MỤC LỤC
T rang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

II. TỔNG QUAN

2

1. Một số khái niệm chung

2

2. Tổng quan về nghiên cứu độ ổn định của thuốc

3

2.1. Các mục tiêu chính của việc nghiên cứu độ ổn định của thuốc

3


2.2. Những phương pháp phân tích và các kiểu thử nghiệm phục

5

vụ cho việc nghiên cứu độ ổn định và xác định hạn dùng của
thuốc.
2.3. Một số quy định về việc đánh giá độ ổn định, hạn dùng của

6

thuốc trong thực hành tốt sản xuất thuốc của các nước Asean.
3. Một vài nét về công tác quản lý chất lượng thuốc ở nước ta.
3.1. Một số quy chế áp dụng trong công tác quản lv chất lượng

7
7

thuốc .
3.2. Phạm vi kiểm tra chất lượng thuốc.

8

3.3. Cơ sở pháp lý để kiểm tra chất lượng thuốc.

8

3.4. Mức độ vi phạm chất lương thuốc.

9


3.5. Mức độ thu hổi thuốc.

9

3.6. Tinh hình kiểm tra chất lượng thuốc hiện nay.

10

III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.

11

1. Phương pháp tiến hành

11

2. Kết quả và nhận xét

15

2.1. Phân tích đánh giá độ ổn định và hạn dùng của thuốc dựa trên

15

kết quả kiểm nghiệm.
2.1.1. Kết quả chung

15


2.1.2. Phân tích độ ổn định của các thuốc theo nơi sản xuất

15

2.1.3. Phân tích độ ổn định của các thuốc theo dạng bào chế

16

2.1.4. Phân tích độ ổn định của các thuốc theo nhóm tác đụng

17

dược lý.


2.1.5. Phân tích độ ổn định và hạn dùng của thuốc dựa trên sự

18

chênh lệch giữa hàm lượng hoạt chất kiểm nghiệm được và
giới hạn dưới của chỉ tiêu hàm lượng.
2.2. Phân tích độ ổn định và hạn dùng của thuốc thông qua danh

23

mục thuốc bị đình chỉ lưu hành trong các năm 1997, 1998, 1999.
2.2.1. Phân tích theo tổng số thuốc lưu hành.

23


2.2.2. Phân tích theo chỉ tiêu hạn dùng.

24

2.2.3. Phân tích theo nguyên nhân bị đình chỉ lưuhành.

26

2.2.4. Phân tích theo nguồn gốc sản xuất.

27

2.2.5. Phân tích theo nhóm tác dụng vật lý.

29

2.2.6. Tỉ lệ các thuốc bị đình chỉ lưu hành theo dạngbào chế.
3. Bàn luận

31
33

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.

36

1. Kết luận

36


2. Đề xuất ý kiến

36

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

CHÚ GIẢI MỘT SỐ TỪVIẾT TẮT
ĐCLH: Đình chỉ lưu hành
HD : Hạn dùng
SL
: Số lượng
TL
: Tỉ lệ '
TCCL : Tiêu chuẩn chất lượng
YHCT: Y học cổ truyền
WHO : Tổ chức y tế thế giới


PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tâng trưởng trong sản
xuất và tăng cường giao lưu buôn bán với các nước, mặt hàng thuốc trở nên vô cùng đa
dạng và phong phú. Song để phục vụ cho mục đích phòng và chữa bệnh, bảo vệ sức
khoẻ cho con người, bên cạnh sự gia tăng về số lượng, thuốc còn cần phải đảm bảo về
chất lượng.
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính
mạng người sử dụng nên việc đảm bảo chất lượng càng đóng vai trò quan trọng. Theo
“Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân” ban hành tháng 7 năm 1989 : “Thuốc đưa vào lưu

thông và sử dụng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhà nước và an toàn cho người
dùng”. Nhưng đảm bảo chất lượng thuốc là một lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều nội dung
khác nhau. Để đề cập đến một khía cạnh nhỏ, chúng tồi tiến hành đề tài “Tìm hiểu độ
ổn định và hạn dùng của một sô thuốc lưu hành” với các mục tiêu chủ yếu sau :
-

Theo dõi độ ổn định của một số thuốc có hạn dùng đang lưu hành dựa trên
các kết quả kiểm nghiệm.

-

Phân tích độ ổn định của thuốc thông qua danh mục thuốc bị đình chỉ lưu
hành trong các năm 1997, 1998, 1999.

Từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá và Vkiến đề xuất giúp cho công tác đảm bảo
chất lượng thuốc ngày càng hoàn thiện. Góp phần nâng cao chất lượng thuốc, để thuốc
đến tay người dùng đầy đủ, kịp thời, có hiệu lực điều trị cao, độ an toàn lớn, phục vụ tốt
hơn nữa công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

1


PHẦN I I : TỔNG QUAN
1. MỐT s ổ KHÁI NIỀM CHUNG:
1.1. Chất lượng thuốc :
Theo “Điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh” ban hành tháng 1 năm 1991:
Chất lượng thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc thể hiện mức độ
phù hợp những yêu cầu đã được định trước trong điều kiện xác định về kinh tế, kỹ
thuật, xã hội được thể hiện bởi các yêu cầu sau :
-


Có hiệu lực phòng bệnh, chữa bệnh.

-

Không có hoặc có ít tác dụng phụ có hại.

-

Ôn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định.

-

Tiện dùng dễ bảo quản.

1.2. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc : Theo “Quy chế quản lý chấtlượng thuốc” :
Tiêu chuẩn chất lượng thuốc là một văn bản kỹ thuật có tính pháp lý, quy định
các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, phương pháp kiểm nghiệm, yêu cầu bao
gói, vận chuyển bảo quản và các vấn đề khác có liên quan đến chất lượng thuốc.
1.3. Thuốc đạt chất lượng :
Là thuốc đạt chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký theo tiêu chuẩn Dược điển hoặc tiêu
chuẩn nhà sản xuất [3]
1.4. Thuốc không đạt chất lượng :
Là thuốc không đạt bất cứ một chỉ tiêu chất lượng nào theo tiêu chuẩn đã đăng ký [3].
1.5. Thuốc giả mạo :
- Là những sản phẩm có ý đồ lừa đảo.
- Không có hoặc có ít dược chất.

2



-

Có chứa dược chất khác với tên dược chất đã ghi trên nhãn.

-

Nhãn, bao gói giống hay gần giống nhãn và bao gói của một số thuốc khác.
Một số thuốc được coi là giả mạo khi vi phạm một trong các điểm trên đây và có

ý đổ lừa đảo [3].
1.6. Độ ổn định của thuốc :
Là khả năng của thuốc (nguyên liệu hay thành phẩm bào chế) được bảo quản
trong đồ bao gói chuyên dụng giữ nguyên được những đặc tính vốn có về vật lý, hoá
học, vi sinh, đặc tính trị liệu và độc dược học trong những giới hạn quy định [10].
1.7. Tuổi thọ (Self-life):
Là khoảng thời gian mà trong đó thuốc vẫn đáp ứng được các yêu cầu chất lượng
như đã quy định trong tiêu chuẩn nếu bảo quản đúng.
Tuổi thọ thường được sử dụng để thiết lập hạn dùng của mỗi một lô sản
phẩm[3].
1.8. Hạn dùng (Expiry Date):
Theo hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của các nước ASEAN : "Hạn dùng
là ngày được ấn định cho một lô sản phẩm mà trước ngày đó sản phẩm vẫn còn đảm
bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng" [5]
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về thử độ ổn định của các chế phẩm
thuốc “Hạn dùng được ghi trên hộp riêng biệt (thường là trên nhãn) của một số chế
phẩm thuốc cho biết thời hạn mà trong đó thuốc vẫn duy trì được chất lượng theo tiêu
chuẩn quy định nếu được bảo quản đúng.
Đối với mỗi một lô sản phẩm, hạn dùng được thiết lập bằng cách cộng tuổi thọ
với ngày sản xuất”. [16]

2. TỔNG QUAN VẾ NGHIẾN c ứ u ĐÔ Ổn ĐINH CỦA THUỐC.
2.1.

Các mục tiêu chính của việc nghiên cứu độ ổn định của thuốc.

3


Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về nghiên cứu độ ổn định của các chế
phẩm thuốc[16], việc nghiên cứu độ ổn định của thuốc có các mục tiêu sau :

KIỂU NGHIÊN cụu ĐỘ Ổn

SỬDỤNG TRONG CẮC TRƯỜNG

ĐỊNH

HỢP

- Lựa chọn công thức bào chế

- Phương pháp cấp tốc

- Phát triển sản phẩm

và đồ bao gói thích hợp.

(Accelerated stability

MỰC TIÊU


testing)

- Xác định tuổi thọ và điều

- Phương pháp cấp tốc

- Phát triển sản phẩm và hồ

kiện bảo quản

hoặc phương pháp bình

sơ đăng ký

thường(Real time
stability testing)

- Chứng minh tuổi thọ đã

- Phương pháp bình

được đề xuất

thường

- Thẩm định xem có sự thay

- Phương pháp cấp tốc


- Đảm bảo chất lượng tổng

đổi gì trong công thức hoặc

và phương pháp bình

thể bao gồm kiểm tra chất

quá trình sản xuất có ảnh

thường

lượng

- Hồ sơ đăng kỷ

hưởng bất lợi đến độ ổn định
của chế phẩm

2.1.1. Trong giai đoạn phát triển của sản phẩm:
Phép thử độ ổn định cấp tốc được tiến hành trong thời gian ngắn để so sánh lựa chọn
công thức, nguyên liệu, bao gói và quy trình sản xuất. Ngay khi công thức bào chế và
quy trình sản xuất cuối cùng được thiết lập, một loạt các phép thử độ ổn định cấp tốc
được tiến hành để dự đoán độ ổn định, định trước ĩuổi thọ, và điều kiện bảo quản của
chế phẩm thuốc. Trong giai đoạn này nghiên cứu độ ổn định ở điều kiện bình thường
cũng bắt đầu được thực hiện.
2.1.2. Trong giai đoạn làm hồ sơ đăng ký.
4



Cơ quan quản lý thuốc sẽ yêu cầu nhà sản xuất đệ trình những thông tin về độ ổn
định của các chế phẩm từ các phép thử được thực hiện trên dạng phân liều cuối cùng
trong các bao gói nhỏ nhất. Số liệu này thường đưa ra kết quả từ hai phương pháp cấp
tốc và ở điều kiện bình thường.
2.1.3. Trong giai đoạn sau đăng ký:
Nhà sản xuất sẽ phải tiến hành tiếp tục các nghiên cứu độ ổn định ở điều kiện bình
thường để chứng minh hạn dùng và điều kiện bảo quản đã được dự kiến trước. Hổ sơ
nghiên cứu độ ổn định phải được đệ trình theo yêu cầu Bộ y tế ở bất cứ thời gian nào
nếu cần. Để đảm bảo an toàn về chất lượng của sản phẩm thuốc, đặc biệt chú ý đến độ
phân hủy của thuốc trong quá trình thuốc lưu hành trên thị trường. Bộ y tế sẽ theo dõi
độ ổn định và chất lượng của thuốc thông qua việc thanh tra và lấy mẫu kiểm nghiệm.
Một số sản phẩm đã được cấp số đăng ký, khi có sửa đổi chính về công thức, quy trình
đóng gói hoặc phương pháp bào chế thì cần phải nghiên cứu bổ sung độ ổn định của
thuốc. Những kết quả này phải thông báo cho cơ quan quản lý thuốc.
2.2. Những phương pháp phân tích và các kiểu thử nghiêm phục vụ cho việc
nghiên cứu độ ổn định và xác định hạn dùng của thuốc.
2.2.1. Các phương pháp phân tích để đánh giá độ ổn định của thuốc
Theo tiến sĩ Trịnh Văn Lẩu - Viện kiểm nghiệm, Bộ y tế cho biết:
Tất cả các phương pháp phân tích cần thiết có thể được áp dụng cho việc đánh giá
sự ổn định chất lượng của thuốc. Đó là những phương pháp vật lý, hoá học, hoá lý, sinh
vật và vi sinh vật. Tất cả các đặc tính liên quan đến độ ổn định của thuốc như : cảm
quan, màu sắc, hàm lượng, hoạt lực, sản phẩm phân huỷ, giá tri pH, độ cứng, độ mài
mòn, độ tan rã, kích thước tiểu phân .... đểu được tiến hành kiểm tra.
Tất cả các phương pháp sử dụng để đánh giá độ ổn định cần phải có độ chính xác,
độ nhậy và độ chọn lọc cao. Các chỉ tiêu đánh giá độ ổn định của thuốc phụ thuộc vào
từng loại thuốc nhưng nhìn chung về cơ bản vẫn phải theo các chỉ tiêu chất lượng trong


Dược điển hoặc tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất. Song tuỳ theo từng trường hợp
cụ thể mà người nghiên cứu phải chọn phương pháp đánh giá thích hợp[13].

+ Dưới đây là một số chỉ tiêu chất lượng mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyên cáo cần
phải xem xét khi theo dõi độ ổn định của thuốc.
- Hình thức bèn ngoài: Màu sắc, hình dạng.
- Tính chất hoá học : Định tính, định lượng thành phần hoạt chất, sản phẩm
phân huỷ, tạp chất có liên quan.
- Tính chất lý học : Màu sắc, mùi vị, trạng thái, độ đồng nhất, độ rã, độ hoà
tan.
- Các chỉ tiêu khác : Hoạt lực, độ nhiễm khuẩn, nấm mốc, chất gây sốt....
2.2.2. Cấc kiểu thử nghiệm độ ổn định.
Theo Tiến sĩ Phạm Ngọc Bùng, có các kiểu thử nghiệm sau :
- Kiểu thử nghiệm nhanh : Thử ở nhiệt độ cao trong 1-12 tuần nhằm xác định nhanh
các vếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định từ đó chọn lọc công thức, kỹ thuật sản xuất.
- Kiểu thử nghiệm ngắn hạn : Thực hiện trong điều kiện và thời gian giới hạn nhằm
xem xét, đánh giá khi có sự thay đổi nào đó trong điều kiện sản xuất.
- Kiểu thử nghiệm từng phần : Chỉ đánh giá một số chỉ tiêu nhằm xem xét đánh giá
một số một số ảnh hưởng đạc biệt nào đó. Chẳng hạn như ảnh hưởng của kích thước

tiểu phân dược chất đến độ hoà tan của thuốc viên nén, nang thuốc.
- Thử nghiệm dài hạn : Các mẫu thuốc được bảo quản ở các nhiệt độ và độ ẩm khác
nhau trong 5 năm. Kiểu này được ứng dụng để xác định tuổi thọ và tìm hạn dùng
của thuốc [10].
2.3.

Một sô quy định về việc đánh giá độ ổn định, hạn dùng của thuốc trong thực

hành tốt sản xuất thuốc của các nước ASEAN
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của các nước ASEAN có nêu một số quy
định sau:

6



- Cần lập một chương trình thử độ ổn định để đánh giá các đặc tính ổn định của
dược phẩm, quy định các điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng.
- Văn bản chương trình cần phải tuân theo gồm có :
* Các khoảng cách thử nghiệm mẫu dựa trên tiêu chuẩn thống kê cho từng thuộc

tính được quan sát để đảm bảo đánh giá sự ổn định.
* Các điều kiện bảo quản.
* Thử sản phẩm trong cùng một bao bì như sản phẩm được đùng trên thị trường.
* Thử sản phẩm trước và sau khi xuất xưởng.
- Phải tiến hành nghiên cứu độ ổn định trong các hoàn cảnh sau :
* Các sản phẩm mới.
* Các bao bì mới tức là các bao bì khác với tiêu chuẩn đã mô tả.
* Thay đổi công thức, phương pháp chế biến hay nguồn gốc nguyên liệu.
* Các lô được sản xuất đặc biệt tức là các lô có tính chất khác vói tiêu chuẩn hay
các lô tái chế.
* Các sản phẩm đã lưu hành[5].
3■ MỐT VẰĨ NẾT VỂ CÔNG TÁC QUẢN LỶ CHAT LƯƠNG THUỐC ở NƯỚC TA.
3.1.

Một sô quy chê áp dụng trong công tác quản lý chất lượng thuốc.
Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, Bộ y tế đã ban hành
nhiều quy chế quy định, hướng dẫn, trong đó có các quy chế :
- Quy chế quản lý chất lượng thuốc. ( Ban hành ngày 15 tháng 9 năm 1998)
- Quy chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng. (Ban hành ngày 23 tháng 2 nám
1995)
- Quy chế về tổ chức và hoạt động thanh tra dược ( Ban hành ngày 19 tháng 7 năm
1993)


7


3.2.

Phạm vi kiểm tra chất lượng thuốc bao gồm:
Theo quy chế quản lý chất lượng thuốc (ban hành ngày 15 tháng 9 năm 1998),

phạm vi kiểm tra chất lượng thuốc bao gồm :
3.2.1. Nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, vật liệu tham gia quá trình sản xuất thuốc
3.2.2. Các thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói.
3.2.3. Các điều kiện đảm bảo chất lượng thuốc:
- Tài liệu kỹ thuật chất lượng.
- Trang thiết bị trong sản xuất, đo lường, kiểm nghiệm, việc bảo dưỡng và kiểm định
các thiết bị này.
-

Hoá chất, thuốc thử, chất chuẩn.

- Việc tuân thủ quy trình sản xuất và quy trình công nghệ.
- Quy định bảo quản, bao gói, vận chuyển sản phẩm.
-

Điều kiện kiểm tra chất lượng thuốc.

-

Việc chấp hành các qui chế, chế độ có liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc.

3.3.


Cơ sở pháp lý để kiểm tra chất lượng:

Theo Quy chế quản lý chất lượng thuốc, cơ sở pháp lý để kiểm tra chất lượng thuốc
gồm có :
- Các quy định của pháp luật liên quan đến đảm bảo chất lượng

thuốc.

- Đối với thuốc có số đăng ký là các tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và được Bộ y
tế (Cục quản lý dược Việt Nam) xét duvệt.
- Đối với các thuốc xuất khẩu, nhập khẩu mà chưa có số đăng ký, căn cứ vào các tiêu

chuẩn chất lượng đã được ký kết trong hợp đồng kinh tế. Các tiêu chuẩn chất lượng
này không được thấp hơn tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam hay Dược điển các nước

8


tiên tiến khác lần in mới nhất: Dược điển Anh (BP), Dược điển Mỹ (USP), Dược
điển Châu Âu (E.P)....
3.4.

Mức độ vi phạm về chất lượng thuốc.
Quy chế quản lý chất lượng thuốc nêu rõ :
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sai sót và phản ứng không mong muốn

của thuốc; mức độ vi phạm về chất lượng thuốc được phân loại như sau.
Mức 1 : Thuốc bị vi phạm chất lượng gày nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính
mạng của người dùng thuốc, gây tổn thương nghiêm trọng hoặc gây chết người.

Mức 2 : Thuốc bị vi phạm chất lượng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và độ
an toàn khi sử dụng.
Mức 3 : Thuốc bị vi phạm chất lượng nhưng không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng
tới hiệu quả điều trị và độ an toàn khi sử dụng.
3.5.

Mức độ thu hồi thuốc.
Cũng theo quy chế quản lý chất lượng thuốc.
Việc thu hổi thuốc đối với thuốc không đạt chất lượng có 3 mức:
3.5.1. Những vi phạm chất lượng của thuốc ở mức 1 thì Cục quản lý Dược Việt
Nam hoặc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ra thông báo
đình chỉ lưu hành và thu hồi khẩn cấp trên các phương tiện thông tin đại
chúng để mọi người biết nhằm hạn chế hậu quả xấu xảy ra.
3.5.2. Những vi phạm vê' chất ỉượng của thuốc ở mức 2 thì Cục quản lý dược
Việt Nam gửi thông báo thu hồi tới Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương, Y tế các ngành và các đơn vị có thuốc vi phạm chất lượng để
thực hiện việc đình chỉ lưu hành và thu hổi thuốc theo quy định.
3.5.3. Những vi phạm về chất lượng của thuốc ở mức 3 thì Cục quản lý dược
Việt Nam ra thông báo cho nhà sản xuất và kinh doanh biết để tự thu hổi.

9


3.6. Tình hình kiểm tra chất lượng thuốc hiện nay.
Bộ y tế luôn quan tâm chỉ đạo công tác y tế nói chung, công tác kiểm tra chất lượng
thuốc nói riêng. Cùng với hệ thống thanh tra công tác giám sát chất lượng thuốc của
Viện kiểm nghiệm và các trạm kiểm nghiệm trong cả nước luôn được chỉ đạo trực tiếp
bằng các hướng dẫn, chỉ thị, đảm bảo thuốc đến tay người sử dụng có chất lượng cao.
Đặc biệt trong những năm qua, hệ thống kiểm nghiệm đã được phát triển theo hướng

hiện đại hoá, đủ sức kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc. Với nguồn kinh phí do nhà
nước cấp, kết hợp với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như WHO, SIDA, các cơ sở kiểm
nghiệm từ trung ương đến địa phương đã được nâng cấp cơ sở làm việc, trang bị thêm
nhiều phương tiện phân tích hiện đại. Đồng thời nhiều lớp tập huấn nâng cao kiến thức,
kỹ năng phân tích cho cán bộ làm công tác kiểm tra chất lượng thuốc được thực hiện.
Nhờ vậy đã ngăn chặn và kịp thời phát hiện nhiều thuốc không đạt tiêu chuẩn chất
lượng đã đăng kv, thuốc chưa được cấp số đăng ký, thuốc giả lưu thông trên thị trường.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, tình hình thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường
vẫn còn. Số thuốc bị đình chỉ lưu hành trong những năm gần đây giảm không đáng kể.
VI vậv chúng tôi hy vọng đề tài "Tìm hiểu độ ổn định và hạn dùng của một số thuốc
lưu hành" sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng thuốc, để đi đến mục đích cuối
cùng là đảm bảo thuốc đến tay người sử dụng không những kịp thời, đầy đủ, an toàn mà
còn có chất lượng cao.

10


PHẦN III: THựC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
1. PHƯONG PHÁP TIẾN HÀNH.
1.1. Thời gian tiến hành : Đề tài được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm

2000.
1.2. Đôi tượng nghiên cứu :
-

Các mẫu thuốc được lấy trên thị trường trong các năm 1998, 1999 và được
phân tích đánh giá tại Viện kiểm nghiệm - Bộ y tế.

-


Các thông báo về thuốc bị đình chỉ lưu hành của Cục quản lý dược Việt Nam.

-

Danh mục thuốc được Bộ y tế Việt Nam cấp giấy phép đăng ký lưu hành đến
hết năm 1999.

1.3.TÓ1ĨĨ tát nội dung nghiên cứu :

11


1.4. Mô tả phương pháp chọn mẫu và phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Chọn mẫu thuốc nghiên cứu.


P{ 1- P)
Chon cỡ mẫu : Áp dung công thức n = z {[-%)-------—
d

(1)

Trong đó : - n là cỡ mẫu cần nghiên cứu.
- d là khoảng sai lệch cho phép giữa tỉ lệ thu được từ mẫu và

tỉ lệ của quần thể.
- z

/ là hệ số tin cậy, tra bảng tính sẵn.


- p là tỉ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc là
các nghiên cứu thử.
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chọn khoảng sai lệch d bằng 5%. Mức tin
cậy là 95%. Vậy hệ sô' tin cậy là 1,96. Theo các nghiên cứu trước đó của Viện kiểm
nghiệm tỉ lệ p là 10%.
Thay số vào công thức (1) :
n = 1,962. 0,1(1 ~ Q,1) = 138,29
0,05
Chúng tôi chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 140 thuốc có hạn dùng.


Kiểu mẫu nghiên cứu:
Chúng tôi chọn kiểu mẫu nghiên cứu phân tầng trong đó các tầng được hình
thành dựa trên :
-

Nguồn gốc sản xuất.

-

Tác dụng dược lý.

-

Dạng bào chế.

12





Xác định cỡ mẫu cho từng tầng : Dựa trên Danh mục thuốc được Bộ y tế cấp giấy phép
lưu hành cho đến hết năm 1998, chúng tôi tính tỉ lệ lưu hành của từng nhóm thuốc trên
thị trường. Đó cũng chính là tỷ lệ phân bố giữa các tầng.
Nếu gọi n là cỡ mẫu nghiên cứu toàn bộ; riị là cỡ mẫu cho tầng i ; kị là tỉ lệ của
tầng i
Khi đó : nj=kj*n. Trong từng nhóm thuốc, các mẫu được lấy theo phương pháp
ngẫu nhiên đơn.
Bảng 1 : Tỉ lệ các nhóm thuốc lưu hành và cỡ mẫu của từng tầng.
Tỉ lệ %(kj)

Số mẫuín;)

Nơi

Trong nước

57%

80

sản xuất

Nước ngoài

43%

60

Viên nén


35%

49

Dạng

Viên nang

12%......

17

bào

Thuốc tiêm

20%

28

chế

Các dạng khác

33%

46

Kháng sinh


23%

32

...... 11%......

15

9%

13

Tiêu hoá

7%

10

Đông dược

14%

20

Các loại khác

36%

50


Tác

Vitamin và chất khoáng

dụng

Hạ nhiệt,

dược

chống viêm



giảm

đau,

1.4.2.Quá trình lấy mẫu: Các mẫu thuốc được lấy trên thị trường Hà Nội trong
các năm 1998,1999, theo đúng quy chế lấy mẫu và được phân tích ,đánh giá tại
Viện kiểm nghiệm - Bộ y tế.

13


1.4.3. Thu thập các phiếu kiểm nghiệm của 140 mẫu thuốc đã được kiểm nghiệm
tại Viện kiểm nghiệm - Bộ y tế.
1.4.4. Dựa trên kết quả kiểm nghiệm, tiến hành phân tích đánh giá độ ổn định và
hạn dùng của thuốc dựa trên các chỉ tiêu:

T : Thời gian từ ngày kiểm nghiệm đến ngày hết hạn
T = hạn dùng - ngày kiểm nghiệm
H : Tuổi thọ của thuốc
T
X : Tỷ lệ được xác định bởi X = -7 H
c : Chênh lệch hàm lượng tính theo phần trăm giữa kết quả kiểm nghiệm
(KN)được và giới hạn dưới (GHD) trong tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng của
thuốc.
c = Hàm lượng KN - GHD(%)
Như vậy: + X càng lớn, thời gian sử dụng còn lại so với hạn dùng của thuốc
càng dài.
+ Nhóml: Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng (C< 0)
- Nhóm 2: Các thuốc có hàm lượng hoạt chất kiểm nghiệm được bằng giới
hạn dưới của tiêu chuẩn chất lượng. c=0
- Nhóm 3: Các thuốc có 0Theo một số tài liệu nghiên cứu,nếu thuốc được bảo quản ở 25° c,độ ẩm 65%

sau 4 tháng, hàm lượng hoạt chất giảm khoảng 0,3%. Như vậy , thuốc thuộc 2
nhóm này có nguy cơ không đạt chất lượng trong một thời gian ngắn
- Nhóm 4: Gồm các thuốc có c > 0,5
1.5. Phương pháp xử lý sô liệu.
- Lập các bảng số liệu.
- Dùng các biểu đồ để biểu diễn số liệu.
- Dùng giản đồ phân bố Histogram trong chương trình Exel để phân tích số liệu.

14


2. KẾT QUẢ VẢ NHẰN XÉT
2.1.




Phân tích đánh giá độ ổn định và hạn đừng của thuốc dựa trên kết quả kiểm nghiệm.

2.1.1. Kết quả chung :
Bảng 2: Bảng kết quả chung.
Số mẫu có

Số mẫu không
o
II
u

Toàn bộ mẫu

c <0

đạt TCCL

c > 0 ,5

0 < c < 0,5

SL

TL%

SL


TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

140

100

15

10,7

10

7,1


6

4,3

10

7,1

100

71,4

Nhân x é t:
- Trong toàn bộ mẫu, tỉ lệ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng là 10,7%. Riêng tỉ lệ
thuốc không đạt chỉ tiêu hàm lượng là 7,1% (Các thuốc có c < 0).
- Các thuốc có nguy cơ không đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm ll,4%.Trong đó các
thuốc thuộc nhóm 2 (C=0) có tỉ lệ 4,3%,các thuốc thuộc nhóm 3 (07,1%.
- Tuy vậy có đến 70% thuốc có hàm lượng kiểm nghiệm được cách xa so với giới hạn
dưới (C > 0,5 - nhóm 4).
- Trong toàn bộ mẫu, không có thuốc nào có hàm lượng vượt quá giới hạn trên của chỉ
tiêu hàm lượng.
2.1.2 Phân tích độ ổn định của các thuốc theo nơi sản xuất.
Bảng 3 : Phân tích độ ổri định của các thuốc t leo nơi sản xu
Trong nước Nhập ngoại
Toàn bộ mẫu
Số mẫu không đạt TCCL

c< 0
Số

mẫu


oo

0 c> 0,5

SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL

80
100%
11
13,5%
7
8,8%
5
6,3%
4

5%
51
63,8%

15

60
100%
4
6,7%
3
5,0%
1
1,7%
6
10%
49
81,7%


Nhận xét:

Có đến 13,5% thuốc sản xuất trong nước khổng đạt tiêu chuẩn chất lượng, trong khi
thuốc nhập ngoại là §7^ Rõ ràng thuốc sản xuất trong nước vẫn có độ ổn định chất
lượng kém hơn thuốc nhập ngoại.
Tỉ lệ thuốc sản xuất trong nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng là
8,8%, đối với thuốc nhập ngoại tỉ lệ này là 5%. Như vậy không đủ hàm lượng vẫn là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm tiêu chuẩn chất lượng thuốc.
Tỉ lệ các thuốc có nguy cơ không đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhóm thuốc nhập
ngoại và của nhóm thuốc sản xuất trong nước đều xấp xỉ bằng 11%. Một điều đáng

lưu V là phần lớn các thuốc có chất lượng kém này do Ân Độ hoặc Triều Tiên sản xuất.
Sở dĩ chỉ có 63,8% thuốc sản xuất trong nước có chênh lệch hàm lượng thuộc
nhóm3 (C> 0,5) vì còn một số thuốc trong nước chưa có tiêu chuẩn hàm lượng trong
TCCL.
2.1.3 Phăn tích độ ổn định theo dạng bào chế:
Bảng 4: Phân tích độ ổn định theo dạng bào chế

Toàn bộ mẫu
Số mẫu không đạtTCCL

c< 0
SỐ
mẫu


c =0
0 c> 0,5

Viên
nén
1 SL
49
! TL%
100
SL
6
TL%
12,2
SL

5
TL%
10,2
! SL
3
! TL% ị 6,1
SL :
6
TL%
12,2
SL 1 35
TL%
71,4

16

Viên
nang
! 17
100
2
11,8
2
11,8
1
5,9
1
5,9
13
76,5


Thuốc
tiêm
28
100
1
3,6
1
3,6
0
0
2
7,1
25
89,3

Các dạng
khác
46
100
6
13,0
2
4,3
2
4,3
1
2,2
27
58,7



Nhân xét:

Trong các dạng bào chế, thuốc tiêm vẫn là dạng có độ ổn định chất lượng cao nhất.
Hơn 80% thuốc tiêm có hàm lượng ở mức “an toàn” so với giới hạn dưới của TCCL
(C>0,5). Chỉ có 3,6% thuốc tiêm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, các thuốc có 0 < c <
0,5 cũng chiếm tỉ lệ thấp 7,1%. Có thể giải thích điều này từ đặc thù của loại thuốc tiêm
truyền, yêu cầu sự đảm bảo chất lượng cao, đặc biệt trong khâu sản xuất.
Tỉ lệ thuốc viên nén không đạt tiêu chuẩn chất lượng là 12,2%, trong đó 10,2%
không đạt yêu cầu về hàm lượng. Tỉ lệ các thuốc có nguy cơ không đạt tiêu chuẩn chất
lượng hơn 18%. Các tỉ lệ này cao có lẽ do độ ổn định của viên nén phải chịu ảnh hưởng
của rất nhiều yếu tố như: các thành phần dược chất, tá dược trong công thức thường là
đa dạng; kỹ thuật bào chế phức tạp; đồ bao gói của loại thuốc này còn quá đơn giản...
Sau viên nén,viên nang cũng là dạng có tỉ lệ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng
cao (11,8%),'trong đó nguyên nhân duy nhất là khồng đạt hàm lượng (11,8%).
Các dạng bào chế còn lại như thuốc dùng ngoài, dung dịch uống, các dạng cao đơn
hoàn tán ... có tỉ lệ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng khá cao (13%), trong khi chỉ

có 4,3% không đạt do vi phạm chỉ tiêu hàm lượng. Tỉ lệ thuốc có hàm lượng thuộc
nhóm 4(C>0,5) không cao : 58,7%. Có thể giải thích do trong nhóm này có một lượng
đáng kể các thuốc cao đơn hoàn tán mà trong tiêu chuẩn chất lượng không có quy định
về hàm lượng hoạt chất.

2.1.4 Phân tích độ ổn định theo nhóm tác dụng dược lý:

/

17


V-


Bảng 5: Phân tích độ ổn định theo nhóm tác đụng dược lý
Kháng

Vitamin

Hạ nhiệt

sinh
Toàn bô mẫu
Số mẫu không
đạtTCCL

c< 0
Số
mẫu


c =0
0 c> 0,5

Tiêu
hoá

YHCT

Các loại

khác

SL
TL%
SL
TL%

32
100
3
9,4

15
100
3
20,0

13
100
1
7,7

10
100
1
10,0

20
100
3

15,0

50
100
4
8,0

SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%

2
6,3
1
3,1
3
9,4
25
78,1

3
20,0
2
13,3
1

6,7
9
60,0

0
0
0
0
2
15,4
11
84,6

1
10,0
1
10
1
10
7
70,0

1
5,0
2
10
0
0
4
20,0


3
6,0
0
0
3
6,0
44
88,0



Nhân xét:
Có đến 20% các thuốc vitamin và chất khoáng không đạt chất lượng, trong đó đều
do không đạt chỉ tiêu hàm lượng. Các hỗn hợp Vitamin dạng viên nén bao có chứa B,2
chiếm một tỉ lệ lớn trong số đó. Theo một số thống kê của Viện kiểm nghiệm có gần
50% mẫu thuốc viên nén bao có vitamin Bp không đạt chỉ tiêu hàm lượng. Có nhiều
nguyên nhân làm giảm độ ổn định của vitamin B12 trong hỗn hợp vitamin, trong đó có
nguyên nhân từ kỹ thuật bào chế. Độ ổn định chất lượng kém của vitamin còn thể hiện
ở tỉ lệ 20% của các thuốc có 0 < c < 0,5 và 60% các thuốc có c > 0,5.
Đứng sau nhóm Vitamin là nhóm thuốc y học cổ truyền, tỉ lệ vi phạm chất lượng
của nhóm này là 15%. Phần lớn là không đạt các chỉ tiêu cảm quan như màu sắc, độ
trong, độ đồng nhất, độ nhiễm khuẩn... chỉ có 5% vi phạm tiêu chuẩn hàm lượng. Điều
này cũng thật dễ hiểu, phần lớn các thuốc YHCT đều do các cơ sở tư nhân, các tổ hợp
đông y sản xuất, trình độ kỹ thuật không hiện đại ,chưa chú ý nghiên cứu độ ổn định
cũng như hạn dùng của thuốc.Mặt khác hầu như các thuốc y học cổ truyền đều chưa có
chỉ tiêu hàm lượng trong tiêu chuẩn cơ sở, các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng thuốc
phần lớn là các chỉ tiêu cảm quan.

18



Nhóm kháng sinh có tỉ lệ không đạt tiêu chuẩn chất lượng là 9,4%, chủ yếu do
không đạt hàm lượng. Tỉ lệ các thuốc có nguy cơ không đạt tiêu chuẩn chất lượng
chiếm hơn 12%.
Nhóm thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm phisteroid và steroid mặc dù có tỉ lệ
thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng thấp (7,7%) song có hơn 15% thuốc có nguy cơ
không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên đây là nhóm thuốc có
độ ổn định chất lượng khá cao (84,6% thuốc nhóm này có c > 0,5).
Tỉ lệ không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nhóm thuốc tiêu hoá là 10%.
Tỉ lệ không đạt tiêu chuẩn chất lượng của các dạng khác là 8%, chủ yếu tập trung ở
các thuốc tim mạch, thuốc tác dụng lên hệ thần kinh, hệ máu, hormon, các thuốc tê,
mê ... Tỉ lệ thuốc có c > 0,5 của các dạng này rất cao (88%). Do phần lớn các thuốc
này có yêu cầu cao về chất lượng, được sản xuất bởi các nước có trình độ khoa học kỹ
thuật tiên tiến như Pháp, MỸ, Đức....
2.1.5.
Phân tích độ ổn định và hạn dùng của thuốc dựa trên sự chênh lệch giữa
hàm lượng hoạt chất kiểm nghiệm được và giới hạn dưới của chỉ tiêu hàm lượng (C)


Các thuốc không đạt chỉ tiêu hàm lượng (C < 0).

Mối quan hệ giữa thời hạn sử dụng và độ ổn định hàm lượng của thuốc được thể
hiện ở bảng số liệu sau :
Bảng 6: Giá trị X của các thuốc có c < 0.
STT

C (% )

X


1
2
3
4
5
6
7
8
9

-58,2
-23,0
-12,5
-10,0
-9,10
-4,70
-4,00
-3,16
-2,80

0,67
0,50
0,56
0,75
0,48
0,58
0,58
0,83
0,74

0,96

19


Nhân x é t:
Từ bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy hầu như các thuốc không đạt chất lượng
đều còn hơn 1/2 thời hạn sử dụng (X > 0,5). Thậm chí có thuốc hàm lượng kiểm
nghiệm được chỉ còn 31,8%
* Các thuốc có nguy cơ không đạt hàm lượng(0 < c < 0,5)
Bảng 7: Giá trị X của các thuốc có 0 < c < 0,5.
STT

C (% )

X

1

0

1

2

0

0,33

3


0

0,87

4

0

0,79

5

0

0,96

6

0

0,88

7

0,22

0,97

8


0,28

0,89

9

0,35

0,46

10

0,36

0,78

11

0,40

0,83

12

0,41

0,56

13


0,45

0,92

14

0,47

0,75

15

0,47

0,93

16

0,50

0,92

Nhân x é t:
-

Trong 16 thuốc có 0 < c < 0,5, chỉ có 2 thuốc đã lưu hành trên thị trường được

hơn 1/2 so với thời gian sử đụng(X< 0,5).


20


-

81,3% các thuốc trên (13.trên tổng số 16 thuốc ) còn hơn 3/4thời gian sử đụng

(X>0,75). Chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn các thuốc có hàm lượng hoạt chất rất thấp
(xấp xỉ giới hạn dưới) hoặc vi phạm tiêu chuẩn hàm lượng ngay từ khi mới xuất xưởng.
*

Xét sự phân bố giá trị X trong toàn bộ mẫu : Chúng tôi sử đụng giản đồ phân bố

Histogram để biểu diễn sự phân bố các giá trị X trong từng khoảng.

Bảng 8 : Giản đổ phân bố các giá trị X
Bin

Frequency

Cumulative %

0.19

1

0.71%

0.26


1

1.43%

Bin : Là cột ghi các

0.34

1

2.14%

Giá trị trung bình của

0.41

0

2.14%

Các giới hạn đầu ,cuối

0.48

4

5.00%

của từng khoảng


0.56

12

13.57%

0.63

7

18.57%

Frequency : Tần số, mô tả

0.71

10

25.71%

Số lần xuất hiện giá trị X

0.78

18

38.57%

Trong từng khoảng giá trị


0.85

25

56.43%

0.93

34

80.71%

Cumulative : Tần suất

> 0 ,9 3

27

100.00%

Tích luỹ

21


×